1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã sa pa, tỉnh lào cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi
Tác giả Liễu Tiến Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Đỗ Văn Đoạt
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LIỄU TIẾN SƠN TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI THEO TI

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LIỄU TIẾN SƠN

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI

THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LIỄU TIẾN SƠN

TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH

Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI

THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN ĐOẠT

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các công trình khoa học khác Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Tác giả luận văn

Liễu Tiến Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và triển khai nghiên cứu đề tài để hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy,

cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Văn Đoạt - Người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn

em trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn và có thể áp dụng có hiệu quả trong quá trình công tác

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí đang công tác tại trường PTDTBT THCS thị xã Sa Pa, các thầy cô giáo và các em học sinh của các trường PTDTBT THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được những thông tin bổ ích phục vụ quá trình nghiên cứu

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu xong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Em mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2023

Học viên

Liễn Tiến Sơn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Những nghiên cứu đề đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thông 7

1.1.2 Những nghiên cứu đề quản lý đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thông 9

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1 Đánh giá 11

1.2.2 Hạnh kiểm học sinh 12

1.2.3 Quản lý sự thay đổi 13

1.2.4 Đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 14

1.2.5 Tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 14

1.3 Lý luận về hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 15

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 15

Trang 6

1.3.2 Mục đích đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán

trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 17

1.3.3 Nguyên tắc đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 18

1.3.4 Nội dung đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 20

1.3.5 Phương pháp và hình thức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 21

1.3.6 Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 22

1.3.7 Điều kiện tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 25

1.4 Lý luận về tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 26

1.4.1 Giới thiệu lý thuyết quản lý sự thay đổi 26

1.4.2 Nội dung tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 28

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 32

1.5.1 Các yếu tố chủ quan 32

1.5.2 Các yếu tố khách quan 33

Tiểu kết chương 1 35

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 36

2.1 Khái quát về khách thể nghiên cứu 36

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Sa Pa 36

2.1.2 GD và Đào tạo THCS thị xã Sa Pa 37

Trang 7

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 39

2.2.1 Mục đích khảo sát 39

2.2.2 Nội dung khảo sát 39

2.2.3 Địa bàn, khách thể 39

2.2.4 Thời gian tiến hành khảo sát 40

2.2.5 Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả 40

2.3 Thực trạng đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 42

2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 42

2.3.2 Thực trạng nhận thức về mục tiêu đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 43 2.3.3 Thực trạng thực hiện nguyên tắc đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 46

2.3.4 Thực trạng triển khai tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 48

2.3.5 Thực trạng về phương pháp và hình thức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 51

2.3.6 Thực trạng quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 53

2.3.7 Thực trạng sử dụng điều kiện tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 55

2.4 Thực trạng tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 58

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 58

Trang 8

2.4.2 Thực trạng tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận

quản lý sự thay đổi 59

2.4.3 Thực trạng chỉ đạo tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 61

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 63

2.5 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 64

2.6 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức ĐGHK HS ở các trường PTDTBT THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận QLSTĐ 66

2.6.1 Thành công 66

2.6.2 Hạn chế 67

2.6.3 Nguyên nhân của hạn chế 67

Tiểu kết chương 2 69

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ SA PA, TỈNH LÀO CAI THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 70

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý 70

3.1.1 Đảm bảo tính cần thiết 70

3.1.2 Đảm bảo tính khả thi 70

3.1.3 Đảm bảo tính phù hợp 70

3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa và hiệu quả 71

3.2 Biện pháp tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 71

Trang 9

3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các

trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 71

3.2.2 Tổ chức xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 73

3.2.3 Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về đánh giá hạnh kiểm cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 76

3.2.4 Đổi mới phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực 77

3.2.5 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm 79

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đề xuất 83

3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 84 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 84

3.4.2 Nội dung và đối tượng khảo nghiệm 84

3.4.3 Cách tiến hành 84

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 84

Kết luận chương 3 87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Khuyến nghị 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng:

Bảng 2.1 Tình hình giáo dục các trường phổ thông dân tộc bán trú trung

học cơ sở ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai 38 Bảng 2.2 Ý nghĩa của điểm bình quân 41 Bảng 2.3 Ý kiến đánh giá nhận thức về tầm quan trọng của đánh giá hạnh

kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học

cơ sở 42 Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá nhận thức về mục tiêu đánh giá hạnh kiểm học

sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 44 Bảng 2.5 Ý kiến đánh giá thực hiện nguyên tắc đánh giá hạnh kiểm học

sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 47 Bảng 2.6 Ý kiến đánh giá triển khai tiêu chí đánh giá hạnh kiểm học sinh ở

các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 49 Bảng 2.7 Thực trạng về hình thức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các

trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 51 Bảng 2.8 Thực trạng về phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các

trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 52 Bảng 2.9 Ý kiến đánh giá quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các

trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 54 Bảng 2.10 Ý kiến đánh giá sử dụng điều kiện tổ chức đánh giá hạnh kiểm

học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở 56 Bảng 2.11 Thực trạng lập kế hoạch đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các

trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 58 Bảng 2.12 Thực trạng tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ

thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 60 Bảng 2.13 Thực trạng chỉ đạo đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ

thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi 62

Trang 12

Bảng 2.14 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường

phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý

sự thay đổi 63 Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức ĐGHK HS ở các

trường PTDTBT THCS theo tiếp cận QLSTĐ 65

Hình:

Hình 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp 85 Hình 3.2 Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp 85

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1 Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thông 23

Sơ đồ 1.2 Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh HS trường PTDTBT

THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi theo tình hình cụ thể 24

Trang 13

là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” [1]

Trong nhà trường phổ thông nói chung, nhà trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) nói riêng, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là một trong những khâu quan trọng của hoạt động giáo dục tổng thể Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm đánh giá kết quả quá trình học tập, rèn luyện của học sinh, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh, giúp học sinh tiến bộ không ngừng

mà còn cung cấp thông tin phản hồi giúp nhà quản lý, giáo viên hiểu rõ thực trạng chất lượng giáo dục, từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho hoạt động giáo dục Không những thế, đánh giá kết quả giáo dục còn giúp cơ quan giáo dục, các nhà quản lí và hoạch định chính sách có được các số liệu, thông tin về chất lượng và trình độ của hệ thống giáo dục các cấp để có những điều chỉnh, bổ sung và chỉ đạo kịp thời Hoạt động đánh giá hạnh kiểm của học sinh ở các trường PTDTBT là một trong những bộ phận quan trọng trong hoạt động đánh giá kết quả giáo dục nói chung Trong đó, đánh giá hạnh kiểm học sinh ngoài tính chất quan trọng còn thể hiện nét đặc thù về đối tượng được đánh giá - là nhân cách, đạo đức của học sinh ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số

Quản lý sự thay đổi là một lý thuyết quản lý coi thay đổi như là một điều kiện để phát triển và quản lý sự thay đổi là một nhiệm vụ của người quản lý

Trang 14

Nhiệm vụ này đòi hỏi người quản lý phải nhận diện được những yêu cầu cần thay đổi, phân tích tình hình của tổ chức và tìm ra những con đường, cách thức thực hiện đổi mới thành công Bất kỳ sự đổi mới nào của nhà trường, trong đó

có những thay đổi để tăng tính hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học ở trường PTDTBT thì lý thuyết quản lý sự thay đổi đều hữu ích để có thể nghiên cứu đưa vào áp dụng trong thực tiễn

Đặc biệt trong tình hình hiện nay, xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, sự giáo dục của nhà trường và gia đình, đạo đức của thanh niên, học sinh nói chung trong đó tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai nói riêng, có một số biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng như tính ích kỷ, vô cảm, lối sống thực dụng, hưởng thụ… Những biểu hiện này đặc biệt được xã hội quan tâm trong đó có vai trò của các nhà làm công tác giáo dục Nhiệm vụ chung của giáo dục phổ thông, bên cạnh trang bị tri thức cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là mục tiêu cơ bản của các nhà trường cần thực hiện Trong đó, về giáo dục đạo đức, cùng với việc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thì việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức là khâu thiết yếu góp phần kịp thời tác động, uốn nắn học sinh theo hướng tích cực về đạo đức, hạnh kiểm

Ở trường PTDTBT trung học cơ sở, hạnh kiểm được xem như là đạo đức Vì thế hoạt động đánh giá hạnh kiểm căn cứ biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức Việc nhận dạng bản chất khái niệm như thế cũng như việc tìm kiếm mối quan hệ giữa hạnh kiểm với các khái niệm liên quan chặt chẽ như đạo đức, phẩm chất, giá trị,… đã và đang tạo ra những vấn đề cần được xem xét với việc soạn thảo các văn bản pháp quy, chỉ đạo thực hiện hoạt động đánh giá hạnh kiểm một cách thống nhất và có hiệu quả của giáo viên ở trường PTDTBT THCS Trước hết cần có sự đồng thuận trong quan niệm về hạnh kiểm học sinh (HS) thông qua bản chất, ý nghĩa, nội dung,… mối quan hệ giữa hạnh kiểm và đạo đức,… thông qua việc định nghĩa các khái niệm Công tác tổ chức đánh giá hạnh kiểm, đạo đức của học sinh ở các trường PTDTBT THCS tại thị xã Sa Pa

Trang 15

đã được thực hiện theo các quy chế, thông tư, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần phản ánh chất lượng giáo dục phẩm chất, nhân cách học sinh Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, công tác này bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế: Công tác lập kế hoạch tổ chức ĐGHK cho HS cấp THCS còn hạn chế, phản ánh tầm nhìn, tư duy trong quản lý vẫn yếu kém nhất định Công tác tổ chức ĐGHK cho HS cấp THCS triển khai còn có điểm yếu như năng lực, phong cách quản lý của CBQL, kỹ năng của GV thực thi nhiệm vụ ĐGHK, quá trình phối hợp với các LL trong và ngoài trường còn hạn chế về thời gian, cơ chế; văn bản chỉ đạo của cấp trên chậm.- Công tác chỉ đạo ĐGHK cho HS cấp THCS còn lúng túng nhất định, phối hợp chưa nhuần nhuyễn, chưa đồng bộ, chính vì thế mà chưa phát huy hết vai trò của sức mạnh tập thể nhà trường, liên trường trong quá trình thực hiện chỉ đạo ĐGHK Công tác kiểm tra ĐGHK cho

HS cấp THCS chưa thường xuyên theo các phương án đã xây dựng, việc kiểm tra theo tiến trình còn chưa bài bản, chuyên nghiệp; công tác giám sát ĐGHK cho HS nhằm xây dựng bộ thông tin và minh chứng cho nhà trường chưa tiến hàng đầy đủ; quá trình rút ra bài học kinh nghiệm còn chưa thực hiện đều

Chính vì vậy, tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã

Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi” làm luận văn tốt nghiệp

có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn sâu sắc

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi, luận văn đề xuất một số biện pháp tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn

Trang 16

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

3.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường PTDTBT THCS

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian quan, công tác tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi là một hoạt động còn khá mới, đa số các trường chưa có điều kiện triển khai trong thực tế và các trường đã triển khai gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện cụ thể Nếu đề xuất thực hiện các biện pháp quản lý một cách khoa học, đồng bộ, bài bản thì chất lượng tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi sẽ từng bước được nâng lên đáp ứng được mục tiêu giáo dục của các trường phổ thông dân tộc bán trú trong giai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận về tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

5.3 Đề xuất các biện pháp tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Trang 17

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1 Về chủ thể quản lý và nội dung quản lý

Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường PTDTBT trung học cơ sở ở thị

xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Nội dung quản lý: Đề tài hiểu tổ chức là tổ chức lao động của người quản lý qua các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra)

6.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Tiến hành khảo sát tại 05 trường PTDTBT trung học cơ sở ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng nhóm phương pháp sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháo phân tích và tổng hợp lý thuyết;

- Phương pháp giả thuyết;

- Phương pháp nghiên cứu định tính;

Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu để xây dựng khung lý luận nền tảng cho vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát các hoạt động tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa

Pa, tỉnh Lào Cai, cách quản lý của CBQL đối với hoạt động này để xây dựng

cơ sở thực tiễn của đề tài

Trang 18

- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai thông qua hệ thống các bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của các nhà trường

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trò chuyện với CBQL, giáo viên, học sinh nhằm đánh giá thực trạng, những khó khăn, hạn chế khi tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai Bên cạnh đó tìm ra thực trạng về công tác tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu sản phẩm của giáo viên các trường PTDTBT THCS thị xã Sa Pa như: kế hoạch, giáo án, kết quả đánh giá hạnh kiểm học tập của học sinh

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của lãnh đạo, các chuyên gia, chuyên viên của Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai để

có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu Đặc biệt, xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp nhằm tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường

phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Chương 2: Thực trạng tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các

trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Chương 3: Biện pháp tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở các trường

phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Trang 19

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HẠNH KIỂM HỌC SINH

Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ

THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu đề đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thông

Peter F Oliver (2006) trong công trình Developing The Curriculum (Xây

dựng chương trình học) do Nguyễn Kim Dung dịch (tại Chương 12), trình bày

rất sâu và chi tiết về đánh giá các mặt khác nhau ở người học, cụ thể là HS THPT Tác phẩm đã phân tích quá trình đánh giá gồm có: Tiền đánh giá, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết Tác giả còn đi sâu vào 2 kỹ thuật đo lường: Đo lường dựa vào tiêu chuẩn và đo lường dựa vào tiêu chí Để đánh giá kết quả người học, tác giả đề cập đến ba lĩnh vực: Kỹ năng; Nhận thức; Tình cảm Trong

ba lĩnh vực vừa nêu, theo tác giả, lĩnh vực tình cảm hay thái độ (attitude) là khó khăn và phức tạp hơn cả do có liên quan đến vấn đề đạo học hay hạnh kiểm của

HS Để đánh giá chính xác tình cảm hay thái độ của HS, tác giả cho rằng không nên cho điểm từ A đến F theo hệ thống điểm phần trăm vì các em có thể thiếu hay có đặc điểm tình cảm đặc biệt nào đó Để đánh giá được các kết quả tình cảm thì chúng ta phải khuyến khích HS thể hiện cảm xúc, thái độ của mình vào các chủ đề được thảo luận trong lớp Tác giả đã phân loại mục tiêu đánh giá tình cảm hay thái độ của HS theo các cấp bậc (tương tự như thang nhận thức của Bloom) như sau: 1 Tiếp nhận 2 Phản hồi 3 Giá trị 4 Tổ chức 5 Sự biểu hiện tính cách bằng giá trị hay một số giá trị Ngoài ra tác giả cũng đưa ra hàng loạt các ví dụ về kiểm tra tình cảm của các em qua các lĩnh vực trên [5]

Ralph Tyler (1966) trong nghiên cứu Basic Principles of Curriculum and

Instruction (Những nguyên tắc cơ bản về chương trình và giảng dạy) được coi

là một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm đánh giá giáo dục Ông sử

Trang 20

dụng thuật ngữ đánh giá để biểu thị quy trình đánh giá sự tiến bộ của người học theo các mục tiêu đạt được Ông thấy rằng quy trình này rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin để đạt được các mục tiêu và độ chính xác, hiệu quả trong quá trình học tập Tyler đưa ra sơ đồ thể hiện 3 yếu tố chính trong quá trình giáo dục là: mục tiêu, kinh nghiệm học tập và đánh giá người học Mục tiêu của chương trình giáo dục yêu cầu người học đạt được một hệ thống các kiến thức, kỹ năng và có thể vận dụng vào cuộc sống Theo Tyler, đánh giá người học trong quá trình giáo dục là cần thiết vì nó liên quan đến việc kiểm tra mức độ tối đa có thể đạt được các mục tiêu chương trình [26]

Cecil R.Reynolds & Randy W Kamphaus (2005) có nghiên cứu công

trình The Clinician‘s Guide To The Behavior Assessment System for Children

(Hướng dẫn chi tiết về hệ thống đánh giá hành vi của HS) Trong nghiên cứu này đã hướng dẫn một cách rõ ràng chi tiết về cách đánh giá hành vi của học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi với cách tiếp cận đa phương pháp, đa kỹ thuật để đánh giá hành vi, đánh giá nhận thức Nghiên cứu này đã thiết kế một cách dễ dàng để chẩn đoán và phân loại sự phức tạp của biểu hiện hành vi và cảm xúc của HS Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chỉ ra được cách đo hành vi của HS thông qua cách nhận xét đánh giá phối hợp giữa thầy cô, cha mẹ, và tự đánh giá của HS Ngoài ra, nghiên cứu đã trình bày rất kỹ về thang đo thái độ hành vi của HS, và cách sử dụng thang đo [22]

Nguyễn Tùng Lâm (2009) với luận án Tiến sĩ giáo dục, Phối hợp các

phương pháp giáo dục nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về đạo đức của HS THPT Hà Nội hiện nay đã nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phối hợp các

phương pháp giáo dục nhằm giải quyết tình trạng HS yếu kém đạo đức ở các trường THPT, trong đó đặc biệt quan tâm đến loại HS yếu kém đạo đức không thể học ở trường THPT bình thường nhưng chưa đến mức phải đưa vào tập trung ở các loại hình trường đặc biệt Ngoài ra, tác giả của luận án cũng đã đề xuất cách giải quyết HS yếu kém đạo đức thông qua cách phối hợp các

Trang 21

phương pháp giáo dục đạo đức sao cho phù hợp với HS, với nhà trường, và xã hội hiện nay [14]

Hà Nhật Thăng (2013) có tham luận “Những việc cần làm để phát huy

vai trò của môn giáo dục công dân đối với sự hình thành, phát triển nhân cách

HS phổ thông” được trình bày tại Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức - công

dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam Nghiên cứu này đã đề cao ý nghĩa và vai trò của môn giáo dục công dân, mối quan hệ của dạy học GDCD với quá trình giáo dục phẩm chất đạo đức, giá trị văn hóa cho HS phổ thông Môn GDCD vừa là một môn học vừa là một bộ phận của quá trình giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa con người Đánh giá kết quả học tập môn GDCD là đánh giá quá trình hình thành đạo đức, hạnh kiểm, nhân cách của HS phổ thông Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đề cập đến giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm từ cơ sở đào tạo khối ngành sư phạm Nghiên cứu này khẳng định, nâng cao hiệu quả môn GDCD cũng chính là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách

HS phổ thông [21]

Bài báo của Lê Hồng Sơn (2014) với tiêu đề “Thực trạng việc đánh giá hạnh kiểm học sinh trung học phổ thông qua ý kiến của giáo viên”, Tạp chí Khoa học ĐH sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trang 119-125 đã nhận định: Vấn đề đánh giá hạnh kiểm cho học sinh (HS) ở trường trung học phổ thông hiện nay chưa thống nhất về quan niệm, nội dung, hình thức Bài báo trình bày kết quả khảo sát thực trạng đánh giá hạnh kiểm HS của giáo viên THPT dựa trên Thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm cải tiến công tác đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT hiện nay [18]

1.1.2 Những nghiên cứu đề quản lý đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thông

Muhammad Akram Uzzaman, Muhammad Kamal Uddin, and Ayesha

Akhter Banu (2009) “Classroom conduct and academic achievement of high

school students”, Bangladesh Journal of Behavioural Sciences, Vol-2, No.1,

Trang 22

March 2009: 6 - 12 ISSN 1998-085X, pp 6-12: Mục đích của nghiên cứu này là khám phá mối quan hệ có thể có giữa hạnh kiểm trong lớp và thành tích học tập của học sinh trung học Nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của Bangla của Uddin và Banu (2007) về thang điểm Đánh giá hạnh kiểm của học sinh (TESC) của giáo viên do Stewart (1985) phát triển Các tác giả đã chọn 120 học sinh cho nghiên cứu, học sinh ở lớp 7,8,9 của các trường khác nhau Kết quả phân tích cho thấy hạnh kiểm trong lớp có liên quan đến thành tích học tập của học sinh [24].

Trần Kiều (2003) với Nghiên cứu phương thức đánh giá hạnh kiểm học

sinh trung học cơ sở (đề tài cấp Bộ - mã số B-2001-49-23) đã phân tích tổng

hợp được các quan niệm về hạnh kiểm, đánh giá hạnh kiểm, xây dựng các tiêu chí đánh giá hạnh kiểm Tác giả đã đưa ra các tình huống cụ thể về đánh giá hạnh kiểm để phân tích, giải quyết và hoàn thiện một số vấn đề về cơ sở lý luận

và phương thức đánh giá hạnh kiểm Đặc biệt, nghiên cứu này đã phân tích từ các hệ thống văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về đánh giá và xếp loại hạnh kiểm

HS để đề xuất hệ thống các chỉ số đánh giá hạnh kiểm Hơn nữa, về mặt lý luận, nghiên cứu này đã trình bày rất kỹ về qui trình đánh giá hạnh kiểm như xác định mục tiêu đánh giá, phương pháp đánh giá, chọn mẫu, xây dựng công

cụ đánh giá, tiến hành đánh giá, xử lý số liệu, viết báo cáo và tổng kết công tác đánh giá, xây dựng các biện pháp cải tiến về đánh giá hạnh kiểm của HS [11]

Lê Hồng Sơn (2015), “Đổi mới quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Quản lý Giáo dục

- Trường Cán Bộ Quản lý Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh - Bộ Giáo dục và Đào tạo Số 02, tháng 6 năm 2015, trang 74 đã nêu được kết quả thực trạng đổi mới quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh THPT Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh [20]

Luận án Lê Hồng Sơn (2015) với nghiên cứu “Quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh trong các trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh”, Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã xây dựng cơ sở lý luận

Trang 23

về quản lý đánh giá hạnh kiểm HS THPT, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS THPT tại Tp.HCM, từ đó xây dựng các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trong các trường THPT tại TP.HCM phù hợp với tình hình phát triển của xã hội [19]

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Đánh giá

Ralph Tyler (1966) đưa ra định nghĩa: “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu trong các chương trình giáo

dục” Trong tài liệu “Cơ sở đánh giá giáo dục hiện đại”, tác giả Ngô Cương

(2001) cho rằng: “Đến nay đánh giá giáo dục vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất Có thể cho rằng đánh giá giáo dục là quá trình phán đoán giá trị của giáo dục trên cơ sở thu thập, chỉnh lý, xử lý các thông tin giáo dục một cách hệ thống, khoa học và toàn diện Mục đích là cải cách giáo dục, nâng cao chất

lượng giáo dục Hiện nay, có hai cách nói đánh giá và đánh giá giáo dục, kì

thực đều chỉ cùng một ý nghĩa, tạo nên cách gọi khác nhau chủ yếu là do cách

dịch khác nhau của từ evaluation trong tiếng Anh” [26]

Thomas A Angelo and K.Patricia Cross (1993) định nghĩa: “Đánh giá có

nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các tiêu chí định ra ban đầu hay đã điều chỉnh trong quá trình điều chỉnh thông tin; Nhằm ra một quyết định” [23]

Robert L.Berman (2006) cho rằng “đánh giá là việc miêu tả tình hình của HS

và để giáo viên có thể dự đoán công việc phải tiếp tục và giúp HS tiến bộ” [25]

Trong cuốn tài liệu “Đánh giá trong giáo dục”, tác giả Trần Bá Hoành (2000) đưa ra định nghĩa: “Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và

hiệu quả công việc" [7]

Trang 24

Trong cuốn "Kiểm tra- đánh giá trong dạy học đại học”, tác giả Đặng Bá Lãm (2003) cho rằng, “Đánh giá là một quá trình có hệ thống bao gồm việc thu thập, phân tích, giải thích thông tin nhằm xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu dạy học” [13]

Tác giả Lê Thị Mỹ Hà (2011) đã đưa ra quan niệm: “Đánh giá là hành động đưa ra nhận định (phán xét) về giá trị của sự vật hay con người trên cơ sở

sử dụng những dữ liệu, bằng chứng thu thập và xử lý được, cũng như dựa trên những lý lẽ và lập luận của chủ thể đánh giá Kết quả của đánh giá là giá trị

được xếp hạng, được phân biệt hoặc được xác minh” [6]

Từ đó, luận văn xác định khái niệm đánh giá như sau:

Đánh giá là đưa ra những nhận định, những phán xét về giá trị của đối tượng được đánh giá trên cơ sở xử lý những thông tin, những chứng cứ thu thập được đối chiếu với mục tiêu đã đề ra

1.2.2 Hạnh kiểm học sinh

Đào Duy Anh (2000) trong Từ điển Hán Việt đã cho rằng Hạnh là nết

na, đức hạnh; Kiểm là nết na giữ gìn hành vi theo mực thước [1]

Nguyễn Lân (2002) trong Từ điển Từ và Ngữ Hán Việt đã giải thích

Hạnh là nết na, đức hạnh; Kiểm là tra xét Hạnh kiểm có nghĩa là tính nết na,

cư xử của một con người [15]

Winsome Gordon, (2000) trong nghiên cứu Xác định hạnh kiểm của HS

trong trường phổ thông (Behaviour Modification UNESCO February 2000) đã

quan niệm hạnh kiểm là cách mà cá nhân HS biểu hiện hoặc hành động cá tính của mình Hạnh kiểm cũng là cách mà chính cá nhân HS đó thể hiện hành vi đạo đức của mình Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đưa năm yếu tố cơ bản để tạo

ra biểu hiện hành vi, hạnh kiểm khác nhau của HS Đó là mỗi HS là cá thể khác nhau (individual differences); Gia đình khác nhau (differences in family patterns) những khiếm khuyết về sức khỏe (impairment/disabilities); Những yếu tố môi trường (environmental factors); Những yếu tố tâm lý (psychological factors) [27]

Trang 25

Từ những kết quả trên và đi sâu vào phân tích thực tiễn tại nhà trường phổ

thông Việt Nam, tác giả luận án rút ra kết luận: Hạnh kiểm học sinh là phẩm

chất, đạo đức được thể hiện ở nhận thức, thái độ và hành vi trong học tập, trong

cuộc sống, trong cách ứng xử với mọi người, với môi trường xung quanh Hạnh

kiểm là khái niệm đồng nghĩa với mặt phẩm chất của nhân cách và đạo đức là

một trong những giá trị cốt lõi của hạnh kiểm, phẩm chất của học sinh

1.2.3 Quản lý sự thay đổi

* Sự thay đổi

Theo Từ điển tiếng Việt: “Thay đổi là thay cái này bằng cái khác” hay

“đổi khác đi, trở nên khác trước” [15]

Theo một số tiếp cận khác:

- Thay đổi là sự chuyển biến về ý thức hay vật chất tại thời điểm này so với thời điểm khác

- Thay đổi (Change) là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua

lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào

- Theo R Heller: “Sự thay đổi là sự chuyển dịch từ trạng thái cũ sang

trạng thái mới, là sự loại bỏ cái cũ trong quá khứ và nhận lấy cái mới cho tương lai” [17]

- Thay đổi là chuyển hóa, điều chỉnh theo cách này hoặc cách khác

- Thay đổi là bước chuyển từ một trạng thái tương đối ổn định sang một trạng thái khác, là một cách để thích nghi với những thay đổi của môi trường… Xét về bản chất, thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ

cấu của các sự vật, hiện tượng, Trong cuốn “Quản lý phổ thông” các tác giả đã

nêu rõ: thay đổi được biểu hiện ở các mức độ khác nhau: cải tiến (Improvement), đổi mới (Innovation), cải cách (Reform), cách mạng (Revolution)

Thay đổi là yếu tố quan trọng cho sự thành công trong môi trường biến động nhanh chóng và cạnh tranh mạnh mẽ

Trang 26

Trong nhà trường sự thay đổi có thể do các nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong, có thể là sự thay đổi tự nhiên, diễn ra thường xuyên hoặc sự thay đổi được hoạch định Trong giáo dục chúng ta có thể thấy rõ sự thay đổi về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất trường học…

* Quản lý sự thay đổi

Quản lý sự thay đổi thực chất là xác định trạng thái phải thay đổi và trạng thái mong muốn sau thay đổi, xác định khoảng cách giữa chúng và tìm lộ trình đi đến trạng thái mong đợi Tuy nhiên trong quản lý sự thay đổi, nguyên tắc phù hợp thích ứng và kế thừa phát triển rất được coi trọng

1.2.4 Đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Đánh giá hạnh kiểm HS là hoạt động đưa ra những nhận định, phán xét

và xác định mức độ đạt được về mặt hạnh kiểm của HS, căn cứ vào những nội dung, tiêu chí được quy định theo mục tiêu giáo dục của nhà trường Khái niệm

đánh giá hạnh kiểm HS ở đây được hiểu là một khâu của quá trình sư phạm, quá

trình giáo dục tại nhà trường, theo quan điểm, mục tiêu, nội dung, phương pháp… của nhà trường Đánh giá hạnh kiểm HS cũng có nhiều mức độ: Nhận xét chung; Đánh giá định tính theo một số nội dung; Đánh giá định lượng theo các tiêu chí và cho điểm hoặc đánh giá theo các biểu hiện của hành vi… Đánh giá hạnh kiểm là một thành tố trong các thành tố của quá trình giáo dục đạo đức

Đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi là hoạt động đưa ra những nhận định, phán xét và xác định mức độ đạt được về mặt hạnh kiểm của HS, căn cứ vào những nội dung, tiêu chí được quy định theo mục tiêu giáo dục của nhà trường để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi

đó mà không xáo trộn nếu không thực sự cần thiết

1.2.5 Tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tiếp cận quản lý sự thay đổi là hệ thống tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường đến hoạt động

Trang 27

đánh giá hạnh kiểm học sinh, bao gồm quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo

và kiểm tra hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS nhằm đánh giá hạnh kiểm cho

HS đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường mà không xáo trộn nếu không thực sự cần thiết

1.3 Lý luận về hoạt động đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

1.3.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở

Trường PTDTBT THCS là trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này Trường PTDTBT THCS có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng

cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số; ý nghĩa thực tế đối

với học sinh dân tộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

+ Đặc điểm về nhận thức của học sinh trường PTDT Bán trú THCS

Học sinh trường PTDTBT THCS xuất thân từ các xã có điều kiện kinh tế

- xã hội đặc biệt khó khăn của miền núi, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa Địa hình hiếm trở, phân bố dân cư không đồng đều, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhiều hộ gia đình cách trung tâm xã hơn 15 km

Học sinh THCS có lứa tuổi từ 11-15 tuổi, đây là lứa tuổi rất phức tạp về tâm, sinh lí Bên cạnh đó các em là học sinh người dân tộc thiểu số, lứa tuổi này đa số là lao động cơ bản của gia đình, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới công tác dạy và học của nhà trường cũng như hoạt động giáo dục giới tính cho các em

Thực tế đã cho thấy, khả năng tư duy trực quan hình ảnh của học sinh dân tộc tốt hơn khả năng tư duy trừu tượng - logic Vì đối tượng tri giác gần gũi của học sinh dân tộc chủ yếu là cây cối, thiên nhiên Do đó, việc tổ chức các

Trang 28

hình thức học tập đa dạng như: tham quan, ngoại khoá, tăng cường cách dạy học trực quan sẽ giúp học sinh dễ hiểu, tạo tiền đề cho nhận thức ở mức độ cao hơn đó là nhận thức duy trừu tượng - logic

+ Đặc điểm về tình cảm, tính cách của học sinh trường PTDT BT THCS

Học sinh dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng mạnh của cộng đồng nơi các

em cư trú, thông qua các hoạt động giao tiếp Cách nói, cách nghĩ và hành vi của học sinh dân tộc có những nét riêng Trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, các em coi trọng tín nghĩa, trung thực, thẳng thắn Tình cảm, tính cách của học sinh dân tộc thiểu số bộc lộ một cách khá sâu sắc Tuy nhiên, tình cảm đó thường thầm kín, ít biểu hiện ra ngoài một cách mạnh mẽ Khi giao tiếp với người thân, với bạn là thẳng thắn, bình đẳng Giao tiếp với người lạ các

em thiếu tự tin, kỹ năng diễn đạt chưa thực sự lưu loát, ngại trao đổi Do kỹ năng định hướng trong giao tiếp chưa được hình thành chắc chắn vì chịu ảnh hưởng từ nhỏ của cộng đồng

Trong quá trình học tập tại trường, là môi trường giao tiếp sư phạm mới,

có ý nghĩa lớn đối với các em Khi được giao tiếp trong môi trường mới đa dạng, phong phú về các hình thức tổ chức học tập, thời gian tiếp xúc của học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường nhiều hơn so với các môi trường khác Tuy nhiên, tính tích cực trong giao tiếp của học sinh chưa cao, kỹ

năng sống, khả năng giao tiếp, còn nhiều hạn chế

Từ những đặc trưng cơ bản về hoạt động dạy học và đặc điểm học sinh trung học cơ sở nói trên, đòi hỏi công tác quản lí hoạt động dạy học, cũng như việc bồi dưỡng kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cho học sinh người dân tộc thiểu

số cần được đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy-học, chất lượng

cuộc sống của học sinh dân tộc, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người học không chỉ có kiến thức mà còn cần phát triển kỹ năng sống, kỹ năng học tập và làm việc Đây là một trong những khó khăn lớn đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính HS người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa

Trang 29

Tính tích cực tự giác trong học tập, lĩnh hội tri thức hình thành các kỹ năng sống của học sinh người dân tộc thiểu số phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó một trong những nguyên nhân quan trọng đó là sự quan tâm của gia đình Đa số gia đình các em là hộ nghèo, hoặc cận nghèo, cha mẹ các em hàng ngày lên nương rãy, ít có thời gian quan tâm tới việc học cũng như mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày của các em Ngoài ra tính tự ái của học sinh người dân tộc thiểu số rất cao, nên các biện pháp giáo dục của thầy cô nếu không được vận dụng một cách khéo léo thì khó đem lại hiệu quả

1.3.2 Mục đích đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Cũng như đánh giá kết quả học tập, hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi có mục đích, ý nghĩa thiết thực nhằm xác định mức độ đạt được của học sinh về các phẩm chất thông qua việc đối chiếu với những yêu cầu của mục tiêu giáo dục toàn diện ở nhà trường phổ thông Cụ thể:

Giúp cho các cấp quản lý, giáo viên và các lực lượng liên quan thấy được kết quả giáo dục, rèn luyện đạo đức của HS HS trường PTDTBT THCS; Từ đó có thể phân tích tình hình, chỉ ra mặt được, chưa được theo mục tiêu giáo dục và những yếu tố có liên quan nhằm đưa ra những điều chỉnh cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giáo dục, rèn luyện đạo đức ở HS HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Kết quả đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS cũng giúp cho những giáo viên trực tiếp quản lý HS hiểu rõ thêm từng HS, có thêm cơ sở để phân loại HS, thực hiện các chế độ, chính sách, biện pháp quản lý sát hợp hơn đối với các cá nhân và các tập thể HS

Quá trình và kết quả đánh giá hạnh kiểm HS HS trường PTDTBT THCS cũng chính là một biện pháp sư phạm quan trọng giúp mỗi HS nâng cao ý thức, thái độ, kỹ năng đánh giá đạo đức người khác và tự đánh giá bản thân một cách

Trang 30

đúng đắn, vì có sự hướng dẫn sư phạm Tự nhận thức đúng về bản thân là một quá trình khó khăn, phức tạp; Những ý kiến nhận xét (dư luận) của tập thể (đúng đắn)

về mình cũng chính là một trong những quá trình “vật chất hóa”, “khách quan hóa” bản thân mình ra; Và nhờ đó có thể nhận thức rõ hơn về chính bản thân mình Đó cũng là tiền đề của tự tu dưỡng, tự giáo dục Tự giáo dục chính là tự nhận thức rõ bản thân, tự đánh giá đúng đắn về bản thân và tự điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của bản thân theo những chuẩn mực, giá trị mà gia đình, nhà trường, xã hội đang mong đợi, bản thân ngưỡng mộ và phấn đấu vươn tới…

1.3.3 Nguyên tắc đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

- Nguyên tắc quán triệt mục đích giáo dục

Mọi hoạt động của nhà trường nếu xa rời mục đích, mục tiêu giáo dục sẽ dẫn đến sai lệch Vì vậy quá trình giáo dục, rèn luyện hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi cũng như đánh giá hạnh kiểm

HS cần phải luôn luôn quán triệt mục đích giáo dục HS nói chung cũng như mục tiêu đức dục nói riêng Mọi nội dung, phương pháp, hình thức, biện pháp… đánh giá hạnh kiểm HS không được làm tổn hại, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả giáo dục hạnh kiểm HS, trái lại phải làm tăng thêm tính tích cực, hiệu quả giáo dục hạnh kiểm HS theo mục đích đã xác định

- Nguyên tắc đánh giá toàn diện, cân đối và có trọng tâm

Tính toàn diện, cân đối thể hiện ở chỗ nội dung, các tiêu chí đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi phải tránh phiến diện, tùy tiện, mà cần đảm bảo đánh giá đủ các mặt cơ bản theo mục tiêu, nội dung giáo dục đã xác định; đánh giá cả mặt nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của HS, tuy nhiên cần tránh tản mạn; Các tiêu chí, chuẩn đánh giá cần tập trung vào những trọng tâm định hướng phấn đấu, rèn luyện nhân cách của HS, hoặc những vấn đề gay cấn, bức xúc cần chấn chỉnh Tính toàn diện, cân đối cũng đòi hỏi cần xem xét, đánh giá hạnh kiểm HS cả bằng định tính lẫn định lượng

Trang 31

- Nguyên tắc khách quan

Đánh giá đạo đức nói chung và hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi nói riêng, là vấn đề phức tạp, khó lượng hóa, nên dễ rơi vào cảm tính, chủ quan hoặc nhận xét chung chung… Để tăng cường tính khách quan trong nhận xét, đánh giá hạnh kiểm HS cần phải có những phương pháp phát hiện, làm bộc lộ những phẩm chất hạnh kiểm HS, thu thập được những sự kiện đủ tin cậy để có thể xác định tương đối chính xác mức độ đạo đức của HS Để thực hiện nguyên tắc này cần xem xét HS trong “các mối quan hệ hiện thực của anh ta”; Nhân cách HS cần được đánh giá bởi những biểu hiện của nó trong các hoạt động, trong các quan hệ giao tiếp ứng xử, trong nếp sống sinh hoạt cá nhân… của HS; Việc thu thập, phân tích các sự kiện khách quan và khái quát hóa ý kiến đánh giá của nhiều người khác nhau có liên quan đến đối tượng cũng làm tăng thêm tính khách quan của việc đánh giá…

- Nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng

Đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi có liên quan đến danh dự, nhân phẩm,… của HS Để hạn chế những sai sót và để việc đánh giá hạnh kiểm HS có tác động tích cực, cần phải đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng trong đánh giá hạnh kiểm HS Cần công khai nội dung, tiêu chuẩn, phương pháp, cách thức… và kết quả đánh giá hạnh kiểm HS; Cần tổ chức cho cá nhân và tập thể HS tham gia vào quá trình xây dụng chuẩn mực, sử dụng phương pháp, thực hiện các khâu của quá trính đánh giá hạnh kiểm HS đúng với vị trí HS vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình giáo dục, đào tạo…

- Nguyên tắc phù hợp với đặc điểm đối tượng

Việc đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý

sự thay đổi phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, xã hội của lứa tuổi HS

Trang 32

1.3.4 Nội dung đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Quán triệt nguyên tắc hướng đích, toàn diện, cân đối, nội dung đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi về phẩm chất của nhân cách cần đề cập những mặt sau:

Nhận thức, thái độ, hành vi biểu hiện những phẩm chất công dân: Thái

độ và hành vi thể hiện lòng yêu thương cha mẹ, thầy cô, bạn bè, trách nhiệm xã hội; Tin tưởng vào truyền thống giáo dục của nhà trường, các qui định của nhà trường; Ý thức và hành vi pháp luật…

Thế giới quan (hệ thống quan điểm): Thái độ đối với tư tưởng HCM và tính tích cực học tập, vận dụng những quan điểm đó trong học tập, sinh hoạt, đời sống, tu dưỡng, rèn luyện…

Những phẩm chất đạo đức trong quan hệ, giao tiếp, sinh hoạt cá nhân:

Có ý thức, thái độ, hành vi đúng đắn trong quan hệ giao tiếp, ứng xử thầy trò, tình bạn, tình yêu, gia đình; Có ý thức, thái độ, hành vi đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong tập thể và phòng chống các tệ nạn xã hội; Có nếp sống, sinh hoạt cá nhân lành mạnh…

Một số điều quy định mang tính chuyên biệt cho HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi: ý thức học tập; Phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng; Ý thức hành vi chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường;Ý thức và việc tham gia rèn luyện trong các hoạt động xã hội, chính trị…; Ý thức và việc tham gia các hoạt động đoàn thể…

Qua phân tích các nội dung đánh giá hạnh hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi, luận văn đề xuất một số tiêu chí cơ bản để đánh giá hạnh kiểm HS HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận

quản lý sự thay đổi như sau: Hoàn thành đầy đủ, nghiêm túc nhiệm vụ học tập

theo chương trình, có ý thức vươn lên; Chấp hành tốt luật pháp, nội quy của nhà trường; Tích cực rèn luyện thân thể; Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

Trang 33

Trung thực trong học tập, trong cuộc sống; Có ý thức tập thể, giúp đỡ người khác; Kính trọng cha mẹ, thầy cô, nhân viên nhà trường; Tôn trọng, đoàn kết

và giúp đỡ bạn bè; Tham gia các hoạt động ngoại khóa; Bảo vệ và phát huy truyền thống nhà trường; Có thái độ bảo vệ lẽ phải, hành vi đúng đắn; Có thái

độ với những hành vi tiêu cực, lệch lạc, không đúng đắn của bạn bè; Tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa, giáo dục trải nghiệm

1.3.5 Phương pháp và hình thức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Đánh giá hạnh kiểm học sinh là một quá trình, vì vậy hình thức đánh giá gồm đánh giá thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng), đánh giá định

kì (học kì) và đánh giá cuối năm Các hình thức đánh giá nói trên đều cần kết hợp đánh giá định tính và định lượng, đánh giá quá trình và đánh giá kết quả cuối cùng, đánh giá từng mặt và đánh giá toàn diện…

Trong công trình Xây dựng chương trình học (Developing The Curriculum,

do Nguyễn Kim Dung dịch, tại Chương 12), Peter F Oliver (2006) đã phân loại mục tiêu đánh giá tình cảm hay thái độ của HS theo các cấp bậc như sau:

1 Tiếp nhận: HS được thể hiện mối quan tâm về sự bất hòa giữa các nhóm bạn

2 Phản hồi: HS tình nguyện làm việc phục vụ cho các yêu cầu của nhà trường, tổ chức Ðoàn

3 Giá trị: HS thể hiện mong muốn có được môi trường tích cực trong nhà trường

4 Tổ chức: HS kiểm soát được tính khí của mình khi tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường

5 Sự biểu hiện tính cách bằng giá trị hay một số giá trị: HS thể hiện và minh họa bằng hành vi của mình một cái nhìn tích cực với cuộc sống

Để đánh giá được các kết quả tình cảm, chúng ta phải khuyến khích học sinh thể hiện các cảm xúc, thái độ của mình và các giá trị về các chủ đề được

Trang 34

thảo luận trong lớp Các thành phần tham gia đánh giá hạnh kiểm cho HS có thể được bao gồm:

- Phương pháp tự đánh giá của mỗi HS theo những tiêu chuẩn và cách thức được hướng dẫn cụ thể;

- Phương pháp đánh giá của nhóm, tập thể HS theo những tiêu chuẩn và cách thức nhất định;

- Phương pháp đánh giá của giáo viên chủ nhiệm (giáo viên phụ trách lớp), cán bộ quản lý HS; Giáo viên dạy bộ môn;

- Đánh giá của các đối tượng có liên quan khác

Phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh rất đa dạng và linh hoạt bao gồm các phương pháp cụ thể quan sát, trao đổi trực tiếp, trò chuyện… Tác giả Trần Kiều (2003) đã đưa ra một số phương pháp đánh giá hạnh kiểm học sinh

như: Quan sát; Phát vấn viết; Trắc đạc xã hội; Mạn đàm, phỏng vấn; Nghiên

cứu sâu từng trường hợp; Phương pháp chuyên gia; Trắc nghiệm; Thực nghiệm; Giao ước giữa thầy và trò; Phân tích các sản phẩm hoạt động Nghiên

cứu này cũng phân tích rõ, các phương pháp liệt kê trên khó mà thực hiện được cùng một lúc trong điều kiện hiện nay bởi một số lý do: GVCN chỉ có 4 tiết/1 tuần; Còn thiếu cơ sở vật chất, phương tiện; Mức độ hiểu biết về đánh giá hạnh kiểm của GV còn hạn chế,… Chính vì vậy, 3 phương pháp mà nhà trường

thường hay vận dụng để đánh giá hạnh kiểm hiện nay là: Quan sát; Phân tích

sâu từng trường hợp; Giao ước giữa thầy và trò

1.3.6 Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Theo tác giả Trần Kiều, quy trình đánh giá hạnh kiểm HS như sau [11]:

Trang 35

Sơ đồ 1.1 Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh phổ thông

Diễn giải sơ đồ 1.1, quy trình đánh giá này có 6 bước cơ bản sau:

- Bước 1: Xác định mục tiêu cần đánh giá

- Bước 2: Chuẩn bị về tổ chức

- Bước 3 Xác định phương pháp đánh giá

- Bước 4: Tiến hành đánh giá Trong bước này có các hoạt động sau: Chọn mẫu; Xây dựng công cụ; Tiến hành đánh giá; Xử lý số liệu; Viết báo cáo

- Bước 5: Phản hồi kết quả đánh giá và dự kiến biện pháp cải tiến

- Bước 6: Tổng kết công tác đánh giá

Theo tác giả Trần Bá Hoành [7], cách thức đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh được thực hiện theo hai giai đoạn:

Viết báo cáo

5.Phản hồi kết quả đánh giá

và dự kiến biện pháp cải tiến

6.Tổng kết công tác đánh giá

Trang 36

Giai đoạn 1: Tổ chức quá trình giáo dục học sinh trước khi đánh giá xếp loại

Nội dung của giai đoạn này gồm: Đầu năm học, nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt việc học tập nhiệm vụ năm học, nội qui nhà trường; Nắm vững tình hình xếp loại hạnh kiểm ở năm học trước, sơ bộ phân loại đối tượng, phân tích những ưu, khuyết điểm, từ đó định ra phương pháp giáo dục thích hợp với từng học sinh; Tổ chức tốt quá trình giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục cụ thể, đồng thời phát huy tính tự giác, tích cực tự giáo dục, rèn luyện của học sinh; tổ chức, hướng dẫn, động viên khuyến khích sự vươn lên của học sinh; thường xuyên theo dõi, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để có biện pháp phát hiện, ngăn ngừa, loại bỏ những hành vi, thói quen xấu…; Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm thống nhất mục tiêu, nội dung và các biện pháp giáo dục hạnh kiểm, đạo dức cho học sinh

Giai đoạn 2: Thực hiện đánh giá hạnh kiểm học sinh

Nội dung của giai đoạn này gồm vận dụng đúng đắn và phù hợp các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh; Thực hiện qui trình đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh định kì Quy trình đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS định kì thường được vận dụng linh hoạt ở các trường cụ thể

Ngoài việc đánh giá hạnh kiểm HS định kỳ (theo tuần, tháng, học kỳ, năm học) nhà trường PTDTBT THCS còn tổ chức đánh giá, xem xét hạnh kiểm

HS khi xảy ra những vi phạm nghiêm trọng Lúc này, quy trình đánh giá diễn ra như sau:

1 Xác định sự việc → 2 Xử lý thông tin → 3 Phân tích đối chiếu (với các quy định) → 4 Tiến hành đánh giá → 5 Kết luận

Sơ đồ 1.2 Quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi theo tình hình cụ thể

Như vậy, các sơ đồ nêu trên đã đưa ra một số quy trình đánh giá giáo dục nói chung cũng như quy trình đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi nói riêng Các quy trình này dù diễn đạt

Trang 37

chi tiết có thể khác nhau nhưng đã đảm bảo được các bước cơ bản của một quy trình đánh giá Tuy nhiên, quy trình nào cũng có những ưu điểm và những hạn chế nhất định, nếu phù hợp với đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn thì sẽ khó phù hợp với đánh giá trên lớp học Do đó, khi xây dựng quy trình, cần xác định

rõ quy trình đánh giá này sử dụng cho mục đích đánh giá nào, đối tượng nào, tình huống nào

1.3.7 Điều kiện tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Để thực hiện tốt tổ chức đánh giá hạnh kiểm cho HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi trong nhà trường, ngoài tài năng, nhiệt huyết của GV thì cơ sở vật chất, phương tiện cũng đóng vai trò quan trọng Vì các đồ dùng, phương tiện chính là “công cụ lao động của người GV” Nó là phương tiện giúp GV truyền tải và học sinh lĩnh hội tri thức Do vậy nhà trường cần thường xuyên bổ sung, đổi mới trang thiết bị để từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đánh giá hạnh kiểm cho học sinh

Muốn sử dụng tốt các phương tiện trong công tác đánh giá hạnh kiểm cho HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi đạt hiệu quả, người sử dụng cần được tập huấn, tìm hiểu cách sử dụng và khai thác công năng của các trang thiết bị một cách hợp lý Bên cạch đó, người GV dạy cần sử dụng một cách linh hoạt, sánh tạo để mang lại kết quả cao trong công tác đánh giá hạnh kiểm cho HS

Chuẩn bị tài liệu, các điều kiện CSVC và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi Công tác đánh giá hạnh kiểm hiện nay đòi hỏi cao về văn bản, chính sách của trườn của cấp Bộ, ngành, giáo dục của địa phương Khi

có đầy đủ các điều kiện nêu trên thì GV mới có thể thực hiện các phương pháp đánh giá hạnh kiểm phù hợp, giúp HS được đánh giá hạnh kiểm một cách chính xác, từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời cho HS

Trang 38

Sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp cho hoạt động đánh giá hạnh kiểm cho HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi sẽ chi phối đến kết quả đánh giá hạnh kiểm Thông thường, kết thúc học kỳ,năm học là thời gian phù hợp cho các hoạt động đánh giá hạnh kiểm hoặc trong trường hợp phát sinh về đạo đức của HS thì nhà trường có thể tổ chức đánh giá hạnh kiểm

1.4 Lý luận về tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

1.4.1 Giới thiệu lý thuyết quản lý sự thay đổi

Có nhiều cách tiếp cận trong việc quản lý một tổ chức song có thể kể đến một số cách tiếp cận cơ bản sau:

- Tiếp cận “Quản lý sự thay đổi”

Bản chất của cách tiếp cận này là quản lý thông qua các lộ trình và luôn quan tâm đến “cân bằng động” giữa phát triển của tổ chức với sự thay đổi của môi trường, luôn phân tích tác động của bối cảnh đối với công tác quản lý

Nội dung cơ bản của quản lý sự thay đổi là nhận diện những bất cập của trạng thái hiện hành và xác định trạng thái mong muốn, tìm lộ trình khoa học cho việc đạt được trạng thái mong muốn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi Đôi khi là sự thay đổi do chủ trương chính sách thay đổi Cũng có khi thay đổi do áp lực của bối cảnh Nhiều khi, thay đổi là do sứ mệnh của tổ chức thay đổi hay chức năng nhiệm vụ có sự

điều chỉnh Nhưng có khi đơn giản là mọi người đều thấy tổ chức mình “có vấn

Trang 39

đề” nếu không thay đổi thì không phát triển được Sự thay đổi nhiều khi xuất

phát từ nguyên nhân của sự trì trệ hay do nguyên nhân của các vấn đề nảy sinh khi bối cảnh thay đổi, thúc đẩy tổ chức thay đổi để tăng tính thích ứng

Một cách đơn giản có thể hiểu thay đổi là “làm cho khác đi hay trở nên

khác đi” và mọi sự thay đổi đều có lý do của nó nhưng chúng ta chỉ đề cập đến

những thay đổi cần sự hoạch định hay cần sự điều khiển, quản lý khoa học, chất lượng hiệu quả

Có ba công đoạn làm cho khác đi là “Rã đông” - “thay đổi/ tái tạo”- “tái

đông/ định hình cái mới” Tương ứng với ba công đoạn này là bốn mức độ ứng xử

của một người khi phải đối mặt với sự thay đổi: Sự khước từ - Sự phản kháng

- Sự thích nghi và nếu vượt qua được ba giai đoạn trên sẽ đến giai đoạn tham gia tự nguyện vào sự thay đổi

Chức năng của người quản lý thay đổi là làm sao để thay đổi đó diễn ra một cách hiệu quả nhất và ít bị xáo trộn nhất Vậy người quản lý sự thay đổi cần thực hiện được các vai trò sau:

- Người cổ vũ, xúc tác kích thích sự thay đổi

- Người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi

- Người tạo ra các tình huống cho sự thay đổi

- Người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi

- Người duy trì ổn định trong sự thay đổi

Nhìn chung, có thể hiểu quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hoá và

chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không xáo trộn nếu không thực sự cần thiết Quản lý thay đổi trong giáo dục

lấy tư duy “cân bằng động” làm điểm tựa và tính lộ trình là một điểm quan

trọng của quản lý sự thay đổi Quản lý sự thay đổi là một vấn đề cần thiết, có ý

nghĩa mà cao hơn là nghệ thuật đối với các nhà quản lý Sứ mệnh của nhà quản

lý là phải nắm bắt sự thay đổi và điều chỉnh nó theo hướng có lợi cho tổ chức

Như Peter Drucker - chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị đã nói “người

thành công phải là người đón đầu sự thay đổi” [17]

Trang 40

1.4.2 Nội dung tổ chức đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

1.4.2.1 Lập kế hoạch đánh giá hạnh kiểm học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú theo tiếp cận quản lý sự thay đổi

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận dạng và phân tích tình hình, bối cảnh; Dự báo các khả năng; Lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức, biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết tiến hành để đạt được mục tiêu đặt ra

Xây dựng kế họach hoạt động đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi là một nội dung quan trọng trong công tác quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục Kế hoạch đánh giá hạnh kiểm HS trường PTDTBT THCS theo tiếp cận quản lý sự thay đổi được xây dựng cụ thể, chi tiết mục tiêu và biện pháp thực hiện đánh giá phù hợp với tình hình thực tế của trường sẽ giúp việc thực hiện kế hoạch dễ dàng và mang lại hiệu quả cao Nội dung của một kế hoạch đánh giá hạnh kiểm HS được xây dựng gồm có:

- Phân tích kết quả xếp loại hạnh kiểm HS, tình hình thực tế của trường

Ngày đăng: 22/03/2024, 11:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w