Trong những nămgần đây, cùng với sự đi lên của toàn cầu, nước ta cũng đạt được những thành tựu nhấtđịnh về khoa học kĩ thuật ở các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, … Nhưng bêncạnh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CHÍNH SÁCH NÀY TRONG ĐIỀU HÀNH KINH TẾ
VĨ MÔ
Nhóm : 3
Lớp : Kinh tế vĩ mô
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Hiền
HÀ NỘI - 2021
Trang 2Danh sách thành viên STT Họ và tên Mã sinh viên
17 Phùng Thu Hà 2019602801
18 Đào Thanh Hải 2019602866
19 Hoàng Thị Hải 2019601828
20 Hoàng Thị Hằng 2020604763
21 Vũ Hồng Hạnh 2019606926
22 Đặng Thị Hảo 2019604416
23 Phạm Thị Hảo 2019606089
24 Đinh Thị Hiền 2020600970
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, thế giới đã có không ít bước nhảy vọt
về nhiều mặt, đưa văn minh nhân loại ngày càng trở nên tân tiến Trong những năm gần đây, cùng với sự đi lên của toàn cầu, nước ta cũng đạt được những thành tựu nhất định về khoa học kĩ thuật ở các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, … Nhưng bên cạnh những thành tựu đó, chúng ta cũng có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm và có những hành động để giảm thiểu tối đa như tệ nạn xã hội, thất nghiệp, lạm phát,…Có quá nhiều vấn nạn trong xã hội ngày nay cần được giải quyết nhưng có lẽ vấn đề gây nhức nhối và được quan tâm hàng đầu hiện nay chính là thất nghiệp
Thất nghiệp – một trong những vấn đề kinh niên của nền kinh tế Bất kì quốc gia nào
dù phát triển đến đâu cũng vẫn tồn tại thất nghiệp, chỉ là vấn đề thất nghiệp ở mức thấp hay cao mà thôi Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp không ít khó khăn và chịu tác động của nền kinh tế toàn cầu đã khiến tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta ngày càng gia tăng Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề cho xã hội như: gia tăng tệ nạn
xã hội, sự phân biệt giàu nghèo, sụt giảm nền kinh tế, …Tuy Việt Nam đã có những bước chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế nhưng vấn đề giải quyết và tạo việc làm cho người lao động vẫn đang còn là vấn đề nan giải của xã hội hiện nay
Với đề tài “Phân tích các giải pháp nhằm giảm tỉ lê thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2008-2012 Cho biết nhận thức của bạn về sự cần thiết của chính sách này trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô” nhóm 3 hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về vấn đề thất nghiệp cũng như các biện pháp giảm thiểu thất nghiệp của nước ta để có những kiến thức và hiểu biết chính xác nhất cho vấn đề này
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong 5 năm (2008 – 2012)
Phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, tổng hợp, phân tích và đánh giá
Nhóm 3 chúng em xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Hiền – Giảng viên học phần
Kinh Tế Vĩ Mô đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu, thảo luận và xây dựng đề tài Chúng em mong rằng có thể nhận được những nhận xét, đánh giá của cô sau khi trình bày đề tài thảo luận để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn
Trang 4Mục lục
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1 Khái niệm, phân loại thất nghiệp 1
1.1 Thế nào là thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp? 1
1.2 Phân loại thất nghiệp 1
2 Nguyên nhân của thất nghiệp 3
3 Tác động của thất nghiệp 3
PHẦN II: Thực trạng thất nghiệp trong 5 năm từ năm 2008 - 2012 5
1, Thực trạng thất nghiệp năm 2008 6
2, Thực trạng thất nghiệp năm 2009 6
3, Thực trạng thất nghiệp năm 2010 7
4 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2011 8
5, Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012 9
Phần III: Giải của Chính phú để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam 9
1 Chính sách của chính phủ về kinh tế 10
1.1 Gói kích cầu của chính phủ 10
1.2 Chính sách tài khoá 10
1.3 Chính sách thu hút vốn đầu tư 10
1.4 Chính sách xuất khẩu lao động 11
2 Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động 11 3 Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp 12
4 Một số chính sách khác 13
Phần IV Nhận thức về sự cần thiết của các chính sách 13
Trang 5PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm, phân loại thất nghiệp
1.1 Thế nào là thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp?
- Lực lượng lao động (dân số hoạt động kinh tế): là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu lao động (và những người ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động)
- Thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động hiện không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm
- Tỷ lệ thất nghiệp: là % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động
Công thức tính: U% =
Trong đó: Lực lượng lao động xã hội (LLLĐXH) = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người có vc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động so với tổng dân số trong độ tuổi lao động
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động: là tỷ lệ phần trăm số người trong tuổi lao động
so với tổng dân số
- Lao động thiếu việc làm: là những người xác định có việc làm nhưng có mức thời gian làm việc thực tế thấp hơn mức quy định
1.2 Phân loại thất nghiệp
Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ về nó Có thể chia thành các loại như sau:
1.2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam – nữ)
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi – nghề)
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, …)
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Trang 61.2.2 Phân theo lý do thất nghiệp
- Bỏ việc: Là những người tự ý xin thôi việc vì những lí do khác nhau như lương thấp, không hợp nghề, …
- Mất việc: Là những người bị các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó
- Nhập mới: Là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm
- Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm
1.2.3 Phân theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hoặc tìm kiếm công việc khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao động về kỹ năng, nghành nghề, địa điểm, …
Hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động
- Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra khi tiền lương được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị - xã hội tác động
1.2.4 Theo phân tích hiện đại về thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc do việc làm và mức lương chưa phù hợp với mong muốn
- Thất nghiệp không tự nguyện: Chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện hành nhưng không được thuê
Trang 7- Thất nghiệp tự nhiên: Là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng Tại đó, mức tiền lương và giá cả là hợp lý, các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn
2 Nguyên nhân của thất nghiệp
Người lao động cần có thời gian để tìm được việc làm phù hợp nhất đối với họ
- Do sự thay đổi nhu cầu lao động giữa các doanh nghiệp
- Do sự thay đổi nhu cầu làm việc của người lao động
- Luôn có những người mới tham gia hoặc tái nhập vào lực lượng lao động
Sự vượt quá của cung so với cầu lao động
- Do Luật tiền lương tối thiểu, tác động của các tổ chức công đoàn
- Do cơ cấu kinh tế thay đổi
- Do tính chu kỳ của nền kinh tế
3 Tác động của thất nghiệp
Góc độ kinh tế:
- Nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả
- Cá nhân và gia đình người thất ngiệp chịu nhiều thiệt thòi từ việc mất nguồn thu nhập, kỹ năng xói mòn, tâm lý không tốt
Góc độ xã hội:
- Dễ nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội
- Chính phủ phải chi nhiều tiền trợ cấp thất nghiệp
Góc độ chính trị:
- Người lao động giảm lòng tin đối với chính sách của chính phủ
Góc độ người lao động:
- Cuộc sống gặp khó khăn
- Kỹ năng chuyên môn bị mai một nếu thất nghiệp lâu
Đối với thất nghiệp tự nhiên:
Trang 8- Tăng cường hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại các nguồn lực
- Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp
- Tạo thuận lợi cho di cư lao động
Đối với thất nghiệp tự nguyện:
- Tạo ra công ăn việc làm và mức lương tốt hơn tại mọi mức tiền lương thu hút
đề thu hút lao động hơn
- Tổ chức các chương trình dạy nghề và tổ chức tốt các thị trường lao động
Đối với thất nghiệp chu kỳ:
Áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thu hút được nhiều lao động hơn
4 Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
4.1 Mối quan hệ trong ngắn hạn
SPCo
Tỷ lệ thất nghiệp(U)
Ta có:
Trong đó:
Trang 9U: tỷ lệ thất nghiệp thực tế
U*: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Thông qua đường cong philip ta thấy:
- Lạm phát bằng 0 khi tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
- Tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ thatsnghieepj có xu hướng giảm
- Độ dốc của đường cong phillip có vai trò rất lớn trong việc quyết định mqh đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
4.2: Đường cong phillip trong dài hạn
SPCo
0
U* Tỷ lệ thất nghiệp(U)
Hình 2: Đường cong phillip trong dài hạn
PHẦN II: Thực trạng thất nghiệp trong 5 năm từ năm 2008 - 2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Tỷ lệ thất
nghiệp(%)
4,65 4,66 2,88 2,27 1,8
Tỷ lệ thiếu
việc làm(%)
5,1 5,1 4,5 3,96 2,74
Trang 101, Thực trạng thất nghiệp năm 2008
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng thì số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về nước trước thời hạn Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng 4,65%, tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm
tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007 Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007 Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3% Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm
Theo thống kê của bộ lao động thương binh xã hội, hết năm 2008, cả nước mới có gần 30.000 lao động tại khối doanh nghiệp bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy giảm Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1,35 triệu lao động, trong đó thông qua các chương trình kinh tế xã hội là 1,1 triệu, xuất khẩu lao động 85.000
2, Thực trạng thất nghiệp năm 2009
Theo báo cáo của bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đến cối năm 2009, cả nước đã có 133.262 lao động bị mất việc làm – chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) có báo cáo, chưa kể 40.348 lao động ở các làng nghề bị mất việc làm và khoảng 100.000 người phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên
Việt Nam năm 2009 là 4,66% (đây là tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ) và tỷ lệ thiếu việc làm của Việt Nam ở mức 5,1% Đáng chú ý tỷ lệ
Trang 11thiếu việc làm ở nông thôn lên tới 6,1%, còn khu vực thành thị là 2,3% Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2009, cả nước đã tạo việc làm cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,437 triệu người và xuất khẩu lao động trên 73.000 người
3, Thực trạng thất nghiệp năm 2010
Tại cuộc họp báo ngày 31/12/2010, Tổng cục thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi của nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm
2009 Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,88%
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,29% và tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn
là 2,29% So sánh với năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17% trong khi thất nghiệp nông thôn lại tăng thêm 0,02%
Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,5%; trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%.Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010, lực lượng lao động trong độ tuổi
từ 15 trở lên là hơn 50,5 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là hơn 46,2 triệu người, tăng 2,12%.Tỷ lệ dân số cả nước 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động tăng từ 76,5% năm 2009 lên 77,3% năm 2010
Tỷ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,6% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4% Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị gấp đôi nông thôn Tỷ
lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, khu vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi cao gấp hai lần so với khu vực nông thôn (thành thị là 4,43%, khu vực nông thôn là 2,27%) Đó là một thông tin trích từ kết quả tổng hợp về tình hình lao động việc làm 9 tháng năm 2010 của Tổng cục Thống kê Theo đó, hiện cả nước có nước có 77,3% người từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượng lao động, trong đó khu vực thành thị là 69,4%; khu vực nông thôn 80,8% Tỷ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 14,6%, chủ yếu là ở khu vực thành thị, chiếm
Trang 12khoảng 30%; khu vực nông thôn chỉ 8,6% Tổng hợp tình hình kinh tế xã hội trong 9 tháng năm 2010 của cơ quan này cũng cho thấy, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong
độ tuổi hiện là 4,31%, trong đó khu vực thành thị là 1,95%; khu vực nông thôn là 5,24% Tỷ lệ lao động nữ thiếu việc làm cao hơn lao động nam
Tính chung 9 tháng đầu năm 2010, tổng số lượt lao động được giải quyết việc làm ước đạt 1.186,1 nghìn lượt người, đạt 74,13% kế hoạch năm; xuất khẩu lao động ước đạt 58.075 người, đạt trên 68,3% kế hoạch năm
4 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2011
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 đã giảm xuống 2,27%, từ mức 2,88% năm 2010, thấp nhất trong 4 năm gần đây
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010 Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%
Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48% năm 2011 Tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%, khu vực dịch vụ duy trì ở mức 29,6% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,27% Trong đó khu vực thành thị là 3,6%, khu vực nông thôn là 1,71% (năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 2,88%, 4,29%, 2,30%)
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2011 là 2,96%, trong đó khu vực thành thị là 1,82%, khu vực nông thôn là 3,96% (Năm 2010 các tỷ lệ tương ứng là: 3,57%; 1,82%; 4,26%) Nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2011 có
xu hướng giảm nhưng giảm không nhiều
*nguyên nhân:
- Mức lạm phát tăng cao (18,6%) Để kiềm chế lạm phát, chính phủ đã siết chặt nguồn thu tín dụng, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng gặp khó khăn trong việc kiếm vốn đầu tư