Trang 1 NGUYỄN HỒNG TRUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC GIÁO DỤC HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LALUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Trang 2 NGUYỄN HỒNG TRUNG N
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỒNG TRUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC GIÁO DỤC HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN – 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỒNG TRUNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC GIÁO DỤC HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.31.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH THÁI NGUYÊN – 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình Thái Nguyên, ngày tháng 07 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Trung ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ các thầy cô giáo, các ban ngành cùng toàn thể cán bộ nơi tôi chọn làm địa bàn nghiên cứu, gia đình và bạn bè Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Đỗ Thị Hồng Hạnh người đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu luận văn này Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 07 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Trung iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HINH VẼ vi MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3 5 Kết cấu của luận văn .4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC GIÁO DỤC 5 1.1 Cơ sở lý luận về chất lượng viên chức giáo dục 5 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại viên chức 5 1.1.2 Chất lượng viên chức giáo dục 7 1.1.3 Nâng cao chất lượng viên chức giáo dục 11 1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và nâng cao chất lượng viên chức giáo dục .20 1.2 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng viên chức giáo dục 22 1.2.1 Kinh nghiệm của một số địa phương .22 1.2.2 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng viên chức giáo dục cho huyện Mộc châu, tỉnh Sơn La 28 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1 Câu hỏi nghiên cứu 29 2.2 Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin .29 2.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin .32 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .34 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng viên chức .34 iv Chương 3 THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC GIÁO DỤC TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA .39 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 39 3.1.1.Đặc điểm tự nhiên 39 3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 40 3.2 Khái quát về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 42 3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ .42 3.2.2 Tổ chức quản lý 45 3.3 Thực trạng chất lượng viên chức giáo dục tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 45 3.3.1 Cơ cấu đội ngũ viên chức 45 3.3.2 Chất lượng thể lực 50 3.3.3 Chất lượng trí lực .52 3.3.4 Chất lượng tâm lực 57 3.4 Các hoạt động nâng cao chất lượng viên chức giáo dục tại huyện Mộc Châu- Sơn La .60 3.4.1 Quy hoạch, xây dựng vị trí việc làm .60 3.4.2 Tuyển dụng viên chức 64 3.4.3 Sắp xếp, bố trí, sử dụng viên chức 70 3.4.4 Đào tạo, bồi dưỡng viên chức 73 3.4.5 Đánh giá, phân loại viên chức 78 3.4.6 Công tác chế độ, chính sách đối với viên chức 83 3.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng viên chức giáo dục huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 88 3.5.1 Yếu tố khách quan 88 3.5.2 Yếu tố chủ quan .91 3.6 Đánh giá chung về hoạt động nâng cao chất lượng viên chức giáo dục huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 96 3.6.1 Những kết quả đạt được 96 3.6.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 100 v Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC GIÁO DỤC TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA .106 4.1 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về nâng cao chất lượng viên chức giáo dục của tỉnh Sơn La .106 4.1.1 Quan điểm 106 4.1.2 Phương hướng 107 4.1.3 Mục tiêu 108 4.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng viên chức giáo dục tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 109 4.2.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch, xây dựng vị trí việc làm 109 4.2.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng 111 4.2.3 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng 113 4.2.4 Hoàn thiện công tác sắp xếp, bố trí, sử dụng 117 4.2.5 Hoàn thiện công tác đánh giá, phân loại 120 4.2.6 Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với viên chức giáo dục 123 4.2.7 Các giải pháp khác 125 4.3 Kiến nghị 128 4.3.1 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La 128 4.3.2 Đối với Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La 129 4.3.3 Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Mộc Châu 129 KẾT LUẬN 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO 132 PHỤ LỤC .133 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, HINH VẼ Bảng Bảng 2.1: Ý nghĩa mức độ cảm nhận 32 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Mộc Châu giai đoạn 2020 - 2022 .40 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu xã hội huyện Mộc Châu giai đoạn 2020 - 2022 41 Bảng 3.3: Số lượng viên chức giáo dục huyện Mộc Châu 46 Bảng 3.4: Cơ cấu viên chức giáo dục huyện Mộc Châu theo giới tính 47 Bảng 3.5: Cơ cấu viên chức giáo dục huyện Mộc Châu theo độ tuổi .48 Bảng 3.6: Phân loại sức khỏe của đội ngũ viên chức giáo dục huyện Mộc Châu 51 Bảng 3.7: Trình độ học vấn của đội ngũ viên chức giáo dục huyện Mộc Châu 53 Bảng 3.8: Trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ viên chức giáo dục huyện Mộc Châu 55 Bảng 3.9: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ viên chức giáo dục huyện Mộc Châu 57 Bảng 3.10: Kết quả hoạch định đội ngũ viên chức giáo dục huyện Mộc Châu giai đoạn 2020 - 2022 .61 Bảng 3.11: Kết quả tuyển dụng viên chức giáo dục huyện Mộc Châu giai đoạn 2020-2022 68 Bảng 3.12: Thực trạng thừa thiếu viên chức giáo dục huyện Mộc Châu 71 Bảng 3.13: Thống kê lượt đào tạo, bồi dưỡng viên chức giáo dục huyện Mộc Châu 74 Bảng 3.14: Kết quả đánh giá, phân loại viên chức giáo dục huyện Mộc Châu giai đoạn 2020 - 2022 .80 Bảng 3.15: Số liệu về dân số và lao động huyện Mộc Châu năm 2022 90 Bảng 3.16: TTHC lĩnh vực GD&ĐT được giải quyết qua Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Sơn La .94 Hình Hình 3.1: Quy trình tuyển dụng viên chức ngành giáo dục huyện Mộc Châu 65 Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức quản lý ngành giáo dục huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 92 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, viên chức (CCVC) là một nội dung quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng Chăm lo xây dựng đội ngũ CCVC “vừa hồng, vừa chuyên” là mục tiêu, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và mỗi cơ quan, đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách nền hành chính trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Đặc biệt, đối với ngành giáo dục, chất lượng đội ngũ viên chức lại càng quan trọng Bởi giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực, giáo dục nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động, từ đó góp phần vào sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia Chính vì lẽ đó, chất lượng đội ngũ viên chức làm việc trong ngành giáo dục cần phải được quan tâm hàng đầu Nhằm xây dựng đội ngũ viên chức đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ, trong những năm qua Phòng GD&ĐT huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã thực hiện một loạt các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục huyện, trong đó tập trung đổi mới đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, khắc phục tình trạng thực hiện kém hiệu quả trong thi hành công vụ; đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, lựa chọn được những cán bộ lãnh đạo quản lý có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án về nguồn nhân lực, thu hút nhân tài; ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức học tập, phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có những chuyển biến tích cực, đã chú trọng tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng theo chuyên đề, vị trí việc làm, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, nhờ đó chất lượng viên chức làm việc tại Phòng không ngừng được nâng lên Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, chất lượng của một bộ phận viên chức giáo dục tại huyện vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc, cơ cấu giới tính chênh lệch giá cao, năm 2022 tỷ lệ viên chức là nữ giới vẫn chiếm 79,59% 2 tổng số viên chức giáo dục huyện, trình độ học vấn của đội ngũ viên chức không đồng đều, tỷ lệ viên chức có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn khá lớn (tỷ lệ viên chức trình độ cao đẳng là 22,15% và trung cấp 10,38% năm 2022),… Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức giáo dục huyện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đó là: công tác tuyển dụng chưa thực sự chặt chẽ, công bằng, tỷ lệ tuyển dụng/nhu cầu thấp, năm 2022 chỉ đạt 64,08%; công tác sắp xếp, bố trí công việc chưa phù hợp với trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, một số cấp học vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên, cấp mầm non thiếu 38 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 12 giáo viên, trong khi cấp THCS thừa 15 giáo viên; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu thực tiễn; công tác đánh giá, phân loại viên chức chưa thực chất, vẫn còn tình trạng nể nang, bệnh thành tích; chế độ đãi ngộ viên chức chưa thực sự thỏa đáng, công bằng,… Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng viên chức giáo dục huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, để đi sâu nghiên cứu về thực trạng chất lượng viên chức giáo dục tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viên chức giáo dục huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong thời gian tới 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng viên chức giáo dục tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viên chức giáo dục tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La góp phần xây dựng được đội ngũ viên chức đáp ứng tốt các yêu cầu công việc 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng viên chức ngành giáo dục - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng viên chức giáo dục, công tác nâng cao chất lượng viên chức giáo dục tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Trên cơ sở đó, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng viên chức giáo dục huyện