Đây là tiêu chí quan trọng để xác định một di sản cóthể được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới hay không.Khác với các di sản Văn hóa Thế giới có yếu tố gắn liền với con người,thì
LÝ THUYẾT CHUNG
Khái niệm chung
Di sản thế giới là một điểm mốc hay khu vực được lựa chọn bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (viết tắt là UNESCO) có giá trị về văn hóa, [1] lịch sử, khoa học hoặc hình thức có ý nghĩa khác và được pháp luật bảo vệ bởi các điều ước quốc tế Các địa điểm này được đánh giá là có tầm quan trọng đối với lợi ích tập thể nhân loại.
Các di sản thế giới được phân chia thành Di sản Văn hóa Thế giới; Di sản Thiên nhiên Thế giới và Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới hỗn hợp
Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là:
Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động sáng tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài
Logo của ủy ban di sản thế giới của UNESCO động thực vật đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định rõ ràng, có giá trị nổi bật toàn cầu về mặt khoa học, bảo tồn hoặc thẩm mỹ.
Điều kiện công nhận
- Là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu cho các giai đoạn lớn của lịch sử trái đất, bao gồm hồ sơ về sự sống, các tiến trình địa chất có ý nghĩa đang diễn ra trong sự phát triển của địa hình hoặc các đặc điểm địa mạo hay địa văn có ý nghĩa.
- Là những mẫu hình nổi bật tiêu biểu cho các quá trình sinh thái và sinh học đang diễn ra trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái đất, nước ngọt, vùng duyên hải ven biển và của các cộng đồng động thực vật.
- Chứa đựng những hiện tượng tự nhiên siêu phàm hoặc những khu vực có vẻ đẹp tự nhiên kiệt xuất có tầm quan trọng về thẩm mỹ.
- Chứa đựng những khu cư trú tự nhiên quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với việc bảo toàn tại chỗ tính đa dạng sinh học, bao gồm cả các loài có giá trị toàn cầu nổi bật có nguy cơ tuyệt chủng theo quan điểm khoa học và bảo tồn.
Khác với các di sản văn hóa thế giới có yếu tố gắn liền với con người, thì
Di sản Thiên nhiên Thế giới lại mang những nét đặc trưng riêng biệt của tự nhiên, không có yếu tố của con người ảnh hưởng đến Các Di sản Thiên nhiên Thế giới phải đáp ứng các tiêu chí đó chính là thể hiện lịch sử trái đát, thể hiện quá trình sinh thái và sinh học; chứa đựng vẻ đẹp, hiện tượng tự nhiên và đồng thời thể hiện nét cư trú tự nhiên Các yếu tố này được đánh giá chi tiết, cẩn thận để di sản thiên nhiên được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
III Hoạt động góp phần bảo tồn và phát triển Di sản Thiên nhiên Thế giới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản cũng cần phải được chú trọng, đẩy mạnh Bên cạnh việc phát triển, thúc đẩy các hoạt động du lịch, việc quản lý, bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch bền vững cũng là chủ trương của ngành du lịch, chính quyền các cấp và mỗi người dân tại khu du lịch
Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan.
+ Phát triển du lịch sinh thái- nghỉ dưỡng gắn với việc bảo vệ môi trường.
+ Phát triển du lịch văn hóa tâm linh gắn với các lễ hội truyền thống. + Phát triển du lịch thể thao mạo hiểm gắn với hệ thống các núi đá, các hang động.
Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch. Phát triển du lịch có kế hoạch và được kiểm soát đồng thời giáo dục và phát huy năng lực cộng đồng
Sử dụng nguồn thu nhập từ du lịch cho phát triển khu du lịch và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tạo công ăn việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Có biện pháp chống ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái Sử dụng hợp lý nguồn thu từ du lịch, để đảm bảo phát triển bền vững phải ưu tiên hàng đầu cho việc đầu tư trở lại cho du lịch đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường sinh thái và tôn tạo tài nguyên du lịch nhân văn
Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Đó là một trong những yêu cầu để phát triển bền vững, tạo niềm tin cho khách du lịch khi đến khu du lịch.
CÁC DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
VỊNH HẠ LONG
I Vị trí, giá trị di sản của Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một phần của biển đảo Vịnh Bắc Bộ Nhưng đều thuộc địa bàn hành chính của Tỉnh Quảng Ninh Được chia ra cho các khu vực, phần nắm giữ nhiều nhất là Thành phố Hạ Long, một phần của thành phố cẩm phả, một phần của vân đồn Vịnh Hạ Long là một phần của quần thể vịnh Bắc Bộ Nơi đây được bao bọc bởi 1 phần vịnh bái tử Long, một bên là đảo Cát Bà, còn phía tây là giáp đất liền sở hữu 1 bờ biển dài khoảng 120k từ Quảng Yên đến thành phố Hạ Long và 1 phần của cẩm phả kéo đến huyện đảo Vân Đồn Với tổng diện tích 1.553km vuông được tính cả vùng lõi vùng đệm, nằm tại các tọa độ 106°58′-107°22 Đông , 20°45′-20°50′ Bắc
Hình 2.1.1 Vịnh hạ Long Được UNESCO công nhận năm 1994, công nhận mở rộng năm 2000 với các tiêu chí về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo.
Vịnh Hạ Long sở hữu tất cả 1.969 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có 989 đảo đã được đặt tên và 980 hòn đảo chưa được đặt tên Những hòn đảo này được đặt tên 1 phần nhờ vào hình giáng của từng hoàn đảo hoặc được gắn liền với những dấu ấn lịch sử nào đó.
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thuỷ mặc khổng lồ vô cùng sống động Đó là những tác phẩm tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa rất quen thuộc vừa như xa lạ với con người Hàng ngàn đảo đá nhấp nhô trên sóng nước lung linh huyền ảo, vừa khoẻ khoắn hoành tráng nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng, sống động Đi giữa Hạ Long với muôn ngàn đảo đá, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá nơi đây. Đảo thì giống hình ai đó đang hướng về đất liền – hòn Đầu Người; đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước – Hòn Rồng; đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá – hòn Lã Vọng; và kia hai cánh buồm nâu lực lưỡng đang rẽ sóng nước ra khơi – hòn Cánh Buồm; rồi hai con gà đang âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hóa khôn lường theo thời gian và góc nhìn Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.
II Các tiêu chí được công nhận
Tuyên bố giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản TNTG vịnh Hạ Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua tại kỳ họp lần thứ 36 (năm 2012) công nhận theo
2 tiêu chí sau : o Tiêu chí VII: bao gồm những hiện tượng hoặc những vùng tự nhiên đặc biệt nhất có những thắng cảnh tự nhiên hiếm có và có giá trị thẩm mỹ
Vịnh Hạ Long là một tác phẩm điêu khắc kỳ vĩ của tự nhiên với hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển trong xanh với muôn hình vạn trạng tạo nên một cảnh quan hoang sơ tuyệt mỹ đẹp như tranh vẽ Di sản vẫn giữ được tính tự nhiên ở mức cao và không hề bị xuống cấp mặc dù nơi đây đã có sự xuất hiện của con người từ rất lâu Nét nổi bật của khu Di sản chính là những tháp đá vôi cap chót vót và các rãnh, vòm và các hang động đặc biệt được phát triển và là một trong những nơi đẹp nhất thế giới.
Sự tạo dáng phong phú, độc đáo của các đảo đá và sự biến đổi cảnh quan theo thời gian và góc nhìn là đặc sắc và riêng biệt của Hạ
Hình 2.1.2 Vẻ đẹp hùng vĩ của
Hình 2.1.3 Sự tạo dáng phong phú, độc đáo
Long mà những cảnh quan đồng dạng ở trên thế giới như: Thái Lan, Đài Loan, Bắc Triều Tiên không thể có được. o Tiêu chí VIII: là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn lớn trong lịch sử của trái đất trong đó có lịch sử về sự sốngcác quá trình địa chất quan trọng đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo hoặc các đặc điểm quan trọng về địa chất hoặc địa lý tự nhiên
Vịnh Hạ Long là mẫu hình nổi bật nhất và rộng lớn nhất về địa hình karstơ dạng tháp bị biển xâm thực và là một trong những khu vực quan trọng nhất trên thế giới về địa hình karstơ fengling (các đỉnh tách rời nhau) và fengcong (các cụm đá vôi hình chóp nằm kề nhau) Địa hình Karst ở Hạ Long với những dấu tích phong phú sinh động là
“cuốn sử biên niên” trung thực về sự biến đổi của vỏ trái đất, của khí hậu trong một thời kỳ dài hàng chục triệu năm trước đến nay
Hình 2.1.4 Địa hình Hạ Long Hình 2.1.5 Toàn cảnh các cụm đá vôi
Một trong những nét đặc trưng của địa hình karstơ fengcong là các hồ kín rộng lớn, các áng bị ngập chìm, một số hồ chỉ xuất hiện khi thủy triều lên.Hang động cũng là một trong những nét đặc trưng nổi bật về địa chất của khu Di sản với ba loại hang động chính: hang ngầm cổ, hang nền karstơ cổ và hang hàm ếch Đây cũng là khu vực thể hiện đầy đủ các quá trình hình thành karstơ trên quy mô lớn và minh chứng cho một giai đoạn dài về quá trình địa chất và cung cấp nguồn dữ liệu quý báu cho việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ lịch sử địa khí hậu và bản chất của các quá trình karst trong một môi trường phức hợp.
Dấu tích biển tràn ngập xâm cắt ngang chân các đảo đá vội tạo ra các hàm ếch cũng là đặc điểm vượt bậc của địa hình Karst- Các ngấn hàm ếch biển là một nét đặc trưng của vách bờ đá vôi khắp thế giới, nhưng ở Hạ Long, các ngấn hàm ếch phát triển và hình thành với vẻ đẹp ngoại hạng, nhiều ngấn mở rộng thành mái vòm và hang động. Địa mạo vịnh Hạ Long có thể coi là độc nhất vô nhị Các tháp Karst hình nón phổ biến ở vịnh Hạ Long là hình thái phát triển cảnh quan đá vôi tận cùng
III Hiện trạng khai thác phát triển du lịch tại di sản
Với những giá trị ngoại hạng về cảnh quan, địa chất – địa mạo, sự phong phú, giàu có về sinh thái, lịch sử văn hóa, vịnh Hạ Long là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Hiện nay, có nhiều loại hình cho khách du lịch lựa chọn:
Hình 2.1.6 Vẻ đẹp ngoại hạng của Vịnh Hạ Long
Du lịch tham quan ngắm cảnh: Du khách ngồi trên tàu du lịch hoặc thuyền nan chiêm ngưỡng những hòn đảo phủ đầy màu xanh của thảm thực vật, nhiều hình dáng lô xô trên mặt nước hay khám phá những hang động đẹp lộng lẫy, huyền bí, những hệ sinh thái đặc sắc…
Du lịch văn hóa: Du khách có cơ hội tham quan các di chỉ khảo cổ – bằng chứng về cuộc sống của người Việt cổ cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm tại một số hang động, những con ốc nước ngọt đã tồn tại hàng ngàn năm, minh chứng cho quá trình biển xâm lấn lục địa.Trải nghiệm các nét văn hóa biển độc đáo của người dân chài Hạ Long như các điệu hát giao duyên, hò biển, những tập tục, tín ngưỡng, lễ hội của ngư dân Hạ Long.
Du lịch sinh thái: Du khách sẽ tham quan một số hang động ngập nước
(hang nền Karst), tham gia trải nghiệm trồng rừng ngập mặn, tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của quần thể thực vật đặc hữu trên vịnh Hạ Long.
Hình 2.1.8 Nét văn hóa biển độc đáo của người dân chài Hạ Long
Hạ Long đẹp say lòng du khách
Du lịch giải trí, mua sắm: Du khách có thể mua hải sản, các sản phẩm
PHONG NHA – KẺ BÀNG
I Vị trí, giá trị di sản của Vịnh Hạ Long
Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Phong Nha - Ke Bang NationalPark) có tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông,nằm trong địa bàn các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam.Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan,Lào về phía Tây; cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ đường biên giới của vườn quốc gia này.
Hình 2.2.1 Kỳ Quan Đệ Nhất Động “Phong Nha Kẻ Bàng”
2 Giá trị di sản Được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản Thiên nhiên Thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015.
II Các tiêu chí được công nhận
Ngày 5/7/2003, tại Hội nghị thường niên lần thứ 27 diễn ra tại Paris (Pháp), Ủy ban Di sản thế giới (WHC) thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận Vườn Quốc gia PhongNha - Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới với tiêu chí VIII: “ Là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn quan trọng của lịch sử Trái Đất, bao gồm cả việc ghi lại sự sống, các quá trình địa chất nổi bật còn đang tiếp diễn trong sự phát triển của địa hình, hay những đặc điểm địa mạo và địa lý tự nhiên quan trọng ”
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi:
+ Khu vực này chứa đựng các bằng chứng về lịch sử hình thành, kiến tạo của vỏ Trái đất với 5 quá trình kiến tạo từ Kỷ Ordovic đến Carbon - Permi Phong Nha - Kẻ Bàng là 1 phần của cao nguyên rộng lớn bị chia cắt, bao gồm khu vực núi đá vôi Kẻ Bàng và VQG Hin Namno của Lào.
+ Cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đã aplite, pegmatite Phong Nha - Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo.
+ Nơi đây có hai kiểu địa hình chính, bao gồm địa hình karst và phi karst, quá trình Karst diễn ra liên tục, tạo thành các thành tạo cũ và mới đan xen với nhau Được mệnh danh là "Vương quốc hang động”, Phong Nha - Kẻ Bàng có hơn 368 hang động với tổng chiều dài trên 231km đã được khảo sát
+ Vùng đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong nhiều giai đoạn phát triển từ Palaeozoic (đại cổ sinh – chừng 400 triệu năm trước) đến giai đoạn cổ sinh muộn kỷ Cacbon và Pecmi (340 – 240 triệu năm trước) Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống sông chảy ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi.
+ Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên bề mặt Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm Vùng địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.
Tại kỳ họp lần thứ 39 ở Bonn (CHLB Đức), với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban Di sản thế giới (WHC), Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã được UNESCO lần thứ hai ghi danh vào danh sách Di sản thế giới theo 2 tiêu chí mới: là tiêu chí IX “ ví dụ nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn ” và tiêu chí X “ sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học ”.
Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn của Phong Nha – Kẻ Bàng đã hình thành hệ thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo, sở hữu 15 kiểu sinh cảnh với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng Đây là một trong những VQG có tỷ lệ rừng nguyên sinh và độ che phủ lớn nhất trong hệ thống các rừng đặc dụng ở Việt Nam
Kết quả hoạt động điều tra, khảo sát đã ghi nhận Phong Nha – Kẻ Bàng có thảm rừng nhiệt đới rộng lớn, phủ kín 96,2% diện tích tự nhiên, trong đó gần 90% diện tích được che phủ bởi rừng nguyên sinh hoặc gần như rừng nguyên sinh Sự phong phú, đa dạng về thành phần, chủng loại động thực vật quý hiếm ở Phong Nha – Kẻ Bàng là hệ quả tất yếu của điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng tiêu biểu về sinh thái rừng tại đây.
Hình 2.2.3 Đa dạng sinh vật
Bước đầu ở Phong Nha – Kẻ Bàng đã điều tra và thống kê về thực vật có mạch gồm 152 họ, 511 chỉ, 876 loài, trong đó có 38 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế) và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam.
Một phát hiện rất quan trọng ở Vườn Quốc gia này là có 3 loài thú : Sao
La, Mang Lớn và Mang Trường Sơn, trong đó Sao La và Mang Lớn là loài thú mới được phát hiện trên toàn cầu Về bò sát và lưỡng cư đã phát hiện 81 loài trong đó có 18 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài nằm trong danh mục
Sách Đỏ của IUVN Cũng tại đây đã xác định 259 loài bướm, 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc hữu hẹp chỉ gặp ở Quảng Bình và một loài cá lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam ; 302 loài chim, trong đó có 15 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ Việt Nam, 19 loài nằm trong danh mục Sách Đỏ của IUCNĐặc biệt loài gà lôi lam mào đen, gà lôi lam đuôi trắng, loài công vừa ở mức độ nguy cấp vừa đe dọa ở mức toàn cầu Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa như một bảo tàng sinh vật khổng lồ ở Việt Nam
III Hiện trạng khai thác phát triển du lịch tại di sản
Năm 2003, sau khi được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, hoạt động du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng lúc bấy giờ chỉ đơn thuần là du lịch tham quan hang động Phong Nha, động Tiên Sơn Hoạt động du lịch theo mùa vụ, chỉ tập trung vào những tháng 4 đến tháng 9 Các sản phẩm du lịch còn rất đơn điệu, nghèo nàn Các dịch vụ bổ trợ hầu như không đáng kể Cơ sở hạ tầng đầu tư cho du lịch tại Phong Nha còn sơ sài, đơn giản Nhìn chung, hoạt động du lịch thời kỳ này có thể nói là còn rất khiêm tốn, chưa mang tính chuyên nghiệp.
DANH THẮNG TRÀNG AN
I Vị trí, giá trị di sản của Vịnh Hạ Long
Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích 6.172 ha thuộc địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam Bao quanh quần thể là vùng đệm có diện tích 6.268ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc Là khu vực có sự hòa lẫn giữa thiên nhiên và văn hóa, quần thể danh thắng Tràng An bao gồm ba vùng được bảo vệ liền kề nhau là Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, Khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa
Lư trên núi đá vôi, đất ngập nước và hệ thống sông, hồ, đầm với diện tích 12.252 ha.
Hình 2.3.1 Quần thể danh thắng Tràng An
Ngày 23/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar), Ủy ban Di sản Thế giới thuộc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh mục Di sảnVăn hóa và Thiên nhiên thế giới dựa trên 3 tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất - địa mạo.
II Các tiêu chí được công nhận o Tiêu chí VII: chứa đựng những hiện tượng tự nhiên đặc sắc hoặc các khu vực có vẻ đẹp tự nhiên và giá trị thẩm mỹ vượt trội (giá trị thẩm mỹ)
Cảnh quan tháp Karst Tràng An là một trong những khu vực đẹp và ngoạn mục nhất thuộc loại này trên thế giới, gồm chủ yếu một loạt các tháp karst dạng nón với vách dốc đứng cao 200m so với nền đất và mực nước xung quanh Đan xen các đỉnh núi hình tháp là hệ thống các thung lũng và hố sụt Karst có độ nông sau khác nhau Trong các hố sụt là các đầm lầy bồi tích rộng, nối thông với nhau bởi các dòng suối ngầm xuyên qua núi tạo thành vô số hang luồn, trên trần hang lấp lánh những thạch nhũ muôn hình vạn trạng
Những rặng núi hẹp nối liền hai đỉnh núi, được ví như những thanh kiếm khổng lồ, bao quanh các thung, trũng, hố sụt tròn và dài, với những dòng sông, suối nối với nhau, chảy quanh co xuyên qua các hang động vô số những thạch nhũ, rèm nhũ lôi cuốn …ngầm dài vài trăm mét
Hòa vào vẻ đẹp của cảnh quan karst là thảm rừng nguyên sinh dày, bao phủ các vách đá, mang lại không khí mát mẻ, hoang sơ Điểm xuyết giữa những ngọn núi
Vẻ đẹp của Quần thể Danh thắng Tràng An
Hình 2.3.3 Đền Cao Sơn nằm yên bình với vẻ đẹp trầm
Downloaded by MON HOANG (monmon3@gmail.com) hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh tĩnh là những đền, chùa, miếu linh thiêng Các yếu tố đá, nước, rừng, bầu trời kết hợp với nhau tạo nên một thế giới thiên nhiên sinh động, không thể đẹp và quyến rũ hơn Đặc biệt, cảnh quan của vùng đệm xung quanh Tràng An tạo nên một bức tranh cuộc sống nông thôn truyền thống sinh động, quyến rũ với những ngôi làng nhỏ nối với nhau bởi các con đường đất hoặc đường mòn cùng mạng lưới sông suối và kênh rạch o Tiêu chí VIII: là những ví dụ nổi bật đại diện cho những giai đoạn quan trọng của lịch sử trái đất, bao gồm cả việc ghi chép lại cuộc sống, các quá trình địa chất lớn đang tiếp diễn trong sự phát triển của các địa mạo, hay những đặc điểm địa chất và địa hình lớn
Tràng An là ví dụ nổi bật đại diện cho các giai đoạn lịch sử chính của Trái đất, bao gồm cả tiến trình phát triển sự sống, những quá trình địa chất quan trọng đang hình thành nên các dạng địa hình, các đặc điểm địa mạo hoặc sơn văn nổi bật
Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm Sự đa dạng địa chất địa mạo hiện diện tại Quần thể danh thắng Tràng An là kết quả từ các hoạt động địa chất liên tục qua hàng trăm triệu năm từ kỷ Trias đến Đệ Tứ Trong suốt chính thời gian này, sự sụp đổ địa mạo và phân chia cao các khối núi Karst đá vôi trầm tích khổng lồ đã xảy ra ở đây.Chính những sự kiện địa chất này đã tạo ra những vùng núi hoang sơ và quyến rũ, bao gồm tháp, lũng (hố karst), thung lũng (hố sụt), các cấu trúc sụt lở, các lớp trầm tích, hang ngầm và sông ngầm, hang động và trầm tích hang động. Mạng lưới các đứt gãy song song giao nhau chia cắt khu vực thành các ô mạng và thúc đẩy sự phát triển của các trũng karst tròn, kín Sự hiện diện rộng rãi của một loạt các ngấn xâm thực trên các vách đá với những hang động, nền sóng vỗ, lắng đọng bãi biển và vỏ sò là những bằng chứng cho mực nước biển cũ.
Tràng An có ý nghĩa lớn về khoa học là trong một cảnh quan, có mặt các dạng chuyển tiếp giữa núi đá vôi hình nón nối với nhau qua các đỉnh sắc cạnh và núi đá dạng tháp cổ điển đứng rời rạc trên các đồng bằng bồi tích, mỗi dạng địa hình đại diện cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình tiến hóa địa mạo đang diễn ra trong chu trình xâm thực karst Một loạt ngấn xâm thực tìm thấy trên vách đá, có liên quan đến các hang động, sàn ngấn sóng, trầm tích bãi biển và vỏ nhuyễn thể biển, hé lộ bằng chứng của các đợt biển tiến trước đây Cùng với việc dịch chuyển nâng lên của khối núi, những đặc điểm này có thể quan sát ở độ cao khoảng 50m trên mực nước biển hiện tại Có ít cảnh quan trên thế giới và không có khu vực karst nào tương ứng có thể cho những bằng chứng dao động mực nước biển diễn ra qua một giai đoạn địa chất dài và rõ ràng như ở Tràng An. o Tiêu chí V: Di sản là một ví dụ nổi bật về một kiểu định cư truyền thống của con người hoặc một phương pháp sử dụng đất truyền thống, đại diện cho một nền văn hóa (hoặc các nền văn hóa), nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được (giá trị văn hóa)
Tràng An "thí dụ nổi bật về môi trường sống của người tiền sử" Nơi mà thiên nhiên và văn hóa không thể tách biệt, nơi mà văn hóa chứa đựng sự kỳ diệu, bí ẩn và hùng vĩ của thế giới tự nhiên và đã được tự nhiên cải biến
Tràng An là địa điểm nổi bật trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới với những bằng chứng cho thấy cách con người tương tác với cảnh quan thiên nhiên và thích ứng với những thay đổi quan trọng về môi trường kéo dài hơn 30.000 năm (từ 1.200 đến 33.100 năm)
Lịch sử văn hóa liên tục và tương đối dài có mối quan hệ chặt chẽ với tiến hóa địa chất gần đây của khối karst đá vôi Tràng An Con người cổ là một phần không thể tách khỏi cộng đồng sinh vật đã được thiết lập trong khu vực đá vôi ít nhất là từ thời kỳ Băng hà cực đại cuối cùng
Tràng An cũng là một trong số ít các di sản có giá trị ở Đông Nam Á giữ lại nhiều đặc điểm ban đầu không chịu ảnh hưởng lớn từ con người, động vật và các nhân tố khác ở thời gian sau đó Tràng An mang đặc điểm về quá trình tương tác giữa con người - môi trường và là một kho tư liệu vô giá toàn cầu cho việc tìm hiểu quá trình thích ứng và thay đổi cảnh quan trong điều kiện biến đổi môi trường.
III Hiện trạng khai thác phát triển du lịch tại di sản
Bảo tàng địa chất ngoài trời
Các loại hình du lịch có thể phát triển tại Tràng An :
Du lịch sinh thái là du lịch gắn liền với tự nhiên và văn hoá bản địa, hướng tới giữ gìn văn hoá, bảo vệ môi trường và lan toả văn hoá sống của các người dân vùng miền
Các loại hình du lịch sinh thái bao gồm: leo núi, chèo thuyền, tham quan vườn quốc gia, khu di tích, tham quan biển hồ,.
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Tác động tích cực
- Tạo ra khối lượng việc làm lớn cho xã hội: Du lịch là ngành dịch vụ cần một lượng lao động lớn Những năm hiện nay, tại các điểm du lịch đang phát triển mạnh mẽ, hàng năm nhu cầu lao động trực tiếp trong ngành đều.
- Sự chuyển biến trong cơ cấu lao động: Do đặc điểm sản phẩm du lịch không thể di chuyển đến nơi cư trú của khách hàng và chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào mức độ hài lòng của du khách, nhiều thành phần cấu tạo nên sản phẩm du lịch không thể thay thế bằng máy móc nên ngành du lịch phát triển sẽ có tác động không nhỏ đến cơ cấu, thành phần dân cư, sự chuyển dịch lao động
- Sự thay đổi trong đời sống văn hóa xã hội của người dân: Với các hộ dân kinh doanh du lịch, họ có sự thay đổi trong nhận thức về việc tham gia vào các tổ chức xã hội so với trước khi kinh doanh Điều này có thể lý giải bởi hai nguyên nhân sau: thứ nhất là khi kinh doanh du lịch, người dân có nhu cầu tham gia vào các tổ chức xã hội nhiều hơn, tăng cường nhiều mối quan hệ xã hội, liên kết với nhau để hợp tác cùng phát triển; thứ hai là khi đời sống khấm khá, người dân có cơ hội và khả năng để tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội, có điều kiện để giao lưu, chia sẻ, quan tâm đến công việc xã hội.
- Việc sử dụng ngoại ngữ ngày càng trở nên phổ biến với các hộ kinh doanh du lịch: Những năm gần đây mỗi năm Việt Nam đón hơn 2 triệu khách quốc tế thì ngoại ngữ được sử dụng thường xuyên hơn với 44,6% người được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng Anh và 47,5% người được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng tiếng Trung và đối tượng được giao tiếp chủ yếu là khách du lịch và đối tác (23,4% và 47%) Vậy nên việc người dân được tiếp xúc và nâng cao ngoại ngữ rất phổ biến
Tác động tiêu cực
- Gây ra một số tệ nạn xã hội, làm mất hình ảnh điểm đến: Du khách khi đi đến một điểm xa địa bàn sinh sống của mình có thể nảy sinh những hành vi, nhu cầu mà họ không thực hiện ở địa bàn sinh sống do những rào cản về mặt đạo đức, do đó một số tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, đua xe, say rượu… có thể xuất hiện ở nơi phát triển du lịch nhiều hơn những địa bàn khác Ngoài ra, một số nhân tố tiêu cực đã làm xấu đi bộ mặt của điểm đến, gây ra những ấn tượng không tốt về văn hóa địa phương, hay chất lượng dịch vụ như: tranh giành, lôi kéo khách hay những hoạt động buôn bán tại các lễ hội, lừa đảo hay kinh doanh các loại hình không lành mạnh trong nhà hàng khách sạn…
- Môi trường, điều kiện sống bị ảnh hưởng tiêu cực do ưu tiên phục vụ du khách: Do tính mùa vụ của hoạt động du lịch nên vào thời kỳ cao điểm số lượng khách đến cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ có thể vượt quá mức khả năng đáp ứng về dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng của người dân địa phương như: ùn tắc giao thông, nhu cầu về cung cấp nước, năng lượng, xử lý chất thải vượt quá khả năng của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch.