1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hai đứa trẻ” – từ tác phẩm văn xuôi đến sản phẩm âm nhạc cải biên

13 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề “Hai Đứa Trẻ” – Từ tác phẩm văn xuôi đến sản phẩm âm nhạc cải biên
Tác giả Tăng Thị Tuyết Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lý luận phê bình nghệ thuật
Thể loại Bài tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 195,21 KB

Nội dung

Theo đó, tên các bài hát trong Album đã gây ấn tượng được với công chúng như “Vũ trụ cò bay, Gối Gấm mượn chất liệu từ nhiều ý thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương là Tự Tình II, Lấy chồng chung

lOMoARcPSD|39150642 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ***** TĂNG THỊ TUYẾT NGÂN MSHV: 22822904011 LỚP: K23B “HAI ĐỨA TRẺ” – TỪ TÁC PHẨM VĂN XUÔI ĐẾN SẢN PHẨM ÂM NHẠC CẢI BIÊN BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH NGHỆ THUẬT GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 MỤC LỤC Đặt vấn đề 1 1 Khái quát tác giả - tác phẩm 2 2 Trường phái và phạm vi phê bình tác phẩm 3 3 Bố cục phê bình tác phẩm 4 3.1 Về mặt nội dung tác phẩm 4 3.2 Về hình thức tác phẩm 7 3.3 Về giá trị của tác phẩm 8 4 Nhận định của cá nhân 9 Kết luận 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề hội nhập và giao lưu văn hóa đã trở thành một xu thế khách quan Ảnh hưởng của toàn cầu hóa vừa đem đến những mặt tích cực nhưng cũng không loại trừ các yếu tố tiêu cực buộc mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia, dân tộc phải thích ứng và phát triển làm sao cho phù hợp với biến chuyển của lịch sử và thực tiễn đất nước Với tư cách là một thành tố của văn hóa, nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng cũng không đứng ngoài những ảnh hưởng của quá trình giao lưu, hội nhập toàn cầu Phải nói thế kỷ XX là thế kỷ của sự đột phá, sáng tạo của hàng loạt khuynh hướng, trào lưu mới trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc Việt Nam cũng không ngoại lệ khi đang chứng kiến sự du nhập của các ý tưởng, trường phái mới từ bên ngoài để hòa chung vào sự đa dạng của nền âm nhạc dân tộc Điều đáng nói là trong thời gian vừa qua, nổi bật lên với các ca - nhạc sĩ trẻ tuổi đã biết sáng tạo ra các sản phẩm âm nhạc thu hút sự quan tâm tích cực từ công chúng bằng cách kế thừa, tiếp thu các giá trị văn chương truyền thống để kết hợp với các yếu tố âm nhạc tân tiến, hiện đại Từ đó, làm cho bức tranh nghệ thuật âm nhạc Việt Nam vốn phong phú nay lại càng phong phú và hấp dẫn hơn Bài hát “Hai đứa trẻ” là một trong số bài hát nằm trong Album Vũ Trụ Cò Bay của ca sĩ Phương Mỹ Chi Ngay từ khi ra đời, tác phẩm này đã được công chúng đón nhận một cách rất nhanh chóng Chính sự linh hoạt trong lối phổ văn xuôi thành nhạc một cách tinh tế đã giúp cho Phương Mỹ Chi gây được ấn tượng trong lòng khán giả Bản thân tôi cũng bị thu hút bởi bài hát này Do vậy, thiết nghĩ đây cũng chính là nguyên nhân khiến tôi lựa chọn đề tài này Mặt khác, qua bài hát tôi nhìn thấy được sự tinh tế của người nhạc sĩ trong cách dung hòa các giá trị âm nhạc đương đại trên nền tảng một tác phẩm văn xuôi truyền thống của nhà văn Thạch Lam Đồng thời cho thấy được khả năng nhìn nhận câu chuyện gốc để sáng tác thành tác phẩm “vừa mới, vừa cũ” của người nhạc sĩ có điều gì đó rất đặc biệt Mà chính điều này cũng thôi thúc tôi lựa chọn tác phẩm để vận dụng kiến thức của môn học Lý luận phê bình nghệ thuật vào nghiên cứu thực tiễn 1 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 1 Khái quát tác giả - tác phẩm Phương Mỹ Chi là cô ca sĩ trẻ tuổi, tài năng của nền âm nhạc Việt Nam Bước ra từ cuộc thi Giọng Hát Việt Nhí với vị trí Á Quân, Phương Mỹ Chi ngày càng ghi dấu ấn của mình trong lòng khán giả với giọng hát ngọt ngào, trìu mến đặc sệt chất giọng Nam Bộ Từ sau chương trình, cô luôn theo đuổi dòng nhạc dân ca với một số bài tiêu biểu như “Quê em mùa nước lũ”, “Bà Năm”; Cũng vì thế, người hâm mộ Việt Nam hay gọi cô bằng cái tên khác như “cô bé dân ca”, “chị Bảy”, Sự ra đời của Album “Vũ Trũ Cò Bay” được xem là dấu ấn kỷ niệm chặng đường 10 năm theo nghiệp ca hát của nữ ca sĩ Điểm nổi bật của Album này chính là được chuyển thể từ các tác phẩm văn xuôi trong sách giáo khoa ngữ văn để mang màu folktronica (dân gian điện tử) mới mẻ Theo đó, tên các bài hát trong Album đã gây ấn tượng được với công chúng như “Vũ trụ cò bay, Gối Gấm (mượn chất liệu từ nhiều ý thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương là Tự Tình II, Lấy chồng chung, Canh khuya); Đẩy xe bò (tác phẩm văn học Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân); Vũ trụ có anh hát cùng Pháo (mượn chất liệu từ chuyện cổ tích Tấm Cám); Những ngôi sao xa xôi (truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lê Minh Khuê); Bóng phù hoa (Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kỳ mạn lục của danh sĩ Nguyễn Dữ); Chiếc lược ngà hát cùng NSƯT Kim Tử Long (truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng); Hai đứa trẻ thể hiện cùng Suboi (truyện ngắn cùng tên của nhà văn Thạch Lam); Chiếc thuyền ngoài xa song ca cùng Trung Quân Idol (truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Minh Châu); Người con gái nằm nghe biển hát (bài thơ Truyền thuyết trên đảo Côn Sơn của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn) (Tiểu Tân, 2023) Có thể nói, 10 bài hát tương ứng với 10 câu chuyện khác nhau song chúng đều có điểm chung là được chuyển thể từ các tác phẩm văn xuôi truyền thống với xu thế âm nhạc đương đại Trong số đó, “Hai Đứa Trẻ” được biết đến là ca khúc được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Thạch Lam Bài hát là kết quả của sự kết hợp nhịp nhàng giữa màu sắc truyền thống, chất liệu âm nhạc cổ truyền với những thanh âm đương đại trẻ trung, hợp thời Chính những điểm sáng trong lời bài hát cũng như cách phối khí đã giúp cho “Hai Đứa Trẻ” của Phương Mỹ Chi ngay từ khi ra mắt đã được công chúng đón nhận nhiệt tình 2 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 2 Trường phái và phạm vi phê bình tác phẩm Khi đi vào nghiên cứu và phê bình tác phẩm âm nhạc “Hai Đứa Trẻ” của Phương Mỹ Nhi và DTAP1 tôi sẽ lựa chọn trường phái phê bình Ấn tượng (Impressionism) để vận dụng Có thể ở trình độ và chuyên môn của tôi chưa đủ khả năng để tiếp cận sâu các lý thuyết của trường phái này nhưng trong quá trình tiếp cận môn học Lý luận phê bình nghệ thuật, qua quá trình giảng dạy của giảng viên, bản thân tôi cũng có được những hiểu biết sơ bộ Theo tìm hiểu từ trang web của Đài Truyền Hình Thành Phố Hồ Chí Minh, trường phái âm nhạc Ấn tượng gắn liền với các tác giả tiêu biểu Claude Debussy và Maurice Ravel ở TKXX (Tuấn Minh, 2018) Bản thân tôi hiểu một cách cơ bản là khi sử dụng trường phái này để phê bình âm nhạc, thường ta sẽ tập trung vào việc trải nghiệm, cảm nhận và hiểu âm nhạc một cách chủ quan như thế nào Và vì vậy, khi ứng dụng trường phái này, tô sẽ tập trung đưa ra những nhận xét, cảm nhận và sự ấn tượng với tác phẩm đó Và với bài hát “Hai Đứa Trẻ”, tôi sẽ phê và bình dựa trên cách hiểu đó Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm, một bài hát thường phải trải qua 2 lần sáng tác: lần thứ nhất là lần sáng tác bởi người viết nhạc (hay còn gọi là nhạc sĩ) và lần thứ hai là lần biểu diễn của ca sĩ Ở lần thứ hai, có khi chính người biểu diễn sẽ truyền cảm hứng hoặc thể hiện một cách nhập tâm nhất để bài hát trở nên có hồn và chân thực hơn “Hai Đứa Trẻ” được Phương Mỹ Chi viết lời và chính cô cũng là người biểu diễn do vậy bài hát càng mang nhiều tầng ý nghĩa Chính điều này đã giúp cho tôi dễ dàng giới hạn phạm vi phê bình tác phẩm cho mình Theo đó, tôi sẽ phê bình tác phẩm dựa trên video hiển thị dạng hình ảnh và video quay lại buổi biểu diễn ca khúc “Hai đứa trẻ” của Phương Mỹ Chi tại trường THPT Marie Curie vào cuối tháng 09/2023 vừa qua và được đăng trên kênh Youtube của chính cô Có thể qua video thể hiện dạng hình ảnh người nghe chỉ mới cảm nhận được một phần ý nghĩa của ca khúc cho đến khi Phương Mỹ Chi biểu diễn trực tiếp với sự hỗ trợ của đội minh họa và sự đầu tư về bối cảnh đã giúp cho công chúng cảm nhận được chất giọng và tâm tư sâu sắc mà cô ca sĩ gửi gắm vào trong đó 1 Nhóm sản xuất âm nhạc cho Album Vũ Trụ Cò Bay 3 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 3 Bố cục phê bình tác phẩm 3.1 Về mặt nội dung tác phẩm Trên cơ sở bình luận về nội dung, tôi sẽ chia thành 2 phương diện nhỏ để thuận tiện cho việc tiếp cận chi tiết: nội dung ở phần lời bài hát và nội dung ở cách phối khí (hòa âm) Trước hết, xét về mặt nội dung lời bài hát Nhiều người nhận xét Album Vũ Trụ Cò Bay nói chung và ca khúc hai đứa trẻ của Phương Mỹ Chi nổi bật nhờ tài năng kể chuyện văn học bằng âm nhạc với sự kết hợp đầy uyển chuyển giữa yếu tố mới và cũ Hầu như xuyên suốt Album, Phương Mỹ Chi đã tham gia đồng sáng tác và sản xuất cùng với INUS team của DTAP Mong muốn lớn nhất được cô chia sẻ với báo chí rằng Album phải thể hiện được tinh thần và hơi thở của cuộc sống đương đại qua các câu chuyện văn học thời xưa Lời bài hát “Hai đứa trẻ” được cô viết dựa trên cốt truyện chính của tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Thạch Lam Theo đó, trong màn đêm mịt mờ không có đèn điện, nơi phố huyện nghèo đã hiện lên hình ảnh hai chị em Liên và An đang mong mỏi chờ đoàn tàu đi qua để thấy ánh sáng Từ đó, gợi cho người ta một thông điệp về niềm tin, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn Đến lượt mình, khi viết lời bài hát, Phương Mỹ Chi vẫn khôn khéo trong việc lấy nguyên cốt truyện gốc để thêm thắt một vài chi tiết nhỏ cho bài hát trở nên ấn tượng hơn Phương Mỹ Chi đã hóa thân thành nhân vật trong truyện để bày giãi tâm sự về sự khó khăn, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo qua hai câu hát: “ Nhớ từng cơn từng cơn nắng mưa trông ngóng con tàu ngày xưa Đem giấc mơ về miền quê khói trong đêm đen bừng sáng…” Để rồi khi đoàn tàu đi qua, mang ánh sáng trong chớp mắt rồi lại vụt đi nhưng trong lòng hai đứa trẻ vẫn trông mong tàu sẽ quay trở lại 4 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 Nhìn chung, nội dung bài hát vẫn bám chặt lấy cốt truyện gốc nhưng có một vài chi tiết khá mới mẻ không có trong bài văn là “ Thằng em đòi cha cõng con cưỡi ngựa ngựa phi”2 Có thể Phương Mỹ Chi muốn cách điệu nội dung gốc một chút, để làm cho bức tranh phố huyện thêm sinh động Có vẻ như yếu tố này cũng góp phần làm cho bài hát trở nên có hồn hơn về một bức tranh thôn quê với những hình ảnh dân giã và bình dị Tiếp đó, lời rap trong bài hát do Rapper Suboi thể hiện cũng đem lại dấu ấn mới cho ca khúc Người ta đã quen thuộc với một Phương Mỹ Chi với những điệu hò, điệu lý, điệu dân ca Nam Bộ, thế nhưng khi nghe đến Hai đứa trẻ có lúc người ta lại bị bất ngờ và phấn khích bởi sự mới mẻ khi bài hát là sự đồng điệu giữa một nửa dân ca và một nửa là nhạc rap Tóm lại, lời đoạn rap xoay quanh câu chuyện trông chờ ánh sáng từ đoàn tàu về để thắp sáng vùng quê Song, bản thân tôi lại có đôi chút khó hiểu về cách xưng hô “tôi” và “em”, không biết nhạc sĩ đang xưng hô với nhân vật nào ở đoạn rap Xét về mặt ngôn từ, Phương Mỹ Chi cùng với nhóm sản xuất DTAP đã rất chỉnh chu trong khâu viết lời để tạo nên những hình ảnh bình dị, quen thuộc gắn liền với vùng quê nghèo khó Xét về mặt hòa âm, phối khí Tổng thể Album Vũ Trụ Cò Bay ra đời gây được sức hấp dẫn trong công chúng là nhờ vào cách sử dụng khéo léo các loại nhạc cụ cùng với các thể loại âm nhạc dân tộc như ca trù, cải lương… Điển hình như bài hát “Chiếc lược ngà” với đoạn đầu là dân ca Nam Bộ đến đoạn điệp khúc lại mang hơi hướng cổ tích, thần tiên và rồi chuyển sang cải lương, vọng cổ Hay như bài hát “Những ngôi sao xa xôi” rất thú vị với những nhịp điệu nhanh, mạnh, đều hòa với âm hưởng hào hùng, hiện đại gợi nhắc đến những bản trường ca thời kỳ kháng chiến Đến lượt “Hai Đứa Trẻ” thoạt đầu có thể người nghe sẽ hình dung về một bản nhạc buồn với thanh âm sâu lắng Nhưng kỳ thật, Phương Mỹ Chi lại chọn cách phối bài hát với những nhịp điệu nhanh cùng với âm hưởng vui tươi Ở đó, người hâm mộ thấy một Phương Mỹ Chi dạn dĩ nhưng vẫn đậm chất dân tộc trong một album folktronica (dân gian điện tử) (Phạm Thị Thu Thảo, 2023) Đoạn điệp khúc được thêm tiếng còi, tiếng gõ chuông như báo hiệu đoàn tàu đang đến theo cốt truyện gốc Tiết tấu hối hả hơn trên nền một tác phẩm văn 2 Lời bài hát “Hai đứa trẻ” của Phương Mỹ Chi 5 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 chương buồn, sâu lắng Dường như Phương Mỹ Chi đang cố ý làm cho tác phẩm được thể hiện khác đi theo ý đồ của chính mình Nhưng theo tôi nghĩ có thể cô chọn cách thể hiện bài hát ở nhịp điệu vui tươi như muốn truyền tải thông điệp về những điều tươi sáng, hạnh phúc trong tương lai Chính sự nhanh - mạnh - hớn hở hơn trong cách phối khí lại giúp cho bài hát “Hai đứa trẻ” trở nên độc đáo mới lạ so với các bản dân ca buồn, trầm tư mà Phương Mỹ Chi hay thể hiện Đặc biệt, điểm sáng của bài hát chính là cách đọc rap của Suboi Không ít người khi nghe đến truyện Hai Đứa Trẻ của Nhà văn Thạch Lam sẽ mường tượng về một khung cảnh làng quê Bắc Bộ Do vậy, khi nghe bài hát cùng tên do Phương Mỹ Chi và DTAP sáng tác, người ta sẽ đinh ninh về giọng điệu thể hiện có phần thiên về giọng Bắc Thế nhưng, Suboi với chất giọng miền Nam đặc sệt lại khiến cho ca khúc như đang mô tả về một vùng quê Nam Bộ Tôi không khẳng định sự đúng sai, phù hợp hay không phù hợp ý tôi muốn nói là dù sao sự mập mờ giữa cách thể hiện giọng Nam Bộ trên nền tảng một bài văn chương có thể là miêu tả về làng quê Bắc Bộ cũng khiến cho người nghe cảm thấy thú vị và tò mò Quả thực ngay cả bản thân tôi cũng gặp phải sự tò mò đó khi nghe ca khúc Tuy có sự cách điệu trong cách phối khí, hòa âm thế nhưng nhiều ý kiến cho rằng nhà sản xuất có vẻ như đang quá lạm dụng vào cách tô điểm hình ảnh bằng âm thanh minh họa Vô tình người phối khí đã làm cho nhịp điệu bài hát thêm phần căng thẳng khi có quá nhiều tiết tấu được phối cùng trên một nền nhạc Có vẻ như nhạc sĩ muốn lấy âm thanh làm hình ảnh cho nội dung tác phẩm nhưng vì chưa tiết chế vừa đủ nên khiến bài hát đôi lúc sẽ cảm thấy dày dặn, hơi “choáng ngợp” Song, theo tôi nghĩ, sở dĩ có trường hợp này một phần cũng do điểm khác biệt trong cách hiểu của người sáng tác nhạc Tôi lấy ví dụ như bài “Bóng phù hoa” ở phần gần cuối có đoạn nhạc thoạt đầu nghe nhiều người vẫn khẳng định đó là tiếng tụng kinh, gõ mõ Nếu hiểu theo bối cảnh đó, thì cả nhạc sĩ và ca sĩ biểu diễn đang ngầm hiểu câu chuyện người con gái Nam Xương vì bị oan mà tự tử chết nên tụng kinh, gõ mõ cầu siêu cho nàng Còn với bài “Hai đứa trẻ”, có thể tác giả đang muốn lấy thanh âm tiếng còi, tiếng chuông hay nhịp bass rải đều nhằm tạo không khí vui tươi, hớn hở để báo hiệu đoàn tàu đang đến, ánh 6 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 sáng sắp về và niềm tin của tương lai tươi đẹp Vì thế câu hỏi đặt ra ở đây là Phương Mỹ Chi là người sáng tác cũng là biểu diễn thì liệu cô có thực sự hiểu hết nội dung mình truyền tải trong bài hát hay không? Suy cho cùng, do cách hiểu câu chuyện theo một hướng khác nên dẫn đến cách hòa âm, phối khí của tác giả cũng trở nên khác đi và vô tình khiến cho tác phẩm “Hai đứa trẻ” hay các bài hát còn lại trong Album cũng trở nên bị “tham lam” trong cách phối khí một chút 3.2 Về hình thức tác phẩm Như đã trình bày ở phần trên, ca khúc “Hai đứa trẻ” của Phương Mỹ Chi lần đầu ra mắt dưới dạng video hiển thị hình ảnh Sau đó, tại buổi showcase (buổi ra mắt album) tại trường THPT Marie Curie, ca sĩ Phương Mỹ Chi đã biểu diễn ca khúc này cùng với đội múa minh họa Do vậy, tôi sẽ bình luận về hình thức ở video hiển thị dạng hình ảnh và video quay lại buổi trình diễn tại trường Marie Curie Trước hết, video hiển thị dạng hình ảnh có phần hơi đồng điệu với các video ca khúc khác trong Album Theo đó, Nguyễn Hoàng Đình Điệp là người chịu trách nhiệm phần thiết kế đồ họa cho Album “Vũ Trụ Cò Bay” Hầu hết hình ảnh minh họa luôn khéo léo trong việc khai thác và đan cài nhiều chất liệu văn hóa dân gian Việt Nam Vì thế, “Hai đứa trẻ” cũng được thể hiện đậm chất văn chương với hình ảnh hai đứa trẻ nhìn về đoàn tàu đang chạy qua Khung cảnh làng quê nghèo với cánh đồng lúa hiện ra trước mắt tạo nên được bức tranh phố huyện nghèo khó mà nhà văn Thạch Lam miêu tả trong truyện ngắn của mình Tuy nhiên, cái chưa được nằm ở chỗ tưởng chừng hình ảnh đang minh họa đúng câu chuyện nhưng sự thật nếu nhìn kĩ vẫn thấy sự trái ngược với ý đồ mà nhà văn Thạch Lam thể hiện Có nghĩa rằng, trong tác phẩm văn chương, “Hai đứa trẻ” vẽ ra bức tranh phố huyện trong màn đêm tối ngóng trông đoàn tàu đi qua để nhìn thấy được ánh sáng, nhưng trong ca khúc của Phương Mỹ Chi, hình ảnh hai đứa trẻ nhìn về đoàn tàu ở bối cảnh ban ngày, trời sáng rực Vậy câu hỏi của tôi đặt ra rằng liệu bối cảnh đó là một ý đồ, hướng truyền tải khác của Phương Mỹ Chi và nhà sản xuất hay là sự hiểu sai, hiểu lệch nội dung tác phẩm văn chương gốc? Vì nếu xét tổng thể, nội dung lời bài hát dường như đang dựa theo gần như hoàn toàn cốt truyện gốc, nhưng hình ảnh minh họa lại đối 7 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 ngược Do vậy, theo quan điểm của tôi, hình ảnh này chưa thực sự phù hợp với tác phẩm dẫu biết đó là một sự khéo léo, chỉnh chu của người tạo ra chúng Tiếp đó, bàn về video quay lại buổi biểu diễn của Phương Mỹ Chi tối ngày 24/09/2023, tôi rất cảm kích khi nơi Phương Mỹ Chi chọn biểu diễn ca khúc đầu tiên lại là trường học - trường THPT Marie Curie Vốn dĩ, Album Vũ Trụ Cò Bay ra đời dựa trên các tác phẩm văn xuôi trong chương trình giảng dạy THPT vì vậy việc chọn trường học để biểu diễn là điều rất tinh tế và phù hợp Buổi biểu diễn khá thành công và nhận được sự ủng hộ của khá đông công chúng nhất là các bạn trẻ thanh thiếu niên Tuy nhiên, trang phục biểu diễn của rapper Suiboi có phần quá hiện đại và phá cách đã khiến cho buổi biểu diễn tưởng chừng quá hoàn hảo nhưng thực ra vẫn có điều chưa hợp lý Vì vậy, nếu Suboi xuất hiện trong bộ trang phục mang hơi hướng cổ xưa, chân chất của miền quê hơn thì có lẽ tác phẩm sẽ truyền đạt được hết ý nghĩa mà ngay từ đầu nhạc sĩ muốn thể hiện ở chúng 3.3 Về giá trị của tác phẩm Cái đẹp luôn gắn liền với nghệ thuật “Hai đứa trẻ” của Phương Mỹ Chi ra đời trước hết là cái đẹp trong thông điệp truyền tải Nếu như trong tác phẩm văn xuôi của nhà văn Thạch Lam, tác giả muốn người đọc hãy luôn có niềm tin về một tương lai tươi sáng khi khắc họa hình của Liên và An thì đến lượt “Hai đứa trẻ” thông điệp chính vẫn mang ý nghĩ tương tự Nghĩa là trong bóng tối, vẫn có những tia hi vọng được lóe lên như ánh sáng của đoàn tàu Rằng không có cuộc đời nào là chỉ toàn là u buồn, chỉ cần ta có niềm tin, những điều tốt đẹp sẽ chờ trước mắt Văn chương hay âm nhạc đều là thành tố của nghệ thuật, đều hướng đến cái chân - thiện - mỹ, cái tốt đẹp trong cuộc sống “Vũ Trụ Cò Bay” nói chung và ca khúc “Hai đứa trẻ” nói riêng được ví như “đời sống thư hai” của văn học Khi một tác phẩm ra đời, được đặt dấu chấm hết bởi tác giả không đồng nghĩa rằng nó đã kết thúc Đến đây, tôi muốn nhắc lại câu nói của PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm: “mỗi bài hát luôn trải qua hai lần sáng tác, một lần sáng tác của tác giả và lần sáng tác của người biểu diễn” Nói như vậy để hiểu rằng, khi một ca khúc đến với công chúng nó đã sống ở cuộc đời thứ hai, thứ ba và chắc chắn còn nhiều cuộc đời khác nữa 8 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 “Hai đứa trẻ” đến với công chúng đã không ngừng được sản sinh với nhiều ý nghĩa mới, được cá nhân hóa do người nhạc sĩ, ca sĩ để rồi được tái sinh và bồi đắp Ít nhiều, giới trẻ khi đã trải qua thời THPT nếu chưa có dịp ghi nhớ sâu về tác phẩm văn xuôi “Hai Đứa Trẻ” thì đây cũng là dịp để họ quay trở về tìm lại những kiến thức xưa Quả thực bản thân tôi khi vừa nghe ca khúc đã thực sự ấn tượng bởi giai điệu và trong một khoảnh khắc nào đó, bài hát cũng khiến tôi phải nhớ lại những gì mình đã học ở tác phẩm Sự tinh tế của Phương Mỹ Chi cùng nhà sản xuất còn thể hiện ở việc khéo léo trong sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại đã làm cho ca khúc vốn bị ấn tượng thì lại càng được công chúng cảm kích hơn Nội dung lấy từ tác phẩm văn học truyền thống được thể hiện bởi giọng hát thuần dân ca, ngọt ngào kết hợp với nền nhạc đương đại, mới mẻ là những gì mà bài hát đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả Có thể thấy, Phương Mỹ Chi đã rất nỗ lực trong việc mang tác phẩm vào âm nhạc và thể hiện một cách trọn vẹn theo cách hiểu của mình Thật ra, nếu nói “Hai đứa trẻ” là ca khúc hoàn hảo không có điểm khuyết thì chưa đúng Bởi sự thật, nếu ca khúc này đứng riêng lẻ thì sẽ là một bài hát hay mang nhiều tầng ý nghĩa nhưng nếu đứng trong toàn bộ Album có lẽ cả “Hai đứa trẻ” hay các ca khúc khác như “Bóng phù hoa”, “Chiếc thuyền ngoài sa”, chưa có sự đồng điệu, thống nhất về chủ đề nội dung Vì sự thật, mỗi ca khúc đang thể hiện rất tốt phần mình nhưng khi hòa chung lại chưa có sự mạch lạc 4 Nhận định của cá nhân Ca khúc “Hai đứa trẻ” của Phương Mỹ Chi xét về tổng thể là một ca khúc hay, chỉnh chu về hình ảnh và nội dung Chính người biểu diễn đồng là người sáng tác đang cố gắng truyền tải bài hát theo cách hiểu của mình để mang đến một sản phẩm âm nhạc vừa mang yếu tố thẩm mỹ vừa mang giá trị văn hóa Đây đích thị là bài hát của thế kỷ 21 với chất nhạc điện tử & rap nhưng lại ngập hơi thở nhân văn, lãng mạn rất Tự Lực Văn Đoàn xứng đáng nhận được phản ứng tích cực từ khán giả đại chúng Trên nền tảng thế mạnh dân ca, Phương Mỹ Chi đã biết cách khai thác và kết hợp nguồn tài nguyên âm nhạc hiện tồn để phát huy khả năng của mình Hơn hết, “Hai đứa trẻ” được xem là sản phẩm âm nhạc cách tân nhằm truyền tải các tác phẩm văn xuôi 9 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 vào đời sống một cách dễ dàng hơn Theo nhận định cá nhân tôi, nếu như trước đây số lượng công chúng biết đến và hâm mộ Phương Mỹ Chi chỉ là một bộ phận nhỏ ở độ tuổi thanh thiếu niên và phần lớn là người trung niên, cao tuổi yêu thích thể loại dân ca thì hiện nay, sự ra đời của Album Vũ Trụ Cò Bay đã thực sự giúp cho cái tên Phương Mỹ Chi được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ Trong một bài viết được đăng trên trang web của Hội Âm Nhạc TP Hồ Chí Minh, PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm có kết luận: “Người nghe không tự đến với âm nhạc, người nghe không tự hiểu âm nhạc mà cần được chuẩn bị, được đào tạo (Nguyễn Thị Mỹ Liêm, 2016) Nói như vậy để thấy âm nhạc không chỉ đơn thuần là nghề kiếm ra tiền của một người ca - nhạc sĩ, không phải là món hàng trao đổi giữa người sản xuất với công chúng, nó trước hết phải trả lời câu hỏi là giúp cho người nghe hiểu được cái gì “Không chỉ ở tính đến “bán gì” cho người nghe, mà hãy tính đến tính đến “bản sắc dân tộc”, những vấn đề văn hóa – xã hội mà nền âm nhạc là một tác động, bởi, ai cũng hiểu rõ “văn hóa- xã hội trong âm nhạc” và “âm nhạc trong văn hóa - xã hội” (Nguyễn Thị Mỹ Liêm, 2016) Kết luận Từ tác phẩm văn xuôi truyền thống, “Hai đứa trẻ” đi vào âm nhạc như một cuộc đời thứ hai với những điểm tái sinh, làm mới để trở nên hấp dẫn hơn Xét cho cùng thông điệp truyền tải về một niềm tin, về tương lai tươi sáng được thể hiện xuyên suốt tác phẩm dù ở thể loại văn chương hay âm nhạc cũng đều giúp cho người đọc lẫn người nghe cảm nhận được cái có ích, cái đẹp của nghệ thuật Sự thật là “Yêu cái đẹp là thưởng thức Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật” - Ralph Waldo Emerson 10 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com) lOMoARcPSD|39150642 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2016) Đào tạo người nghe - "Điểm xuất phát" hay "đích đến" của âm nhạc Retrieved from Hội Âm Nhạc TP Hồ Chí Minh: https://hoiamnhactphcm.vn/dao-tao-nguoi-nghe-diem-xuat-phat-hay-dich-den- cua-am-nhac.html 2 Phạm Thị Thu Thảo (2023) Phương Mỹ Chi "kể chuyện" văn học đa sắc bằng âm nhạc Retrieved from Tạp chí điện tử Người Đưa Tin: https://www.nguoiduatin.vn/phuong-my-chi-ke-chuyen-van-hoc-da-sac-bang- am-nhac-a626217.html 3 Tiểu Tân (2023) Văn học được truyền tải qua album “Vũ trụ cò bay” của Phương Mỹ Chi Retrieved from Sài Gòn Giải Phóng Online: https://www.sggp.org.vn/van-hoc-duoc-truyen-tai-qua-album-vu-tru-co-bay- cua-phuong-my-chi-post706121.html 4 Tuấn Minh (2018) Hai tác phẩm lẫy lừng của trường phái âm nhạc ấn tượng Retrieved from Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh: https://www.htv.com.vn/hai-tac-pham-lay-lung-cua-truong-phai-am-nhac-an- tuong 11 Downloaded by ANH BACH (bachvan15@gmail.com)

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w