Khái niệm KTQT Kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế Nền kinh tế thế giới là tổng thể nền kinh tế củ
Trang 1Năm học : 2023 – 2024
Trang 2Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1.1 Khái niệm KTQT
Kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều
nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế
Nền kinh tế thế giới là tổng thể nền kinh tế của các quốc gia trên trái
đất có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua
sự phân công lao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế
của chúng
BTVD
1 Quan hệ kinh tế nào dưới đây được gọi là kinh tế quốc tế
A Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan B Quan hệ kinh tế
giữa Việt Nam và các nước còn lại trong khối ASEAN
C Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước còn lại trong khối EU
D Tất cả các phương án trên
2 Nền kinh tế thế giới được hiểu là: A Nền kinh tế của các quốc gia
riêng biệt trong khối ASEAN
Trang 3B Nền kinh tế của các quốc gia trong khối EU C Nền kinh tế của các
nước Châu Mỹ la tinh
D Nền kinh tế của tất cả các quốc gia và mối quan hệ kinh tế quốc
tế giữa các quốc gia
1.1.2 Vai trò của kinh tế quốc tế
Tham gia vào thị trường thế giới giúp cho các doanh nghiệp khai
thác triệt để các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia,
Kinh tế quốc tế giúp cho các quốc gia tham gia sâu rộng vào quá
trình liên kết kinh tế, phân công lao động xã hội, hội nhập vào thị
trường toàn cầu
Nhờ có hoạt động kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế có thể thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của họ về trao đổi sản
phẩm, về vốn đầu tư, về công nghệ tiên tiến
Hoạt động kinh tế quốc tế được thực hiện bằng nhiều hình thức khác
nhau như thông qua các lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế tăng thu ngoại tệ để tăng
nguồn vốn dự trữ, đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong nước
Trang 4Bên cạnh những mặt tích cực của hoạt động kinh tế quốc tế, hãy cho
biết những bất lợi có thể xảy ra và cần phải lưu ý khi tham gia vào
hoạt động kinh tế quốc tế
Một số bất lợi có thể xảy ra khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc
tế, như sau:
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng
lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội,
do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình
đẳng xã hội
Cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây sức ép không nhỏ đối với
nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự trợ
giúp của Nhà nước, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và
công nghệ yếu kém
Hội nhập kinh tế quốc tế với sự chuyển dịch tự do qua biên giới các
yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều
rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội
Trang 51.1.3 Các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế
Chủ thể KTQT là những đại diện cho nền KTTG và giữa họ có sự tách
biệt về sở hữu cũng như địa vị pháp lý trong QH KTQT
Các chủ thể KTQT bao gồm:
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ( Các nền KT quốc gia độc lập )
Các chủ thể kinh tế có cấp độ cao hơn phạm vi quốc gia
Các chủ thể kinh tế có cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia
Công ty đa quốc gia
a Các nền KT quốc gia độc lập
Quốc gia là một thực thể pháp lý quốc tế và phải có các đặc tính
sau: Dân số ổn định, lãnh thổ xác định, chính phủ có khả năng duy
trì sự kiểm soát hiệu quả trên lãnh thổ của quốc gia đó, và tiến hành
quan hệ quốc tế với quốc gia khác
Vùng lãnh thổ có sự độc lập về mặt kinh tế nhưng không nhất thiết
phải có sự độc lập về chính trị và luật pháp
Trang 6Hiện nay, có hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào nền
- Đạt cơ cấu kinh tế hiện đại
- Có GDP bình quân đầu người hàng chục ngàn USD/năm
- Giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
ii Các nước đang phát triển
iii Các nước chậm phát triển:
- TNTN hạn chế
- Thiếu vốn
- Tốc độ tăng dân số cao
b Các chủ thể kinh tế có cấp độ cao hơn phạm vi quốc gia ( Tổ chức
quốc tế )
Trang 7Tổ chức quốc tế:
- Ý chí hợp tác thể hiện ở các hiệp định, tuyên bố chung
- Bộ máy thường trực giúp duy trì hoạt động thường xuyên
- Tự trị và thẩm quyền đối với các quyết định của mình
- Thành viên từ 2 nước trở lên
VD; WTO, APEC, ASEAN
Đặc điểm:
- Các chủ thể này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cao hơn cấp
quốc gia
- Hoạt động với tư cách là những thực thể độc lập, có địa vị pháp lý
rộng hơn địa vị pháp lý của chủ thể quốc gia
- Hoạt động của các chủ thể này thường đòi hỏi có sự điều tiết của
liên quốc gia thậm chí có tính toàn cầu
c Các chủ thể kinh tế ở cấp độ thấp hơn phạm vi quốc gia
- Đó là những công ty, xí nghiệp, tập đoàn, đơn vị kinh doanh
Trang 8- Các chủ thể này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thấp hơn
cấp quốc gia
- Quan hệ giữa các chủ thể thông qua việc ký kết các hợp đồng TM,
đầu tư trong khuôn khổ của những hiệp định được ký kết giữa các
quốc gia
=> Đây là chủ thể tham gia nhiều nhất vào hoạt động KTQT
d Công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia:
+) Quốc tế hoá hoạt động kinh doanh (hoạt động sản xuất, phân
phối, quản lý diễn ra trên nhiều nước)
+) Sở hữu đa quốc gia (CSH vốn thuộc nhiều qg khác nhau)
+) Phải thoả mãn điều kiện trên 60% doanh số thu được từ hoạt
động quốc tế
=> Có thể nói, đây là một loại chủ thể kinh tế quốc tế quan trọng vì
nó chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động thương mại quốc tế, đầu
tư quốc tế & chuyển giao công nghệ
BTVD:
Trang 9Hãy cho biết Công ty đa quốc gia và Công ty xuyên quốc gia có phải
là một khái niệm, một chủ thể?
Công ty đa quốc gia và công ty xuyên quốc gia là hai khái niệm khác
nhau trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Đa quốc gia các công ty hoạt động tại nhiều quốc gia và có hệ thống
quản lý tập trung Ví dụ, Microsoft là một công ty đa quốc gia có trụ
sở chính tại Hoa Kỳ nhưng cũng có hoạt động kinh doanh ở nhiều
quốc gia khác
Xuyên quốc gia các công ty có nhiều công ty trên khắp thế giới
nhưng không có hệ thống quản lý tập trung Điều này có nghĩa là
việc ra quyết định được chia sẻ giữa các công ty con khác nhau của
công ty Ví dụ, Unilever là một công ty xuyên quốc gia có hơn 400
thương hiệu hàng tiêu dùng ở nhiều thị trường khác nhau
1.1.4.Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế là xóa bỏ các sự khác biệt kinh tế giữa các nền kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau theo quan niệm đơn giản và phổ biến trên thế giới là việc nền kinh tế gắn kết lại với nhau
Trang 10- Hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện qua 5 hình thức từ thấp đếncao :
1.1.4.1.Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)
Đây là một liên minh quốc tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm mục
đích tự do hóa thương mại về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào
đó thông qua các biện pháp:
- Bãi bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối
với các loại sản phẩm và dịch vụ khi trao đổi, mua bán giữa các nước
thành viên
- Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ
- Mỗi nước thành viên vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ
buôn bán với các quốc gia ngoài khối, tức là vẫn có thể thi hành
chính sách ngoại thương độc lập đối với các nước ngoài liên minh
1.1.4.2.Liên minh thuế quan hay đồng minh thuế quan
( Customs Union)
- Đây là một liên minh quốc tế nhằm tăng cường hơn nữa mức độ
hợp tác giữa các nước thành viên
Trang 11- Theo thỏa thuận hợp tác giữa các quốc gia, bên cạnh việc bãi miễn
thuế quan và những hạn chế về mậu dịch giữa các nước thành viên
còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan chung của khối đối với các
quốc gia ngoài liên minh
- Ví dụ như Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) là một ví dụ đặc trưng
cho hình thức này
1.1.4.3.Thị trường chung( Common Market)
- Đây là một liên minh quốc tế ở mức độ cao hơn liên minh thuế
quan
- Hình thức liên kết này áp dụng các biện pháp tương tự như liên
minh thuế quan trong việc trao đổi thương mại
- Cho phép tự do di chuyển tư bản và lao động giữa các nước thành
viên với nhau
1.1.4.4.Liên minh tiền tệ ( Monetary Union)
- Là một liên minh quốc tế chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ , các nước
thống nhất thực hiện các giao dịch tiền tệ , đồng tiền dự trữ và phát
hành đồng tiền tập thể cho các nước trong liên minh
Trang 12- Hướng tới thành lập một quốc gia kinh tế chung với các đặc trưng
sau:
+ Xây dựng chính sách kinh tế chung
+ Hình thành đồng tiền chung
+ Xây dựng hệ thống ngân hàng chung
+ Xây dựng chính sách tài chính tiền tệ , tín dụng chung
-Ví dụ rõ nét cho hình thức liên kết này chính là Liên minh Châu
Âu(EU)
1.1.4.5.Liên minh kinh tế( Economic Union)
- Là hình thức có mức độ cao hơn về sự tự do di chuyển hàng hóa ,
dịch vụ , sức lao động và thực hiện thống nhất hài hòa các chính
sách kinh tế ,tài chính , tiền tệ giữa các nước thành viên
Bài tập vận dụng:
1 Liên kết kinh tế quốc tế bao gồm:
A Liên kết kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp thuộc các quốc gia
khác nhau
Trang 13B Liên kết kinh tế quốc tế giữa nhà nước thuộc các quốc gia khác
nhau
C Tất cả các phương án trên
2 Những phát biểu nào sau đây là đúng:
- Khu vực mậu dịch tự do (FTA - Free Trade Area) là hình thức liên kết
kinh tế giữa các nước áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh
thuế quan trong quan hệ thương mại và còn cho phép di chuyển tự
do tư bản, lao động giữa các thành viên
- Thị trường chung (Common Market) là hình thức liên kết kinh tế
giữa hai hay nhiều nước, trong đó áp dụng các biện pháp tiến tới xóa
bỏ thuế quan và rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ
trong quan hệ buôn bán giữa các nước thành viên nhằm hình thành
thị trường thống nhất về hàng hóa dịch vụ
Giải:
Khu vực mậu dịch tự do (FTA - Free Trade Area): Phát biểu này
đúng Khu vực mậu dịch tự do là hình thức liên kết kinh tế giữa
các nước, trong đó các quốc gia thành viên đã ký hiệp định
Trang 14thương mại tự do và duy trì ít hoặc không có rào cản thuế quan
hoặc hạn ngạch với nhau Tuy nhiên, phần về “cho phép di
chuyển tự do tư bản, lao động giữa các thành viên” không hoàn
toàn chính xác Trong một Khu vực mậu dịch tự do, các quốc gia
thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn
bán với các nước ngoài khu vực
Thị trường chung (Common Market): Phát biểu này đúng Thị
trường chung là hình thức liên kết kinh tế giữa các nước, trong đó
các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp tiến tới xóa bỏ
thuế quan và rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa và dịch vụ
trong quan hệ buôn bán giữa các nước thành viên Điều này nhằm
mục đích hình thành thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ
và cho phép di chuyển tự do tư bản, lao động giữa các thành viên
1.1.5 Xu thế phát triển của kinh tế quốc tế hiện nay
Nền kinh tế thế giới ngày nay chịu sự tác động của nhiều nhân tố
khác nhau như kinh tế, kĩ thuật, xã hội, chính trị cũng như các nhân
tố tự nhiên Vì vậy, sự vận động của nền kinh tế thế giới cũng diễn ra
theo nhiều xu thế nhưng trong đó có 3 xu thế giữ vai trò chủ đạo
Trang 15trong định hướng sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng là:
1.1.5.1 Xu thế chuyển dịch từ kinh tế vật chất sang kinh tế
tri thức
Xu thế Chuyển Đi từ Kinh Tế Vật Chất sang Kinh Tế Tri Thức:
- Nền kinh tế thế giới dựa vào cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền
thống
- Cơ sở này ngày càng không đáp ứng được yêu cầu phát triển mới
- Cuối thế kỷ XX chứng kiến sự chuyển đổi vào kinh tế tri thức, sử
dụng nhanh và trực tiếp các thành tựu khoa học công nghệ
- Người máy và nguồn năng lượng mới thay thế lao động và nguồn
năng lượng truyền thống
- Các vật liệu siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch thay thế vật liệu
truyền thống
- Mở rộng không gian sản xuất đến đáy Đại Dương và vũ trụ
Trang 16Nền Kinh Tế Tri Thức và Vai Trò của Tri Thức:
Sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri thức quyết định phát triển
kinh tế và chất lượng cuộc sống
Nền kinh tế tri thức là đặc trưng của cách mạng khoa học và công
nghệ mới
Tầm quan trọng của trí lực, tri thức và thông tin trong sản xuất
Chủ yếu phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng KHCN cao
Khắc phục hạn chế của kinh tế vật chất, tạo ra sản phẩm chất
lượng cao, bảo vệ môi trường
Thách Thức và Biện Pháp Chuyển Đổi:
Các quốc gia cần thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc
thượng tầng để chuyển sang kinh tế tri thức
Giải quyết hai vấn đề cơ bản: đổi mới công nghệ kỹ thuật cao và
chuyển nhượng kỹ thuật truyền thống
Mối quan hệ giữa phát triển kỹ thuật và chuyển nhượng kỹ thuật
truyền thống
Trang 17 Cần sự phối hợp toàn cầu để chuyển giao kỹ thuật và tiến bộ công
nghiệp
Biện pháp như tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghiên
cứu, đầu tư vào nghiên cứu khoa học, và bồi dưỡng nhân tài là
quan trọng
1.1.5.2 Xu thế mở cửa kinh tế quốc gia
Xu thế Mở Cửa Kinh Tế Quốc Gia:
Mục tiêu phát triển kinh tế nhanh chóng yêu cầu sự hợp tác thay vì
độc lập Loại bỏ chính sách "đóng cửa," tham gia hợp tác quốc tế
thông qua thương mại, trao đổi công nghệ, và lao động quốc tế
Chuyển từ đối đầu đến hợp tác, đặc biệt sau năm 1990 khi mối quan
hệ giữa các nước TBCN và XHCN giảm mâu thuẫn Sự mở cửa được
xem là cơ hội để tham gia vào tổ chức quốc tế và tận dụng thị
trường thế giới
Cơ Sở Khách Quan cho Chính Sách Mở Cửa:
Trang 18Ưu tiên phát triển kinh tế với hợp tác quốc tế, bao gồm thương mại,
đầu tư, và chuyển giao công nghệ Thị trường thế giới là nguồn cung
cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm cho mỗi quốc gia
Quá Trình Quốc Tế Hóa và Thị Trường Hóa:
Tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ, phân công lao động
quốc tế, và hoạt động của công ty đa quốc gia Thị trường hóa nền
kinh tế theo hướng thị trường và quốc tế hóa thể chế kinh tế
Phụ Thuộc Đa Dạng và Năng Lực Nội Lực:
Mỗi quốc gia phụ thuộc vào các quốc gia khác về sản phẩm, công
nghệ, lao động, và vốn đầu tư Mở cửa nhằm tận dụng nguồn lực
ngoại vi để phát triển năng động, cạnh tranh và giải quyết vấn đề xã
hội
Lợi Ích và Hạn Chế của Mở Cửa:
Lợi ích bao gồm phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh,
và giải quyết vấn đề xã hội Hạn chế có thể là sự không ổn định kinh
Trang 19tế, cơ cấu kinh tế mất cân đối, và sự phân hoá giàu nghèo Du nhập
văn hoá đa dạng có thể gây bất ổn xã hội
Xây Dựng Hệ Thống Kinh Tế Mở:
Cần xây dựng hệ thống kinh tế mở phù hợp để kết hợp nội lực và
ngoại lực, đạt được sức mạnh tổng hợp
1.1.5.3 Xu thế toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là quá trình hội nhập kinh tế thế giới:
Nền kinh tế thế giới đang hướng đến sự hợp nhau và phụ thuộc lẫn
nhau Chính phủ duy trì kiểm soát nhưng toàn cầu hóa ngày càng
thống nhất nền kinh tế
Khía cạnh của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa thị trường: Tạo ra thị trường toàn cầu và phân bổ sản
xuất để tận dụng lợi thế quốc gia Toàn cầu hóa sản xuất: Sản xuất
toàn cầu để tận dụng lợi thế chi phí và nguồn lực
Mục tiêu mở rộng thị trường và hợp tác quốc tế:
Trang 20Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để có lợi ích chung Quốc gia không
thể phát triển khi đóng cửa và tự cô lập
Biểu hiện và ảnh hưởng của toàn cầu hóa:
Tăng cường tương tác toàn cầu trong văn hóa, kinh tế, xã hội Tăng
cường luồng thông tin, văn hoá, và tư bản Tăng cường sự phụ
thuộc, nhất là trong tài chính, mậu dịch, và tri thức
Thách thức và cơ hội:
Cơ hội: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tái công nghiệp hoá,
cạnh tranh quốc tế Thách thức: Phân cực giàu - nghèo, mất quyền
lực của Nhà nước, tác động tiêu cực đối với kinh tế và chính trị
Tác động tích cực và tiêu cực:
Tăng cường thương mại, luồng tư bản, dữ liệu, văn hoá quốc tế Gia
tăng cạnh tranh, mất chủ quyền và tăng rủi ro kinh tế
Trách nhiệm và hợp tác quốc tế: