Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt 7 điểm HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII.. Bên cạnh việc làm thuốc, c
Trang 1Họ và tên HS:……… ……….
Lớp 4 Trường TH Thanh Hồng ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2023 – 2024
(Phần kiểm tra đọc thầm)
(Thời gian làm bài: 35 phút)
I Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)
II Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt ( 7 điểm)
HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
Ông là người thông minh, học rộng Khi còn trẻ, có lần bị ốm nặng, ông được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi Nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời, ông đã quyết học nghề y Lên kinh đô nhưng không tìm được thầy giỏi để học, ông về quê “đóng cửa để đọc sách”; vừa tự học vừa chữa bệnh giúp dân
Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền
Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông Ông đã đi lại thăm khám, thuốc thang ròng rã hơn một tháng trời, nhờ vậy
mà bệnh của đứa trẻ thuyên giảm Không những không lấy tiền, ông còn cho gia đình họ gạo, củi, dầu đèn,
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch
sử Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam
(Nguyễn Liêm)
Câu 1: (0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông là ai?
A Là nhà bác học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
B Là một thầy thuốc nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
C Là một thầy giáo nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XVIII
Câu 2: (0,5đ) Hải Thượng Lãn Ông được nhận định là người như thế nào?
Trang 2A Có sức mạnh hơn người B Thông minh, học rộng C Tài năng xuất
chúng
Câu 3: (1đ) Khi còn trẻ, Hải Thượng Lãn Ông gặp phải điều gì?
………
………
………
Câu 4: (0,5đ) Vì sao ông quyết định học nghề y?
A Vì để chữa bệnh cứu mẹ
B Vì để thỏa mãn đam mê, ước mơ của mình
C Vì nhận thấy rằng biết chữa bệnh không chỉ cứu mình mà còn giúp được người đời
Câu 5: (0,5đ) Vì sao Hải Thượng Lãn Ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam?
……….
………
………
Câu 6: (1đ) Điều tác giả muốn nói qua bài đọc là gì?
………
………
………
Câu 7: (0,5đ) Đâu là tính từ?
A thông minh B đi lại C thầy thuốc
Câu 8: (1đ)
a) Danh từ riêng trong câu“Khi bệnh tình của đứa trẻ nguy cấp, người thuyền chài chạy đến nhờ cậy Hải Thượng Lãn Ông.’’ là:
A đứa trẻ B người C Hải Thượng Lãn Ông
b) Trạng ngữ trong câu “Có lần, một người thuyền chài nghèo có đứa con nhỏ bị bệnh nặng nhưng không có tiền chữa trị.’’ là:
A Một người thuyền chài nghèo B Có lần C Đứa con nhỏ
Câu 9: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử
……….
………
Trang 3………
Câu 10: (0,5đ) Đặt một câu có sử dụng trạng ngữ.
……… …
………
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HỒNG
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 (Phần KT Đọc)
Năm học: 2023 – 2024
I Đọc thành tiếng: 3 điểm.
a Đọc: 2 điểm
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ cho 1 điểm
(Đọc sai 2 đến 4 tiếng: 0.5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm
(Không ngắt nghỉ hơi đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0.5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm
(Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0.5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 85 tiếng/phút): 1 điểm (đọc quá 1 đến 2 phút 0.5
điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b Trả lời câu hỏi: 1 điểm.
- Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0.5 điểm; không trả lời được hoặc trả lời sai ý: 0 điểm)
- HS trả lời đúng nội dung câu hỏi mà giáo viên đã ra cho 1 điểm
- Tuỳ theo mức độ trả lời của học sinh có thể cho các mức điểm: 0.75 - 0.5 - 0.25 - 0
II Đọc hiểu ( 7 điểm)
Câu 3 (1đ): Khi còn trẻ, ông bị ốm nặng và được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi.
Câu 5 (0,5đ): Bên cạnh việc làm thuốc, chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông còn nghiên cứu,
viết nhiều sách có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử nên ông được coi là một bậc danh y của Việt Nam
Trang 4Câu 6 (1đ) : Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một người thầy thuốc hết lòng thương yêu và
chăm sóc người bệnh mà còn là một tấm gương sáng về ý thức tự học để trở thành thầy thuốc giỏi, một bậc danh y của nước ta
Câu 9: (1đ) Trả lời đúng chủ ngữ 0,5đ, vị ngữ 0,5đ.
Chủ ngữ: Hải Thượng Lãn Ông
Vị ngữ: cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn,
có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử
Câu 10: (0,5đ) HS đặt câu theo đúng yêu cầu.
Ví dụ: - Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về
- Hôm qua, em về thăm bà ngoại
Thanh Hồng, ngày 13 tháng 3 năm 2024
Người giới thiệu đề
Phạm Kim Dung TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HỒNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 (Phần kiểm tra bài viết)
(Thời gian 35 phút không kể thời gian giao đề)
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích.
Thanh Hồng, ngày 13 tháng 3 năm 2024 Người giới thiệu đề
Phạm Kim Dung
Trang 5TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH HỒNG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II
Lớp 4 - Phần kiểm tra viết Năm học 2023 - 2024 Bài viết: 10 điểm
1 Mở bài (1 điểm ): HS Giới thiệu về con vật em định tả.
2 Thân bài (4 điểm)
* Nội dung ( 1,5 điểm): - Tả hình dáng của con vật:
+ Tả bao quát ngoại hình con vật
+ Tả chi tiết từng bộ phận của con vật
- Tả thói quen sinh hoạt và một số hoạt động chính của con vật
* Kĩ năng ( 1,5 điểm): Diễn đạt trôi chảy, chú ý sử dụng các biện pháp nhân hoá và so sánh khi miêu tả
* Cảm xúc ( 1 điểm): Con vật đã gắn bó với em như thế nào ? Em đã làm gì để chăm sóc và
bảo vệ con vật đó?
3 Kết bài ( 1 điểm ): Học sinh kết bài nêu suy nghĩ tình cảm của em với con vật đó hoặc
nêu ích lợi của nó
4 Chữ viết, chính tả( 2 điểm): Không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
(Nếu HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên thì mỗi lỗi trừ 0,25đ).
5 Dùng từ, đặt câu( 1 điểm): Câu văn đúng ngữ pháp; dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt
trôi chảy, mạch lạc
6 Sáng tạo ( 1 điểm): Câu văn có sự sáng tạo, hấp dẫn thể hiện được cái hay cái đẹp của
cây
Thanh Hồng, ngày 13 tháng 3 năm 2024 Người giới thiệu đề
Phạm Kim Dung