1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện của sinh viên ngành lữ hành trên địa bàn hà nội

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu Cầu Thực Tập Nghề Nghiệp Thông Qua Du Lịch Tình Nguyện Của Sinh Viên Ngành Lữ Hành Trên Địa Bàn Hà Nội
Tác giả Trần Thị Thùy
Người hướng dẫn Th.S. Phạm Thị Nhạn
Trường học Học viện Phụ Nữ Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thể loại nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,36 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Lý do ch ọn đề tài (9)
  • 1.2. L ị ch s ử nghiên c ứ u v ấn đề (10)
  • 1.3. M ụ c tiêu nghiên c ứ u (11)
    • 1.3.1. M ụ c tiêu chung (11)
    • 1.3.2. M ụ c tiêu c ụ th ể (11)
  • 1.4. Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u (11)
    • 1.4.1. Đối tượ ng nghiên c ứ u (11)
    • 1.4.2. Ph ạ m vi nghiên c ứ u (11)
  • 1.5. Phương pháp nghiên cứ u (12)
  • 1.6. K ế t qu ả nghiên c ứ u (12)
  • 1.1. Du l ị ch (13)
  • 1.2. Du l ị ch tình nguy ệ n (13)
    • 1.2.1. Khái ni ệ m (13)
    • 1.2.2. Đặc điể m c ủ a lo ạ i hình du l ị ch tình nguy ệ n (15)
    • 1.2.3. Vai trò c ủ a lo ạ i hình du l ị ch tình nguy ệ n (16)
  • 1.3. Th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p (19)
    • 1.3.1. Khái ni ệ m (19)
    • 1.3.2. Phân lo ạ i th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p (20)
    • 1.3.3. Vai trò c ủ a th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p (20)
  • CHƯƠNG 2: THỰ C TR Ạ NG NHU C Ầ U TH Ự C T Ậ P NGH Ề NGHI Ệ P THÔNG QUA DU L Ị CH TÌNH NGUY Ệ N C Ủ A SINH VIÊN DU L Ị CH (24)
    • 2.1. Đánh giá thự c tr ạ ng du l ị ch tình nguy ệ n (24)
      • 2.1.1. V ề đối tượ ng khách du l ị ch tình nguy ệ n (24)
      • 2.1.2. Ho ạt độ ng ch ủ y ế u c ủ a du l ị ch tình nguy ệ n (24)
      • 2.1.3. Điểm đế n ph ổ bi ế n c ủ a du l ị ch tình nguy ệ n t ạ i Vi ệ t Nam (25)
      • 2.1.4. Các t ổ ch ức, đơn vị , doanh nghi ệp kinh doanh chương trình du lị ch tình (25)
    • 2.2. K ế t qu ả kh ả o sát chung v ề du l ị ch tình nguy ện đố i v ớ i sinh viên ngành du (26)
      • 2.2.1. Thông tin chung v ề đối tượ ng nghiên c ứ u (26)
      • 2.2.2. K ế t qu ả kh ả o sát v ề nhu c ầ u th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua du l ị ch tình (28)
      • 2.2.3. K ế t qu ả kh ả o sát chung v ề du l ị ch tình nguy ệ n (30)
      • 2.3.1. Nh ậ n th ứ c c ủ a sinh viên v ề th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p (33)
      • 2.3.2. K ỹ năng thự c t ậ p ngh ề nghi ệp đem lạ i (35)
      • 2.3.3. L ợ i ích th ự c t ậ p ngh ề nghi ệp đem lạ i (37)
    • 2.4. Phân tích nhu c ầ u th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua lo ạ i hình du l ị ch tình (39)
      • 2.4.1. Đặc điể m c ủ a sinh viên ngành l ữ hành (39)
      • 2.4.2. Vì sao c ầ n k ế t h ợ p th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p v ớ i du l ị ch tình nguy ệ n (48)
      • 2.4.3. Đánh giá nhu cầ u th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua du l ị ch tình nguy ệ n c ủ a (59)
    • 3.1. Đề xu ấ t gi ả i pháp nâng cao ch ất lượ ng th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua (61)
      • 3.1.1. Đố i v ớ i b ả n thân các b ạ n sinh viên ngành du l ị ch ph ả i trang b ị nh ữ ng ki ế n (61)
      • 3.1.2. Đố i v ới nhà trường nơi các bạ n sinh viên ngành du l ịch đang theo họ c (62)
    • 3.2. Khuy ế n ngh ị xây d ự ng mô hình th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua du l ị ch tình nguy ệ n (62)
    • 3.3. Khuy ế n ngh ị để phát tri ể n du l ị ch tình nguy ệ n b ề n v ữ ng (63)
      • 3.3.1. Đố i v ớ i du khách khi tham gia các ho ạt độ ng du l ị ch tình nguy ệ n (63)
      • 3.3.2. Đố i v ớ i các công ty, doanh nghi ệp đã và đang áp d ụ ng du l ị ch tình nguy ện để phát tri ể n (64)
      • 3.3.3. Đố i v ớ i chính quy ề n thành ph ố và điể m áp d ụ ng du l ị ch tình nguy ệ n (65)

Nội dung

Trang 1 HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM ------ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN TÊN ĐỀ TÀI: NHU CẦU THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP THÔNG QUA DU LỊCH TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VI

Lý do ch ọn đề tài

Du lịch Việt Nam được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, bởi Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú và đem lại nguồn lợi to lớn cho đất nước Khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu du lịch đã trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Du lịch hiện nay còn mang lại cảm giác sống có ý nghĩa hơn, sống không chỉ vì mình, vì bạn bè mà còn vì những người xung quanh, thậm chí cả một cộng đồng không quen biết, những người có thể cách xa ta đến nửa vòng trái đất Những loại hình du lịch “ có trách nhiệm” như vậy đã và đang ngày càng phổ biết trên thế giới và ở Việt Nam Đặc biệt, du lịch tình nguyện là một loại hình thực sự có ý nghĩa trong sự phát triển du lịch bền vững- đã và đang trở thành xu hướng mới của toàn cầu

Thực tập là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo khối ngành du lịch trong đó có chuyên ngành quản trị lữ hành Đây là cơ hội quý giá để sinh viên chuyên ngành quản trị lữ hành được tác nghiệp với các công ty du lịch, các nghiệp vụ hướng dẫn viên, rèn luyện năng lực cho bản thân, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thực bước vào nghề Đợt thực tập sẽ giúp sinh viên lữ hành có điều kiện tiếp cận, cọ sát thực tế sau học phần lý thuyết; đồng thời cũng là dịp sinh viên nắm bắt các hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp lữ hành, học hỏi nghiệp vụ điều hành, nghiệp vụ hướng dẫn, kiểm tra và rèn luyện năng lực của chính bản thân mỗi người Cũng thông qua đợt thực tập, các bạn có dịp rèn luyện kỹ năng chuyên môn; khả năng ứng xử nhạy bén, thông minh; kỹ năng giao tiếp, phẩm chất đạo đức của một người hướng dẫn, điều hành tương lai, đáp ứng tốt nhất yêu cầu rất khắt khe của người hướng dẫn viên nói riêng và xã hội nói chung về một hướng dẫn viên truyền đạt văn hóa đất nước tới du khách Tuy nhiên đa phần các bạn sinh viên khi chuẩn bị đi thực tập đều rất bỡ ngỡ về việc chọn nơi thực tập và những điều cần biết để có thể giao tiếp ứng xử trong môi trường doanh nghiệp Với sinh viên du lịch việc thực tập nghề nghiệp thông qua những hoạt động du lịch tình nguyện là rất cần thiết, qua các hoạt động sinh viên có thêm những kinh nghiệm, bài học liên quan đến chuyên ngành cũng như góp sức giúp đỡ cho cộng đồng địa phương

Nhận thấy việc thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện là một vấn đề mới, cần được các bạn sinh viên quan tâm nên tác giả đã chọn đề tài: “Nhu cầu thực hành nghề nghiệp thông qua hoạt động du lịch tình nguyện của sinh viên du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội.”

L ị ch s ử nghiên c ứ u v ấn đề

Tại Việt Nam, cho đến nay cơ sở khoa học, lý luận về thực tập nghề nghiệp còn tương đối ít Thực tế những lý luận về thực tập nghề nghiệp vẫn còn chưa được rõ nét và chưa được tổng kết một các hệ thống Trong khi đó, việc sinh viên đi thực tập là điều bắt buộc, nhưng làm thế nào để sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học vào trong thực tập là vấn đề khác

Luận án “Phối hợp cơ sơ dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiêp” (2009) của Nguyễn Văn Anh, Viện Khoa học giáo dụng Việt Nam, Hà Nội Trong luận án, đã đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp và thực trạng phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp Miền Trung, đề xuất ba nhóm giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp gồm: Phát triển chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề và tổ chức quá trình dạy học thực hành, thực tập tại doanh nghiệp

Nghiên cứu “Thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên trường cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh” (2018) của Tạ Thị Huyền đã khẳng định thái độ của sinh viên khi đi thực tập trên các mặt nhận thức, xúc cảm- tình cảm, hành động Trong các yếu tố ảnh hưởng dến thái độ đối với hoạt động thực tập, sinh viên cho rằng yếu tố chủ quan về nhu cầu và hứng thú rất ảnh hưởng đén thái độ của họ Còn yếu thố khách quan về tiền hỗ trợ tác động mạnh nhất đến sinh viên

Bài báo “Nâng cao chất lượng thực tập cho sinh viên ngành Việt Nam học” (2018) của Nguyễn Thị Sao đã đưa ra những nhận định và giải pháp để nâng cao chất lượng của đợt thực tập từ phía nhà trường đến sinh viên, từ giáo viên hướng dẫn đến các doanh nghiệp phải có sự quản lý và hướng dẫn giúp sinh viên có được những kiến thức tốt nhất sau kỳ thực tập

Bài báo “Sinh viên nhận lại được gì sau kì thực tập” của Trần Dung Nhi đã khẳng định những vai trò mà sinh viên nhận lại được sau quá trình thực tập là sự tự tin và chủ động, nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm, trải nghiệm trong môi trường làm việc thực tế Mỗi bài học nhận được từ chuyến đi thực tập chính là tài sản, là hành trang quý báu để bạn vững bước trên con đường tương lai của chính mính Đừng lãng phí thời gian thực tập bởi mỗi ngày nó sẽ dạy bạn một bài học, mang đến cho bạn một câu chuyện và cuối cùng là giúp bạn trưởng thành…

M ụ c tiêu nghiên c ứ u

M ụ c tiêu chung

Cung cấp thông tin về du lịch tình nguyện cho sinh viên du lịch đồng thời thúc đẩy sinh viên du lịch tham gia thực tập nghề nghiệp sớm để trau dồi kinh nghiệm.

M ụ c tiêu c ụ th ể

- Cơ sở lý luận: Làm rõ khái niệm du lịch tình nguyện, thực tập nghề nghiệp và lợi ích du lịch tình nguyện, thực tập nghề nghiệp đem lại

- Phân tích nhu cầu thực tập nghề nghiệp của sinh viên khối ngành du lịch

- Đánh giá và phân tích nhu cầu thực tập nghề nghiệp thông qua loại hình du lịch tình nguyện

- Đề xuất những giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện

- Đề xuất xây dựng một chương trình du lịch kết hợp với hoạt động du lịch tình nguyện dành cho sinh viên du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Đối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u

Đối tượ ng nghiên c ứ u

- Đối tượng: Nhu cầu thực tập nghề nghiệp của sinh viên du lịch

- Khách thể nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và các nguồn lực, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi các sinh viên chuyên ngành lữ hành, thuộc ngành quản trị dịch du lịch và lữ hành

+ Sinh viên chuyên ngành lữ hành tại các trường: Đại học Văn Hóa (40 phiếu), Học viện Phụ nữ Việt Nam (40 phiếu), Cao đẳng Du Lịch (40 phiếu), Đại học KHXH&NV

+ Đại diện công ty lữ hành có sinh viên thực tập nghề nghiệp

Ph ạ m vi nghiên c ứ u

- Không gian: Thành phố Hà Nội

- Nội dung: Thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện.

Phương pháp nghiên cứ u

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Số liệu thứ cấp: Nhóm tham khảo từ mạng Internet, các trang nhóm tuyển dụng thực tập về du lịch, tổng quan tài liệu nghiên cứu đã có

- Phương pháp phân tích định lượng: Khảo sát bằng bảng hỏi (phỏng vấn sinh viên ngành du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội)

- Phương pháp phân tích định tính: Phỏng vấn sâu (phỏng vấn đại diện công ty lữ hành, ý kiến chuyên gia)

K ế t qu ả nghiên c ứ u

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hành nghề nghiệp và du lịch tình nguyện

Chương 2: Phân tích nhu cầu thực tập nghề nghiệp thông qua loại hình du lịch tình nguyện

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện

PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNHCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỰC HÀNH NGHỀ

Du l ị ch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư

Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người "đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó."

Theo Luật Du lịch năm 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan )

Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng Có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn, cũng rất phổ biến tại Việt Nam.

Du l ị ch tình nguy ệ n

Khái ni ệ m

Trong tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ để chỉ DLTN như: Volunteer tourism, voluntourism, Volunteer holidays, Volunteer vacations Và cũng có khá nhiều định nghĩa trên thế giới về DLTN của rất nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ đưa ra: Theo từ điển Wikipedia: “Du lịch tình nguyện là cơ hội cho mọi người tạo ra sự khác biệt tích cực trong cuộc sống của những người khác hoặc giúp họ cải thiện và đóng góp vào xã hội, văn hóa, hoặc môi trường khi đi du lịch Nó cũng là cơ hội cho mọi người ở hầu hết các lứa tuổi hòa mình vào đời sống ở nước ngoài đầy thách thức, trải nghiệm nền văn hóa khác một cách trực tiếp và học hỏi nhiều hơn về thế giới xung quanh.” Theo Jason Rolan - giám đốc công ty Bắc –Đông ở Thái Lan:“Du lịch tình nguyện là một loại hình mở rộng của các loại hình du lịch trọn gói theo chuẩn hiện nay Nó sẽ không hoàn toàn thay thế những loại hình đang có mà chỉ thêm vào, góp phần giúp thị trường du lịch ổn định.”

Theo trang web Voluntourism.org định nghĩa: “Du lịch tình nguyện là sự kết hợp lồng ghép giữa dịch vụ liên quan đến tình nguyện ở điểm đến với các yếu tố truyền thống của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, văn hóa, địa lý, lịch sử và giải trí khi đang ở điểm đến”

Tuy nhiên, qua các quan điểm về du lịch tình nguyện của các tác giả nêu trên, nhận thấy việc lựa chọn sử dụng định nghĩa du lịch tình nguyện của tổ chức Peace Corps, tổ chức được coi là người sáng lập ra loại hình du lịch tình nguyện làm cách hiểu du lịch tình nguyện xuyên suốt tại nghiên cứu là phù hợp hơn cả “Rất đơn giản, du lịch tình nguyện là sự kết hợp của hai từ du lịch và tình nguyện Du lịch tình nguyện là sự tổng hợp những yếu tố tốt nhất của lữ hành và du lịch như nghệ thuật, văn hóa, địa lí, các di sản, môi trường tự nhiên và giải trí với cơ hội để giúp đỡ và thúc đẩy điểm đến bao gồm cư dân, điểm tham quan và các yếu tố khác nữa”

Qua đó, tác giả cũng rút ra một số điểm tương đồng trong các định nghĩa DLTN:

- Là một hình thức du lịch mà du khách tham quan đến và tham gia vào các dự án ở cộng đồng địa phương

- Là một nhánh của du lịch phi đại chúng, du lịch thay thế

- Các dự án này thường việc thiết kế cho khách du lịch tình nguyện làm công việc bảo tồn hoặc công việc phát triển Các công việc bảo tồn có thể là đi đến các địa điểm khác nhau ở vùng địa lý khác nhau như Châu Phi, Châu Á và Nam Mĩ giúp các vấn đề môi trường, động vật Công việc phát triển thường là các trợ giúp về y tế, tham gia phát triển kinh tế, xã hội và giúp bảo tồn di sản, văn hóa

Đặc điể m c ủ a lo ạ i hình du l ị ch tình nguy ệ n

 Đặc điểm về du khách

Khách du lịch tình nguyện thường được yêu cầu phải có thời gian rỗi và tiền để chi tiêu cho những sự nỗ lực phát triển bền vững Khách du lịch tình nguyện thường trả một khoản nhiều hơn khách du lịch trung bình phải trả cho một kỳ nghỉ khi đến với một địa điểm tương đương

Thị trường du lịch tình nguyện bao gồm các du khách từ nhiều nhóm nhân khẩu học và đặc điểm cá nhân Các học sinh trường cấp 3 và các sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng là thành phần chính của thị trường Điều này lý giải tại sao ngày càng nhiều những chương trình phát triển tuổi trẻ được tích hợp trong các chương trình tình nguyện

Ví dụ như tổ chức phi lợi nhuận YCI (Youth Challenge International), cung cấp các cơ hội hơn 4.000 người trong độ tuổi từ 17 đến 25 ở khắp nơi trên thế giới để làm việc với những dự án khác nhau trên 30 quốc gia

 Đặc điểm về điểm đến

Những nơi phù hợp với loại hình du lịch tình nguyện thường là những vùng có điều kiện kinh tế còn hạn chế, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên những vùng này phải có sự hấp dẫn lôi cuốn du khách bởi các yếu tố về mặt tự nhiên cũng như về các nét văn hóa độc đáo và đặc sắc Mặt khác, những nơi trong thành phố cũng là điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch này, ví dụ như: trung tâm bảo trợ, những ngôi làng thuộc phạm vi ngoại thành (với những di tích nổi tiếng và phong cảnh đẹp) …

 Sự tham gia vì cộng đồng

Tham gia loại hình du lịch này là cách để du khách tiếp cận trực tiếp với các đối tượng thực sự cần được giúp đỡ, từ sự tiếp cận đó du khách có thể sẽ thay đổi cách nghĩ của mình bằng cách họ sẽ tham gia vào các hoạt động mang tính tình nguyện để mang đến cho cộng đồng những điều thực sự tốt đẹp

 Sự trải nghiệm, học hỏi

Du khách được học hỏi các kỹ năng sống thông qua các hoạt động tình nguyện, cảm thấy chuyến hành trình của mình thật sự có ý nghĩa và bổ ích, không chỉ được du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên mà du khách còn học được nhiều điều từ chính việc làm tình nguyện của mình như: biết cách chăm sóc người khác, biết sống vì cộng đồng và đặc biệt hơn là biết cách đi du lịch một cách có trách nhiệm, góp phần phát triển du lịch một cách bền vững

1.2.2.5 Sự tương tác/trao đổi

Người dân địa phương và du khách trao đổi một cách trực tiếp với nhau thông qua các hoạt động tình nguyện và các hành vi tiêu dùng dịch vụ du lịch tại điểm đến, điều này sẽ giúp cho người dân và du khách hiểu về nhau hơn, thu ngắn khoảng cách giữa du khách và cư dân bản địa.

Vai trò c ủ a lo ạ i hình du l ị ch tình nguy ệ n

Khi tham gia một chương trình du lịch có sự kết hợp với các hoạt động tình nguyện, du khách có cơ hội được khám phá những điều mới mẻ và lý thú tại điểm đến, được nghỉ ngơi, thư giãn sau những ngày làm việc và học tập căng thẳng Mặt khác cũng có cơ hội được hòa mình với cuộc sống của cư dân bản địa tại điểm đến du lịch, điều này thực sự mang lại ý nghĩa cho chuyến hành trình hành trình của du khách Một tỷ lệ lớn những người trải nghiệm công tác tình nguyện trong kỳ nghỉ đều cảm thấy yêu thích và tình nguyện làm công tác này lâu dài, hơn thế nữa, họ cho rằng cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn khi chuyến du hành của họ góp phần vào sự phát triển của cộng đồng

Các hoạt động tình nguyện của du khách trong chuyến hành trình thực sự có ích, lợi ích giữa người dân địa phương và du khách, trong khi mang lại sự phát triển cộng đồng, thì chính du khách được trải nghiệm một sự tương tác trực tiếp với ngưới dân bản địa, từ đó tạo ra những thay đổi về các giá trị, ý nghĩa, và cách sống của họ Đó là một tác động đáng kể đối với sự phát triển cá nhân Họ thường cảm thấy có quyền lực, cảm thấy rằng họ làm được một sự khác biệt và trở nên tự tin hơn về những suy nghĩ và niềm tin của họ

Du lịch tình nguyện cũng là cách để du khách tự chăm sóc bản thân Bởi lẽ, hầu hết mọi người đều cảm thấy hài lòng khi giúp đỡ người khác, theo các nghiên cứu khoa học, chính hoạt động tình nguyện đã tạo ra những lợi ích lành mạnh, giảm buồn chán, tăng cường cảm giác phấn khởi, giảm những cơn đau kinh niên Các khảo sát cũng cho thấy những cơn đau đớn về thể chất, cảm giác thất vọng và bất ổn nói chung đều giảm ở những người thường xuyên tham gia hoạt động tình nguyện

Các hoạt động tình nguyện trong chương trình du lịch còn giúp cho du khách có thêm được những hiểu biết nhất định về các giá trị văn hóa truyền thống cũng như các phong tục đặc trưng của cư dân bản địa, thông qua việc, các du khách tham gia hỗ trợ vào các hoạt động thường ngày của người dân

Có thể nói du lịch tình nguyện ra đời góp phần làm thay đổi ý thức của du khách khi tham gia chương trình du lịch tình nguyện, họ sẽ đi du lịch một cách có trách nhiệm hơn, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ các đối tượng tham quan, từ đó du lịch sẽ phát triển bền vững hơn

Việc đi du lịch kết hợp với các hoạt động tình nguyện giúp cho du khách có được những trải nghiệm chân thực hơn, tăng cường kiến thức và tương tác với những nét văn hóa khác nhau tại các điểm đến khác nhau

Ngoài ra, cũng theo trang Web về DLTN nổi tiếng trên thế giới, người ta thống kê được “10 lý do hàng đầu đi du lịch tình nguyện ở mức độ cá nhân”, đó là:

1 Thư giãn do được làm một việc khác hoàn toàn so với công việc hàng ngày

2 Đem đến nụcười cho người khác

3 Có kinh nghiệm trực tiếp sống và làm việc trong môi trường văn hóa khác

4 Các kỹ năng của bạn sẽ trở lên nhạy bén do phải làm việc với người khác theo cách này, cách kia

5 Đi tình nguyện với gia đình và điều này làm sâu sắc hơn mối quan hệ với những người bạn yêu thương

6 Trở thành người chiến thắng trong các dự án cộng đồng nhóm và đạt được kĩ năng lãnh đạo

7 Được gặp những người cùng cách nghĩ với bạn trong chuyến đi

8 Có được quan điểm mới trong cuộc sống bởi được tiếp xúc với những người kém may mắn hơn

9 Ban phúc và được ban phúc: Nhiều “tình nguyện viên” biết trân trọng những gì mà họ có sau khi tham gia các chuyến tình nguyện

10 Giảm cân và tránh được những dư thừa trong cơ thể

Sơđồ 1.1 Sơ đồ đầu ra đầu vào của DLTN

Lợi ích của du lịch tình nguyện đối với cộng đồng người dân tại điểm đến là rất lớn Các hoạt động tình nguyện của du khách có thể giúp thực hiện các mục tiêu như xóa đói giảm nghèo, nâng cao sức khỏe, bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản thế giới,…Các việc làm cụ thể của các hoạt động này như: khôi phục lại nhà cửa sau thiên tai, dịch bệnh; đào tạo kỹ năng sống và làm việc cho người thất nghiệp; bồi dưỡng kiến thức cho trẻ em nghèo ở các vùng quê; hay đơn giản chỉ là những hành động hết sức thường ngày như: nhặt rác tại bãi abiển; tới thăm và tặng quà các cụ già, những trẻ em bị bỏ rơi ở các trung tâm bảo trợ

Lợi ích cho cá nhân hoặc gia đình: Lưu trú tại nhà dân mang lại doanh thu trực tiếp chuyển tới gia đình, đòi hỏi người dân phải có những kỹ năng quản lý phù hợp Cộng đồng địa phương nhờ thế cũng sẽ hưởng lợi thông qua những khoản doanh thu trực tiếp cho các thành viên của cộng đồng Hơn nữa, việc nâng cấp nơi ở thường xuyên giúp giảm thiểu được chi phí Đối với góc độ quản lý nhà nước: Giúp giảm thiểu sự “rò rỉ” doanh thu từ du lịch ra ngoài đất nước, tránh căng thẳng xã hội và bảo tồn những giá trị truyền thống địa phương Với những nước công nghiệp hóa, đây là loại hình du lịch rất lý tưởng với những du khách muốn có mỗi quan hệ gần gũi với người dân địa phương

Du lịch tình nguyện là hình thức du lịch mang những ý nghĩa hết sức nhân văn, không những thế loại hình du lịch này còn có tương tác qua lại với các yếu tố khác để góp phần làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp

Du lịch tình nguyện là loại hình du lịch thể hiện tình nhân đạo, tinh thần đoàn kết của những người cùng chung sống trong một đất nước, hoạt động tình nguyện giúp cho những con người ở những tầng lớp khác nhau gần lại với nhau hơn

Tham gia chương trình du lịch tình nguyện du khách được chung sống cùng cộng đồng địa phương tại điểm đến, tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu những nét văn hóa sinh hoạt hằng ngày đặc sắc và độc đáo của cư dân địa phương

Du khách được học hỏi cũng như tích lũy được thêm các kỹ năng mềm nhằm giúp bản thân phát triển một cách toàn diện hơn

Các hoạt động trong chương trình du lịch tình nguyện góp phần chia sẻ những khó khăn của cộng đồng, mang đến cho cộng đồng cuộc sống tươi đẹp hơn

Du lịch tình nguyện cũng là hình thức để du khách được thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của mình đến những số phận kém may mắn trong xã hội, giúp họ phần nào tự tin hơn trong cuộc sống

Du lịch tình nguyện góp phần làm cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn

Một trong những mục tiêu của du lịch bền vững là cải thiện đời sống của người dân địa phương, du lịch tình nguyện là loại hình du lịch đã phần nào làm được điều đó, góp phần phát triển du lịch một cách bền vững trong tương lai.

Th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p

Khái ni ệ m

Theo định nghĩa của Đại tự điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên): “Thực tập là làm trong thực tế để áp dụng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn: sinh viên đi thực tập ở nhà máy, sau đợt thực tập phải nộp tổng kết, báo cáo cho nhà trường.”

“Thực tập sinh là người được cử đến các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu để làm việc, để trau giồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ”

Thực tập (stage) theo định nghĩa của từ điển LaRousse thì đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, được yêu cầu đối với học viên theo học một số nghề (Thực tập luật sư, thực tập sư phạm), cũng là giai đoạn mà một người phải tạm thời đến làm việc tại doanh nghiệp để hoàn tất chương trình đào tạo

Những định nghĩa nêu trên đã khẳng định thực tập là khoảng thời gian được sử dụng để học một nghề nào đó từ môi trường thưc tế…

Còn theo quan điểm của tôi thì: “Thực tập là quá trình cung cấp kinh nghiệm thực tế cho người học chuẩn bị bắt đầu một nghề nghiệp mới, là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với môi trường xã hội thực tiễn Mục tiêu của thực tập nhằm đào tạo những điều kiện cho sinh viên cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài.”

Phân lo ạ i th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p

Trong chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, đại học, thực tập được coi làm môn học chính thức, bắt buộc và đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả các sinh viên Thực tập có nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hai hình thức chính gồm: Thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp

Thực tập nhận thức: Kỳ thực tập được tiến hành sau khi SV vào trường hoặc sau một năm học Mục đích của đợt thực tập này là giúp SV bước đầu tiếp xúc và làm quen với môi trường doanh nghiệp, thực hiện những công việc mà người hướng dẫn tại doanh nghiệp giao trong phạm vi những kiến thức đã được trang bị ở cuối năm nhất

Thực tập tốt nghiệp: Việc thực tập được tiến hành khi SV học hết năm thứ ba Ở giai đoạn này, SV có thể độc lập xử lý, giải quyết công việc mà không cần có sự chỉ đạo của người hướng dẫn SV tiếp tục vận dụng những kỹ năng chuyên môn và những kiến thức hỗ trợ đã được học ở trường vào công việc thực tế Có thể phát hiện được những vấn đề còn vướng mắc của doanh nghiệp để từ đó, vận dụng một cáchlinh hoạt, sáng tạo những kiến thức đã được học, đề xuất các biện pháp cải thiện để giúp cho công việc được trôi chảy, hiệu quả hơn Trong kỳ thực tập này SV cũng có thể được giao thực hiện một đề tài Phần lớn những đề tài này đã được doanh nghiệp hướng dẫn, giúp SV có tư liệu, dữ kiện để thực hiện.

Vai trò c ủ a th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p

Thực tập nghề nghiệp làm một phần quan trọng trong chương trình học chính khóa ở trường, giữ một vai trò quan trọng trong việc đào tạo những kỹ thuật viên lành nghề, có thể thao tác được trong thực tế Đây là khoảng thời gian SV được nhà trường giới thiệu hoặc SV tự tìm một công ty, doanh nghiệp và đến đó làm việc như một nhân viên thực thụ SV phải chấp hành mọi quy định của nơi thực tập, được nơi tiếp nhận theo dõi, quản lý và đánh giá SV sẽ sẽ được phân công thực hiện những công việc cụ thể theo chuyên ngành được đào tạo Tùy khả năng thích nghi, mức độ hoàn thành công việc và năng lực của bản thân mà SV có thể đảm nhận những công việc đơn giản hoặc phức tạp

Nâng cao và hoàn thiệnkỹnăngmềm

Dù số ít trường đại học có tổ chức các chương trình hay bộ môn kỹ năng mềm nhưng còn nặng về lý thuyết Kỹ năng mềm chỉ được nâng cao và hoàn thiện dần trong thực tiễn cuộc sống, trong môi trường làm việc

Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm trong khi thực tập công sở, sinh viên sẽ dần dần trau dồi và rèn luyện, hoàn thiệnkỹ năngmềm bản thân Không thể phủ nhận ngoài kết quả học tập, kỹ năng mềm sẽ là nhân tố quan trọng không kém giúp sinh viên có cơ hội việc làm, phát triển sau này

Trải nghiệm trong môi trường làm việcthựctế

Từ năm nhất đến hết năm thứ ba đại học, phần lớn thời lượng học trên giảng đường là thời gian sinh viên tiếp nhận, trau dồi kiền thức chuyên ngành Thực tập là một bộ môn (có số tín chỉ nhất định) trong chương trình đàotạo mà sinh viên phải hoàn thành như một môn học

Thời gian thực tập chính là cơ hội để sinh viên trực tiếp áp dụng những kiến thức trong nhà trường vào môi trường làm việc thực tiễn Một môi trường công sở sẽ rất khác khi ngồi trên ghế giảng đường thu nhận kiến thức Dù ở vị trí là thực tập sinh song sinh viên sẽ phải hoàn thành công việc được giao phù hợp với năng lực và yêu cầu hoàn thành như một nhân viên

Cơ hộiviệc làm và khảnăng phát triển

Thời gian thực tập tại cơ quan, công sở cũng là khi sinh viên được làm quen với môi trường mới, con người mới và công việc mới Mối quan hệ được mở rộng, khi năng lực bản thân được thể hiện qua vị trí làm và có cống hiến tốt chắc chắn sẽ được đền đáp Không ít sinh viên được giữlại làm việctại công ty, trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc thời gian thực tập đó Và khi đã có thời gian rèn giũa lúc thực tập, sinh viên, và giờ là nhân viên chính thức ấy, sẽ phát triển thuận lợi hơn, cơ hội thăng tiến cũng nhiều hơn

Có thể nói thời gian thực tập đại học khá ngắn ngủi, chỉ một vài tháng song có ý nghĩa quan trọng khi vừa giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng, năng lực mà còn mở ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Hãy luôn trân trọng và hoàn thiện thật tốt kỳ thực tập trong đời sinh viên bạn nhé

Toàn bộ chương 1 cho thấy các khái niệm cơ bản về du lịch, du lịch tình nguyện, thực tập nghề nghiệp; các đặc điểm của DLTN, phân loại DLTN; vai trò của DLTN, vai trò của thực tập nghề nghiệp, giúp chúng ta hiểu được những cơ sở căn bản nhất của thực tập nghề nghiệp và du lịch tình nguyện

Toàn bộ những điều trên là những cơ sở để đưa ra những lý luận chung tạo nền móng cho việc nghiên cứu đề tài một các đúng đắn, khoa học và thêm phong phú Không những vậy nó còn là cơ sở lý thuyết cho các nghiên cứu thực tiễn được thực hiện ở chương 2 và chương 3 Ngoài ra, việc đưa ra những lý trên còn góp phần củng cố và khẳng định lại một lần nữa nhu cầu thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện tới độc giả cũng như tới các cấp chính quyền về việc phát triển du lịch tình nguyện trong thời gian tới.

THỰ C TR Ạ NG NHU C Ầ U TH Ự C T Ậ P NGH Ề NGHI Ệ P THÔNG QUA DU L Ị CH TÌNH NGUY Ệ N C Ủ A SINH VIÊN DU L Ị CH

Đánh giá thự c tr ạ ng du l ị ch tình nguy ệ n

Du lịch tình nguyện tại Việt Nam đã phát triển ở một mức độ nhất định so với du lịch tình nguyện trên thế giới Để đánh giá rõ thực trạng phát triển du lịch tình nguyện, sẽ đánh giá trên 4 vấn đề cơ bản :

2.1.1 Vềđối tượng khách du lịch tình nguyện Đều là những trí thức, hoặc sinh viên, hoặc những người có cuộc sống khá tiện nghi và sung túc: từ giáo viên, chuyên viên công nghệ thông tin, đến giám đốc, doanh nhân nhưng khi tham gia du lịch tình nguyện, đều dễ dành thích nghi và hài lòng với cuộc sống đạm bạc Cũng như các loại hình du lịch khác, đối tượng khách DLTN tại Việt Nam chủ yếu được chia thành hai đối tượng cơ bản là khách du lịch nội địa và du lịch quốc tế Đối với khách DLTN nội địa: DLTN là một loại hình du lịch mới mẻ trên thế giới, chưa phổ biến ở Việt Nam Thị trường khách DLTN trong nước hiện tại chủ yếu vẫn là thanh niên (tuổi từ 18 – 25), nhiều du khách là sinh viên đại học vừa tốt nghiệp muốn tham gia DLTN quốc tế nhằm tích lũy kinh nghiệm, trang bị thêm hành trang trước khi chính thức đi làm Đối với khách du lịch tình nguyện quốc tế: Khách DLTN nước ngoài chủ yếu đến từ các nước có nền kinh tế phát triển như các nước: Anh Pháp Đức, Nhật Tuy nhiên thị trường khách du lịch quốc tế cũng đang ngày được mở rộng Ngày càng có nhiều khách du lịch đến từ các nước có nền kinh tế khác nhau từ Châu Âu, Châu Á cho đến Châu Mỹ Đối với thị trường khách DLTN quốc tế, ngoài tập khách du lịch ở độ tuổi thanh niên, Việt Nam đã chú ý khai thác một thị phần khách hàng tiềm năng: đó là những người nghỉ hưu và nghỉ phép Đây là một thị phần khách quan trọng, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội to lớn vì họ là những người có thời gian rảnh rỗi, lại có thu nhập cao và nỗ lực trong công tác làm tình nguyện, quan tâm sâu sắc đến đời sống của cộng đồng và ý thức được trách nhiệm với xã hội

2.1.2 Hoạt động chủ yếu của du lịch tình nguyện

Bao gồm hoạt động bảo tồn thiên nhiên, hoạt động phát triển xã hội, họa động bổ sung khác

 Hoạt động bảo tồn thiên nhiên

Là những đóng góp về sức lao động, trí tuệ, vật chất và tinh thần cho việc bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn sinh thái tại điểm đến

- Tham gia bảo vệ môi trường biển ở các điểm du lịch nổi tiêngs đang có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường như dọn rác ở Sầm Sơn hay ở những vùng sinh thái biển bị ô nhiễm

- Tổ chức hoạt động du lịch kết hợp với hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm đến như trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy, hạn chế rác thải nhựa bảo vệ bảo tồn khu sinh thái động vật quý hiếm ở VQG Cúc Phương, VQG Xuân Sơn

 Hoạt động phát triển xã hội

Là những đóng góp về sức lao động, trí tuệ và tinh thần cho các việc phát triển các làng nghề dân tộc miền núi, những vùng sâu, vùng xa – nơi mà kinh tế còn nhiều khó khăn

- Du lịch kết hợp với khám chữa bệnh cho những dân nghèo

- Tham gia dự án xây dựng trường học, tu sửa lớp, nhà ở cho các em nhỏ, xây trạm xá, cầu đường, giúp đỡ các hộ gia đình, phát triển cộng đồng

- Tặng quà cho các trẻ em miền núi như quần áo, sách vở, đồ dùng học tập

- Du lịch về với vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt

- Du lịch giúp đỡ các dân tộc thiểu số, các vùng ảnh hưởng của chiến tranh

2.1.3 Điểm đến phổ biến của du lịch tình nguyện tại Việt Nam

Thực tế cho thấy điểm đến của hoạt động du lịch tình nguyện nước ta có thể là khắp mọi miền đất nước nhưng đặc điểm chung của nơi đến trong chương trình du lịch là những nơi có cá nhân, tập thể hay cộng đồng đang gặp khó khăn cần sự giúp đỡ như:

- Trại trẻ mồ côi, trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật nơi có trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: mồ côi, bị bỏ rơi, lang thang, khuyết tật

- Nạn nhân chất độc da cam, người khiếm thị, khuyết tật

- Viện dưỡng lão, người già neo đơn, các mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình nghèo

- Vùng sâu vùng sa, dân tộc thiểu số nghèo hay các vùng bị thiên tai, vùng nông thôn nghèo nàn, lạc hậu

2.1.4 Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chương trình du lịch tình nguyện tại Việt Nam

 Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ

Hiện nay ở Việt Nam đã có những tổ chức phi chính phủ đã tổ chức loại hình DLTN cho du khách quốc tế đến Việt Nam và bước đầu thu hút được những thành công đáng kể Một trong những tổ chức đầu tiên thực hiện chương trình du lịch kết hợp với tình nguyện ý nghĩa này có thể kể đến như: văn phòng chương trình Giáo Dục trao đổi Văn hóa Quốc tế và Tình nguyện tổ chức UNESCO, tổ chức VFCD – một tổ chức Tình nguyện quốc tế vì sự phát triển cộng đồng và giáo dục môi trường Các tổ chức đã tạo điều kiện rất tốt cho khách du lịch quốc tế muốn dến Việt Nam làm công việc tình nguyện, họ có thểđăng ký tham gia các dự án/chương trình DLTN ngắn ngày hoặc dài ngày tùy theo nhu cầu sở thích và điều kiện của mình

 Các doanh nghiệp lữ hành

Trước xu hướng du lịch trong nước và trên thế giới, nhiều doanh nghiêp lữ hành Việt Nam cũng đã nỗ lực tiến hành khai thác loại hình du lịch này trong thời gian qua, nhằm khai thác nguồn khách mới, đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Một cách gián tiếp hoặc trung gian, các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam vẫn là nơi phát huy khả năng đa chức năng của mình có thể dứng ra hay trỏe thành một điểm tin cậy, giúp khách DLTN có nhu cầu giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, phát triển cộng đồng không phải lo ngại đến sự trung thục của quỹ này hay quỹ khác, tổ chức này hay tỏ chức khác

Hiện nay, ở Việt Nam có một số đơn vị kinh doanh lữ hành đã và đang tổ chức loại hình DLTN như: Phượt Thiện Nguyện Việt Nam, Du lịch Tình nguyện VEO (Volunteer For Education)

K ế t qu ả kh ả o sát chung v ề du l ị ch tình nguy ện đố i v ớ i sinh viên ngành du

2.2.1 Thông tin chung vềđối tượng nghiên cứu

- Số phiếu phát ra: 165 phiếu

- Số phiếu thu về: 158 phiếu

- Số phiếu hợp lệ: 150 phiếu

- Số phiếu không hợp lệ: 8 phiếu (do sinh viên không đưa lại mẫu phiếu và chưa điền xong phiếu)

Từ chối cung cấp thông tin 3 2 Đối tượng

Sinh viên Học Viên phụ nữ Việt Nam 40 26,7 Đại học Văn Hóa 57 38

1 Đại học khoa học Xã hội và nhân văn 15 10

Bảng 2.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Số bảng hỏi được phân bố khá đều ở 4 đối tượng: Học việnPhụ nữ Việt Nam (40 đối tượng chiếm 26,7%), Đại học Văn Hóa ( 57 đối tượng chiếm 38%), Đại học khoa học xã hội và nhân văn (15 đối tượng chiếm 10%), Cao đằng du lịch (30 đối tượng chiếm 20%), các trường khác (Cao đẳng thương mại và du lịch, Đại học Thương Mại) (8 đối tượng chiếm 5,3%) trong tổng số đối tượng được điều tra, khảo sát

Học viện Phụ Nữ Việt Nam Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Đại học Văn hóaCao đẳng du lịchTrường khác

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ đối tượng sinh viên du lịch khảo sát trên địa bàn TP Hà Nội (đơn vị:%) 2.2.2 Kết quả khảo sát về nhu cầu thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện tại Tổ chức Giáo dục Voluteer For Education (VEO)

2.2.2.1 Giới thiệu công ty VEO

Tổ chức V.E.O là tổ chức cộng đồng mạng lưới kết nối các tình nguyện viên trên toàn thế giới nhằm chung tay giúp đỡ những đối tượng khó khăn thông qua các chương trình giáo dục của tổ chức Với sứ mệnh phát triển con người thông qua các chương trình hỗ trợ giáo dục, V.E.O nhằm mang đến những lợi ích lâu dài và mang lại cơi hội nghề nghiệp và một cuộc sống phát triển ổn định cho những đối tượng người yếu thế trong xã hội và cộng đồng dân cư nghèo trên toàn lãnh thổ Việt Nam và quốc tế

Chúng tôi tin tưởng rằng Giáo dục là yếu tố thiết yếu trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt những người trong một cộng đồng dân tộc Kỹ năng công việc tốt hơn, kiến thức tốt hơn sẽ mang lại cho họ một cơ hội tốt hơn trong sự nghiệp và cuộc sống Do đó, bằng cách cung cấp các chương trình giáo dục phi chính quy với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, chúng tôi muốn tạo ra một cơ hội cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn,từ đó đạt được mục tiêu cuối cùng của một cuộc sống bền vững trong tay của chính họ trong tương lai

 Tầm nhìn Định hướng của VEO trong tương lai là trở thành mạng lưới lớn nhất kết nối người trẻ cống hiến vì cộng đồng trên toàn thế giới

Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp giáo dục phi chính quy cho cộng đồng địa phương, đặc biệt là người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng dân tộc vùng sâu vùng xa Chúng tôi dạy và đào tạo cho họ những kiến thức và các kĩ năng công việc cần thiết cho một cuộc sống tốt Đồng hành cùng họ trong những dự án phát triển cộng động, tạo cơ hội việc làm và thu nhập bền vững Chúng tôi luôn nỗ lực để cải thiện các cơ sở giáo dục như trường học, trung tâm địa phương và nhà cộng đồng để xây dựng một môi trường học tập tốt hơn Chúng tôi cũng nỗ lực phát triển các hình thức kinh doanh nhỏ ở địa phương và nghề nghiệp bằng cách cung cấp các kỹ năng, công cụ và hỗ trợ thực sự trong việc tìm kiếm đối tác và trực tiếp phát triển những dịch vụ địa phương, mà cụ thể ở đây là du lịch cộng đồng

Bên cạnh việc giúp đỡ người dân địa phương, một mục tiêu khác của V.E.O là tạo cơ hội cho các tình nguyện viên cơ hội trải nghiệm văn hóa đặc trưng của địa phương, một trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất các tình nguyện viên đặt chân đến.

VEO hướng tới 3 mục đích chính là cung cấp dịch vụ du lịch thuần túy cho khách hàng, mang đến những cơ hội trải nghiệm, phát triển bản thân cho đối tượng thanh thiếu niên và hỗ trợ cộng đồng Trong các chuyến trải nghiệm du lịch do VEO tổ chức, du khách sẽ dành 50% cho hoạt động cộng đồng gồm giáo dục, hỗ trợ sửa chữa điện, đường, trường, trạm, quảng bá du lịch địa phương VEO đã thực hiện các dự án vì cộng đồng tại Bản Cỏi (Phú Thọ), Sa Pa, Thác Bà (Yên Bái), Hà Thành (Hà Giang), biển Quy Nhơn Có đến 70% lợi nhuận hàng năm được VEO tái đầu tư cho các dự án, chương trình cộng đồng tại các địa phương, điểm du lịch VEO đã thu hút gần 14.000 tình nguyện viên du lịch thường xuyên tham gia vào hoạt động của các dự án Đối tượng khách hàng của VEO chủ yếu là các bạn trẻ 18 – 24 tuổi, trong đó khoảng 10% khách hàng là du khách nước ngoài

2.2.2.2 Thực trạng thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện tại VEO

Với đội ngũ nhân sự trẻ nên việc sinh viên đến thực tập tại đây khá nhiều Đối tượng khách ởđây chủ yếu là các bạn trẻtrong độ tuổi từ 18 – 24 tuổi nên đội ngũ HDV cũng đều là các bạn trẻ

Tuy nhiên, vì đa phần các tình nguyện viên du lịch chưa trang bị hoặc chưa được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về y tế, sư phạm, tâm lí, hay một lĩnh vực nào đó chuyên môn để có thể hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng địa phương một cách hiệu quả Hay nói một cách khác, nếu tham gia các hoạt động du lịch tình nguyện mà thiếu những kĩ năng cơ bản cần thiết để thực hiện công tác thì những du khách này cũng chỉ là nguồn nhân lực du lịch chưa có tay nghề Bên cạnh đó còn chưa kể đến một thực tế đang tồn tại đó là tình nguyện viên từcác nước phát triển đến du lịch tại các nước đang phát triển hoặc từ thành thị đến các vùng sâu vùng xa có thể gián tiếp lấy mất công việc của những lao động có kĩ năng nghề tại điểm đến

Anh Phạm Quang Trường – người trực tiếp quản lý các sinh viên thực tập tại đây cho biết: “Đa số các bạn sinh viên đến đây thực tập đều rất nghiêm túc trong công việc, các bạn đều chủ động tìm việc để làm, luôn hòa đồng với mọi người Tùy từng mùa du lịch khác nhau để phân công công việc, có đợt các bạn sinh viên sẽ được đi hướng dẫn cùng với các anh/chị có kinh nghiệm để học hỏi kiến thức cũng như cách dẫn đoàn đi trải nghiệm Có đợt các bạn sẽ được phân việc lên chương trình du lịch, chỗ nào không hiểu sẽđược các anh/chị giải đáp Trung bình một năm có khoảng 30 – 40 bạn đăng ký đến thực tập tại công ty, sau khi kết thúc thực tập một số bạn cảm thấy thích công việc tình nguyện này sẽ xin ở lại làm Công ty luôn hoan nghênh các bạn và giữ các bạn ở lại Nhìn chung, Anh thấy các bạn sinh viên bây giờnăng động hơn và tựđi xin thực tập từ năm 2, năm 3 để tích lũy kinh nghiệm Rất đáng khen, vì nhiều doanh nghiệp họ yêu cầu ứng viên phải có 2 – 3 năm kinh nghiệm mà sinh viên mới ra trường thì lấy kinh nghiệm ở đâu? Chính là ở khoảng thời gian thực tập này Anh hy vọng sau này sẽ có nhiều bạn thích và yêu mến DLTN hơn nữa cũng như chọn DLTN làm nơi để thực tập nghề nghiệp vừa giúp bản thân và giúp cộng đồng”

2.2.3 Kết quả khảo sát chung về du lịch tình nguyện

2.2.3.1 Mức độ biết đến du lịch tình nguyện

Trong 150 đối tượng khảo sát, có tới 137 đối tượng đã từng biết đến loại hình du lịch tình nguyện chiếm 91,3% Có 13 đối tượng chưa biết đến loại hình này chiếm 9,7% Lý do 13 đối tượng này không biết đến loại hình du lịch này vì các bạn là những sinh viên năm nhất mới vào đại học nên chưa biết nhiều về kiến thức chuyên ngành du lịch, một số bạn là vì không thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội nên không biết đến Đa số các bạn sinh viên được khảo sát biết đến vì họ đều đã từng tiếp xúc các chương trình tình nguyện qua các tổ chức, CLB tình nguyện nên các bạn biết du lịch tình nguyện là gì

Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ sinh viên đã từng biết và chưa từng biết đến loại hình du lịch tình nguyện (đơn vị:%)

2.2.3.2 Mức độ tham gia du lịch tình nguyện

Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện mức độ đi du lịch tình nguyện của sinh viên du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Theo như biểu đồ trên thì số các bạn sinh viên chưa từng tham gia du lịch tình nguyện chiếm thiểu số (21%), số các bạn sinh viên đi từ 1 – 2 lần chiếm đa số (57%), số các bạn đi từ 3 – 5 lần chiếm 16%, còn lại là các bạn đã đi trên 5 lần chiếm 6% Những con số này cho thấy mức độ tham gia du lịch tình nguyện từ 1 –2 lần là cao nhất, mức độ tham gia trê n5 lần là ít nhất Điều này có những lý do sau để giải thích:

- Hầu hết các bạn đều là sinh viên nên thời gian dành cho học tập chiếm đa số thời gian, đó là những lúc các bạn học trên giảng đường, thời gian các bạn tự học và thời gian để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học tập

- Với những bạn sinh viên sống xa nhà, điều kiện kinh tế lại hạn chế, cho nên ngoài thời gian học tập thì các bạn dành thời gian cho công việc làm thêm

2.2.3.3 Cách thức tham gia du lịch tình nguyện

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện cách thức tham gia du lịch tình nguyện của sinh viên ngành du lịch tại Hà Nội.

Qua biểu đồ ta có thể thấy, tỷ lệ sinh viên tham gia chương trình du lịch tình nguyện đa số là từ nhà trường chiếm 46%, tỷ lệ sinh viên tham gia thông qua bạn bè hoặc tự đi chiếm 37%, tỷ lệ sinh viên tham gia thông qua các công ty lữ hành chiếm 17% Sở dĩ, sinh viên tham gia du lịch tình nguyện qua Nhà trường nhiều do xuất phát từ các chuyến thực tế, thực tập mà nhà trường sắp xếp Những địa điểm mà nhà trường chọn thường gắn liền với du lịch trải nghiệm để giúp sinh viên có thể học hỏi kiến thức cũng như giúp đỡ địa phương nơi đến

2.3 Phân tích kết quả khảo sát về nhu cầu thực tập nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành lữ hành

Công ty lữ hành nhà trường

Tự đi, bạn bè giới thiệu

2.3.1 Nhận thức của sinh viên về thực tập nghề nghiệp

2.3.1.1 Nên đi thực tập hay không

Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên nhận thấy cần hay không cần việc thực tập nghề nghiệp (đơn vị: %)

Phân tích nhu c ầ u th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua lo ạ i hình du l ị ch tình

2.4.1 Đặc điểm của sinh viên ngành lữ hành

Có môi trường làm việc thực tế

Mạng lưới công việc Xây dựng một CV đẹp

Sự trưởng thành, chín chắn

Giao lưu, kết bạn, tạo mối quan hệ Đặc điểm của sinh viên ngành lữ hành được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: những điều kiện để sinh viên du lịch đi thực tập nghề nghiệp bao gồm kiến thức; kỹ năng; thái độ

Xác định thực tập là đi thử việc nên cần chuẩn bị kiến thức thật tốt Giai đoạn làm việc tại công ty là lúc các bạn ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế Các môn học chuyên ngành sẽ hỗ trợ cho bạn ngay lúc này

Trong thời kì hội nhập như hiện nay, mọi bạn trẻ nên giữ cho mình vốn tiếng anh để trở thành một người trẻ hiện đại văn minh, và đương nhiên người hướng dẫn viên du lịch thì không thể thiếu rồi Với thời kì hội nhập và phát triển như hiện nay, du lịch Việt Nam đã và đang phát triển, khách nước ngoài biết đến nước ta nhiều hơn với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, vì vậy để trở thành một hướng dẫn viên chuyên nghiệp bạn cần phải trau dồi vốn tiếng Anh của mình và các thứ tiếng khác tùy vào lượng khách du lịch đến với Việt Nam là nước nào Ngoại ngữ là yếu tố cơ sở nhất cho ngành hướng dẫn viên du lịch đấy Một người HDV du lịch muốn phát triển bản thân thì bắt buộc phải học thêm nhiều loại ngôn ngữ, nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Nhật, Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Hiện tại thị trường HDV đang bị bão hòa, tỉ lệ HDV nội địa chiếm 80%, trong khi HDV quốc tế chỉ có 20%, chính vì vậy tỉ lệ cạnh tranh trong thị trường HDV nội địa đang rất cao Chỉ khi tỉ lệ HDV quốc tế tăng lên thì du lịch Việt Nam mới phát triển hơn và thị trường HDV du lịch nội địa mớt bớt cạnh tranh được

Kiến thức chuyên ngành: Đối với bất kể sinh viên chuyên ngành gì thì kiến thức chuyên ngành vẫn luôn là kiến thức cốt lõi Đặc biệt là sinh viên Lữ hành thì cần có những kiến thức sau: kiến thức về các điểm đến du lịch, các di tích lịch sử, đặc điểm của điểm đến du lịch, kiến thức tuyến điểm, cách xây dựng chương trình du lịch Những kiến thức trên không phải học ngày một ngày hai mà có, đó là kết quả của quá trình học tập trên ghế giảng đường, là kết quả quá trình thực tập nghề nghiệp, tiếp xúc với môi trường ngành để rút ra những kiến thức tốt nhất Chỉ khi người thiết kế chương trình du lịch hiểu về điểm du lịch đấy mới xây dựng được mọt chưogn trình du lịch thành công, vì mỗi điểm du lịch lại khác nhau về mọi thứ, từ cung đường đi, các dịch vụ ăn uống, giải trí cũng khác nhau, điều kiện về kinh tế - xã hội Chính vì vậy, kiến thức chuyên ngành là kiến thức không thể thiếu đối với sinh viên ngành lữ hành

Kiến thức xã hội: Là một sinh viên lữ hành nhất là với các bạn HDV, việc hiểu biết kiến thức, tình hình kinh tế - chính trị, xã hội là một điều cần thiết Vì xã hội biến đổi không ngừng, hôm nay thế này nhưng mai lại khác chính vì vậy người kiến thức HDV như một cuốn Bách Khoa toàn thư Vì trong một chương trình du lịch, HDV sẽ không thể chỉ nói hay thuyết minh về điểm đến, điểm du lịch mà phải nói các chủ đề khác nhau để có sự giao lưu, hiểu được khách hàng qua những chủ đề về xã hội, chính trị trong nước và quốc tế

Biểu đồ 2.9 Biểu đồ thể hiện tỉ lệsinh viên đánh giá mức độ hiểu biết về kiến thức khi đi thực tập nghề nghiệp

Qua bảng khảo sát ta có thể thấy tỉ lệ sinh viên lựa chọn phương án “Đồng ý” cho 3 yêu cầu về kiến thức bao gồm: ngoại ngữ, kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội đều rất cao, trên 50% đều lựa chọn phương án Đồng ý, cụ thể:

Ngoại ngữ Kiến thức chuyên ngành Kiến thức xã hội Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

- Kiến thức ngoại ngữ: có 2 sinh viên đánh giá ở mức độ hoàn toàn không đồng ý (chiếm 1,3%); có 23 sinh viên đánh giá ở mức độ không đồng ý (chiếm 15,3%); có 37 sinh viên đánh giá ở mức độ không ý kiến (chiếm 24,7%); có 58 sinh viên đánh giá ở mức độ đồng ý (chiếm 38,7%); và có 30 sinh viên đánh giá ở mức độ hoàn toàn đồng ý (chiếm 20%) về tầm quan trọng của yêu cầu về mặt ngoại ngữ khi đi thực tập Nhìn chung các bạn sinh viên đều nhận thức được ngoại ngữ là yêu cầu rất cần thiết khi đi thực tập, vì trong quá trình thực tập sẽ tiếp xúc rất nhiều người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, do đó việc biết nhiều ngoại ngữ và trau dồi kiến thức ngoại ngữ sẽ giúp quá trình thực tập được diễn ra suôn xẻvà đạt hiệu quảhơn.

- Về kiến thức chuyên ngành: ở phương án này có 0 có sinh viên đánh giá ở mức độ hoàn toàn không đồng ý (chiếm 0%); có 1 sinh viên đánh giá ở mức độ không đồng ý (chiếm 0,7%); có 46 sinh viên đánh giá ở mức độ không ý kiến (chiếm 30,7%); có 69 sinh viên đánh giá ở mức dộ đồng ý (chiếm 46%); có 34 sinh viên đánh giá ở mức độ hoàn toàn đồng ý (chiếm 22,7%) Hầu hết các bạn sinh viên đều nhận thức được việc kiến thức chuyên ngành là yếu tố không thể thiếu trong quá trình thưc tập và gần như 70% sinh viên đều đồng ý việc kiến thức chuyên ngành rất quan trọng không chỉ trong thực tập mà còn trong cuộc sống sau này Kiến thức chuyên ngành sẽ là cơ sở, là cách thức để bạn có thể thực hiện được một công việc nào đó Nếu như không có kiến thức về chuyên ngành sẽ không thể hoàn thành được công việc Ví dụ: sinh viên A có công việc làm HDV cho một đoàn du lịch Hà Nội – Huế 3N2D, để thực hiện được chương trình trên tốt đẹp thì dĩ nhiên sinh viên A phải biết các kiến thức về lịch sử Huế, các triều đại, các cung đường mà đoàn đi qua khi đến Huế, cách hoạt náo và quản lý đoàn trong quá trình diễn ra chương trình Vì nếu không biết cách quản lý và kiểm soát đoàn sẽ dẫn tới việc chương trình không thể hoàn thành được, và khách hàng sẽ phàn nàn với công ty về trình độ của HDV A Chính vì thế trong bất cứ một công việc nào không chỉ ngành lữ hành nói chung thì việc có kiến thức chuyên ngành là một yêu cầu quan trọng trong quá trình thực tập cũng như công việc sau này

- Kiến thức xã hội: ở phương án này có 14 sinh viên đánh giá ở mức độ hoàn toàn không đồng ý (chiếm 9,3%); có 8 sinh viên đánh giá ở mức độ không đồng ý (chiếm 5,3%); có 39 sinh viên đánh giá ở mức độ không ý kiến (chiếm 26%); có 63 sinh viên đánh giá ở mức độ đồng ý (chiếm 42%); cuối cùng có 26 sinh viên đánh giá ở mức độ hoàn toàn đồng ý (chiếm 17,3%) Đối với ngành lữ hành thì kiến thức xã hội là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình thực tập cũng như làm việc kiến thức về chuyên ngành thôi là chưa đủ vì du lịch là ngành kinh tế mở, nghĩa là phải tiếp xúc với nhiều người, phải đa dạng và hiểu hết được ngoài xã hội đang có thông tin gì mới, có cính sách gì, các nước trên thế giới có chiến tranh hay không nhất là đối với người HDV thì việc am hiểu về xã hội là rất cần thiết Vì khi bạn hiểu được các vấn đề xã hội mà họ đang nói thì bạn sẽ có chủ đề để nói chuyện mỗi khi bạn tiếp xúc với khách hàng Chính vì vậy kiến thức xã hội cũng là một yếu tóo quan trọng

K ỹ năng lắ ng nghe, quan sát

Môi trường công sở hoàn toàn khác so với môi trường đại học mà bạn từng trải qua Chính vì vậy, bạn nên chủ động trong mọi tình huống Quan sát là một kỹ năng vô cùng quan trọng mà bạn cần ứng dụng Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt” – nhìn và thu nhận được gì Giao tiếp ứng xử không phải lúc nào cũng được thực hiện qua ngôn ngữ nói, mà nhiều khi là một cử chỉ, là một ánh mắt, là một cái nhíu mày, hay cái bĩu môi,… Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của khách đang như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo hướng tích cực hơn

Một trong những kỹ năng quan trọng không chỉ cần thiết cho bạn trong quá trình thực tập mà còn liên quan mật thiết đến công việc bạn sau này Đây được xem là một trong những điểm yếu của sinh viên Việt Nam khi rất nhiều bạn dù có tấm bằng đẹp, ngoại hình ổn nhưng lại thất bại trong việc tìm kiếm công việc cho mình Làm teamwork hiệu quả sẽ là một lợi thế lớn cho bạn, không chỉ giúp bạn gây ấn tượng trong kỳ thực tập mà còn giúp bạn tự tạo cơ hội cho bản thân để có được vị trí chính thức tại công ty trong tương lai

K ỹ năng ứ ng phó v ớ i s ự căng thẳ ng

Khả năng gặp phải căng thăng trong lúc thực tập là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra trong quá trình thực tập Quá căng thẳng, stress trong một thời gian dài sẽ khiến bạn không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc, điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả thực tập của bạn Sắp xếp công việc một cách hợp lý theo thời gian biểu cụ thể, lên kế hoạch rõ ràng những việc cần giải quyết trong một ngày sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực trong công việc Thích nghi với sự căng thẳng sẽ giúp bạn có suy nghĩ dần biến sự căng thẳng thành một động lực tích cực để hoàn thành kỳ thực tập của mình

Hãy th ể hi ệ n s ự chuyên nghi ệ p c ủ a mình

Hãy thực hiện những công việc mà bạn có thể đảm nhận và cố gắng hoàn thành nó một cách nhanh chóng và chính xác Đừng coi thường những công việc nhỏ nhặt như sắp xếp một vài thứ vụn vặt trên bàn làm việc của mọi người, vì đồng nghiệp xung quanh hay cấp trên hoàn toàn có khả năng sẽđánh giá bạn từ chính những điều nhỏ nhất ấy

Sự nhiệt tình của bạn sẽ được đánh giá cao và được mọi người ghi nhớ

Biểu đồ 2.10 Biểu đồ thể hiện mức độđánh giá của sinh viên lữ hành về kỹnăng trong quá trình thực tập (Đơn vị: người)

Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy tỉ lệ sinh viên lựa chọn phương án “Đồng ý” cho 4 yêu cầu về kỹ năng bao gồm: Kỹ năng lắng nghe, quan sát; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng và kỹ năng thể hiện sự chuyên nghiệp, tự tin đều rất cao, trung bình có 57,75 người lựa chọn phương án Đồng ý, cụ thể:

Kỹ năng lắng nghe, quan sát Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng ứng phó với sự căng thẳng Kỹ năng thể hiện sự chuyên nghiệp, tự tin Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Đề xu ấ t gi ả i pháp nâng cao ch ất lượ ng th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua

3.1.1 Đối với bản thân các bạn sinh viên ngành du lịch phải trang bị những kiến thức, kỹnăng gì để tham gia hiệu quả

Bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng mỗi kỳ thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình Vì thế, sinh viên cần phải cố gắng hết sức để bắt kịp công việc, không phải chỉ để đối phó lấy một bản nhận xét tốt Và để có thể làm việc tốt, sinh viên cần có kiến thức vững vàng Điều này cần phải được trau dồi trong suốt quá trình học tập của sinh viên trước đó Muốn vậy, nhà trường, giáo viên cần củng cố ý thức này cho sinh viên ngay từ khi mới bước chân vào trường chứ không phải chỉ trước kỳ thực tập

Sinh viên cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm đơn vị cũng như vị trí thực tập phù hợp với chuyên ngành học Việc tìm kiếm này không phải cứ đợi đến sát thời kỳ thực tập mới tiến hành tìm hiểu mà nên lưu tâm từtrước đó một thời gian đủ dài Mỗi sinh viên nên luôn có ý thức chấp hành tốt nội quy đơn vị đi thực tập, cũng như những quy định của giáo viên hướng dẫn, luôn có tinh thần học hỏi và cầu tiến

Bên cạnh đó, mỗi bạn sinh viên cần tự chuẩn bị cho mình một tư trang cá nhân tốt, để có thể thực hiện tốt các công việc tình nguyện trong chuyến đi, đặc biệt là các bạn nữ, với sức khỏe không được tốt như các bạn nam, thì càng nên chuẩn bị chu đáo hơn Trước khi tham gia chương trình du lịch, các bạn cũng cần phải tìn hiểu trước vê điểm đến, tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân, cách sinh hoạt hàng ngày để tránh những sai lầm không đáng có Tìm hiểu về công việc tình nguyện trong chương trình để không bị động trong khi thực hiện, góp phần làm cho buổi tình nguyện có ý nghĩa trọn vẹn hơn

Tham gia chương trình du lịch tình nguyện, các bạn cũng cần phải chấp hành một cách nghiêm túc các quy định trong chuyến đi, như cách ăn mặc, cách hành xử, nói năng khi đến điểm thực hiện hoạt động tình nguyện

Các bạn cần tham gia hoạt động tình nguyện một cách tự nguyện và vì lợi ích của cộng đồng, chứ không phải tham gia để có được cái hồ sơ đẹp, như vậy hoạt động tình nguyện sẽ không còn mang ý nghĩa nguyên vẹn của nó

3.1.2 Đối với nhà trường nơi các bạn sinh viên ngành du lịch đang theo học

Thứ nhất, để sinh viên thực tập thành công, điều căn bản nhất là chương trình đào tạo trong nhà trường cần được xây dựng có chất lượng, gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp

Có một thực tế là hiện nay, các đơn vị sử dụng lao động phần lớn đều phải tái đào tạo nhân viên là sinh viên mới ra trường Kiến thức sinh viên được học trên giảng đường đa phần nặng tính lý thuyết, ít được thực hành, ít được rèn luyện kỹ năng, ít được cập nhật các tri thức mới đi liền với sự phát triển của các ngành nghề Điều này khiến sinh viên gặp không ít khó khăn, lúng túng khi tiếp cận với công việc, nhất là trong thời gian thực tập Để biết được những hạn chế của chương trình đào tạo, Nhà trường nên tổ chức lấy ý kiến phản hồi của các cơ quan, doanh nghiệp Những ý kiến này thường rất thiết thực, giúp Nhà trường hiểu được nhu cầu của thị trường lao động, nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên Có thể lấy phản hồi bằng nhiều cách như tổ chức hội thảo, tổng hợp thông tin thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp…

Thứ hai, Nhà trường có thể thành lập một Trung tâm hỗ trợ nơi thực tập tại các Doanh nghiệp cho sinh viên Trung tâm trước hết là nơi có thể cung cấp các nguồn thông tin cho những em sinh viên khó khăn trong việc tiếp cận đơn vị thực tập Ngoài ra, Trung tâm còn là cầu nối để doanh nghiệp phản hồi chất lượng đào tạo của Nhà trường, cũng là nơi cung cấp các ý kiến phản hồi của doanh nghiệp cho các Khoa chuyên môn

Thứ ba, để thực hiện thành công thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân có thành tích trong quá trình thực tập và tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng để có thêm sự động viên.

Khuy ế n ngh ị xây d ự ng mô hình th ự c t ậ p ngh ề nghi ệ p thông qua du l ị ch tình nguy ệ n

Việc đi thực tập nghề nghiệp kết hợp với du lịch tình nguyện là một hoạt dộng thiết thực và có ý nghĩa Vì vậy quá trình thực tập nghề nghiệp nếu được lồng ghép vào DLTN của các bạn sinh viên lữ hành thì ý nghĩa sẽ được tăng lên, bởi lẽ ngoài mục đích thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế thì sinh viên lữ hành còn được tham gia các họạt động vì cộng đồng Từ đó tăng cường và phát huy được các kỹ năng mềm trong cuộc sống, như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục và kỹ năng làm việc nhóm

Du lịch tình nguyện ngày càng một phát triển, đây là một cơ hội tốt để sinh viên nganh lữ hành có thể thực tập nghề nghiệp thông qua loại hình du lịch này Trước tiên, sinh viên muốn đi thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện cần:

Thứ nhất, chuẩn bị kỹ càng kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành, những kỹ năng xử lý tình huống, kiến thức về điểm đến tình nguyện

Thứ hai, nhà trường và các đơn vị lữ hành nên thiết kế những chương trình du lịch tình nguyện để sinh viên vừa có cơ hội thực hành nghề nghiệp vừa được tham gia giúp đỡ, hỗ trợ người dân tại địa phương

Thứ ba, cần đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch tình nguyện bằng việc thường xuyên cho các bạn sinh viên tham gia học hỏi quá trình diễn ra chương trình DLTN Qua đó, các bạn sinh viên có thể hiểu thêm về công việc và đội ngũ nguồn nhân lực của DLTN được cải thiện

Thứ tư,khi đi thực tập sinh viên phải có thái độ đúng đắn, phù hợp Nhà trường và đơn vị thực tập cần có những biện pháp để quản lý sinh viên tốt nhất Tránh trường hợp kết thúc kỳ thực tập sinh viên không học hỏi được kinh nghiệm hay bài học gì.

Khuy ế n ngh ị để phát tri ể n du l ị ch tình nguy ệ n b ề n v ữ ng

3.3.1 Đối với du khách khi tham gia các hoạt động du lịch tình nguyện

Không giống các loại hình du lịch khác, nguồn nhân lực của du lịch tình nguyện không chỉ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch cho du khách, mà còn chính là du khách, những người tham gia các hoạt động tình nguyện với mục đích đem lại lợi ích cho cộng đồng và cho chính bản thân mình Chính vì thế những người tham gia vào việc tổ chức, thực hiện các hoạt động du lịch tình nguyện trước hết phải nhận thức được một cách rõ ràng mục đích, trách nhiệm, vai trò của cá nhân mình đối với cộng đồng, xã hội, không chỉ vì những mục tiêu cá nhân mà tham gia tình nguyện, phải là những người biết đồng cảm, sẻ chia, tôn trọng những giá trị thiên nhiên và văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư, có hiểu biết nhất định về văn hóa, tập quán địa phương nơi mình sẽ đến, và sau cùng là phải được trang bị những kĩ năng nhất định để thực hiện tốt những mục tiêu đề ra trong chuyến đi, đồng thời đảm bảo những mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Xây dựng văn hóa “du lịch tình nguyện” nhằm khuyến khích các hoạt động du lịch trải nghiệm kết hợp với làm tình nguyện, nhất là đối với thế hệ trẻ nhằm qua đó tăng cường tính giáo dục của hoạt động du lịch, góp phần hình thành nhân cách sống tích cực và quan điểm nhân văn của thế hệ tương lai, đồng thời cũng đem lại những lợi ích to lớn đối với môi trường và cộng đồng địa phương

3.3.2 Đối với các công ty, doanh nghiệp đã và đang áp dụng du lịch tình nguyện để phát triển

Tại Việt Nam, mô hình du lịch tình nguyện cũng đã bước đầu được khai thác ở những mức độ khác nhau, từ việc kết hợp đưa khách đến những vùng sâu vùng xa để tặng quà cho những đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền để xây dựng trường học cho trẻ em…, cho đến những chương trình, dự án thu hút tình nguyện viên giúp đỡ dạy tiếng Anh, và các kĩ năng cho các em học sinh ởvùng núi… Điển hình như Tổ chức tình nguyện vì Giáo dục (VEO) hoạt động theo mô hình của doanh nghiệp xã hội VEO hướng tới 3 mục đích chính là cung cấp dịch vụ du lịch thuần túy cho khách hàng, mang đến những cơ hội trải nghiệm, phát triển bản thân cho đối tượng thanh thiếu niên và hỗ trợ cộng đồng

Cách thức tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch tình nguyện: Du lịch tình nguyên tự phát, thiếu tính tổ chức, thiếu những quy định, nguyên tắc cụ thể và thống nhất có thể dẫn đến những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực đối với môi trường và cộng đồng địa phương Chính vì vậy, các công ty, doanh nghiệp cần phải tổ chức lại chương trình du lịch của mình thật khoa học và phù hợp với thực tế tại địa phương Hoạt động du lịch tình nguyện phải thực hiện một cách có tổ chức, quy củ, đưa ra những nguyên tắc hoạt động rõ ràng, tránh tình trạng tự phát nhằm đảm bảo tính giáo dục đối với cộng đồng địa phương và cả đối với những du khách – tình nguyện viên, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, đến cộng đồng địa phương

Các công ty, doanh nghiệp đang áp dụng DLTN cần tăng cường quảng bá xúc tiến các sản phẩm du lịch tình nguyện như một phần của du lịch trách nhiệm và phát triển bền vững Cũng như bất cứ sản phẩm du lịch nào khác, để phát triển sản phẩm du lịch tình nguyện thì công tác xúc tiến, quảng bá đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm thu hút những cộng tác viên, tình nguyện viên với mong muốn du lịch trải nghiệm và tham gia hoạt động đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, đồng thời thu hút đầu tư vào các dự án du lịch tình nguyện nhằm phát triển hơn nữa các sản phẩm du lịch tình nguyện có chất lượng Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng, việc tuyên truyền về những hoạt động du lịch tình nguyện càng trở nên có ý nghĩa nhằm phổ biến đến toàn xã hội vai trò và ý nghĩa của du lịch tình nguyện trong xu hướng phát triển bền vững

Hình thành nên các mạng lưới du lịch tình nguyện nhằm liên kết các tổ chức xã hội, tổ chức tình nguyện, những doanh nghiệp du lịch hướng tới du lịch có trách nhiệm và phát triển bền vững cùng thực hiện những dự án, những chương trình du lịch tình nguyện đem lại hiệu quả tuyên truyền và lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương tại các điểm, vùng du lịch, đồng thời kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tăng cường giới thiệu và quảng bá những sản phẩm du lịch tình nguyện có chất lượng, thu hút sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này

3.3.3 Đối với chính quyền thành phốvà điểm áp dụng du lịch tình nguyện

Một vấn đề xuất phát từ các hoạt động du lịch tình nguyện tự phát, thiếu tính tổ chức, không có định hướng, mục tiêu rõ ràng đó là việc cộng đồng dân cư địa phương trở nên phụ thuộc vào nguồn vật chất được nhận từ các khách du lịch, tình nguyện viên du lịch và mất đi ý chí, mong muốn lao động Đây là thực tế đã và đang diễn ra ở những bản làng, những địa phương nghèo vùng sâu vùng xa Rất nhiều những tour du lịch mang danh nghĩa tình nguyện, trong đó, những quà tặng, hiện vật đã được nhà tổ chức tour chuẩn bị sẵn, thậm chí bản thân khách du lịch cũng không biết bên trong gói quà đó có gì, họ chỉ đi theo sự hướng dẫn của hướng dẫn viễn, đến trao quà, hiện vật trong chớp nhoáng rồi rời đi

Chính quyền thành phố hay các điểm áp dụng DLTN cần Ban hành chính thức những quy định, hướng dẫn cụ thể đối với việc xây dựng các sản phẩm du lịch tình nguyện, tổ chức các hoạt động du lịch tình nguyện nhằm tăng cường tác động tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch tình nguyện đối với môi trường, kinh tế và văn hóa – xã hội, hướng tới những sản phẩm du lịch tình nguyện có chất lượng, tính giáo dục cao đối với cộng đồng

Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực đối với du lịch tình nguyện cũng là một vấn đề đáng để quan tâm Do đó, để phát triển loại hình du lịch đầy tiềm năng này, cần có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và sự quan tâm của toàn xã hội

Trên đây là những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao nhu cầu thực hành nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện của sinh viên ngành lữ hành nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung Với mục đích giúp các sinh viên lữ hành tìm được địa chỉ thực tập nghề nghiệp uy ín, học hỏi được nhiều kinh nghiệm thì du lịch tình nguyện là một lựa chọn sáng suốt DLTN hiện đang là loại hình du lịch có sức ảnh hướng tới xã hội, tính nhân văn và tình người được thể hiện rõ nhất trong quá trình diễn ra chương trình DLTN Tuy nhiên, những giải pháp và khuyến nghị này phải áp dụng đồng bộ và chặt chẽ mới đem lại những kết quả khả quan và chính xác, những giải pháp trên được tôi đưa ra dựa trên những kết quả từ các chiến lược quy hoạch du lịch và quá trình đi khảo sát thực tế tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội có đông sinh viên du lịch theo học nên độ chính xác của nó là cao

Hi vọng những giải pháp mà tôi đưa ra sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao nhu cầu tham gia thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện của sinh viên ngành lữ hành nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Nhu cầu thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện của sinh viên Lữ hành trên địa bàn Hà Nội, tác giả rút ra một số nhận xét sau:

Thực tập nghề nghiệp không chỉ là nghiệp vụ quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên mà đây còn là cơ hội giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp, trau dồi thêm kỹ năng chuyên ngành, có cơ hội tìm được công việc và các mối quan hệ tốt Thời gian thực tập tại cơ quan, công sở cũng là khi sinh viên được làm quen với môi trường mới, con người mới và công việc mới Mối quan hệ được mở rộng, khi năng lực bản thân được thể hiện qua vị trí làm và có cống hiến tốt chắc chắn sẽ được đền đáp Không ít sinh viên được giữ lại làm việc tại công ty, trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc thời gian thực tập đó Và khi đã có thời gian rèn giũa lúc thực tập, sinh viên, và giờ là nhân viên chính thức ấy, sẽ phát triển thuận lợi hơn, cơ hội thăng tiến cũng nhiều hơn

Du lịch tình nguyễn đang là một loại hình phát triển ở nước ta, khi tham gia du khách được trải nghiệm và tham gia vào sinh hoạt cùng người dân Được giúp đỡ, chia sẻ những địa phương còn khó khăn, được dạy những em nhỏ ở miền núi không có điều kiện đến lớp đặc biệt khi tham gia DLTN du khách phải chi trả với mức giá hợp lý, không đắt như các loại hình du lịch khác Tuy nhiên, du lịch tình nguyện hiện nay đang bị biến tướng, nhiều người dân trông chờ vào sự giúp đỡ của khách du lịch mà không chịu lao động, họ chờ đoàn đến hỗ trợ họ, rồi khi đoàn đi thì cuộc sống của người dân vẫn thế, không thay đổi gì Chính vì vậy cần có những phương án để phát triển du lịch tình nguyện một cách hợp lý nhất

Thực tập nghề nghiệp và du lịch tình nguyện vốn là 2 lĩnh vực khác nhau, nhưng thông qua du lịch tình nguyện sinh viên sẽ học hỏi và thu lại được rất nhiều kiến thức và kỹ năng từ quá trình thực tập Hiện nay, xu hướng đi thực tập thông qua du lịch tình nguyện chưa phổ biến với các bạn sinh viên, có nhiều sinh viên biết dến du lịch tình nguyện nhưng lại có rất ít sinh viên đã từng đi thực tập nghề nghiệp thông qua du lịch tình nguyện

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w