Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÙI THỊ LUẬN ĐẶC ĐIỂM MẮC SỐT RÉT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƢỜI DÂN TẠI XÃ TÁ BẠ, HUYỆN MƢỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU NĂM 2022 L
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
BÙI THỊ LUẬN
ĐẶC ĐIỂM MẮC SỐT RÉT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ TÁ BẠ, HUYỆN MƯỜNG TÈ,
TỈNH LAI CHÂU NĂM 2022
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội, 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng, em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
PGS.TS Trần Như Nguyên, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình giúp em hoàn thành luận văn này Sự tận tâm, thân tình và kiến thức uyên bác của thầy luôn là tấm gương sáng cho em noi theo trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học, Bộ môn Y tế công cộng cùng các thầy cô giáo của Trường Đại học Thăng Long Hà Nội đã hết lòng giảng dạy, chỉ bảo và đóng góp những ý kiến quý báu giúp
em hoàn thành luận văn này
- Cán bộ của Trung tâm Y tế huyện Mường Tè, cán bộ và nhân viên trạm y tế xã Tá Bạ đã cộng tác, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực hiện nghiên cứu tại thực địa
- Lãnh đạo Viện, Ban lãnh đạo khoa Dịch tễ, Tập thể Khoa Dịch tễ - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng con xin cảm ơn bố mẹ kính yêu, anh chị em trong gia đình, những người đã luôn là động lực mạnh mẽ cho con trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này
Học viên Bùi Thị Luận
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Phòng Sau đại học và Quản lý khoa học Trường Đại học
Thăng Long;
- Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long;
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Tôi là Bùi Thị Luận, học viên cao học khóa 2021-2023, trường Đại học Thăng Long Hà Nội, chuyên ngành Y tế công cộng, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Trần Như Nguyên
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Trang 5PCR Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp cao phân tử)
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI CAM ĐOAN 4
MỤC LỤC 6
DANH MỤC BẢNG 9
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số định nghĩa, khái niệm liên quan 3
1.2 Tổng quan về bệnh sốt rét 4
1.2.1 Đặc điểm chung về bệnh sốt rét 4
1.2.1.1 Đặc điểm mầm bệnh (tác nhân gây bệnh) 5
1.2.1.2 Trung gian truyền bệnh (muỗi Anopheles) 7
1.2.1.3 Khối cảm thụ của bệnh sốt rét (Người) 8
1.2.2 Các yếu tố môi trường liên quan tới sốt rét 9
1.2.3 Các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan tới sốt rét 10
1.3 Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới và tại Việt Nam 10
1.3.1 Tình hình sốt rét trên Thế giới 10
1.3.2 Tình hình sốt rét tại Việt Nam 13
1.4 Nghiên cứu về đặc điểm mắc sốt sét 14
1.4.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài 14
1.4.2 Một số nghiên cứu trong nước 16
1.5 Nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét 19
1.5.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài 19
1.5.2 Một số nghiên cứu trong nước 20
1.6 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 22
1.7 Khung lý thuyết nghiên cứu 24
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 7CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 25
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 25
2.2 Phương pháp nghiên cứu 25
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 25
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 25
2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 27
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu 27
2.3.2 Tiêu chí đánh giá 31
2.4 Phương pháp thu thập thông tin 32
2.4.1 Công cụ thu thập thông tin 32
2.4.2 Các kỹ thuật thu thập thông tin 32
2.4.3 Quy trình thu thập thông tin và sơ đồ nghiên cứu 32
2.5 Phân tích và xử lý số liệu 35
2.6 Sai số và biện pháp khống chế sai số 35
2.6.1 Sai số 35
2.6.2 Biện pháp khống chế 35
2.7 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 35
2.8 Hạn chế của đề tài 36
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 37
3.2 Đặc điểm mắc sốt rét tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu năm 2022 và giai đoạn 2020-2022 40
Trang 83.3 Một số yếu tố liên quan tới mắc sốt rét của cộng đồng dân cư tại địa bàn
nghiên cứu 50
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 57
4.1 Tình hình chung 57
4.2 Đặc điểm mắc sốt rét tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 62
4.3 Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 65
KẾT LUẬN 72
1 Đặc điểm mắc sốt rét tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu năm 2022 và giai đoạn 2020-2022 72
2 Yếu tố liên quan tới mắc sốt rét của người dân tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 72
KHUYẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân bố một số chỉ số toàn quốc năm 2022 [42] 13
Bảng 2.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu 27
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 37
Bảng 3.2 Nhóm tuổi của người được điều tra 37
Bảng 3.3 Trình độ học vấn của người được điều tra 38
Bảng 3.4 Nghề nghiệp của người được điều tra 38
Bảng 3.5 Dân tộc của người được điều tra 39
Bảng 3.6 Phân bố sốt rét theo thôn tại xã Tá Bạ 40
Bảng 3.7 Tỷ lệ KST/1.000 dân số chung xã Tá Bạ giai đoạn 2020-2022 40
Bảng 3.8 Phân bố sốt rét theo tháng tại xã Tá Bạ giai đoạn 2020-2022 41
Bảng 3.9 Cơ cấu KST ở xã Tá Bạ 42
Bảng 3.10 Phân bố số mắc SR theo nhóm tuổi 44
Bảng 3.11 Phân bố số mắc SR theo giới tính 44
Bảng 3.12 Phân bố số mắc SR theo trình độ học vấn 45
Bảng 3.13 Phân bố số mắc SR theo nhóm nghề nghiệp 45
Bảng 3.14 Phân bố số mắc SR theo nhóm dân tộc 46
Bảng 3.15 Phân bố số mắc SR theo nhóm hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh SR 46
Bảng 3.16 Phân bố số mắc SR theo nhóm hiểu biết về cách phòng bệnh SR 46
Bảng 3.17 Phân bố số mắc SR theo nhóm sử dụng màn 47
Bảng 3.18 Thực trạng màn tẩm hóa chất tại điểm nghiên cứu 48
Bảng 3.19 Thực trạng truyền thông cho các đối tượng tại điểm nghiên cứu 49
Bảng 3.20 Liên quan giữa dân tộc với mắc sốt rét 50
Bảng 3.21 Liên quan giữa nhóm tuổi với mắc sốt rét 51
Bảng 3.22 Liên quan giữa giới tính với mắc sốt rét 51
Bảng 3.23 Liên quan giữa ngủ tại rừng rẫy với mắc sốt rét 52
Bảng 3.24 Liên quan giữa số ngày ngủ tại rừng rẫy với mắc sốt rét 52
Bảng 3.25 Liên quan giữa bao phủ màn với mắc sốt rét 54
Trang 10Bảng 3.26 Liên quan giữa hành vi ngủ màn với mắc sốt rét 54 Bảng 3.27 Liên quan giữa hiểu biết về bệnh sốt rét với mắc sốt rét 55 Bảng 3.28 Phân tích hồi quy logistic các yếu tố liên quan với thực trạng mắc bệnh sốt rét 55
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Chu kỳ phát triển của KSTSR [49] 6
Hình 1.2 Bản đồ xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu 23
Hình 3.1 Diễn biến KSTSR theo tháng giai đoạn 2020-2022 41
Hình 3.2 Diễn biến sốt rét theo tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 tại xã Tá Bạ 43
Hình 3.3 Nguồn gốc KSTSR tại xã Tá Bạ năm 2020-2022 43
Hình 3.4 Số trường hợp mắc sốt rét trong vòng 3 năm gần đây 50
Hình 3.5 Độ bao phủ màn với đối tượng trong nghiên cứu 53
Trang 12ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét là bệnh xã hội phổ biến trên khắp các châu lục do ký sinh
trùng sốt rét Plasmodium gây ra và do muỗi Anopheles truyền bệnh, muỗi đốt
chủ yếu vào ban đêm, lúc sáng sớm và lúc mặt trời lặn [41] Theo báo cáo sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021: Trên toàn cầu, ước tính có khoảng
241 triệu trường hợp sốt rét vào năm 2020 tại 85 quốc gia lưu hành bệnh sốt rét (bao gồm lãnh thổ Guiana thuộc Pháp), tăng hơn so với năm 2019 (227 triệu trường hợp), với phần lớn số trường hợp mắc bệnh thuộc các quốc gia ở Châu Phi Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét/1.000 dân số có nguy cơ, giảm từ 81 trường hợp năm
2000 xuống 59 trường hợp vào năm 2020 Khu vực Châu Phi ước tính có khoảng 228 triệu trường hợp bệnh (chiếm khoảng 95%) vào năm 2020 Trong
đó, các nước có tỉ lệ mắc bệnh cao là Nigeria (27%), Cộng hòa Dân chủ Congo (12%), Uganda (5%), Mozambique (4%) và Niger (3%)…[62]
Tại Việt Nam, qua nhiều năm thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống bệnh sốt rét, tỷ lệ mắc sốt rét giảm đi đáng kể Theo báo cáo về kết quả phòng chống bệnh sốt rét tại Việt Nam, năm 2021 tình hình sốt rét đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020: Số lượng trường hợp bệnh nhân có ký sinh
trùng sốt rét giảm trên 67%, giảm đồng thời cả ký sinh trùng P falciparum và P
vivax Số trường hợp bệnh sốt rét ác tính đã giảm mạnh trong 2 năm gần đây,
đặc biệt năm 2021 không có trường hợp sốt rét ác tính Không có bệnh nhân tử vong do sốt rét và dịch sốt rét [42]
Tính đến hết năm 2022, Việt Nam có 42 tỉnh/thành phố được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét Tuy nhiên vẫn còn nhiều tỉnh trên toàn quốc chưa loại trừ được bệnh sốt rét, trong đó khu vực phía Bắc còn tỉnh Lai Châu trong
mấy năm trở lại đây có sự gia tăng ký sinh trùng P vivax Năm 2021, tỉnh Lai
Châu phát hiện 101 ký sinh trùng, tăng 74,14% so với năm 2020 (101/58).Giai đoạn 2018 - 2021, ký sinh trùng sốt rét phân bố tại 12/14 xã trong huyện Mường
Tè Năm 2022, số lượng ký sinh trùng sốt rét tập trung cao ở xã Tá Bạ (26
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 13trường hợp) [42], xã Tá Bạ là một xã miền núi người dân nơi đây có thói quen đi rừng, ngủ rẫy để canh tác hoặc thu hái lâm sản trong rừng dẫn đến việc phát hiện, điều trị, theo dõi ca bệnh gặp nhiều khó khăn Người dân ở đây chủ yếu là dân tộc La Hủ nên kiến thức và thực hành phòng chống sốt rét còn hạn chế Các biện pháp dự phòng được áp dụng như phun hóa chất diệt muỗi, tẩm màn bằng hóa chất tồn lưu không đem lại hiệu quả cao, sốt rét lưu hành tại xã vẫn còn diễn biến phức tạp và dai dẳng Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Đặc điểm mắc sốt rét của người dân ở đây là gì ? có liên quan đến những yếu tố nào? Hiện vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào đầy đủ và có hệ thống về thực trạng này
Từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Đặc điểm mắc sốt rét và
một số yếu tố liên quan của người dân tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu năm 2022” nhằm mục tiêu:
Mục tiêu nghiên cứu
1 Mô tả đặc điểm mắc sốt rét của người dân tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu năm 2022 và giai đoạn 2020-2022
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân tại địa bàn nghiên cứu
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số định nghĩa, khái niệm liên quan
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể bùng phát thành dịch và gây
tử vong nếu không được điều trị kịp thời Hiện nay, bệnh sốt rét (BSR) vẫn còn
là vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên thế giới cũng như tại Việt Nam
Sốt rét là một bệnh lan truyền qua đường máu gây nên bởi ký sinh trùng
Plasmodium do muỗi cái của loài Anopheles đốt qua da và truyền các thoa trùng
sốt rét vào máu [41]
Sốt rét lâm sàng là bệnh có đặc điểm sốt thành cơn với 3 giai đoạn: Rét, nóng, vã mồ hôi, sốt có chu kỳ và thường kèm theo thiếu máu, lách to Bệnh cảnh lâm sàng của sốt rét rất đa dạng với các thể: Mang ký sinh trùng lạnh, thể tiên phát, tái phát, thông thường điển hình, sốt rét ác tính, sốt rét đái huyết cầu tố [41]
Trường hợp nghi ngờ mắc sốt rét: Là những trường hợp đang sốt hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây và đang ở hoặc đã đến vùng sốt rét lưu hành trong thời gian ít nhất 7 ngày trước khi có sốt hoặc có tiền sử mắc sốt rét
Trường hợp bệnh sốt rét xác định: Là trường hợp có ký sinh trùng sốt rét trong máu được xác định bằng xét nghiệm lam máu nhuộm Giêm-sa hoặc xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên hoặc kỹ thuật sinh học phân
tử
Trường hợp bệnh sốt rét ác tính: Là trường hợp bệnh sốt rét xác định có biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh Sốt rét ác tính thường xảy ra trên
những người bệnh nhiễm P falciparum hoặc nhiễm phối hợp có P falciparum Các trường hợp nhiễm P vivax và P knowlesi cũng có thể gây sốt rét ác tính,
đặc biệt ở các vùng kháng với chloroquine
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 15Trường hợp bệnh sốt rét nội địa: Là trường hợp sốt rét xác định, lây nhiễm tại chỗ (xã/phường), không có bằng chứng nào của ngoại lai và không liên quan trực tiếp đến lây nhiễm từ trường hợp sốt rét ngoại lai
Trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai: Là trường hợp sốt rét xác định, lây nhiễm từ nơi khác về xã/phường
Trường hợp bệnh sốt rét thứ truyền: Là trường hợp sốt rét xác định, lây nhiễm tại chỗ từ trường hợp sốt rét ngoại lai
Trường hợp bệnh sốt rét tái phát xa: Là trường hợp sốt rét xác định, có tiền
sử nhiễm sốt rét P vivax hoặc P ovale trong vòng 3 năm, không có tiền sử dịch
tễ liên quan với lây truyền ký sinh trùng sốt rét từ bên ngoài
Trường hợp tử vong do sốt rét: Là trường hợp tử vong xác định có ký sinh trùng sốt rét
Dịch sốt rét: Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định Vùng có dịch là khu vực được cơ quan
có thẩm quyền xác định có dịch Vùng có nguy cơ dịch là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch [2]
1.2 Tổng quan về bệnh sốt rét
1.2.1 Đặc điểm chung về bệnh sốt rét
Quá trình dịch bệnh sốt rét gồm: Mầm bệnh (ký sinh trùng sốt rét); Nguồn
truyền nhiễm (người bệnh sốt rét); Trung gian truyền bệnh (muỗi Anopheles);
Khối cảm thụ (người chưa có miễn dịch với KSTSR)
Sự lan truyền bệnh sốt rét khác nhau về cường độ và mức độ, thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên tại chỗ như: Lượng mưa, khu vực sinh sản của muỗi và sự có mặt của loài muỗi truyền bệnh Ngoài ra yếu tố xã hội cũng là một trong những yếu tố có tác động quan trọng tới quá trình lan truyền bệnh Có những vùng bệnh sốt rét lưu hành quanh năm với số lượng bệnh nhân sốt rét
Trang 16được phát hiện tương đối ổn định ở các tháng trong năm Trong khi đó, ở một số vùng bệnh nhân mắc sốt rét theo mùa và thường tăng cao vào mùa mưa [5]
1.2.1.1 Đặc điểm mầm bệnh (tác nhân gây bệnh)
Ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người có tên khoa học là Plasmodium thuộc họ Plasmodidea, một dạng đơn bào ký sinh trong máu Có hơn 120 loài thuộc họ Plasmodidea được phát hiện ở động vật bò sát, chim, động vật có vú
như chuột và linh trưởng Người không nhiễm KSTSR của chim, động vật bò sát
do có miễn dịch tự nhiên [13]
Chu kỳ sinh sản hữu tính của muỗi diễn ra theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn ở gan (còn gọi là giai đoạn tiền hồng cầu): Thoa trùng (Spozoite) của KSTSR ở trong tuyến nước bọt của muỗi Anopheles cái truyền bệnh, khi
muỗi đốt người sẽ truyền thoa trùng cho người Sau 30 phút một bộ phận thoa trùng (thoát khỏi tác động miễn dịch của cơ thể) chui vào tế bào gan Trong tế
bào gan chúng lớn lên, phân chia và tạo thành thể phân liệt (Schizont) tiền hồng cầu Tế bào gan vỡ, giải phóng ra hàng ngàn thể phân cách gan (merozoit) vào mạch máu (P falciparum có khoảng 4.000 merozoit, P.vivax có 10.000-20.000
merozoit, P malariae có 2.000 merozoit) Thể phân liệt vỡ và giải phóng các merozoit vào máu gây nên những cơn sốt tái phát xa Đối với P falciparum, tất
cả các thoa trùng (Spozoite) vào gan và trưởng thành phân chia thành merozoit rồi vào máu trong một thời gian tương đối ngắn Còn đối với P vivax và P
ovale, một số thoa trùng không trưởng thành ngay mà tồn tại ở dạng thể ngủ (gọi
là hyprozoit), 1,2,3 đến 4,5,6 tháng hoặc lâu hơn mới trở thành merozoite, vào
máu và gây nên những cơn sốt tái phát xa [6], [48]
Giai đoạn hồng cầu: Các ký sinh trùng non từ gan xâm nhập vào hồng cầu,
lúc đầu là thể tư dưỡng sau đó phát triển thành thể phân liệt (schizont) non rồi
thể phân liệt già, phá vỡ hồng cầu giải phóng ra những ký sinh trùng non, lúc này tương ứng với cơn sốt rét trên lâm sàng Hầu hết những ký sinh trùng này quay lại ký sinh trong hồng cầu mới, còn một số biến hóa thành những thể hữu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 17tính, đó là những giao bào đực và giao bào cái, những giao bào này nếu được
muỗi Anopheles hút vào dạ dày sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể muỗi, nếu
không được muỗi hút, giao bào ở lại trong máu rồi bị tiêu hủy [43], [44]
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Viện Sốt rét – KST – CT Trung ương [49]
Hình 1.1 Chu kỳ phát triển của KSTSR [49]
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) hiện có 5 loại Plasmodium gây
bệnh cho người đã được ghi nhận (WHO, 2012), nghiêm trọng nhất là
P.falciparum, số còn lại là P vivax, P malarie, P ovale, P knowlesi có thể gây
bệnh nhẹ hơn và thường ít dẫn đến tử vong Ở Việt Nam có 2 loài chủ yếu: P
falciparum chiếm 70 – 80%, thường gây SR nặng, biến chứng và tử vong, tiếp
đến là P vivax chiếm 20 – 30%, gây sốt cách nhật, SR tái phát, P malarie, P
ovale có tỷ lệ thấp, P knowlesi mới phát hiện (1995) [6], [12]
Nguồn bệnh có thể là những bệnh nhân sốt rét có ký sinh trùng trong máu, đặc biệt khi đã có các thể hữu giới (giao bào), hoặc có thể là những người mang
ký sinh trùng lạnh, những đối tượng dân di biến động, có giao lưu qua lại biên giới với các nước Châu phi, Lào, Campuchia,…
Trang 18Những năm gần đây, lao động Việt Nam sang làm việc tại Angola cũng gia tăng Angola nằm trong khu vực có bệnh sốt rét lưu hành khá nghiêm trọng, hàng năm số người mắc sốt rét và tử vong do sốt rét được báo cáo chiếm tỷ lệ cao trên toàn cầu, theo báo cáo của WHO năm 2021 Angola có hơn 4 triệu
trường hợp mắc sốt rét Tại đây muỗi truyền bệnh sốt rét chính là An
Gambiae có đặc điểm phân bố cả thành thị và nông thôn, thời gian hút máu cả
ngày và đêm, ký sinh trùng sốt rét P falciparum có xuất hiện gen đột biến kháng
thuốc gây trở ngại cho việc điều trị và bệnh nhân dễ tiến triển thành ác tính dẫn đến tử vong [48]
1.2.1.2 Trung gian truyền bệnh (muỗi Anopheles)
Bệnh sốt rét lan truyền được từ người này sang người khác là nhờ trung
gian truyền bệnh, đó là muỗi Anopheles, có nhiều loại muỗi Anopheles nhưng
chỉ có 60 loài có khả năng truyền bệnh SR ở các vùng SR trên thế giới Việt
Nam có 3 véc tơ chính: An minimus, An Dirus, An Epiroticus và một số véc tơ phụ như: An subpictus, An jeyporiensis, An maculatus [1]
Vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles:
Ở vùng SRLH nặng, việc xác định vai trò truyền SR của một loài muỗi nào
đó chủ yếu dựa trên kết quả mổ muỗi tìm thoa trùng trong tuyến nước bọt Ở vùng SRLH nhẹ, do tỷ lệ nhiễm KSTSR trong quần thể véc tơ thấp, nên mổ tuyến nước bọt tìm thoa trùng là không hiệu quả Trong tình huống này thường
áp dụng kỹ thuật ELISA - phản ứng miễn dịch liên kết enzym (Enzym-Linked Immunosorbent Assay) hoặc kỹ thuật PCR - phản ứng chuỗi polyme (Polymerase Chain Reaction) để phát hiện KSTSR trong cơ thể muỗi
Cho đến nay, ở Việt Nam đã xác định 3 loài véc tơ SR chính, 6 loài véc
tơ SR phụ, và 5 loài nghi ngờ có khả năng truyền SR, cụ thể như sau:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 19+ Véc tơ chính:
- An dirus phân bố ở vùng rừng rậm, ven rừng rậm, rừng thưa từ vĩ
độ 20o (Thanh Hóa) trở vào
- An minimus phân bố ở ven rừng rậm, rừng thưa, savan cỏ bụi trên
toàn quốc
- An epiroticus phân bố ở vùng ven biển nước lợ Phan Thiết trở vào
+ Véc tơ phụ:
- An aconitus, An jeyporiensis, An maculatus, An sinensis, An
vagus phân bố ở vùng rừng núi toàn quốc
- An subpictus phân bố ở vùngven biển
+ Véc tơ nghi ngờ:
- An interruptus phân bố từ đèo Ngang trở vào
- An culicifacies phân bố ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
- An lesteri phân bố từ đèo Hải Vân trở ra
- An nimpe, An campestris phân bố ở vùng ven biển Nam Bộ
1.2.1.3 Khối cảm thụ của bệnh sốt rét (Người)
- Khi muỗi Anopheles có thoa trùng đốt người và đưa thoa trùng vào máu
thì sự phát triển tiếp theo của KSTSR tuỳ thuộc vào tình trạng cảm thụ hoặc miễn dịch của người đó [25]
- Miễn dịch tự nhiên: Người có miễn dịch tự nhiên đối với các loài KSTSR của chim, bò sát và gặm nhấm Một số nhóm người và chủng người cũng có miễn dịch tự nhiên đối với KSTSR của người [25], [24]
- Miễn dịch thu được: Miễn dịch tạo thành trong bệnh sốt rét do 2 cơ chế,
cơ chế tế bào và cơ chế thể dịch [25]
Trang 20- Ba yếu tố cơ bản trong quá trình lan truyền bệnh sốt rét: Tác nhân gây
bệnh (KSTSR), véc tơ truyền bệnh (muỗi Anopheles) và vật chủ cảm thụ
(Người) phải được nối liền với nhau thì quá trình này mới diễn ra Muỗi
Anopheles phải đốt người có giao bào sốt rét trong máu, muỗi phải sống đủ lâu
để giao bào đó phát triển thành thoa trùng, và cuối cùng đốt người chưa có miễn
dịch hoặc miễn dịch thấp thì mới có thể lan truyền sốt rét [24]
1.2.2 Các yếu tố môi trường liên quan tới sốt rét
Nhiệt độ: Thời gian của một chu kỳ phát triển của Plasmodium trong cơ thể người phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời: > 14,5°C đối với P.vivax, P.malariae,
P.ovale; > 16°C đối với P.falciparum Nhiệt độ có liên quan đến tuổi thọ của
muỗi, từ 20 đến 30°C, muỗi cái có thể sống trên dưới 4 tuần kể cả khi có nhiễm
ký sinh trùng sốt rét Muỗi càng sống lâu càng thuận lợi cho chu kỳ phát triển ký sinh trùng trong cơ thể muỗi Điều này có liên quan đến sự phát triển của muỗi theo mùa, hay mùa truyền bệnh Những nước ôn đới, muỗi không phát triển vào những tháng lạnh, những nước nhiệt đới, cận nhiệt đới, muỗi phát triển quanh năm với những đỉnh cao vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa Rất hiếm tìm thấy
muỗi Anopheles ở độ cao từ 2.000 đến 2.500m Thời gian của mỗi chu kỳ tiêu
sinh tùy thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ thuận lợi từ 20 đến 30°C
Độ ẩm: ảnh hưởng đến tuổi thọ của muỗi Anopheles sống lâu khi có độ ẩm
tương đối cao (ít nhất cũng > 60%) Thứ ba là lượng mưa và mùa mưa: Mưa ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể muỗi Khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho cả
P.falciparum, P.vivax, P.malariae và P.ovale Vùng cận nhiệt đới thuận lợi cho P.falciparum, P.vivax, còn vùng ôn đới thì P.vivax nhiều hơn, P.falciparum và P.malariae hầu như không có Thứ tư là yếu tố sinh cảnh: Sinh địa cảnh có ảnh
hưởng rất lớn đến vector truyền bệnh sốt rét từ đó tạo nên những hình thái sốt rét khác nhau: Sốt rét rừng núi, sốt rét ven biển, sốt rét cao nguyên, sốt rét đô thị Thứ 5 là sinh học: Động vật rừng, động vật nuôi, thủy sinh, tùy nơi, tùy lúc động vật có tác dụng là mồi thu hút muỗi đốt, do vậy làm giảm tiếp xúc người- muỗi
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 21Nhiều loài thủy sinh ăn bọ gậy và có thể làm phương tiện sinh học để chống muỗi [47]
1.2.3 Các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan tới sốt rét
Các hoạt động của con người có tác động lớn đến tất cả các khâu của lan truyền bệnh Các hoạt động đó có thể làm tăng nguy cơ sốt rét (đào mương thuỷ lợi, hồ ao chứa nước, nuôi tôm, ruộng bậc thang, gốc tre chặt, rừng cao su ) Giao lưu dân cư các vùng như di dân tự do, xây dựng đường giao thông, nhà máy thuỷ điện, thói quen ngủ đêm tại nương rẫy đều có khả năng làm tăng sự lan truyền sốt rét Tuy nhiên cũng có những hoạt động làm giảm sốt rét như khai thông mương máng, lấp hồ ao, phát quang, tăng đàn gia súc, thả cá, nâng cao mức sống, đô thị hóa Nhận thức và thu nhập kinh tế của người dân có tác động lớn đến phòng chống sốt rét [48]
1.3 Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1 Tình hình sốt rét trên Thế giới
Năm 2021, toàn cầu có 247 triệu bệnh nhân mắc sốt rét (BNSR) ở 84 quốc gia, số lượng BNSR năm 2021 tăng 2 triệu BNSR so với năm 2020 (247 triệu/245 triệu) Năm 2015, năm trước khi triển khai Chiến lược kỹ thuật toàn cầu về sốt rét 2016-2030 (GTS), ước tính có khoảng 230 triệu BNSR.Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét trên 1.000 dân số có nguy cơ (DSNC): tỷ lệ này giảm từ 82 (năm 2000) xuống 57 (năm 2019), tỷ lệ này tăng lên 59 bệnh nhân vào năm 2020 Không có thay đổi về tỷ lệ bệnh nhân mắc giữa năm 2020 và 2021 Sự gia tăng
số lượng BNSR trong năm 2020 có liên quan đến sự gián đoạn đến các dịch vụ
trong thời gian COVID-19.Tỷ lệ các trường hợp bệnh P vivax giảm từ khoảng
8% (20,5 triệu) vào năm 2000 xuống còn 2% (4,9 triệu) vào năm 2021.Có 29 quốc gia chiếm 96% số BNSR trên toàn cầu và 04 quốc gia – Nigeria (27%), Cộng hòa Dân chủ Congo (12%), Uganda (5%) và Mozambique (4%) – chiếm gần 50% số BNSR trên toàn cầu.Khu vực Châu Phi của WHO, ước tính có khoảng 234 triệu BNSR năm 2021, chiếm khoảng 95% số lượng BNSR [42]
Trang 22Từ năm 2000 đến năm 2019, tỷ lệ mắc bệnh ở Khu vực Châu Phi của WHO
đã giảm từ 373 xuống 225 trên 1.000 dân số nguy cơ, tăng lên 234 vào năm
2020, chủ yếu là do gián đoạn dịch vụ trong đại dịch COVID-19 Trong năm
2021, tỷ lệ mắc bệnh giảm xuống còn 229 trên 1.000 dân số nguy cơ.Khu vực Đông Nam Á của WHO chiếm khoảng 2% trong tổng số BNSR trên toàn cầu
Số trường hợp mắc sốt rét giảm 76%, từ 23 triệu trường hợp năm 2000 xuống còn khoảng 5 triệu trường hợp trong năm 2021 Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở khu vực Đông Nam Á giảm 82%, từ khoảng 18 trường hợp trên 1.000 dân số nguy
cơ năm 2.000 xuống còn khoảng 3 trường hợp trên 1.000 dân số nguy cơ năm
2021 Từ năm 2020 đến năm 2021, đã có sự gia tăng 400.000 trường hợp trong khu vực, trong đó >50% trường hợp tăng ở Myanmar [42]
Trên toàn cầu, số trường hợp tử vong do sốt rét (TVSR) giảm trong giai đoạn 2000-2019, từ 897.000 trường hợp (năm 2000) xuống 577.000 trường hợp (năm 2015) và 568.000 trường hợp (năm 2019) Số trường hợp TVSR toàn cầu trong năm 2021 là 619.000 Trong 2 năm gần đây: số TVSR năm 2020 tăng 10% (625.000/568.000) so với năm 2019 Từ năm 2019 đến 2021, có 63.000 trường hợp TVSR do gián đoạn các dịch vụ sốt rét thiết yếu trong đại dịch COVID-19.Tỷ lệ TVSR ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 87% năm 2000 xuống còn 76% năm 2015 và tỷ lệ này không thay đổi từ 2015 đến 2021.Trên toàn cầu, tỷ lệ TVSR (trên 100.000 DSNC) giảm 50% từ khoảng 30 (năm 2000) xuống còn 15 (năm 2015); sau đó tiếp tục giảm nhưng với tốc độ chậm hơn, xuống còn 14 vào năm 2019 Năm 2020, tỷ lệ tử vong tăng trở lại, lên 15,1 và giảm nhẹ xuống 14,8 (năm 2021).Khoảng 96% trường hợp TVSR trên toàn cầu ở 29 quốc gia Bốn quốc gia chiếm > 50% số trường hợp TVSR toàn cầu năm 2021: Nigeria (31%), Cộng hòa Dân chủ Congo (13%), Niger (4%) và Tanzania (4%).Số trường hợp TVSR ở Khu vực Châu Phi của WHO đã giảm từ 841.000 vào (năm 2000) xuống còn 541.000 (năm 2018) và tăng lên 599.000 năm 2020 Năm
2021, số trường hợp TVSR giảm xuống còn 593.000 Tỷ lệ TVSR/100.000 DSNC giảm 62% từ năm 2000 đến 2019, từ 148 xuống 56 trên 100.000 DSNC;
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 23Tỷ lệ TVSR/100.000 tăng lên 60 trong năm 2020 và 58 trong năm 2021.Tại Khu vực Đông Nam Á của WHO, số TVSR đã giảm 74%, từ khoảng 35.000 trường hợp năm 2000 xuống còn 9.000 trường hợp trong năm 2019 Số trường hợp tử vong không thay đổi trong 3 năm qua [42]
Tiến độ loại trừ bệnh sốt rét gia tăng: Trong năm 2021 đã có 84 quốc gia lưu hành sốt rét (LHSR) so với 108 quốc gia vào năm 2000.Từ năm 2000 đến
2021, số quốc gia có ít hơn 10 trường hợp nội địa quốc gia đã tăng từ 4 lên 25.Giai đoạn 2010-2021, tổng số ca mắc sốt rét ở các nước E-2025 (các nước LTSR năm 2025) giảm 82,8%; Tuy nhiên, khi so sánh năm 2020, các quốc gia
và vùng lãnh thổ này tăng 30,4% trong năm 2021.Tại Khu vực Đông Nam Á của
WHO, đã có sự gia tăng về số lượng người bị nhiễm P knowlesi ở một số quốc
gia, đặc biệt là ở Malaysia Không có trường hợp hoặc trường hợp TVSR nội địa quốc gia được báo cáo ở Malaysia trong 4 năm gần đây; tuy nhiên, từ năm 2017
đã có 17.125 trường hợp nhiễm P knowlesi ngoại lai và 48 trường hợp TVSR
nhiễm từ quốc gia khác đã được báo cáo tại Malaysia.Trong năm 2021, đã có
3.575 trường hợp nhiễm P knowlesi được báo cáo khiến 13 trường hợp TVSR
Trong cùng thời gian, có thêm 435 trường hợp nhiễm P knowlesi được báo cáo tại Khu vực Đông Nam Á của WHO, ở Indonesia, Philippines và Thái Lan.Belize và Cabo Verde báo cáo không có THB sốt rét trong năm thứ 3 liên tiếp, với Iran và Malaysia báo cáo không có ca bệnh bản địa trong năm thứ tư liên tiếp Năm 2021, Timor-Leste, sau đợt bùng phát vào năm 2020, đã báo cáo không có THBSR nội địa năm 2021 và Ả Rập Xê Út lần đầu tiên báo cáo không
có THBSR nội địa năm 2021.Năm quốc gia gồm Azerbaijan, Belize, Cabo Verde, Iran và Tajikistan đã gửi yêu cầu công nhận LTSR.Mặc dù có sự gián đoạn trong đại dịch COVID-19, 61,5% quốc gia E-2025 báo cáo các THBSR vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc LTSR và giảm gánh nặng bệnh sốt rét Các quốc gia có số mắc giảm trong năm 2021 so với năm 2020: Bhutan (59,1%), Botswana (20,5%), Dominica (65,6%), Mexico (32,0%), Nepal (56,2%), Hàn
Trang 24Quốc (23%), Saudi Arabia (100%), Nam Phi (33,7%), Suriname (85,9%), Thái
Lan (22,3%), TimorLeste (100%) và Vanuatu (36,7%) [42]
1.3.2 Tình hình sốt rét tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay có khoảng 39 triệu người nằm trong vùng sốt rét lưu hành trong tổng số trên 86 triệu người [22], các vùng lưu hành sốt rét bao gồm các vùng rừng núi phía Bắc, ven dọc Trường Sơn, cao nguyên miền Trung, khu vực Đông Nam, Tây Nam và các miền Duyên Hải [48]
Năm 2022 số lượng bệnh nhân sốt rét giảm so với cùng kỳ năm 2021: Số lượng trường hợp bệnh nhân có KSTSR giảm 2,57% (455/467), giảm 35,66% số
lượng bệnh nhân KSTSR P vivax (166/258) Trong năm 2022 có sự gia tăng số lượng ở bệnh nhân P.falciparum (tăng 32,04%) và số lượng bệnh nhân P
malariae (tăng 13 trường hợp) so với cùng kỳ 2021.Số trường hợp bệnh ác tính
tăng 7 trường hợp (7/0) so với cùng kỳ năm 2021.Có 1 trường hợp bệnh TVSR
Trang 256 Nội địa quốc gia 232 50,99 162 35,6 409 89,89
Nguồn: ghi nhận từ mẫu báo cáo trường hợp bệnh trên hệ thống MMS [42]
eCDS-Nhóm trên 15 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn so với nhóm tuổi khác, với 75,38% (334/455), tỷ lệ mắc cao ở nhóm tuổi trên 15 ở các chủng KSTSR tương tự tỷ trọng ở nhóm KSTSR chung.Có 3 nhóm dân tộc có số người mắc cao nhất: Gia Rai, Kinh và La Hủ.Người có công việc liên quan đến đi rừng, làm rẫy chiếm tỷ
trọng cao trong số người mắc sốt rét, người đi rừng chủ yếu mắc P falciparum
Ngoài ra cũng có nhóm học sinh chiếm 12,97% (59/455) và cao hơn ở chủng
KSTSR P vivax ở nhóm này.Tỷ lệ KSTSR nội địa quốc gia chiếm 89,89% (409/455), chủ yếu là KSTSR P falciparum trong năm 2022 [42]
1.4 Nghiên cứu về đặc điểm mắc sốt sét
1.4.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Tại Campuchia (2019), một nghiên cứu nhằm phân tích hồi cứu về dịch tễ học cho thấy số ca mắc sốt rét tăng, giảm theo mùa và theo thời gian, từ tháng 2 đến tháng 5 số ca mắc sốt rét giảm, trong khi mùa sốt rét cao được ghi nhận từ tháng 6 đến tháng 1 điều này cho thấy lượng mưa góp phần làm
tăng Anopheles và tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, những huyện có gánh nặng sốt rét cao
trên 1.000 trường hợp mỗi năm được phát hiện dọc theo biên giới quốc gia, những khu vực này được bao phủ bởi rừng lá rộng thường xanh nơi các loài
muỗi Anopheles phát triển Sinh kế của người dân ở các khu vực có tỷ lệ mắc
Trang 26bệnh cao hơn vẫn phụ thuộc vào rừng, bao gồm khai thác gỗ quý, các hoạt động
nông nghiệp và cư trú ở bìa rừng Ở Campuchia, hai véc tơ chính Anopheles
dirus và Anopheles minimus đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền bệnh
sốt rét Anopheles dirus hiệu quả hơn (tỷ lệ muỗi được xét nghiệm dương tính với P falciparum và P vivax ) cao hơn so với Anopheles minimus Chúng cũng
có môi trường sống khác nhau, với Anopheles dirus sống trong rừng tự nhiên và ven rừng, còn Anopheles minimus sống quanh ruộng lúa và ven rừng [61]
Một nghiên cứu cập nhật tỷ lệ mắc sốt rét và hồ sơ bệnh sốt rét ở Malaysia
từ năm 2013 đến năm 2017, tổng cộng 16.500 ca sốt rét được thông báo ở Malaysia Các ca nhiễm chủ yếu đến từ Sabah (7150; 43,3%) và Sarawak (5684; 34,4%) Phần lớn bệnh nhân là nam giới (13.552; 82,1%) Nhóm tuổi phổ biến nhất ở Bán đảo Malaysia là từ 20 đến 29 tuổi (1286; 35,1%), trong khi Sabah và Sarawak báo cáo số ca sốt rét cao nhất ở nhóm tuổi từ 30 đến 39 tuổi (2776; 21,6%) Hai chủng tộc mắc bệnh sốt rét nhiều nhất ở Sabah và Sarawak là Bumiputera Sabah (5613; 43,7%) và Bumiputera Sarawak (4512; 35,1%), trong khi các nhóm dân tộc khác (1232; 33,6%) và người Mã Lai (1025; 28,0%) là hai
chủng tộc phổ biến nhất ở Bán đảo Malaysia Plasmodium knowlesi là loài phổ
biến nhất ở Sabah và Sarawak (9902; 77,1%), trong khi có nhiều trường hợp Plasmodium vivax hơn (1548; 42,2%) ở Bán đảo Malaysia Tỷ lệ mắc trung bình chung, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tử vong trong ca bệnh sốt rét từ năm 2013 đến năm
2017 ở Malaysia lần lượt là 0,106/1000, 0,030/100.000 và 0,27% Sarawak báo cáo tỷ lệ mắc bệnh trung bình cao nhất là 0,420/1000 dân số, tiếp theo là Sabah (0,383/1000) Các bang khác ở Bán đảo Malaysia báo cáo tỷ lệ mắc bệnh dưới mức trung bình toàn quốc với mức dưới 0,100/1000 [58]
Tại Ethiopia (2021), một nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của lượng mưa, nhiệt độ và địa hình đến tỷ lệ mắc bệnh sốt rét tại các huyện mục tiêu loại trừ sốt rét ở Ethiopia cho kết quả: Nhiệt độ, lượng mưa và độ cao là những yếu
tố chính quyết định tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở khu vực nghiên cứu Mô hình hồi quy của lượng mưa hàng tháng trước đó ở độ trễ 0 và độ trễ 2, nhiệt độ tối đa
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 27trung bình hàng tháng ở độ trễ 2 và độ trễ 3, và nhiệt độ trung bình tối thiểu hàng tháng ở độ trễ 3 được coi là mô hình dự đoán tốt nhất cho tỷ lệ mắc bệnh sốt rét hàng tháng Số ca sốt rét ở độ cao 1801-1900 m so với mực nước biển có nguy cơ xảy ra cao hơn 1,48 lần so với độ cao ≥ 2000 m [54]
1.4.2 Một số nghiên cứu trong nước
Một nghiên cứu của Nguyễn Công Trung Dũng (2017) cho kết quả mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay tại Phước Sơn và Tà Cạ chưa có thay đổi so với giai đoạn trước (2000-2012), ca mắc sốt rét được ghi nhận quanh năm, tại Phước Sơn có 1 đỉnh bệnh vào tháng 9-10-11, tại Tà Cạ có 1 đỉnh bệnh vào tháng 7-8-9 [7] Nguyễn Mạnh Hùng (2016) tại xã Ia Dreh huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai năm
2015, kết luận KST có ở tất cả các tháng trong năm, số người mắc sốt rét tăng cao từ tháng 11 kéo dài đến tháng 3 năm sau [14] Xu hướng giảm được ghi nhận trong nghiên cứu của Hồ Đắc Thoàn (2017), giai đoạn 2011-2016 tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên kết quả nghiên cứu cho thấy số bệnh nhân sốt rét (BNSR) toàn khu vực năm 2016 so với 2011 giảm 82,1% [31] và tại Khánh Vĩnh năm 2011 tỷ lệ ký sinh trùng giảm so với năm 2010; năm 2011 - 2013 [32],
tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét trên lam xét nghiệm dao động từ 3,30% - 3,71%, năm
2014 tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét lại gia tăng và giảm nhẹ vào năm 2015 [32] Một
số nghiên cứu khác cho thấy xu hướng giảm mắc hằng năm là rõ rệt Lê Hữu Hòa (2014) đánh giá số trường hợp mắc sốt rét năm 2012 của xã Đắk Nhau là 137 chiếm 41,14% và tỷ lệ mắc sốt rét chung so với dân số Đắk Nhau năm 2013 là 0,93%; tương tự trong 6 tháng đầu năm 2014 là 0,28% [15]
Nguyễn Xuân Xã (2016), mô tả cắt ngang trên 3 nhóm người Ca dong, Xơ đăng và M‟nông đang sinh sống tại 3 xã Trà Vân, Trà Cang và Trà Leng huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho kết quả tỷ lệ % bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét và chung cho cả 3 nhóm là 3,4%/2,8%, cao nhất nhóm người Xơ đăng 6,2%/5,2%, thấp nhất là nhóm người M‟nông và Ca dong lần lượt là 2,6%/1,9 và 1,3%/1,3 (p<0,05) [36] Người ngủ rẫy nguy cơ mắc sốt rét và nhiễm ký sinh trùng sốt rét gấp 7,1 lần (OR = 7,1) và 5,6 lần (OR=5,6) so với
Trang 28người không ngủ rẫy [36]
Mặc dù vai trò truyền bệnh của các véc tơ chính An minimus, An dirus,
An epiroticus ở Việt Nam đã rất rõ ràng, nhưng có bằng chứng chứng minh rằng
các véc tơ phụ cũng góp phần truyền bệnh bởi chúng có kết quả ELISA dương
tính như An aconitus (0,46%), An jeyporiensis (0,15%), An maculatus (8,1%),
An vagus (1,09%) (Trần Đức Hinh và cộng sự, 1997) Một nghiên cứu gần đây
của Vũ Đức Chính và cộng sự đã phân tích bằng PCR với 1.398 cá thể muỗi của
5 loài An dirus, An maculatus, An minimus và An aconitus thu được từ 7 tỉnh
thuộc Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cho thấy 49 mẫu thuộc 3 loài
muỗi có nhiễm ký sinh trùng sốt rét là An dirus, An maculatus và An minimus Các loài ký sinh trùng sốt rét phát hiện được trong muỗi gồmPlasmodium
falciparum; P vivax; P inui; P cynomolgi; P coatneyi; P fieldi; P knowlesi [34]
Nguyễn Sơn Hải và CS (2003), đã nghiên cứu so sánh đặc điểm sinh học
giữa An minimus và An harrisoni, kết quả cho thấy chưa có bằng chứng chứng
tỏ An harrisoni có vai trò truyền SR, mổ tự nhiên 517 cá thể An harrisoni
nhưng không thấy trường hợp nào nhiễm thoa trùng Trong khi đó tỷ lệ nhiễm
thoa trùng trung bình năm của An minimus lên tới 7,07% và chỉ số truyền nhiễm
năm cao nhất là 10,3 [16]
Đặc điểm dịch tễ về cơ cấu loài ở từng địa phương có sự khác nhau theo
nghiên cứu của Nguyễn Xuân Xã và Cs (2016) Tỷ lệ nhiễm P.falciparum chiếm
61,88% trong thành phần ký sinh trùng sốt rét [38] Nghiên cứu trên 3 nhóm
người Ca dong, Xơ đăng và M‟nông tỷ lệ nhiễm sốt rét P.falciparum tại xã Xuân Quang 1 (82,6%), và Ia O (61,3%); tỷ lệ nhiễm P.vivax ở Đắk Ơ (50,97%) và Ia
O là 38,64% [38] Đoàn Đức Hùng (2019) đánh giá thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) tại 4 xã vùng sốt rét lưu hành thuộc huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai cho kết quả tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét/1.000 dân là 1,00‰, trong
đó loài P.falciparum chiếm 71,08%, P.vivax chiếm 28,92% [17] Kết quả điều tra
cắt ngang (5-8/2019) cho thấy tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét/lam chiếm 2,18%,
trong đó loài P.falciparum chiếm 87,32%, P.vivax chiếm 12,68% [17] Một
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 29nghiên cứu khác của Đoàn Đức Hùng (2019) tại Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk năm 2018 cho kết quả tỉ lệ mắc sốt rét của người dân là 0,49%,
trong đó tỷ lệ nhiễm P.vivax chiếm 83,33% và P.falciparum chiếm 16,16% [18]
Hoàng Hà (2019) nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm và thành phần loài KSTSR ở vùng biên giới Việt - Lào cho ra kết quả tỷ lệ mắc sốt rét tại 14 bản của Lào là 5,2% cao hơn 4 xã của Việt Nam là 1,8% (p<0,05), lần đầu tiên ở vùng này đã phát hiện thêm một loài KSTSR mới lây từ khỉ sang người là
Plasmodium knowlesi khi sử dụng kỹ thuật PCR nhắm vào gen RNA ribosome
18S và gen protein cyclesporozoite được sử dụng để xác định loài Plasmodium [19].Nguyễn Mạnh Hùng (2016) tại xã Ia Dreh huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai năm 2015 Kết quả đánh giá được cơ cấu ký sinh trùng (KST) của xã giai đoạn
2011- 2015 KST P.falciparum 11,2%, P.vivax 88,7% [14]
Trung gian truyền bệnh của bệnh sốt rét do muỗi Anopheles là yếu tố quyết
định trong chuỗi mắt xích lan truyền đã được ghi nhận có mặt ở các khu vực điểm nóng lan truyền sốt rét Nguyễn Xuân Xã (2016), Điều tra được 15 loài
muỗi Anopheles với véc tơ chính là An.minimus chiếm 8,5%, chưa tìm thấy
An.dirus [36] Trong một đánh giá ở khu vực tại 3 xã Trà Vân, Trà Cang và Trà
Leng huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho một kết quả mật độ muỗi
An.minimus là 0,13-1,03 con/giờ/ngày, An.dirus là 0,05-6,5 con/giờ/đêm phát
hiện được ở 3 xã trên [38] Vũ Việt Hưng (2016), tại xã Chư R‟căm, Ia R‟sai
huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai kết quả thu thập được 2 loại Anopheles ở thôn và
10 loài Anopheles ở rẫy Trong đó véc tơ sốt rét chính An.minimus và An.dirus
chỉ thu thập được tại rẫy Mật độ các loài Anopheles thấp vào tháng 5 và tăng vào tháng 9 và tháng 11 năm 2015 Thời gian đốt mồi của vec tơ sốt rét bắt đầu
từ 18h -19h Đỉnh hoạt động đốt mồi của muỗi An.minimus từ 18h -19h và của
An.dirus từ 21h-23h [20]
Trang 301.5 Nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét
1.5.1 Một số nghiên cứu ở nước ngoài
Tại Tanzania (2019) nhằm mục đích xác định mức độ hiểu biết và thái độ cũng như các khía cạnh văn hóa xã hội của các hành vi phòng chống sốt rét và tìm kiếm điều trị ở những bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt rét người biết bệnh sốt rét (chiếm 93,90%) và biết rằng bệnh này lây truyền qua muỗi (chiếm 95,31%) [56] Gần như tất cả những người tham gia (94,95%) đều xác định ngủ trong màn để bảo vệ chống lại bệnh sốt rét [56] Có 99% người tham gia cho rằng vết đốt của muỗi nhiễm bệnh là con đường lây truyền bệnh sốt rét mặc dù các con đường khác cũng được báo cáo, bao gồm uống nước bẩn (64%) và ăn thực phẩm
bị ô nhiễm (63%) [56] điều này cho thấy còn rất nhiều người hiểu chưa đúng về hình thức lan truyền sốt rét Tại Campuchia năm 2018 có 44,6% biết các triệu chứng sốt rét, 40,6% biết chính xác đường lây truyền bệnh sốt rét và 29,2% biết nơi sinh sản của muỗi [63], mặc dù đa số các bà mẹ đã thực hiện các biện pháp phòng chống sốt rét, nhưng kiến thức về dịch tễ học sốt rét và sinh thái học vectơ cũng như hành vi tìm cách điều trị sốt còn hạn chế [63]
Kiến thức về bệnh sốt rét, như nguyên nhân gây bệnh, phương thức lan truyền, cách phòng chống sốt rét trong cộng đồng dân cư là rất đặc biệt để góp phần phòng chống và loại trừ sốt rét, tuy nhiên để người dân hiểu biết tốt và thực hành tốt trên thực tế còn rất nhiều hạn chế, gần 42% người chăm sóc ở thành thị và 65% ở nông thôn không biết sốt rét lây truyền như thế nào, các yếu
tố liên quan đáng kể nhất đến kiến thức về sốt rét là trình độ học vấn của người chăm sóc và tình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình [60]
Năm 2017, Rupam Tripura tiến hành nghiên cứu tại miền tây Campuchia Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của việc điều trị toàn dân (3 đợt MDA) sử dụng dihydroartemisinin-piperaquine để làm gián đoạn sự lây truyền bệnh sốt rét Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ bao phủ của MDA với ít nhất
1 đợt hoàn chỉnh là 88% (1999/2268), ≥ 2 đợt là 73% (1645/2268) và cả 3 đợt là
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 3158 (1310/2268) Tỷ lệ mắc P falciparum ở các làng can thiệp và đối chứng là
tương tự nhau trong 12 tháng trước khi nghiên cứu: 39/1000 dân số/năm so với
45/1000 dân số/năm (P = 0,5) Sau 12 tháng thực hiện MDA, tỷ lệ mắc P
falciparum ở các làng can thiệp thấp hơn các làng đối chứng (1,5/1000 dân
số/năm so với 37,1/1000 dân số/năm; tỷ lệ mắc, 24,5 [CI 95%, 3,4 - 177; P =
0,002) Tỷ lệ hiện nhiễm Plasmodium vivax giảm rõ rệt ở các làng can thiệp sau
MDA, nhưng trở lại xấp xỉ một nửa tỷ lệ hiện mắc ban đầu sau 12 tháng Không
có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận trong quá trình điều trị Tác giả nhận thấy việc sử dụng thuốc đại trà đạt được độ bao phủ cao, an toàn và
không phát hiện trường hợp P falciparum nào trong ít nhất 1 năm [62]
1.5.2 Một số nghiên cứu trong nước
Nguyễn Văn Khởi nghiên cứu tại xã Đắk Ơ và Bù Gia Mập huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước (2018), cho ra kết quả tỷ lệ nhiễm KSTSR/1.000 dân qua
hệ thống giám sát là 4,92‰, Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ nhiễm KSTSR với giới tính, nhóm tuổi (p<0,05) và tỷ lệ nhiễm KSTSR với người đã từng mắc sốt rét, thời gian mắc, được giám sát điều trị khi mắc sốt rét (p<0,05) [23] Những người làm việc ở rừng tỷ lệ nhiễm KSTSR cao gấp 6,79 lần người ở nhà, người có qua lai biên giới nhiễm KSTSR cao gấp 3,71 lần người không qua biên giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [23]
Nguyễn Quý Anh, Lê Xuân Hùng và cộng sự (2003) tiến hành nghiên cứu điều tra cắt ngang trên 400 người về kiến thức, hành vi, thực hành của người dân
và công tác truyền thông PCSR trong cộng đồng dân tộc Raglai huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa năm 2003 Nghiên cứu cho kết quả như sau: 86% người được phỏng vấn biết nguyên nhân gây bệnh SR, 95% đến cơ sở y tế khi mắc bệnh, 82% biết cách phòng bệnh SR, kênh truyền thông PCSR chủ yếu qua hệ thống loa phát thanh và cán bộ y tế [1]
Mai Anh Lợi (2010) đã khảo sát mối liên quan giữa các yếu tố xã hội đến lưu hành SR dai dẳng tại huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang Trong số người
Trang 32được phỏng vấn thì có 76,1% người trả lời đúng nguyên nhân gây bệnh, 22,5% không biết nguyên nhân gây bệnh Trong 396 người được hỏi thì 24,8% trả lời không biết các triệu chứng của SR, 38,1% cho rằng bệnh SR không phòng được Đáng chú ý là tỷ lệ người thích ngủ màn khá cao chiếm 98,2 và 36,6% số người được hỏi trả lời không biết thuốc SR được cấp miễn phí Thói quen giờ giấc đi ngủ ở nơi đây phổ biến từ 20-22h là 61,3%, sau 22h là 33,8%, số người đi ngủ sớm trước 20h chỉ có 4,8%, đây là yếu tố thuận lợi cho phơi nhiễm SR [24] Nghiên cứu “Các yếu tố kinh tế, xã hội tác động đến PCSR của cộng đồng dân cư ở 3 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk” của Lê Khánh Thuận
và CS (2002) cho biết tỷ lệ BNSR/dân số có liên quan đến thu nhập GDP và bình quân theo lương thực trên đầu người Những người có mức sống cao thì nhận thức, thái độ và hành vi đối với bệnh sốt rét càng tăng, do đó nguy cơ mắc sốt rét của họ càng giảm Nhóm dân di cư, đặc biệt là di cư tự do có tỷ lệ mắc sốt rét cao hơn nhóm không di cư [30]
Tác giả Bùi Văn Quân, Lâm Quang Hội và các cộng (2014) sự báo cáo kết quả khảo sát 384 người dân tại xã Đăk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2014: tỷ lệ mắc SR trung bình là 1,04% Tỷ lệ người dân có hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh chiếm 50,45% Có 61,81% người dân biết các triệu chứng chính của bệnh SR; 56,36% người dân biết các biện pháp phòng chống sốt rét và 82,72% có thái độ ủng hộ và chấp nhận các biện pháp phòng chống
SR Bên cạnh đó, các phân tích thống kê cho thấy, người đi rừng, đi rẫy và ngủ lại trong rừng, trong rẫy có nguy cơ mắc sốt rét gấp 12,8 lần so với người không ngủ lại trong rừng, trong rẫy Người không thường xuyên ngủ màn có nguy cơ mắc SR cao gấp 11,8 lần so với người thường xuyên ngủ màn [28]
Nghiên cứu tỷ lệ mắc sốt rét ở vùng sốt rét lưu hành có dân di biến động tại huyện Bù Gia Mập, Bình Phước và Krông Pa, Gia Lai, năm 2017 của Nguyễn Văn Quân, Ngô Đức Thắng và CS tại Bình Phước và Gia Lai cho thấy tỷ lệ mắc sốt rét ở nhóm người dưới 15 tuổi thấp (1,00%) Nguy cơ mắc sốt rét ở người làm tại nương, rẫy, trang trại trong rừng và ngủ lại trong rừng, rẫy cao gấp 3,08
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 33lần người không làm nương, rẫy trong rừng với p<0,01; Nguy cơ mắc sốt rét của nhóm đi rừng và ngủ trong rừng, rẫy trên 14 ngày cao gấp 2,01 lần (95%CI: 1,4-4,2) so với nhóm ngủ tại rừng, rẫy dưới 14 ngày Tỷ lệ người dân hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh SR chiếm 66,67% Kết quả trong nghiên cứu cho thấy 70,58% hộ gia đình có đủ màn để sử dụng [27]
Trần Thanh Dương, Ngô Đức Thắng và CS tiến hành nghiên cứu “Thực trạng mắc sốt rét ở dân di biến động tại một số xã sốt rét lưu hành nặng tỉnh Đắk Nông, hiệu quả can thiệp bằng “điểm sốt rét” (2015-2016) kết quả cho thấy tỷ lệ người dân hiểu đúng về nguyên nhân gây bệnh SR chiếm 48% [10]
1.6 Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc, theo kết quả phân vùng dịch
tễ sốt rét toàn tỉnh Lai Châu năm 2019: Không có xã thuộc vùng SRLH nặng; 04
xã thuộc vùng SRLH vừa, chiếm 3.7%% (4/106); 12 xã thuộc vùng SRLH nhẹ, chiếm 11,11% (12/106); 92 xã thuộc vùng SR quay trở lại, chiếm 85,2% (92/106)
Mường Tè là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Lai Châu có diện tích 2.679,34 km2; Dân số 44,995 nghìn người; gồm 12 dân tộc: Dân tộc Kinh 5,73%; Dân tộc Thái 35,86%; Dân tộc Mông 22,59%; Dân tộc Dao 2,45%; Dân tộc La Hủ 25,40%; Dân tộc Hà Nhì 22,32%; Dân tộc Mảng 4,42%; Dân tộc Cống 3,14%; Dân tộc Khơ Mú 2,30%; Dân tộc Giáy 2,35%; Dân tộc Si La 1,36%; Dân tộc Hoa 0,30% Huyện Mường Tè có đường biên giới với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa Mường Tè Là huyện vùng cao biên giới chủ yếu là đồi núi cao hiểm trở, có độ cao trung bình từ 900 - 1.500m, khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều, có nhiều sông suối bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc gây cản trở cho việc đi lại, triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét gặp nhiều khó khăn [50]
Xã Tá Bạ nằm ở phía đông bắc huyện Mường Tè, có vị trí địa lý: Giáp các
xã Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm và Mường Tè và có đường biên giới giáp Trung
Trang 34Quốc Xã có diện tích 113,76 km², dân số là 1.813 người, mật độ dân số đạt 18 người/km² Xã có 6 bản là Nhóm Pó, Tá Bạ, Vạ Pù, Là Pê, Là Si, Lò Mé Lè Giàng, dân tộc chủ yếu là người La Hủ chiếm trên 95%, còn lại là các dân tộc khác Người dân trong xã chủ yếu đi làm rẫy (trồng lúa nương 1vụ/năm) và đi rừng săn bắt và thu lượm lâm thổ sản
Trạm y tế xã có 4 cán bộ nhân viên, trong đó có Y sỹ: 03; Điều dưỡng: 01 Trạm y tế xã có kính hiển vi hiện tại vẫn đang sử dụng tốt, vật tư (giem sa, lam kính, kim chích) đầy đủ
Hình 1.2 Bản đồ xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 351.7 Khung lý thuyết nghiên cứu
Trang 36CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Là người dân sống trên địa bàn xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người dân sinh sống hoặc đến định cư tại xã Tá Bạ
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người không kiểm soát hành vi, người bị bệnh mạn tính, bệnh nặng đang
điều trị tại các cơ sơ y tế
- Người có tiền sử rối loạn đông máu, chảy máu
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4/2022 đến tháng 10 năm 2023,
(trong đó thời gian thu thập số liệu từ tháng 4/2022 đến tháng 12/2022)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp với hồi cứu số liệu
2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
+ Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ trong quần thể [40]:
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 37Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
Z (1-α/2) = 1,96: Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α=0,05) p= 0,04: Tỷ lệ hiện mắc SR tại huyện Mường Tè,tỉnh Lai Châu[39] d= 0,018: Sai số tuyệt đối
tính được n = 455
+ Chọn mẫu
- Kỹ thuật chọn mẫu: Ngẫu nhiên hệ thống (k=4)
- Lập danh sách người dân tại xã Tá Bạ, xác định hệ số k = 1.813/455= 4,
chọn ngẫu nhiên đối tượng đầu tiên trong danh sách, sau đó cách 4 đối tượng lại chọn 1 đối tượng cho đến khi đủ 455 người, ưu tiên những trường hợp mắc sốt rét giai đoạn 2020-2022
- Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm: Xác định trường hợp mắc thông qua xét
nghiệm ký sinh trùng trên lam máu nhuộm giemsa soi kính hiển vi Tỷ lệ mắc sốt rét là số có KST SR trong máu trên tổng số người được điều tra
Trang 382.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá
2.3.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Biến số Định nghĩa biến
số
Phân loại biến số
Chỉ số
Kỹ thuật thu thập
Công cụ thu thập
Thông tin chung
Tuổi
Tuổi của người dân tại thời điểm
nghiên cứu, tính theo năm dương lịch
Liên tục
Tỷ lệ % đối tượng NC theo nhóm tuổi
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Giới Giới tính của đối
tượng điều tra Nhị phân
Tỷ lệ % đối tượng NC theo giới
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Nghề
nghiệp
Nghề nghiệp mà người dân dành nhiều thời gian lao động nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu
Danh mục
Tỷ lệ % đối tượng NC theo nghề nghiệp
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Trình độ
học vấn
Học vấn cao nhất của đối tượng nghiên cứu
Thứ bậc
Tỷ lệ % đối tượng NC theo trình độ
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Thư viện ĐH Thăng Long
Trang 39học vấn
Dân tộc Dân tộc của đối
tượng nghiên cứu
Danh mục
Tỷ lệ % đối tượng NC theo dân tộc
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Đặc điểm mắc sốt rét tại xã Tá Bạ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu năm
Định lượng
Tỷ lệ KST/1.000 dân
Kết quả xét nghiệm
Sổ sách lưu tại trạm
Loài KST
lưu hành
Loài ký sinh trùng đang được lưu hành tại địa phương
Danh mục
Tỷ lệ loài KSTSR/tổng
số KSTSR
Kết quả xét nghiệm
Sổ sách lưu tại trạm
Nguồn gốc
KST
Nơi xuất phát lây truyền KST (Nội địa hay Ngoại lai)
Danh mục
Tỷ lệ % KST nội địa và ngoại lai
Cán bộ trạm điền
Sổ sách lưu tại trạm
Thời gian
lưu hành
bệnh
Thời gian phát hiện trường hợp bệnh trên địa bàn theo tháng
Định lượng
Kết quả xét nghiệm
Sổ sách lưu tại trạm
Trang 40Địa điểm
lưu hành
bệnh
Địa điểm cụ thể phát hiện trường hợp bệnh trên địa bàn
Danh mục
Tỷ lệ % KSTSR theo thôn
Cán bộ trạm điền
Sổ sách lưu tại trạm
Bệnh nhân
sốt rét
Những người xét nghiệm máu có KSTSR
Định lượng
Tỷ lệ hiện mắc sốt rét (Số trường hợp có KSTSR/tổng
số người được điều tra trong thời gian nghiên cứu)
Xét nghiệm, Soi KHV
Vật tư xét nghiệm,
bộ câu hỏi
Từng mắc
sốt rét
Đối tượng nghiên cứu đã từng bị mắc sốt rét trước đây
Nhị phân
Tỷ lệ % đối tượng NC mắc bệnh và không mắc bệnh
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Biết về
bệnh sốt
rét
Đối tượng nghiên cứu hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh sốt rét và cách phòng bệnh sốt rét
Nhị phân
Tỷ lệ % đối tượng NC biết
về SR ở hai nhóm mắc bệnh và không mắc bệnh
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Định lượng
Tỷ lệ người dân sử dụng màn
Phỏng vấn
Bộ câu hỏi
Thư viện ĐH Thăng Long