1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kết quả phẫu thuật điều trị gãy galeazzi tại bệnh viện trung ương thái nguyên

100 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
Tác giả Lê Đức Thọ
Người hướng dẫn TS. Trần Chiến
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Y - Dược Lê Đức Thọ
Chuyên ngành Ngoại khoa
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Y học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 2,38 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Đại cương về gãy Galeazzi (13)
      • 1.1.1. Sơ lược giải phẫu (13)
      • 1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương (18)
      • 1.1.3. Triệu chứng (19)
    • 1.2. Kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi (23)
      • 1.2.1. Các phương pháp điều trị (23)
      • 1.2.2. Kết quả phẫu thuật điều trị (25)
    • 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi (0)
      • 1.3.1. Yếu tố liên quan đến chấn thương (29)
      • 1.3.2. Yếu tố tuổi (30)
      • 1.3.3. Hút thuốc lá (31)
      • 1.3.4. Uống rượu (32)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân (33)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (33)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (0)
      • 2.2.1. Thời gian (0)
      • 2.2.2. Địa điểm (33)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (34)
      • 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu (34)
    • 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu (34)
      • 2.4.1. Biến số nghiên cứu (34)
      • 2.4.2. Chỉ số nghiên cứu (38)
    • 2.5. Quy trình phẫu thuật (39)
      • 2.5.1. Sơ đồ phẫu thuật (40)
      • 2.5.2. Chuẩn bị chung (41)
      • 2.5.3. Chăm sóc sau mổ (44)
      • 2.5.4. Hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng và theo dõi khi ra viện (44)
    • 2.6. Phương pháp thu thập số liệu (45)
    • 2.7. Phương pháp xử lý số liệu (0)
    • 2.8. Phương pháp hạn chế sai số (46)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (47)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ (48)
    • 3.1. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi (48)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (48)
      • 3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (0)
      • 3.1.3. Kế quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi (52)
    • 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật (0)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (61)
    • 4.1. Kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi (61)
      • 4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (61)
      • 4.1.2. Kết quả phẫu thuật điều trị (66)
    • 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi (0)
      • 4.2.1. Tuổi và giới (0)
      • 4.2.2. Yếu tố chấn thương (75)
  • KẾT LUẬN (79)

Nội dung

Tuy nhiên đây lại là thương tổn dễ bỏ sót, theo nghiên cứu tổng quan của Yohe và cộng sự năm 2019 hơn một nửa các trường hợp gãy Galeazzi có trật khớp quay trụ không thể điều chỉnh

TỔNG QUAN

Đại cương về gãy Galeazzi

Xương quay là một xương dài nằm phía ngoài cẳng tay gần như song song với xương trụ khi để ngửa, bắt chéo khi sấp cẳng tay Có hai đầu và một thân Đầu trên xương quay hình ống tròn nhỏ có chỏm quay hình trụ Thân xương quay cong ra ngoài có hình lăng trụ tam giác đầu tròn nhỏ, đầu dưới to có ba mặt ba bờ Lòng tuỷ 1/3 dưới xương quay hẹp ở phía trên và rộng ở phía dưới Đầu dưới to bè sang hai bên [10], [14] Mặt trong lõm hình tam giác có mặt khớp với xương trụ gọi là khuyết trụ của xương quay Mặt ngoài và sau có các mào xương tạo thành rãnh cho các gân duỗi và dạng lướt qua để xuống bàn tay Mặt trước có cơ sấp vuông bám Mặt dưới khớp với các xương cổ tay, có một gờ chia mặt dưới thành hai diện, diện ngoài hình tam giác tiếp xúc với xương thuyền, diện trong hình vuông tiếp xúc với xương bán nguyệt Phía ngoài mặt dưới có mỏm trâm quay [10]

Xương trụ là một xương dài nằm phía trong cẳng tay có hai đầu Thân xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt (trước, trong, sau), ba bờ (trước, sau, gian cốt) Đầu dưới là một chỏm xương trụ, có diện khớp vòng để khớp với khuyết trụ của xương quay Mặt trong của đầu dưới có mấu trâm trụ Ở trên xương trụ cao hơn xương quay, ở dưới lại thấp hơn khoảng 1 cm, ngoài ra chỏm xương trụ với mấu trâm trụ lồi ra nhiều ở phía sau hơn là mỏm trâm quay Nếu thấy hai mỏm ở ngang nhau và cùng ở trên cùng một mặt phẳng có thể nói xương quay đã gãy và bị ngắn lại Thân xương trụ tương đối thẳng thích hợp cho việc đóng đinh nội tủy Bờ sau nằm ngay sát dưới da theo suốt chiều dài xương nên bộc lộ dễ dàng qua vùng này [10], [14]

Hình 1.1 Giai phẫu xương quay và xương trụ [8]

A Tư thê sấp B Tư thế ngửa

Là khớp liên kết đầu dưới của hai xương quay và xương trụ [35]

- Chỏm xương trụ có hai mặt khớp: Mặt ngoài trên chiếm 2/3 ngoài của chỏm tiếp với khuyết trụ của xương quay

- Đầu dưới xương quay: Mặt trong có khuyết trụ

- Đĩa khớp hay dây chằng tam giác: Là một tấm sụn sợi hình tam giác đỉnh bám vào mặt ngoài mấu trâm trụ, nền bám vào bờ dưới khuyết trụ của xương quay Bề dày chỗ giữa 2mm, bề dày ở đỉnh là 6mm vừa có tác dụng như một đĩa khớp đệm giữa xương trụ và xương nguyệt, xương tháp vừa là một dây chằng khỏe, chắc nối đầu dưới hai xương lại với nhau [35]

- Dây chằng quay trụ dưới trước: Là dây chằng cấu tạo mô sợi phía trước khớp quay trụ dưới là phần trải rộng của dây chằng tam giác

- Dây chằng quay trụ dưới sau: Là dây chằng cấu tạo mô sợi phía sau khớp quay trụ sau, là phần trải rộng của dây chằng tam giác

- Phức hợp sụn sợi tam giác gồm 3 thành phần: Dây chằng sụn sợi tam giác, dây chằng quay trụ dưới trước, dây chằng quay trụ dưới sau góp phần vững chắc của khớp quay trụ dưới [44]

- Bao khớp: Bám vào bờ trước và bờ sau của dây chằng tam giác Động tác chính của khớp quay trụ dưới là sấp ngửa bàn tay Động tác này không thực hiện riêng rẽ mà phải phối hợp với khớp quay trụ trên Đầu trên xương quay xoay quanh chỏm con xương cánh tay thì đầu dưới xương quay lăn quanh chỏm xương trụ [10]

Hình 1.2 Giải phẫu khớp quay trụ dưới

A Nhìn ngang B Nhìn trước sau

Khớp quay trụ trên và vùng tiếp xúc đầu trên xương quay và đầu trên xương trụ, được giữ bởi hai dây chằng Dây chằng vòng quay bao quanh chỏm xương quay với hai đầu bám vào bờ trước và bờ sau của khuyết quay xương trụ, giữ cho chỏm xương quay áp vào khuyết quay xương trụ Dây chằng vuông xuất phát từ cổ xương quay tới phần dưới khuyết quay xương trụ Màng gian cốt cẳng tay và thừng chéo là những cấu trúc có vai trò giữ khớp quay trụ gần [10]

Là một màng xơ sợi bám giữa hai xương quay - trụ, phía trên đi từ 2cm dưới lồi củ nhị đầu, phía dưới kết thúc cách trên khớp quay cổ tay 4cm

Là một màng mỏng ở dưới bền chắc, ở trên nhờ các thớ sợi để trợ lực Phía trong màng bám vào bờ ngoài xương trụ, phía ngoài bám vào bờ trong xương quay Màng này có xu hướng kéo hai xương lại gần nhau trong gãy xương cẳng tay [10]

1.1.1.6 Khớp cổ tay Đầu dưới xương quay tiếp khớp với xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và được làm thành một lồi cầu Đĩa khớp là dây chằng tam giác đóng vai trò như một sụn xơ bổ sung cho xương trụ để tới được diện của khớp quay cổ tay đệm giữa đầu dưới xương trụ và xương tháp

Bao khớp: Dày ở trước, mỏng ở sau và rất chắc ở 2 bên

Dây chằng gồm: Dây chằng bên cổ tay quay, bên cổ tay trụ, quay cổ tay gan tay, quay cổ tay mu tay Động tác chính là gấp, duỗi ngoài ra khép dạng và một phần nhỏ sấp ngửa [10]

1.1.1.7 Sự bao phủ phần mềm

Cẳng tay là khu vực có 20 cơ vân bao bọc quanh xương quay và xương trụ [7]:

- Cơ sấp tròn: Là cơ nằm ngoài cùng nhất của lớp nông nó có hai nguyên uỷ bám vào mỏm trên lồi cầu trong và mỏm vẹt xương trụ, bám tận vào giữa mặt ngoài xương quay, thần kinh giữa thường đi giữa của hai đầu của cơ này Cơ này có tác dụng sấp cẳng bàn tay

- Cơ cánh tay quay: Là cơ nông nhất của nhóm ngoài lớp nông, nguyên uỷ bám mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay, bám tận vào bờ ngoài mỏm trâm quay Cơ có tác dụng gấp cẳng tay ngoài ra còn có tác dụng ngửa cẳng tay khi cẳng tay đang sấp Cơ này che phủ phần trên động mạch quay và nhánh nông thần kinh quay

- Cơ sấp vuông: Thuộc nhóm cơ sâu của cẳng tay nguyên uỷ từ phần trước xương trụ bám tận bờ dưới trước ngoài xương quay Hoạt động sấp cẳng tay và bàn tay Thần kinh chi phối là thần kinh gian cốt trước

- Cơ gấp dài ngón cái: Nguyên uỷ bám vào mặt trước xương quay và màng gian cốt và bám tận vào nền đốt xa ngón cái Cơ này có tác dụng gấp ngón cái và thần kinh giữa chi phối

- Cơ gấp cổ tay quay: Nguyên ủy bám vào mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay và bám tận vào nền xương đốt bàn thứ 2 Cơ có tác dụng gấp cổ tay và khuỷu, dạng bàn tay Cơ được vận động bởi thần kinh giữa

Kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

1.2.1 Các phương pháp điều trị

Gãy Galeazzi với di lệch ổ gãy nhỏ hơn 5mm có thể nắn, bó bột cánh cẳng bàn tay với tư thế ngửa cẳng tay Nếu Xquang kiểm tra sau nắn bó bột cho thấy sự nắn chỉnh tốt hoàn toàn của cả xương quay và khớp quay trụ dưới thì có thể giữ bột và theo dõi bệnh nhân, chụp Xquang kiểm tra mỗi tuần

Khi ổ gãy xương quay di lệch lớn hơn 5mm là có tổn thương màng gian cốt, lớn hơn sẽ có thêm tổn thương của dây chằng tam giác Những trường hợp này không thể điều trị bảo tồn mà cần phải phẫu thuật

Phương pháp bảo tồn đã được báo cáo đã lâu, nhưng kết quả phục hồi về giải phẫu và chức năng cẳng tay thường không đạt yêu cầu Hiện nay, bảo tồn chỉ được chỉ định ở trẻ em, gãy Galeazzi ở người trưởng thành được chỉ định phẫu thuật ở tất cả các trường hợp [13] Tuy nhiên, kết quả phẫu thuật điều trị ở trẻ em cũng như vị thành niên cũng mang lại kết quả khả quan [28]

1.2.1.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Hầu hết các bệnh nhân gãy Galeazzi đều có thể được điều trị phẫu thuật, hoặc khi bệnh nhân đang được bó bột mà có di lệch thứ phát Đường mổ vào ổ gãy xương quay được sử dụng là đường Henry ở mặt trước Đôi khi đường Thompson được sử dụng vào ổ gãy từ mặt sau [46] Ổ gãy được bộc lộ, nắn chỉnh xương quay về giải phẫu và kết hợp xương bằng nẹp vít [55]

Sau khi nắn hoàn chỉnh giải phẫu và cố định vững chắc ổ gãy xương quay, phải tiến hành kiểm tra khớp quay trụ dưới [34]:

- Khớp đã được nắn tốt, vững, sấp ngửa cẳng tay hoàn toàn, đặt nẹp bột cánh bàn tay tư thế ngửa cẳng tay, giữ nẹp trong 4 tuần, sau đó tập vật lý trị liệu phục hồi sấp ngửa cẳng tay, giữ nẹp ngửa cẳng tay khi ngủ trong 3 tháng

- Khớp nắn được nhưng không vững, cố định tạm bằng xuyên 1 kim Kirschner 2 mm để giữ khớp ở tư thế nắn tốt Chú ý xuyên kim ở phía trên của khớp quay trụ dưới để tránh tổn thương khớp Sau 3 tuần rút kim, đặt nẹp cánh cẳng bàn tay và bắt đầu tập vật lý trị liệu phục hồi sấp ngửa

Khớp quay trụ dưới không nắn được: Trong trường hợp không nắn được khớp quay trụ dưới, có thể khớp bị chèn mô mềm hoặc gân cơ [61] Nên mổ mở đường mổ phía sau vào khớp quay trụ dưới tìm gỡ chèn mô mềm hoặc lấy ra Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân thường là gân cơ duỗi cổ tay trụ và gân cơ duỗi ngón 5 Gân này có thể chèn vào giữa xương quay và xương trụ hoặc giữa đầu dưới xương trụ và mấu trâm trụ Nếu thấy tổn thương dây chằng tam giác thì cố gắng khâu lại Xuyên đinh Kirschner giữ khớp trong 3 – 4 tuần, sau đó tiếp tục giữ nẹp và tập vật lý trị liệu

- Trong trường hợp có kèm theo gãy mấu trâm trụ nên mổ nắn và cố định mấu trâm trụ bằng đinh Kirschner hoặc vít nhỏ Sau đó, cố định cẳng tay tư thế ngửa trong nẹp bột cánh cẳng bàn tay từ 4-6 tuần để đủ thời gian lành mô mềm

- Nếu không có gãy mấu trâm trụ có thể cố định đầu dưới xương trụ vào xương quay bằng đinh Kirschner 1,2mm tư thế cẳng tay ngửa trong 4 tuần và nẹp bột cẳng bàn tay

Năm 2016 Compagnone mô tả một trường hợp gãy Galeazzi được kết hợp xương bằng đinh Kirschner nhưng kết quả không nắn được khớp quay trụ dưới [22] Do đó, phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi bằng kết hợp xương nẹp vít là chỉ định tuyệt đối [12]

1.2.2 Kết quả phẫu thuật điều trị

1.2.2.1 Kết quả một số nghiên cứu trên thế giới

Kết quả nghiên cứu của Naga và cộng sự năm 2017 được thực hiện trên

25 bệnh nhân (23 người lớn và 02 trẻ em) tại Ấn Độ, 23 bệnh nhân được điều trị bằng nẹp vít lớn tạo sức ép đầu gãy (Dynamic compression Plate) ở người lớn và điều trị bảo tồn bằng nắn chỉnh ở trẻ em (n=2) Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn bệnh nhân ở độ tuổi 20-30 với tuổi trung bình là 26,32 và phần lớn là nam giới với tỷ lệ 4:1 Kết quả đánh giá chức năng khi theo dõi theo tiêu chí của Mikic và được đánh giá ở mức xuất sắc, trung bình và kém Trong nghiên cứu này, tất cả bệnh nhân trẻ em (n =2) đều đạt được kết quả xuất sắc Trong số n# bệnh nhân người lớn, 21/23 có kết quả xuất sắc, 1/23 có kết quả khá và 1/23 bệnh nhân có kết quả kém Nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân gãy xương Galeazzi được điều trị bằng nẹp vít lớn tạo sức ép đầu gãy và đinh nội tủy ở người lớn có kết quả chức năng ở mức độ rất tốt [47]

Một nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả gần trong phẫu thuật điều trị gãy Gallezi bằng nẹp khóa cho thấy 86,66% bệnh nhân phục hồi gập mu cổ tay về mức 70-80 độ và gập mu bàn tay 60-70 độ Ngoài ra, 86,66% lấy lại được chuyển động xoay cẳng tay trong khoảng 60-80 độ và chỉ 13,33% có chuyển động xoay trong khoảng 40-60 độ So sánh với bên bình thường của từng bệnh nhân, trên thang điểm 4, có 86,66% lấy lại sức nắm ở mức 4/4 và chỉ 13,33% sức nắm ở mức 3/4 Sử dụng hệ thống tính điểm Anderson & Sisk 86,66% bệnh nhân (13) đạt mức xuất sắc, có 6,66% bệnh nhân (1) ở mức đạt và 6,66% bệnh nhân (1) không đạt [37]

Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện tại Ấn Độ của Dipendra và cộng sự nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật gãy Galeazzi bằng nẹp khóa và dây Kirschner Trong nghiên cứu này gồm 35 bệnh nhân, 24 (68,57%) nam và 11 (31,43%) là nữ với độ tuổi từ 19 đến 49, tuổi trung bình là 35 ±1,5, phần lớn các trường hợp gãy xương xảy ra ở độ tuổi từ 31 đến 40, thời gian trung bình từ khi bị thương đến khi phẫu thuật là 5 ngày Khoảng thời gian trung bình liền xương là khoảng 16 tuần Biến chứng thường gặp nhất trong nghiên cứu này là cứng cổ tay (11,42%) Về kết quả điều trị, 24 bệnh nhân (68,57%) có kết quả tốt, 10 bệnh nhân (28,57%) có kết quả khá và 1 bệnh nhân (2,86%) có kết quả DASH kém ở lần theo dõi cuối cùng Kết quả này cho thấy rằng mổ mở cố định bên trong nẹp khóa và cố định khớp quay trụ dưới bằng dây Kirschner mang lại kết quả từ khả quan [25] Cùng quan điểm với kết quả nghiên cứu của Dipendra và cộng sự, kết quả nghiên cứu của tác giả Pillai và Kumar năm 2021 nhằm đánh giá kết quả phục hồi về mặt chức năng của bệnh nhân gãy Galeazzi được điều trị bằng mổ mở và cố định bên trong Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cố định bên trong bằng phương pháp mổ mở trong vòng 48 giờ sau chấn thương trong 96% trường hợp và 92% xuất viện trong vòng 10 ngày Có 8% bệnh nhân bị nhiễm trùng trong giai đoạn đầu hậu phẫu và 12% bệnh nhân phát triển tình trạng mất ổn định khớp quay trụ dưới trong thời gian theo dõi trung bình là 6 tháng Về kết quả chung 80% có kết quả phục hồi về mặt chức năng ở mức tốt, 16% có kết quả phục hồi về mặt chức năng ở mức trung bình và 1% có kết quả phục hồi về mặt chức năng ở mức kém [48] Việc điều trị phẫu thuật cho bệnh nhân gãy Galeazzi bằng đinh Kirschner cũng được một số tác giả báo cáo cho kết quả phục hồi về mặt chức năng ở mức tốt [41], [40], [51],

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả xa về x-quang và phục hồi về mặt chức năng của khớp quay trụ dưới ở bệnh nhân gãy Galeazzi, trong nghiên cứu này ở lần đánh giá cuối cùng, khớp quay trụ dưới được đánh giá khách quan và chủ quan về phạm vi chuyển động (RoM), độ bám, kiểm tra sự mất vững của cổ tay, mức độ đau, mức độ chức năng trên thang đo VAS và điểm DASH, chụp X-quang và chụp CT được thực hiện để sàng lọc sự mất ổn định của khớp quay trụ dưới và/hoặc viêm xương khớp Sáu trong số các bệnh nhân đã có kết quả dương tính với sự mất vững của cổ tay, nhưng không có bệnh nhân nào báo cáo bị đau trong quá trình thực hiện Không có sự khác biệt đáng kể về phạm vi chuyển động được tìm thấy giữa cổ tay bên gãy và bên lành Lực nắm trung bình ở cổ tay bên gãy là 77% giá trị đối bên Mức độ đau trung bình trên VAS là 0,6, điểm chức năng trung bình trên VAS là 9, điểm DASH trung bình là 3 Kết quả CT cho thấy không có tình trạng bán trật khớp rõ ràng ở bất kỳ bệnh nhân nào và không có bệnh nhân nào cho thấy những thay đổi khớp nghiêm trọng [26]

1.2.2.2 Kết quả một số nghiên cứu tại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh châu năm 2014 chỉ ra rằng kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galleazi ở mức tốt chiếm 80,3%, khá 11,8%, đạt là 7,9%, xấu là 0% Kết quả phục hồi chức năng: Phục hồi chức năng tại viện 11,8%, tại nhà 86,8% Đối với đau sau mổ 26,3% bệnh nhân bị đau khớp ở mức độ nhẹ và trung bình Kết quả sấp ngửa cẳng bàn tay: Tốt là 76,3%, còn hạn chế là 2,6% Kết quả xa cho thấy có 78,9% bệnh nhân trở lại công việc bình thường Không có trường hợp nào bị nhiễm trùng, khớp giả, có 2 trường hợp gãy xương sau tháo nẹp vít [2]

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

ở mức độ chấp nhận được Kết quả nắn chỉnh khớp quay trụ dưới: 30 BN chiếm 83,3% khớp quay trụ dưới trở về vị trí giải phẫu và 5 BN chiếm 16,7% khớp quay trụ dưới còn bán trật di lệch ít Về kết quả liền xuong, có 30 BN liền xương, 1 BN khớp giả kèm theo gãy nẹp sau phẫu thuật tỷ lệ 3,2% 5/31

BN đầu dưới xương trụ nhô ra sau Không có BN viêm xương Đánh giá kết quả chung cho thấy 22/31 BN kết quả tốt tỷ lệ 71,0%, khá 8/31 tỷ lệ là 25,8%, đạt 1/31 tỷ lệ là 3,2% [4]

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi còn hạn chế, tuy nhiên tổng quan tài liệu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy xương quay nói chung và gãy Galeazzi nói riêng cụ thể được trình bày dưới đây

1.3.1 Yếu tố liên quan đến chấn thương

Mức độ chấn thương được tác giả Jiravichitchai và cộng sự xác nhận là yếu tố có liên quan đến kết quả phục hồi chức năng ở bệnh nhân gãy xưỡng quay Cụ thể, trong nghiên cứu này tác giả thực hiện trên 30 bệnh nhân gãy xương quay, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong nhóm bệnh nhân gãy mức độ nặng có 93,8% kết quả phục hồi chức năng ở mức kém, tỷ lệ này ở nhóm gãy mức độ nhẹ chiếm 9,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [38] Kết quả tương tự cũng được tác giả Chao và cộng sự báo cáo, kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ ra rằng bệnh nhân gãy xương quay type A có kết quả phục hồi về mặt chức năng tốt hơn, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p = 0,007 [18]

Tác giả Schmidt báo cáo một số yếu tố cận lâm sàng có liên quan đến điểm QuickDASH (đánh gía tình trạng khuyết tật) ở bệnh nhân gãy xương quay Kết quả nghiên cứu này cho thấy Điểm QuickDASH tăng lên (cho thấy nhận thức về tình trạng khuyết tật cao hơn) khi độ góc nghiêng lưng tăng Hơn nữa, trong kết quả nghiên cứu này cũng tìm thấy mối liên quan đáng kể giữa điểm QuickDASH và góc nghiêng trụ [52] Ngoài ra góc nghiêng trụ còn được xác định là yếu tố dự đoán sự không ổn định của khớp quay trụ dưới ở bệnh nhân gãy Galeazzi Kết quả nghiên cứu của tác giả Takemoto và cộng sự cho thấy góc nghiên trụ trung binh là 5,5 ± 3,2 mm (2-12mm) ở những bệnh nhân có khớp quay trụ dưới sau điều trị không ổn định và 3,8 ± 3,5mm (0- 11mm) ở những bệnh nhân có khớp quay trụ dưới ổn định sau điều trị Ngoài ra, chỉ 4/20 bệnh nhân (20%) bệnh nhân ở nhóm mất ổn định khớp quay trụ dưới có góc nghiêng trụ (-2 đến ± 2 mm) trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm có khớp quay trụ dưới ổn định sau điều trị là 15/30 (50%) bệnh nhân có (p 0,041) Kết quả này cho thấy góc nghiêng trụ lớn hơn hoặc nhỏ hơn 2 mm có liên quan đến khả năng xảy mất ổn định khớp quay trụ dưới sau điều trị [56]

Tuổi tác có ảnh hưởng lớn đến khả năng lành vết thương của cơ thể Trẻ em có màng xương dày và môi trường tạo xương dành riêng cho sự phát triển của xương Điều này dẫn đến khối máu tụ lớn và hình thành mô sẹo nhanh chóng sau khi chấn thương ở trẻ em Yếu tố tuổi có liên quan đến liền xương đã được quan sát thấy ở một số nghiên cứu [42], [33]

Theo tác giả Cowie và cộng sự, tuổi là yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê với việc phục hồi về mặt chức năng sau một năm điều trị với bệnh nhân gãy xương quay với p < 0,01 [24] Kết quả tương tự cũng được tác giả Chao và cộng sự báo cáo trong nghiên cứu được thực hiện trên 168 bệnh nhân, kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa tuổi của bệnh nhân và kết quả hồi phục về mặt chức năng đối với bệnh nhân gãy xương quay (r=0,407, p < 0,001) [18]

Một số cơ chế đã được đề xuất để giải thích nguyên nhân hút thuốc làm giảm quá trình liền xương cùng với những thay đổi ở cấp độ mạch máu, tế bào và nội bào Hút thuốc lá gây co mạch và thiếu oxy cục bộ có thể có liên quan đến không liền xương [62] Ngoài ra, Nicotine trong thuốc lá ngăn cản sự tăng sinh tế bào, làm thay đổi sự trưởng thành của đại thực bào, nguyên bào sợi và gây độc trực tiếp cho các nguyên bào xương tăng sinh [30] Nicotine hơn nữa ức chế biểu hiện TNF-α, cần thiết để chữa lành gãy xương, thông qua việc kích hoạt con đường kháng viêm cholinergic [19] Ở cấp độ nội bào, hút thuốc ức chế sản xuất phosphatase kiềm và collagen

Một số nghiên cứu đã cho thấy hút thuốc có ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật gãy xương khu vực chi trên nói chung và xương quay nói riêng Nghiên cứu của Cho và cộng sự nhằm đánh giá tác động của việc hút thuốc lá với kết quả phẫu thuật xương bàn tay cho thấy những bệnh nhân hút thuốc có tỷ lệ mắc một số biến chứng cao hơn so với những người không hút thuốc, bệnh nhân hút thuốc có tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ cao hơn 1,3 lần so với bệnh nhân không hút thuốc (OR = 1,30; 95% CI: 1,06 - 1,60; P < 0,05) và chậm lành vết thương cao hơn 1,41 lần so với bệnh nhân không hút thuốc (OR 1,41; 95% CI: 1,16 - 1,72; P < 0,05) [20]

Kết quả nghiên cứu của Hess và cộng sự cho thấy tỷ lệ biến chứng chung ở người hút thuốc là 9,8% cao hơn so với người không hút thuốc (5,6%) Về tỷ lệ xuất hiện các biến chứng sau phẫu thuật, nhóm bệnh nhân hút thuốc có tỷ lệ không liền xương cao hơn đáng kể (3,8% so với 0,5%; P < 0,05), cứng cổ tay (48,5% so với 37,8%; P < 0,05) và mức độ đau ở xương quay (28,5% so với 13,5%; P < 0,05) so với nhóm không hút thuốc [36]

Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tác động của việc hút thuốc là với kết quả phẫu thuật gãy xương chi trên nói chung và gãy xương quay nói riêng, tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế

Sử dụng rượu kéo dài dẫn đến chứng loãng xương, tăng nguy cơ gãy xương do ngã và chậm liền xương [17] Những vấn đề này được cho là do thiếu hụt dinh dưỡng và rối loạn các yếu tố sinh hóa thường thấy ở người sử dụng rượu kéo dài

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc sử dụng rượu quá mức có thể có tác động trực tiếp đến quá trình liền xương Tổng quan tài liệu cho thấy rằng sử dụng quá nhiều rượu trong thời gian đầu chữa bệnh sẽ ức chế sự hình thành xương mới và xương mới hình thành thiếu khoáng chất, gây giảm tính ổn định và dẫn đến tăng tỷ lệ chậm liền xương [15], [30], [23]

Nghiên cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân nhằm so sánh thời gian liền xương giữa bệnh nhân uống rượu và bệnh nhân không uống rượu, kết quả cho thấy rằng thời gian liền xương dài hơn đối với người uống rượu (thời gian chênh lệch giữa nhóm uống rượu và không uống rượu là 12,8 tuần; 95% CI: 1,23 – 24,47; p = 0,03) [60]

Tổng quan tài liệu cho thấy rằng, trên thế giới các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi đã được nhiều tác giả báo cáo, tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực này còn hạn chế Điều này cho thấy rằng các nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi là cần thiết.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

44 bệnh nhân được chẩn đoán là gãy Galeazzi và được phẫu thuật điều trị tại Bệnh viện TW Thái Nguyên từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2023

Từ 15 tuổi trở lên không phân biệt giới tính

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp xquang xương cẳng tay tư thế thẳng nghiêng và chẩn đoán gãy Galeazzi

- Trẻ em điều trị bảo tồn thất bại chuyển phẫu thuật

- Bệnh nhân được giải thích và đồng ý tham gia nghiên cứu

- Có hồ sơ bệnh án rõ ràng, đầy đủ thông tin theo chỉ tiêu nghiên cứu

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu

- Bệnh lý hoặc di chứng về khớp khuỷu, khớp cổ tay cùng bên

- Bỏng hoặc nhiều sẹo co kéo cùng bên

- Bệnh nhân có giới hạn chức năng khớp cổ tay trước đó do: liệt, thoái hoá khớp cổ tay, viêm dính bao khớp cổ tay

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Khoa Chấn thương chỉnh hình- Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

- Phương pháp nghiên cứu: mô tả

- Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu

Chọn toàn bộ 44 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu

2.4 Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.4.1 Biến số nghiên cứu Đặc điểm chung

- Tuổi: được xác định dựa vào hồ sơ bệnh án, chúng tôi phân thành 3 nhóm tuổi: ≤ 40, 41 – 60 và lớn hơn 60 tuổi

- Nguyên nhân tai nạn, phân thành 4 nhóm: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao

- Cơ chế chấn thương: trực tiếp, gián tiếp

- Phương pháp điều trị trước khi vào viện: kéo nắn bó bột, bó thuốc nam, không can thiệp gì Đặc điểm lâm sàng và Xquang

- Thời gian từ lúc chấn thương tới thời điểm phẫu thuật, phân thành 2 nhóm: ≤ 7 ngày, > 7 ngày

- Bên gãy: bên phải hoặc bên trái

- Xương quay: Sưng đau 1/3 dưới cẳng tay, mất chức năng, biến dạng cẳng tay, tiếng lạo xạo xương gãy, cử động bất thường

- Khớp quay trụ dưới: Sưng, đau ở cổ tay, biến dạng vùng cổ tay, mất sấp ngửa cổ tay, dáng vẻ trật khớp, dấu hiệu phím đàn

- Sưng, biến dạng cẳng tay 1/3 dưới

- Nhô đầu dưới xương trụ ra sau

- Khám động mạch, tĩnh mạch quay trụ, khám cảm giác và vận động đánh giá tổn thương mạch máu thần kinh

Dựa vào XQ quy ước cho phép chẩn đoán và phát hiện của tổn thương khớp quay trụ dưới như sau:

- Ngắn xương quay > 5mm tính tương đối theo chiều cao xương quay hoặc bên đối diện

- Giãn khớp quay trụ dưới > 2mm trên phim thẳng

- Tất cả các dấu hiệu trên

2.4.1.3 Đánh giá trong phẫu thuật

- Thời gian phẫu thuật: tính từ lúc bắt đầu rạch da cho đến lúc khâu xong vết mổ (phút), phân thành 3 nhóm: 45 đến < 60 phút, 60 đến 90 phút, > 90 phút

- Thời gian hậu phẫu: tính từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật cho đến lúc ra viện (ngày), phân thành 2 nhóm: < 7 ngày, ≥ 10 ngày

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kết quả gần sau phẫu thuật là kết quả trong thời gian bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Chúng tôi ghi nhận các thông tin có được theo hồ sơ bệnh án, bao gồm các chỉ số nghiên cứu sau:

- Kết quả liền vết mổ:

+ Không nhiễm trùng vết mổ

+ Nhiễm trùng nông: vết mổ nề đỏ, chỉ dùng kháng sinh mà không can thiệp gì lên vết mổ

+ Nhiễm trùng sâu: vết mổ nung mủ, rỉ dịch Điều trị bằng kháng sinh, kết hợp điều trị các phương pháp khác như cắt chỉ, mở rộng vết mổ

- Đánh giá kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo Brunelli:

Khá Ngắn 2mm hoặc gập góc 30 0

Trung bình Ngắn 4mm hoặc gập góc 60 0

Xấu Xương quay ngắn 6mm hoặc gập góc 90 0

- Biến chứng sau phẫu thuật: chảy máu sau phẫu thuật, trât KQTD, bán trật KQTD

Tất cả các bệnh nhân được đánh giá ở thời điểm sau phẫu thuật tối thiểu

6 tháng Đánh giá kết quả xa dựa vào khám lâm sàng, kết quả chụp Xquang KQTD khi bệnh nhân khám lại, theo các chỉ số sau:

- Đánh giá liền xương: Theo tiêu chuẩn đánh giá liền xương của JL Haas và JY De la Caffinière

Kết quả Kết quả liền xương

Rất tốt Liền xương thẳng trục, đúng thời hạn

- Trục xương mở góc vào trong dưới 5º; mở góc ra ngoài, ra sau, ra trước dươi 10º

- Xương liền đúng thời hạn

- Trục xương mở góc vào trong trên 5º; mở góc ra ngoài, ra sau, ra trước trên 10º

- Trục xương mở góc vào trong trên 5º; mở góc ra ngoài, ra sau, ra trước trên 10º

- Ngắn chi trên 10mm và di chuyển xoay trên 10º

- Đánh giá kết quả dựa vào phim X quang KQTD ở các lần khám lại bao gồm: không trật, bán trật, trật hoàn toàn

- Đánh giá kết quả chung điều trị Dựa theo các tác giả Harkess (1966) Đặc tính Trước mổ Sau mổ Đau ổ gãy 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Chức năng cổ bàn tay 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Vững chắc xương, khớp 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Biên độ sấp ngửa cổ tay 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Phục hồi giải phẫu học 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm

Cụ thể từng câu hỏi được tính như sau:

Không đau 20 điểm Đau nhẹ, thỉnh thoảng: 15 điểm Đau trung bình, chịu được: 10 điểm Đau nhiều, chịu được: 5 điểm Đau nhiều, không chịu được: 0 điểm

- Chức năng cổ bàn tay:

Trở về công việc hàng ngày: 20 điểm

Hạn chế làm việc: 15 điểm

Làm được nhưng thất nghiệp:10 điểm

Không làm được phải thất nhiệp: 5 điểm

- Vững chắc xương, khoẻ cơ, khớp

Rất xấu: 0 điểm Ở đây phải tính bệnh nhân lao động nặng được, nếu là vận động viên thì phải thi đấu trở lại tốt, khéo léo hoặc trở về nghề cũ

- Biên độ cử động cẳng tay, cổ tay (sấp ngửa)

- Phục hồi giải phẫu xương, khớp (xương quay và khớp quay trụ dưới) Xương quay thẳng (không ngắn): 20 điểm

Xương quay gập góc:3 0 , ngắn 2mm: 15 điểm

Xương quay gập góc:6 0 , ngắn 4mm: 10 điểm

Xương quay gập góc:9 0 , ngắn 6mm: 5 điểm

Xương quay gập góc:>10 0 , ngắn 10mm: 0 điểm Điểm được cộng tổng tất cả các câu hỏi và được phân loại:

2.4.2.1 Đánh giá kết quả điều trị

- Phân bố giới tính của bệnh nhân theo nhóm tuổi

- Tỷ lệ nguyên nhân và tổn thương phối hợp

- Tỷ lệ cơ chế chấn thương và sơ cứu trước nhập viện

- Tỷ lệ bên tổn thương và thời gian chấn thương đến khi phẫu thuật

- Tỷ lệ phân bố của các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng

- Tỷ lệ phân bố hình thái đường gãy xương quay và phân độ gãy theo

AO và BADO cải tiến

- Tỷ lệ phân loại mô tả phẫu thuật về thời gian, phương tiện, khớp quay trụ dưới và cố định tăng cường

- Tỷ lệ phân loại kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo Brunelli

- Tỷ lệ phân loại biến chứng sau phẫu thuật

- Tỷ lệ phân loại thời gian nằm viện và kết quả sau phẫu thuật

- Tỷ lệ phân loại đánh giá kết quả chung điều trị Dựa theo các tác giả

2.4.2.2 Một số yếu tố liên quan

- Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa giới tính của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa tình trạng sơ cứu trước điều trị của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa thời gian từ khi chấn thương đến phẫu thuật tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa cơ chế chấn thương của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa hình thái gãy xương của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa phân loại gãy xương theo AO tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

Khi chẩn đoán gãy Galeazzi, chúng tôi tiến hành phẫu thuật trong chỉ định với sơ đồ gãy Galeazzi của Browner 1992 [16]

Mổ kết hợp xương, cố định ổ gãy xương quay

Nắn khớp quay trụ dưới

Nắn khớp tốt, vững Nắn khớp tốt, không vững Kẹt khớp

Nẹp bột bảo vệ, tập

Gãy mấu trâm trụ lớn

Không gãy mấu trâm trụ

Kết hợp trâm trụ, nẹp bột ngửa cổ tay 4 - 6 tuần

Găm kim trụ quay, nẹp bột ngửa cổ tay 4 - 6 tuần

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phẫu thuật

Trước mổ: Làm đầy đủ các xét nghiệm như công thức máu, máu đông, máu chảy, sinh hoá máu, sinh hoá nước tiểu, HIV, HbSAg, HCV, điện tâm đồ, XQ tim phổi Bệnh nhân được đánh rửa vùng mổ, băng kín vùng mổ, nhịn ăn trước 6 giờ và được giải thích về tình trạng bệnh trước, trong và sau mổ

Bệnh nhân được vô cảm bằng gây mê toàn thân hay gây tê đám rối thần kinh cánh tay

Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay được để trên bàn nhỏ

2.5.2.3 Garo hơi: Với lực ép 250mmHg

Rạch da theo đường dọc trước ngoài cẳng tay của Henry (1926) Đường rạch da thường dài hơn nẹp 2cm theo bờ trong cơ cánh tay quay Với tư thế cẳng tay ngửa, rạch một đường dọc cẳng tay giữa 2 cơ cánh tay quay và cơ gấp cổ tay quay (hình A-C); khoảng này như Kocher đã xác định: “nằm trên đường bên giới giữa các cấu trúc được chi phối bới các thần kinh khác nhau”

Xác định và bảo vệ nhánh cảm giác thần kinh quay, nhánh này nằm dưới cơ cánh tay quay Cẩn thận làm di động và kéo vào trong gân cơ gấp cổ tay quay và bó mạch quay Cơ gấp chung nông các ngón, cơ gấp dài ngón cái, và cơ sấp vuông bây giờ đã được bộc lộ

Bắt đầu từ bờ trước ngoài của xương quay, nâng dưới màng xương cơ gấp dài ngón cái và cơ sấp vuông (hình D- F), và kéo chúng vào trong (về phía xương trụ)

Hình 1.6 Đường mổ Henry vào phía trước xương quay ơ

2.5.2.5 Dụng cụ kết hợp xương

Sử dụng dụng cụ theo hội AO với nẹp vít nén ép và không nén ép

2.5.2.6 Kết hợp ổ gãy xương quay

Theo đúng nguyên tắc của AO:

- Kết hợp xương vững chắc

- Bảo tồn mạch máu nuôi

- Vận động chủ động sớm Đường rạch ĐM quay Cơ cánh tay quay

Cơ gấp dài ngón cái

Cơ gấp nông các ngón tay ĐM quay

Cơ gấp cổ tay quay

Cơ cánh tay quay Đường rạch màng xương ĐM quay

Cơ gấp dài ngón cái Cơ gấp nông các ngón

Cơ gấp nông các ngón

Cơ gấp dài ngón cái Xương quay

Cơ gấp cổ tay quay

Gân duỗi cổ tay quay

2.5.2.7 Nắn trật khớp quay trụ dưới

Sau khi kết hợp xương quay càng đúng theo giải phẫu học càng tốt thì nắn trật khớp quay trụ dưới sẽ dễ dàng Nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế ngửa cẳng tay, cổ tay

Nếu khớp quay trụ dưới dễ bị trật lại thì xuyên đinh ngang từ xương trụ qua xương quay từ 1 - 2 đinh, cần tránh xuyên qua mặt khớp

2.5.2.8 Kết hợp xương mấu trâm trụ

Khi gãy mấu trâm trụ lớn thì kết hợp bằng hai đinh hoặc vít xốp nhỏ

2.5.2.9 Giải phóng khớp quay trụ dưới Đường mổ vào khớp quay trụ dưới là phía sau Hai gân duỗi quan trọng là gân duỗi ngón út và gân duỗi cổ tay trụ Bộc lộ dây chằng quay trụ sau và dây chằng sụn sợi tam giác Đường mổ vào khớp quay trụ dưới chú ý đến các nhánh thần kinh cảm giác của thần kinh trụ Cắt ngang dải gồm gân duỗi vào đến khớp quay trụ dưới Phức hợp sụn sợi tam giác nằm trong một khe hẹp Đối với những trường hợp mổ gãy trật Galeazzi đến muộn, đầu tiên phải kiểm tra khớp quay trụ dưới, nếu còn lỏng lẻo nắn dễ dàng thì không mổ ở khớp Nếu khớp quay trụ dưới cứng di lệch xa không nắn lại được thì phải mở ổ khớp giải phóng khớp đầy đủ trước khi mổ kết hợp xương quay

Phẫu thuật theo đường mổ Henry hoặc Thompson, kết hợp xương bằng nẹp vít AO

Sau khi kết hợp xương quay đúng theo nguyên tắc AO thì nắn trật khớp quay trụ dưới sẽ dễ dàng Nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế ngửa cẳng tay, cổ tay

Cố định lại diện khớp quay trụ dưới ở tư thế giải phẫu và chức năng bằng đinh Kirschner từ xương trụ qua xương quay 1-2 đinh hoặc minivit, cần tránh xuyên qua mặt khớp

Khi gãy mấu trâm trụ lớn thì kết hợp bằng hai đinh hoặc vít xốp nhỏ Đối với những trường hợp mổ gãy trật Galeazzi đến muộn, đầu tiên phải kiểm tra khớp quay trụ dưới, nếu còn lỏng lẻo nắn dễ dàng thì không mổ ở khớp Nếu khớp quay trụ dưới cứng di lệch xa không nắn lại được thì phải mở ổ khớp giải phóng khớp đầy đủ trước khi mổ kết hợp xương quay

2.5.2.10 Găm đinh Kirschner khớp quay trụ dưới

Găm đinh Kirschner khớp quay trụ dưới sau khi kết hợp xương quay kiểm tra khớp quay trụ dưới không có gãy mấu trâm trụ mà khớp quay trụ còn lỏng lẻo không vững thì có thể găm đinh khớp quay trụ

- Có thể chườm đá sau mổ

- Kiểm tra thần kinh và tình trạng mạch máu

- Đánh giá chức năng và hội chứng khoang

2.5.4 Hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng và theo dõi khi ra viện

Bệnh nhân có thể luyện tập tại khoa phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn về nhà tập theo hướng dẫn Hẹn khám lại định kỳ

Sau mổ nẹp bột cánh cẳng bàn tay để ngửa tối đa và khuỷu gấp 90 0

Duy trì trong 2 - 3 tuần sau đó chụp XQ kiểm tra lại

Sau cắt chỉ có thể nẹp bằng nhựa dẻo hoặc nẹp bột ôm khuỷu 4 tuần Trong thời gian này có thể bỏ nẹp khi tắm rửa Vận động chủ động ngón tay Sau 4 tuần chụp lại XQ kiểm tra Động tác quay cẳng tay chủ động có thể bắt đầu tập

Dạng thụ động giúp đỡ sự vận động khuỷu, cổ tay và ngón tay có thể tập sau 6 tuần

Chương trình tập phục hồi chức năng sẽ tăng dần từng nấc phục hồi biên độ quay cẳng tay cũng như phục hồi khớp quay trụ dưới

Những bài tập đề kháng được tránh cho đến khi vận động chủ động của bệnh nhân lấy lại giới hạn bình thường [1]

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

1 Lập danh sách bệnh nhân được phẫu thuật gãy Galeazzi, từ giai đoạn tháng 1 năm 2020 đến tháng 1 năm 2022

2 Thu thập hồ sơ bệnh án các bệnh nhân đã lập ở bước 1

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: mô tả

- Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang

2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu

Chọn toàn bộ 44 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Biến số và chỉ số nghiên cứu

2.4.1 Biến số nghiên cứu Đặc điểm chung

- Tuổi: được xác định dựa vào hồ sơ bệnh án, chúng tôi phân thành 3 nhóm tuổi: ≤ 40, 41 – 60 và lớn hơn 60 tuổi

- Nguyên nhân tai nạn, phân thành 4 nhóm: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao

- Cơ chế chấn thương: trực tiếp, gián tiếp

- Phương pháp điều trị trước khi vào viện: kéo nắn bó bột, bó thuốc nam, không can thiệp gì Đặc điểm lâm sàng và Xquang

- Thời gian từ lúc chấn thương tới thời điểm phẫu thuật, phân thành 2 nhóm: ≤ 7 ngày, > 7 ngày

- Bên gãy: bên phải hoặc bên trái

- Xương quay: Sưng đau 1/3 dưới cẳng tay, mất chức năng, biến dạng cẳng tay, tiếng lạo xạo xương gãy, cử động bất thường

- Khớp quay trụ dưới: Sưng, đau ở cổ tay, biến dạng vùng cổ tay, mất sấp ngửa cổ tay, dáng vẻ trật khớp, dấu hiệu phím đàn

- Sưng, biến dạng cẳng tay 1/3 dưới

- Nhô đầu dưới xương trụ ra sau

- Khám động mạch, tĩnh mạch quay trụ, khám cảm giác và vận động đánh giá tổn thương mạch máu thần kinh

Dựa vào XQ quy ước cho phép chẩn đoán và phát hiện của tổn thương khớp quay trụ dưới như sau:

- Ngắn xương quay > 5mm tính tương đối theo chiều cao xương quay hoặc bên đối diện

- Giãn khớp quay trụ dưới > 2mm trên phim thẳng

- Tất cả các dấu hiệu trên

2.4.1.3 Đánh giá trong phẫu thuật

- Thời gian phẫu thuật: tính từ lúc bắt đầu rạch da cho đến lúc khâu xong vết mổ (phút), phân thành 3 nhóm: 45 đến < 60 phút, 60 đến 90 phút, > 90 phút

- Thời gian hậu phẫu: tính từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật cho đến lúc ra viện (ngày), phân thành 2 nhóm: < 7 ngày, ≥ 10 ngày

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kết quả gần sau phẫu thuật là kết quả trong thời gian bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Chúng tôi ghi nhận các thông tin có được theo hồ sơ bệnh án, bao gồm các chỉ số nghiên cứu sau:

- Kết quả liền vết mổ:

+ Không nhiễm trùng vết mổ

+ Nhiễm trùng nông: vết mổ nề đỏ, chỉ dùng kháng sinh mà không can thiệp gì lên vết mổ

+ Nhiễm trùng sâu: vết mổ nung mủ, rỉ dịch Điều trị bằng kháng sinh, kết hợp điều trị các phương pháp khác như cắt chỉ, mở rộng vết mổ

- Đánh giá kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo Brunelli:

Khá Ngắn 2mm hoặc gập góc 30 0

Trung bình Ngắn 4mm hoặc gập góc 60 0

Xấu Xương quay ngắn 6mm hoặc gập góc 90 0

- Biến chứng sau phẫu thuật: chảy máu sau phẫu thuật, trât KQTD, bán trật KQTD

Tất cả các bệnh nhân được đánh giá ở thời điểm sau phẫu thuật tối thiểu

6 tháng Đánh giá kết quả xa dựa vào khám lâm sàng, kết quả chụp Xquang KQTD khi bệnh nhân khám lại, theo các chỉ số sau:

- Đánh giá liền xương: Theo tiêu chuẩn đánh giá liền xương của JL Haas và JY De la Caffinière

Kết quả Kết quả liền xương

Rất tốt Liền xương thẳng trục, đúng thời hạn

- Trục xương mở góc vào trong dưới 5º; mở góc ra ngoài, ra sau, ra trước dươi 10º

- Xương liền đúng thời hạn

- Trục xương mở góc vào trong trên 5º; mở góc ra ngoài, ra sau, ra trước trên 10º

- Trục xương mở góc vào trong trên 5º; mở góc ra ngoài, ra sau, ra trước trên 10º

- Ngắn chi trên 10mm và di chuyển xoay trên 10º

- Đánh giá kết quả dựa vào phim X quang KQTD ở các lần khám lại bao gồm: không trật, bán trật, trật hoàn toàn

- Đánh giá kết quả chung điều trị Dựa theo các tác giả Harkess (1966) Đặc tính Trước mổ Sau mổ Đau ổ gãy 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Chức năng cổ bàn tay 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Vững chắc xương, khớp 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Biên độ sấp ngửa cổ tay 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm Phục hồi giải phẫu học 0 -5- 10 -15 -20 điểm 0 -5- 10 -15 -20 điểm

Cụ thể từng câu hỏi được tính như sau:

Không đau 20 điểm Đau nhẹ, thỉnh thoảng: 15 điểm Đau trung bình, chịu được: 10 điểm Đau nhiều, chịu được: 5 điểm Đau nhiều, không chịu được: 0 điểm

- Chức năng cổ bàn tay:

Trở về công việc hàng ngày: 20 điểm

Hạn chế làm việc: 15 điểm

Làm được nhưng thất nghiệp:10 điểm

Không làm được phải thất nhiệp: 5 điểm

- Vững chắc xương, khoẻ cơ, khớp

Rất xấu: 0 điểm Ở đây phải tính bệnh nhân lao động nặng được, nếu là vận động viên thì phải thi đấu trở lại tốt, khéo léo hoặc trở về nghề cũ

- Biên độ cử động cẳng tay, cổ tay (sấp ngửa)

- Phục hồi giải phẫu xương, khớp (xương quay và khớp quay trụ dưới) Xương quay thẳng (không ngắn): 20 điểm

Xương quay gập góc:3 0 , ngắn 2mm: 15 điểm

Xương quay gập góc:6 0 , ngắn 4mm: 10 điểm

Xương quay gập góc:9 0 , ngắn 6mm: 5 điểm

Xương quay gập góc:>10 0 , ngắn 10mm: 0 điểm Điểm được cộng tổng tất cả các câu hỏi và được phân loại:

2.4.2.1 Đánh giá kết quả điều trị

- Phân bố giới tính của bệnh nhân theo nhóm tuổi

- Tỷ lệ nguyên nhân và tổn thương phối hợp

- Tỷ lệ cơ chế chấn thương và sơ cứu trước nhập viện

- Tỷ lệ bên tổn thương và thời gian chấn thương đến khi phẫu thuật

- Tỷ lệ phân bố của các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng

- Tỷ lệ phân bố hình thái đường gãy xương quay và phân độ gãy theo

AO và BADO cải tiến

- Tỷ lệ phân loại mô tả phẫu thuật về thời gian, phương tiện, khớp quay trụ dưới và cố định tăng cường

- Tỷ lệ phân loại kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo Brunelli

- Tỷ lệ phân loại biến chứng sau phẫu thuật

- Tỷ lệ phân loại thời gian nằm viện và kết quả sau phẫu thuật

- Tỷ lệ phân loại đánh giá kết quả chung điều trị Dựa theo các tác giả

2.4.2.2 Một số yếu tố liên quan

- Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa giới tính của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa tình trạng sơ cứu trước điều trị của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa thời gian từ khi chấn thương đến phẫu thuật tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa cơ chế chấn thương của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa hình thái gãy xương của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa phân loại gãy xương theo AO tới kết quả điều trị chung

- Liên quan giữa tuổi của bệnh nhân tới kết quả điều trị chung.

Quy trình phẫu thuật

Khi chẩn đoán gãy Galeazzi, chúng tôi tiến hành phẫu thuật trong chỉ định với sơ đồ gãy Galeazzi của Browner 1992 [16]

Mổ kết hợp xương, cố định ổ gãy xương quay

Nắn khớp quay trụ dưới

Nắn khớp tốt, vững Nắn khớp tốt, không vững Kẹt khớp

Nẹp bột bảo vệ, tập

Gãy mấu trâm trụ lớn

Không gãy mấu trâm trụ

Kết hợp trâm trụ, nẹp bột ngửa cổ tay 4 - 6 tuần

Găm kim trụ quay, nẹp bột ngửa cổ tay 4 - 6 tuần

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phẫu thuật

Trước mổ: Làm đầy đủ các xét nghiệm như công thức máu, máu đông, máu chảy, sinh hoá máu, sinh hoá nước tiểu, HIV, HbSAg, HCV, điện tâm đồ, XQ tim phổi Bệnh nhân được đánh rửa vùng mổ, băng kín vùng mổ, nhịn ăn trước 6 giờ và được giải thích về tình trạng bệnh trước, trong và sau mổ

Bệnh nhân được vô cảm bằng gây mê toàn thân hay gây tê đám rối thần kinh cánh tay

Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay được để trên bàn nhỏ

2.5.2.3 Garo hơi: Với lực ép 250mmHg

Rạch da theo đường dọc trước ngoài cẳng tay của Henry (1926) Đường rạch da thường dài hơn nẹp 2cm theo bờ trong cơ cánh tay quay Với tư thế cẳng tay ngửa, rạch một đường dọc cẳng tay giữa 2 cơ cánh tay quay và cơ gấp cổ tay quay (hình A-C); khoảng này như Kocher đã xác định: “nằm trên đường bên giới giữa các cấu trúc được chi phối bới các thần kinh khác nhau”

Xác định và bảo vệ nhánh cảm giác thần kinh quay, nhánh này nằm dưới cơ cánh tay quay Cẩn thận làm di động và kéo vào trong gân cơ gấp cổ tay quay và bó mạch quay Cơ gấp chung nông các ngón, cơ gấp dài ngón cái, và cơ sấp vuông bây giờ đã được bộc lộ

Bắt đầu từ bờ trước ngoài của xương quay, nâng dưới màng xương cơ gấp dài ngón cái và cơ sấp vuông (hình D- F), và kéo chúng vào trong (về phía xương trụ)

Hình 1.6 Đường mổ Henry vào phía trước xương quay ơ

2.5.2.5 Dụng cụ kết hợp xương

Sử dụng dụng cụ theo hội AO với nẹp vít nén ép và không nén ép

2.5.2.6 Kết hợp ổ gãy xương quay

Theo đúng nguyên tắc của AO:

- Kết hợp xương vững chắc

- Bảo tồn mạch máu nuôi

- Vận động chủ động sớm Đường rạch ĐM quay Cơ cánh tay quay

Cơ gấp dài ngón cái

Cơ gấp nông các ngón tay ĐM quay

Cơ gấp cổ tay quay

Cơ cánh tay quay Đường rạch màng xương ĐM quay

Cơ gấp dài ngón cái Cơ gấp nông các ngón

Cơ gấp nông các ngón

Cơ gấp dài ngón cái Xương quay

Cơ gấp cổ tay quay

Gân duỗi cổ tay quay

2.5.2.7 Nắn trật khớp quay trụ dưới

Sau khi kết hợp xương quay càng đúng theo giải phẫu học càng tốt thì nắn trật khớp quay trụ dưới sẽ dễ dàng Nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế ngửa cẳng tay, cổ tay

Nếu khớp quay trụ dưới dễ bị trật lại thì xuyên đinh ngang từ xương trụ qua xương quay từ 1 - 2 đinh, cần tránh xuyên qua mặt khớp

2.5.2.8 Kết hợp xương mấu trâm trụ

Khi gãy mấu trâm trụ lớn thì kết hợp bằng hai đinh hoặc vít xốp nhỏ

2.5.2.9 Giải phóng khớp quay trụ dưới Đường mổ vào khớp quay trụ dưới là phía sau Hai gân duỗi quan trọng là gân duỗi ngón út và gân duỗi cổ tay trụ Bộc lộ dây chằng quay trụ sau và dây chằng sụn sợi tam giác Đường mổ vào khớp quay trụ dưới chú ý đến các nhánh thần kinh cảm giác của thần kinh trụ Cắt ngang dải gồm gân duỗi vào đến khớp quay trụ dưới Phức hợp sụn sợi tam giác nằm trong một khe hẹp Đối với những trường hợp mổ gãy trật Galeazzi đến muộn, đầu tiên phải kiểm tra khớp quay trụ dưới, nếu còn lỏng lẻo nắn dễ dàng thì không mổ ở khớp Nếu khớp quay trụ dưới cứng di lệch xa không nắn lại được thì phải mở ổ khớp giải phóng khớp đầy đủ trước khi mổ kết hợp xương quay

Phẫu thuật theo đường mổ Henry hoặc Thompson, kết hợp xương bằng nẹp vít AO

Sau khi kết hợp xương quay đúng theo nguyên tắc AO thì nắn trật khớp quay trụ dưới sẽ dễ dàng Nẹp bột cánh cẳng bàn tay tư thế ngửa cẳng tay, cổ tay

Cố định lại diện khớp quay trụ dưới ở tư thế giải phẫu và chức năng bằng đinh Kirschner từ xương trụ qua xương quay 1-2 đinh hoặc minivit, cần tránh xuyên qua mặt khớp

Khi gãy mấu trâm trụ lớn thì kết hợp bằng hai đinh hoặc vít xốp nhỏ Đối với những trường hợp mổ gãy trật Galeazzi đến muộn, đầu tiên phải kiểm tra khớp quay trụ dưới, nếu còn lỏng lẻo nắn dễ dàng thì không mổ ở khớp Nếu khớp quay trụ dưới cứng di lệch xa không nắn lại được thì phải mở ổ khớp giải phóng khớp đầy đủ trước khi mổ kết hợp xương quay

2.5.2.10 Găm đinh Kirschner khớp quay trụ dưới

Găm đinh Kirschner khớp quay trụ dưới sau khi kết hợp xương quay kiểm tra khớp quay trụ dưới không có gãy mấu trâm trụ mà khớp quay trụ còn lỏng lẻo không vững thì có thể găm đinh khớp quay trụ

- Có thể chườm đá sau mổ

- Kiểm tra thần kinh và tình trạng mạch máu

- Đánh giá chức năng và hội chứng khoang

2.5.4 Hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng và theo dõi khi ra viện

Bệnh nhân có thể luyện tập tại khoa phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn về nhà tập theo hướng dẫn Hẹn khám lại định kỳ

Sau mổ nẹp bột cánh cẳng bàn tay để ngửa tối đa và khuỷu gấp 90 0

Duy trì trong 2 - 3 tuần sau đó chụp XQ kiểm tra lại

Sau cắt chỉ có thể nẹp bằng nhựa dẻo hoặc nẹp bột ôm khuỷu 4 tuần Trong thời gian này có thể bỏ nẹp khi tắm rửa Vận động chủ động ngón tay Sau 4 tuần chụp lại XQ kiểm tra Động tác quay cẳng tay chủ động có thể bắt đầu tập

Dạng thụ động giúp đỡ sự vận động khuỷu, cổ tay và ngón tay có thể tập sau 6 tuần

Chương trình tập phục hồi chức năng sẽ tăng dần từng nấc phục hồi biên độ quay cẳng tay cũng như phục hồi khớp quay trụ dưới

Những bài tập đề kháng được tránh cho đến khi vận động chủ động của bệnh nhân lấy lại giới hạn bình thường [1].

Phương pháp thu thập số liệu

1 Lập danh sách bệnh nhân được phẫu thuật gãy Galeazzi, từ giai đoạn tháng 1 năm 2020 đến tháng 1 năm 2022

2 Thu thập hồ sơ bệnh án các bệnh nhân đã lập ở bước 1

3 Rà soát đối chiếu giữa hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được lập danh sách ở bước 2 với các tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ trong nghiên cứu để lập danh sách các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu

4 Mời các bệnh nhân trong danh sách đã được lập ở bước 3 tham gia nghiên cứu

5 Nghiên cứu hồ sơ bệnh án, film Xquang trước và sau mổ, mời bệnh nhân đến khám kiểm tra trực tiếp để đánh giá (phục hồi chức năng chi thể, sự liền xương) Tổng hợp số liệu nghiên cứu của từng bệnh nhân, đánh giá kết quả gần, kết quả xa theo các tiêu chuẩn đánh giá kết quả đã xác định và điền vào mẫu hồ sơ bệnh án có sẵn

1 Liên hệ với Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trình bày mục tiêu nghiên cứu, đề nghị khoa hỗ trợ thu thập số liệu bằng cách khi có bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật gãy Galeazzi sẽ báo cho nghiên cứu viên để tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu

2 Xác định bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu theo tiêu chuẩn chọn mẫu

3 Mời bệnh nhân tham gia nghiên cứu và kí vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu

4 Lập hồ sơ bệnh án để phân loại tổn thương, khai thác tiền sử, bệnh sử cần thiết phục vụ cho nghiên cứu

5 Thăm khám bệnh nhân trên lâm sàng về toàn thân, tại chỗ, phát hiện các tổn thương phối hợp khác.Trên cận lâm sàng (X quang) để phân loại tổn thương

6 Tham gia phẫu thuật và đánh giá kết quả gần

7 Theo dõi bệnh nhân sau mổ: Dựa trên các yếu tố diễn biến liền sẹo vết mổ, chức năng chi thể, hướng dẫn bệnh nhân tập PHCN Kiểm tra bệnh nhân sau 1, 3, 6 tháng

8 Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của từng bệnh nhân và điền thông tin vào bệnh án nghiên cứu

2.7 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0

- Các phân tích mô tả như tỷ lệ (%), điểm trung bình, tối thiểu, tối đa được sử dụng để mô tả một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị

- Kiểm định Chi-square được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nắn chỉnh ổ gãy, kết quả liền xương và kết quả điều trị chung với mức ý nghĩa p < 0,05

2.8 Phương pháp hạn chế sai số

Trong nghiên cứu này nghiên cứu viên sử dụng mẫu bệnh án thống nhất ghi đầy đủ các mục: Hành chính, tiền sử, lý do vào viện, bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng v.v

Phần hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau mổ đều được tiến hành tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, phòng khám, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tất cả cá bệnh nhân nghiên cứu đều được chụp XQ khi vào viện và trong quá trình điều trị (sau mổ, theo dõi định kì khi ra viện) Đọc kết quả XQ bởi các bác sỹ có kinh nghiệm

Tất cả cá bệnh nhân đều được thông qua mổ toàn khoa, được góp ý, đánh giá cho từng bệnh nhân

Nghiên cứu viên tham gia thăm khám bệnh nhân trước mổ, tham gia mổ cho tất cả các bệnh nhân tiến cứu, theo dõi sau mổ (Theo dõi ngay từ những giờ đầu sau mổ trong vòng 24h,48h đầu…), tham gia hướng dẫn phục hồi chức năng sau mổ

Ghi chép đầy đủ cách thức mổ của nhóm bệnh nhân hồi cứu, tham gia khám xét sau mổ, đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau mổ

- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học của trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên và Hội đồng đạo đức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

- Đối tượng được thông báo chi tiết về mục đích, nội dung của nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu Đối tượng sẽ được ký vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu nếu tự nguyện tham gia; các thông tin do đối tượng cung cấp được cam kết giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu

- Người tham gia có quyền rút ra khỏi nghiên cứu ở bất kì thời điểm nào mà không có ảnh hưởng gì đến người tham gia

- Tất cả các thông tin của bệnh nhân được mã hóa và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp hạn chế sai số

Trong nghiên cứu này nghiên cứu viên sử dụng mẫu bệnh án thống nhất ghi đầy đủ các mục: Hành chính, tiền sử, lý do vào viện, bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng v.v

Phần hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau mổ đều được tiến hành tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, phòng khám, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tất cả cá bệnh nhân nghiên cứu đều được chụp XQ khi vào viện và trong quá trình điều trị (sau mổ, theo dõi định kì khi ra viện) Đọc kết quả XQ bởi các bác sỹ có kinh nghiệm

Tất cả cá bệnh nhân đều được thông qua mổ toàn khoa, được góp ý, đánh giá cho từng bệnh nhân

Nghiên cứu viên tham gia thăm khám bệnh nhân trước mổ, tham gia mổ cho tất cả các bệnh nhân tiến cứu, theo dõi sau mổ (Theo dõi ngay từ những giờ đầu sau mổ trong vòng 24h,48h đầu…), tham gia hướng dẫn phục hồi chức năng sau mổ

Ghi chép đầy đủ cách thức mổ của nhóm bệnh nhân hồi cứu, tham gia khám xét sau mổ, đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau mổ

Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu được thông qua Hội đồng khoa học của trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên và Hội đồng đạo đức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

- Đối tượng được thông báo chi tiết về mục đích, nội dung của nghiên cứu và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu Đối tượng sẽ được ký vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu nếu tự nguyện tham gia; các thông tin do đối tượng cung cấp được cam kết giữ bí mật và chỉ được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu

- Người tham gia có quyền rút ra khỏi nghiên cứu ở bất kì thời điểm nào mà không có ảnh hưởng gì đến người tham gia

- Tất cả các thông tin của bệnh nhân được mã hóa và chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

KẾT QUẢ

Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi theo giới tính

Nhận xét: Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 72,7% trong khi đó bệnh nhận nữ chiếm tỷ lệ 27,3% Tuổi trung bình của bệnh nhân 38,9 ± 13,8 (thấp nhất

15 tuổi và cao nhất 71 tuổi) trong đó nhóm tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ 54,5%, nhóm tuổi 41 – 60 và > 60 chiếm lần lượt 34,1% và 11,4%

Bảng 3.2 Nguyên nhân chấn thương và tổn thương phối hợp

Nguyên nhân và tổn thương phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%)

Nguyên nhân Tai nạn giao thông 28 63,6

Tai nạn lao động 09 20,5

Không có tổn thương phối hợp 33 75,0

Nhận xét: Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông chiếm

63,3%, có 09 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,5% nguyên nhân do tai nạn lao động, nguyên nhân do tai sạn sinh hoạt và thể thao chiếm tỷ lệ lần lượt 11,4% và 4,5% Bệnh nhân không có tổn thương phối hớp chiếm 75%

Bảng 3.3 Cơ chế chấn thương

Cơ chế Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Trong số các bệnh nhân, tổn thương do cơ chế gián tiếp chiếm tỷ lệ 93,2%, có 03 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 6,8% tổn thương do cơ chế trực tiếp

Biểu đồ 3.1 Sơ cứu trước vào viện Nhận xét: Bệnh nhân được xử trí bất động tạm thời trước khi phẫu thuật chiếm 59,1%, tỷ lệ bệnh nhân kéo nắn bó bột trước khi phẫu thuật chiếm

Sơ cứu trước vào viện

Không can thiệp gì Bất động tạm thời Kéo nắn bó bột

25,0%, có 7 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 15,9% không được can thiệp gì trước khi phẫu thuật

Bảng 3.4 Thời gian chấn thương đến khi phẫu thuật

Thời gian chấn thương đến khi phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Bệnh nhân có thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật từ ≤ 7 ngày chiếm 77,3%, và 22,7% có thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật trên > 7 ngày

Biểu đồ 3.2 Bên tổn thương Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương bên tay phải chiếm 52,3%, có 21 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 47,7% tổn thương bên tay trái

3.1.2 Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Bảng 3.5 Dấu hiệu lâm sàng

Dấu hiệu lâm sàng n Tỷ lệ (%)

Tổn thương mạch máu, thần kinh 01 2,3

Mấu trâm trụ nhô cao 15 34,1

Nhận xét: Tất cả 44 bệnh nhân (100%) đều xuất hiện hạn chế sấp ngửa bàn tay Tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sưng đau ổ gãy chiếm 93,2%, có 39 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 88,6% có biến dạng cẳng tay, tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mấu trâm trụ nhô cao chiếm 34,1%, chỉ có 01 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 2,3% có tổn thương mạch máu, thần kinh

Bảng 3.6 Một số dấu hiệu X-quang

Dấu hiệu cận lâm sàng Số lượng Tỷ lệ (%)

Giãn khớp quay trụ 2 – 5mm 41 93,2

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có hình ảnh giãn khớp quay trụ từ 2 – 5mm chiếm 93,2%, trong khi đó có 6,8% bệnh nhân có hình ảnh gãy mấu trâm trụ

Bảng 3.7: Hình thái đường gãy xương quay

Hình thái Số lượng Tỷ lệ (%)

Gãy có mảnh rời nhỏ 6 13,6

Nhận xét: Đường gãy ngang xương quay gặp ở 34,1% các trường hợp, tỷ lệ gãy chéo và gãy có mảnh rời nhỏ chiếm tỷ lệ lần lượt 52,3% và 13,6%

Bảng 3.8 Phân loại theo AO

Kiểu gãy Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Phân loại gãy theo AO dạng A1 gặp ở 79,5% các trường hợp, tỷ lệ phân loại gãy dạng A2 gặp ở 15,9% các trường hợp, tỷ lệ phân loại dạng A3 và B1 đều bằng 2,3%

Bảng 3.9 Phân loại ổ gãy trên X-quang theo Bado cải tiến

Kiểu gãy Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Phân loại kiểu gãy theo BADO cải tiến type II chiếm 59,1%, type I chiếm tỷ lệ 27,3%, type III và type IV chiếm tỷ lệ lần lượt 9,1% và 4,5%

3.1.3 Kế quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

3.1.3.1 Đánh giá kết quả gần

Bảng 3.10 Mô tả phẫu thuật

Mô tả phẫu thuật Số lượng Tỷ lệ (%) Thời gian phẫu thuật 45 – < 60 phút 13 29,5

Phương tiện kết hợp xương quay

Khớp quay trụ dưới Nắn bảo tồn KQTD 40 90,9

Cố định tăng cường sau mổ Nẹp bột tăng cường 11 25,0

Nhận xét: Thời gian phẫu thuật từ 60 – 90 phút chiếm 61,4% Bệnh nhân được kết hợp xương bằng nẹp AO 6 lỗ chiếm 84,1%, tỷ lệ dùng nẹp AO

8 lỗ 15,9% Bệnh nhân đều được nắn bảo tồn khớp quay trụ dưới chiếm 90,9%, có 04 trường hợp chiếm 9,1% thực hiện găm kim khớp quay trụ dưới

Tỷ lệ bệnh nhân được nẹp bột tăng cường sau mổ chiếm 25%, không nẹp bột chiếm 75%

Bảng 3.11 Kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo tiêu chuẩn Brunelli

Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả nắn chỉnh ổ gãy ở mức tốt chiếm

88,6%, có 5 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 11,3% có kết quả nắn chỉnh ổ gãy ở mức khá Không có bệnh nhân có kết quả nắn chỉnh ổ gãy ở mức trung bình và xấu

Biến chứng phẫu thuật: Chỉ có 01 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 2,3% xuất hiện biến chững nhiễm trùng vết mổ, không ghi nhân các biến chứng khác.

Biểu đồ 3.3 Thời gian nằm viên Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân 9,7 ± 2,6 ngày

(ngắn nhất là 6 ngày và dài nhất là 16 ngày), trong đó Bệnh nhân có thời gian nằm viện trên 7 ngày chiếm 79,5%, có 09 bệnh nhân chiếm tỷ kệ 20,5% có thời gian nằm viện dưới từ 7 ngày trở xuống

3.1.3.2 Đánh giá kết quả xa

Trong số 44 bệnh nhân được phẫu thuật tất cả đều có địa chỉ rõ ràng và số điện thoại liên hệ, chúng tôi mời và khám đánh giá theo bộ công cụ thì có

38 bệnh nhân khám lại tại bệnh viện

Như vậy tỷ lệ liên lạc và khám lại được của chúng tôi đạt 38/44

Thời gian theo dõi sau phẫu thuật trung bình 23,7 ± 10,2 tháng

Bảng 3.12 Kết quả sau phẫu thuật

Liền xương theo JL Haas và JY De la Caffinière

Biên độ sấp ngửa Tốt 33 86,8

Nhận xét: Kết quả liền xương theo JL Haas và JY De la Caffinière, tỷ lệ bệnh nhân đạt kế quả tốt chiếm 94,7% trong khi đó 02 bệnh nhân (5,6%) đạt kết quả rất tốt Đối với biên độ sấp ngửa tỷ lệ bệnh nhân có kết quả tốt đạt 86,8%, kết quả trung bình đạt 13,2%

* Đánh giá kết quả điều trị theo Harkess

Mức độ đau Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Sau điều trị tại thời điểm khám lại, bệnh nhân đau nhẹ ổ gãy chiếm 21,1%, không đau chiếm 78,9%

Bảng 3.14 Đánh giá chức năng cổ bàn tay

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Trở về công việc hàng ngày 29 76,3

Nhận xét: Về chức năng cổ bàn tay tại thời điểm khám lại, bệnh nhân sau phẫu thuật còn hạn chế làm việc chiếm 23,7%, trở về công việc hàng ngày chiếm 76,3%

Bảng 3.15 Đánh giá mức độ vững chắc xương khớp

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Sau điều trị tại thời điểm khám lại, tỷ lệ bệnh nhân vững chắc xương, khoẻ cơ, khớp ở mức độ khá chiếm 21,1%, ở mức độ tốt chiếm 78,9%

Bảng 3.16 Đánh giá biên độ cử động cẳng tay, cổ tay

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Sau điều trị tại thời điểm khám lại bệnh nhân có biên độ cử động cẳng tay, cổ tay 180 0 - 140 0 chiếm 76,3%, mức độ 140 0 - 100 0 chiếm 23,7%

Phục hồi giải phẫu: Tất cả bệnh nhân (100%) sau điều trị phục hồi giải phẫu xương, khớp ở mức độ Xương quay thẳng (không ngắn)

Biến chứng phẫu thuật: Chỉ có 01 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 2,6% xuất hiện biến chững nhiễm trùng vết mổ, không ghi nhân các biến chứng khác

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Kết quả điều trị ở mức tốt chiếm 81,6%, trong khi đó có 07 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 18,4% có kết quả điều trị ở khá

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của nhóm tuổi tới kết quả điều trị

Nhận xét: Ở nhóm tuổi dưới 60 tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị tốt đạt 87,9% trong khi đó tỷ lệ này ở bệnh nhân thuộc nhóm tuổi ≥ 60 chiếm

40% Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ điều trị tốt ở nhóm tuổi dưới 60 và ≥ 60 với p < 0,05

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của giới tính tới kết quả điều trị

Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân nữ tỷ lệ có kết quả điều trị ở mức tốt chiếm 100% trong khi đó tỷ lệ này ở nam chiếm 74,1% Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05

Bảng 3.20 Ảnh hưởng của sơ cứu trước khi vào viện với kết quả điều trị

Nhận xét: Bệnh nhân không được sơ cứu trước khi nhập viện có tỷ lệ điều trị ở mức tốt chiếm 33,3%, trong khi đó nhóm bệnh nhân có được sơ cứu trước khi nhập viện tỷ lệ điều trị tốt đạt 90,6% Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sơ cứu trước vào viện và kết quả phẫu thuật với p < 0,05

Bảng 3.21 Ảnh hưởng của thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật với kết quả điều trị

Thời gian từ khi CT đến khi PT

Nhận xét: Bệnh nhân có thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật ≤ 7 ngày tỷ lệ điều trị tốt đạt 89,7% trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm có thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật trên 7 ngày đạt 55,6% Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả điều trị giữa nhóm bệnh nhân có thời gian thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật ≤ 7 ngày và > 7 ngày với p < 0,05

Bảng 3.22 Ảnh hưởng của cơ chế chấn thương với kết quả điều trị

Nhận xét: Ở nhóm bệnh nhân chấn thương do cơ chế gián tiếp tỷ lệ điều trị tốt đạt 80%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân chấn thương do cơ chế trực tiếp 100%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kế với p > 0,05

Bảng 3.23 Ảnh hưởng của hình thái gãy xương quay với kết quả điều trị

Gãy có mảnh rời nhỏ 01 50,0 01 50,0 02

Nhận xét: Ở nhóm đường gãy ngang có 23 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 79,3% có kết quả điều trị tốt, tỷ lệ này ở nhóm đường gãy chéo và gãy có mảnh rời nhỏ lần lượt 100% và 50% Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hình thái gãy xương quay và kết quả điều trị với p > 0,05

Bảng 3.24 Ảnh hưởng của phân loại theo AO và kết quả điều trị

Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật

4.1 Kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

4.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

4.1.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 72,7% trong khi đó bệnh nhận nữ chiếm tỷ lệ 27,3% Tuổi trung bình của bệnh nhân 38,9 ± 13,8 (thấp nhất 15 tuổi và cao nhất 71 tuổi) trong đó nhóm tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ 54,5%, nhóm tuổi 41 – 60 và > 60 chiếm lần lượt 34,1% và 11,4% Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nam chiếm đa số với tỷ lệ 72,7% Tuổi trung bình của bệnh nhân 38,9 ± 13,8 (thấp nhất 15 tuổi và cao nhất 71 tuổi) trong đó nhóm tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5%, nhóm tuổi 41 – 60 và > 60 chiếm lần lượt 34,1% và 11,4% Như vậy kết quả này cho thấy rằng gãy Galeazzi thường gặp ở nam giới và ở độ tuổi dưới 60 Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu được thực hiện trước đó Kết quả nghiên cứu của Đặng Phước Giàu cho thấy độ tuổi trung bình 40,63 ± 15,86 tuổi Nhóm tuổi 31-45 phổ biến nhất với tỷ lệ 36,7%, tiếp theo là nhóm tuổi 16-30 chiếm 30%, nhóm tuổi 46-60 chiếm 21,7%, nhóm tuổi trên 60 thấp nhất với 11,6% [5] Tác giả Nguyễn Minh Châu báo cáo tỷ lệ giới nam trong nghiên cứu là 62/90 chiếm 68,9%, nữ là 28/90 chiếm 31,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [2]

Trên thực tế lứa tuổi dưới 60 là lứa tuổi lao động và thường là độ tuổi chính tham gia giao thông, do đó có nguy cơ mắc các chấn thương liên quan đến lao động cũng như tai nạn giao thông cao hơn Ngoài ra, nam cũng cao hơn so với nữ có thể giải thích phái nam trong lao động và di chuyển tham gia giao thông nhiều hơn nên nguy cơ mắc chấn thương dẫn đến gãy Galeazzi cao hơn so với nữ.

BÀN LUẬN

Kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

4.1.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

4.1.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 72,7% trong khi đó bệnh nhận nữ chiếm tỷ lệ 27,3% Tuổi trung bình của bệnh nhân 38,9 ± 13,8 (thấp nhất 15 tuổi và cao nhất 71 tuổi) trong đó nhóm tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ 54,5%, nhóm tuổi 41 – 60 và > 60 chiếm lần lượt 34,1% và 11,4% Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân nam chiếm đa số với tỷ lệ 72,7% Tuổi trung bình của bệnh nhân 38,9 ± 13,8 (thấp nhất 15 tuổi và cao nhất 71 tuổi) trong đó nhóm tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5%, nhóm tuổi 41 – 60 và > 60 chiếm lần lượt 34,1% và 11,4% Như vậy kết quả này cho thấy rằng gãy Galeazzi thường gặp ở nam giới và ở độ tuổi dưới 60 Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu được thực hiện trước đó Kết quả nghiên cứu của Đặng Phước Giàu cho thấy độ tuổi trung bình 40,63 ± 15,86 tuổi Nhóm tuổi 31-45 phổ biến nhất với tỷ lệ 36,7%, tiếp theo là nhóm tuổi 16-30 chiếm 30%, nhóm tuổi 46-60 chiếm 21,7%, nhóm tuổi trên 60 thấp nhất với 11,6% [5] Tác giả Nguyễn Minh Châu báo cáo tỷ lệ giới nam trong nghiên cứu là 62/90 chiếm 68,9%, nữ là 28/90 chiếm 31,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [2]

Trên thực tế lứa tuổi dưới 60 là lứa tuổi lao động và thường là độ tuổi chính tham gia giao thông, do đó có nguy cơ mắc các chấn thương liên quan đến lao động cũng như tai nạn giao thông cao hơn Ngoài ra, nam cũng cao hơn so với nữ có thể giải thích phái nam trong lao động và di chuyển tham gia giao thông nhiều hơn nên nguy cơ mắc chấn thương dẫn đến gãy Galeazzi cao hơn so với nữ

Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông chiếm chủ yếu với 63,3%, có 09 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 20,5% nguyên nhân do tai nạn lao động, nguyên nhân do tai sạn sinh hoạt và thể thao chiếm tỷ lệ lần lượt 11,4% và 4,5% Như vậy có thể thấy rằng, nguyên nhân chính dẫn đến gãy Galeazzi là tia nạn giao thông Cùng với sự gia tăng đột biến của các phương tiện tham gia giao thông trong thời gian gần đây kết hợp với xuống cấp của cơ sở hạ tầng, hoặc đường xá quá chật hẹp không đáp ứng được với số lượng lớn phương tiện tham gia gây nên tình trạng thương tích do tai nạn giao thông ngày càng tăng, do đó kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với xu thế hiện tại Kết quả chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương và cộng sự năm 2023 khi trong nghiên cứu này tác giả thấy rằng nguyên nhân chủ yếu của gãy Galeazzi là do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 60% [4]

Kết quả một số nghiên cứu thực hiện trước đây trên thế giới cũng như ở VIệt Nam chỉ ra rằng gãy Galeazzi thường gặp ở bên phải hơn so với bên trái Kết quả nghiên cứu của Kumar và cộng sự năm 2021 chỉ ra rằng trong số bệnh nhân gãy Galeazzi tỷ lệ bệnh nhân gãy bên phải cao hơn với tỷ lệ 63,3% trong khi đó bệnh nhân gãy tay trái chiếm tỷ lệ 36,7% [40] Kết quả tương tự cũng được tác giả Dipendra và cộng sự báo cáo, tỷ lệ gãy Galeazzi gặp ở tay phải chiếm tỷ lệ 74,28%, gãy ở tay trái chiếm tỷ lệ 25,71% [25] Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu cho thấy tỷ lệ gãy bên tay phải chiếm 64,5% và tay trái là 35,5% [2] Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với các nghiên cứu được thực hiện trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân tổn thương bên tay phải chiếm 52,3%, có 21 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 47,7% tổn thương bên tay trái Để giải thích cho kết quả này chúng tôi cho rằng do đa phần bệnh nhân thuận tay phải do đó phản xạ tự vệ tự nhiên là chống hoặc đỡ bằng tay thuận do đó tỷ lệ chấn thương gặp nhiều hơn ở tay phải Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương do cơ chế gián tiếp gặp ở phần lớn các trường hợp với tỷ lệ 93,2% trong khi đó chỉ có 6,8% bệnh nhân tổn thương do cơ chế trực tiếp Như vậy có thể thấy rằng trong gãy Galezzi cơ chế chấn thương hay gặp là ngã chống tay với bàn tay duỗi, với có chế này thì xương quay bị tổn thương đầu tiên và với lực đủ mạnh có thể làm tổn thương gây trật khớp hoặc bán trật khớp quay trụ dưới Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu được thực hiện trước đó Năm 2014 Nguyễn Minh Châu nghiên cứu trên

90 bệnh nhân ghi nhận 95,6% tổn thương do cơ chế gián tiếp, 4,4% tổn thương do cơ chế trực tiếp [2] Nghiên cứu của Đặng Phước Giàu năm 2020 cũng cho thấy chấn thương do cơ chế gián tiếp thường gặp hơn so với cơ chế trực tiếp trong gãy Galeazzi, cụ thể kết quả nghiên cứu này ghi nhận 95% trường hợp tổn thương do cơ chế gián tiếp, cơ chế trực tiếp ít hơn với 5% các trường hợp [5]

4.1.1.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Về đặc điểm lâm sàng của gãy Galeazzi trong nghiên cứu của chúng tôi, qua nghiên cứu 44 bệnh nhân, chúng tôi thấy rằng tất cả 44 bệnh nhân (100%) đều xuất hiện hạn chế sấp ngửa bàn tay Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều xuất hiện triệu chứng sưng đau ổ gãy chiếm 93,2%, ngoài ra có 39 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 88,6% xuất hiện biến dạng cẳng tay, tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mấu trâm trụ nhô cao chiếm 34,1%, chỉ có 01 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 2,3% có tổn thương mạch máu, thần kinh Trrong nghiên cứu của chúng tôi có 01 trường hợp do cố sơ cứu không tốt trước khi vào viện, dẫn đến có tổn thương thần kinh mạch máu, trường hợp này sau phẫu thuật và đặt nẹp bột có hồi phục tốt Điều này cho thấy tầm quan trọng của sơ cứu trước khi vào viện Từ kết quả này có thể thấy rằng tất cả các bệnh nhân đều xuất hiện hạn chế sấp ngửa bàn tay, sưng đau ổ gãy và biến dạng cẳng tay là những triệu chứng thường gặp của gãy Galeazzi trong nghiên cứu của chúng tôi Kết quả này chỉ ra rằng vấn đề về khớp quay trụ dưới là quan trọng cùng với các triệu chứng của gãy xương vì khi bệnh nhân đến bệnh viện thì vấn đề của họ cần giải quyết 1 phần về các triệu chứng gãy xương như sưng, đau, biến dạng, xương di lệch nhưng quan trọng hơn bệnh nhân cần phục hồi chức năng của cổ bàn tay Ngoài ra có thể đưa ra lời khuyên cho các trường hợp sau khi bó bột hoặc kết hợp xương mà khả năng sấp ngửa của bệnh nhân hạn chế thì cần khuyên bệnh nhân nên đi kiểm tra lại có thể là khớp quay trụ dưới còn di lệch chưa vào khớp Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu Đặng Phước Giàu đặc điểm gãy Galeazzi trên 60 bệnh nhân, kết quả nghiên cứu này cho thấy 100% hạn chế vận động sấp ngửa và các ngón bên tổn thương, đau sưng ổ gãy chiếm 91,67% Triệu chứng chắc chắn gãy xương ghi nhận 86,67 biến dạng cẳng tay, 38,34% lạo xạo xương và 68,33% cử động bất thường; về triệu chứng trật khớp quay trụ dưới ghi nhận ấn đau khớp cổ tay chiếm 73,33%, ấn đau dọc màng gian cốt 68,33%, mấu trâm trụ nhô cao chiếm 55% và nghiệm pháp bập bềnh đầu dưới xương trụ dương tính ở 90% bệnh nhân [5] Kết quả nghiên cứu trên 35 bệnh nhân gãy Galeazzi của Nguyễn Mạnh Tiến và cộng sự cho thấy hạn chế vận động cổ bàn tay là 100%, Sưng đau ổ gãy có 32/35 bệnh nhân chiếm 91,4%, khớp quay trụ dưới mất vững 80,0%, có 26/35 bệnh nhân chiếm 74,3% có mấu trâm trụ ra sau [11] Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi về triệu chứng đau có sự khác biệt với Nguyễn Minh Châu năm

2014 khi kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bệnh nhân xuất hiện đau chiếm 78,9% [2] Chúng tôi cho rằng sự khác biệt này liên quan đến tỷ lệ bệnh nhân đến viện muộn, tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng đều nhập viện điều trị trước 4 tuần, còn nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu có 15,6% bệnh nhân đến muộn sau 4 tuần, triệu chứng đau đã thuyên giảm nhiều

Trên hình ảnh X-quang, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đường gãy chéo xương quay chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%), tiếp đó là đường gãy ngang với tỷ lệ 34,1%, gãy có mảnh rời nhỏ chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,6% Như vậy kết quả của chúng tôi cho thấy rằng với gãy Galeazzi, gãy vững chiếm tỷ lệ 34,1% ít gặp hơn gãy không vững (65,9%) Kết quả này cho thấy rằng đặc điểm về hình thái đường gãy phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân và cơ chế chấn thương Ngoài ra, trong gãy Galeazzi, gãy không vững chiếm tỷ lệ cao hơn so với gãy vững cũng được một số tác giả báo cáo Tác giả Nguyễn Minh Châu năm 2014 cho thấy có 6 hình thức gãy xương trong đó gãy ngang (gãy vững) chiếm tỷ lệ 16,7%, gãy chéo chiếm 53,3%, gãy xoắn chiếm 17,8%, gãy có mảnh rời chiếm 7,8%, gãy cánh bướm chiếm 3,3%, gãy nát chiếm 1,1% [2] Tương tự kết quả Nguyễn Minh Châu, tác giả Đặng Phước Giàu báo cáo ghi nhận gãy ngang chiếm 21,67%, gãy chéo 33,33%, gãy xoắn 15%, gãy có mảnh rời 26,67%, gãy phức tạp nhiều đoạn 3,33% [5] Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hầu hết bệnh nhân có hình ảnh giãn khớp quay trụ từ 2 – 5mm chiếm tỷ lệ 93,2%, trong khi đó chỉ có 6,8% bệnh nhân có hình ảnh gãy mấu trâm trụ

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, đối với gãy Galeazzi, phân loại gãy theo AO loại A thường gặp nhất, cụ thể dạng A1 gặp ở đa số các trường hợp với tỷ lệ 79,5%, tỷ lệ phân loại gãy dạng A2 gặp ở 15,9% các trường hợp, tỷ lệ phân loại dạng A3 gặp ở 2,3% các trường hợp, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận 01 trường hợp chiếm tỷ lệ 2,3% có phân loại B1 theo AO Phân loại A theo AO chiếm đa số cũng được tác giả nguyễn Mạnh Tiến và cộng sự báo cáo, trong nghiên cứu này có 39/62 trường hợp chiếm tỷ lệ 62,9% phân loại A theo AO Tuy nhiên, nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tiến và cộng sự báo cáo phân độ B và C cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi, có 18/62 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 29% có phân loại B theo AO, tỷ lệ bệnh nhân có phân loại C theo AO chiếm tỷ lệ 8,1% [11] Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, phân loại kiểu gãy theo BADO cải tiến type I và type II chiếm phần lớn, cụ thể type II chiếm cao nhất với tỷ lệ 59,1%, tiếp đó là type I chiếm tỷ lệ 27,3%, type III và type IV chiếm tỷ lệ lần lượt 9,1% và 4,5% Kết quả trên cho ta thấy Type I, Type II là hay gặp nhất và gặp nhiều nhất là type II là kiểu di lệch ra sau và lệch trụ Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu năm 2014 khi kết quả nghiên cứu này cho thấy Type II chiếm tỷ lệ nhiều nhất chiếm 40,0%, tiếp theo là type I chiếm 33,3%, ít nhất là type IV chiếm 8,9% [2]

4.1.2 Kết quả phẫu thuật điều trị

Nghiên cứu của chúng tôi thời gian phẫu thuật từ 60 – 90 phút chiếm cao nhất với tỷ lệ 61,4%, tiếp đó là thời gian phẫu thuật từ 45 đến dưới 60 phút chiếm 29,5%, có 4 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 9,1% có thời gian phẫu thuật trên 90 phút, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đặng phước Giàu

(2020) khi kết quả nghiên cứu này thời gian phẫu thuật từ 60-90 phút là chủ yếu với 85% trường hợp, kết tiếp là 90-120 phút 13,33% trường hợp và

1,67% trường hợp phẫu thuật trong 30-60 phút

Trong nghiên cứu của chúng tôi tất cả bệnh nhân (100%) được sử dụng nẹp vít trong cố định xương quay, trong đó bệnh nhân được kết hợp xương bằng nẹp AO 6 lỗ chiếm phần lớn với tỷ lệ 84,1%, tỷ lệ dùng nẹp AO 8 lỗ chiếm 15,9% Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu năm 2014 khi trong nghiên cứu này tất cả bệnh nẹp vít và AO 6 lỗ thường được sử dụng hơn cả chiếm tỷ lệ 87,8% [2] Kết quả này cũng cho thấy ưu điểm của nẹp vít khi sử dụng cho chi trên cụ thể là xương quay trong kết hợp xương gãy Galeazzi, do đó tần suất sử dụng với tỷ lệ cao đã được các nghiên cứu báo cáo Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả bảng 3.9 cho thấy không có bệnh nhân nào giải phóng khớp quay trụ dưới cũng như cắt đầu dưới xương trụ, kết quả này có khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu, có ghi nhận chỉ có 1 trường hợp chiếm 1,1% được giải phóng khớp quay trụ dưới (do bệnh nhân bệnh nhân đến muộn sau 2 tháng phải giải phóng khớp đầy đủ trước khi mổ kết hợp xương quay) và 01 trường hợp chiếm 1,1% cắt đầu dưới xương trụ [2] Trên thực tế, việc cắt đầu dưới xương trụ được thực hiện khi xương quay quá ngắn làm nhô dài đầu dưới xương trụ gây đau và mất ngửa cổ tay Ngày nay với nẹp vít AO, nếu mổ tốt, phục hồi đủ chiều dài xương quay thì vấn đền cắt đầu dưới xương trụ ít được đặt ra Đối với xử trí khớp quay trụ dưới, kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng bệnh nhân được nắn khớp quay trụ dưới chiếm 90,9%, có 04 trường hợp chiếm 9,1% thực hiện găm kim khớp quay trụ dưới Kết quả này của chúng tôi có sự khác biệt với tác giả Nguyễn Minh Châu, khi trong nghiên cứu này tác giả báo cáo tỷ lệ nắn khớp và bó bột chiếm 50%, giải phóng khớp 1,1%, cắt đầu dưới xương trụ 1,1%, nắn khóa khớp bằng đinh Kirschner 5,6% và không can thiệp 42,2% [2] Sự khác biệt này có thể được giải thích như sau, trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu năm 2014 tỷ lệ bệnh gãy Galeazzi được phẫu thuật dưới 1 tuần kể từ khi bị chấn thương chiếm 67,7%, 1- 4 tuần là 16,7%, 4 - 8 tuần là 6,7%, 8 - 12 tuần là 7,8%, > 12 tuần là 1,1%, dài hơn so với nghiên cứu của chúng tôi Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả bảng 3.4 cho thấy bệnh nhân có thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật từ 7 ngày trở xuống chiếm đa số với tỷ lệ 77,3%, có 10 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 22,7% có thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật trên 7 ngày Vì thế nghiên cứu của Nguyễn Minh Châu có những bệnh nhân đến muộn, xương đã can, các tổ chức mô xơ chẹn vào khớp quay trụ dưới, nên sau kết hợp xương quay, khớp quay trụ dưới không tự nắn vào được, phải phẫu thuật mở khớp nắn khớp Số liệu của chúng tôi không có trường hợp nào cần mở nắn khớp, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị sớm gãy Galeazzi

Gãy Galeazzi là kiểu gãy di lệch thân xương quay dẫn đến trật khớp quay trụ dưới Với đặc điểm giải phẫu bệnh đặc trưng, nắn chỉnh ổ gãy xương quay hoàn hảo là yêu cầu bắt buộc để khớp quay trụ dưới trở về vị trí sinh lý, từ đó đảm bảo được phục hồi chức năng cẳng bàn tay cho bệnh nhân Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có kết quả nắn chỉnh ổ gãy ở mức tốt chiếm đa số với tỷ lệ 88,6%, chỉ có 5 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 11,3% có kết quả nắn chỉnh ổ gãy ở mức khá Không có bệnh nhân có kết quả nắn chỉnh ổ gãy ở mức trung bình và xấu Kết quả nắn chỉnh ổ gãy tốt cũng được tác giả Đặng Phước Giàu báo cáo, trong nghiên cứu này kết quả nắn chỉnh ổ gãy ghi nhận kết quả tốt chiếm 96,67%, khá chiếm 3,33%, không có kết quả trung bình và xấu [5] Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương và cộng sự năm

2023 cũng cho thấy 30 bệnh nhân chiếm 83,3% khớp quay trụ dưới trở về vị trí giải phẫu và chỉ có 5 bệnh nhân chiếm 16,7% khớp quay trụ dưới còn bán trật di lệch ít [4]

Phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi an toàn và ít biến chứng đã được một số tác giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam báo cáo Tác giả Naga và cộng sự báo cáo trong số 25 bệnh nhân phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi có 02 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 8% xuất hiện nhiễm trùng [47] Kết quả nghiên cứu của Jaysingani và cộng sự năm 2018 cho thấy trong số 15 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi chỉ có 1 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 6,6% xuất hiện khớp quay trụ dưới không vững sau phẫu thuật và không xuất hiện biến chứng khác [37] Tại Việt Nam, nghiên cứu của Đặng Phước Giàu cho thấy ghi nhận

1 ca lâm sàng nhiễm trùng nông vết mổ chiếm tỷ lệ 1,7% [47] Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương và cộng sự cho thấy tất cả bệnh nhân đều liền vết mổ, không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ, không có bệnh nhân nào tổn thương mạch máu và thần kinh ở vùng cẳng tay [4] Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 01 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 2,3% xuất hiện biến chững nhiễm trùng vết mổ, không ghi nhân các biến chứng khác Một bệnh nhân nhiễm trùng nông vết mổ, được điều trị hỗ trợ bằng kháng sinh và chăm sóc vết mổ tích cực, nhiễm trùng được khống chế và vết thương lành tốt sau đó Như vậy từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu được thực hiện trước đó trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có thể thấy rằng phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi là an toàn và ít biến chứng

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi

Qua nghiên cứu các trường hợp gãy Galeazi, chúng tôi thấy rằng phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi có kết quả tốt:

Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 72,7%, tuổi trung bình của bệnh nhân 38,9 ± 13,8 trong đó nhóm tuổi ≤ 40 chiếm cao nhất 54,5%

Thời gian phẫu thuật từ 60 – 90 phút chiếm 61,4%, bệnh nhân được kết hợp xương bằng nẹp AO 6 lỗ chiếm 74,1%, bệnh nhân đều được nắn khớp quay trụ dưới chiếm 90,9%, tỷ lệ bệnh nhân được nẹp bột tăng cường sau mổ chiếm 25%

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả nắn chỉnh ổ gãy ở mức tốt chiếm 88,6%, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả liền xương tốt chiếm 94,7%, 2,3% xuất hiện biến chứng nhiễm trùng vết mổ, không ghi nhân các biến chứng khác

Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân 9,7 ± 2,6 ngày, thời gian nằm viện trên 7 ngày chiếm 79,5%,

Sau điều trị tại thời điểm khám lại:

Bệnh nhân không đau chiếm 78,9%, bệnh nhân sau phẫu thuật trở về công việc hàng ngày chiếm 76,3% Tỷ lệ bệnh nhân vững chắc xương, khoẻ cơ, khớp ở mức độ tốt chiếm 78,9% Bệnh nhân có biên độ cử động cẳng tay, cổ tay tốt với biên độ 180 0 - 140 0 chiếm 76,3% Tất cả bệnh nhân (100%) phục hồi giải phẫu xương, khớp ở mức độ Xương quay thẳng (không ngắn) Đánh giá kết quả xa theo phân loại Harkess: Tốt chiếm 81,6%, 18,4% có kết quả khá

Tuổi, sơ cứu trước nhập viện, thời gian từ khi chấn thương đến phẫu thuật và phân độ gãy xương theo AO là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với kết quả phẫu thuật điều trị gãy Galeazzi: Ở nhóm tuổi dưới 60 tỷ lệ bệnh nhân có kết quả điều trị tốt đạt 87,9%, ở bệnh nhân thuộc nhóm tuổi ≥ 60 điều trị tốt chiếm 40%, p < 0,05.

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w