1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5
Tác giả Tác Giả Chưa Được Xác Định
Trường học Trường Tiểu học Tân Thành
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Nghiên cứu thực tiễn
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 752,54 KB

Nội dung

Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em.. Để phát huy công tác chủ nhiệ

Trang 1

MỤC LỤC PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 1

IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 2

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2

II THỰC TRẠNG: 3

III CÁC BIỆN PHÁP: .4

PHẦN III: KẾT LUẬN I KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: .15

II NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN CỦA BẢN THÂN: .15

III KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT ĐỂ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG HIỆU QUẢ: 16

Trang 2

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động có ích cho xã hội là việc làm cấp bách và cần thiết, đòi hỏi sự dày công của người giáo viên, bởi yêu cầu ngày càng cao của

xã hội Bên cạnh đó những tệ nạn xã hội đang tồn tại và diễn ra ngay trước mắt các

em nó cũng chính là động lực lôi cuốn các em vào những thói hư tật xấu Do đó, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh

Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò quan trọng: Vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì

việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số

biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5”

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ

nhiệm lớp 5

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5/5, Trường Tiểu học Tân Thành năm học

2022-2023

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Kích thích sự phát triển mọi mặt, phát triển toàn diện học sinh của lớp mình chủ nhiệm

Trang 3

- 100 % học sinh của lớp đạt năng lực và phẩm chất

- Phát huy tối đa vai trò tự quản, tự học của từng học sinh và tập thể học sinh

- Phát huy vai trò phối hợp của phụ huynh học sinh với giáo viên trong công tác giáo dục

- Tạo sự đoàn kết một lòng trong tập thể học sinh

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Để phát huy công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, bản thân tôi đã thực hiện nghiên cứu các biện pháp giáo dục cũng như các biện pháp phối hợp giáo dục của một người giáo viên nói chung và người giáo viên chủ nhiệm nói riêng

IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Những biện pháp mà tôi đưa ra giúp cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả, tạo nên một môi trường học tập hạnh phúc Mối thân thiện giữa thầy và trò, nhà trường với cha mẹ học sinh ngày một tăng thêm

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Ngôi trường Tiểu học chính là ngôi nhà chung đầu đời của mỗi con người Ở

nơi ấy, mỗi một thầy cô giáo lại là một người mẹ thứ hai dạy cho học sinh tất cả

những kiến thức đầu tiên, những kỹ năng đầu tiên, trang bị cho các em một hành trang lớn để các em bước dần đến tương lai Vậy, người thầy có vai trò vô cùng quan trọng, đó là người dìu dắt, người hướng dẫn, người ảnh hưởng và người trang bị cho

học sinh tất cả về kiến thức và kỹ năng sống hằng ngày của chính các em

Một nét đặc thù ở cấp Tiểu học là mỗi giáo viên đứng lớp đều là một giáo viên chủ nhiệm (loại trừ giáo viên bộ môn) Vì thế, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, theo tôi việc đầu tiên của mỗi giáo viên chủ nhiệm là phải nhận thức rõ về vai trò chủ nhiệm của chính mình

Trang 4

- Trước hết, người giáo viên chủ nhiệm phải là một người quản lý tốt, quản lý chặt chẽ, cụ thể, chi tiết và toàn diện

- Người giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường

- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết

II THỰC TRẠNG:

Đầu năm học 2022 - 2023 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5/5 Trường nằm ở khu vực Thị trấn của huyện, chính vì vậy trường luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương và hội cha mẹ học sinh nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ Tôi nhận thấy có những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- Đa số học sinh lớp tôi nhà gần trường Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi, ngoan ngoãn, lễ phép

- Giáo viên luôn đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, thường xuyên trao đổi

và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau dạy tốt

- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên an tâm công tác; trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy đầy

đủ, hiện đại

- Bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp được 6 năm, luôn nhiệt tình trong công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu

Trang 5

- Ban đại diện CMHS của lớp, trường rất nhiệt tình gắn bó với các hoạt động của nhà trường về mọi mặt, góp phần động viên CB – GV – NV nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh rất chặt chẽ

* Khó khăn:

- Học sinh lớp tôi chủ yếu là con em công nhân, các em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở của cha mẹ, nên các em có ý thức học tập chưa cao

- Một số em gia đình có điều kiện đầy đủ cho các em nhưng các em lại ham chơi, không chú ý học tập

- Một số em học yếu không có hứng thú học tập, rụt rè, không tự tin khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè

- Còn có một số phụ huynh học sinh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường

và thầy cô trong việc giáo dục con em mình

III CÁC BIỆN PHÁP:

1 Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh:

Ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác lấy thông tin học sinh Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu

Qua phiếu điều tra này mà tôi được biết trong lớp có em Phương Trang hoàn cảnh gia đình rất khó khăn (bố mất sớm, một mình mẹ gồng gánh nuôi hai chị em), nhưng Trang lại có học lực rất tốt Trong các tiết sinh hoạt lớp tôi thường hay lấy tấm gương này của em, để giáo dục các bạn trong lớp về sự chuyên cần và vươn lên trong học tập, phần là để tuyên dương em phần là khích lệ tinh thần học tập của các

em khác Đồng thời tôi liên lạc với phụ huynh để chia sẻ những khó khăn

2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp:

Sau khi đã tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, tôi bắt đầu xây dựng cho mình một

kế hoạch chủ nhiệm theo đặc điểm của lớp

Trang 6

Kế hoạch chủ nhiệm phải thể hiện tính toàn diện, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm của từng thời gian và từng mặt nội dung giáo dục

Kế hoạch chủ nhiệm càng khoa học thì khả năng thực hiện càng cao và vì vậy

mà bản kế hoạch này có khả năng quyết định to lớn đối với hiệu quả công tác chủ nhiệm của tôi

3 Tổ chức các hoạt động trên lớp học:

3.1 Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:

Lớp học cũng vậy, phải có ban cán sự lớp vững mạnh thì mọi hoạt động, mọi phong trào sẽ thực hiện tốt Vì đây là lực lượng nòng cốt cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong năm học

Việc tổ chức bình chọn được thực hiện công khai bằng cách cho các em bỏ phiếu tín nhiệm Sau khi có trong tay danh sách ban cán sự lớp tôi tiến hành họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em theo đúng khả năng của mình

+ Lớp trưởng (Bình An): chịu trách nhiệm bao quát chung các hoạt động của

lớp, điều khiển chung toàn lớp trong giờ tập trung sinh hoạt, kiểm diện hàng ngày, tổng hợp các báo cáo hoạt động của tổ trong tuần nộp cho GVCN

+ Lớp phó học tập (Phú Trọng): nắm tình hình chung phần chuẩn bị bài, truy

bài đầu giờ của các tổ hàng ngày, tổng kết điểm thi đua trong tuần

+ Lớp phó lao động (Bảo Trân): Chịu trách nhiệm về việc vệ sinh, lao động + Tổ trưởng (Tuyền, My, Vi, Ý, Khánh, Hạnh): Chịu trách nhiệm chung về

nề nếp và học tập trong tổ của mình

Giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò cố vấn cho các em, định hướng cho các

em hoạt động cùng các em tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện công việc

3.2 Xây dựng nề nếp lớp học:

Trong học tập không những chỉ chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về

Trang 7

nhà của các bạn trong tổ Nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách:

- Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên Nội quy của nhà trường

- Thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ

3.3 Xây dựng nề nếp xếp hàng vào lớp và khi ra về:

- Tôi quy định khi các em xếp hàng vào lớp các em đứng thành 4 hàng: 2 hàng nam và 2 hàng nữ (các bạn nhỏ đứng trước và bạn lớn đứng sau) Lớp trưởng đứng đầu điều động sự xếp hàng của lớp

- Khi việc xếp hàng đã đi vào nề nếp thì thời gian tiến hành sẽ rất nhanh, tốn ít

thời gian và không gây mất trật tự trước lớp học

3.4 Xây dựng nề nếp chuẩn bị tập vở

Thường ngày các em thường phải mang tất cả đồ dùng học tập mà các em có đến lớp, rất nặng nề so với thể trạng của các em Nhưng bên cạnh đó còn một số em lại quên mang sách vở đã gây khó khăn cho việc dạy – học Vì thế tôi từng bước hướng dẫn các em mang sách, vở đúng theo quy định thời khóa biểu

- Ghi thời khóa biểu vào vở dặn dò và dán ngay góc học tập ở nhà

- Sách vở học để ngay ngắn, không vứt lung tung, bao và ghi nhãn vở đầy đủ

Trang 8

- Cuối mỗi buổi học trước khi về nhà tôi dành vài phút để các em sắp xếp lại bàn học của mình và hướng dẫn các em đem theo sách, vở gì cho ngày mai

- Dặn học sinh tối học bài xong phải chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho ngày mai Tránh sáng dậy trễ các em lúng túng nên soạn không đầy đủ

3.5 Xây dựng nề nếp học tập

Tạo cho học sinh có thói quen tự lực, không dựa dẫm vào bạn khi làm bài ở lớp, khi kiểm tra Trong các kì kiểm tra học sinh làm bài nghiêm túc, không có hiện tượng quay cóp, gian lận

Phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo và bồi dưỡng:

* Đối với học sinh năng khiếu: Trong các tiết dạy, tôi đưa ra từ 1 đến 2 câu

hỏi với yêu cầu cao hơn, dạng các câu hỏi sao ( * ) hoặc các bài tập nâng cao Để ra các câu hỏi này, tôi luôn nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, tìm hiểu ở các tài liệu có liên quan nhằm mục đích hướng dẫn, kích thích học sinh (nhất là học sinh khá giỏi)

tự tìm ra kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh

* Đối với học sinh học chậm: Các em bị mất căn bản do tình hình dịch Covid

kéo dài, khả năng tiếp thu kém nên cảm thấy việc học rất nặng nề Qua theo dõi trong quá trình giảng dạy tôi nắm được những kiến thức học sinh bị hỏng Tôi đưa ra bài tập dễ, sử dụng câu hỏi nhỏ, đơn giản, phù hợp với sức học của mỗi em, gọi các em trả lời hoặc giải bài tập, đồng thời tuyên dương kịp thời cũng như động viên giúp đỡ các em trong quá trình thực hiện các bài tập Từ các bài tập dễ tôi nâng dần lên theo

sự tiến bộ của học sinh Bên cạnh đó, thành lập các đôi bạn cùng tiến, xếp cho học sinh khá giỏi ngồi gần bạn yếu, kém Qua một thời gian tôi thấy các em yếu kém tiến bộ hẳn lên

- Thường xuyên trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung phương pháp phụ đạo và bồi dưỡng cho bản thân nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng

Trang 9

và phụ đạo mà mình đã đặt ra

- Tôi cố gắng xây dựng ở các em những động cơ học tập, khích lệ các em vượt mọi trở ngại bằng sự quan tâm, nhắc nhở có sự khen thưởng kịp thời

4 Giáo dục đạo đức

- Trong quá trình giáo dục, công tác lớn được đặt ra đó là giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức theo mục tiêu giáo dục đã đề ra Cụ thể, phải hình thành

ở học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn, hệ thống xu hướng và tính cách tốt đẹp

(Học sinh tham gia các buổi tuyên truyền về Luật Giao thông, tự giác chấp hành)

Trang 10

- Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước thông qua các hoạt động của Đoàn – Đội, trường lớp tổ chức

Các em cùng nhau chia sẻ niềm vui

- Giáo dục các em biết tôn trọng người lao động, thành quả lao động từ những việc nhỏ nhất: giữ gìn đồ dùng học tập, tài sản chung của lớp, tắt thiết bị điện khi ra

về, chăm sóc cây hoa

- Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua những câu chuyện về Bác được duy trì thường xuyên, nề nếp: xây dựng góc đọc sách, không gian văn hóa Hồ Chí

Minh, phát triển văn hóa đọc bằng cách bình chọn Sao đọc sách mỗi tuần

Trang 11

- Giáo dục học sinh hiểu ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng, trong năm, có thái

độ lễ phép với thầy cô, người lớn, gần gũi yêu mến bạn bè

- Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phải biết phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, với Đội, với công tác đoàn, … để có kết quả giáo dục tốt hơn

Giáo viên thực hiện vẽ trò chơi dân gian trên sân trường nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các em và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, góp phần phát triển toàn diện trong công tác giáo dục

5 Xây dựng lớp học hạnh phúc, học sinh tích cực

- Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo nên bầu không khí vui vẻ

thân thiện trong giờ học: Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm

thực sự từ học sinh dành cho giáo viên Khi vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui, thoải mái, có thể chỉ bằng những câu nói tiếng cười, nét mặt vui

vẻ của giáo viên Giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học, nhất

là giáo viên vào lớp mà gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt nặng nề Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc, tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của

Trang 12

mình Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học, thiết kế thí nghiệm phù hợp với điều kiện của trường mình, sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc dùng phiếu học tập hợp lí

- Đối xử với học sinh như người bạn thấu hiểu và đáng tin cậy trước khi là

người giáo viên, người mẹ của các em: Lứa tuổi các em chưa thể ý thức được những hành vi hay hậu quả hành động của mình một cách chính xác vì vậy cần ở người giáo viên là sự thấu hiểu, nhẹ nhàng và tôn trọng cái tôi đang lớn lên của các em Chính sự tin tưởng giữa cô và trò là chìa khóa giúp tôi thực hiện tốt vai trò định hướng giáo dục của mình

6 Xây dựng môi trường thi đua trong công tác học tập và rèn luyện đạo đức:

Chủ tịch Hồ Chí Minh người đã dạy rằng: “Thi đua là một cách rất tốt, rất

thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ

Trang 13

thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi” Vì vậy việc triển khai hiệu quả, tổ

chức các phong trào sâu rộng, thiết thực nó sẽ góp phần tạo động lực quan trọng đến

cá nhân mỗi người hoàn thành tốt hơn trong học tập

Về học tập: Khi các em làm nhanh, đúng 1 bài toán hay trả lời được một câu

hỏi khó sẽ được phát một ngôi sao; cuối tuần cộng lại để xếp thứ tự Nếu bị một điểm yếu thì bị trừ đi một sao thi đua Để khích lệ đối tượng yếu , người giáo viên phải khéo léo tạo cơ hội cho các em đạt sao thi đua bằng các bài tập, câu hỏi dễ hơn thì các em mới phấn khởi, tự tin trong thi đua nhưng phải đảm bảo tính công bằng

để khích lệ được các em học sinh khả giỏi phấn đấu để tiến bộ hơn

Về nề nếp: Các em đi học đầy đủ 1 tuần được nhận 01 hoa chuyên cần (hoa

màu xanh); một tuần không vi phạm lỗi nào về nề nếp được nhận 01 hoa chăm ngoan (hoa màu hồng) Các bông hoa đều có chữ kí của cô giáo Sau 02 tuần và giữa học

kì sơ kết thi đua 1 lần Phần thưởng của giáo viên là những vật chất nhỏ như bánh, kẹo, đồ dùng học tập,…

Thi đua giữa các đội bạn cùng tiến: đôi bạn nào cùng nhau thực hiện tốt các

nề nếp và tiến bộ cũng sẽ được khen và cộng điểm cho tổ của mình Mỗi lần được khen cộng cho tổ 10 điểm

Thi đua theo tổ: Cộng thành tích thi đua của cá nhân trong tổ, so sánh để xếp

thi đua tổ Em nào có thành tích trong công tác Đội , trong các cuộc thi cũng được công điểm cho tổ mình Mỗi việc làm , mỗi phong trào cộng 10 điểm Để phát huy hiệu quả thi đua tốt cần chú ý: giáo viên phải luôn tạo được tính công bằng , sự tập

Ngày đăng: 22/03/2024, 19:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w