1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn khoa học xã hội học về ví điện tử ở tphcm

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ví điện tử ở TPHCM
Tác giả Lê Thị Thanh Chân, Hà Thị Phương Anh, Nguyễn Huỳnh Nhã Thư, Hồ Trúc Quỳnh Trâm, Võ Thùy Trâm
Người hướng dẫn GVC.TS Nguyễn Thị Như Thúy
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập môn Xã hội học
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ I NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY MÃ HP: 231BDG100808 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN STT Họ tên MSSV 1 Lê Thị Thanh Chân K235011943 2 Hà Thị Phương Anh K235022226 3 Nguyễn Huỳnh Nhã Thư K235022274 4 Hồ Trúc Quỳnh Trâm K235022280 5 Võ Thùy Trâm K235022283 TPHCM, 12/2023 1 MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU .3 1.1 Lý do chọn đề tài 3 1.2 Mục đích nghiên cứu 4 1.3 Phương pháp nghiên cứu .4 PHẦN 2: NỘI DUNG .5 2.1 Ví điện tử là gì? Giới thiệu sơ lược về tính năng của ví điện tử 5 2.2 Nghiên cứu chi tiết đặc điểm của khách hàng sử dụng ví điện tử .6 2.3 Liên hệ thực tiễn 9 2.3.1 Thực trạng 9 2.3.2 Mục đích sử dụng ví điện tử 12 2.3.3 Nguyên nhân: Vì sao ví điện tử lại thông dụng ở TP HCM? 13 2.3.4 Ảnh hưởng của ví điện tử đối với xã hội 14 2.3.5 Hạn chế 16 2.3.6 Giải pháp 18 PHẦN 3: KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .20 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Biểu đồ thể hiện số lượng ví điện tử mỗi khách hàng đang sử dụng 6 Hình 2: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các đối tượng đang sử dụng ví điện tử .7 Hình 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng ví mỗi ngày của khách hàng 8 Hình 4: Biểu đồ thể hiện trung bình chi tiêu hàng tháng của khách hàng sử dụng ví 8 Hình 5: Thống kê các ví điện tử được sử dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh 9 Hình 6: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các phương thức người dùng biết đến ví điện tử 10 Hình 7: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các lý do người dùng chọn sử dụng ví điện tử 11 Hình 8: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các hình thức khuyến mãi yêu thích của khách hàng khi sử dụng ví 11 Hình 9: Thống kê những mục đích sử dụng ví điện tử của người dùng 12 Hình 10: Thống kê những lợi ích khi dùng ví điện tử .14 Hình 11: Biểu đồ thể hiện những ảnh hưởng của ví điện tử đối với xã hội .15 Hình 12: Thống kê về các hạn chế của ví điện tử đối với người sử dụng 16 Hình 13: Biểu đồ về những điều bất an của người tiêu dùng khi sử dụng ví điện tử .17 3 PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Đặt lên bàn cân so sánh, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đáng kinh ngạc của đời sống xã hội xưa và nay Theo thời gian, khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ và kết quả là nhiều máy móc trang thiết bị hiện đại ra đời nhằm mục đích phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của con người Ngay cả trong hoạt động giao dịch tiền tệ, vai trò khoa học công nghệ ngày càng được nâng cao Ngược về thời kỳ nguyên thủy, khi khái niệm về tiền tệ vẫn chưa được khám phá, con người trong giai đoạn ấy sử dụng hình thức vật đổi vật Mấy nghìn năm sau, nhà nước ra đời, tiền tệ lúc này là những vỏ sò, đồng xu, những tờ giấy với nhiều chất liệu, kiểu dáng khác nhau tùy vào từng quốc gia, khu vực Trải dài đến hiện nay, tiền tệ trải qua nhiều hình dáng, chất liệu khác nhau Tại Việt Nam, trước đây trong giao dịch, tiền giấy là loại hình phổ biến nhất được sử dụng Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay người dân Việt Nam có thêm một hình thức giao dịch mới thông qua ví điện tử online Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong các tỉnh thành có mật độ dân số đông nhất cả nước Đi đôi với điều đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng cao hơn các tỉnh, thành khác Khi tham gia giao thương, việc sử dụng tiền mặt thông thường dễ gây ra một số vấn đề tiêu cực như trộm cắp, rơi tiền hay mang thiếu tiền khi thanh toán Nhằm hạn chế những vấn đề trên, người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh dần dần sử dụng song song hay thậm chí sử dụng ví điện tử cho việc thanh toán khi mua hàng Bên cạnh việc khắc phục những vấn đề tiêu cực, ví điện tử cũng mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi, nhanh chóng dễ dàng Vậy nên, dần dần ví điện tử có mặt trong hầu hết các hoạt động mua bán từ đơn giản đến phức tạp của người dân Một số hình thức ví điện tử thông dụng như là Momo, ZaloPay Nhìn chung, người dân Thành phố Hồ Chí Minh đều sử dụng hầu hết các hình thức trên 4 Nhiều câu hỏi đặt ra rằng: Thực trạng người dân thanh toán thông qua ví điện tử như thế nào? Việc sử dụng ví điện tử có những hạn chế gì? Biện pháp để khắc phục những hậu quả đó như thế nào? Làm sao để sử dụng ví điện tử an toàn và hiệu quả? Từ những vấn đề trên, nhóm em xin đưa ra đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu hành vi sử dụng ví điện tử để thanh toán online ở Thành phố Hồ Chí Minh” để mang đến cái nhìn sâu sắc, thực tế hơn về hành vi sử dụng ví điện tử của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh Mặc dù còn nhiều thiếu sót, chúng em đã cố gắng vận dụng kiến thức chuyên môn được trau dồi trong quá trình học tập để hoàn thành bài tiểu luận một cách chỉn chu nhất Chính vì thế, nhóm chúng em mong nhận được lời nhận xét và góp ý của cô Từ đó, chúng em sẽ có cơ hội hoàn thiện bản thân cũng như chuẩn bị những bài luận tốt hơn cho các môn học sắp tới 1.2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu hành vi sử dụng ví điện tử của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Xem xét, phân tích thực trạng, nguyên nhân và hạn chế của việc sử dụng công nghệ thanh toán online, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp, giúp cho việc sử dụng ví điện tử trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả tích cực hơn 1.3 Phương pháp nghiên cứu Luận văn tham khảo tài liệu, bài nghiên cứu đi trước, kết hợp những khảo sát trên phạm vi sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh Document continues below Discover more fXrãomhộ: i học Trường Đại học… 107 documents Go to course NTNThuy - Hướng dẫn làm tiểu luận 4 100% (1) XU HƯỚNG Không SINH CON Ở GIỚI… 6 100% (1) Trading HUB 3 36 Xác suất 96% (28) thống kê File giáo trình bản pdf HSK 2 100% (11) 8 Giáo trình chủ nghĩ… Individual 2 3 Kinh tế vi 100% (10) mô 5 Answer Key - 20 Complete Ielts ban… PHẦN 2: NỘI DUNG sách 92% (79) chuyện… 2.1 Ví điện tử là gì? Giới thiệu sơ lược về tính năng của ví điện tử Ví điện tử (hay còn gọi là e-wallet) là một ứng dụng trên điện thoại di động hoặc trên mạng, cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trực tuyến bằng cách lưu trữ thông tin thanh toán, tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán khác1 Trên thị trường có rất nhiều loại ví điện tử khác nhau, một trong những ví điện tử phổ biến ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Momo, ZaloPay, ViettelPay, ShopeePay, Ví điện tử hoạt động bằng cách lưu trữ tiền của người dùng trong một tài khoản điện tử, sau đó người dùng có thể sử dụng số dư đó để thanh toán các hóa đơn và dịch vụ Khi người dùng muốn thực hiện một giao dịch, họ có thể sử dụng ví điện tử của mình để thanh toán bằng tiền trong ví hoặc bằng cách chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng đã được liên kết hoặc thẻ tín dụng của họ Ví điện tử đang ngày càng trở nên thông dụng với nhiều tính năng giúp người dùng tiết kiệm thời gian, chi phí, điển hình như một số tính năng chính sau đây2:  Thanh toán hóa đơn: Ví điện tử cho phép người dùng thanh toán các hóa đơn điện, nước, Internet, học phí, bảo hiểm, một cách tiện lợi  Mua sắm trực tuyến: Ví điện tử được sử dụng như một công cụ giúp người dùng thanh toán hóa đơn khi mua hàng trên các cửa hàng, trang web thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,  Chuyển tiền: Ví điện tử giúp người dùng chuyển tiền cho người thân, bạn bè hoặc các tài khoản ví điện tử khác với thao tác nhanh chóng  Nạp tiền điện thoại: Ví điện tử cho phép người dùng nạp tiền điện thoại cho chính bản thân mình hoặc bạn bè, người thân, chỉ bằng cách nhập số điện thoại và số tiền cần nạp 1 An, B T (2023, April 25) Ví điện tử là gì? Ví điện tử khác gì tài khoản ngân hàng số? Luật Minh Khuê Retrieved December 8, 2023, from https://luatminhkhue.vn/vi-dien-tu-la-gi.aspx 2 Ngân Lượng (2023, January 27) Ví điện tử là gì? Lợi ích và lưu ý cần thiết khi sử dụng ví điện tử là gì? Ngân Lượng Retrieved December 8, 2023, from https://news.nganluong.vn/vi-dien-tu-la-gi-nhung-loi-ich-va-luu-y-can- thiet-khi-su-dung-vi-dien-tu-la-gi/ 6  Lưu trữ tiền: Ví điện tử giúp người dùng lưu trữ tiền một cách an toàn Không những thế, ví điện tử cho phép người dùng truy vấn về số dư tài khoản, lịch sử giao dịch để kiểm soát sự biến động số dư tốt hơn Ngoài ra, một số ví điện tử còn có những tính năng mở rộng khác:  Bảo hiểm: Người dùng có thể mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm du lịch, thông qua ví điện tử  Vay tiêu dùng: Cho phép người dùng vay tiêu dùng, mở thẻ tín dụng với các thủ tục đơn giản  Đầu tư, tiết kiệm hưởng lãi suất: Ví điện tử cung cấp các sản phẩm đầu tư, tiết kiệm như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, cho người dùng 2.2 Nghiên cứu chi tiết đặc điểm của khách hàng sử dụng ví điện tử Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển ví điện tử rất nhanh chóng Đặc biệt là tại các thành phố lớn và đông dân như thành phố Hồ Chí Minh, ví điện tử đã trở thành một công cụ thanh toán và giao dịch đắc lực, giúp người dân chủ động hơn trong chi tiêu hàng ngày Nhờ vào tính tiện lợi và nhanh chóng, ngày càng có nhiều người lựa chọn hình thức thanh toán bằng ví điện tử Vì vậy, có rất nhiều loại ví điện tử đã ra đời để phục vụ nhu cầu chi tiêu và thanh toán của khách hàng Thông qua khảo sát, khách hàng có xu hướng sử dụng 1 loại ví chiếm 22.5%, khách hàng sử dụng 2 loại ví đứng đầu với 30% và phần còn lại sử dụng từ 3 loại ví trở lên Trong thời đại công nghệ và kỹ thuật số phát triển 7 nhanh chóng, ví điện tử đang ngày càng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng Trong đó, sinh viên là đối tượng sử dụng ví điện tử nhiều nhất (70%), đứng thứ hai là nhân viên văn phòng (16,2%) và nhiều thành phần dân cư khác Ví điện tử thông dụng nhất đối với số đông bộ phận sinh viên bởi tính tiện lợi, nhanh chóng và an toàn khi tham gia các hoạt động thanh toán Khi đi học xa nhà, ví điện tử đóng vai trò nhu một công cụ hỗ trợ hữu ích để sinh viên nhận được sinh hoạt phí từ phụ huynh mà không cần mất nhiều thời gian đi lại và rút tiền từ ngân hàng Sự phổ biến của ví điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện qua tần suất sử dụng ví điện tử của sinh viên: Có khoảng 37,5% người dùng sử dụng 2 lần/ngày, 21,3% sử dụng 3 lần/ngày, 15% sử dụng 4 lần/ngày, 13,7% sử dụng 5 lần trên ngày và 12,5% sử dụng nhiều hơn 6 lần/ngày Điều đó cho thấy rằng ví điện tử được sinh viên sử dụng rất thường xuyên, có mặt trong rất nhiều hoạt động thanh toán, giao dịch trong cuộc sống hàng ngày Hình 3: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng ví mỗi ngày của khách hàng 8 Đối với đối tượng sinh viên, trung bình hàng tháng mỗi khách hàng thực hiện thanh toán, giao dịch khoảng từ 1.000.000- 2.000.000 đồng chiếm vị trí đầu tiên với 25%, tiếp theo là từ 500.000- 1.000.000 đồng chiếm 22.5% và có 17.5% khách hàng chi tiêu hơn 3.000.000 đồng/ tháng Hình 4: Biểu đồ thể hiện trung bình chi tiêu hàng tháng của khách hàng sử dụng ví Từ những thông số cụ thể như trên, có thể thấy được rằng ví điện tử đã nhận được sự tin tưởng nhất định từ khách hành nhờ vào tính bảo mật, an toàn và nhanh chóng của các hoạt động thanh toán, giao dịch 2.3 Liên hệ thực tiễn 2.3.1 Thực trạng Vào năm 2015, Việt Nam chỉ ghi nhận 5 doanh nghiệp ví điện tử được cấp phép hoạt động Tính đến 26/06/2023, con số này tăng lên 8 lần, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, thị trường Việt Nam hiện đang có 50 ví điện tử và tổ chức trung gian thanh toán không phải ngân hàng được chính thức cấp phép hoạt động3 Đứng trước thị trường ví điện tử đang có xu thế cạnh tranh vô cùng khốc liệt, các nhà cung cấp dịch vụ nào đưa ra hệ sinh thái tốt sẽ chiếm lĩnh thị phần 3 NHNN - Các tổ chức CUDVTDTT không phải là ngân hàng nhà nước (2023, June 16) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Retrieved December 7, 2023, from https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/ctccudvtt? centerWidth=80%25&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- state=ab7fm1fe9_4&_afrLoop=37952753487398466#%40%3F_afrLoop%3D37952753487398466%26cente 9 Tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, MoMo hiện đang là ví điện tử được săn đón nhiều nhất chiếm 82,5% số lượng người sử dụng, Zalo Pay chiếm 35%, Shopee Pay chiếm 33,8%, Viettel Pay (hay Viettel Money) chiếm 13,8%, VN Pay chiếm 12,5% Và gần đây nhất, ông lớn trong thị trường công nghệ Apple cũng đã tham gia vào cuộc chơi với ví điện tử Apple Pay chiếm 6,3% Sự khác biệt này đến từ việc tiếp cận và phát triển hệ sinh thái của mỗi doanh nghiệp Trong khi MoMo, Zalo Pay, VN Pay được biết đến rộng rãi với việc giúp khách hàng có thể thực hiện hầu hết hoạt động giao dịch như: Chuyển tiền, thanh toán các khoản phí, dịch vụ, mua sắm,… thì những ví điện tử khác có những tính năng tương tự lại ít được sử dụng hơn vì theo nhận tri của hầu hết người dùng, những ví điện tử đó chỉ có thể dùng trong một hoặc một số nền tảng cung cấp dịch vụ Đơn cử như Shopee Pay, ngoài việc thanh toán trực tiếp các đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, ví điện tử này vẫn hỗ trợ đa dạng các hoạt động giao dịch, Hình 5: Thống kê các ví điện tử được sử dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh người dùng có thể thanh toán cước, đặt khách sạn, mua vé xem phim, thậm chí là thanh toán hoá đơn tại các cửa hàng bằng mã QR, nhưng những tính năng này vẫn chưa được nhiều người biết đến 10 Theo khảo sát, đa số người dùng biết đến ví điện tử thông qua người thân, bạn bè giới thiệu và các quảng cáo trên mạng xã hội là chính Hình 6: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các phương thức người dùng biết đến ví điện tử Khi sử dụng ví điện tử, phần lớn người dùng đều bị thu hút bởi giao diện ứng dụng dễ dùng (70%), có thể sử dụng ở đa dạng của hàng (67.5%), không mất phí chuyển tiền (60%), cho phép thanh toán qua nhiều hình thức, có nhiều hoạt động ưu đãi T h e o 11 khảo sát, hình thức khuyến mãi được yêu thích nhất khi thanh toán bằng ví điện tử là giảm giá trực tiếp trên hoạt động giao dịch, được yêu thích thứ hai là hình thức hoàn tiền trực tiếp về ví, thứ ba là tích điểm tiêu dùng Khi thực hiện thanh toán bằng ví điện tử, việc được hổ trợ giảm giá sản phẩm qua nhiều hình thức khác nhau hoặc tích điểm sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng, từ đó thúc đẩy lượng người mua hàng và sử dụng ví điện tử trong thời gian ngắn Hình 8: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các hình thức khuyến mãi yêu thích của khách hàng khi sử dụng ví 2.3.2 Mục đích sử dụng ví điện tử Theo khảo sát, ví điện tử được mọi người sử dụng không chỉ rộng rãi mà còn đa dạng mục đích, nhưng phần lớn, các khoản thanh toán thường xuyên nhất là mua sắm, ăn uống và chuyển, nhận tiền Do phần đông đối tượng sử dụng ví điện tử là sinh viên và nhân viên văn phòng, nhu cầu mua sắm và ăn uống bên ngoài là rất lớn Giới trẻ ngày nay có xu hướng tìm kiếm mặt hàng nhu yếu phẩm, quần áo, đồ gia dụng qua các trang thương mại nhiều hơn, khi thanh toán bằng ví điện tử, họ sẽ nhận được nhiều ưu đãi hoặc miễn phí vận chuyển Bên cạnh đó phần đông sinh viên và nhân viên văn phòng lựa chọn ăn bên ngoài hoặc đặt đồ ăn mang gửi đến tận trường, văn phòng làm việc thay vì về nhà ăn khiến nhu cầu về ví điện tử lại càng tăng cao Hình 9: Thống kê những mục đích sử dụng ví điện tử của người dùng 12 Về chuyển, nhận tiền, đây là mục đích sử dụng chính của hầu hết người sử dụng ví điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ đã hỗ trợ người dùng hết mình bằng cách mở rộng hệ sinh thái của họ thông qua việc liên kết với nhiều ngân hàng và các loại ví điện tử khác nhằm giúp người dùng có thể chuyển tiền đến bất kì ai Ngoài ra, người dùng còn thanh toán bằng ví điện tử cho các mục đích khác như: thanh toán điện nước, nạp tiền điện thoại, giải trí, trả thẻ tín dụng, y tế, giáo dục, du lịch, đi lại, nạp game,… Tuy mục đích về y tế và giáo dục không chiếm tỉ lệ cao, song vẫn có khá nhiều trường hợp áp dụng việc thanh toán qua ví điện tử Từ đó cho thấy rằng ngành y tế và ngành giáo dục cũng đang dần hiện đại hoá, mang lại nhiều lợi ích cho cho cả đôi bên Người đi học, đi khám bệnh sẽ có thể thanh toán nhanh hơn, phía nhà trường, bệnh viện cũng sẽ giảm được nhân lực và thời gian thu phí trực tiếp 2.3.3 Nguyên nhân: Vì sao ví điện tử lại thông dụng ở TP HCM? Để có thể thay thế phương thức thanh toán bằng tiền mặt vốn đã cắm rễ rất lâu trong thói quen tiêu dùng của người dân, ví điện tử phải có những ưu điểm thật sự nổi bậc và một thời cơ thích hợp để bứt phá Về thời cơ, xuyên suốt năm 2020 khi đại dịch Covid bùng nổ, người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn tới việc mua bán hàng hóa trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, người dân đã lựa chọn hình thức thanh toán trực tuyến thông qua các ví điện tử để giữ an toàn, tránh việc dịch bệnh lan rộng Sau khi đại dịch Covid dần được kiểm soát ổn định, xu thế sử dụng ví điện tử vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt mà ngược lại được người dân biết đến nhiều hơn và sử dụng rộng rãi Đây là cơ hội để các nhà cung cấp dịch vụ quảng bá sản phẩm của mình rộng rãi hơn đến người dùng Ngày nay, khi nhịp sống của thành phố ngày một vội vã thì sự nhanh chóng tiện lợi khi giao dịch là điều được người dùng quan tâm nhiều nhất Hầu hết các ví điện tử đều đáp ứng được nhu cầu này, người dùng có thể thanh toán vừa đủ số tiền cần thanh toán mà không cần đợi thối tiền, các thao tác để thanh toán cũng vô cùng nhanh chóng Đối với những thiết bị di động có khoá vân tay và khoá khuôn mặt, ví điện tử sẽ sử dụng chính 13 những loại hình bảo mật này để nhập nhanh mã OTP, việc này vừa nhanh, vừa tiện lợi trong việc bảo mật, giúp hạn chế việc nhập OTP trực tiếp bị kẻ gian nhìn thấy sẽ gây nguy hiểm đến người dùng Bên cạnh đó người dùng còn bị thu hút vì sự đơn giản dễ sử dụng của ví điện tử Các nhà cung cấp dịch vụ đã thiết kế ứng dụng ví điện tử sao cho trực quan sinh động song vẫn giữ được sự tối giản nhất định, hỗ trợ người dùng ở mọi độ tuổi khác nhau đều có thể dễ dàng thực hiện giao dịch Ví điện tử còn mang lại nhiều lợi ích khác như người dùng sẽ không cần mang theo ví tiền mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, giúp hạn chế rủi ro mất cắp, dễ dàng kiểm tra quản lý chi tiêu, đem lại nhiều ưu đãi, đảm bảo sự bảo mật khi giao dịch 2 3 4 Hình 10: Thống kê những lợi ích khi dùng ví điện tử Ảnh hưởng của ví điện tử đối với xã hội Ví điện tử có những ảnh hưởng tích cực đối xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: 14 Hình 11: Biểu đồ thể hiện những ảnh hưởng của ví điện tử đối với xã hội  Làm cho xã hội hiện đại hơn: Ví điện tử giúp tăng cường hiệu quả, tính an toàn và bảo mật, tính bao trùm, tính bền vững và tính kết nối Ví điện tử đang góp phần làm cho xã hội trở nên hiện đại và văn minh hơn  Hạn chế tình trạng trộm cắp tiền, tăng cường an toàn và tiện lợi cho người dùng: Ví điện tử giúp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm thiểu sử dụng tiền mặt và giảm thiểu các rủi ro gian lận, trộm cắp  Tiết kiệm nguồn tài nguyên giấy dùng cho in tiền: Tiền mặt là một loại vật liệu không thể tái chế và có thể gây ô nhiễm môi trường Việc sử dụng ví điện tử giúp giảm thiểu lượng tiền mặt lưu thông, từ đó góp phần bảo vệ môi trường  Giảm thiểu tội phạm: Ví điện tử giúp giảm thiểu tội phạm liên quan đến tiền mặt, chẳng hạn như rửa tiền và tiền giả  Tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính: Ví điện tử cho phép người dùng dễ dàng theo dõi lịch sử giao dịch của mình Điều này giúp người dùng kiểm soát tốt hơn tài chính cá nhân và doanh nghiệp 2.3.5 Hạn chế Không thể phủ nhận những tiện ích tuyệt vời mà ví điện tử mang lại cho cuộc sống con người Sự xuất hiện của ví điện tử đã làm cho đời sống sinh hoạt trở nên tiện ích và an toàn hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh, góp 15 phần thúc đẩy nền thương mại điện tử lan rộng trên toàn thế giới Tuy nhiên, đôi khi việc sử dụng ví điện tử lại mang đến nhiều rắc rối cho con người Trước hết, một trong những điểm bất tiện nhất khi sử dụng ví điện tử là rào cản internet Theo một khảo sát nghiên cứu hành vi sử dụng ví điện tử mà nhóm chúng em đã thực hiện, hạn chế về điều kiện internet như wifi, 3G, 4G chiếm tỉ lệ cao nhất (81,3%) Vì ví điện tử là một dịch vụ trực tuyến nên người dùng bắt buộc phải kết nối internet để truy cập và sử dụng, nếu tốc độ internet không ổn định sẽ làm gián đoạn các thao tác như tải ứng dụng và đăng ký tài khoản hoặc thanh toán hóa đơn mua sắm, nạp tiền điện thoại, đóng tiền điện nước, Theo Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 25 năm khai trương dịch vụ Internet Việt Nam và “Internet Day 2022” diễn ra ngày 7/12, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long cho biết, hiện Việt Nam có 72,1 triệu người Việt sử dụng Internet (đạt tỷ lệ 73,2% dân số) trong cuộc sống hàng ngày, đứng thứ 13 trên thế giới.4 Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn rất thấp ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa, điều này đã dẫn đến việc sử dụng v Một hạn chế tiếp theo là cần sở hữu một chiếc smartphone để sử dụng ví điện tử (68,8%) Có thể nói smartphone vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với người tiêu dùng Về mặt cơ hội, smartphone đã giúp ví điện tử được phổ biến đến mọi người Về mặt thách thức, những người dân ở vùng sâu vùng xa, hoặc không có điều kiện để sở hữu một chiếc smartphone thì rất khó để tiếp cận ví điện tử Bên cạnh đó, một số người dùng (đặc biệt là người cao tuổi) bị hạn chế về trình độ công nghệ, khó khăn trong các thao tác với smartphone, tệ hơn là gây nên những giao dịch nhầm lẫn Smartphone là một thiết bị dễ bị đánh mất hoặc lấy cắp thông tin cá nhân, điều này có thể gây ra rủi ro về bảo mật, tài chính cho chủ thể sử dụng 4 Theo Phát biểu tại sự kiện kỷ niệm 25 năm khai trương dịch vụ Internet Việt Nam và “Internet Day 2022” diễn ra ngày 7/12, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long cho biết, hiện Việt Nam có 72,1 triệu người Việt sử dụng Internet (đạt tỷ lệ 73,2% dân số) trong cuộc sống hàng ngày, đứng thứ 13 trên thế giới 16 Trên đây là hai hạn chế lớn nhất về việc sử dụng ví điện tử theo khảo sát hành vi sử dụng ví điện tử của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà nhóm chúng em đã thực hiện Ngoài ra, còn một số hạn chế phải kể đến như lỗi bảo trì ngân hàng, ví điện tử (67,5%); một số nơi vẫn chưa chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử (53,8%); giới hạn mức thanh toán (32,5%); trình bảo mật chưa cao (33,8%) cũng như các quy định về pháp lý vẫn chưa thực sự chặt chẽ (26,3%) khiến người dùng chưa thể tin tưởng, Các hạn chế trên đã vô hình chung tạo nên vô số những mối lo ngại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng ví điện tử Người tiêu dùng phải đối mặt với các rủi ro về bảo mật tài khoản (32,5%), bảo mật mã OTP, mật khẩu thanh toán nơi công cộng (23,8%), rò rỉ thông tin cá nhân (15%), bảo trì ví điện tử dẫn đến thất thoát tiền (13,7%), 2.3.6 Giải pháp Để ví điện tử được phổ biến rộng rãi ở mọi nơi và trở thành phương tiện thanh toán yêu thích của người sử dụng, việc đưa ra những giải pháp khắc phục nhược điểm là vô Hình 13: Biểu đồ về những điều bất an của người tiêu dùng khi sử dụng ví điện tử cùng cần thiết Trước hết, các nhà cung cấp ứng dụng cần có các giải pháp hạn chế tối đa những rủi ro của ví điện tử thì người sử dụng ví điện tử cũng cần kiểm tra độ bảo mật của trang điện tử giao dịch, đổi mật khẩu ví khi cần, tạo mật khẩu khác email hay các tài 17 khoản xã hội khác, Hơn nữa, chính phủ cần ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mang tính chặt chẽ hơn về chính sách bảo mật, hạn mức giao dịch, Bên cạnh đó, người sử dụng ví điện tử cần những lưu ý sau:  Không chia sẻ tài khoản của bản thân cho người khác biết, trừ khi cả hai đang giao dịch  Không để lộ mật mã OTP tài khoản kể cả với người quen  Không nên ba hoa về số tiền trong tài khoản của mình  Nên cài đặt một số chương trình phòng chống virus và đánh cắp dữ liệu trên điện thoại của bạn để tránh bị mất dữ liệu và thông tin  Không tham gia đăng ký các gói vay, gói bảo hiểm khi chưa tìm hiểu thông tin kĩ  Không để quá nhiều tiền trong ví  Không sử dụng ví để thanh toán với các bên không uy tín

Ngày đăng: 25/03/2024, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w