1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hậu minh

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hậu Minh
Tác giả Trần Thị Thanh Trà
Người hướng dẫn TS. Lê Trần Hạnh Phương
Trường học Trường Đại Học Quy Nhơn
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Đề Án Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Trang 1 TRẦN THỊ THANH TRÀHOÀN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠICƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘTTHÀNH VIÊN HẬU MINHĐỀ ÁN THẠC SĨ KẾ TOÁN Trang 2 TRẦN THỊ THANH TRÀHỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠICÔ

Trang 3

Tôi xin cam đoan đề án “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh” là công trình do tôi tự nghiên cứu và

hoàn thành dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn TS Lê Trần HạnhPhương

Các số liệu và kết quả trình bày trong đề án là trung thực

Bình Định, ngày 25 tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Trà

Trang 4

Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô giảng dạy tạiTrường Đại học Quy Nhơn vì đã truyền đạt, trang bị những kiến thức cầnthiết, hữu ích cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài Đặcbiệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viênhướng dẫn - TS Lê Trần Hạnh Phương, người đã tận tình giúp đỡ, động viên

và hướng dẫn tác giả hoàn thành đề án này

Đồng thời, tác giả cũng xin cảm ơn đến Ban Giám đốc và toàn thể nhânviên Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh đã tạo điều kiện thuận lợi,cung cấp các thông tin cần thiết để tác giả hoàn thành đề án

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn tới tất cả bạn bè, người thân đãluôn bên cạnh, quan tâm, ủng hộ, giúp tác giả chuyên tâm nghiên cứu và hoànthành đề án một cách tốt nhất

Tác giả luận văn

Trần Thị Thanh Trà

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan 2

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 5

7 Kết cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 7

TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 7

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ 7

1.1.2 Định nghĩa và vai trò của kiểm soát nội bộ 12

1.1.2.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ theo COSO 12

1.1.2.2 Vai trò của kiểm soát nội bộ 13

1.2 Các bộ phận của kiểm soát nội bộ 15

1.2.1 Môi trường kiểm soát 15

1.2.2 Đánh giá rủi ro 18

1.2.3 Hoạt động kiểm soát 22

1.2.4 Thông tin và truyền thông 24

1.2.5 Hoạt động giám sát 26

Trang 6

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HẬU MINH 31

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 32

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 33

2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 35

2.1.5 Hình thức kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 36

2.1.6 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty 38

2.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh 39

2.2.1 Mô tả quá trình khảo sát 39

2.2.2 Kết quả khảo sát 40

2.3 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 62

2.3.1 Môi trường kiểm soát 62

2.3.2 Đánh giá rủi ro 64

2.3.3 Hoạt động kiểm soát 65

2.3.4 Thông tin và truyền thông 69

2.3.5 Hoạt động giám sát 71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HẬU MINH 74

3.1 Quan điểm hoàn thiện kiểm soát nội bộ 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty 75

3.2.1 Hoàn thiện môi trường kiểm soát 75

3.2.2 Hoàn thiện hoạt động đánh giá rủi ro 77

Trang 7

3.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát 83

3.3 Một số kiến nghị 84

3.3.1 Đối với Ban Giám đốc Công ty 84

3.3.2 Đối với các phòng ban liên quan 85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87

KẾT LUẬN CHUNG 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 DANH MỤC PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)

Trang 8

Ký hiệu

AICPA American Institute of Certified Public Accountants

Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa KỳBCTC Báo cáo tài chính

COSO Committee of Sponsoring Organization

Ủy Ban các tổ chức đồng bảo trợ

Trang 9

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2 1 Sơ đồ mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH

Một thành viên Hậu Minh 33

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh 36 Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung 37

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ chu trình mua hàng – thanh toán 49

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ chu trình bán hàng – thu tiền ……54

BẢNG Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát 41

Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về đánh giá rủi ro 44

Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về hoạt động kiểm soát 46

Bảng 2.4 Kiểm soát quy trình mua hàng – thanh toán 52

Bảng 2.5 Kiểm soát quy trình bán hàng – thu tiền 58

Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về Thông tin và truyền thông 59

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về Hoạt động giám sát 61

Bảng 3.1 Bảng phân loại tuổi nợ 82

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng phát triển với sự tham giacủa nhiều thành phần kinh tế, các loại hình DN ngày càng nhiều về số lượng,

mở rộng quy mô Hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhiều hơn, đồng thờitrong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Các đơn vị kinhdoanh muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có một cơ chế quản lý khoa học

và hiệu quả Với yêu cầu đó các đơn vị phải xác định mục tiêu hoạt động phùhợp với năng lực, trình độ của mình, chủ động trong sản xuất, sử dụng tiếtkiệm tài sản, nguồn vốn, hoàn thiện công tác quản lý nhằm đạt được hiệu quảcao nhất, vai trò của KSNB không chỉ là sự đảm bảo hợp lý mà còn có vai trò

hỗ trợ và tạo ra giá trị gia tăng cho DN Tại Việt Nam, KSNB được quan tâmkhá nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng KSNB trong một đơn vị cụ thể

ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau KSNB có chất lượng sẽ giúp DN hạnchế về chi phí, gia tăng tài sản, nguồn vốn, thu nhập từ đó làm tăng khả năngsinh lời Đối với các NQL, việc xây dựng và áp dụng KSNB có hiệu quả lànhiệm vụ quan trọng giúp DN giảm thiểu rủi ro, đạt được các mục tiêu hoạtđộng, nâng cao năng lực cạnh tranh

Năm 2021 là năm đầy sóng gió, sau làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên,các DN ngành gỗ trên cả nước nói chung và tại tỉnh Bình Định nói riêng phảiđối mặt với bộn bề khó khăn về nguồn nguyên vật liệu thiếu hụt và giá tăngđột biến, tình trạng thiếu hụt vận tải, cước phí vận tải tăng cao Tuy nhiên,nhờ có nhiều giải pháp linh hoạt thích ứng, sớm ổn định sản xuất và nắm bắt

cơ hội thị trường nên các DN ngành gỗ Bình Định có tốc độ tăng trưởng caonhất trong nhiều năm qua Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh là đơn

vị khai thác và chế biến gỗ của tỉnh Bình Định Hiện nay, các bộ phận củaCông ty hoạt động theo kiểu mô hình truyền thống, hoạt động sản xuất, kinhdoanh thường xuyên xảy ra gian lận và sai sót như: Một số trường hợp quen

Trang 11

biết không đảm bảo chuyên môn theo quy chế tuyển dụng vẫn được trúngtuyển Việc phân công công việc trong Công ty vẫn còn nhiều điểm chưa hợp

lý, nhân viên không thể phát huy thế mạnh bản thân nên ảnh hưởng đến chấtlượng và thời gian hoàn thành công việc Nhân viên đảm nhiệm nhiều côngviệc khác nhau, nên khó đảm bảo nhân viên đó có thể hoàn thành tốt nhiệm

vụ Các phòng ban cung cấp số liệu chậm trễ, chưa chính xác dẫn tới việc mấtthời gian để kiểm tra, điều chỉnh và đợi số liệu hoàn thiện,… Vì vậy cần cónhững biện pháp hoàn thiện những thiếu sót để giúp Công ty tăng cườngKSNB và quản lý tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhận thức

được vai trò của KSNB nên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh”.

2 Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan

Các nghiên cứu nước ngoài về KSNB đang rất được quan tâm và gắnliền với quản trị rủi ro của DN

Nghiên cứu của Jovan (2012) chỉ ra rằng trong hoạt động kinh doanhcác DN thường xuyên tiếp xúc với rủi ro Một trong những cơ chế để giảmthiểu rủi ro là thiết lập KSNB Ông đã phát triển mô hình mới trong KSNBdựa trên rủi ro kiểm soát Bằng cách thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trênthang đo 07 mức độ xoay quanh KSNB và quản trị DN cho người được phỏngvấn lựa chọn Bảng câu hỏi được phát cho các NQL của hơn 2000 công ty.Kết quả cho thấy, có mối quan hệ giữa việc thiết lập KSNB và rủi ro kinhdoanh, các DN đã nhận thức rõ tầm quan trọng của KSNB vì thế sẽ quản trịrủi ro tốt hơn

Nghiên cứu của Mongkolsamai và cộng sự (2012) tại 120 công ty TháiLan được niêm yết cho thấy môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và thôngtin truyền thông tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động Hơn nữa,tầm nhìn điều hành minh bạch, kiến thức của nhân viên tốt, đa dạng trong

Trang 12

giao dịch kinh doanh và người tham gia cũng tác động tích cực vào chiến lượcKSNB.

Các nghiên cứu tại Việt Nam về KSNB được tiến hành trong nhiều lĩnhvực khác nhau, một số nghiên cứu như:

Trần Thụy Thanh Thư (2009) nghiên cứu giải pháp hoàn thiện KSNBtại các DN dịch vụ ở Việt Nam Phạm vi nghiên cứu tập trung tại các DN dịch

vụ tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vì đây là nơi tập trung rất nhiều loạihình DN dịch vụ với nhiều quy mô khác nhau cho nên KSNB của các DNdịch vụ cũng được thiết lập đa dạng và phong phú Bảng câu hỏi được gửitrực tiếp đến những người có chức vụ quan trọng trong DN, từ đó đưa ra địnhhướng và giải pháp để xây dựng và hoàn thiện KSNB ở các DN dịch vụ ViệtNam nói chung

Lê Thị Như Vân (2010) nghiên cứu các giải pháp giúp hoàn thiện một

số quy trình KSNB tại các DN sản xuất, chế biến Tác giả tập trung vào haichu trình hoạt động chính tại là chu trình mua hàng - chi tiền và chu trình bánhàng - thu tiền Đề tài đã đánh giá KSNB thông qua bảng câu hỏi khảo sát, từ

đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện KSNB tại các DN này

Nguyễn Thị Hồng Phúc (2012) nghiên cứu hoàn thiện KSNB hướngđến quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Fujikura Việt Nam Thông qua quá trìnhtìm hiểu đánh giá KSNB hướng đến quản trị rủi ro tại Công ty, tác giả đề ranhững giải pháp kiến nghị giúp hoàn thiện kiểm soát rủi ro nhằm ngăn chặn,giảm thiểu rủi ro tiềm tàng một cách tốt nhất, tăng hiệu quả sử dụng nguồnlực

Tác giả Bùi Mạnh Cường (2012) tập trung nghiên cứu hoàn thiện hệthống thông tin kế toán và KSNB trong chu trình mua nguyên liệu và thanhtoán tiền tại các DN chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Trên nềntảng tổng hợp lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán và KSNB trong chutrình mua nguyên liệu và thanh toán tiền, từ đó thấy được vị trí vai trò của hệ

Trang 13

thống thông tin kế toán và KSNB trong chu trình mua nguyên liệu và thanhtoán tiền tại DN Nghiên cứu còn tìm hiểu thực trạng ưu nhược điểm của hệthống thông tin kế toán và KSNB trong chu trình mua nguyên liệu và thanhtoán tiền nhằm đề ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán vàKSNB trong chu trình mua hàng và thanh toán tiền.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Linh (2014) về hoàn thiện hệ thốngkiểm soát rủi ro tại các DN chế biến gỗ Bình Định đã trình bày tổng hợp lýthuyết về kiểm soát rủi ro, những lợi ích và hạn chế của kiểm soát rủi ro, tìmhiểu thực trạng kiểm soát rủi ro của các DN chế biến gỗ tỉnh Bình Định Từ

đó vạch ra những rủi ro mà DN phải đề phòng, xác định phương pháp và cáchthức để quản lý rủi ro nhằm giúp các DN bảo toàn thu nhập và chi phí để tiếptục tồn tại và phát triển trong thời điểm kinh tế khó khăn

Đào Thị Hiền (2019) tập trung nghiên cứu hoàn thiện KSNB tại Công

ty TNHH H.A.V.A.S, ứng dụng về những vấn đề thực tế liên quan đến sự vậnhành của KSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại đơn vị, nhằm giảiquyết được những vấn đề còn tồn đọng trong công tác vận hành KSNB, hạnchế được những sai sót, tiếp tục mở rộng thị trường, tăng cường năng lực tàichính một cách bền vững, lành mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệthống quản trị DN và đưa ra những giải pháp hoàn thiện KSNB tại Công ty

Tác giả Nguyễn Lê Bảo Minh (2022) tập trung nghiên cứu hoàn thiệnKSNB tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánhLâm Đồng Qua bảng câu hỏi khảo sát để đánh giá KSNB, từ đó đề ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện KSNB tại ngân hàng

Tóm lại, tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đếncông tác KSNB phần lớn đi theo hướng lý luận chung, khảo sát và đánh giáthực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu thành KSNBcủa các DN, trong khi các nghiên cứu hoàn thiện KSNB đối với đơn vị hoạtđộng trong lĩnh vực gỗ còn nhiều trở ngại sau đại dịch COVID-19 như Công

Trang 14

ty TNHH Một thành viên Hậu Minh còn khá hạn chế Đây chính là cơ sở để

tác giả thực hiện nghiên cứu với đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công

ty TNHH Một thành viên Hậu Minh”

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện KSNB tại Công ty TNHH Một thành viên

Hậu Minh

Mục tiêu cụ thể:

- Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ doanh nghiệp

- Đánh giá thực trạng KSNB tại Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh

- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện KSNB tại Công ty TNHH Mộtthành viên Hậu Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: KSNB tại DN

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2021 đến năm 2023.

+ Không gian nghiên cứu đề tài: Tại Công ty TNHH Một thành viên

Hậu Minh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương phápnghiên cứu định tính với các nội dung như sau:

- Tổng quan tài liệu, thu thập tài liệu liên quan đến KSNB

- Khảo sát thực tế và phân tích số liệu, thực hiện thống kê mô tả nhằmđánh giá thực trạng KSNB ở Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh

- Tiến hành phân tích và tổng hợp để đề xuất các giải pháp hoàn thiệnKSNB tại Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng KSNBtại Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh, đề án đề xuất những giải pháp

Trang 15

góp phần hoàn thiện KSNB của Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh nóiriêng và các DN Việt Nam nói chung.

Ý nghĩa về mặt nghiên cứu: Đề án là tài liệu tham khảo về KSNB của

DN, cung cấp tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu có quan tâm

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dungchính của đề án gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thànhviên Hậu Minh

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHHMột thành viên Hậu Minh

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ

Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, áp lực suy thoái

và khó khăn từ nền kinh tế, cùng với thay đổi toàn bộ bối cảnh toàn cầu doCOVID-19 gây ra, các DN ngày càng quan tâm nhiều hơn đến KSNB nhằmhạn chế thiệt hại và tăng hiệu quả hoạt động Lịch sử phát triển của KSNB cóthể tóm tắt qua bốn giai đoạn sau:

* Giai đoan sơ khai

Vào những năm cuối thế kỉ 19, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp,

do yêu cầu phát triển, hoạt động kinh tế cần tăng nguồn vốn phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, DN cần có vốn và từ đó nhu cầu tăng cường quản

lý vốn và kiểm tra thông tin về sử dụng vốn trở nên cấp thiết Hình thức banđầu của KSNB là kiểm soát tiền và thuật ngữ KSNB bắt đầu xuất hiện từ giaiđoạn này

Năm 1929, thuật ngữ KSNB được đề cập lần đầu tiên trong công bốcủa Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), theo đó

“KSNB là công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoat động, đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thử nghiệm của kiểm toán viên”.

Đến năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA

American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa “KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của số sách" Sau công bố này, việc nghiên cứu và đánh giá về

KSNB ngày càng được chú trọng trong cuộc kiểm toán

Trang 17

* Giai đoan hinh thành

Vào năm 1949, AICPA đã công bố một công trình nghiên cứu đầu

tiên về KSNB với nội dung “KSNB, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị DN và đối với kiểm toán viên độc lập”, hướng

sự chú ý của kiểm toán viên độc lập và các NQL DN đến tầm quan trọngcủa KSNB Sau đó, AICPA đã soạn thảo và ban hành nhiều chuẩn mực kiểmtoán đề cập đến khía cạnh khác nhau của KSNB

Trước hết, vào năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán (CAP trực thuộc

AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 về: “Pham vi xem xét KSNB của kiểm toán viên", lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB

về kế toán Theo đó, thì KSNB về kế toán bao gồm kế hoạch tổ chức, cácphương pháp và thủ tục liên hệ trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và tínhđáng tin cậy của số liệu kế toán Chúng thường bao gồm các thủ tục kiểmsoát như hệ thống xét duyệt và phê chuẩn, tách biệt nhiệm vụ giữ sổ sách

và lập báo cáo với bảo quản tài sản, kiểm soát vật chất với tài sản và kiểmtoán nội bộ KSNB về quản lý gồm kế hoạch tổ chức, các phương pháp vàthủ tục liên quan đến tính hữu hiệu trong hoạt động và sự tuân thủ chínhsách quản trị Chúng chỉ liên quan gián tiếp đến thông tin tài chính, baogồm các hoạt động kiểm soát như phân tích thống kê, nghiên cứu về thờigian và động cơ, báo cáo về tính hiệu quả, chương trình huấn luyện nhânviên và kiểm soát chất lượng

Đến năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33, đã làm rõ hơn về vấn

đề này như sau: Kiểm toán viên độc lập trước hết sẽ quan tâm đến KSNB về

kế toán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thông tin tài chính Kiểm toán viên sẽkhông bị buộc phải đánh giá KSNB về quản lý do thường chỉ liên quan giántiếp đến thông tin tài chính Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên độc lập tin rằngmột số thủ tục kiểm soát hành chính có thể ảnh hưởng đến tính đáng tin cậycủa thông tin tài chính, kiểm toán viên sẽ phải nghiên cứu để đánh giá KSNB

Trang 18

về quản lý Dựa trên các khái niệm đó, CAP đã xây dựng chuẩn mực kiểmtoán, trong đó yêu cầu Công ty kiểm toán nên giới hạn nghiên cứu KSNB về

kế toán Rõ ràng sự thay đổi của CAP qua các giai đoạn trên là đưa ra hướngdẫn không bao quát về KSNB như định nghĩa đầu tiên, mà chỉ trên phươngdiện KSNB về kế toán

Đến năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 “Tim hiểu và đánh giá KSNB” trong đó giới hạn nghiên cứu KSNB về kế toán, đưa ra bốn thủ tục

kiểm soát kế toán đó là: Đảm bảo nghiệp vụ chỉ được thực hiện khi đã đượcphê chuẩn, ghi nhận đúng đắn mọi nghiệp vụ để lập báo cáo, hạn chế sự tiếpcận tài sản và kiểm kê

Năm 1973, AICPA đã ban hành chuẩn mực SAS 1, mở rộng định nghĩa

về KSNB về quản lý và kế toán, đồng thời phát triển bốn thủ tục được đề cậptrong SAP 54 thành một khuôn khổ đầy đủ hơn về KSNB về kế toán Cụ thể:

- KSNB về quản lý: Không chỉ giới hạn ở kế hoạch tổ chức và cácthủ tục mà gồm cả quá trình ra quyết định cho phép thực hiện nghiệp vụcủa NQL

- KSNB về kế toán: Gồm các thủ tục và cách thức ghi nhận vào sổ sách

để bảo vệ tài sản, tính tin cậy của số liệu nhằm đảm bảo sự hợp lý trên bốnphương diện: (i) Các nghiệp vụ thực hiện phù hợp với sự ủy quyền và xétduyệt của các NQL; (ii) Ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh nhằm mục đích: lậpBCTC phù hợp với chuẩn mực kế toán và các quy định liên quan Đồng thời,thực hiện trách nhiệm báo cáo về tình hình tài sản; (iii) Việc tiếp cận tài sảnchỉ được thực hiện khi có được sự phê duyệt của NQL; (iv) Định kỳ, thựchiện đối chiếu tài sản được báo cáo với tài sản hiện hữu thực tế cũng như cóbiện pháp thích hợp để xử lý các khoản chênh lệch phát sinh từ việc đối chiếutrên

Như vậy trong suốt thời kỳ trên, khái niệm kiểm soát nội bộ đã khôngngừng được mở rộng ra khỏi các thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế

Trang 19

toán Tuy nhiên trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, kiểm soát nội bộ vẫnchỉ dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểmtoán BCTC.

* Giai đoan phát triển

Giai đoạn năm 1970 – 1980 , nền kinh tế Hoa Kỳ và các nước phát triểnmạnh mẽ kéo theo các gian lận ngày càng tăng về số lượng lẫn quy mô, gây ranhững tổn thất đáng kể cho nền kinh tế, đặc biệt là sau vụ bê bối Watergate,liên quan đến việc hối lộ ở nước ngoài Do đó năm 1977, Quốc hội Hoa Kỳ đãban hành Luật chống hối lộ ở nước ngoài Điều luật này nhấn mạnh đến vaitrò của KSNB trong việc ngăn ngừa những khoản thanh toán bất hợp pháp vàdẫn đến nhu cầu ghi chép đầy đủ trong mọi hoạt động

Năm 1979, SEC đưa ra bắt buộc các DN phải báo cáo về KSNB đối vớicông tác kế toán ở đơn vị mình Yêu cầu về báo cáo KSNB của DN cho côngchúng là chủ đề gây ra nhiều tranh luận về thiếu tiêu chuẩn đánh giá tính hữuhiệu của KSNB

Các tranh luận trên cuối cùng đã đi đến thành lập Ủy ban COSO vàonăm 1985 - đây là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chốnggian lận trên BCTC COSO được sự bảo trợ của 5 tổ chức: Hiệp hội kế toánviên công chứng Mỹ (AICPA), Hội kế toán Hoa Kỳ, Hiệp hội quản trị viên tàichính (FEI), Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA), Hiệp hội kiểm toán viênnội bộ (IIA) Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu

và định nghĩa về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống Đặc điểm nổi bậtcủa báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong

đó KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến BCTC mà được mở rộng

ra cho cả các phương diện hoạt động và tuân thủ

* Giai đoan hiện đai (năm 1992 đến nay)

Năm 2001, COSO tiếp tục triển khai nghiên cứu hệ thống đánh giárủi ro DN (ERM) trên cơ sở báo cáo COSO 1992 Tháng 7/2003, bản dự

Trang 20

thảo đã được công bố và nêu lên 8 nhân tố cấu thành, bao gồm: Môi trườngnội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phỏ rủi ro,các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát Đến 2004,ERM đã được chính thức ban hành, theo đó ERM không nhằm thay thế chobáo cáo COSO 1992 mà chỉ được xem là cánh tay nối dài của báo cáo nàynghiên cứu về hệ thống quản trị rủi ro DN.

Năm 2006, COSO phát triển cho DN nhỏ “KSNB đối với BCTC – hướng dẫn cho các công ty đai chúng quy mô nhỏ” Hướng dẫn này vẫn dựa

trên nền tảng của báo cáo COSO 1992 và giải thích về cách thức áp dụngKSNB trong các công ty đại chúng quy mô nhỏ

Đến năm 1996, phát triển theo hướng công nghệ thông tin, kiểm soáttrong mội trường tin học Bàn tiêu chuẩn COBIT do hiệp hội kiểm soát vàkiểm toán hệ thống thông tin ban hành COBIT nhấn mạnh đến kiểm soáttrong môi trường tin học, bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức,mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát

Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụngBáo cáo COSO làm nền tảng đánh giá KSNB, bao gồm: SAS 78 (1995):Xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC (điều chỉnh SAS 55) SAS 94(2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xét KSNB trongviệc kiểm toán BCTC

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng sử dụng báo cáo củaCOSO khi yêu cầu xem xét KSNB trong kiểm toán BCTC ISA 315 dựa trên

báo cáo COSO 1992 đã định nghĩa “KSNB là một quá trinh do bộ máy quản

lý, Ban lãnh đao và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu của BCTC đáng tin cậy, pháp luật và các quy định được tuân thủ, hoat động hữu hiệu và hiệu quả KSNB được thiết kế và thực hiện nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh doanh có khả năng đe dọa đến việc đat được những mục tiêu trên” ISA 265

Trang 21

yêu cầu kiểm toán viên độc lập thông báo về các khiếm khuyết của KSNB dokiểm toán viên phát hiện.

Đến năm 1998 phát triển theo hướng chuyển sâu vào những ngành nghề

cụ thể như: Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đãđưa ra công bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng

COSO cũng đưa ra Hướng dẫn về giám sát KSNB dựa trên khuôn mẫuCOSO 1992 nhằm giúp các tổ chức tự giám sát chất lượng của KSNB Hướngdẫn này (COSO Guidance 2008) bao gồm 3 phần: Hướng dẫn, Ứng dụng vàThí dụ

Đến năm 2013 báo cáo COSO 2013 ra đời hướng dẫn về quản trị rủi ro,KSNB và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu quả hoạtđộng cũng như tăng cường sự giám sát của tổ chức

1.1.2 Định nghĩa và vai trò của kiểm soát nội bộ

1.1.2.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ theo COSO

Báo cáo COSO 2013 hiện hành đã đưa ra định nghĩa “KSNB là một quá trinh bị chi phối bởi HĐQT, người quản lý và các nhân viên của đơn vị,

nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đat được các mục tiêu về hoat động, báo cáo và tuân thủ.”

Trong định nghĩa trên, có bốn khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó làquá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu

Thứ hai, KSNB bị chi phối bởi con người.

Trang 22

KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người, bao gồm HĐQT,BGĐ, NQL và các nhân viên trong đơn vị KSNB được xem là hữu hiệu khitừng thành viên hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong mối quan

hệ với các thành viên khác để đạt được mục tiêu chung của đơn vị

Thứ ba, KSNB cung cấp sự đảm bảo hợp lý.

KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các NQL trong việcđạt được các mục tiêu của đơn vị chứ không thể mang đến sự đảm bảo tuyệtđối Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng

và vận hành KSNB Chẳng hạn như những sai lầm của con người khi đưa racác quyết định, sự thông đồng của các cá nhân, hay sự lạm quyền của NQLdẫn đến sự vượt khỏi KSNB Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản trong quản lý

là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi

từ quá trình kiểm soát đó Vì vậy, dù đơn vị đã đầu tư rất nhìu cho việc thiết

kế và vận hành hệ thống nhưng vẫn không thể có KSNB hoàn hảo, mang đến

sự đảm bảo hợp lý

Thứ tư, KSNB giúp đat được các mục tiêu.

Báo cáo COSO xác định ba nhóm mục tiêu mà các đơn vị hướng tới,các mục tiêu này có thể tách biệt nhưng cũng có thể trùng lắp, vì mục tiêuriêng lẻ có thể được sắp xếp vào một hay nhiều loại trong ba nhóm mục tiêu

- Nhóm mục tiêu về hoạt động nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quảcủa việc sử dụng các nguồn lực

- Nhóm mục tiêu về báo cáo, gồm BCTC và phi tài chính cho các đốitượng bên ngoài và bên trong

- Nhóm mục tiêu về tuân thủ nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật vàcác quy định

1.1.2.2 Vai trò của kiểm soát nội bộ

Về cơ bản, KSNB có vai trò quan trọng trong quản lý DN, đặc biệttrong việc ra quyết định của NQL, là một trong năm chức năng của quản lý

Trang 23

Thông qua KSNB, NQL có thể nhìn nhận được những thiếu sót trong hệthống tổ chức để đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời Khi có kiểm soát,NQL sẽ có đầy đủ thông tin để ra quyết định thích hợp nhằm thích ứng vớimôi trường, đạt được mục tiêu đề ra.

Thứ nhất, ở khía canh hoat động

KSNB hữu hiệu giúp đơn vị tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.KSNB hữu hiệu đòi hỏi phải tích hợp và chuẩn hóa các quy trình hoạt độngcủa DN, từ đó giúp DN giảm thời gian hao phí, tăng khối lượng công việcđược xử lý trong một khoảng thời gian và giảm thời gian không hiệu quả.KSNB giúp gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh, KSNB hữu hiệu sẽgiúp các NQL hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro không cần thiết hoặc nhữngthiệt hại không đáng có, giúp DN có thể giảm tỷ lệ sai sót, gia tăng tính chínhxác của dữ liệu

Thứ hai, ở khía canh quản lý, KSNB có những vai trò sau:

KSNB giúp DN quản trị nguồn lực tốt hơn: Đảm bảo DN hoạt độnghiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; bảo vệ tàisản khỏi bị hư hỏng; ngăn chặn sớm các gian lận, trộm cắp, tham nhũng, lợidụng sử dụng nguồn lực của đơn vị

KSNB là công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và ra quyết định: Nhờviệc được cung cấp thông tin kịp thời và phong phú về tất cả các 4 mảng hoạtđộng của DN cũng như việc kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn, việc đưa ra cácquyết định sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn; giúp việc ứng phó với các thayđổi môi trường kinh doanh tốt hơn và nhanh chóng, hiệu quả hơn

KSNB gia tăng hiệu quả quản lý ở tất cả các cấp quản lý: KSNB đòihỏi được thực hiện ở mọi khâu hoạt động, mọi cấp quản lý đều hình thành cácchốt chặn kiểm soát để thực hiện việc kiểm tra, giám sát và cung cấp cácthông tin hữu ích giúp người quản lý thực hiện hoạt động tốt hơn, hiệu quảhơn

Trang 24

KSNB tạo ra cơ chế vận hành trơn chu, minh bạch và hiệu quả trongcông tác quản lý điều hành của đơn vị.

KSNB bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tinđối với họ (trường hợp công ty cổ phần, Công ty Đại Hưng,…)

Thứ ba, Ở khía canh công tác tổ chức

KSNB hiệu quả sẽ mang đến những lợi ích sau: Mọi thành viên tuânthủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của DN cũng như các quy định củaluật pháp, yêu cầu mỗi cá nhân, thể hiện qua quan điểm, đạo đức và động lựcmỗi cá nhân cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các nhân viên trong DN

Thứ tư, Ở khía canh giám sát

Việc thiết lập KSNB hữu hiệu giúp cho đơn vị ngăn ngừa giảm thiểurủi ro thông qua cơ chế giám sát KSNB hữu hiệu giúp đơn vị ngăn ngừa, pháthiện, xử lý gian lận hay nhầm lẫn có nguy cơ xảy ra để đảm bảo các hoạtđộng của đơn vị tuân thủ quy định pháp luật hiện hành Tóm lại, KSNB đúngvai trò quan trọng trong quản lý đơn vị Việc thiết lập KSNB trong hệ thốngquản lý chính là xác lập cơ chế giám sát không quản lý bằng lòng tin mà bằngcác quy định rõ ràng

1.2 Các bộ phận của kiểm soát nội bộ

Theo báo cáo COSO năm 2013, KSNB được cấu thành từ năm bộ phận

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro,Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông và Hoạt động giám sát

1.2.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát là bao gồm các tiêu chuẩn, quy trình và nhữngcấu trúc cung cấp cơ sở cho việc thực hiện KSNB trong toàn DN HĐQT vàcác NQL cấp cao thiết lập, chỉ đạo và thực hiện giám sát toàn bộ hoạt độngKSNB trong toàn bộ DN NQL thực hiện các bước công việc trên ở các cấp

độ khác nhau của DN

Theo COSO 2013, Môi trường kiểm soát gồm các nguyên tắc sau

Trang 25

- Nguyên tắc 1: Đơn vị cam kết về sự chính trực và các giá trị đạo đức.

Nguyên tắc 1 là nhân tố quan trọng của môi trường kiểm soát vì tínhtrung thực và giá trị đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng vănhóa và thiết lập nền tảng đạo đức cho DN Nếu toàn thể nhân viên ứng xử cóđạo đức và trung thực chính là thể hiện văn hóa của DN Do đó, nguyên tắcnày tác động đến việc thiết kế, thực hiện và giám sát các nhân tố khác củaKSNB

NQL cần xác định rõ yêu cầu về năng lực cho công việc nhất định và cụthể hóa thành các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng NQL chỉ nên tuyển dụngnhân viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao Bêncạnh đó NQL cũng cần cân nhắc giữa việc giám sát và yêu cầu năng lực củacác nhân viên đồng thời cân nhắc giữa năng lực và chi phí để đảm bảo tốtnhất lợi ích cho DN

NQL thể hiện kỳ vọng thông qua các thông điệp, nhấn mạnh tầmquan trọng của tính chính trực và các giá trị đạo đức khi xây dựng và triểnkhai KSNB đến đến toàn bộ DN Thông điệp này thể hiện qua thái độ, chỉthị, hành động và văn hóa mà NQL muốn truyền đạt trong DN DN thiếtlập và truyền đạt thông điệp phù hợp sẽ tác động tích cực đến KSNBthông qua thay đổi thái độ và hành vi của từng nhân viên, thúc đẩy quátrình vận hành và giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung NQL chứngminh cam kết thông qua các chỉ đạo và hành động cụ thể Điều này chứngminh sự quan trọng của sự chính trực và các giá trị đạo đức trong thựctiễn và thúc đẩy KSNB được thiết kế đã vận hành đúng như kì vọng

Sự hữu hiệu của KSNB không chỉ dựa vào tính trung thực và các giá trịđạo đức của NQL mà là của từng nhân viên liên quan đến quá trình kiểm soát.Các chuẩn mực ứng xử về đạo đức trong DN nên cao hơn việc tuân thủ quyđịnh của pháp luật Đây là kết quả vận dụng các chuẩn mực về tính trung thực,

Trang 26

cách thức ứng xử và giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và triển khai tại DNtrong thực tế.

- Nguyên tắc 2: HĐQT phải độc lập với NQL và đảm nhiệm việc giám sát quá trình thiết kế và vận hành KSNB tại DN.

Để giám sát KSNB, HĐQT cần hiểu đặc điểm hoạt động kinh doanh, kỳvọng của các bên liên quan và giám sát thiết lập các chuẩn mực đạo đức, cơ chếgiám sát nhằm thúc đẩy việc đạt mục tiêu của DN Ngoài ra HĐQT cần theo dõiviệc thực hiện của NQL và đưa ra biện pháp chấn chỉnh khi cần thiết

- Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của HĐQT, NQL xây dựng cơ cấu

tổ chức, các cấp bậc báo cáo, phân định trách nhiệm và quyền hạn nhằm đạt được mục tiêu của DN.

Về cơ cấu tổ chức: Thực chất là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạngiữa các bộ phận trong DN, góp phần rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu.Một cơ cấu tổ chức tốt đảm bảo cho các thủ tục kiểm soát hiệu quả Ngược lại,khi thiết kế không đúng, cơ cấu tổ chức có thể làm cho thủ tục kiểm soát mấttác dụng Cơ cấu tổ chức thường được mô tả thông qua Sơ đồ tổ chức, trong

đó phải xác định được các vị trí then chốt với quyền hạn, trách nhiệm và cácthể thức báo cáo cho phù hợp

Phân chia quyền hạn và trách nhiệm: Được xem là phần mở rộng của

cơ cấu tổ chức vì cụ thể hóa về quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viêntrong các hoạt động của DN, giúp mọi thành viên phải hiểu rằng họ có nhiệm

vụ cụ thể và từng hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người kháctrong việc hoàn thành mục tiêu

- Nguyên tắc 4: DN thể hiện sự cam kết về việc thu hút nhân lực thông qua tuyển dụng, phát triển và giữu chân các cá nhân có năng lực phù hợp để đạt được các mục tiêu.

Năng lực là phản ánh kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành mộtnhiệm vụ nhất định Kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành một nhiệm

Trang 27

vụ nhất định Kiến thức và kỹ năng cần có đối với từng nhiệm vụ phụ thuộcvào sự xét đoán của NQL về các mục tiêu của DN, về chiến lược và kế hoạchđạt được mục tiêu Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, năng động, sángtạo, thích ứng linh hoạt với công việc và gắn bó lâu dài cùng sự phát triển của

DN sẽ tạo ra lợi thế quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa DN Do đó NQL nên tuyển dụng các nhân viên có kiến thức và kinhnghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao

- Nguyên tắc 5: DN chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu của DN.

NQL phải thiết lập cơ chế trao đổi thông tin và giữ chân những nhânviên có tinh thần trách nhiệm, chính trực và năng lực chuyên môn; nâng caotrách nhiệm giải trình bằng cơ cấu tổ chức, phân chia trách nhiệm và quyềnhạn; triển khai hành động khắc phục (thay thế) khi cần thiết Đồng thời cầnthiết lập các quy chuẩn về việc đánh giá hiệu quả các mục tiêu ngắn hạn cũngnhư dài hạn, từ đó đưa ra biện pháp khuyến khích khen thưởng phù hợp vớitrách nhiệm của từng cấp trong DN

1.2.2 Đánh giá rủi ro

Các DN đều đối mặt với các rủi ro từ bên trong và bên ngoài Rủi ro

là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra và ảnh hưởng đến việc đạt được các mụctiêu của tổ chức, đơn vị Điều kiện đầu tiên để đánh giá rủi ro là thiết lậpmục tiêu phải liên kết với các mức độ khác nhau của DN Đánh giá rủi ro làmột quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt đượcmục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro NQL xem xét tác động môitrường bên ngoài và bên trong của DN làm cho hoạt động KSNB yếu kémkhi đánh giá rủi ro

Theo Báo cáo COSO 2013 có bốn nguyên tắc liên quan đến đánh giárủi ro gồm:

Trang 28

- Nguyên tắc 6: DN xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến các mục tiêu.

Mục tiêu không phải là một bộ phận của KSNB nhưng việc xác định nó

là điều kiện để đánh giá rủi ro Do vậy trong quá trình đánh giá rủi ro, NQLcần dựa vào mục tiêu chung đã được thiết lập và cụ thể hóa thành các mụctiêu và phổ biến để từng hoạt động, từng bộ phận có thể nhận dạng rủi ro

Nhìn chung mục tiêu của DN có thể phân thành ba loại như sau: Mụctiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ:

+ Mục tiêu hoạt động: Gắn liền với việc hoàn thành nhiệm vụ cơ bảncủa DN, thường phản ánh đặc điểm của hoạt động kinh doanh, ngành nghề vàmôi trường kinh doanh mà DN đang hoạt động Mục tiêu hoạt động của DN

sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện ngoài tầm kiểm soát như: Thay đổi chínhsách Nhà nước, thời tiết, Khi này, NQL phải cân nhắc đến mức độ chấpnhận chênh lệch so với mục tiêu đã thiết lập để làm cơ sở phân bổ nguồn lựcphù hợp và hợp lý để đạt được các kết quả như kì vọng

+ Mục tiêu báo cáo: Hướng đến việc công bố BCTC trung thực vàđáng tin cậy, mục tiêu này là để DN hoàn thành nghĩa vụ đối với bên ngoài

+ Mục tiêu tuân thủ: Mục tiêu tuân thủ nhấn mạnh đến sự tuân thủpháp luật, các quy định và quy chế của DN, cấp trên, Khi tiến hành hoạtđộng kinh doanh, DN thường sử dụng những chiến lược, biện pháp riêngphù hợp với luật lệ và quy định Sự tuân thủ luật lệ hay quy định có thể ảnhhưởng đáng kể đến danh tiếng của DN thiết lập những quy chuẩn về cáchứng xử nhằm đáp ứng mục tiêu tuân thủ

Các mục tiêu không độc lập nhau mà chúng bổ sung, liên kết với nhau.Chúng không chỉ là mục tiêu chung phải phù hợp với năng lực triển vọng củatoàn DN, mà cũng phải phù hợp với những chức năng và mục tiêu của từng

bộ phận

Trang 29

- Nguyên tắc 7: DN nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu của DN

và phân tích rủi ro để quản trị các rủi ro này.

NQL cần nhận dạng và phân tích rủi ro để có thể đưa ra những biệnpháp quản trị phù hợp dựa trên mục tiêu đã thiết lập

Bước 1: Nhận diện rủi ro.

Hoạt động của DN có thể gặp rủi ro do sự xuất hiện của những nhân tốbên trong bên ngoài, những nhân tố này ảnh hưởng đạt được mục tiêu của DN

Do vậy, nhận diện rủi ro là một quá trình nằm trong kế hoạch của một DN, rủi

ro nhận dạng ở các mức độ sau:

- Mức độ toàn DN: Có nhiều kỹ thuật được phát triển để nhận dạng rủi

ro chẳng hạn như phương pháp định tính, định lượng…Các rủi ro này có thểnhận diện khi lập kế hoạch chiến lược hoặc khi lập các dự toán ngắn hạn vàdài hạn Có hai nhân tố làm phát sinh rủi ro, đó là:

+ Các nhân tố bên ngoài gồm: Sự phát triển kỹ thuật, công nghệ thayđổi trong nhu cầu đầu tư hay sự mong đợi của khách hàng, thảm họa thiênnhiên như thiên tai, lũ lụt, các quy định mới của pháp luật;…do vậy cần phải

có kế hoạch đối phó với các hoạt động bất thường xảy ra

+ Các nhân tố bên trong: Có thể ảnh hưởng đến cách thức kiểm soáttrong DN, bất cẩn trong kinh doanh hay gây ra bất lợi cho DN như năng lựcnhân viên được tuyển dụng, phương pháp huấn luyện và cách thức để độngviên khuyến khích

- Mức độ hoạt động: Cùng với việc nhận diện rủi ro ở mức độ chungcho toàn DN thì cũng nên nhận diện rủi ro ở mức độ từng hoạt động, từng bộphận hay từng chức năng kinh doanh trong DN

Bước 2: Phân tích rủi ro

Quá trình định lượng rủi ro khá phức tạp nên DN cần vận dụng nhiềuphương pháp khác nhau khi phân tích rủi ro DN phân tích rủi ro qua ba bướcsau đây: Đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro; Đánh giá khả năng xảy ra rủi

Trang 30

ro; Xem xét phương pháp quản trị rủi ro phù hợp DN có thể lựa chọn mộttrong bốn phương pháp quản trị rủi ro như sau: Né tránh rủi ro, chia sẻ rủi ro,giảm thiểu rủi ro hay chấp nhận rủi ro Bên cạnh đó, NQL cần phải thiết lậpthủ tục để đánh giá sự đầy đủ và tính hữu hiệu của các biện pháp đối phó rủi

ro này

- Nguyên tắc 8: DN cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi

ro đe dọa các mục tiêu.

Các loại gian lận bao gồm: Gian lận khi lập BCTC, biển thủ tài sản,thực hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật, tất cả hành vi hối lộ, sựlạm quyền của NQL, sử dụng và biển thủ tài sản, số liệu và điều chỉnh cácbáo cáo cung cấp ra bên ngoài hay nội bộ DN, khả năng tiếp cận việc ghichép chứng từ và sổ sách,… Ngoài ra, DN cần cân nhắc các tình huống đặcbiệt rủi ro như: Sự thay đổi môi trường kinh doanh, sự ra đời của côngnghệ kỹ thuật mới, quá trình tái cấu trúc DN, tăng trưởng quá nhanh, nhân

DN đánh giá sự thay đổi trong mô hình hoạt động: Cần xem xét các tácđộng tiềm ẩn xuất phát từ việc thay đổi phương thức kinh doanh, công nghệ

và dây chuyền sản xuất, hoạt động mua bán, chia tách và sáp nhập, vị trí địa

lý và kỹ thuật công nghệ mới có thể ảnh hưởng đến hoạt động của DN

DN đánh giá sự thay đổi ở vị trí quản lý: Cần nhận diện và đánh giá cácrủi ro phát sinh khi có sự thay đổi vị trí quản lý và mức độ tác động đếnKSNB của đơn vị, đặc biệt là môi trường kiểm soát

Trang 31

1.2.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là các hành động được NQL thiết lập thôngqua những chính sách, thủ tục nhằm giảm thiểu các rủi ro để đạt đượcmục tiêu đề ra Hoạt động kiểm soát được vận hành ở mọi cấp của DN,mọi thời gian trong quy trình kinh doanh, trong môi trường công nghệ.Chính sách kiểm soát là các nguyên tắc làm cơ sở để thực hiện thủ tụckiểm soát trong DN Chính sách kiểm soát phải được áp dụng nhất quánvới sự nhận thức và thực hiện đầy đủ của toàn bộ nhân viên hơn là hìnhthức lưu trữ Thủ tục kiểm soát là những quy định cụ thể giúp thực hiệnchính sách kiểm soát

Báo cáo COSO 2013 đưa ra ba nguyên tắc liên quan đến hoạt độngkiểm soát gồm:

- Nguyên tắc 10: DN lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát

để giảm thiểu rủi ro (đe dọa đến việc đạt được mục tiêu) xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được.

Hoạt động kiểm soát tại DN cần thực tế và phù hợp với từng trườnghợp cụ thể DN phải theo dõi sát sao kết quả áp dụng hoạt động kiểm soát vànhững giải pháp điều chỉnh phù hợp để hoạt động kiểm soát đạt hữu hiệu

Có nhiều loại kiểm soát khác nhau mà một DN có thể thiết kế và ápdụng như kiểm soát phòng ngừa, kiểm soát phát hiện, kiểm soát bù đắp,kiểm soát thủ công, kiểm soát môi trường máy tính và kiểm soát quản lý.Những hoạt động kiểm soát này được sắp xếp theo mục đích và chức năngkiểm soát:

+ Về mục đích, hoạt động kiểm soát thành 3 loại:

Kiểm soát phòng ngừa: Hoạt động kiểm soát phòng ngừa giúp DN ngănngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra các nhầm lẫn và gian lận ảnh hưởng đếnmục tiêu như: Hàng tồn kho lưu trữ trong nhà kho có khóa, tiền được cất

Trang 32

trong két sắt, kiểm tra an toàn điện để ngăn ngừa điện giật, khả năng chậpđiện, cháy nổ,

Kiểm soát phát hiện: Hoạt động kiểm soát phát hiện giúp DN phát hiệnkịp thời những hành vi nhầm lẫn và gian lận đã thực hiện nhưng trước khi gây

ra hậu quả cuối cùng như: Kiểm tra số lượng, chủng loại và chất lượng hàngnhập kho,… Thủ tục kiểm soát này vừa phòng ngừa nhầm lẫn và gian lận vừagiúp phát hiện ra nhầm lẫn và gian lận khi có chênh lệch

Kiểm soát bù đắp: Hoạt động kiểm soát bù đắp giúp DN phát hiện rasai phạm và bù đắp cho sự thiếu hụt hay khiếm khuyết của thủ tục kiểm soátkhác Chẳng hạn, sau khi phát hiện ra Thủ kho lấy cắp hàng hóa, DN sẽ thiết

kế lại quy trình nhập xuất kho chặt chẽ hơn

+ Về chức năng có các loại kiểm soát tiêu biểu trong DN như:

Soát xét của NQL cấp cao: NQL cấp cao so sánh kết quả thực tế vớicác số liệu

Quản trị hoạt động: Để đảm bảo đi đúng hướng và đạt được mục tiêuhiệu quả NQL cấp trung gian cần soát xét các số liệu báo cáo

Phân chia trách nhiệm hợp lý: Phân chia trách nhiệm giúp nhân viênkiểm soát lẫn nhau, giảm thiểu cơ hội thực hiện hành vi nhầm lẫn và gian lận,giúp phát hiện các nhầm lẫn và gian lận trong quá trình thực hiện công việc

Kiểm soát quy trình xử lý thông tin: Là hoạt động kiểm soát rất quantrọng tại DN Kiểm soát quá trình xử lý thông tin bao gồm kiểm soát chung vàkiểm soát ứng dụng

Kiểm soát vật chất: Đây là hoạt động “kiểm soát cứng” giúp bảo vệchặt chẽ các tài sản của DN (tiền, máy móc, thiết bị, hàng tồn kho, …)

Phân tích rà soát: DN tiến hành so sánh giữa kết quả đạt được với sốliệu dự toán, kỳ trước hay giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tàichính để phát hiện ra biến động bất thường Từ đó, NQL thực hiện giải phápđiều chỉnh kịp thời giúp đạt được mục tiêu đặt ra

Trang 33

- Nguyên tắc 11: DN lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu của DN.

Đây là hoạt động kiểm soát áp dụng cho tất cả các hệ thống ứng dụng

để đảm bảo cho các hệ thống này hoạt động liên tục và ổn định Cụ thể kiểmsoát chung bao gồm kiểm soát hoạt động của trung tâm dữ liệu, các phầnmềm hệ thống, kiểm soát truy cập và kiểm soát các hệ thống ứng dụng

+ Kiểm soát hoạt động của trung tâm dữ liệu bao gồm việc lên kếhoạch, sắp xếp lịch trình, sao lưu và phục hồi dữ liệu khi có sự cố xảy ra

+ Kiểm soát phần mềm hệ thống bao gồm việc mua sắm, thực hiện vàbảo trì phân mềm hệ thống như hệ điều hành (window,…)

+ Kiểm soát truy cập là hoạt động kiểm soát nhằm bảo vệ hệ thống,ngăn ngừa việc truy cập và sử dụng trái phép các thông tin trên hệ thống

+ Kiểm soát việc phát triển và bảo trì các hệ thống ứng dụng là lĩnh vựcquan trọng và thường đòi hỏi những hao phí lớn về tài chính và nhân lực

- Nguyên tắc 12: DN triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát.

DN cần đặc biệt quan tâm đến việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên cónăng lực Nhân viên có năng lực chuyên môn cùng với quyền hạn phù hợp sẽthực hiện hoạt động kiểm soát thận trọng và thường xuyên cải tiến để nângcao hiệu quả công việc Nhân viên này phải được phân định rõ ràng nhiệm vụ

và quyền hạn của từng cá nhân kể cả trách nhiệm báo cáo cho NQL Đồngthời các thủ tục phải thực hiện đúng lúc, đúng thời gian vì thực hiện khôngđúng lúc có thể giảm đi tính hữu ích của các hoạt động kiểm soát Định kỳNQL cấp cao phải xét duyệt lại các hoạt động kiểm soát để xem chúng có cònthích hợp với DN và sẵn sàng thay thế chúng khi cần thiết

1.2.4 Thông tin và truyền thông

NQL cần thu thập thông tin có chất lượng, liên quan từ bên trong vàbên ngoài của tổ chức để thực hiện trách nhiệm đối với sự vận hành KSNB và

Trang 34

hỗ trợ cho những thành phần khác của KSNB để đạt được mục tiêu đề ra.Thông tin trong DN phải được thông suốt theo chiều từ trên xuống và từ dướilên, giúp cho tất cả các nhân viên hiểu rõ thông điệp từ NQL cung cấp Phảithu thập thông tin nhiều hơn từ bên ngoài tổ chức để đáp ứng được yêu cầu và

sự mong đợi của NQL Truyền thông là một quá trình liên tục nhằm mục đíchcung cấp, chia sẻ và nhận được thông tin có chất lượng, cần thiết

Báo cáo COSO 2013 đưa ra ba nguyên tắc liên quan đến hệ thốngthông tin và truyền thông của tổ chức gồm:

- Nguyên tắc 13: DN thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB.

Toàn bộ nhân viên và bộ phận chức năng trong DN phải có đầy đủthông tin cần thiết để tiến hành nhiệm vụ công việc Hệ thống thông tin chấtlượng sẽ hỗ trợ hiệu quả cho chiến lược kinh doanh, tích hợp với hoạt độngsản xuất kinh doanh giúp DN giảm chi phí, tăng thị phần, nâng cao hữu hiệu

và hiệu quả KSNB NQL phải thu thập, cung cấp và sử dụng thông tin chấtlượng và có liên quan từ bên trong và bên ngoài để thực hiện chức năng vàhoàn thành các mục tiêu của DN

- Nguyên tắc 14: DN truyền thông trong nội bộ các thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB.

Các kênh thông tin từ cấp trên xuống thuộc cấp hay từ nhân viên lênNQL phải được thiết lập rõ ràng và chính xác, ngoài ra việc trao đổi thông tingiữa các nhân viên với nhau cũng cần phải được thông suốt Việc sử dụngphương thức truyền thông nào thì phụ thuộc vào tính chất thông tin

- Nguyên tắc 15: DN truyền thông bên ngoài các vấn đề có tác động tới vận hành của KSNB.

Các kênh thông tin liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ sởhữu, khách hàng NCC phải được công khai ra bên ngoài, ngược lại, các thôngtin từ bên ngoài cũng phải được tiếp nhận và ghi nhận một cách trung thực và

Trang 35

đầy đủ, như vậy DN mới có thể phản ứng kịp thời với những sự thay đổi bênngoài Đồng thời các thông tin này cần được truyền đạt kịp thời nhưng phảiđảm bảo độ tin cậy và phù hợp với pháp luật.

Hoạt động giám sát sẽ giúp đánh giá các hoạt động kiểm soát có phùhợp hay nên thay đổi so với hoạt động của DN vì các hoạt động kiểm soát đãlỗi thời do mục tiêu và rủi ro của DN luôn thay đổi Hoạt động giám sát cầnthực hiện ở tất cả chu trình, bộ phận của DN và áp dụng cả cho đối tượng bênngoài (NCC, ngân hàng, khách hàng, ) Hoạt động giám sát bao gồm: Giámsát thường xuyên và giám sát định kỳ

+ Giám sát thường xuyên được triển khai trong các hoạt động hàngngày của đơn vị và thường xuyên lặp lại Hoạt động giám sát thường xuyênđược kết hợp trong các thủ tục kiểm soát quan trọng ở từng bộ phận củaKSNB Hoạt động giám sát thường xuyên trong đơn vị rất đa dạng như chỉnhhợp, đối chiếu và các hoạt động khác, cụ thể là: Đối chiếu số liệu ghi chép sổsách về tài sản với thực tế; BCTC và các báo cáo hoạt động giúp đơn vị phát

Trang 36

hiện khác biệt hay chênh lệch đáng kể so với số liệu dự toán hay kế hoạch;Những khiếu nại về Hóa đơn điện tử của các Khách hàng, thu thập thôngtin phản hồi thông qua hộp thư góp ý, email, giúp chỉ ra các khiếmkhuyết của hệ thống khi xử lý các chu trình nghiệp vụ, sự trung thực củacác nhân viên,…

+ DN đánh giá sự hữu hiệu của giám sát thường xuyên bằng các hoạtđộng giám sát định kỳ DN tiến hành hoạt động giám sát định kỳ thông quakiểm toán định kỳ của kiểm toán nội bộ hay kiểm toán độc lập Mức độthường xuyên của giám sát định kỳ phụ thuộc vào quy trình đánh giá rủi ro,mức độ và phạm vi của giám sát thường xuyên Giám sát định kỳ được triểnkhai định kỳ hay trong các trường hợp đặc biệt như: Thay đổi chiến lược hoạtđộng kinh doanh; thay đổi nhân sự quản lý; khi sáp nhập, chia tách; tái cơ cấu

tổ chức,… Phạm vi đánh giá phụ thuộc vào loại mục tiêu (mục tiêu hoạt động,mục tiêu tuân thủ hay mục tiêu báo cáo)

- Nguyên tắc 17: DN đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về KSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sủa chữa, bao gồm các quản lý cao cấp và HĐQT khi cần thiết.

Khiếm khuyết là thiếu sót tiềm ẩn hay hiện hữu được phát hiện bởingười giám sát và cần thiết phải điều chỉnh để KSNB đạt được mục tiêu đề ra.NQL phải rà soát các kết quả đánh giá liên tục và đánh giá riêng lẻ trước khiđưa ra các chỉ đạo Từ đó, DN trao đổi khiếm khuyết của KSNB với các bênliên quan để kịp thời triển khai hành động khắc phục, điều chỉnh phù hợp DNtheo dõi và đánh giá chất lượng của KSNB nhằm đảm bảo rằng KSNB đượcthiết kế, triển khai, điều chỉnh và cải tiến liên tục để phù hợp với sự thay đổicủa điều kiện hoạt động kinh doanh

Như vậy, KSNB trong DN phải hội tụ đủ năm bộ phận, đó là: Môitrường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền

Trang 37

thông và Hoạt động giám sát Tất cả nội dung của năm bộ phận được đảm bảothì DN sẽ đạt được lợi ích kinh tế và quản lý.

1.3 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp chế biến gỗ ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ

Năm 2021 là năm đầy sóng gió, sau làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên,các DN ngành gỗ Bình Định đã nhận rất nhiều đơn hàng nhưng gặp phải bộn

bề khó khăn như: Nguyên liệu gỗ, dầu màu bị thiếu hụt và giá tăng đột biến,trong khi giá dăm gỗ và viên nén giảm mạnh Một khó khăn lớn nhất trongnăm 2021 được dự báo có thể kéo dài đến hết Quý 1/2022 là tình trạng thiếutàu vận tải biển, thiếu container, giá cước phí vận tải đường biển tăng quácao,… dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa đầu vào và đầu ra của các

DN vì thế các DN chế biến gỗ tỉnh Bình Định vẫn còn nhiều khó khăn nhấtđịnh Có thể khái quát đặc điểm kinh doanh của các DN này qua một số nét

cơ bản sau Trước hết, cần đề cập đến đặc điểm sản xuất kinh doanh mangtính thời vụ của ngành công nghiệp chế biến gỗ Tính thời vụ của sản xuấtkinh doanh không chỉ ảnh hưởng đến sự liên tục của sản xuất mà còn tác độngđến các chính sách dự trữ hàng tồn kho của DN Thông thường, có khá nhiều

DN chế biến gỗ phải cho máy móc thiết bị “nghỉ hè” từ tháng 5 đến tháng 7

do chưa bước vào mùa đặt hàng của khách hàng, dẫn đến việc sử dụng laođộng cũng diễn ra theo mùa vụ, làm cho chi phí sản xuất phát sinh trong từnggiai đoạn cũng khác nhau Thêm vào đó, để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh,giai đoạn dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm của các doanh nghiệp thường bắtđầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau đã làm cho chỉ tiêu “Hàng tồnkho” trên Bảng cân đối kế toán thường chiếm tỷ trọng lớn Chính vì vậy, nếunội dung phân tích hiệu quả kinh doanh không cụ thể, chi tiết và không quantâm đến những chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn thì kết luận phân tích có thể sẽkhông đầy đủ, chính xác Thứ hai, cần quan tâm đến kết cấu chi phí sản xuấtsản phẩm gỗ chế biến Trong kết cấu chi phí sản xuất sản phẩm gỗ thì chi

Trang 38

phí nguyên liệu gỗ chiếm đến 70% giá trị, chi phí cho các phụ liệu chiếm 10– 15% giá trị, có nghĩa là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm đến 80 –85% tổng giá thành của sản phẩm Do đó, nhất thiết phải xây dựng các chỉtiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Thứ ba, các

DN chế biến gỗ tập trung trong các khu vực công nghiệp, cụm công nghiệpmặc dù giúp cho việc quản lý dễ dàng, tạo cơ hội cho các DN mở rộng mốiliên kết nhưng lại làm cho công nhân so bì mức đại ngộ giữa các DN nên rất

dễ bỏ việc Thứ tư, hầu hết các DN chế biến sản phẩm đồ gỗ phải tự thực hiệntất cả các công đoạn từ cưa, xẻ, gia công chi tiết, hoàn thiện, mỗi công đoạnhiệu quả thực hiện lại khác nhau Thứ năm, hầu hết các DN chế biến gỗ trongtỉnh không tự thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường nướcngoài mà bán hàng qua các chi nhánh tại Việt Nam của các DN nước ngoàinhư Scancom, Siplec, Carrefour,… hoặc xuất khẩu qua trung gian Việt Nam,

do đó kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc vào số lượng và giá trị của đơn hàng

Do đó, đặc điểm hoạt động của ngành gỗ đã tác động mạnh mẽ đến hệ thốngKSNB như sau: Phụ thuộc quá lớn 80% nguyên liệu và 90% phụ liệu nhậpkhẩu, cạnh tranh về giá nhân công làm cho chi phí đầu vào cao dẫn đến hiệuquả kinh doanh giảm Sản xuất theo mẫu mã của DN nước ngoài đặt hàng, tựlàm tất cả các khâu của quá trình sản xuất Tìm kiếm các đơn đặt hàng củanước ngoài thông qua các chi nhánh tại Việt Nam của các DN nước ngoài Vìvậy cần có những biện pháp hoàn thiện những thiếu sót để giúp các DN ngành

gỗ tăng cường KSNB và quản lý tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu, tác giả đãkhái quát được lịch sử hình thành và phát triển của kiểm soát nội bộ đồng thờilàm rõ khái niệm về KSNB Từ đó kiểm soát tất cả môi trường hoạt độngtrong DN vừa đồng thời kiểm soát cấp dưới và kiểm soát cả chính nhà quảntrị với mục tiêu bảo vệ nguồn lực của đơn vị, tránh rủi ro có thể xảy ra vàhướng DN theo mục tiêu đã định

Tác giả đã trình bày lần lượt năm yếu tố cấu thành của KSNB theoCOSO 2013 gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,thông tin và truyền thông, giám sát Trong thực tế, tùy vào loại hình hoạt động,mục tiêu và quy mô của đơn vị mà KSNB được sử dụng khác nhau nhằmngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động vàđạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập

Bên cạnh đó tác giả làm rõ các bộ phận của KSNB theo Báo cáo COSO

2013 cùng với 17 nguyên tắc xây dựng KSNB Đây là báo cáo về KSNB đượcthừa nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay

Trên cở sở lý thuyết đã được nghiên cứu ở Chương 1 cùng với phươngpháp và cách đánh giá về KSNB tại DN theo Báo cáo COSO 2013, tác giả ápdụng để đánh giá KSNB tại Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HẬU MINH

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

* Tên, địa chỉ Công ty

- Tên: Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh

- Người đại diện pháp luật: Phạm Lưu Minh

- Địa chỉ: Khu phố Thịnh Văn 1, Thị trấn Vân Canh, Huyện Vân Canh, tỉnhBình Định

* Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng

Công ty TNHH Một thành viên Hậu Minh được thành lập vào tháng 10năm 2017 với vốn đầu tư của chủ sở hữa là 5.000.000.000 đồng (Năm tỷđồng) Công ty được quản lí bởi Chi cục Thuế khu vực Tuy Phước - VânCanh Những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn yếu kém thiếu thốnmáy móc thiết bị, … Công ty đã gặp không ít khó khăn Công ty đã khôngngừng nỗ lực vươn lên với sự đoàn kết của tập thể cán bộ công nhân viêncùng với sự quản lý, dẫn dắt của BGĐ để có thể vượt qua những khó khăntrước mắt và tiếp tục phát triển trong tương lai

Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty không những đương đầuvới sự cạnh tranh của các DN cùng ngành, mà bên cạnh đó Công ty còn gặpnhiều trở ngại về mặt nhân lực, thị trường Trước tình hình đó, BGĐ củaCông ty đã huy động mọi nguồn lực và năng lực của mình, đề ra các chiếnlược kinh doanh, đầu tư đổi mới nhiều trang thiết bị máy móc, phương tiện

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w