1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 trung học cơ sở theo mô hình lớp học đảo ngược

153 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 trung học cơ sở theo mô hình lớp học đảo ngược
Tác giả Lê Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn GS.TS. Trần Trung
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 3,53 MB

Nội dung

Quy trình xây dựng và sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược.. 39 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MƠ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ X

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––

LÊ THỊ THU HIỀN

DẠY HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT Ở LỚP 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––

LÊ THỊ THU HIỀN

DẠY HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT Ở LỚP 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC

Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học

Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trung

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là Lê Thị Thu Hiền, học viên cao học chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, khóa học 2021 - 2023 Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Trung

Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này không bị trùng lặp với các luận văn trước đây Nguồn tài liệu tác giả dùng trong việc hoàn thành luận văn là các nguồn tài liệu mở Các thông tin, tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày … tháng năm 2023

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Trần Trung đã

tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Toán, phòng Sau đại học, cùng toàn thể các thầy cô giáo Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán K29, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường

Tôi xin cảm ơn gia đình, toàn thể anh chị đồng nghiệp đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá học này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hiền

Trang 5

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục biểu đồ, hình và sơ đồ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Đóng góp của luận văn 5

8 Cấu trúc luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược 6

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2 Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán 12

1.3 Cơ sở lý luận của mô hình lớp học đảo ngược 16

Trang 6

1.3.1 So sánh về lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược 16 1.3.2 Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược 19 1.3.3 Phương tiện công nghệ trong mô hình lớp học đảo ngược 22 1.3.4 Quy trình xây dựng và sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược 24 1.4 Cơ sở thực tiễn việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học Toán

ở các trường phổ thông tại Việt Nam 29 Kết luận chương 1 39

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT Ở LỚP 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ 40

2.1 Phân tích nội dung chương “Một số yếu tố thống kê và xác suất” trong chương trình Toán 6 40 2.2 Nguyên tắc và định hướng của các biện pháp 43 2.3 Các biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 47 2.3.1 Biện pháp 1: Thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến một số bài trong chương “Một số yếu tố thống kê và xác suất” theo mô hình lớp học đảo ngược 47 2.3.2 Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động nhóm trong lớp học và ngoài lớp học 55 2.3.3 Biện pháp 3: Xây dựng bộ công cụ dạy học và kiểm tra đánh giá theo

mô hình lớp học đảo ngược 58 2.4 Xây dựng tiến trình dạy học một số bài trong chương “Một số yếu tố thống

kê và xác suất” (Sách toán 6 tập 2, Cánh diều) theo mô hình lớp học đảo ngược 70

Trang 7

Kết luận chương 2 90

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 91

3.1 Mục đích thực nghiệm 91

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 91

3.3 Đối tượng thực nghiệm 92

3.4 Phương pháp, điều kiện thực nghiệm 93

3.4.1 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 93

3.4.2 Điều kiện thực nghiệm sư phạm 93

3.5 Các bước tiến hành và nội dung thực nghiệm 96

3.5.1 Các bước tiến hành 96

3.5.2 Nội dung thực nghiệm 97

3.6 Kết quả thực nghiệm 97

3.6.1 Đánh giá định lượng 97

3.6.2 Đánh giá định tính 101

3.6.3 Nhận xét 106

Kết luận chương 3 107

KẾT LUẬN 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC

Trang 8

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FC (Flipped Classroom) Lớp học đảo ngược

BL (Blended Learning) Dạy học kết hợp

EL (Electronic Learning) Hệ thống giáo dục trực tuyến

LMS (Learning Management System) Hệ thống quản lí học tập

Trang 9

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 1 Quy trình tổ chức lớp học đảo ngược 28

Bảng 1 2 Thực trạng kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên 33

Bảng 1 3 Thực trạng sử dụng các thiết bị CNTT học Toán ở trường của HS 35 Bảng 1 4 Thực trạng sử dụng các thiết bị CNTT học Toán ở nhà của HS 35

Bảng 2 1 Cấu trúc nội dung chương “Một số yếu tố thống kê và xác suất” 40

Bảng 2 2 Các bước tổ chức hoạt động học 48

Bảng 3 1 Số lượng HS theo lớp và GV dạy 92

Bảng 3.2 Bài học thực nghiệm sư phạm 97

Bảng 3 3 Bảng phân bố tần số điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 97

Bảng 3.4 Bảng phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra 97

Bảng 3 5 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh (%) 98

Bảng 3 6 Các tham số thống kê kết quả của lớp thực nghiệm và đối chứng 99

Bảng 3 7 Kết quả thống kê số liệu 100

Bảng 3 8 Tổng hợp nhận xét của HS lớp thực nghiệm sau thực nghiệm 102

Bảng 3 9 Mức độ phát triển NL tự học của học sinh lớp thực nghiệm (%) 104

Trang 10

vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ:

Biểu đồ 1 1 Tỉ lệ các phương pháp dạy học thường áp dụng của GV (%) 32

Biểu đồ 1 2 Kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng sử dụng CNTT của GV (%)33 Biểu đồ 1 3 Tỉ lệ hình thức học HS muốn GV áp dụng (%) 36

Biểu đồ 1 4 Tỉ lệ HS đã học theo mô hình lớp học đảo ngược (%) 37

Biểu đồ 1 5 Tỉ lệ vấn đề gặp phải của HS lớp 6 khi học theo mô hình FC (%) 37

Biểu đồ 1 6 Tỉ lệ HS muốn học tập theo mô hình FC (%) 38

Biểu đồ 3 1 Đồ thị phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra 98

Biểu đồ 3 2 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS (%) 98

Hình: Hình 1 1 Mô tả cấu trúc của mô hình dạy học kết hợp (Blearning.com) 14

Hình 1 2 Các thành phần của mô hình dạy học kết hợp (Blearning.com) 15

Hình 1 3 Phân loại của Bloom (Bởi thinkingschool.vn) 17

Hình 1 4 Khác biệt giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược 18

Hình 1 5 Chu trình học tập theo mô hình lớp học đảo ngược 24

Hình 2 1 Hình ảnh HS thảo luận trực tiếp trên lớp (nguồn: tác giả) 57

Hình 2 2 HS trao đổi trực tuyến qua phần mềm Zoom (nguồn: tác giả) 57

Hình 2 3 Giáo viên thiết kế bài kiểm tra trực tuyến (nguồn: tác giả) 60

Hình 2 4 Hoạt động tại lớp tiết luyện tập (nguồn: tác giả) 89

Hình 3 1 Hình ảnh về hoạt động của HS (nguồn: tác giả) 105

Hình 3 2 Hình ảnh dự giờ của GV tiết học thực nghiệm (nguồn: tác giả) 105

Sơ đồ: Sơ đồ 2 1 Sơ đồ cấu trúc chương “Một số yếu tố thống kê và xác suất” 41

Sơ đồ 3 1 Các bước tiến hành dạy học thực nghiệm 96

Trang 11

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng ta đã nêu rõ: Quan điểm của Đảng là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ việc chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học Với quan điểm này, thì việc dạy, việc học trong nhà trường phải thay đổi căn bản Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,

kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả do đại dịch Covid-19 để lại Học tập vốn là một quá trình để người học được liên tục tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua “làn sóng” của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp nói chung đã không ít lần bị gián đoạn, các cơ sở giáo dục

và giáo viên phải đối mặt với thách thức to lớn, đó là làm thế nào để kết nối với học sinh và đảm bảo tính liên tục của hoạt động giảng dạy thông qua hình thức đào tạo trực tuyến Dù ngành giáo dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua, nhưng cũng không thể phủ nhận chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều

Trang 12

2

bởi diễn biến phức tạp của đại dịch Bên cạnh đó, một hệ quả không dễ nhìn thấy của dịch bệnh nhưng lại có thể gây nên những tác động lâu dài là việc tâm lý của đội ngũ nhà giáo cũng như của các bậc cha mẹ đều bị ảnh hưởng, trẻ em mất đi sự giao tiếp với xã hội, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cảm xúc xã hội

Theo định hướng phát triển đổi mới giáo dục phải lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy và học, từ đó phát triển năng lực bản thân của HS Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0, HS hiện nay rất dễ tiếp cận với các nguồn tri thức mới (internet, sách báo, …) chứ không chỉ nằm trong sách giáo khoa Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về một phương pháp dạy học mới nhằm đáp ứng nhu cầu phát huy tính chủ động, tích cực đổi mới phương pháp của việc dạy và học chứ không chỉ trên lớp học truyền thống

Trong những năm gần đây, sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học đã bắt đầu cho thấy hiệu quả tại các trường phổ thông và đại học ở nước ngoài Mô hình này cũng đã có điều kiện để du nhập vào nước ta, được một số bài báo đề tài nhắc đến, hay được áp dụng vào một số trường đại học, trung tâm giáo dục Cụ thể, chương trình học trực tuyến kết hợp trực tiếp theo mô hình này giúp HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức mới dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn kịp thời của giáo viên Đây là một mô hình dạy học rất thú vị và có thể áp dụng vào môn học ở các trường phổ thông tại Việt Nam

Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Toán, tôi luôn muốn tìm hiểu và vận dụng những phương pháp hiệu quả vào việc giảng dạy để giúp học sinh có thể tiếp thu được kiến thức một cách chủ động và học sinh cảm thấy kiến thức đó là có ích cho cuộc sống Thống kê và xác suất là một trong ba mạch kiến thức trọng tâm trong chương trình giáo dục phổ thông mới môn toán, giúp người học phân tích xử lí số liệu một cách khách quan và rút ra tri thức, thông tin chứa đựng trong các số liệu để đưa ra dự báo và quyết định đúng đắn Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán 2018, nội dung thống kê và xác suất được đưa vào

từ sách giáo khoa lớp 2 và kéo dài đến hết lớp 12 (Bộ GD-ĐT, 2018b) Tuy nhiên,

Trang 13

3

việc tổ chức các hoạt động dạy và học như thế nào để mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn toán ở trường phổ thông luôn là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu Tôi nhận thấy, nội dung một số yếu tố thống kê và xác suất ở chương trình lớp 6 mới là một chủ đề khá gần gũi, hữu ích trong cuộc sống và rất thích hợp để vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Dạy học một

số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 Trung học cơ sở theo mô hình lớp học đảo ngược”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về lớp học đảo ngược và ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học Toán, cụ thể trong nội dung “Một số yếu tố thống kê và xác suất” (chương trình Toán 6), phù hợp với điều kiện giáo dục Việt Nam hiện nay sẽ giúp học sinh bổ sung kiến thức, phát triển năng lực cần thiết Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 Trung học cơ sở

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp sư phạm dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 Trung học cơ sở theo mô hình lớp học đảo ngược

3.2 Khách thể nghiên cứu:

Quá trình dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 Trung học

cơ sở

4 Giả thuyết khoa học

Nếu áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 một cách phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay của Việt Nam sẽ giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu kiến thức và phát triển các năng lực cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả rèn luyện cho

HS năng lực toán học, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tin học

Trang 14

4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của mô hình lớp học đảo ngược và khả năng vận dụng vào dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 tại Việt Nam

- Điều tra khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược và sử dụng phần mềm dạy học của giáo viên

- Thiết kế các công cụ và tiến trình dạy học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 theo mô hình lớp học đảo ngược

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp, thu nhận phản hồi và điều chỉnh phát triển mô hình dạy học lớp học đảo ngược phù hợp với tình hình giáo dục và đặc điểm của học sinh Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến đề tài của luận văn

- Nghiên cứu SGK toán lớp 6 - Phần Số, chương Một số yếu tố thống kê và xác suất cùng các tài liệu tham khảo toán 6 nhằm phục vụ hoàn thành luận văn

6.2 Phương pháp điều tra, quan sát

Quan sát, thăm dò thực trạng vận dụng mô hình lớp học đảo ngược và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn toán ở trường THCS qua các hình thức: sử dụng phiếu điều tra, dự giờ, quan sát, nhật ký ghi chép, phỏng vấn trực tiếp GV ở trường THCS

6.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Tổ chức dạy thực nghiệm một số tiết trong chương “Một số yếu tố thống

kê và xác suất” (Sách Toán Cánh diều 6) theo mô hình lớp học đảo ngược bằng các công cụ đã thiết kế để kiểm tra giả thuyết khoa học và thu nhận phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy học

Trang 15

5

6.4 Phương pháp thống kê toán học

- Phân tích số liệu điều tra thực trạng, số liệu thu được từ quá trình thực nghiệm sư phạm bằng công cụ thống kê toán học, nhằm bước đầu kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của giả thuyết nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học toán, cụ thể về một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 THCS

- Đề xuất được quan điểm cơ bản và một số biện pháp sư phạm đối với việc thiết kế một số hoạt động trong dạy học toán Giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất cần thiết, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, chiếm lĩnh tri thức, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn toán

- Cung cấp nguồn tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

- Những kết quả nghiên cứu được trong luận văn có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho GV và HS trong dạy và học môn toán ở trường THCS

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Một số biện pháp sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy

học một số yếu tố thống kê và xác suất ở lớp 6 Trung học cơ sở

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 16

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan nghiên cứu về dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Militsa Nechkina, thành viên của Học viện Khoa học Sư phạm Liên Xô, lần đầu tiên đề xuất mô hình lớp học đảo ngược vào năm 1984 Trong những năm

1980 và 1990, các giáo viên ở Nga đã thử chiến lược giảng dạy này “ hãy để học sinh rút ra những điều mới từ việc tự đọc sách giáo khoa đã được tạo ra cho phù hợp Cho phép họ xem xét nó, sau đó thảo luận với giáo viên của họ ở trường và đi đến một kết luận thống nhất” Nechkina đã viết về lớp học đảo ngược [26]

“Vào mùa đông năm 1993, tác giả Alison King xuất bản cuốn “From sage

on the stage to guide on the side” (tạm hiểu: từ nhà thông thái trên các tượng đài thành người đồng hành bên cạnh bạn), trong đó tập trung vào việc giáo viên cần

sử dụng thời gian tại lớp để tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của bài học hơn là truyền đạt thông tin [22] Mặc dù chưa đưa ra minh họa trực tiếp về khái niệm lớp học đảo ngược nhưng công trình của King thường được các nhà giáo dục trích dẫn như là sự thúc đẩy và cách tân cho phép dành không gian lớp học vào các hoạt động học tập tích cực

Những năm 20 của thế kỉ XX, Giáo sư Eric Mazur của Harvard đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các khái niệm, phương pháp hướng dẫn học tập theo cặp [20] Ông thấy rằng việc ứng dụng, hỗ trợ của máy tính trong giảng dạy giúp người học chủ động tiếp cận kiến thức, không chỉ là GV diễn thuyết trên bục giảng theo cách truyền thống [18]

Đến năm 2000, các tác giả Lage, Platt và Treglia xuất bản bài báo có tựa đề

“Inverting the Classroom: A Gateway to Creating an Inclusive Learning Environment” (Đảo ngược lớp học - cánh cửa dẫn đến sự sáng tạo môi trường học tập trọn vẹn), trong đó giới thiệu các nghiên cứu về lớp học đảo ngược tại các trường đại học, cơ sở giáo dục [24] Họ khẳng định có thể tận dụng được thời

Trang 17

mô hình dạy-học này, giáo viên có nhiều thời gian để giúp người học học tốt hơn Người có công lớn cho mô hình lớp học đảo ngược được kể đến là Salman Khan Năm 2004, Khan bắt đầu quay video theo yêu cầu của một người em họ, các bài học được ghi lại sẽ cho phép người học bỏ qua các phân đoạn đã thành thạo và phát lại những phần còn gặp khó khăn [19] Những video này được đưa lên YouTube và được rất nhiều người yêu thích Từ đó Salman Khan thành lập học viện Khan, cho đến nay đã có trên 2000 video bao gồm tất cả các môn học,

từ những kiến thức đơn giản nhất như thực hiện phép toán số học của tiểu học đến các bài giải tích vector trong chương trình đại học [29] [30] Theo thống kê mỗi tháng có một triệu người học dùng trang web của Khan, với số lượt xem khoảng 100 đến 200.000 lượt mỗi ngày

Các giáo viên hóa học của trường trung học Woodland Park, Jonathan Bergmann và Aaron Sams, bắt đầu thực hành dạy theo mô hình lớp học đảo ngược ở cấp trung học Vào năm 2007, họ ghi lại các bài giảng của mình và đăng lên mạng để hỗ trợ những HS bỏ lỡ các buổi học, để theo kịp chương trình [17] Họ thông qua học viện Khan (Khan Academy) lần đầu tiên thực hiện mô hình lớp học đảo ngược, cung cấp những video bài giảng có nội dung lẽ ra được giảng tại lớp cho HS tiếp cận xem tại nhà, còn trực tiếp lớp họ cho HS thảo luận và mở rộng kiến thức Qua đó họ đã xây dựng mô hình lớp học đảo ngược, làm thay đổi hoàn toàn cách dạy của GV, cách học của HS Sau đó mô hình lớp học đảo ngược

đã phát triển và lan rộng trên toàn nước Mỹ và các nước có nền giáo dục phát triển như Úc, các nước châu Âu

Trang 18

mô hình đảo ngược ở lớp 9, tỷ lệ trượt trong các môn tiếng Anh, toán, khoa học và xã hội đã giảm đáng kể, với tỷ lệ trượt của trường hiện đã đảo ngược giảm từ 30% xuống 10% vào năm 2011 Kết quả về tiêu chuẩn hóa các bài kiểm tra đã tăng lên vào năm 2012, nhưng sau đó đã giảm xuống [21] Theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped Learning Network tiến hành tháng 5/2014, số lượng giáo viên áp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy ở Mỹ tăng lên 78% trong năm 2014, so với chỉ 48% vào năm 2012 Trong đó, GV tham gia khảo sát đều đồng ý rằng mô hình này giúp thái độ học tập trong lớp được cải thiện rất nhiều và điểm số của HS tăng lên 67% so với cách học truyền thống Với những ưu điểm trên, mô hình lớp học đảo ngược được nhiều cơ sở giáo dục

ở Mỹ áp dụng trong giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học và đại học”

Đại học Texas (2013) đã định nghĩa “Mô hình lớp học đảo ngược thường được coi là một chu kỳ vì sinh viên xem một video, thảo luận và áp dụng kiến thức đó trong lớp, sau đó xem một video khác để giới thiệu nội dung mới, theo một vòng lặp liên tục” Bởi Bergmann & Sams (2012) và Hamdan và cộng sự, (2013): “Mặc dù các mô hình học trực tuyến đã ảnh hưởng đến khía cạnh phân phối nội dung của học kết hợp và do đó trọng tâm chính của lớp học đảo ngược vẫn là học tích cực” “Trong mô hình lớp học đảo ngược, các video hoặc nội

Trang 19

từ xa hoặc EL” do Hamdan, McKnight & Arfstrom (2013) định nghĩa Các định nghĩa của mô hình lớp học đảo ngược được cấu trúc xung quanh việc dành thời gian trong lớp để học tập tích cực và giúp đỡ người học trong những vấn đề họ đang mắc phải (Bergmann & Sams, 2012) [17] Theo nhận định của Hamdan và cộng sự, (2013): “Là một giai đoạn trong quá trình phát triển của học tập kết hợp,

mô hình lớp học đảo ngược đóng góp các hướng dẫn và thực tiễn tốt nhất để kết hợp các yếu tố công nghệ và học tập tích cực vào một chương trình giảng dạy” Trong luận án này, tôi chọn định nghĩa của Jacob Bishop và Tiến sĩ Matthew Verleger (2013) là: “… một kỹ thuật giáo dục bao gồm hai phần: các hoạt động học tập nhóm tương tác trong lớp học và hướng dẫn cá nhân dựa trên máy tính trực tiếp bên ngoài lớp học” [24] Định nghĩa này được xây dựng dựa trên cách giải thích đơn giản được trình bày bởi Lage, Platt và Treglia hơn chục năm trước Việc tập trung vào công nghệ làm nguồn hướng dẫn thay vì đọc đã trở thành một định nghĩa rõ ràng hơn về mô hình lớp học đảo ngược

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy tác động tích cực đến kết quả của người học Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động ứng dụng lý thuyết vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự định hướng của giáo viên Mô hình FC giúp giảm thiểu thời gian tiếp thu thụ động kiến thức và tăng thêm thời gian đào sâu tư duy, phát triển các kĩ năng của người học

Trang 20

10

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, cùng với cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và công nghệ 4.0 cùng với tình hình kinh tế, xã hội, dịch bệnh Covid 19 từ năm 2020 đến nay thì việc triển khai dạy và học trực tuyến đã và đang phát triển hết sức nhanh chóng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/03/2021 Quy định về quản lý và dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên Theo điều

3 của thông tư 09/2021/TT-BGDĐT, mục đích của việc dạy học trực tuyến bao gồm [14]:

“Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp

cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông

Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục

Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.”

“Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy như Đại học FPT, American Polytechnic, trung tâm anh ngữ Apollo và các website giáo dục trực tuyến như zuni.vn, moon.vn Trường Đại học FPT triển khai mô hình này tại 4 lớp với 100 sinh viên Kết quả cho thấy, số lượng sinh viên thi đỗ vào Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thường lên 53% khi áp dụng mô hình này (zuni.vn) Mặc dù một số cơ sở giáo dục đã áp dụng mô hình lớp học đảo ngược như đã nêu, nhưng con số này dường như còn quá khiêm tốn Một trong những khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển và phổ biến của mô hình là do chúng ta vẫn chưa có bộ công cụ quản lý lớp học hiệu quả cho đa số giáo viên Để làm được điều này, giáo viên không chỉ đơn giản là đăng video lên các trang web như YouTube và các nền tảng khác mà quan trọng nhất là quản lý được tình trạng học tập của học sinh và tương tác với học sinh

Trang 21

11

Theo thống kê của dammio.com, internet tại Việt Nam năm 2018 có dân số 96,02 triệu người và tỷ lệ đô thị hóa là 35%, số người sử dụng Internet tại Việt Nam là 64 triệu người, chiếm 67% dân số, hầu hết họ là những người trẻ, từ 15-

34 tuổi (khoảng 71%) Theo báo nhân dân online, năm học 2018-2019, cả nước có hơn 23,5 triệu học sinh, sinh viên Như vậy, với thực trạng sử dụng internet của học sinh, tôi thấy rằng Việt Nam là môi trường tiềm năng để áp dụng mô hình lớp học đảo ngược dạy học kết hợp sử dụng CNTT Tất nhiên, mục đích sử dụng CNTT của học sinh còn thấp và bàn về mức độ sử dụng CNTT của giáo viên và học sinh cũng là một bài toán khó Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi những vấn đề này một cách tích cực Hơn thế nữa, mô hình lớp học đảo ngược là một hình thức giảng dạy đòi hỏi sự tự học cao của học viên Học sinh bị động trước các lớp học truyền thống bởi truyền thụ kiến thức một chiều nên việc phải chủ động khiến các em lúng túng và không phù hợp Vì vậy, họ cần thêm thời gian để tham gia lớp học đảo ngược trước khi việc áp dụng mô hình này trở nên suôn sẻ đối với tất cả học sinh ở các môn học khác nhau Với tốc độ phát triển của CNTT không có dấu hiệu dừng lại tại Việt Nam, ngày càng nhiều HS có thể tiếp cận với các học liệu trực tuyến hỗ trợ cho việc ứng dụng rộng rãi mô hình học tập tích cực lớp học đảo ngược”

Việc nghiên cứu lý luận trong nước về việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy đã được một số tác giả trình bày trong một số bài báo, tạp chí hay tài liệu tập huấn, được kể đến một số xuất bản như:

- Vũ Thái Giang và Nguyễn Hoài Nam (2017), “Mô hình lớp học đảo trình

trong bồi dưỡng kĩ năng CNTT cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, Hà

Trang 22

12

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 191-194, Trường Đại học

Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội [1]

- Nguyễn Lâm Đức và Lê Minh Thanh Châu (2020), “Tổ chức dạy học trực tuyến môn vật lí theo mô hình lớp học đảo ngược ở trường trung học phổ thông”,

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 138-142.[5]

Qua đây, tôi thấy ở Việt Nam, tuy đã có một số đơn vị giáo dục áp dụng mô hình lớp học đảo ngược như đã nêu trên, nhưng con số vẫn còn khá khiêm tốn Các đề tài nghiên cứu áp dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược ở phổ thông còn hạn chế, đặc biệt là vận dụng dạy học môn toán theo mô hình lớp học đảo ngược trong chương trình Giáo dục phổ thông mới trong bối cảnh hiện nay

1.2 Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Toán

Blended Learning hay B – Learning (BL) bắt đầu bằng từ “Blended” nghĩa

là “pha trộn” để chỉ một hình thức giảng dạy rất linh hoạt; là sự kết hợp của nhiều hình thức tổ chức dạy học Đây là một hình thức học khá phổ biến trên thế giới Có rất nhiều định nghĩa về BL, tuy nhiên tôi đưa ra một số định nghĩa của tài liệu [23], [39]:

Khandve P.V & Tiến sĩ Shelke M.E (2016) đã định nghĩa “Phương pháp học tập kết hợp đề cập đến sự kết hợp của các môi trường học tập khác nhau” Dziuban, Hartman và Moskal (2004) trong một bản tóm tắt nghiên cứu về giáo dục có tiêu đề “Học tập kết hợp” đã trích dẫn rằng “Học tập kết hợp nên được xem như một phương pháp sư phạm kết hợp hiệu quả và cơ hội xã hội hóa của lớp học với các khả năng học tập tích cực được nâng cao về mặt công nghệ của môi trường trực tuyến, thay vì tỷ lệ giữa các phương thức phân phối” Tác giả Alvarez (2005), “Học tập kết hợp là sự kết hợp của các phương tiện đào tạo như công nghệ, hoạt động và các loại sự kiện để tạo ra chương trình đào tạo tối ưu cho bất kỳ ai” [16]

Victoria L Tino: “Học tập kết hợp (BL) đề cập đến mô hình học tập kết hợp thực hành trong lớp học truyền thống với các giải pháp EL” [41]

Trang 23

13

Phần này được viết dựa trên một bài báo của Chiristopher Pappas được đăng trên E-Learning Industry (2015) và [39]: Vào năm 1840, khóa học đào tạo từ xa đầu tiên được đưa ra bởi Isaac Pitman Mặc dù trước đây đã có những khóa học khác theo khái niệm tiền Pitman, nhưng khái niệm của ông tương tự như đào tạo

từ xa như chúng ta biết ngày nay Khóa học của ông ấy tập trung vào việc nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng Pitman đã gửi các tài liệu tốc ký cho người học của mình thông qua bưu thiếp và họ được yêu cầu gửi lại để phân loại và sửa chữa Mặc dù lúc đó CNTT chưa phát triển nhưng không thể phủ nhận hiệu quả ban đầu mà phương pháp này mang lại Từ năm 1960 đến năm 1970, đào tạo dựa trên máy tính hiện đại có thể được bắt nguồn từ máy tính mini và máy tính lớn Đây là lần đầu tiên việc đào tạo có thể được triển khai cho nhiều người học trong một tổ chức mà không phụ thuộc vào tài liệu in và hướng dẫn trực tiếp Mọi người có thể chỉ cần đăng nhập vào thiết bị của họ để truy cập thông tin Một trong những hệ thống đáng chú ý nhất là Plato, được phát triển bởi Control Data và Đại học Illinois vào năm 1963 Trên thực tế, Plato vẫn tồn tại cho đến ngày nay Từ năm 1970 đến 1980, trên cơ sở học tập kết hợp, các công ty bắt đầu sử dụng mạng video để đào tạo nhân viên của họ Điều này làm cho trải nghiệm đào tạo trở nên tương tác và hấp dẫn hơn Điều đó như tiền thân của các cuộc hội thảo trên web và hội nghị trực tuyến Một trong những nghiên cứu điển hình về đào tạo dựa trên CNTT thành công là mạng trực tuyến tương tác của Đại học Stanford Các giáo sư có thể tổ chức các lớp học tại nhiều địa điểm và nó vẫn hoạt động cho đến ngày nay Từ năm 1980 đến 1990, các trường học và tổ chức bắt đầu sử dụng CD-ROM (một đạng đĩa CD ghi nhớ) để mang lại trải nghiệm học tập tương tác hơn, chẳng hạn như những trải nghiệm học tập có video và âm thanh Định dạng đĩa này có thể chứa số lượng thông tin lớn hơn, điều này làm cho chúng trở nên lý tưởng cho việc đào tạo từ xa Hệ thống quản lý học tập (LMS) đầu tiên đã được giới thiệu, mặc dù chúng không cung cấp chức năng giống như các giải pháp hiện có ngày nay Vào năm 1998, máy tính không còn

Trang 24

14

chỉ dành cho các tổ chức và một số người giàu, mà còn dành cho số đông Sau đó, máy tính bắt đầu cung cấp khả năng tương tác cao hơn Thay vì phân phối đĩa CD-ROM cho người học, các tổ chức có thể chỉ cần tải lên tài liệu, đánh giá E-Learning qua web và người học có thể truy cập chúng bằng một cú nhấp chuột Năm 2000 cho đến ngày nay, công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và ngày càng có nhiều tổ chức và các tổ chức học tập tư nhân bắt đầu nhận thấy lợi ích của việc học tập tích hợp Từ các kế hoạch giảng dạy tương tác trong lớp học đến hội thảo trên web và hướng dẫn trực tuyến, người học hiện có nhiều công cụ và ứng dụng công nghệ để sử dụng Dần dần, sự kết hợp giữa hướng dẫn trực tiếp và học tập dựa trên công nghệ đang tạo ra những cách thức mới và sáng tạo để làm phong phú trải nghiệm giáo dục và làm cho việc học tập trở nên hứng thú, thú vị và thậm chí có lợi hơn

Ở Việt Nam, BL còn là một khái niệm mới, chưa được nghiên cứu nhiều Tác giả Nguyễn Văn Hiền đã thử nghiệm đào tạo kỹ năng CNTT trong dạy học sinh học cho học sinh bằng cách kết hợp dạy học trên lớp và trực tuyến Đây có thể coi là một điển hình về BL ở bậc đại học ở Việt Nam Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E-Learning và lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning” [10] Theo nhóm tác giả Phạm Kim Chung và Tôn Quang Cường (2018),

“dạy học kết hợp không chỉ là một cách thi thiết kế quá trình dạy học, mà còn là việc tái cấu trúc lại mô hình dạy học, cần được nhìn nhận như một cách tiếp cận tổng thể cả về nguyên tắc sư phạm và không gian vật lí tổ chức dạy học” [3]

Hình 1 1 Mô tả cấu trúc của mô hình dạy học kết hợp (Blearning.com)

Trang 25

15

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát cấu trúc của mô hình dạy học Blended Learning bao gồm hai thành phần chính là dạy học giáp mặt theo cách truyền thống và dạy học trực tuyến với sự hỗ trợ của công nghệ Mặc dù, có một số quan điểm khác nhau cho rằng thành phần cấu trúc của BL bao gồm nhiều yếu tố khác nhau về cơ bản BL vẫn dựa trên hai yếu tố chính Theo lý thuyết của Keller, Gagné, Bloom, Merrill, Crark và Gery, cấu trúc của BL bao gồm 5 thành phần chính [23] là:

Hình 1 2 Các thành phần của mô hình dạy học kết hợp (Blearning.com)

(1) Live Event (Sự kiện trực tiếp): Hình thức học tập có sự hướng dẫn của

giáo viên và tất cả học sinh tập trung tại một thời điểm

(2) Self-Paced Learning (Tự học theo nhịp độ): Hình thức học tập dựa trên

sự trải nghiệm của học sinh, học sinh tự hoàn thành nội dung theo khả năng và thời gian của mình, chẳng hạn như quá trình học tập với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm trong đĩa CD hoặc trên nền Internet

(3) Collaboration (Sự hợp tác): Đây được hiểu là môi trường mà học sinh

giao tiếp với nhau hoặc học sinh trao đổi với giáo viên thông qua e-mail, thảo luận theo chủ đề hoặc hội thoại trực tuyến

(4) Assessment (Đánh giá): Việc đánh giá có thể được thực hiện trước khi

học sinh tự học hoặc tham gia các lớp học để xác định năng lực ban đầu Việc đánh giá cũng có thể thực hiện theo lịch học hoặc theo các bài kiểm tra qua mạng

để đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh

(5) Performance Support Materials (Tài liệu hỗ trợ): Tài liệu tham khảo để

duy trì khả năng tự học và nâng cao khả năng tiếp thu thông qua các tài liệu PDF, Word, PowerPoint

Trang 26

16

Có 6 mô hình học tập kết hợp BL như sau:

(1) Mô hình giáp mặt/trực tiếp là chủ đạo (The Face-To-Face Driver Model)

Mô hình cho phép người dạy học trao đổi trực tiếp, mặt đối mặt Địa điểm học tập có thể là lớp học hoặc cũng có thể là một không gian khác với sự kết nối của Internet

(2) Mô hình xoay vòng (The Rotation Model) Đây là mô hình được chia

nhỏ thành Station Rotation (Hoán đổi trạm học tập), Flipped classroom (Lớp học đảo ngược), Individual Rotation (Xoay vòng cá nhân),… Với mô hình này, GV sắp xếp một lịch trình cho quá trình học hay một tiết học cho nhiều các hoạt động học tập (dự án, thảo luận nhóm, cá nhân,…) và nhất định phải có học trực tuyến

(3) Mô hình linh hoạt (The Flex Model), đây là mô hình mà quá trình dạy

và học diễn ra với sự hỗ trợ của mạng Internet, GV sẽ tiến hành soạn thiết kế bài giảng, bài tập,… liên quan tới bài học trên các trang Web học tập online để HS truy cập vào đó và tiến hành quá trình học tập của mình

(4) Mô hình kết hợp đặc thù (Online Lab School Model) Với mô hình này

học sinh sẽ được học tại phòng học riêng Ở đó, không có giáo viên giảng dạy trực tiếp mà chỉ có các trợ giảng giám sát Các bài giảng sẽ được giáo viên truyền đạt đến học sinh thông qua hệ thống máy chiếu và loa trong phòng

(5) Mô hình kết hợp tự chọn (Self-Blend Model) HS có thể tự chọn kết hợp

các chương trình học, khóa học khác nhau, có thể lựa chọn học trên lớp, tại nhà hoặc trực tuyến

(6) Mô hình trực tuyến chủ đạo (The Online Driver Model) Không gian học

tập là không cố định GV và HS thực hiện việc trao đổi thông tin, giảng dạy và học tập thông qua Internet

1.3 Cơ sở lý luận của mô hình lớp học đảo ngược

1.3.1 So sánh về lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược

a Phân loại của Bloom

Năm 1956, Benjamin Bloom cùng với các đồng nghiệp của mình đã xuất

bản một khung phân loại các mục tiêu giáo dục: Taxonomy of Education

Trang 27

17

Objectives (Phân loại các mục tiêu giáo dục) Trong đó mô tả tư tưởng 6 cấp độ

của ông đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực cho đến ngày nay Năm 2001, một nhóm các nhà tâm lý học nhận thức, các nhà lý thuyết về chương trình giảng dạy và các nhà nghiên cứu hướng dẫn, và các chuyên gia kiểm tra và đánh giá đã xuất bản vào năm 2001 một bản sửa đổi của Phân loại Bloom với tiêu đề: A Taxonomy for Teaching, Learning, and Assessment (Phép phân loại đối với việc dạy, học và đánh giá) Bản sửa đổi này thay thế các từ thể hiện 6 cấp độ: Nhớ Hiểu; Áp dụng; Phân tích; Đánh giá và Sáng tạo Phân loại của Bloom có thể được mô tả trong mô hình sau:

Hình 1 3 Phân loại của Bloom (Bởi thinkingschool.vn)

Về mặt phân loại, phân loại của Bloom là một thứ tự phân cấp các kỹ năng nhận thức, giúp giáo viên dạy và học sinh học Bên cạnh đó, tư duy cấp cao và

tư duy cấp thấp cũng là một dạng học phân loại nhận thức Ví dụ trong phân loại của Bloom, phân tích, đánh giá, sáng tạo được coi là cấp cao và nhớ, hiểu, áp dụng được coi là cấp thấp Rõ ràng, học sinh tiếp nhận kiến thức từ thấp đến cao theo Phân loại của Bloom Đối với các lớp học truyền thống (LHTT), giáo viên và học sinh không có đủ thời gian để thực hiện cả 6 cấp độ Vì vậy, giáo viên chỉ truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh và giúp các em hoàn thiện nhận thức ở mức độ thấp Và học sinh sẽ thực hiện một mức độ cao hơn của nhận thức bên ngoài lớp học Điều này dễ gây nhàm chán vì học sinh thụ động tiếp thu kiến

Trang 28

18

thức, kiến thức thiên về lý thuyết, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học;

do đó, kỹ năng thực hành trong cuộc sống thực tế còn hạn chế

Trong khi đó, lớp học đảo ngược (FC) học sinh sẽ học về chủ đề bằng tư duy cấp độ thấp ở nhà theo định hướng của giáo viên Sau đó, trên lớp, giáo viên

sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi và thực hiện tư duy ở mức độ cao Cách tổ chức dạy học như vậy thực sự tạo nên “cơn sốt” trong dạy học Việc kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh với CNTT làm cho phương pháp này trở nên hấp dẫn hơn

Hình 1 4 Khác biệt giữa lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược

b Kỹ năng tư duy

Trong một bài báo của The Peak Performance Center với tiêu đề “Thinking” (Tư duy), James Kelly (2011) đã nói: Kỹ năng tư duy là những hoạt động trí óc mà bạn sử dụng để xử lý thông tin, kết nối, đưa ra quyết định và tạo ra những ý tưởng mới Bạn sử dụng các kỹ năng tư duy của mình khi cố gắng tìm hiểu trải nghiệm, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, đặt câu hỏi, lập kế hoạch hoặc sắp xếp thông tin Kỹ năng tư duy thì ai cũng có, nhưng không phải ai cũng sử dụng chúng một cách hiệu quả Ông cũng đưa ra phân loại các kỹ năng bậc cao bao gồm phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề và đánh giá Các loại tư duy là tư duy phân tích hoặc hội tụ, tư duy phân kỳ, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo

Ở đây, tôi chỉ xem xét kỹ năng tư duy phản biện vì nó cho thấy rõ sự khác biệt giữa FC và LHTT Tư duy phản biện được coi là một kỹ năng tư duy bậc cao, chẳng hạn phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề, suy luận và đánh giá

Trang 29

19

Thông thường, khi mọi người đang giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định, họ chuyển qua lại giữa tư duy hội tụ và phân kỳ Khi mới nhìn vào một vấn đề, người ta thường phân tích sự việc và hoàn cảnh để xác định nguyên nhân sâu xa Với LHTT, học sinh bắt đầu bài học mỗi ngày khi đến lớp Các em sẽ có rất ít thời gian để suy nghĩ về vấn đề và đặt câu hỏi cái gì, tại sao, như thế nào Việc học trở nên thụ động, không phát triển được kỹ năng tư duy của học sinh Trong khi đó, FC cho phép học sinh khám phá vấn đề trước khi đối mặt với giáo viên

HS sẽ coi mình như một nhà nghiên cứu và trở nên chủ động, thích thú Đây là điểm quan trọng nhất để lớp học đảo ngược được đề cao

1.3.2 Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược

Theo mô hình lớp học đảo ngược, người học xem các bài giảng trực tuyến

ở nhà qua mạng Internet dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giờ học ở lớp chủ yếu

sẽ dành cho các hoạt động hợp tác để củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu

HS chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận bài giảng bất kì lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú kiến thức, câu hỏi và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe GV giảng dạy trên lớp) Công nghệ EL giúp HS hiểu kĩ hơn về lí thuyết, từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp Như vậy, việc học tập của HS sẽ hiệu quả hơn, người học chủ động hơn, tự tin hơn trong việc tích lũy kiến thức Điều này khác với lớp học truyền thống, HS đến trường nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi là “Low thinking” Sau đó, các em

về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu HS không hiểu bài Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc người thầy, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “biết” và “hiểu”) Còn nhiệm vụ của HS làm bài tập ụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá”) Điều trở ngại ở đây, đó là nhiệm vụ bậc cao lại do HS và phụ huynh là những người không

Trang 30

- Về ưu điểm: Có rất nhiều lợi ích của FC đã được nhiều nhà khoa học đề

xuất, một trong số đó là:

Thứ nhất, nó cải thiện chất lượng bài tập ở trường của học sinh Lớp học đảo ngược được chú ý nhiều hơn vì mô hình này đã và đang nâng cao trình độ học tập của học sinh Tỷ lệ học sinh vượt qua bài kiểm tra toán tại trường trung học Byron tăng từ 29,9% năm 2006 lên 73,8% năm 2011 Đồng thời, điểm trung bình môn toán của American College Testing (ACT) được cải thiện từ 21,2 lên 24,5 [31]

Thứ hai, rất hữu ích trong việc nâng cao động cơ học tập của học sinh Mô hình cho phép học sinh-sinh viên nghiên cứu trước và quá trình học tập là độc lập, và họ có thể thảo luận với các bạn học khác Quan trọng hơn, học sinh đã thể hiện tích cực trước giờ lên lớp và trong giờ học, điều này đã nâng cao hứng thú và động cơ học tập của học sinh

Thứ ba, quan hệ thầy trò thân thiết hơn xưa FC không hủy bỏ lớp học hoặc thay thế giáo viên bằng cách học qua video Đây là một loại hình thức học tập kết hợp giữa học trực tuyến và học trên lớp và nó có yêu cầu cao về chất lượng giáo viên Nhiều GV sử dụng mô hình này để nói rằng họ có thể quan tâm đến từng học sinh và làm cho mối quan hệ giữa HS-GV trở nên thân thuộc hơn so

Trang 31

21

với LHTT Cuộc khảo sát của các trang web học tập về lớp học đảo ngược cũng cho thấy rằng “Lớp học đảo ngược đã nâng cao chất lượng và số lượng giao tiếp với học sinh”

Thứ tư, học sinh học độc lập hơn Mục tiêu quan trọng nhất của mô hình này là để học sinh học độc lập hơn và tự chịu trách nhiệm về việc học của mình Một số học sinh, sinh viên có thể thích nghi với cách học này trong một tháng, một số người cần nhiều thời gian hơn

Thứ năm, các hành vi của học sinh đã được cải thiện đáng kể Học sinh có thể thực hành hoặc có các hoạt động trong nhóm trong lớp học và tất cả họ đều có việc phải làm Như vậy, FC đã cải thiện việc quản lý lớp học

Thứ sáu, sự hài lòng trong công việc của GV được cải thiện Như những

GV được khảo sát đã nói: “Chúng tôi càng lật nhiều, chúng tôi càng muốn lật” Thứ bảy, mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường khăng khít hơn Theo phương thức FC, học sinh học xong video chủ yếu ở nhà Bằng cách này, phụ huynh có thể biết thêm về tình hình học tập chung của học sinh Đôi khi, phụ huynh và học sinh cùng nhau tìm hiểu và thảo luận về video

Những lợi ích trên cho thấy giáo viên không nên bỏ qua một mô hình học

tập hiện đại là FC

- Về một số khó khăn: Tuy nhiên, song song với những ưu điểm đã liệt kê ở

trên, vẫn có rất nhiều ý kiến hoài nghi về mô hình giảng dạy và học tập mới này: Thứ nhất, mô hình có thể gặp khó khăn khi học sinh không tiếp cận được công nghệ Một trong những vấn đề nổi bật nhất là nhu cầu sử dụng máy tính và Internet của học sinh để xem các bài giảng online Điều này đặc biệt khó khăn đối với những học sinh có thu nhập thấp, bị hạn chế tiếp cận với tài nguyên Thứ hai, phụ thuộc vào sự chuẩn bị và niềm tin Cũng có mối quan ngại rằng lớp học đảo ngược có vận hành hay không là phụ thuộc vào sự tham gia của học sinh Thật không may, không đảm bảo được học sinh sẽ miễn cưỡng hay hợp tác với mô hình học tập này

Trang 32

22

Thứ ba, sự chuẩn bị và nỗ lực của giáo viên Việc vận hành lớp học đảo ngược sẽ làm tăng thêm lượng công việc cho giáo viên, bởi nó đòi hỏi sự tích hợp rất cẩn thận để lớp học được duy trì và phát triển Các nhiệm vụ như ghi âm và đóng gói và đăng tải các bài giảng đều là những công việc cần thời gian và kỹ năng chưa kể đến việc việc giáo viên giới thiệu các hoạt động trong lớp học liên quan đến bộ môn trong video như thế nào để thúc đẩy học sinh tham gia và chuẩn

bị trước khi học Cho dù giáo viên có thể vận dụng nhiều yếu tố của lớp học đảo ngược vào lớp học của họ nhưng họ vẫn phải cần thêm thời gian và cả sự nỗ lực Thứ tư, đôi khi nó không hiệu quả để phục vụ nhu cầu “học để thi” Lớp học đảo ngược không “dạy để thi” Nó không tuân theo mô hình dạy học nhằm cải thiện và nâng cao điểm số Tuy nhiên, giáo viên và học sinh vẫn phải dành thời gian chuẩn bị cho các kỳ kiểm tra, điều đó làm gián đoạn quy trình của lớp học đảo ngược

Thứ năm, thời gian ngồi trước màn hình nhiều hơn tiếp xúc với mọi người và địa điểm thực tế Có một số người tin rằng nếu mỗi giáo viên bắt đầu chuyển đổi mô hình lớp học theo lớp học đảo ngược, học sinh sẽ phải dành hàng giờ ngồi trước máy tính để xem các bài giảng Người ta có thể lập luận rằng điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập của học sinh

Mặc dù còn tồn tại những vấn đề trên, mô hình lớp học này vẫn là một cách tiếp cận hiệu quả, trực quan nhằm cải thiện thành tích của học sinh và thúc đẩy các em chủ động trong học tập

1.3.3 Phương tiện công nghệ trong mô hình lớp học đảo ngược

Ta có thể kể đến các phương tiện dạy học như: Phương tiện dùng trực tiếp

để dạy học và các công cụ hỗ trợ, điều khiển quá trình dạy học

a Phương tiện dùng trực tiếp để dạy học

Bao gồm những máy móc, thiết bị và dụng cụ được GV sử dụng trong giờ dạy để trình bày kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho HS Đó có thể là: + Máy chiếu, máy ghi âm, máy tính điện tử, máy quay phim

Trang 33

+ Các vật mẫu, mô hình, tranh lắp ghép, phương tiện và vật liệu thí nghiệm,

b Công cụ hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học

Là những phương tiện được sử dụng để tạo ra một môi trường học tập thuận lợi, có hiệu quả và liên tục

Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất Được như vậy vì đây là một ngành khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề khác nhau trong xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục

Ta có thể kể đến một số công cụ hỗ trợ và điều khiển quá trình dạy học: + MS PowerPoint: Là phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm Office của Microsoft Dùng để thiết kế và trình chiếu thông tin Đây là một phần mềm phổ biến được phát triển cho hệ điều hành Microsoft Windows và Mac Được sử dụng rộng rãi trong giới doanh nhân, các nhà giáo dục đào tạo và được coi là là cách

dễ dàng nhất để tạo và hiển thị các loại trang trình bày mà bạn có thể thấy trong các cuộc họp hoặc trong các lớp học

+ Presentation (trình bày): Là sản phẩm được tạo ra từ MS PowerPoint Trong mỗi Presentation cũng bao gồm các slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất định theo ý đồ của người thiết kế

+ Slide: Chứa đựng các thông tin trình bày Mỗi slide có thể chứa nhiều loại thông tin khác nhau như chữ (text), hình ảnh (image), tranh vẽ (picture), âm thanh (sound), hình hình (animation), phim (movie)

+ Với khả năng chứa đựng nhiều dạng thông tin trong một slide, với các hiệu ứng Animation kết hợp với khả năng tương tác với từng đối tượng trong slide , phần mềm này khá phù hợp trong việc hỗ trợ công việc giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Có thể nói, đối với quá trình

Trang 34

24

dạy học, về mặt khả năng trình bày thông tin, MS PowerPoint là tất cả những gì chúng ta cần Đây là một sự thay thế tốt cho những gì chúng ta đã có trước đây Tuy nhiên không phải có MS PowerPoint là có tất cả Như mọi phương tiện khác,

MS PowerPoint cũng chỉ là công cụ Mọi nguồn thông tin (hình ảnh, âm thanh, chữ viết ) lấy ở đâu? cách sắp xếp chúng theo trình tự thế nào? kịch bản ra sao, lời thuyết minh cho thông tin ấy thế nào, chiến lược sư phạm sử dụng trong bài dạy là gì thì hoàn toàn phụ thuộc vào con người

Để thiết kế bài trình bày hỗ trợ quá trình dạy học hiệu quả, bên cạnh một ý tưởng sư phạm phù hợp, cần thiết phải được thể hiện qua hệ thống các tài nguyên phong phú, sinh động Tài nguyên cho bài giảng có thể được tìm kiếm trên Internet, chia sẻ giữa các đồng nghiệp hay tự xây dựng và xử lí bằng các công cụ tin học Dưới đây một số phần mềm toán học có thể sử dụng để tạo tài nguyên bài giảng

+ Phần mềm toán học Maple: Phần mềm Maple thuộc nhóm các phần mềm Toán học để tính toán Trong nhóm này có rất nhiều phần mềm Có thể kể đến một số phần mềm tiêu biểu như Maple, Mathematica, CoCoA, Mathcad, Mathlab, Derive… Phần mềm Maple có những ưu điểm như: có hệ thống câu lệnh hỗ trợ tính toán và lập trình giải các bài toán với cấu trúc chương trình đơn giản, phù hợp với người dùng phổ thông

+ Phần mềm soạn thảo công thức toán học Mathtype: Giao diện thân thiện, Tab MathType sẽ được tự động chèn vào Ribbon của Word và PowerPoint

1.3.4 Quy trình xây dựng và sử dụng bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược

Chu trình học tập trong mô hình lớp học đảo ngược:

Hình 1 5 Chu trình học tập theo mô hình lớp học đảo ngược

Trang 35

25

- Xây dựng kế hoạch dạy học:

Xây dựng kế hoạch dạy học là công đoạn rất quan trọng trong quá trình dạy học, đòi hỏi GV cần có kế hoạch phù hợp Về nội dung kế hoạch, GV cần chọn bài giảng phù hợp khi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược GV cần soạn bài lý thuyết và bài kiểm tra đánh giá nhanh ở mức độ nhớ, hiểu bằng hình thức trắc nghiệm Quan trọng khi soạn bộ công cụ kiểm tra đánh giá là phải đảm bảo HS chắc kiến thức cơ bản mới hoàn thành được câu hỏi GV đưa ra Với hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực tự học, GV nên soạn xây dựng nhiều bộ câu hỏi đính kèm và yêu cầu HS hoàn thành Trong mỗi đề đánh giá GV cần thiết lập chế độ HS phải hoàn thành đúng tối thiểu 85% số lượng câu hỏi thì mới được tiếp tục phần thứ hai, nếu chưa đủ kiến thức để hoàn thành quay lại học phần lý thuyết GV có thể cài đặt chế độ sau khi HS hoàn thành bài làm sẽ tự động thông báo chuyển

về mail của GV Tùy theo năng lực CNTT của GV mà việc soạn bài giảng có nhiều hình thức khác nhau Hiện nay, hầu như các thầy/cô sử dụng Microsoft PowerPoint để biên soạn bài giảng điện tử, vì đây là phần mềm gần gũi, thuận

tiện và dễ tiếp cận

Bài giảng cần gửi cho học sinh trước một tuần để các em chủ động nghiên cứu GV cần thiết lập một lớp học trực tuyến thông qua các nền tảng mạng như Google Classroom để gửi bài giảng và hướng dẫn HS vào học trước nội dung bài học và thực hiện một số yêu cầu như làm bài kiểm tra nhanh trực tuyến, lấy phiếu

học tập tự học ở nhà, …

Một số công cụ thường được sử dụng để tạo, đăng bài giảng hoặc ghi hình, như Google Classroom, Youtube (lưu trữ các bài giảng video), Google Drive (lưu trữ các tài liệu, học liệu liên quan đến bài học), Quizizz (tạo bài tập trắc nghiệm thông qua trò chơi,…), mạng xã hội như Facebook/Mail/Zalo… để trao

đổi trực tuyến

Trang 36

26

GV cần tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận, và theo dõi quá trình học tập của HS qua các kênh hay mạng xã hội như nêu trên để có được những đánh giá ban đầu về sự tương tác HS GV có thể đánh giá quá trình tự học của HS thông qua các bài kiểm tra nhanh trực tuyến trên các nền tảng, thông qua phiếu tự học

ở nhà, câu hỏi kiểm tra đầu giờ khởi động tiết học, câu hỏi vấn đáp trực tiếp trên

lớp học, hay bài đánh giá buổi học có áp dụng mô hình lớp học đảo ngược

- Tổ chức học tại lớp:

Bước 1: Nhận xét, đánh giá việc tự học ở nhà của HS thông qua các kênh mạng tương tác GV nhận xét, đánh giá quá trình tự học trên Google Classroom, cho HS đưa ra ý kiến về điểm mạnh hay khó khăn trong quá trình học tập để GV

hỗ trợ kịp thời GV lấy ngẫu nhiên các câu hỏi (số lượng tùy thuộc vào mục đích của GV) của các bộ đề khác nhau đã tạo cho HS ở nhà và yêu cầu một số HS trả lời nhanh tại lớp GV tái hiện lại kiến thức bằng các trò chơi, hoạt động nhằm

tạo hứng thú học tập, cũng cho HS nhớ lại kiến thức để tiết học hiệu quả hơn

Bước 2: Tổ chức thảo luận, trao đổi Trong từng hoạt động cụ thể của bài học, GV cho HS trình bày những vấn đề còn chưa rõ, trao đổi thảo luận, làm rõ các vấn đề và cuố cùng cần chốt lại kiến thức cho HS GV đưa ra các vấn đề mới cho HS tư duy, trao đổi và thảo luận theo nhóm (GV chia lớp theo nhóm hợp lí) Trong mỗi nhóm có nhóm trưởng quản lí, tổ chức hoạt động cho các thành viên theo nhiệm vụ được nhận từ GV, cũng theo dõi sự tích cực hoạt động của mỗi cá nhân trong nhóm để tham gia đánh giá cuối buổi GV yêu cầu các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung cho ý kiến, HS có thể trình bày vấn đề mới phát sinh

trong quá trình học tập để lớp cùng giải quyết Sau cùng, GV chốt lại kiến thức

Bước 3: Mở rộng kiến thức GV đặt ra các vấn đề đặc trưng của buổi học, các bài tập vận dụng cao, các bài toán thực tiễn liên quan để HS thảo luận HS đưa ra các vấn đề chưa tự giải quyết để thảo luận GV có thể giải đáp và làm rõ

một số vấn đề mà HS chưa hiểu

Trang 37

27

Bước 4: Giao nhiệm vụ về nhà cho HS : Hệ thống hóa lại kiến thức của bài học theo sơ đồ tư duy, làm các bài tập sách giáo khoa, tự tìm tòi nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết các bài toán thực tiễn liên quan đến bài học qua báo

mạng ; GV giao nhiệm vụ bài học tiếp theo tự học ở nhà (nếu có)

- Thiết kế bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược

Nguyên tắc của mô hình lớp học đảo ngược:

Chúng ta cũng có thể xem xét các nguyên tắc sau đối với mô hình lớp học đảo ngược của Đại học Houston Downtown được cập nhật năm 2018:

Tạo cơ hội cho học sinh tiếp xúc với kiến thức trước khi đến lớp; khuyến khích học sinh chuẩn bị đến lớp; cung cấp cơ chế đánh giá sự hiểu biết của học sinh; cung cấp kết nối rõ ràng giữa các hoạt động trong lớp và ngoài lớp; cung cấp các hoạt động trong mô hình rõ ràng và có cấu trúc tốt; dành đủ thời gian để học sinh thực hiện các bài tập của mình; hỗ trợ và hướng dẫn người học thông qua các phương tiện CNTT; người học phản hồi nhanh chóng và thích ứng về công việc nhóm và dự án; cung cấp các công nghệ quen thuộc và dễ tiếp cận Nội dung của kế hoạch dạy học được lựa chọn phải phù hợp với mức độ nhận thức của HS, phù hợp với mô hình lớp học đảo ngược Lựa chọn bài học phát triển phát triển được nhiều năng lực của HS, triển khai được nhiều hoạt động học tập Tóm lại, nguyên tắc của mô hình lớp học đảo ngược luôn đảm bảo sự kết nối giữa học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh và học sinh với tài liệu không

bị gián đoạn Giáo viên có thể áp dụng những nguyên tắc trên để phù hợp với lớp học của mình nhằm mang lại hiệu quả dạy và học cao nhất

Quy trình thiết kế:

Quá trình để tổ chức dạy học một nội dung có sử dụng mô hình FC bao gồm

2 giai đoạn với 4 quy trình cùng các bước tiến hành như sau:

Trang 38

Bước 1: Xác định được mục tiêu dạy học Bước 2: Phân tích cấu trúc nội dung dạy học Bước 3: Sưu tầm và xây dựng các phương tiện dạy

học phù hợp với nội dung bài học

Bước 4: Thiết kế kế hoạch bài giảng trên lớp Bước 5: Nhập liệu thông tin từ kế hoạch vào phần

mềm hình thành bài giảng đa phương tiện

Quy trình 2:

Xây dựng bài học trực tuyến trên website

Bước 1: Thiết kế trang web quản lí bài giảng trên

Học trực tuyến

Bước 1: Tự xác định nhiệm vụ học tập Bước 2: Tự kiểm tra kiến thức cũ Bước 3: Tự nghiên cứu tiế nhận bài mới Bước 4: Tự củng cố, hoàn thiện kiến thức Bước 5: Tự kiểm tra, đánh giá kiến thức mới Bước 6: Đưa ra những câu hỏi thắc mắc

vai, phỏng vấn,…)

Bước 4: Kết luận, chính xác hóa kiến thức Bước 5: Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống Bước 6: Hướng dẫn cách học bài sau

Trang 39

29

Như vậy, việc thiết kế bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược luôn phải bám sát 3 giai đoạn (trước, trong và sau lớp) Giáo viên cũng cần tập trung vào việc giao tiếp với học sinh và cung cấp cho các em tài liệu để học tập mang lại hiệu quả trong các lớp học trực tuyến và trực tiếp

1.4 Cơ sở thực tiễn việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược vào dạy học Toán ở các trường phổ thông tại Việt Nam

Ứng dụng của toán học nói riêng và các môn khoa học tự nhiên, xã hội trong thực tiễn là rất to lớn Những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Môn toán ở các trường phổ thông giúp hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực toán học cho HS, phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt, tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn, tạo sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học với thực tiễn, giữa toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác, đặc biệt với các môn khoa học tự nhiên như sinh học, vật lí, tin học, công nghệ, … Các nội dung trong toán thường có thuộc tính logic, trừu tượng và khái quát Vậy nên, để hiểu và học được toán, chương trình toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể, hay nói cách khác là học đi đôi với hành Trong quá trình học và ứng dụng toán học, HS luôn có cơ hội sử dụng các phương tiện ứng dụng CNTT, các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính bảng, laptop và máy tính cầm tay hỗ trợ trong quá trình biểu diễn, tìm tòi, giải quyết vấn đề toán học, khám phá kiến thức

Trong chương trình giáo dục phổ thông, toán học là môn bắt buộc từ lớp 1 bậc Tiểu học đến lớp 12 cấp THPT Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống

kê và Xác suất và có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần)

Trang 40

30

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Toán đã nêu rõ Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học Thống

kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin

được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế

giới hiện đại cho HS Mạch kiến thức về Thống kê và Xác suất ở chương trình

Toán 6 giúp HS tri giác những thông tin về kinh tế, xã hội, qua báo chí, phát thanh và truyền hình để rút ra những điều cần thiết cho bản thân trong cuộc sống, giúp HS bước đầu đưa ra những hiểu biết đáng tin cậy về khả năng xảy ra của một sự kiện/hiện tượng ngẫu nhiên mà chúng ta không thể dự báo được một cách chắc chắn Cụ thể, HS được làm quen (bước đầu) với các bảng, biểu đồ thống kê, với xác suất thực nghiệm của một sự kiện ngẫu nhiên trong một số trò chơi và thí nghiệm đơn giản

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng đến phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân HS; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó các em được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề; hướng dẫn HS đi từ những vấn đề cụ thể đến những cái trừu tượng, từ cái dễ đến cái khó Bên cạnh việc coi trọng tính logic của bộ môn toán học, cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh Trong dạy học,

GV cần linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp, tránh rập khuôn, máy móc Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực

Ngày đăng: 22/03/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w