1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động của trí thức việt nam trong lĩnh vực báo chí (1930 1945)

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Của Trí Thức Việt Nam Trong Lĩnh Vực Báo Chí (1930 - 1945)
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà
Người hướng dẫn TS. Trương Thị Dương
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Lịch Sử Việt Nam
Thể loại thạc sĩ
Năm xuất bản 1930 - 1945
Thành phố Quy Nhơn
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Vì vậy, nghiên cứu về trí thức và báo chí cũng đã có nhiều công trình, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí một cách chuyên sâu, có hệ th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Trang 2

Tôi xin cam đoan đề án Thạc sĩ “Hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực báo chí (1930 - 1945)”, là công trình nghiên cứu

của tôi

Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề án này là trung thực

và chưa từng được công bố trong các công trình khoa học khác Việc tham khảo các nguồn tài liệu được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hà

Trang 3

Để hoàn thành đề án này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy/Cô Khoa: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo

cơ hội cho tôi được học tập, rèn luyện và tích lũy kiến thức, kỹ năng để thực hiện đề án

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn

TS Trương Thị Dương đã tận tình hướng dẫn, theo dõi và đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp tôi giải quyết được các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề án một cách tốt nhất

Với lòng kính trọng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo chủ nhiệm PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã giảng dạy, hướng dẫn, động viên em trong suốt quá trình học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn BGH Trường THPT Lương Thế Vinh

đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham gia học tập và công tác

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung đề án khó tránh những thiếu sót Tôi rất mong nhận sự góp ý từ quý Thầy/Cô, để tôi hoàn thiện hơn

Cuối c ng, tôi xin chúc quý Thầy/Cô luôn thật nhiều sức kh e và đạt được nhiều thành công trong công việc

Trân trọng!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp đề án 7

7 Kết cấu của đề án 7

Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA TRÍ THỨC (1930 - 1945) 9

1.1 Điều kiện khách quan 9

1.1.1 Chính sách khai thác bóc lột của chính quyền thực dân 9

1.1.2 Tác động của văn hóa - giáo dục phương Tây 14

1.2 Điều kiện chủ quan 16

1.2.1 Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng 16

1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 21

1.2.3 Đề cương văn hóa Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc ra đời 25

Tiểu kết chương 1 29

Chương 2 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ (1930 - 1945) 30

2.1 Hoạt động sáng lập báo, viết bài 30

2.2 Hoạt động xuất bản, phát hành báo 47

2.2.1 In báo thông qua sự hỗ trợ của các nhà tư sản 47

2.2.2 Bí mật in, viết báo để phát hành 49

Tiểu kết chương 2 56

Chương 3 NHẬN XÉT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ (1930 - 1945) 57

3.1 Đặc điểm 57

3.1.1 Báo chí là phương tiện để trí thức hoạt động cách mạng 57

3.1.2 Hoạt động báo chí của trí thức bị kiểm soát gắt gao, gặp nhiều khó khăn nhưng trí thức linh hoạt đối phó 61

Trang 5

chí, thể loại khác nhau 63 3.2 Đóng góp của trí thức đối với cách mạng Việt Nam thông qua hoạt động báo chí (1930 - 1945) 65 3.2.1 Trí thức tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam 65 3.2.2 Trí thức tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến, cổ động quần chúng đấu tranh tạo sức ép đối với chính quyền thực dân 67 3.2.3 Trí thức góp phần xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc 70 3.2.4 Trí thức tuyên truyền vận động nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền 73 Tiểu kết chương 3 76

KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ buổi đầu dựng nước và suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm của dân tộc Việt Nam Lực lượng trí thức luôn giữ một vai trò quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và độc đáo của dân tộc, góp phần làm rạng rỡ non sông đất nước Ở bất kì giai đoạn lịch sử nào, trong các chặng đường cách mạng của dân tộc, đội ngũ trí thức luôn yêu nước, gắn bó và đồng hành với dân tộc Đặc biệt, từ khi Đảng ra đời đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, đội ngũ trí thức yêu nước và tiến bộ, đã hoà mình vào phong trào đấu tranh yêu nước, chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp giành độc lập, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 và sự ra đời của nước

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Trong thời kỳ thuộc địa, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân Việt Nam, khiến mọi tầng lớp nhân dân đói khổ, lầm than Mặt khác, để phục vụ cho mục đích khai thác của mình, chúng tìm mọi cách giam hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, Pháp – Nhật còn d ng thủ đoạn mua chuộc, lừa bịp nhân dân để hòng lung lạc ý chí chiến đấu của họ Đối với văn hóa, chúng dùng chính sách nô dịch nhằm đồng hóa nhân dân ta Mọi phong trào yêu nước, cách mạng bị Pháp – Nhật đàn áp, khủng bố Nhân dân và những trí thức hoạt

động yêu nước bị bắt bớ, tra tấn, t đày, bị kiểm soát gắt gao

Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào mọi tầng lớp nhân dân nhất

là trí thức luôn gan dạ, kiên cường trong đấu tranh chống lại đế quốc, tay sai, cường quyền, áp bức, bóc lột Trí thức dưới chế độ thuộc địa bị coi khinh, đối xử bất bình đẳng, bị kìm hãm, nhưng với thế mạnh của mình, trí thức đã d ng hiểu biết cộng với tinh thần yêu nước quật cường có nhiều hoạt động nhằm biến ngòi bút thành vũ khí đấu tranh chống kẻ th ,

Trang 7

tiếp thu và truyền bá những tư tưởng văn minh tiến bộ, hướng dẫn cho quần chúng đấu tranh làm cách mạng Không chỉ vậy trí thức còn có nhiều hoạt động phong phú, hiện đại, tiêu biểu như hoạt động báo chí để góp phần xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, kết nối mọi tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc

Vì vậy, nghiên cứu về trí thức và báo chí cũng đã có nhiều công

trình, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí một cách chuyên sâu, có hệ thống, nên tôi chọn đề

tài: “Hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực báo chí (1930 – 1945)” làm đề án tốt nghiệp thạc sĩ với mục đích tìm hiểu sâu về hoạt

động báo chí của trí thức trong giai đoạn 1930 – 1945, qua đó chỉ ra

được đặc điểm hoạt động báo chí và đóng góp của trí thức đối với lịch sử

dân tộc

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong lịch sử dân tộc, trí thức Việt Nam đã có nhiều đóng góp, trong đó hoạt động báo chí được trí thức khai thác vào mục đích cách mạng được coi là phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu Nhất là trong giai đoạn từ khi Đảng ra đời có chủ trương thu hút trí thức làm văn hóa, làm cách mạng Vì vậy, nghiên cứu về báo chí và trí thức được nhiều tác giả quan tâm ở nhiều góc độ, thể loại khác nhau

Trước hết, phải kể đến các công trình nghiên cứu chuyên sâu về trí

thức, năm 1987, tác giả Vũ Khiêu với tác phẩm “Trí thức Việt Nam qua

các chặng đường lịch sử” ca ngợi công lao của trí thức Việt Nam nhất là

Hồ Chí Minh C ng tác giả, trong tác phẩm “Trí thức Việt Nam thời xưa”

cho biết mỗi thời kỳ lịch sử giữa các thế hệ trí thức tuy điều kiện hình thành khác nhau song phẩm chất đạo đức, tư duy và hành động của trí thức Việt Nam luôn gắn liền tới sự thịnh suy của đất nước Tuy nhiên, tác phẩm này mới chỉ đề cập đến những tấm gương và nét độc đáo riêng

Trang 8

của một số trí thức như một cuốn danh nhân lịch sử chi tiết từ thời nhà Lê

đến giữa thế kỷ XIX, mà chưa đề cập đến các trí thức giai đoạn tiếp nối

Tác giả Trần Đương xuất bản cuốn, Bác Hồ với nhân sĩ trí thức

(2005), nhấn mạnh đến tài năng, nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh

nhằm tập hợp đội ngũ trí thức cống hiến trí tuệ cho sự nghiệp cách mạng

- một trong những nhân tố làm lên thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước

Công trình, Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925

– 2010), do PGS.TS Đào Duy Quát - GS.TS Đỗ Quang Hưng –

PGS.TS Vũ Duy Thông chủ biên, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà Nội,

2010 được coi là công trình nghiên cứu nhiều năm, công phu Công trình này tập trung nghiên cứu về báo chí Việt Nam một cách rộng rãi từ năm

1925 đến năm 2010 Vì quy mô lớn nên công trình chưa có đi sâu vào tìm hiểu về hoạt động, vai trò của trí thức như thế nào để cho ra đời báo chí, vai trò của trí thức đối với báo chí

Tác giả Đỗ Quang Hưng với công trình, Lịch sử báo chí Việt Nam

1865 – 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2018 Cho bạn đọc thấy

được cái nhìn xuyên suốt về báo chí Việt Nam các giai đoạn, điều kiện ra đời, các dòng báo, các khuynh hướng báo chí, mối quan hệ của sự phát triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp

Nghiên cứu xuyên suốt và có cái nhìn tổng thể về trí thức Việt

Nam có, Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc, của GS.TS

Nguyễn Văn Khánh, xuất bản năm 2020 Trình bày khái niệm và một số quan điểm chung về trí thức Những biến đổi trong tầng lớp trí thức dân tộc dưới tác động của chính sách giáo dục Pháp Công trình của tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về trí thức, sự hình thành phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam và những đóng góp của trí thức trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,… Tuy nhiên, với phạm vi rộng

Trang 9

nên hoạt động báo chí của trí thức mới được tác giả dành một mục nh

để trình bày

Tác phẩm Trần Đăng Suyên, Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Văn học

Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Đại

học sư phạm có nêu lên nhiều tác phẩm của các trí thức điển hình như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao Trong đó một số tác phẩm của họ cũng được báo chí giai đoạn 1930 -1945 giới thiệu

Gần đây nhất có công trình, Ba thế hệ trí thức người Việt (1862

-1954), xuất bản năm 2020 với nội dung là các bài giảng của Trịnh Văn

Thảo tại trường Quốc tế về Triết học (Đại học KHXH & NV Hà Nội biên dịch) Công trình cho thấy mẫu số chung của trí thức Việt Nam d xuất thân khác nhau, thành phần khác nhau nhưng đều giống nhau là có truyền thống yêu nước Tinh thần yêu nước đó được thể hiện ở nhiều hoạt động song hoạt động báo chí chưa được nhắc đến

Ở góc độ luận án có, Báo chí các cấp của Đảng bộ Trung Kỳ

trong những năm 1930 – 1945 Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung,

Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012 Công trình nghiên cứu khái quát hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Trung ương Đảng ảnh hưởng tới phương thức tổ chức, hoạt động của báo chí Hệ thống các tư liệu, tái hiện lịch sử

ra đời, phát triển báo chí các cấp của Đảng bộ Trung kỳ Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhận xét đánh giá về tác dụng, hạn chế của báo chí đối với phong trào cách mạng tại địa phương Rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử qua thực tiễn hoạt động báo chí những năm 1930 - 1945

Ở góc độ giáo trình có: Trần Huy Liệu (1957), Lịch sử 80 năm

chống Pháp, Nxb Văn, Sử, Địa, Hà Nội Nguyễn Khánh Toàn (2004), Lịch sử Việt Nam, tập II , Nxb Khoa học xã hội Trương Hữu Quýnh

(chủ biên) (2004), Lịch sử Việt Nam toàn tập, Nxb Giáo dục,… Những

Trang 10

giáo trình trên viết nhiều về phong trào giải phóng dân tộc từ khi Pháp đặt chân đến xâm lược cho đến khi nước ta giành được độc lập, trong đó trí thức là đội ngũ có vai trò to lớn trong các phong trào dân sinh dân chủ, sáng tác văn học và viết báo, biến ngòi bút thành vũ khí đấu tranh chống thực dân và tay sai

Ở góc độ bài viết có Nguyễn Thị Thanh Thủy với bài: Đặc điểm

của trí thức Tây học ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, đăng trên tạp chí ĐH

KHXH & NV, số 28 - 2012 Bài viết tập trung chỉ ra đặc điểm của trí thức Tân học, trong đó họ có nhiều hình thức hoạt động phong phú, báo chí là một trong những hoạt động mới so với trí thức Nho học

Việt Nam một lịch sử chuyển giao văn hóa – Hoài Hương Aubert –

Nguyên Mechiel Aspagne đã khẳng định những cuộc chuyển giao văn hóa dẫn đến sự hình thành tầng lớp trí thức mới

Như vậy, những tài liệu trên nghiên cứu về trí thức cơ bản là những nét chung về trí thức, hoặc chỉ nghiên cứu về các loại hình báo chí, chưa có công trình chuyên sâu nghiên cứu sâu và toàn diện hoạt động của trí thức Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 trên lĩnh vực báo chí Tuy nhiên, những công trình đã công bố là nguồn tài liệu quý để tôi tham khảo và định hướng nghiên cứu cho đề án của mình

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động báo chí của trí thức Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Trang 11

Về không gian: ở Việt Nam

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ:

- Làm rõ một cách có hệ thống hoạt động của trí thức Việt Nam trong lĩnh vực báo chí, tập trung vào việc sáng lập báo, viết bài, in bài và phát hành báo chí cách mạng ở trong nước giai đoạn 1930 - 1945

- Đề tài nhằm chỉ ra được đặc điểm hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí và đóng góp của trí thức thông qua hoạt động báo chí đối với dân tộc giai đoạn 1930 -1945

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ được điều kiện lịch sử tác động đến hoạt động báo chí của trí thức Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

- Làm rõ hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí như sáng lập báo, in báo, viết báo trong và ngoài nhà t ở Việt Nam mà chủ yếu là báo chí cách mạng

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tài liệu nghiên cứu

Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau:

- Các văn bản của Đảng, nhà nước liên quan đến báo chí, hoạt động báo chí của trí thức

- Tài liệu là sách, báo, luận án, công trình nghiên cứu đã công bố

về trí thức Việt Nam, hoạt động của trí thức trong lĩnh vực báo chí

- Tài liệu Internet, báo điện tử viết về trí thức và hoạt động báo chí của họ

Trang 12

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách Nhà nước về lực lượng trí thức và văn hóa; phương pháp luận duy vật lịch sử

Để hoàn thành đề án tôi sử dụng pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn kết hợp một số phương pháp tổng hợp, phân tích, đối chiếu, so sánh để giải quyết nhiệm vụ, mục tiêu của đề tài

6 Đóng góp đề án

Đề án hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:

- Tổng hợp những tư liệu nghiên cứu có giá trị về hoạt động của trí thức nói chung và trong lĩnh vực báo chí giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng

- Làm sáng t hoạt động sáng lập, viết bài, in báo, phát hành báo

- Rút ra được đặc điểm hoạt động báo chí và đóng góp của trí thức trong lĩnh vực báo chí giai đoạn 1930 - 1945 đối với dân tộc

- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy chuyên đề về Trí thức Việt Nam trong lịch sử, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, ở trường Đại học, Cao đẳng, và góp phần giáo dục lòng yêu nước, ý chí cách mạng, truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất, ý thức bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc

Trang 13

Chương 3: Nhận xét về hoạt động của trí thức Việt Nam trong

lĩnh vực báo chí (1930 - 1945) (20 trang)

Trang 14

Chương 1

NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN

HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ CỦA TRÍ THỨC (1930 - 1945)

1.1 Điều kiện khách quan

1.1.1 Chính sách khai thác bóc lột của chính quyền thực dân

Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp căn bản đã hoàn thành công cuộc bình định nước ta về quân sự Để phục vụ cho công cuộc khai thác, thực dân Pháp đã dựng lên chính quyền thực dân ở Đông Dương với âm mưu “chia để trị” Việt Nam bị chia cắt làm 3 xứ: xứ Nam Kỳ là xứ thuộc địa, xứ Trung Kỳ bảo hộ, xứ Bắc Kỳ nửa bảo hộ Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp ra sức khai thác thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và khai thác thị trường tiêu thụ

Đầu năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Pôn Đume (Paul Doumer) gửi cho Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp dự án chương trình hoạt động: Tổ chức một chính phủ chung cho toàn Đông Dương và tổ chức

bộ máy cai trị hành chính riêng cho từng “xứ” thuộc Liên bang Sửa đổi lại chế độ tài chính, thiết lập một hệ thống thuế khóa mới sao cho ph hợp với ngân sách, nhưng phải dựa trên cơ sở xã hội cụ thể và phải chú ý khai thác những phong tục, tập quán của dân Đông Dương Về cơ sở hạ tầng, trong chương trình khai thác thuộc địa Pôn Đume (Paul Doumer)

nêu rõ: “Nhanh chóng xây dựng cho Đông Dương một thiết bị kinh tế to

lớn, một hệ thống đường sắt, đường giao thông, sông đào, bến cảng, những cơ sở cần thiết cho việc khai thác xứ Đông Dương, đồng thời ra sức đẩy mạnh sản xuất và thương mại của thuộc địa bằng việc phát triển công cuộc thực dân của người Pháp và lao động của người bản xứ”,

[76, tr.312]

Việt Nam là nước có các nguồn tài nguyên phong phú tư bản nước

Trang 15

ngoài được đầu tư vào Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, chủ yếu là của Pháp Nguồn ngân sách tài chính được thu từ các loại thuế Pháp duy trì và tăng mọi thứ thuế cũ có từ thời phong kiến như thuế thân, thuế đinh, thuế ruộng, Ngoài thuế trực thu, thuế gián thu có rất nhiều loại do thực dân Pháp t y tiện đặt ra, đặc biệt là ba loại thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện Vốn nhà nước Pháp cho ngân quỹ Đông Dương vay, một phần được sử dụng vào việc xây dựng giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng

để phát triển kinh tế ở Đông Dương

Ngay sau khi thực dân Pháp chiếm được Sài Gòn, một trong những biện pháp đầu tiên chúng thi hành là b lệ cấm xuất cảng gạo ở Nam Kỳ mà trước đây Triều đình Huế ban hành, gắn thị trường lúa gạo, mặt hàng quan trọng nhất của Nam Kỳ, sau đó là toàn bộ thị trường Nam

Kỳ với thị trường thế giới Thực dân Pháp đã bóc lột nhân dân Việt Nam thậm tệ để tạo ra một nguồn tăng trưởng vốn tích lũy nhanh chóng Một

số người đã vươn lên thành nhà tư bản lớn

Trong nông nghiệp, chúng ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người

nông dân: “Từ khi nổ súng xâm lược Việt Nam đến năm 1912 chúng đã

chiếm đoạt gần 47 vạn hecta ruộng đất của nhân dân để lập đồn điền Mười năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số ruộng đất của nhân dân

ta bị chúng chiếm đoạt thêm là: 77,5 vạn hecta, riêng Trung Kỳ là 168.400 hecta” [100,tr.11] Với số lượng ruộng đất chiếm được, thực

dân Pháp lập đồn điền, trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như: cao su, cà phê, bông gòn, chè,… chúng thực hiện phương thức canh tác

cổ điển “phát canh thu tô”, những người nông dân bị chiếm đoạt hết ruộng đất buộc trở thành người làm thuê cho chúng, hoặc trở thành công nhân trong các đồn điền

Những người đi làm thuê ở đây đa số là tầng lớp cố nông Họ thường chỉ có việc làm 2 tháng trong năm, vào 2 m a vụ: tháng 5 và

Trang 16

tháng 10 Trong những ngày m a: “Một người thợ gặt, đi gặt từ 3h sáng

đến tận 12 giờ trưa nghỉ một lúc, đủ thời gian nuốt trôi một miếng cơm, rồi lại làm đến nhá nhem tối Lúa gánh về nhà nghỉ ăn cơm, rồi lại quay

ra đập hoặc kéo cho đến chín mười giờ đêm Tính trung bình ngày mùa một người thợ gặt phải làm việc tới 15 – 16 tiếng đồng hồ, tiền công chỉ được 0đ10, 0đ12” [100,tr.19].

Về công thương nghiệp, sản xuất ở thuộc địa chỉ được giới hạn trong việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những vật phẩm gì

mà ở nước Pháp không có Ngành m , được tư bản Pháp quan tâm và chú trọng vì ngành này nhanh chóng thu được nhiều lợi nhuận, sau công nghiệp khai thác than và khoáng sản là các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến khác như xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến nông lâm sản, xay xát gạo, chế biến rượu, Phương thức hoạt động của

tư bản thực dân Pháp ở Việt Nam là tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt,

sử dụng đến mức tối đa lao động thủ công, lao động cơ giới, kết hợp bóc lột tư bản chủ nghĩa với bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa

Để đạt được mục đích lợi nhuận về kinh tế, ngoài xây dựng hệ thống chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về văn hóa để dễ bề cai trị, thực dân Pháp đã t y từng thời

kỳ, từng giai đoạn mà đặt ra những chương trình cụ thể về văn hóa, giáo dục Về văn hóa, Pháp duy trì, dung dưỡng nếp sống hủ lậu trong cưới xin, ma chay Khuyến khích các thói hư tật xấu, phổ biến lối sống ăn chơi trụy lạc Xuyên tạc về nguồn gốc dân tộc Phá hủy các công trình kiến trúc, văn hóa Làm sỉ nhục người dân bản xứ, gây tâm lý sợ Pháp, phục Pháp Về giáo dục triệt để hạn chế người Việt Nam được học tập, nếu có thì đào tạo ra trí thức nửa m a Trong báo cáo của Thống sứ Bắc

kỳ gửi Toàn quyền Đông Dương ngày 1/3/1899 có ghi: “Kinh nghiệm

của các dân tộc châu Âu khác đã chỉ ra rằng việc truyền bá một nền học

Trang 17

vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột” Hay Toàn quyền Đông

Dương Albert Sarraut đã công khai thừa nhận ngăn cấm việc học sinh ra nước ngoài học tập, chỉ có một số ít học sinh con địa chủ, tư sản tuyệt đối trung thành với Pháp mới được đi nước ngoài học tập nhưng bị quản

lý chặt chẽ Thực dân Pháp lo lắng học sinh Việt Nam khi ra nước ngoài

sẽ tiếp thu tư tưởng tiến bộ của thế giới chống lại chính quyền thực dân:

“Để cho lớp thượng lưu trí thức được đào tạo ở nước ngoài thoát khỏi vòng kiểm tỏa của chúng ta, chịu ảnh hưởng văn hóa chính trị của nước khác, thì thật là một điều nguy hiểm vô cùng Những người trí thức ở đó trở về nước sẽ đua hết tài năng của họ để tuyên truyền vận động chống lại chúng ta là những người bảo hộ đã ngăn cấm không cho họ học tập”

[83,tr.76]

Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp nhược trước sức mạnh của văn minh đại Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc

Có thể nói bản chất của chính sách văn hóa Pháp ở Việt Nam là loại chính sách cưỡng bức đồng hóa, nhằm đưa văn hóa Việt Nam lệ

thuộc sâu sắc vào văn hóa Pháp “Việc truyền bá văn minh Pháp là mục

đích đã được xác nhận, còn trong thâm tâm thì nó có ý nghĩa là sẽ thay thế cho nền văn hóa hiện có” [56,tr.167]

Để đạt được mục đích của mình thực dân Pháp sử dụng báo chí làm cơ quan ngôn luận, tuyên truyền cho chính sách cai trị của chúng

Nhiều tờ báo đã được thực dân Pháp cấp giấy phép như tờ Nam Trung

Nhật Báo, Đại Việt Quan Báo, Đăng Cổ Tùng Báo, Đông Dương tạp chí,

qua đó làm “cầu nối” văn minh Đông – Tây

Rõ ràng ngu dân về mặt giáo dục, đầu độc về mặt văn hóa là một

Trang 18

trong những biện pháp cai trị của bọn thực dân Hậu quả hơn 90 % dân

số nước ta bị thất học Vai trò của báo chí thực dân trong việc củng cố bộ

máy thống trị như lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Rượu cồn và

thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [44,tr.28]

Trên thực tế, không ít tờ báo của Pháp bị những người Việt Nam biến nó thành nơi truyền bá văn minh Đông Tây vào Việt Nam Đồng thời, sự xuất hiện và phổ biến chữ Quốc ngữ đã trở thành cỗ xe chở những luồng tư tưởng mới để sau đó trở thành vũ khí đấu tranh của dân tộc Việt Nam chống thực dân và phong kiến

Để chống lại văn hóa nô dịch của thực dân, tiếp thu văn hóa tiến

bộ của nhân loại, tuyên truyền lý luận mới, giúp cho các giai cấp hiểu rõ

về bản chất của kẻ th , phương hướng của cách mạng Trí thức là lực lượng đi tiên phong, làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền mà cơ bản

là hoạt động của trí thức Tân học sử dụng phương tiện báo chí để lên án

tố cáo thực dân và tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, mặt trận và xây dựng nền văn hóa cho d thực dân rất lo ngại, ra sức cấm cản Trước thập niên 20, hoạt động báo chí còn rất ít, điển hình có tờ

Thực Nghiệp Dân Báo, Khai Hóa Nhật Báo của tư sản, thì sau năm 1930

trí thức càng càng có điều kiện hoạt động báo chí, đặc biệt là báo chí cách mạng

Cũng vì những hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân mà nhiều trí thức và chiến sĩ cách mạng của Việt Nam bị bắt bớ, t đày Tuy nhiên, thực dân Pháp không thể ngờ được, trong ngục t đen tối những trí thức bị giam cầm trong nhà t đã đoàn kết đấu tranh tạo thành sức mạnh to lớn, hòa nhịp với phong trào bên ngoài ngăn chặn phần nào

sự tra tấn của kẻ th , biến địa ngục trần gian thành trường học, nơi rèn

Trang 19

luyện ý chí cách mạng và tri thức cách mạng Thậm chí có những đồng chí trong nhà t thực dân, bị tra tấn dã man hay chuẩn bị đón cái án tử hình vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối c ng như đồng chí Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ Họ còn sáng lập ra được nhiều tờ báo để truyền bá lý luận và cung cấp thông tin cho anh em t nhân Điều kiện khắc nghiệt này cũng chứng t được sự sáng tạo và gian nan vượt khó, ý chí đấu tranh bằng ngòi bút của trí thức Việt Nam đúng như tinh thần lạc quan

của người cách mạng “thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao, muốn

lên sự nghiệp lớn, tinh thần phải càng cao” [51,tr.84]

1.1.2 Tác động của văn hóa - giáo dục phương Tây

Từ cuối thế kỷ XIX, để phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa của Pháp, bên cạnh các chính sách về kinh tế, chính trị, thực dân Pháp từng bước xây dựng và phát triển nền giáo dục Pháp – Việt ở Việt Nam do vậy đội ngũ trí thức cũng không ngừng chuyển biến, ngoài đội ngũ trí thức Nho học, xuất hiện thêm trí thức Tân học

Sự ra đời của trí thức Tân học gắn liền với quá trình xâm lược và thống trị của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam Trước chính sách khai thác bóc lột của thực dân họ đã tận dụng những điều kiện thuận lợi đón nhận những tiến bộ của văn minh phương Tây trong đó hoạt động báo chí, chữ Quốc ngữ là một trong những phương tiện hữu hiệu để tiếp nhận và truyền tải văn minh phương Tây

Đến đầu thế kỷ XX, trí thức đã trở thành một lực lượng xã hội đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam nhất là trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng Ngoài những trí thức Nho học cấp tiến xuất hiện thêm trí thức Tân học am hiểu sâu sắc về văn minh phương Tây Họ học tập phương Tây về cách làm báo, cách viết bài,… làm một cuộc cách mạng văn hóa vĩ đại tiêu biểu như Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Ái Quốc,

Võ Nguyên Giáp, Nguyễn An Ninh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, …

Trang 20

sáng lập và viết rất nhiều báo chí, kêu gọi nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước và đấu tranh của dân tộc

Kể cả những trí thức d đào tạo trong nhà trường của Pháp, hay cũng từng làm việc trong môi trường của Pháp chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Pháp nhưng trên nền tảng văn hóa yêu nước, tinh thần đấu tranh của dân tộc, họ đã không ngừng tận dụng mọi điều kiện hoạt động như viết báo, sáng tác thơ, văn, nhạc truyền bá tư tưởng mới tiến bộ vào trong quần chúng Họ mang những hiểu biết của mình vào đóng góp cho

sự nghiệp giải phóng dân tộc gắn liền với tên tuổi của các trí thức như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Dương Đức Hiền, Trường Chinh, thậm chí sau này nhiều người trưởng thành từ nền giáo dục mới đã trở thành cán bộ cốt cán của cách mạng Việt Nam và những nhà báo sau cách mạng

Những điều kiện ra đời cho hoạt động báo chí ở Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở Nam Kỳ Pháp đã ra sức truyền bá chữ Quốc ngữ cho xuất bản nhiều tờ báo bằng loại văn tự này để dễ dàng phổ biến văn hóa phương Tây

Thế hệ làm báo đầu tiên ở Việt Nam đều là những người Công giáo Bên cạnh đó, các phương tiện kỹ thuật in ấn hiện đại, nhà in, thợ in

gi i,… đều được Pháp đưa sang Việt Nam, phục vụ đắc lực cho quá trình xuất bản báo chí tại Nam Kỳ Đồng thời, với đặc tính văn hóa cởi

mở, dễ tiếp thu cái mới của con người Nam Bộ, một cộng đồng độc giả

dễ dàng được hình thành, giúp đời sống báo chí ngày càng mở rộng và phát triển hơn

Gia Định báo (1865 – 1910), tờ báo Quốc ngữ đầu tiên cũng là bệ phóng cho thế hệ làm báo đầu tiên ở nước ta do Trương Vĩnh Ký làm chủ bút Các trí thức đã phổ biến chữ Quốc ngữ thông qua tờ báo này

Bộ phận trí thức hoạt động trong lĩnh vực báo chí thời gian 1919 –

Trang 21

1924, có nhiều điểm mới đáng chú ý, báo kinh tế có xu hướng phát triển theo con đường chủ nghĩa của giai cấp tư sản dân tộc, có tờ kinh tế kết hợp chặt chẽ với tính chất chính trị, xuất hiện thể loại mới về văn hóa, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao mà trước kia chưa có

Đội ngũ trí thức mới giai đoạn này không cực đoan đi đến phủ nhận sạch văn minh phương Tây mà tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây để cải biến tích cực cho nền văn hóa Việt Nam Họ d ng báo chí phục vụ cho công cuộc giải phóng dân tộc, truyền bá chữ Quốc ngữ

và tiếp tục thực hiện khai dân trí nối tiếp phong trào yêu nước trước đó

Riêng hoạt động tuyền truyền, các trí thức giai đoạn này có nhiều hình thức đa dạng, nổi bật là khai thác phương tiện báo chí - phương pháp truyền tải thông tin hiện đại để truyền tải văn minh tiến bộ vào Việt Nam Bất chấp sự ngăn cấm của thực dân, nhiều tờ báo do các trí thức sáng lập, chấp bút, mang phong cách giản dị, súc tích, dễ hiểu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng đứng lên tự giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp Cũng qua đây mở rộng chân trời tri thức cho nhân dân

1.2 Điều kiện chủ quan

1.2.1 Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng

Báo chí xuất hiện ở nước ta từ giữa thế kỷ XIX, nhưng chưa có tính cách mạng bởi không đại diện, không phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân

Tuy nhiên từ sau thập niên 20, do ảnh hưởng tích cực văn hóa phương Tây ngoài ý muốn của Pháp thì hoạt động báo chí nở rộ, nhất là báo chí cách mạng Hoạt động báo chí của trí thức Việt Nam xuất hiện khá sớm nhưng trí thức hoạt động báo chí cách mạng nhằm phục vụ cho mục tiêu giải phóng dân tộc được bắt đầu từ sau khi Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc

Trang 22

Hoạt động báo chí của trí thức bước sang trang mới – dòng báo chí phục vụ cho truyền bá tư tưởng mới, hướng dẫn phong trào của quần chúng xuất hiện gắn với tên tuổi Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Khánh Toàn,… Từ năm 1922, khi Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra

tờ báo Người cùng khổ Ngoài những bài viết, Nguyễn Ái Quốc còn là

tác giả của nhiều tranh minh họa, châm biếm, với nét vẽ phóng khoáng,

đơn giản nhưng cực kỳ sắc bén, ý nghĩa và hiệu quả Tờ La Cloche Fêlée

(Tiếng chuông rè) (số đầu tiên ra ngày 10-12-1923 do Nguyễn An Ninh

sáng lập với mục tiêu tấn công vào chính sách của chế độ thuộc địa nên

bị nhà cầm quyền tìm mọi cách để đình bản

Tờ báo cách mạng đầu tiên - tờ Thanh Niên ra số 1 ngày

21-6-1925, bút viết tay bằng bút thép trên giấy sáp in mỗi kỳ trên 100 bản tại

cơ sở bí mật ở 13 đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc, trở thành

cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - tổ chức yêu nước của trí thức tiểu tư sản

Báo xuất bản thời gian đầu một tuần một kỳ, về sau do có khó khăn về điều kiện in nên số sau cách số trước có khi 3 tuần, 5 tuần Tờ báo là cầu nối ánh sáng tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc với dân tộc, góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng đất nước

Báo Thanh Niên ra đời đã giữ một vai trò lịch sử quan trọng, mở

đầu cho việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Tờ Thanh Niên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng

Việt Nam được bí mật chuyển về nước đã có sức thu hút và lan t a rộng

rãi với độc giả “…Cần phải nói ngay rằng, tờ báo của Nguyễn Ái Quốc

được tất cả các đảng viên ở nước ngoài, ở trong nước và đông đảo người cảm tình đọc, những người đọc này chẳng những tự mình đọc báo Thanh Niên mà còn chép đi chép lại nhiều lần để cho người khác đọc” [78]

Trang 23

Đặc biệt Báo Thanh Niên là tờ báo được biên tập bằng chữ Quốc

ngữ in ở Quảng Châu - Trung Quốc, được bí mật chuyển về nước và các

cơ sở Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, Pháp, trở thành cơ quan ngôn luận đắc lực giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh cho nhân dân Việt Nam Ngoài vai trò chính là Nguyễn Ái Quốc còn có sự chắp bút của đội ngũ trí thức làm báo đầu tiên Lê Hồng Sơn, Hồ T ng Mậu, Trương Văn Lĩnh,… Họ đã đưa nền tảng tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới Đội ngũ trí thức không chỉ sáng lập ra báo mà còn

là chủ bút, kiêm thư ký, kiêm bán báo, phát báo, trở thành hiện tượng

độc đáo trong làng báo Việt Nam Báo Thanh Niên ra đời đã giữ một vai

trò lịch sử quan trọng, mở đầu cho việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê nin, được thanh niên yêu nước tích cực đón đọc

Trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Thuộc địa Pháp có viết về Nguyễn Ái

Quốc - người sáng lập báo như sau: “Hà Nội, ngày 27/2/1925/ Tuyệt

mật/ Sở cảnh sát Hà Nội nhận được nhiều tin tức nói rằng có một người

An Nam vừa từ Châu Âu đến Quảng Châu Người này bắt liên lạc với bọn cách mạng Người này sống với bọn Cộng sản Nga và lấy tên là Lý Thuỵ Y rất am hiểu hoạt động của những tên cách mạng An Nam ở Châu Âu cũng như phương pháp cách mạng Nga… Là một tên có nghị lực, Lý Thuỵ đã thiết lập một hội yêu nước mới và đào tạo bọn Cộng sản trong khuôn khổ hội này như một số tên di cư sang Hoa Nam Chúng vừa

in những truyền đơn bằng chữ Trung Quốc kêu gọi tham gia hội, một số truyền đơn đã vào Đông Dương” [17]

Báo Thanh Niên ra hàng tuần đến tháng 4-1927, tổng cộng được

88 số Nguyễn Ái Quốc viết nhiều tin, bài, làm thơ, vẽ tranh châm biếm

cho báo Ngày Báo Thanh Niên ra số đầu ngày 21-6 đã trở thành ngày

Báo chí cách mạng Việt Nam

Trang 24

Ngoài ra, có tờ Công nông, Lính cách mệnh, đã khơi sâu lòng căm

th quân cướp nước để cổ vũ nhân dân nổi dậy làm cách mạng, học tập kinh nghiệm lịch sử để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối

c ng Đến năm 1929, ba tổ chức Cộng sản ra đời, ngày 01-10-1929, báo

Búa Liềm, cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng Cộng sản Đông

Dương ra số l, do Trịnh Đình Cửu, Uỷ viên Trung ương lâm thời phụ trách Báo in bằng giấy sáp, chữ viết tay, mỗi số 50 bản Số cuối c ng, số

9, ngày 5-2-1930

Là người khởi xướng đặt nền móng cho hoạt động báo chí cách mạng của trí thức Việt Nam Ngoài trực tiếp là người sáng lập, viết bài cho báo chí Nguyễn Ái Quốc thông qua những lớp học ngắn ngày và trường học cách mạng đào tạo ra lớp trí thức làm báo chí đầu tiên như Lê Hồng Sơn, Hồ T ng Mậu, Lê Duy Điếm, Từ đó, mỗi trí thức cầm bút học cách làm báo của Người để bài viết đạt được mục đích cao nhất, mà trước hết người làm cách mạng nói chung và làm báo cách mạng nói riêng phải có đạo đức cách mạng

Theo Người tiêu chuẩn đạo đức của nhà báo, là phương tiện điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của nhà báo, mà phạm tr pháp luật không điều chỉnh được Bởi, đạo đức báo chí không chỉ nằm trong phạm vi điều chỉnh thuộc các quy định của luật báo chí hiện hành, mà còn là ý thức, trách nhiệm và phương châm hành nghề của tất cả những người làm báo cách mạng

Sinh thời, Hồ Chí Minh dạy, “ Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của

mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hoá; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động, ” [85,tr.23]

Người cho rằng với người làm báo thì cây bút, trang viết là vũ

Trang 25

khí sắc bén, đòi h i các nhà báo là phải có phẩm chất chính trị vững vàng và theo đó phải có đạo đức tốt đẹp và trong sáng Bản thân Nguyễn Ái Quốc khi với tư cách là một nhà báo cách mạng đã tự trau dồi đạo đức, phong cách của người chiến sĩ trên mặt trận báo chí và chính Người đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam

Người làm báo cách mạng tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Người làm báo phải có lập trường kiên định, luôn gắn bó với cán bộ, chiến sỹ, nhân dân; thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để có đủ năng lực, kinh nghiệm làm việc một cách tốt nhất, hiệu quả nhất

Hoạt động báo chí là hoạt động chính trị - xã hội, nên nhiệm vụ của báo chí là phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nhà báo phải là chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận Do đó, lập trường chính trị vững chắc là tiêu chuẩn và là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi người làm báo

Bác yêu cầu người làm báo “phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư

tưởng, đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản ” [ 47,tr.523]

“Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng

Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, cũng là nhiệm vụ của báo chí ta” [49,tr.613]

Bên cạnh đó, Người khẳng định báo chí là một bộ phận cấu thành văn hóa, vừa là làm báo cách mạng gắn bó với cán bộ, chiến sỹ, quần chúng nhân dân, sáng tạo các tác phẩm báo chí thiết thực, giữ bản sắc văn hoá, phục vụ quần chúng, cán bộ, chiến sĩ

Nguyễn Ái Quốc coi báo chí là phương tiện xây dựng, truyền bá văn hoá; vừa là đội quân tiên phong trong công tác tư tưởng - văn hóa Ít

Trang 26

nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo nước ngoài mà học kinh nghiệm của người ta; khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận; tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người xem và h i họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho

dễ hiểu Báo chí cách mạng không phải để cho một số ít người xem, mà

để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên báo chí phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu

Với tư tưởng trên, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành khuôn mẫu cho đội ngũ trí thức Việt Nam làm báo cách mạng trong mọi hoàn cảnh hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng người dân lao động

và xây dựng một nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Có thể nói, giai đoạn 1925 – 1930, một dòng báo chí mới xuất hiện trong lịch sử báo chí nước ta - báo cách mạng, xuất bản bí mật không hợp pháp Đội ngũ trí thức không chỉ sáng lập ra báo mà còn là chủ bút, kiêm thư ký, kiêm bán báo, phát báo, trở thành hiện tượng độc đáo trong làng báo Việt Nam Sự xuất hiện của báo chí cách mạng do Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng, viết bài trước năm 1930 tuy không nhiều nhưng đóng vai trò tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2.2 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Căn cứ vào tình hình chung và cụ thể của Việt Nam, từ ngày 01-1930 đến ngày 07-02-1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng tại Cửu Long - Hương Cảng - Trung Quốc Trong “Chính cương vắn tắt” và “Sách lược vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, công bố tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, nêu

06-rõ nhiệm vụ của Đảng là phải ra sức liên hệ và thu phục giới trí thức Người cho rằng, cách mạng muốn thành công phải xây xựng được lực

Trang 27

lượng cách mạng đông đảo Do vậy, “phải lôi cuốn tiểu tư sản, trí thức

và trung nông về phía giai cấp vô sản” [45,tr.4]

Chủ trương đó của Đảng đã khẳng định lực lượng trí thức là lực lượng quan trọng không thể thiếu của cách mạng Việt Nam, đó vừa là sách lược và cũng là vấn đề chiến lược Sự coi trọng trí thức của Đảng đã tạo điều kiện cho trí thức Việt Nam tham gia hoạt động của mình vào sự nghiệp cách mạng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với chiến lược quy tụ mọi lực lượng làm cách mạng, lực lượng của cách mạng càng đông kẻ th càng bị cô lập Tuy nhiên, không phải lúc nào Đảng ta cũng có cái nhìn đúng tầm quan trọng của trí thức, cụ thể như trong phong trào 1930 – 1931, trong thực tế cách mạng mới hình thành khối liên minh công nông, vai trò của trí thức chưa được phát huy thậm chí có nơi còn sai lầm khi xứ ủy Trung

Kỳ có khẩu hiệu: “Trí, phú địa hào Đào tận gốc, trốc tận rễ” Trong Luận cương tháng 10 – 1930, cho rằng trí thức chỉ hăng hái tham gia cách mạng lúc đầu

Những hạn chế trên, được Đảng đã nhanh chóng điều chỉnh, càng

về sau vai trò của trí thức được nhìn nhận, đánh giá đúng hơn, giai đoạn

1936 – 1939, ngoài lực lượng chính là công nông, Đảng đã linh hoạt trong đường lối, tạo điều kiện cho trí thức tham gia đông đảo vào các hoạt động mà trí thức chính là những người chủ chốt, như phong trào Đông Dương Đại hội, đấu tranh trên nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng Đặc biệt, là hoạt động sáng lập, viết báo sôi nổi chưa từng có trước đó Cho d vấp phải sự cản trở của chính quyền thực dân, hoạt động báo chí của trí thức giai đoạn này càng như bị kìm nén có dịp

b ng lên với nhiều thể loại báo tiếng Pháp, báo tiếng Việt, báo của Đảng, báo của nhiều tổ chức với các tên gọi khác nhau Nhưng đa số qua nội dung báo chí trí thức đều lên tiếng bênh vực người dân, kêu gọi nhân dân

Trang 28

đứng lên đòi những quyền lợi trước mắt Trước những đấu tranh bằng ngòi bút của trí thức giai đoạn này đã khiến chính quyền thực dân phải nhân nhượng nhiều quyền lợi cho quần chúng nhân dân

Sự ra đời của Đảng vừa là điều kiện thuận lợi cho trí thức có cơ hội cống hiến cho cách mạng nhưng cũng đặt người trí thức vào sự chỉ đạo của quan điểm mới, cách nhìn mới đứng trên lập trường giai cấp công nhân trước khi đặt bút làm báo

Đầu năm 1930, Đảng cũng thông qua Nghị quyết về báo chí

1 “B những tờ báo do Đông Dương Đảng Cộng sản và An Nam Đảng Cộng sản xuất bản trước đây

2 Ban Trung ương có thể xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền

3 B những tờ báo của các Hội quần chúng do Đảng chỉ đạo

4 Duy trì tất cả những tờ báo do quần chúng chủ trương”

[29,tr.12-13]

Về tổ chức báo chí, do Đảng thống nhất, nên báo chí của hệ thống các tổ chức Cộng sản trước đây đều ngừng xuất bản, để theo một sự thống nhất của Đảng Cộng sản như quan điểm của Hồ Chí Minh Tư tưởng chính trị của báo chí theo đường lối chính sách của Đảng hướng vào vấn đề dân tộc và dân chủ, yêu cầu đầu tiên đối với người làm báo là

phải vững vàng về phẩm chất chính trị: “Tất cả những người làm báo

(người viết, người in, người sửa bài, người phát hành,…) phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng” [89,tr.170-173]

Trước chủ trương trên, có khoảng 25 tờ báo của xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ, tỉnh ủy, huyện ủy và tổ chức quần chúng ra đời

Trang 29

ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Thông qua hoạt động báo chí Đảng đã có cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận trên báo chí cách mạng, trong đó có cả báo chí trong từ góp phần vào việc củng cố tư tưởng, thống nhất về tổ chức, tuyên truyền phục vụ cho cách mạng Đồng thời, qua hoạt động báo chí trí thức truyền tải vào trong nước tình hình Quốc

tế, về các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, phong trào công nhân và những ngày kỷ niệm Quốc tế

Đến thời kỳ 1936 – 1939, thì chủ trương của Đảng tận dụng tình hình có lợi cho cách mạng đã tạo điều kiện cho trí thức có cảm tình với cách mạng đưa ra nhiều sáng kiến hoạt động công khai, ví dụ Nguyễn

An Ninh viết một loạt bài báo chữ Pháp đăng trên báo Tranh Đấu vận

động Đông Dương đại hội Đây là giai đoạn hoạt động của trí thức trên lĩnh vực báo chí sôi nổi mặc d tuổi thọ của các tờ báo không dài nhưng

số lượng báo ra đời hoạt động công khai chứng t tiềm năng đóng góp của trí thức rất lớn

Cũng trong giai đoạn này, Nghị quyết của Trung ương đề cập đến vấn đề chống nạn m chữ cho nông dân theo các hình thức lớp học đêm, các hội đọc sách, báo,… Đáp ứng nhu cầu của nhân dân và vì cách mạng một số nhân sĩ trí thức tiến bộ lập “Hội truyền bá chữ Quốc ngữ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, giữ gìn tiếng nói của dân tộc, đó cũng là điều kiện để báo tiếng Việt ra đời nhiều, sau 7 năm hoạt động ở Bắc Kỳ đã xóa m chữ cho hơn 4 vạn người, Trung Kỳ gần 1 vạn người

Sang thời kỳ 1939 - 1945, Đảng chủ trương giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc thì hoạt động báo chí của đội ngũ trí thức càng trở nên cần thiết nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền toàn dân tích cực chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Do những điều kiện thuận lợi không còn nữa nên hoạt động của trí thức khó có thể cho ra đời số lượng báo nhiều như giai đoạn trước Tuy nhiên, trong giai đoạn này đội ngũ trí

Trang 30

thức cũng đã có kinh nghiệm hơn nên những bài viết ra đời chất lượng hơn, bám sát với mục tiêu của cách mạng, gần hơn với cuộc sống của nhân dân Đội ngũ trí thức làm báo chưa có tổ chức báo chí riêng nhưng

họ cơ bản đều là người của tổ chức chi bộ Đảng hay đoàn thể nào đó dưới sự lãnh đạo của Đảng Đó cũng chính là lý do trí thức rất vững vàng

về mặt lập trường tư tưởng, không ngừng trau dồi về tư tưởng lý luận, định hướng rõ nét hơn cho mỗi bài viết của mình trên báo chí

1.2.3 Đề cương văn hóa Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc ra đời

Thực hiện chủ trương lôi kéo trí thức về phe giai cấp vô sản, đến giai đoạn 1936 - 1939, Đảng đã thu hút được khá nhiều lực lượng trí thức tham gia vào hoạt động cách mạng, song căn cứ vào tình hình sau khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra tác động mạnh đến cục diện chiến tranh ở Đông Dương Đảng nhận định thời cơ để đánh đổ chế chộ thực dân - phát xít và bè lũ tay sai để lập nên chế độ dân chủ, cộng hòa,

Trong nhiều công việc quan trọng và cần kíp phải chuẩn bị và tiến hành, Đảng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Tổng Bí thư Trường Chinh đã nhận rõ vai trò, đóng góp to lớn và quan trọng của văn hóa Bởi lẽ, cách mạng là văn hóa, văn hóa là cách mạng, là đổi mới tận gốc rễ chế độ thực dân - phong kiến sang chế độ dân chủ, cộng hòa; loại b chính sách ngu dân và nô dịch của thực dân - phát xít cũng như những khuynh hướng tư tưởng, văn hóa sai lầm để xây dựng một nền văn hóa mới, lớp người mới của chế độ mới

Để chống lại văn hóa nô dịch của thực dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì vận mệnh văn hóa nước nhà, Đảng nhận thấy cần phải thức tỉnh và tập hợp trí thức trên mặt trận văn hóa, tư tưởng Tháng 2 năm 1943, Đảng tiến hành Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng tại Võng La - Đông Anh - Hà Nội, đưa ra bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo Đây là, bản

Trang 31

Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng ta, là sức mạnh tinh thần vĩ đại trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ, động viên giới trí thức, khoa học, văn học, nghệ thuật Việt Nam đương thời vào cuộc chiến đấu quyết liệt cho

sự toàn thắng của cách mạng dân tộc dân chủ, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam

Bản đề cương xác định văn hóa là một trong ba mặt trận chống

địch Nền văn hóa mới phải đủ ba tính chất: dân tộc, khoa học và đại

chúng Dân tộc, là chống mọi ảnh hưởng của văn hóa nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển mang đậm bản sắc dân tộc Khoa học, là phù hợp, tiến bộ Đại chúng là nền văn hóa đó phục vụ cho đại quần chúng nhân dân, gần gũi với quần chúng Văn hóa Việt Nam là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và dân chủ về nội dung [33,tr.319-320]

Để thực hiện nguyên tắc “Dân tộc hóa” Đảng đã nêu ra những yêu

cầu và khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi như sau: “Đấu tranh về tiếng

nói, chữ viết thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói, ấn định mô tả, cải cách chữ Quốc ngữ” [31,tr.368]

Bản “Đề cương văn hóa” nhấn mạnh vị trí của văn hóa không chỉ gánh vác sứ mệnh chung tay giải phóng dân tộc mà còn có nhiệm vụ xây

dựng một nền văn hóa mới Tổng bí thư Trường Chinh nói: “Trí thức

Việt Nam không chịu mất nước Họ khao khát tự do Với bản Đề cương văn hóa Việt Nam, Đảng chỉ cho họ đâu là lối thoát Muốn giải phóng trí thức, phải giải phóng toàn dân tộc khỏi ách phát xít Pháp – Nhật, giành lại độc lập- tự do Và giải phóng dân tộc là giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển một cách tự chủ theo hướng tiến bộ”

Đề cương văn hóa đã khẳng định tư duy, tầm nhìn, trí tuệ, bản lĩnh của Đảng ta về cách mạng và văn hóa; như ngọn đèn soi sáng, động viên, thức tỉnh, dẫn đường giới trí thức, văn nghệ sĩ, những người yêu nước

Trang 32

dấn thân với đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương

để cứu nước, cứu dân, hăng hái tham gia mặt trận văn hóa, tư tưởng; không bi quan, dao động, không bị ru ngủ bởi luận điệu và luận thuyết sai trái, lừa gạt của chế độ phát xít - thực dân - phong kiến, của Tờ-rốt-

kít; khẳng định: “Văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ

giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới” [34,tr.470]

Sau này, trong dịp kỷ niệm 40 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam

(1943 - 1983), Tổng Bí thư Trường Chinh cho rằng: “Vì trong hoàn

cảnh hoạt động bí mật, Trung ương chưa đủ điều kiện nghiên cứu sâu các vấn đề liên quan đến cách mạng văn hóa Việt Nam… Nhưng Đề cương văn hóa đã thu tóm được những vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong điều kiện lúc đó của Việt Nam” [20,tr.559]

Bản “Đề cương văn hóa” đầy tính thuyết phục và tính chiến đấu đã trở thành ngọn cờ tập hợp, cổ vũ, động viên giới trí thức, khoa học, văn học, nghệ thuật Việt Nam lúc bấy giờ hăng hái tham gia cuộc chiến đấu quyết liệt cho sự toàn thắng của cách mạng dân tộc dân chủ, cho sự nghiệp phá vỡ xiềng xích của văn hóa nô dịch thực dân, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam Nhờ vậy trong thời kỳ chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám, Đảng ta đã thu hút được nhiều trí thức vào hoạt động văn hóa

Năm 1944, “Hội văn hóa cứu quốc” ra đời tham gia vào Mặt trận Việt Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng làm cho mặt trận thêm rộng rãi và vững chắc Hôi thu hút được nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, tiêu biểu như các hội viên Lê Quang Đạo, Vũ Quốc Uy, Như Phong, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Đặng Thai Mai, Trần Độ, Kim Lân,… đối với họ bản “Đề cương văn hóa” như một cẩm nang hoạt động Một nền văn hóa cách

Trang 33

mạng có tính dân tộc, dân chủ bắt đầu được hình thành

Để thu hút các trí thức vào mặt trận chống địch, Nguyễn Ái Quốc

là người đi tiên phong biến ngòi bút thành vũ khí, trên các tờ báo Nguyễn Ái Quốc đã đăng nhiều bài thơ kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống kẻ th chung, kêu gọi trí thức làm cách mạng Nhờ đó, thời

kỳ này trí thức thực sự biến ngòi bút thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận văn hóa tư tưởng, đánh bại mọi âm mưu lừa bịp của kẻ th , tuyên truyền tích cực cho quần chúng, tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc

Trang 34

Tiểu kết chương 1

Chính sách khai thác thuộc địa thực dân Pháp khiến cho hơn 90% dân số Việt Nam bị m chữ Vì vậy, lịch sử đặt ra yêu cầu phải chống lại thực dân trên nhiều phương diện để bảo tồn văn hóa dân tộc và tiếp thu văn minh nhân loại Tuy nhiên, trong quá trình khai thác của Pháp ngoài những tác động tiêu cực đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự giao thoa văn hóa Đông – Tây, trong đó sự xuất hiện của đội ngũ trí thức mới với những hoạt động báo chí góp phần đắc lực vào việc truyền tải văn hóa phương Tây vào Việt Nam và đẩy mạnh công tác tư tưởng, tuyên truyền, là vũ khí đấu sắc bén chống lại ách áp bức bóc lột của thực dân

và bọn phản động tay sai, xây dựng nền văn hóa mới

Đặc biệt, khi Nguyễn Ái Quốc và nhiều trí thức sử dụng báo chí như vũ khí sắc bén c ng với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức hoạt động báo chí Hơn nữa khi có bản đề cương văn hóa và Hội văn hóa cứu quốc ra đời thì đội ngũ trí thức có định hướng rõ ràng hơn cho bài viết của mình Đó cũng là lý do báo chí giai đoạn này vừa tích cực chuẩn bị cho công cuộc giải phóng dân tộc vừa bắt đầu xây dựng nền văn hóa mới mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng

Trang 35

Chương 2

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TIÊU BIỂU CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ (1930 - 1945)

2.1 Hoạt động sáng lập báo, viết bài

Tháng 2 năm 1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức Cộng sản Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với lịch sử dân tộc cũng như sự chỉ đạo đối với nền báo chí cách mạng

Nhận nhiệm vụ Đảng giao, các trí thức tích cực viết bài trên tinh thần báo chí là vũ khí cách mạng Từ đây, báo chí cách mạng đã phát triển phong phú, nhiều tờ báo được sáng lập với nhiều tên báo rất phong phú do Trung ương và các cấp ủy Đảng, các chi bộ Đảng tổ chức sáng lập ra

Ở nước ngoài, đội ngũ trí thức cho ra đời Tạp chí Đỏ (05-8-1930)

cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, người sáng lập và chủ biên là Nguyễn Ái Quốc Đây là, tạp chí lý luận đầu tiên của Đảng với nhiều bài viết đặc sắc, như bài bài “Bí mật công tác”, đăng suốt 12 trang báo đã đề cập đến các nội dung liên quan đến công tác làm cách mạng như: Vì sao phải bí mật; vì sao các cơ quan thường bị bắt; các khuynh hướng sai lầm đối với vấn đề giữ bí mật Tiếp đó, bài viết nêu rõ 12 điều khuôn phép của công việc bí mật, và nêu vắn tắt 10 cách bí mật cần lưu

ý, cần t y hoàn cảnh, t y cơ ứng biến cho khéo

Thời điểm này, bọn mật thám ráo riết hoạt động, song để quần chúng hiểu rõ về bãi công, cách đối phó và kinh nghiệm bãi công, nên tờ

số 2 của báo đã có bài “Xuân hoa thu nguyệt”, nhằm đánh lạc hướng bọn chúng Mặt khác, bài viết cũng nêu rõ những nhận thức sai về cuộc bãi công; những điều thắng lợi về chính trị,

Trang 36

Ngày 15-8-1930, báo Tranh Đấu, cơ quan trung ương của Đảng ra

số 1, đây cũng là tờ báo đầu tiên của Đảng Sau Hội nghị Trung ương lần

thứ nhất tháng 10-1930, Tạp chí Đỏ và Tranh đấu ngừng xuất bản, thay vào đó là báo Cờ vô sản và Tạp chí Cộng sản, cơ quan trung ương của

Đảng Cộng sản Đông Dương

Ở trong nước, sau phong trào cách mạng 1930 – 1931, kẻ th khủng bố gắt gao, cơ quan Đảng bị lộ, nhiều trí thức, cán bộ cách mạng

sa vào tay giặc Tháng 6 - 1931, đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú bị bắt,

báo Cờ vô sản và Tạp chí Cộng sản ngừng xuất bản

Báo chí của các Xứ ủy Nam kỳ, Bắc Kỳ, Trung kỳ cũng xuất hiện rồi ngừng xuất bản liên tục c ng với sự chống phá của địch đối với các

Xứ ủy, như báo Cờ đỏ (năm 1932), Cờ lãnh đạo (năm 1933), Giải phóng (năm 1935) của Nam Kỳ, Tiến lên (năm 1931), Cờ đỏ của Bắc Kỳ, Công

nông binh (năm 1931), Cờ đỏ của Trung Kỳ

Tuy nhiên, ngay cả khi địch khủng bố dữ dội, tập trung vào tiêu điểm là Nghệ Tĩnh Báo chí các tỉnh, địa phương phát triển mạnh ở miền

Nam: Sài Gòn có báo Thợ thuyền, Chợ Lớn có báo Nhà quê, Bến Tre có báo Tranh đấu; ở Bắc Kỳ: Hà Nam có tờ Đỏ, Nam Định - Ninh Bình

có tờ Hưởng ứng (sau đổi là Dân quê); ở Trung Kỳ: Thanh Hoá có tờ

Hồn Lao động ra số đầu tiên và là số duy nhất (6-1934) do đồng chí

Hoàng Văn Mạch, Trịnh Khắc Sản được giao nhiệm trực tiếp phụ trách biên tập, in báo và các tài liệu tuyên truyền

Hệ thống báo chí của các tỉnh ủy, huyện uỷ xuất hiện nhiều nhất ở

Nghệ An, Hà Tĩnh Nghi Lộc có tờ Chỉ trích, Đức Thọ có tờ Cổ động, Anh Sơn có tờ Gương vô sản, Nhiều ngành nghề, giới cũng có báo của riêng mình như công nhân thổ mộ Sài Gòn có tờ Thổ mộ, công nhân xi măng Hải Phòng có tờ Xi moong

Các bài viết thời điểm này của trí thức tập trung tuyên truyền chủ

Trang 37

nghĩa Mác - Lênin, chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương, phê phán chủ nghĩa quốc gia cải lương của B i Quang Chiêu, chủ nghĩa quốc gia bài ngoại của Việt Nam Quốc dân Đảng, những tư tưởng sai lầm trong Đảng như tả khuynh, hữu khuynh, cổ động trực tiếp cho phong trào cách mạng, xây dựng Đảng và các đoàn thể quần chúng, Sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam những năm

1931 – 1932, thực sự góp phần to lớn vào sự phát triển phong trào cách mạng cũng như tiếng vang của nó trên thế giới [40,tr.213-215]

Trong bối cảnh khó khăn đó, từ tháng 4 - 1931 cho đến tháng 4 -

1937, Đảng không có báo làm cơ quan ngôn luận của Trung ương, và cũng từ tháng 4 - 1931 đến tháng 5 - 1934, Đảng cũng không có tạp chí ở Trung ương Tháng 6 - 1934, Ban chỉ huy ngoài nước của Đảng Cộng

sản Đông Dương cho xuất bản Tạp chí Bônsơvích làm cơ quan lý thuyết

của Ban chỉ huy; sau Đại hội I của Đảng vào tháng 3 - 1935, tạp chí đã trở thành cơ quan lý luận của Đảng Cộng sản Đông Dương

Sau phong trào cách mạng 1930 - 1931, địch tiến hành khủng bố trắng, nhiều cán bộ Đảng chủ cốt và nhiều nhà hoạt động cách mạng của

ta bị bắt, song lao t không làm sờn chí chiến đấu Trí thức yêu nước đã biến nhà t thành trường học cách mạng, nâng cao hơn là làm báo nhằm đáp ứng nhu cầu rèn luyện tư tưởng, nâng cao trình độ lý luận và chính trị cho cán bộ, đảng viên ở trong t , đồng thời để đấu tranh về lý luận và chính trị với những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng đang theo chủ nghĩa quốc gia tư sản

Ở nhà t H a Lò (Hà Nội), Chi bộ nhà t đã ra các tờ Con Đường

Chính khoảng đầu những năm 30 Chủ bút Con Đường Chính Trường

Chinh (Đặng Xuân Khu), bút danh Cây Xoan Tham gia biên tập có Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Văn Ngạn, Trần Quang Tặng,… Báo ra từ tháng 2 - 1932 đến cuối năm 1932, số trang không nhất định

Trang 38

Ngoài ra, các đồng chí còn sáng lập tờ Lao tù tạp chí (sau đổi là

Tù nhân báo), Đuốc đưa đường, Đường cách mạng, do các đồng chí

Trường Chinh, Lê Duẩn, Trịnh Đình Cửu chấp bút và chỉ đạo Tờ Lao tù

tạp chí, là tờ báo đầu tiên được ra đời trong t lớn bằng bốn ngón tay, là

cơ quan ngôn luận phổ cập tới mọi nơi trong nhà t H a Lò và cũng là

cơ quan ngôn luận “sống” lâu nhất Mỗi tuần một số, từ năm 1932 - 1935

đã xuất bản được hơn 200 số,

Mỗi khi có những sự kiện lớn hay các cuộc đấu tranh, các “nhà báo” lại ra các bài viết có nội dung kỷ niệm, động viên tinh thần t nhân, lên án chế độ nhà t hà khắc Báo kêu gọi t nhân đoàn kết, đấu tranh đòi thực dân Pháp cải thiện đời sống, h i và đáp về chủ nghĩa cộng sản; vận động, tuyên truyền lính người Việt, lính người Pháp, một số cai, đội ngả

về phe cách mạng,…

Tại Nhà t Côn Đảo, đồng chí Phạm H ng làm chi ủy nhà t Côn

Đảo sáng lập báo Người tù đỏ, Tiếng sóng hận, Hòn Cau, tạp chí Ý kiến

chung Đồng chí Hoàng Quốc Việt1 viết: “Banh II của chúng tôi có tờ Ý

kiến chung, có các cây bút cừ như anh Nguyễn Văn Cừ, anh Lê Duẩn

viết nhiều” Đặc biệt, để mở rộng việc giáo dục đường lối của Đảng và

chủ nghĩa Mác - Lênin cho t chính trị, tờ báo viết tay lấy tên Ý kiến

chung, Nguyễn Văn Cừ là cây bút thường xuyên, có nhiều bài viết nêu

những vấn đề thiết thực để thảo luận, hướng dẫn chung, phổ biến những kinh nghiệm đấu tranh và những bài học phân tích sâu sắc, phương pháp, khẩu hiệu tranh đấu, nguyên nhân thắng lợi và thất bại Ngoài ra, Nguyễn Văn Cừ còn chủ trì tập san “Người t đ ” ở Banh 1

Đảng bộ Nhà t Sơn La cũng đề ra nhiều hình thức hoạt động

phong phú, trong đó có xuất bản tờ Suối reo để đoàn kết, giáo dục, động

1 Đồng chí Hoàng Quốc Việt từng học Trường Kĩ nghệ Thực hành ở Hải Phòng, tham gia cách mạng

và bị bắt, t chung thân c ng đc Lê Duẩn, Nguyễn Văn Cừ

Trang 39

viên các lực lượng trong nhà t

Sang thời kỳ đấu tranh dân sinh, dân chủ (1936 - 1939), tranh thủ điều kiện thuận lợi hoạt động công khai, bán công khai, báo chí công khai

đã được đội ngũ trí thức khai thác tích cực, làm vũ khí đấu tranh cách mạng, có cả báo tiếng Việt và tiếng Pháp Báo tiếng Việt được xuất bản là

Hồn trẻ, Tân Xã hội, Thời báo, Thời thế, Hà thành thời báo, Tin tức, Đời nay,… các báo tiếng Pháp như Lao Động, Tập Hợp, Tiến Lên, Tiếng nói của chúng ta,… Ở Trung Kỳ có tờ Nhành lúa, Dân, Sông Hương tục bản, Kinh tế tân văn, Nhành lúa là tờ báo chuyên ngành canh nông, nhưng hoàn

toàn viết về chính trị, tuyên truyền cho phong trào đòi dân sinh, dân chủ Ở

Nam Kỳ có báo Tranh đấu, Tiền phong, Nhân dân, Dân chúng,…

Những trí thức làm công tác báo chí đã tổ chức làm hai nhóm bí mật và công khai Họ tìm mọi cách để ra báo như xuất bản báo chữ Pháp

để tránh kiểm duyệt, thuê, mượn, mua lại báo của người đã có giấy phép xuất bản Tờ báo này đóng cửa có tờ báo khác ra đời chỉ thay tên báo Dưới sự hoạt động tích cực của trí thức Đảng viên báo chí công khai phát triển nhanh chóng mang tính chiến đấu cao, giới thiệu về chủ nghĩa Mác – Lê nin về Đảng Cộng sản Đông Dương

Hoạt động này càng sôi nổi hơn ở Bắc kỳ bởi có nhiều đảng viên mới ra t tham gia hoạt động như Trần Huy Liệu, Hải Triều, Trường Chinh, Khuất Duy Tiến,…

Tháng 6 - 1936, tin thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp được công bố Tình hình đang chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi Theo luật pháp của chính quyền thực dân, muốn ra báo bằng tiếng Pháp, chỉ cần nộp trước tờ khai tên báo, chủ nhiệm, quản lý, nếu vi phạm pháp luật, những người này sẽ bị đưa ra tòa xét xử Tuy nhiên, muốn xuất bản một tờ báo tiếng Việt, phải xin phép, thể lệ khá khó khăn và thường phải chờ đợi lâu Chớp thời cơ đồng chí Võ Nguyên Giáp quyết định cần ra

Trang 40

một tờ báo tiếng Pháp

Trong lúc đó có tờ Hồn trẻ của Hướng đạo sinh, vì thua lỗ phải

tạm ngừng xuất bản, chủ nhiệm báo sẵn sàng nhượng lại bản quyền Nhanh nhạy trước thời cuộc, các trí thức cộng sản như Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai và các giáo sư trường Thăng Long như Nguyễn Thế Rục, Trần Huy Liệu, bám sát tình hình chính trị ở Pháp, góp tiền chung làm

cho tờ báo sống lại với một nội dung hoàn toàn mới mang tên Hồn trẻ

tập mới báo ra đời công khai ngày 6-6-1936 được bạn đọc hoan nghênh,

in ra không đủ bán Học sinh Thăng Long tình nguyện đi bán báo và góp tiền ủng hộ báo Báo cũng nhận được sự cộng tác của nhiều nhà báo, trí thức ở nhiều nơi trong cả nước, báo có ảnh hưởng rất lớn trong nhân dân đang vươn tới phong trào dân chủ Báo ra đến số 12 (27-8-1936) thì

Toàn quyền Rô banh (Robin) ký Nghị định cấm Hồn trẻ tập mới Tuy vậy, Hồn trẻ tập mới có ý nghĩa là tiếng chuông báo hiệu phong trào

hoạt động báo chí là tờ báo công khai đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam thời kỳ vận động dân chủ 1936 - 1939

Để hoạt động báo chí không bị gián đoạn, ngày 16-9-1936, đồng

chí Võ Nguyên Giáp sáng lập tờ báo tiếng Pháp với tên gọi Le Travail

(Lao động) và là biên tập viên chính, được phân công viết khá nhiều đề

tài như cổ vũ Đông Dương đại hội, Mặt trận Dân chủ, thời sự quốc tế, đời sống nông dân,…

Năm 1938, dựa vào phong trào cách mạng đang lên đến đỉnh cao trong cả nước, căn cứ luật tự do báo chí của Quốc hội Pháp, sự đồng tình của làng báo và những trí thức tiến bộ, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ đã quyết định cho ra

báo Dân Chúng xuất bản công khai ở Sài Gòn vào ngày 22-7-1938,

không xin phép, chống lại các sắc lệnh và nghị định về xuất bản báo chí tiếng Việt Đến ngày 30-8-1938, chính phủ Pháp buộc phải chấp nhận

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w