1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế học vĩ mô đề tài chính sách tiền tệ và vận dụng chính sách tiền tệ ở việt nam từ 2020 đến 2021

24 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính Sách Tiền Tệ Và Vận Dụng Chính Sách Tiền Tệ Ở Việt Nam Từ 2020 Đến 2021
Tác giả Nguyễn Quỳnh Chi, Nguyễn Minh Chiến, Nguyễn Thị Khánh Chúc, Nguyễn Đình Công, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Đình Đạt
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Học Vĩ Mô
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 374,93 KB

Nội dung

Sự thay đổi linh hoạt, nhanh chóng và kịp thờitrong chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng to lớn trongviệc khắc phục nền kinh tế dưới tác động tiêu cực của dị

Trang 1

Sinh viên thực hiện: Nhóm 2 – Lớp : 2021DHDLKD01

Nguyễn Quỳnh Chi Nguyễn Minh Chiến Nguyễn Thị Khánh Chúc Nguyễn Đình Công Nguyễn Việt Cường Nguyễn Đình Đạt

Trang 2

Hà Nội, tháng 05/2022

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề 4

6. Kết cấu 4

PHẦN NỘI DUNG 5

I LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 5

1 Khái niệm chính sách tiền tệ 5

2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 5

3 Vai trò của chính sách tiền tệ 6

4 Công cụ của chính sách tiền tệ 8

5 Hạn chế của chính sách tiền tệ 9

II CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2021 10

1 Tác động của đại dịch COVID – 19 đến kinh tế Việt Nam 10

1.1 Lĩnh vực nông – lâm – ngư 10

1.2 Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 11

1.3 Lĩnh vực du lịch 11

1.4 Lĩnh vực giao thông – vận tải 12

1.5 Lĩnh vực bán lẻ 12

1.6 Lĩnh vực tài chính - ngân hàng - bảo hiểm 12

2 Vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021 .12

2.1 Mục tiêu chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn 2020 -2021 13

2.2 Những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Việt Nam 13

2.2.1 Điều chỉnh lãi suất 13

2.2.2 Điều chỉnh tăng trưởng tín dụng 14

2.2.3 Đảm bảo thanh khoản thông suốt hệ thống 15

2.2.4 Cơ cấu thời gian trả nợ; miễn giảm lãi, phí dịch vụ thanh toán 15

3 Những kết quả đạt được từ việc vận dụng chính sách tiền tệ linh hoạt ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021 16

4 Đánh giá khách quan về vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021 19

PHẦN TỔNG KẾT 21

1 Kết luận 21

2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu tiếp theo 21

3 Danh mục tài liệu tham khảo 21

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Là một quốc gia đang trên đà phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa với độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam ngày từng bướcđánh dấu sự trưởng thành về kinh tế trên thị trường thế giới Song, trong bối cảnh đầykhó khăn do thiên tai, dịch bệnh,… xuất hiện dày đặc tại các quốc gia trên thế giới,ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng nề đến nền kinh tế thế giới, cũng như lĩnh vực kinh tế -

xã hội của Việt Nam Trước những thách thức và khó khăn trong bối cảnh đó, ViệtNam quyết liệt vào cuộc bằng cả hệ thống chính trị dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, thủtướng Chính phủ và ngân hàng Trung ương, với mục đích nhằm giảm tối thiểu nhữngtác động xấu do đại dịch COVID-19 gây ra, từng bước xây dựng, phục hồi sản xuấtkinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô Sự thay đổi linh hoạt, nhanh chóng và kịp thờitrong chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng to lớn trongviệc khắc phục nền kinh tế dưới tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đến nền kinh tếnước nhà

Có thể thấy chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn khó khăn dođại dịch là rất quan trọng vì nó quyết định rất nhiều tới hướng đi của cả nền kinh tế củaViệt Nam sau này Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Chính sách tiền tệ và vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn từ 2020 đến

2021 ” để nghiên cứu đồng thời phân tích hiệu quả của chính sách tiền tệ nước nhàmang lại cho chính quốc gia của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý thuyết bao gồm khái niệm, vai trò, công cụ, mục tiêu và hạnchế của chính sách tiền tệ

Hệ thống hóa lý thuyết về chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2020

-2021 bao gồm công cụ được áp dụng, mục tiêu mà chính sách tiền tệ Việt Nam hướngtới, các biện pháp linh hoạt của chính phủ được triển khai và thực hiện trong bối cảnhđầy thách thức và khó khăn do cú sốc dịch tễ; tổng hợp kết quả đạt được giai đoạn

2020 – 2021 trong việc vận dụng chính sách tiền tệ; nhận định, đánh giá khách quan vềchính sách tiền tệ ở Việt Nam

Trang 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tiền tệ của Việt Nam nóiriêng, các công cụ của chính sách tiền tệ, những thay đổi trong chính sách tiền

tệ giai đoạn 2020 – 2021 nhằm ứng phó trước tác động của đại dịch COVID –19

- Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn từ đầu năm 2020 đến 2021 ( thời gian đại dịchCOVID – 19 tái bùng phát nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinhtế)

4 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm phân tích được những công cụ, chính sách, mục tiêu cũng như là kết quảcủa chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021 Bài luận đã sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng

- Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp

- Thu thập, phân tích, xử lý nguồn dữ liệu thứ cấp

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề

- Thông qua việc phân tích, tổng hợp những kết quả của việc vận dụng chínhsách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2021 từ đó thấy được những tồnđọng, hạn chế của chính sách tiền tệ mà Chính phủ cần đưa ra những quyếtsách, phù hợp và dài hạn để giảm thiểu tối đa tác hại của cú sốc dịch tễ trongtương lai

- Sử dụng, kế thừa kết quả, mục tiêu của vấn đề nghiên cứu này, làm cơ sở vàtiền đề cho những đề tài nghiên cứu tiếp theo

6. Kết cấu

- Phần I: Lý thuyết về chính sách tiền tệ

- Phần II: Vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

I LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

1 Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ (Monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (moneysupply) của cơ quan quản lý tiền tệ, nhằm kiểm soát lượng cung tiền và hướng tới mộtlãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định vàtăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt đượctoàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế

Chính sách tiền tệ bao gồm quá trình soạn thảo, công bố và thực hiện kế hoạchhành động của ngân hàng trung ương, cơ quan quản lý tiền tệ quyền lực của một quốcgia trong việc kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế và các kênh cung ứng tiền mới

Theo điều 3, luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, chính sáchtiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉtiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đềra

Dựa vào mức cung đối với nền kinh tế, chính sách tiền tệ được chia làm 2 loại:

- Chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng): Là chính sách ngân hàng Trung ươngtác động làm tăng mức cung tiền nhằm kích thích nền kinh tế và thúc đẩy pháttriển, khuyến khích tăng trưởng kinh tế Chính sách tiền tệ mở rộng thôngthường được sử dụng khi nền kinh tế bị suy thoái, trong các giai đoạn tăngtrưởng thấp trong chu kỳ kinh doanh

- Chính sách tiền tệ thu hẹp (thắt chặt): Là chính sách ngân hàng Trung ương tácđộng làm giảm mức cung tiền, từ đó làm tăng lãi suất khiến tổng cầu giảm dẫnđến mức giá chung giảm xuống Chính sách tiền tệ thu hẹp thường được ápdụng khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng quá cao, nền kinh tế “quá nóng”,lạm phát cao có nguy cơ bùng nổ

2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Trang 7

Để đảm bảo giữ vững ổn định sự cân bằng trong tăng trưởng kinh tế, phát triểnnền kinh tế thị trường, giữa thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ luôn phải giữ ởmức cân bằng Nếu hai thị trường này không cân bằng nhau, lượng tiền trong lưuthông nhỏ hơn (hoặc lớn hơn) giá trị hàng hóa sẽ xảy ra tình trạng giảm phát (hoặc lạmphát) Điều này xảy ra sẽ không có lợi cho nền kinh tế Vì vậy, ngân hàng Trung ươngthông qua các công cụ của chính sách tiền tệ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lênlượng cung tiền, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm lạmphát Ổn định nền kinh tế với:

- Mức sản lượng cân bằng (Y*) bằng mức sản lượng tiềm năng ( Yp)

- Thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên

độ tăng chỉ số giá cả tiêu dùng của chính phủ Việc ngân hàng trung ương công bố chỉtiêu này là cam kết nhằm ổn định giá trị tiền tệ dài hạn Bên cạnh đó, ổn định giá cảlàm tăng dự đoán những biến động trong nền kinh tế vĩ mô Môi trường đầu tư ổn định

là môi trường có mức lạm phát thấp và ổn định, đảm bảo phân bổ hiệu quả nguồn lực

xã hội và thúc đẩy nhu cầu đầu tư của tư nhân và doanh nghiệp

- Ổn định giá cả thị trường

Đối với bất cứ nền kinh tế nào, sự ổn định giá cả đóng vai trò vô cùng quantrọng giúp ngân hàng Trung ương xác định phương hướng phát triển kinh tế một cáchhiệu quả Việc ổn định giá cả trên thị trường sẽ tạo môi trường đầu tư ổn định, tạo nềnmóng cho hoạt động kêu gọi và thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp và cánhân sản xuất tạo nguồn lợi kinh tế

- Ổn định lãi suất

Trong kinh tế vĩ mô, lãi suất là một biến số hết sức quan trọng trong nền kinh tế

vì lãi suất sẽ chi phối tới quyết định chi tiêu của hộ gia đình và doanh nghiệp Biến

Trang 8

động bất thường của lãi suất gây ra khó khăn trong lập kế hoạch chi tiêu hay dự tínhkinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp Vì vậy, ổn định lãi suất là một trong nhữngmục tiêu quan trọng nhằm góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô của các ngânhàng trung ương.

- Ổn định thị trường tài chính và tỷ giá hối đoái

Góp phần quan trọng trong việc điều hòa nguồn vốn, đồng thời hiệu quả sửdụng vốn được nâng cao, thị trường tài chính được xem là nơi tạo ra nguồn vốn đểphát triển nền kinh tế Ngân hàng trung ương có khả năng tác động đến khối tín dụng

và lãi suất, đem lại sự ổn định thị trường tài chính Sự ổn định trong lãi suất sẽ thúcđẩy sự ổn định thị trường tài chính, đồng thời những biến động lãi suất sẽ tạo nênnhững bất ổn đối với các tổ chức tài chính

Là nền kinh tế mở cửa, hội nhập sâu rộng, luồng hàng hóa xuất nhập khẩu củamột quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi giữa đồng nội tệ và ngoại tệ Việc ổn định

và ngăn ngừa những biến động bất thường trong tỷ giá hối đoái giúp hoạt động kinh tếquốc có được hiệu quả tốt hơn Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh về mặt giá cả củahàng hóa trong nước với nước ngoài cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái

- Tăng trưởng kinh tế

Chính sách tiền tệ thông qua các công cụ tác động đến sản lượng và chi tiêu củatoàn xã hội, nên nó được coi là đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế Tăng trưởngkinh tế phải đảm bảo về cả khối lượng và chất lượng Một nền kinh tế phồn thịnh vớichất lượng và tốc độ tăng trưởng được biểu hiện bằng một cơ cấu cân đối và khả năngcạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước ở mức cao là nền tảng của sự ổn định, vàcũng là mục tiêu của mọi quốc gia, khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trườngquốc tế

- Khống chế tỷ lệ thất nghiệp – Tạo công ăn việc làm

Trong tất cả các chính sách kinh tế vi mô bao gồm cả chính sách tiền tệ thì tạoviệc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp là mục tiêu không thể thiếu Tỷ lệ thất nghiệp ở mứcthấp có ý nghĩa quan trọng bởi:

Trang 9

+ Chỉ số thấp nghiệp phản ánh sự thịnh vượng của quốc gia vì nó thể hiện khảnăng sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.

+ Thất nghiệp là nguyên nhân và là mầm mống của sự phát triển tệ nạn xã hội.+ Nhà nước mất một khoản lớn vào trợ cấp thất nghiệp có thể dẫn đến làm thayđổi cơ cấu chi tiêu chính phủ và làm tăng tình trạng căng thẳng việc sử dụng ngân sáchkhông hiệu quả

4 Công cụ của chính sách tiền tệ

- Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Là tỷ lệ giữa lượng tiền mặt tối thiểu tính trên tổng tiền gửi mà ngân hàng phải

dự trữ trên toàn bộ tiền gửi không kỳ hạn được quy định bởi ngân hàng nhà nướcnhằm điều chỉnh khả năng thanh toán, cho vay của các ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại chỉ được phép dự trữ lượng tiền mặt lớn hơn mức quyđịnh chứ không được dự trữ mức thấp hơn Nếu lượng tiền mặt giảm thấp hơn so vớiquy định thì ngân hàng thương mại đó phải đi vay bổ sung vào phần thiếu hụt đó,thông thường vay từ ngân hàng trung ương Sự gia tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộccủa ngân hàng trung ương sẽ làm thay đổi lượng cung tiền trên thị trường tiền tệ

Khi ngân hàng trung ương quy định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng khảnăng cho vay và đầu tư của ngân hàng thương mại Từ đó, làm tăng lượng tiền tronglưu thông và ngược lại

Bảng 1.1: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN Việt Nam áp dụng từ 01/06/2018

Trang 10

Nguồn:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Là hoạt động ngắn hạn mua vào hoặc bán ra các chứng từ có giá của ngân hàngtrung ương trên thị trường tiền tệ Thông qua hoạt động đó, ngân hàng trung ương tácđộng trực tiếp đến khả năng cung ứng tín dụng của ngân hàng thương mại và tác độnggián tiếp đến lãi suất thị trường

+ Muốn mở rộng tiền tệ: mua chứng từ có giá, chứng khoán trên thị trường, do

đó sẽ đẩy tiền mặt vào lưu thông

+ Muốn thu hẹp tiền tệ: bán chứng từ có giá, chứng khoán, thu tiền về, giảmlượng tiền mặt trong xã hội

- Công cụ lãi suất chiết khấu

Là lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng đối với khoản tiền cho ngân hàngthương mại vay Bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hay thấp, ngân hàng trungương có thể tác động đến dự trữ tiền mặt tại các ngân hàng thương mại

Là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi sự thay đổi của lãisuất không trực tiếp làm tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ làm thayđổi hoạt động sản xuất hay kích thích, kìm hãm đầu tư Cơ chế điều hành lãi suất được

Trang 11

hiểu là những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể được đề xuất và thực hiện bởingân hàng trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ và tín dụng trongtừng thời kỳ nhất định.

5 Hạn chế của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ rất hiệu quả trong việc thực thi chính sách vĩ mô nhưng thực

tế chính sách tiền tệ gặp phải một số vấn đề làm cho nó không hiệu quả như trong lýthuyết bởi vì:

- Độ trễ của chính sách: Trên thị trường tiền tệ có không ít những giao dịch đượcthỏa thuận từ trước khi có chính sách tiền tệ mới ban hành Vì vậy, sự tác độngcủa chính sách đến điều chỉnh hành vi của các chủ thể trên thị trường có độ trễnhất định

- Mức độ tác động của chính sách tiền tệ phụ thuộc vào hệ số phản ánh mối quan

hệ giữa cầu tiền với lãi suất: Khi lãi suất thay đổi sẽ tác động đến lượng cầu tiềntrong nền kinh tế

- Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất: điều này phản cho tâm lý, kỳ vọng của nhàđầu tư, định chế tài chính Chính phủ sử dụng công cụ lãi suất chiết khấu đểđiều chỉnh lượng cung tiền trong nền kinh tế, nhưng thực tế rất khó xác khốilượng dự trữ quá mức của các ngân hàng trung gian nhằm đối phó với lãi suấtchiết thay đổi

II CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2021

1 Tác động của đại dịch COVID – 19 đến kinh tế Việt Nam

COVID – 19 tác động mạnh đến những khu vực phi chính thức của nền kinh tếViệt Nam Trong khi đó, tỷ trọng phi chính thức ước tính đóng góp tương đối lớnkhoảng 25 – 35% vào kinh tế Trong những đợt khủng hoảng trước đây, khu vực này

ít chịu ảnh hưởng và được coi là bệ đỡ cho nền kinh tế vực dậy Nhưng trong lần này,khi các biện pháp phong tỏa được thực hiện, khu vực này chịu tác động mạnh mẽ nhất,xấu hơn nữa một số lĩnh vực buộc tạm dừng hoạt động Kéo theo đó, số lượng việclàm hay số doanh nghiệp trong khu vực này phải ngừng hoạt động là rất lớn Tuy nhiêncon số này lại không được phản ánh trong GDP

1.1 Lĩnh vực nông – lâm – ngư

Trang 12

Các mặt hàng nông sản, thủy sản chịu ảnh hưởng về các hoạt động thương mại,gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu phụ trợ nông nghiệp.Việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,… vàcác nước trong khu vực gặp nhiều khó khăn, rõ nét và trực tiếp nhất là các loại rau củquả, thủy sản tươi sống do khó có thể bảo quản lâu dài Trong giai đoạn cao điểm củadịch bệnh, các lệnh phong tỏa, hạn chế giao thương và chính sách đóng cửa biên giớicủa các quốc gia đã khiến hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường quốc tế rất chậm

và giảm mạnh; đồng thời dẫn đến việc hủy hàng loạt hợp đồng xuất khẩu Do đó, kimngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm 4,5%; thủy sản giảm 11,2% ngay trongquý I/ 2020 so với cùng kỳ 2019

1.2 Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.

Đại dịch COVID – 19 đã tác động rõ nét tới nhiều lĩnh vực của sản xuất côngnghiệp Trong đó, các ngành sản xuất theo mô hình chuỗi cung ứng, đồng thời là cácngành xuất khẩu chủ lực, tạo nhiều việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực

do gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gây thiếu nguồn cung đầu vào Nhiềudoanh nghiệp FDI tại Việt Nam và cả các doanh nghiệp Việt hoạt động trong cácngành sản xuất trên cũng bị ảnh hưởng gặp 2 khó khăn lớn là thiếu nguồn cung đầuvào và thiếu nguồn nhân lực Trong khi đó nhiều lĩnh vực sản xuất chỉ tập trung vàophân khúc gia công xuất khẩu, trong khi đó dịch bệnh đã gây ra nhiều khó khăn tronghoạt động ngoại thương làm giảm nhu cầu tiêu thụ, gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu

và sản lượng

Đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, chỉ số sản xuất toàn ngành chỉtăng 7,1% trong quý I/2020 thấp hơn 2,1% so với mức tăng cùng kì 2019 Số lượngdoanh nghiệp buộc tạm dừng tạm ngừng hoạt động tăng lên đến con số 28,3% so vớicùng kỳ năm trước Trong đó, các ngành chịu tác động tiêu cực khá mạnh bao gồm dệtmay, da giày với kim ngạch xuất nhập khẩu giảm trên 10% so với cùng kỳ, ngành dệtmay với giá cổ phiếu giảm 18,2% và da giày giảm 6% so với đầu năm 2020; doanh thucủa hoạt động sản xuất, kinh doanh thép giảm khoảng 10% và giá cổ phiếu của ngànhcũng giảm 27,4%; hoạt động khai khoáng đình trệ chủ yếu do giá dầu giảm mạnh với

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN