1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận thuyết học tập trải nghiệm (experiential learning) david kolb

22 46 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết Học Tập Trải Nghiệm (Experiential Learning) David Kolb
Tác giả Hà Xuân Quang
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Thị Kim Oanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Giáo Dục Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu khác là: Học qua đàm thoại: cách tiếp cận theo kinh nghiệm để phát triển tri thức, Sự đổi mới trong giáo dục chuyên nghiệp: Các bước của quá trình từ dạy đến

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH GIÁO DỤC HỌC

o0o MÔN HỌC: LÝ THUYẾT HỌC TẬP VÀ MÔ HÌNH DẠY HỌC

Trang 2

THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM_ DAVID KOLB

I Giới thiệu tác giả

1 TIỂU SỬ

David A Kolb sinh năm 1939 là một nhà lý luận giáo

dục người Mỹ

Ông nổi tiếng với các nghiên cứu về kinh nghiệm học

tập, sự thay đổi cá nhân và xã hội, phát triển nghề nghiệp,

giáo dục chuyên nghiệp

Ông là người sáng lập cũng là chủ tịch của Experience

Based Learning Systems - Hệ thống phương pháp học tập

dựa trên kinh nghiệm, Inc (EBLS), và là một giáo sư môn

Hành vi tổ chức tại Trường quản lý Weatherhead, Đại học

Case Western Reserve, Cleveland, Ohio

Năm 1961, Ông đã tốt nghiệp bằng cử nhân trường Knox College

Năm 1964 Ông đã tốt nghiệp thạc sĩ và tốt nghiệp Tiến sĩ vào năm 1967 tại trườngĐại học Harvard, chuyên ngành Tâm lý xã hội

Tác phẩm.

Ông là tác giả của cuốn sách Học qua trải nghiệm: Kinh nghiệm là nguồn học hỏi và phát triển, và là cha để của cuốn sách Danh mục cách học Các công trình nghiên cứu khác là: Học qua đàm thoại: cách tiếp cận theo kinh nghiệm để phát triển tri thức, Sự đổi mới trong giáo dục chuyên nghiệp: Các bước của quá trình từ dạy đến học, Hành vi tổ chức: cách tiếp cận dựa vào kinh nghiệm, và vô số bài báo về lĩnh vực học qua trải nghiệm Ông

đã nhận được bốn bằng danh dự công nhận sự cống hiến hết mình trong lĩnh vực nghiêncứu các cách học

- Experience Learning: Kinh nghiệm học tập

- Concrete experience: Kinh nghiệm

- Reflective Observation: Quan sát có đối chiếu

- Abstract conceptualization: Khái niệm hóa

- Active experimentation: Hoạt động trải nghiệm, thử nghiệm

Trang 3

III NỘI DUNG

Tất cả những gì mà loài người có chính là kinh nghiệm, tất cả kiến thức đều bắtnguồn từ kinh nghiệm và quá trình trải nghiệm, trải nghiệm đến khi ta biết được điều đó làđúng và rồi những cái đúng đó lại tiếp tục quay trở lại củng cố cho vốn kinh nghiệm củanhân loại Thuyết học tập trải nghiệm đặt vị trí của việc học lên trên hết, việc học là trungtâm và quá trính học chính là quá trình người học được hướng dẫn cách học từ kinhnghiệm và trải nghiệm của mình Ngoài ra, khi kinh nghiệm của bạn trở thành trung tâmcủa quá trình học thì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nó, đồng thời từ đó bạn có thể

tự gây dựng nên những loại kinh nghiệm khác nhau về vấn đề đó theo cách riêng củamình (David Kolb, 2012)

1 Học tập trải nghiệm là gì?

Khi nói đến học tập trải nghiệm, ta thường nghĩ theo hướng đơn giản nhất, học tậptrải nghiệm là một dạng học tập đặc biệt từ kinh nghiệm cuộc sống, khác với học trongtrường lớp

Một khái niệm về học tập trải nghiệm khá hay của Keeton và Tate (1978) “ Học tậptrải nghiệm là việc học mà ở đó người học được trực tiếp “chạm” vào những cái thực màmình đang được học Trái với việc học khi mà người học chỉ được đọc, nghe, nói hoặc viết

về những đối tượng thật này mà không bao giờ chạm vào chúng như là một phần của quátrình học” Khái niệm này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm thực tế, nóđóng vai trò như là nguyên liệu gốc của việc học Có nhiều hình thức học tập trải nghiệmđược đưa ra như là: thực tập, học tập theo dự án, các bài tập thực tiễn trong giờ học đểcung cấp một phần kinh nghiệm thực tế vào các hình thức học truyền thống Học tập trảinghiệm ở đây còn được xem như là một phương tiện giáo dục thông qua các hình thức:học tập phục vụ cộng đồng, học tập giải quyết vấn đề, học tập hành động hoặc học theonhóm Việc học lâu dài được hiểu là môt quá trình học tập từ các kinh nghiệm thực tế điềukhiển bởi các cá nhân

Định nghĩa về học tập trải nghiệm trong bài báo khoa học của trường Đại học Texas– Mỹ cho rằng: học tập trải nghiệm là bất kỳ loại học tập nào có thể hỗ trợ người học trongviệc ứng dụng các kiến thức và sự hiểu biết của mình vào những vấn đề và tình huốngthực tế Ở mô hình học tập này, người dạy đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và định hướngcho người học trực tiếp dấn thân vào môi trường thực tế Các hoạt động dấn thân vào tình

Trang 4

huống và vấn đề thực tế có thể diễn ra trong lớp học, phòng thí nghiệm, hoặc bất kỳ nơinào có thể thiết lập được hoạt động Người học có thể sử dụng nhiều cách thức khác nhau

để ứng dụng, kiểm tra các kiến thức và hiểu biết sẵn có của mình vào môi trường thực tế

Nó có thể là một sự kích thích, giải quyết một tình huống có vấn đề, thí nghiệm hay một

dự án nghệ thuật… (Wurdinger & Carlson, 2010)

Khi người học được tạo cơ hội học tập trong các tình huống, hoạt động thực tế tạitrường học hay ngoài cộng đồng như: thực tập tại doanh nghiệp, dự án phục vụ cộng đồng,các kinh nghiệm lâm sàng, các nghiên cứu khoa học… việc học của họ sẽ trở nên mạnh

mẽ một cách đáng kể Bằng việc dấn thân một cách nghiêm túc vào các hoạt động chínhquy, xác thực, có sự hướng dẫn kết hợp với kinh nghiệm thực tế của mình, người học sẽ cóthể:

- Hiểu kiến thức sâu sắc hơn thông qua các hành động được lặp đi lặp lại nhiều lầnphản ánh mức độ hiểu kiến thức thông qua hành động;

- Phát triển các kỹ năng thông qua luyện tập và phản ánh;

- Thông qua dấn thân vào hoạt động thực tế, người học sẽ trải nghiệm và tạo ra đượcnhững cách hiểu mới về kiến thức đã học, điều này sẽ được mở rộng dần

Kế thừa các nghiên cứu về học tập trải nghiệm trước đó, David Kolb cho rằng: họctập không phải là kết quả của những mục tiêu kiến thức môn học đặt ra mà nó phải là mộtquá trình Quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và thái độ mới phải thông qua sự đốichiếu, tương tác giữa 4 loại khả năng: khả năng về kinh nghiệm nền tảng (ConcreteExperiential ability – CE) nghĩa là người học dựa vào kinh nghiệm nền tảng của bản thân

để dấn thân hoàn toàn, cởi mở vào những kinh nghiệm mới; khả năng quan sát đối chiếu

(Reflective Observation ability – RO) nghĩa là người học phải có khả năng phản chiếu vàquan sát kinh nghiệm của mình bằng nhiều quan điểm khác nhau; khả năng khái quát hóa

(Abstract Conceptualization ability – AC) nghĩa là người học cần có khả năng tạo ra cáckhái niệm bằng sự tích hợp khả năng quan sát với ứng dụng các lý thuyết; khả năng hoạtđộng thử nghiệm (Active Experimentation ability – AE) nghĩa là người học cần có khảnăng sử dụng các lý thuyết để ra quyết định và giải quyết vấn đề (Kolb, D.A, 1984)

2 Quy trình học tập trải nghiệm của David Kolb

David Kolb đã đưa ra quy trình của việc học tập trải nghiệm bao gồm 4 quy trình:

Trang 5

- Concrete experience (Kinh nghiệm nền tảng): có được thông qua việc người họcdấn thân vào thực hiện (doing) Ở giai đoạn này: người học đóng vai trò là một người chủđộng dấn thân vào công việc thực tế Người học có thể đã đọc một số tài liệu, tham dự bàigiảng, xem một số video trên Internet về chủ đề đang học tập, hoặc đã thử làm thử theohướng dẫn của một số bài giới thiệu nhập môn (tutorial) về chủ đề cần học, hoặc tự mình

Trang 6

mò mẫm trong giây lát với máy móc trong phòng lab,.v.v Tất các các yếu tố đó sẽ tạo racác kinh nghiệm nhất định cho người học Và chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quantrọng của quá trình học tập.

Kinh nghiệm cụ thể cũng có thể hiểu là “kinh nghiệm có được nhờ quen thuộc”, là

kinh nghiệm thực tế trực tiếp (Theo văn phong của Kolb là “Sự lĩnh hội”).

- Reflective Observation (Quan sát có đối chiếu): giai đoạn này người học phải có ýthức phản xạ vào kinh nghiệm của mình khi quan sát một việc gì đó Người học cần có cácphân tích, đánh giá các sự kiện và các kinh nghiệm đã có Sự đánh giá này cần mang yếu

tố “phản tỉnh”, tức là tự mình suy tưởng về các kinh nghiệm đó, xem mình cảm thấy thếnào, có hiểu được hay không, có thấy nó hợp lý hay không, có thấy nó đúng hay cảm thấy

nó “có gì đó không ổn”, có quan điểm hay thực tế nào đi ngược lại với các kinh nghiệmmình vừa trải qua hay không

Quan sát phản ánh tập trung trên kinh nghiệm có ý nghĩa với người trải qua kinh

nghiệm đó, hoặc các ý nghĩa của nó.

- Abstract conceptualization (Khái niệm hóa): giai đoạn này, sau khi có được quansát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc người học phải cố gắng suy nghĩ (thinking) để kháiniệm hóa các sự vật/sự việc thực dựa vào những gì mình đã quan sát được Từ kinhnghiệm, ta có các khái niệm, “lí thuyết mới” Bước này chính là bước quan trọng để cáckinh nghiệm được chuyển đổi thành “tri thức”, hệ thống khái niệm và bắt đầu lưu giữ lạitrong não bộ Không có bước này, các kinh nghiệm sẽ không thể được nâng cấp và pháttriển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là các trải nghiệm vụn vặt nhặt được trongtiến trình học tập hay thực hành

Khái niệm trừu tượng cũng có thể hiểu là “kiến thức về” điều gì đó không thực tế

(Theo văn phong của Kolb là “Sự nhận thức”).

- Active experimentation (Hoạt động trải nghiệm /thử nghiệm): giai đoạn này ngườihọc cần phải cố gắng lập kế hoạch (planning) làm thế nào để kiểm tra mẫu đã quan sát,làm thế nào để chứng minh lý thuyết Đây chính là giai đoạn kiểm chứng các kết luận củaquá trình quan sát và suy diễn có đúng hay không, từ đó thực nghiệm để có được nhữngkinh nghiệm mới

Thử nghiệm chủ động biến đổi thuyết Khái niệm trừu tượng bằng cách thử nghiệm

trong thực tế có liên quan đến những biểu hiện của nó.

Trang 7

Ta có thể bắt đầu từ bất kỳ giai đoạn nào của quy trình, tuy nhiên phải đảm bảo tínhliên tục, đầy đủ và lặp đi lặp lại 4 giai đoạn để tạo nên những thói quen thực hiện đúng quytrình, đảm bảo tính xây dựng nền tảng và tăng dần kiến thức thông qua trải nghiệm và ứngdụng thực tế các lý thuyết đã học

Chúng ta có thể hiểu quy trình này theo một cách đơn giản hơn như hình sau:

Thông qua sơ đồ, ta có thể nhận thấy chu trình cốt lõi của học tập trải nghiệm là: hãyLÀM – để có được kinh nghiệm và NHÌN LẠI việc mình đã làm - lập kế hoạch cho những

Trang 8

việc ta có thể làm trong tương lai để cải thiện kinh nghiệm và ỨNG DỤNG kế hoạch đóvào những lần thực hiện hoặc trải nghiệm kế tiếp Quy trình này sẽ mang đến sự cải tiếnsâu sắc cho chính việc học trải nghiệm của ta Quan điểm cơ bản trong mô hình học tậpdựa trên kinh nghiệm này là người học phản ánh dựa hoặc chiêm nghiệm trên các kinhnghiệm của mình để từ đó khái quát hóa và công thức hóa các khái niệm để có thể áp dụngcho các tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế; sau đó các khái niệm này được ápdụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng - sai, hữu ích - vô ích,v.v ; từ đólại xuất hiện các kinh nghiệm mới, và chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếptheo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đề ra ban đầu

Có rất nhiều định nghĩa và khái niệm về học tập trải nghiệm, tuy nhiên David Kolbkết luận định nghĩa cơ bản về nó như sau:

“Học tập là một quá trình mà ở đó kiến thức được hình thành thông qua chuyển giaocác kinh nghiệm.” Định nghĩa này nhấn mạnh một số các đặc điểm quan trọng của học tậptrải nghiệm như sau: học tập là một quá trình thích nghi, phải được thực hiện liên tiếp vàlặp đi lặp lại để tạo nền kiến thức bằng các kinh nghiệm tiếp thu được như là cách chúng ta

đổ bê tông ngôi nhà (concrete experience), học tập chuyển giao kinh nghiệm khi đứng ởvai trò chủ động hoặc bị động

IV ỨNG DỤNG

Thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb có thể ứng đụng được trong rất nhiềulĩnh vực và khía cạnh khác nhau bao gồm: giúp học sinh nhận ra khả năng của chính mình,giúp giáo viên có khả năng phản chiếu việc dạy học của mình, giúp phân biệt được phongcách học tập của học sinh và giúp phát triển các kỹ năng dạy học cốt lõi của giáo viên.Bốn giai đoạn học tập trải nghiệm của Kolb mang tính logic và thành quả tích cực nếu cóthể thực hiện mô hình theo một thói quen và duy trì thường xuyên

Ví dụ: khi người giáo viên sử dụng 4 quy trình này để thường xuyên quan sát vànhận thức được việc dạy của mình, từ đó rút kinh nghiệm dần dần thông qua dạy trảinghiệm và tìm những cách thức để cải thiện dần dần, đến cuối năm chắc chắn sẽ có được

sự cải thiện rất rõ rệt trong việc dạy học

Theo quan điểm của Kolb, bốn giai đoạn của một chu kỳ nói trên tương ứng với bốn dạng tri thức khác nhau Trong đó, có hai cặp tri thức đi đôi với nhau nhưng trái ngược

Trang 9

nhau thể hiện bằng đường chéo.

TƯ DUY HỘI TỤ

Trang 10

TƯ DUY PHÂN KỲ

ĐỒNG HÓA; TỪ THỰC TẾ ĐẾN LÝ THUYẾT

Đơn giản hóa những mục tiêu bên ngoài quen thuộc nhưng phức tạp tương xứng với những gì đã hiện hữu trong trí nhớ

Trang 11

THÍCH NGHI: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TẾ

Trang 12

Bạn phải thay đổi các suy nghĩ trong đầu để phù hợp với những mục tiêu thực tế bên ngoài.

Và học tập qua trải nghiệm cho thấy xu hướng “thực học, thực nghiệp” đang đượcứng dụng rộng rãi tại một số cơ sở giáo dục và cho thấy có sự chuyển dịch quan trọng sanghướng “tiếp cận kỹ năng” hay “tiếp cận năng lực” thay vì “tiếp cận nội dung” của chươngtrình đào tạo Đồng thời, học tập theo trải nghiệm khuyến khích sinh viên phát triển tư duyphê phán, tự định hướng cách thức giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định trong hoàn cảnh

có liên quan đến bản thân

Các cách học theo Klob (Klob’s Learning Styles):

Trang 13

Ở cấp độ thấp đòi hỏi nhu cầu điều chỉnh cho phù hợp giữa người học và người dạy:đôi khi những ưu tiên của họ là bổ sung hoặc phản kháng, và dĩ nhiên đôi khi là kết hợpnếu cả hai có chiều hướng phát triển trong cùng một giai đoạn trong chu kỳ.

Ở cấp độ cao, việc bỏ qua một vài giai đoạn có thể gây trở ngại lớn cho quá trìnhhọc

Trang 14

Qua việc nhận biết được cách học của người khác (và của chính mình), bạn có thể định hướng một phương pháp học phù hợp với cách học đó Ở một chừng mực nào đó, mỗi người đều cần có tác nhân kích thích đối với cả bốn cách học trên Đây là vấn đề về việc nhấn mạnh cách học nào phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể và việc lựa chọn cách học của từng người.

Sau đây là tóm tắt về bốn cách học của Kolb:

Phân kỳ (cảm nhận và quan sát – CE/RO): Những người với cách học này có thể

nhìn mọi việc ở những góc độ khác nhau Họ là những người nhạy cảm Họ thích quan sát hơn thực hiện, có chiều hướng thu thập thông tin và dùng trí tưởng tượng

để giải quyết vấn đề Họ có khả năng quan sát tốt nhất những tình huống cụ thể với những quan điểm khác nhau Kolb gọi đây là kiểu “Phân kỳ” vì những người này phát huy khả năng hiệu quả trong những tình huống cần đưa ra các ý tưởng Những người với cách học phân kỳ đều có kiến thức về văn hóa sâu rộng và thích thu thập thông tin Họ yêu con người, giàu trí tưởng tượng, nhiều tình cảm, và thiên về nghệ

Trang 15

thuật Hơn nữa, họ thích làm việc theo nhóm để có thể lắng nghe người khác với một quan điểm cởi mở và để nhận được các phản hồi cá nhân.

Đồng hóa (tư duy và quan sát – AC/RO): Những người với cách học này thiên về

cách nhìn nhận vấn đề có khoa học và súc tích Đối với họ, các ý tưởng và khái niệm thì quan trọng hơn con người Những người này cần một sự giải thích rõ ràng hơn là một cơ hội thực tế Họ có khả năng nắm vững thông tin ở diện rộng và sắp xếp chúng theo một lối tư duy có khoa học Những người với cách học Đồng hóa này ít chú trọng vào con người và dành ưu tiên cho những ý tưởng và khái niệm trừu tượng Họ thiên về những học thuyết sâu rộng hợp lý hơn là những cách tiếp cận dựa trên các giá trị thực tế Đây là những người cần thiết để thu thập thông tin hiệu quả và là những người phù hợp với nghề nghiên cứu khoa học Họ thích đọc, diễn thuyết, khám phá những mô hình phân tích và dành thời gian để tư duy mọi việc

Hội tụ (tư duy và thực hiện – AC/AE): Những người với cách học này có thể giải

quyết vấn đề và dùng cách học của mình để tìm giải pháp cho những vấn đề thực tế

Họ thiên về những công việc kỹ thuật và các vấn đề, ít quan tâm đến con người, cácvấn đề về cá nhân và các vấn đề xã hội Những người với cách học Hội tụ này có khả năng tìm kiếm những cách ứng dụng thực tế cho các ý tưởng và lý thuyết Họ

có thể giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định qua việc tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đó Họ có thể là các chuyên gia hoặc những người có khả năng về kỹ thuật Họ thích thử nghiệm những ý tưởng mới và tiến hành những ứng dụng thực tế

Thích nghi (cảm nhận và thực hiện – CE/AE): Những người với cách học này

dựa trên trực giác hơn là sự phân tích có khoa học Họ áp dụng các phân tích của người khác và thực hiện cách tiếp cận thực tế và thử nghiệm Họ bị thu hút vào những thử thách, kinh nghiệm mới và hoạch định kế hoạch Họ có xu hướng dựa trên thông tin của người khác hơn là thực hiện theo cách phân tích của chính mình Những người với kiểu học Thích nghi này đảm nhận tốt những vai trò đòi hỏi hành động và đưa ra các sáng kiến Họ thích làm việc theo nhóm để hoàn thành công việc Họ chủ động xác định các mục tiêu và công việc theo các cách khác nhau để đạt được mục tiêu

Ngày đăng: 22/03/2024, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w