1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phạm trù trung, hiếu trong sáng tác của nguyễn đình chiểu

109 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phạm trù trung, hiếu trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Tác giả Dương Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Thu Hằng
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG HỒNG NHUNG PHẠM TRÙ TRUNG, HIẾU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Tra

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG HỒNG NHUNG PHẠM TRÙ TRUNG, HIẾU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM DƯƠNG HỒNG NHUNG PHẠM TRÙ TRUNG, HIẾU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thu Hằng THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 9% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023 Học viên Dương Hồng Nhung i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo hướng dẫn là PGS TS Dương Thu Hằng - người đã rất tận tình tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Phòng Sau đại học, các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K29B - Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023 Tác giả Dương Hồng Nhung ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4 Đối tượng và phạm vi vấn đề nghiên cứu 7 5 Phương pháp nghiên cứu 7 6 Đóng góp của luận văn 7 7 Cấu trúc của luận văn 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 9 1.1 Khái niệm và thuật ngữ liên quan 9 1.1.1 Phạm trù 9 1.1.2 Phạm trù trung trong văn học 10 1.1.3 Phạm trù hiếu trong văn học 12 1.2 Quá trình ảnh hưởng và phát triển của phạm trù trung, hiếu trong văn học trung đại Việt Nam 16 1.2.1 Giai đoạn thế kỉ X - XV 16 1.2.2 Giai đoạn thế kỉ XVI - XIX 25 1.3 Tác gia Nguyễn Đình Chiểu và quan niệm đạo đức trong sáng tác của ông 31 1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp 31 1.3.2 Quan niệm đạo đức trong văn chương Nguyễn Đình Chiểu 33 Tiểu kết chương 1 36 Chương 2: PHẠM TRÙ TRUNG TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 37 iii 2.1 Biểu hiện của phạm trù trung trong giai đoạn trước khi Pháp xâm lược 37 2.1.1 Mối quan hệ vua, tôi 37 2.1.2 Mối quan hệ giữa con người với nhân dân, đất nước 43 2.2 Biểu hiện của phạm trù trung trong giai đoạn từ khi Pháp xâm lược 49 2.2.1 Mối quan hệ vua, tôi 49 2.2.2 Mối quan hệ giữa con người với nhân dân, đất nước 56 Tiểu kết chương 2 62 Chương 3: PHẠM TRÙ HIẾU TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 63 3.1 Biểu hiện của phạm trù hiếu 63 3.1.1 Ứng xử hiếu thuận theo đạo đức Nho giáo 63 3.1.2 Ứng xử hiếu thuận theo đạo lí truyền thống của người Việt 74 3.2 Phạm trù hiếu trong mối quan hệ với phạm trù trung 79 3.2.1 Mối quan hệ của phạm trù trung, hiếu trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu 79 3.2.2 Ý nghĩa của phạm trù trung, hiếu từ truyền thống đến hiện đại 87 Tiểu kết chương 3 96 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 iv MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trung và hiếu là hai phạm trù cơ bản, quan trọng và được thể hiện rất rõ nét trong dòng thơ văn Việt Nam trung đại Đây được coi là hai phạm trù có ý nghĩa lớn trong việc tạo nên các quy chuẩn đạo đức của xã hội phương Đông trung đại Trung, hiếu có tác động rất lớn tới đời sống tinh thần của con người, thâm nhập sâu rộng đến nhiều tầng lớp từ vua chúa, quan lại tới tầng lớp bình dân và gây ra ảnh hưởng sâu sắc tới hệ tư tưởng và chí hướng của họ Không sai khi nói hai phạm trù đạo đức này có tầm quyết định lớn tới các giá trị nhân sinh quan trong cuộc đời của mỗi con người thời kì ấy Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà Nho, một người thầy thuốc tận tâm, một tác gia văn học lớn của miền Nam Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX Ông là một nhà Nho có tư tưởng chân chính và luôn đề cao các giá trị cơ bản của con người, trong đó phạm trù trung, hiếu được nhắc đến trong nhiều tác phẩm, đặc biệt là câu thơ nổi tiếng ngay mở đầu Truyện Lục Vân Tiên: “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” Gần đây vào ngày 23/11/2021, tại kì họp của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 được tổ chức tại Pháp, Nguyễn Đình Chiểu đã được vinh danh và kỉ niệm 200 năm ngày sinh (1/7/1822 - 1/7/1888) Hồ sơ danh nhân của ông đồng thời được cả bốn quốc gia Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng giới thiệu Những đóng góp của ông mang tầm vóc lớn lao, vĩ đại, thể hiện hồn cốt của dân tộc cùng tấm lòng ngay thẳng, trung hiếu, hào sảng… có sức mạnh lay động và hiệu triệu mọi trái tim yêu nước của con người Việt Nam Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã được đưa vào làm ngữ liệu giảng dạy ở nhà trường Vì vậy, việc nghiên cứu về phạm trù trung, hiếu trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu sẽ góp phần nâng cao năng lực cho người nghiên cứu và có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích Bên cạnh đó, trong quá trình đưa 1 vào giảng dạy tại các trường phổ thông trung học, những tư liệu trên sẽ góp phần mở rộng kiến thức, giúp hình thành các phẩm chất và năng lực tốt đẹp cho học sinh trong thời đại mới như lòng yêu nước, cách sống nhân ái, chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm với cộng đồng Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Phạm trù trung, hiếu trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu” để thực hiện 2 Lịch sử vấn đề Quá trình nghiên cứu về phạm trù trung, hiếu nói chung được tiến hành trên một phạm vi rộng Chúng tôi cũng xin điểm qua một số bài viết, tài liệu ghi chép, công trình nghiên cứu về tác phẩm này như: Văn học Việt Nam: Dòng riêng giữa nguồn chung (Trần Ngọc Vương, NXB Thông tin và truyền thông, H, 2018); Nho giáo và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa (Lê Thị Lan, Tạp chí Triết học, số 12, tr 19 - 26, 2009); Đạo đức trung, hiếu của Nho giáo (Trần Thị Lan Hương, Triệu Quang Minh, NXB Tôn giáo Hà Nội, 2016); Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam (Phan Đại Doãn, NXB Chính trị Quốc gia, H, 1998); Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (Trần Đình Hượu, NXB Giáo dục, H, 1999); Nho giáo và đạo đức (Vũ Khiêu chủ biên, NXB Khoa học xã hội, H, 1995); Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn, NXB Giáo dục, H, 2008); Một số đặc trưng cơ bản của Nho giáo Việt Nam (Nguyễn Tài Thư, H) Các bài viết: Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay (Nguyễn Thị Thọ, Thạc sĩ triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung, hiếu (Nguyễn Bá Cường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội), … Bàn luận về phạm trù trung, hiếu, trong cuốn Đạo đức trung, hiếu của Nho giáo (Trần Thị Lan Hương, Triệu Quang Minh), tác giả có viết: “Đạo trung của Nho giáo chính thức giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tư tưởng của xã hội Việt Nam khi chế độ quân chủ chuyên chế ở nước ta được thiết định…” [13, tr104], “…nhưng lịch sử dân tộc ta cũng minh chứng có nhiều nhà Nho đã phát triển 2 đạo trung của Nho giáo, làm cho nó vượt ra ngoài phạm vi ý nghĩa kinh điển Đạo trung ấy vừa đối lập với thứ trung quân mù quáng (ngu trung), vừa gần với tính hai chiều trong mối quan hệ vua tôi của Nho giáo thời Khổng – Mạnh nhưng lại vừa có những nét khác biệt với Nho giáo Khổng – Mạnh” [13, tr105] Hay trong bài viết Từ đạo hiếu truyền thống, nghĩ về đạo hiếu ngày nay, tác giả Nguyễn Thị Thọ nêu quan điểm: “Trong việc thực hành đạo hiếu, người Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo Tuy vậy, đạo hiếu ở Việt Nam vẫn có những nét độc đáo riêng, không hà khắc và cứng nhắc như trong quan niệm của Nho giáo Ngay cả những người thuộc tầng lớp trên, được đào tạo Nho giáo một cách đầy đủ, họ cũng tiếp biến đạo hiếu song đã biến đạo hiếu trở thành giá trị và chuẩn mực đạo đức mang bản sắc Việt Nam” [53, tr5] Như vậy, từ lâu, hai phạm trù trung, hiếu đã nhận được sự quan tâm chú ý của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu bởi tầm ảnh hưởng của nó đối với văn học Việt Nam đương thời Phần lớn các công trình nghiên cứu về hai phạm trù này đều cho thấy chúng bao hàm không chỉ các giá trị nhân sinh quan thuộc khía cạnh đạo đức, mà còn liên quan mật thiết đến các thể chế chính trị - xã hội của từng thời kì khác nhau Với chủ trương đưa xã hội từ chỗ vô đạo trở thành hữu đạo, các quan niệm đạo đức được xây dựng nên vừa là công cụ để giáo dục con người, vừa là “cách tay đắc lực” để duy trì trật tự xã hội Thu hẹp phạm vi nghiên cứu về phạm trù trung, hiếu trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu cũng có nhiều công trình tiêu biểu như: Từ lí tưởng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc của Phạm Văn Đồng (Tạp chí Văn học, 1963), Nguyễn Đình Chiểu, đạo làm người (Trần Văn Giàu, Sở Văn hóa và Thông tin xuất bản, 1983); Suy nghĩ về yếu tố đạo lý trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Huỳnh Như Phương, 1982); “Tâm đạo”của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (Mai Huỳnh Hoa, Tạp chí văn học, số 4 - 1982); Truyện thơ Lục Vân Tiên và vấn đề mối quan hệ giữa đạo đức và thẩm mỹ (Lâm Vinh, 1982); Các bài viết: Truyền thống quật cường 3 của Nam Bộ và Việt Nam với tinh thần đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu của Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn yêu nước, chống xâm lăng, một tâm hồn vằng vặc nhân nghĩa , một tấm gương kiên trung và bất khuất của Hà Huy Giáp, Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam của Hoài Thanh, Lục Vân Tiên - một tác phẩm đề cao chủ nghĩa yêu nước, cuộc đấu tranh một mất một còn giữa thiện và ác, chính và ta của Bảo Định Giang, Thơ văn yêu nước chống Pháp: đỉnh cao của những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu của Thạch Phương, Chữ “dân” chữ “nước” trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong cuốn Hướng tới 200 năm nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu (Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2022)… Các tác phẩm này tập trung khai thác nhiều khía cạnh khác nhau về văn thơ cụ Đồ Chiểu, đặc biệt là đi sâu vào nghiên cứu các biểu hiện của phạm trù trung, hiếu trong thơ văn của ông Hai phạm trù này được thể hiện một cách đa dạng, nhiều chiều trong rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, làm nổi bật lên phong cách sáng tác cùng quan niệm đạo đức trữ tình đặc sắc của ông ở văn chương giai đoạn này Phạm trù trung, hiếu trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được khắc họa khá cụ thể, với nhiều những bài viết, ý kiến đánh giá liên quan đến chủ đề, như trong Nguyễn Đình Chiểu, tác phẩm và dư luận, Hoài Thanh ca ngợi: “Nguyễn Đình Chiểu đã mượn lá cờ của đạo Nho, nhưng thực ra là để bảo vệ tình cha con, đạo vợ chồng, tình bạn bè, lòng khinh tà trọng nghĩa, tinh thần cứu nạn phò nguy ” [29, tr 219] “Từ nhỏ, sách vở của thánh hiền đã dạy cho Nguyễn Đình Chiểu rằng cái lẽ lớn ở đời là lẽ thờ vua Khi quê hương bị giặc chiếm, Nguyễn Đình Chiểu không chịu sống với giặc cũng là vì cái lẽ thờ vua… Trong “Chở bao nhiêu đạo”, “Đâm mấy thằng gian”… Nguyễn Đình Chiểu và văn học, Nam Mộc cũng khẳng định: “Câu chuyện văn chương trước hết là câu chuyện “cang thường” câu chuyện “trung hiếu” cho nên người viết văn trước hết là người “chở đạo”, “hành đạo” [29, tr 201]… và “Những quan điểm văn học trên đây một phần lớn là kế thừa những quan điểm truyền thống: “văn dĩ tải đạo”, “thi ngôn chí” 4

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN