Thực trạng bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT tổ chức trong hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương .... Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ TÌNH
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG -
TỈNH HẢI DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN THỊ TÌNH
QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG -
TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 81 40 114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn: TS LÊ THỊ HOÀI LAN
THÁI NGUYÊN - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn
Trần Thị Tình
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Khoa Tâm lý giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, các Quý thầy cô đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Với lòng kính trọng và biết ơn, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn tới TS
Lê Thị Hoài Lan đã khuyến khích, chỉ dẫn cho tác giả thực hiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang và các trường mầm non trên địa bàn đã
hỗ trợ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tác giả rất nhiều trong suốt quá trình học
Dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng, song những thiếu sót trong luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi, kính mong sự góp ý, chỉ bảo của các quý thầy,
cô cùng các bạn đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021
Tác giả
Trần Thị Tình
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 6
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên 9
1.2 Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Quản lý 11
1.2.2 Bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên mầm non 12
1.2.3 Công nghệ thông tin, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học 14
1.2.4 Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học 16
Trang 61.2.5 Quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hoạt động dạy học 16
1.3 Lý luận về bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 17
1.3.1 Đặc điểm hoạt động dạy học ở trường mầm non 17
1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên trường mầm non 18
1.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 18
1.3.4 Phương pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 20
1.3.5 Hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 21
1.3.6 Quy trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 21
1.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non 22
1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non 22
1.4.2 Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non 25
1.4.3 Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non 26
1.4.4 Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non 28
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non 29
1.5.1 Các yếu tố chủ quan 29
1.5.2 Các yếu tố khách quan 30
Kết luận chương 1 33
Trang 7Chương 2 QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN
BÌNH GIANG - TỈNH HẢI DƯƠNG 34
2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương 34
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 34
2.1.2 Thực trạng về giáo dục mầm non của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 35
2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 37
2.2.1 Mục đích khảo sát 37
2.2.2 Nội dung khảo sát 37
2.2.3 Khách thể và địa bàn khảo sát 37
2.2.4 Phương pháp khảo sát và cách thức xử lý số liệu khảo sát 37
2.3 Thực trạng bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT tổ chức trong hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 38
2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên mầm non 38
2.3.2 Thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 39
2.3.3 Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 42
2.3.4 Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 45
2.3.5 Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 49
Trang 82.3.6 Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương 51 2.3.7 Thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương 54 2.4 Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 56 2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 56 2.4.2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương 59 2.4.3 Thực trạng chỉ đạo triển khai bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương 62 2.4.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 64 2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 68 2.5.1 Các yếu tố chủ quan 69 2.5.2 Các yếu tố khách quan 69 2.6 Đánh giá chung về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương 72
Trang 92.6.1 Kết quả đạt được 72
2.6.2 Tồn tại, hạn chế 73
2.6.3 Nguyên nhân của tồn tại hạn chế 74
Kết luận chương 2 75
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH GIANG - TỈNH HẢI DƯƠNG 76
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 76
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 76
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 76
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 77
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 77
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ 77
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển 78
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở các trường Mầm Non huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương 78
3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và bồi dưỡng năng lực UDCNTT trong dạy học 78
3.2.2 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên phù hợp với điều kiện thực tiễn các trường mầm non huyện Bình Giang 82
3.2.3 Chỉ đạo đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên mầm non 86
3.2.4 Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở các trường mầm non 90
Trang 103.2.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo
viên ở các trường mầm non 93
3.3 Mối quan hệ các biện pháp 95
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 97
3.4.1 Khái quát chung về khảo nghiệm 97
3.4.2 Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 97
3.4.4 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 99
Kết luận chương 3 101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
1 Kết luận 102
2 Khuyến nghị 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BD BDGV BDTX CBGV
CB - GV - NV CBQL
CNTT CNN CSVC CNH - HĐH ĐTB
: Bồi dưỡng : Bồi dưỡng giáo viên : Bồi dưỡng thường xuyên : Cán bộ giáo viên
: Cán bộ - giáo viên - nhân viên : Cán bộ quản lý
: Công nghệ thông tin : Chuẩn nghề nghiệp : Cơ sở vật chất : Công nghiệp hóa hiện đại hóa : Điểm trung bình
GD GDMN GVMN
GV
MN
: Giáo dục : Giáo dục mầm non : Giáo viên mầm non : Giáo viên
: Mầm non GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
QLGD : Quản lý giáo dục
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô giáo dục mầm non huyện Bình Giang 35 Bảng 2.2: Tình hình đầu tư cơ sở vật chất các trường mầm non huyện
Bình Giang 36 Bảng 2.3: Thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động
dạy học của giáo viên các trường mầm non 39 Bảng 2.4: Thực trạng tần suất thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 42 Bảng 2.5: Thực trạng kết quả thực hiện mục tiêu bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 43 Bảng 2.6: Thực trạng kết quả thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 46 Bảng 2.7: Thực trạng tần suất thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 47 Bảng 2.8: Thực trạng kết quả thực hiện phương pháp bồi dưỡng năng lực
ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 49 Bảng 2.9: Thực trạng tần suất thực hiện phương pháp bồi dưỡng năng lực
ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 50 Bảng 2.10: Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 52 Bảng 2.11: Thực trạng tần suất thực hiện hình thức bồi dưỡng năng lực ứng
dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 53
Trang 13Bảng 2.12: Thực trạng quy trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 55 Bảng 2.13: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 57 Bảng 2.14: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực ứng dụng
CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 60 Bảng 2.15: Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực ứng dụng
CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 62 Bảng 2.16: Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng bồi dưỡng năng
lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non 65 Bảng 2.17: Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến quản lý bồi dưỡng năng lực
ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 68 Bảng 2.18: Trang bị CNTT cho các trường mầm non của huyện Bình Giang 71 Bảng 3.1: Thống kê kết quả đánh giá của về tính cần thiết của các biện
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 98 Bảng 3.2: Thống kê kết quả đánh giá của về tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non 100
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, hơn lúc nào hết con người cần phải được trang bị đẩy đủ, toàn diện về tri thức, trình độ chuyên môn, nắm bắt được khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến, có kỹ năng lao động, khả năng làm việc tốt, có tư duy nhạy bén, sáng tạo, biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị, máy móc hiện đại Thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức, thế kỷ của công nghệ 4.0 con người luôn chủ động cập nhật thông tin nhanh và lam tỏa mạnh
CNTT hiện nay đã thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy theo
cá nhân hay quản lý nhà trường, quản lý tổ, quản lý nhóm lớp cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin Việc giao lưu giữa người và máy trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông (multimedia) như âm thanh hình ảnh video, là e -learing (học trực tuyến qua mạng Internet)
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ… của con người Là một trong những bộ phận quan trọng của nền giáo dục, giáo dục mầm non cũng cần có những đổi mới hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chung của nền giáo dục trong tình hình mới, đó là: đổi mới hình thức giảng dạy bằng cách đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giúp trẻ hào hứng và tích cực tham gia cũng như tập trung vào hoạt động đổi mới phương pháp quản lý nhóm lớp, hệ thống hồ sơ sổ sách cho khoa học và hiệu quả đơn giản nhanh gọn Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới cần thiết phải có sự hoạt động hiệu quả của các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có đội ngũ giáo
Trang 15viên trong các trường khi sử dụng và nắm vững kỹ năng sử dụng CNTT sẽ giúp trình độ và năng lực của giáo viên phát triển vượt bậc
Huyện Bình Giang - tỉnh Hải Dương hiện nay có 18 trường Mầm non công lập, 6 trường Mầm non tư thục và 6 nhóm trẻ độc lập Số giáo viên mầm non về cơ bản có phẩm chất và năng lực chuyên môn, đặc biệt là đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học Tuy nhiên, qua thực tế năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GVMN trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế Điển hình như việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học còn chưa thường xuyên, nội dung còn sơ sài chất lượng thu hút sự chú
ý và phát huy năng lực của giáo viên và trẻ chưa cao chưa hiệu quả… Trong những năm qua các trường mầm non trong huyện đã đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học nhưng hiệu quả và chất lượng chưa cao
Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân
do cán bộ quản lý nhà trường chưa có biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên một cách phù hợp
Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên
ở các trường Mầm Non huyện Bình Giang - Tỉnh Hải Dương” làm đề tài
nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, luận văn đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở các trường MN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhằm nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho GV, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Trang 163 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã được quan tâm thực hiện và thu được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu hoạt động dạy học và điều kiện thực tiễn ở trường mầm non, thì sẽ nâng cao năng lực UDCNTT trong dạy học cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, Hải Dương
5.3 Đề xuất và khảo nghiệm biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, Hải Dương
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên của Hiệu trưởng các trường Mầm Non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Trang 177 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành, các văn kiện, nghị quyết của Đảng; các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giáo dục đào tạo; các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu; các báo cáo sơ kết, tổng kết của các trường mầm non về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên các trường Mầm Non trong huyện hiện nay để xây dựng khung lý luận của đề tài
7.2.Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng các phiếu điều tra bằng bảng hỏi dành cho cán bộ, chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương để điều tra thực năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên các trường mầm non hiện nay và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực UDCNTT cho giáo viên mầm non
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Nhằm thu thập ý kiến của CBQL, GV, NV về việc sử dụng CNTT trong dạy học của giáo viên các trường mầm non và việc quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên các trường mầm non hiện nay
Trang 187.2.3 Phương pháp quan sát
Quan sát khả năng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học của giáo viên các trường mầm non việc quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên các trường mầm non
7.2.4 Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia về hoạt động ứng dụng CNTT của GV các trường mầm non và bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non trong huyện
7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu thống kê, tổng hợp số liệu thu được bằng cách tính tỉ lệ %
và tính điểm trung bình
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, luận văn được cấu trúc gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng
CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công
CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Trang 191.1.1 Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Hiện nay, sự bùng nổ của CNTT đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp giáo dục của các quốc gia trên thế giới đặc biệt các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản… Để có được sự UDCNTT vào trong giáo dục như ngày nay, các nước đã trải qua nhiều chương trình quốc gia về tin học hóa cũng như UDCNTT vào khoa học công nghệ và giáo dục, coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khóa để xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa Chính vì vậy họ đã rất quan tâm đầu tư về CNTT, UDCNTT và quản lý việc UDCNTT
Ở Mỹ, những nghiên cứu về QL UDCNTT trong giáo dục được thực hiện từ sớm nên dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và trợ giúp của Chính phủ ngay từ cuối thập niên 90 [6]
Tại Nhật Bản đã xây dựng chương trình Quốc gia có tên “Kế hoạch một
xã hội thông tin - mục tiêu quốc gia đến năm 2000” về việc UDCNTT để xây dựng một xã hội thông tin đã được công bố từ những năm 1972 [6]
Ở đất nước Ấn Độ, tổ chức NCERT (National Council of Education Resarch and Training) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy and Studies in School) Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học trong lớp, đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính như là một công cụ ưu việt đánh dấu sự thay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận dạy học [6]
Từ năm 1997, Bộ Giáo dục Singapore đã khởi động kế hoạch tổng thể về UDCNTT trong giáo dục Với chương trình này, mọi trẻ của Singapore được đảm bảo cơ hội tiếp cận với môi trường học đường mang đậm màu sắc UDCNTT Đến
Trang 20tháng 7 năm 2002, Bộ Giáo dục Singapore đã công bố Kế hoạch tổng thể UDCNTT 2 nhằm kế thừa và phát huy những thành công của Kế hoạch UDCNTT
1, tiếp tục đưa ra những định hướng chung cho các nhà trường trong việc tận dụng những cơ hội UDCNTT đem lại để phục vụ giảng dạy và học tập [7]
Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện
CNTT trường Đại học Cần Thơ tổ chức đầu tháng 5 năm 2006, đã đề ra hướng phát triển môi trường học tập của người học trong giai đoạn mới, phù hợp với
xu thế phát triển của CNTT dựa vào UDCNTT [7]
Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT và truyền thông “Các biện pháp công nghệ và quản lý trong UDCNTT và truyền thông vào đổi mới phương pháp dạy học”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phối hợp với Dự án Giáo dục
đại học tổ chức từ 9-10 tháng 12 năm 2006 tại Hà Nội, đã đề cập đến các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc ứng dụng các thành tự của CNTT&TT vào trong quá trình dạy học [7]
Theo tác giả Hoàng Phương Bắc trong UDCNTT và truyền thông trong quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học Thái Bình đã nhấn mạnh vai trò của UDCNTT đối với giáo
viên: giáo viên có thể sử dụng CNTT để trình bày tài liệu theo cách thú vị và hấp dẫn hơn; hướng dẫn và giúp HS tìm kiếm tài liệu định tính; tận dụng thời gian tốt nhất; huấn luyện HS; cung cấp hướng dẫn riêng; hướng dẫn sinh viên theo hướng hợp tác cũng như học tập cộng tác; chuẩn bị tài liệu học tập cho sinh viên, thay vì dạy học trên lớp như trước; Chẩn đoán vấn đề học tập của
sinh viên và giúp họ vượt qua; Giải quyết các vấn đề học tập của HS [1]
Theo tác giả Nguyễn Văn Long trong Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam đã tập trung
thảo luận tình hình ứng dụng công nghệ Thông tin vào quá trình dạy-học ngoại ngữ nói chung và cụ thể là tiếng Anh từ lý thuyết đến thực tiễn; từ mô hình thế giới đến thực trạng ứng dụng tại Việt Nam Ở phần kinh nghiệm quốc tế, trên
Trang 21nền tảng giáo dục kĩ thuật số, tác giả phân tích các đường hướng phổ biến hiện nay thế giới đang áp dụng làm các mô hình lý thuyết cho việc đưa CNTT vào lớp học, vào quá trình giảng dạy, tiếp theo là phần phân tích các năng lực CNTT mà người giáo viên cần đạt được Ở phần nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, tác giả
đi sâu phân tích nhu cầu thực tiễn và tính thiết yếu của việc ứng dụng CNTT trong bối cảnh Việt Nam, kèm theo là thực trạng ứng dụng hiện nay [27]
Tác giả Trần Minh Hùng trong công trình nghiên cứu “Các biện pháp quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học Trung học phổ thông”, [20] Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá đúng thực trạng công tác quản
lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông hiện nay, Tác giả đề xuất và tiến hành khảo nghiệm được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học Các biện pháp đó là: Nâng cao nhận cho đội ngũ giáo viên; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ; tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học; đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT và tổ chức xây dựng môi trường dạy học đa phương tiện [20]
Tác giả Trần Thị Tâm Minh trong đề tài “Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành Thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn
đã góp phần hệ thống hóa một số lý luận về biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ: khả năng, khả năng ứng dụng CNTT, khả năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ, biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ Xác định thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ cũng như tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng thực trạng này Đề xuất biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ và thử nghiệm một vài biện pháp trong số các biện pháp được đề xuất [31]
Trang 22Phan Quốc Huy, Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập các môn Lý luận Chính trị ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay, thì cho rằng vai trò của công nghệ thông tin trong giảng dạy và
học tập các môn Lý luận Chính trị Đồng thời, Tác giả trình bày một số nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập các môn Lý luận Chính trị [21]
Tác giả Phạm Thị Lệ Hằng trong luận văn “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”, Tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về về
ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS Qua khảo sát, phân tích làm rõ thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Hà Nội, cung cấp những luận cứ, minh chứng thực tiễn để nhà quản lý, giáo viên có cơ sở đánh giá tình hình ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS thành phố Hà Nội hiện nay Luận án luận giải và đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS Thông qua đó khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp trong quản lý góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay [18]
Tác giả Nguyễn Thị Hà Lan trong nghiên cứu về "Ứng dụng TT trong giáo dục mầm non” đã trình bày vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục
mầm non, các tính năng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non và
mô tả cách thức thiết kế tư liệu giáo dục, quy trình thiết kế giáo án điện tử ở bậc mầm non (các hoạt động giáo dục) ph hợp với đặc điểm nhận thức mang tính trực quan, hình tượng của trẻ mầm non Với cách thức này, giáo viên mầm non có thể tự thiết kế được nhiều tư liệu giáo dục và giáo án điện tử sinh động,
có tác dụng kích thích hứng thú, tư duy của trẻ đồng thời tạo môi trường giáo dục hiện đại, hấp dẫn trong trường mầm non [25]
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên
Các nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên mầm non hiện nay không nhiều, chủ yếu
Trang 23là các đề tài nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên các cấp học khác như:
Tác giả Vũ Thị Thuý Nga với công trình nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trung học cơ sở Hải Phòng tại Trung tâm tin học” đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin Đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Tin học Đề xuất những biện pháp quản lý bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên Trung học cơ sở tại Trung tâm Tin học nhằm đưa công tác bồi dưỡng giáo viên ở Trung tâm Tin học ngày càng nề nếp, hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy của ngành Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng [29]
Lê Việt Hùng, Một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên, tỉnh Thanh Hóa Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý
công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV các TTGDTX cấp huyện Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV các TTGDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV các TTGDTX cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa [19]
Tác giả Hoàng Thị Cúc trong luận văn “Quản lí bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi học tập cho giáo viên các trường mầm non huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc giang” đã nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập cho giáo viên mầm non Khảo sát và đánh giá thực trạng về ứng dụng CNTT trong thiết kế TCHT cũng như sử dụng các trò chơi học tập để dạy trẻ mẫu giáo của GV một
số trường mầm non huyện Hiệp Hòa và công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập Đề xuất biện pháp quản lý bồi
Trang 24dưỡng ứng dụng CNTT trong thiết kế trò chơi học tập cho giáo viên các trường mầm non huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang [7]
Qua các công trình nghiên cứu trên có thể thấy, vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học và bồi dưỡng năng lực UDCNTT trong dạy học cho GV đã được nhiều tác giả nghiên cứu với các khía cạnh khác nhau, và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả UDCNTT trong dạy học cho GV, Tuy nhiên nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực UDCNTT trong hoạt động dạy học cho GV mầm non ở những khu vực, vùng miền nhất định còn ít cong trình đề cấp tới
Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho GV các trường mầm non huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương” cho công trình nghiên cứu của mình, với mong muốn kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV các trường MN huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Heinz Odonnell cho rằng: “Quản lý là một dạng thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu của nhóm Ngoài ra ông còn cho rằng: Mục tiêu của nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học” [14] Theo
cách hiểu này thì mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong
đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong các hoạt động của con người Quản lý đúng tức là con người đã nhận thức được quy luật, vận động theo quy luật và sẽ đạt được thành công theo ý muốn
Trang 25Theo Peter Drucker (1999) trong tác phẩm “Những thách thức quản lý đối
với thế kỷ 21” đưa ra luận cứ: “Quản lý là một thực thể, một cơ quan chức năng
cụ thể và phân biệt rõ ràng của bất kỳ tổ chức nào, dù đó là đơn vị sản xuất, kinh doanh, cơ quan chính phủ, trường học, bệnh viện hay nhà hát…” [15]
Theo Paul Hersey và KenBlanc Heard trong cuốn “Quản lý nguồn nhân
lực” thì “Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức” [14]
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về quản lý “Quản lý
là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề
ra và đúng với ý trí của người quản lý” [22]
Theo Đỗ Thị Hải Hà: “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách hàng thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu trong điều kiện biến động của môi trường” [16]
Như vậy, quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật và hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất
Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu: Quản lý là tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
1.2.2 Bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên mầm non
* Bồi dưỡng: Là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất
Theo của UNESCO: Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao
Trang 26kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp
Trong Giáo dục và Đào tạo theo nghĩa rộng: Bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo phi chính quy, về bản chất thì bồi dưỡng là một con đường của đào tạo và người được bồi dưỡng của chương trình bồi dưỡng được hiểu là những người đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hay trong các nhà trường
Như vậy có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình tổ chức và thực hiện những hoạt động nhằm nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người học
* Bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng là quá trình diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp Bồi dưỡng là để bổ sung tri thức và kỹ năng còn thiếu hụt, hoặc đã lạc hậu để nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn dưới một hình thức phù hợp Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại là: “Đào tạo liên tục và giáo dục suốt đời”
Từ khái niệm ta thấy:
+ Chủ thể của hoạt động BD là GV, những người đã được ĐT để có một trình độ chuyên môn nhất định
+ BDGV thực chất là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất nhà giáo, năng lực dạy học và GD
+ Mục đích BDGV nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn,
họ có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống tri thức, kỹ năng sư phạm sẵn có nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GD và dạy học
BDGV được xem là việc ĐT lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, các thuật ngữ này thể hiện tinh thần ĐT liên tục trước và trong khi làm việc
* Bồi dưỡng giáo viên mầm non
Bồi dưỡng GVMN là một hoạt động sư phạm giúp cho đội ngũ GVMN
bổ sung kiến thức về chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên trên cơ sở
Trang 27những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, nghiệp vụ họ đã có, nhằm nâng cao chất lượng CS-GD trẻ, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần Để hoạt động bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, cần đánh giá đúng tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên, đồng thời giáo viên xác định yêu cầu bồi dưỡng của bản thân về nội dung, mức độ cần đạt Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của các cấp về nội dung, hình thức, thời gian, đối tượng…
1.2.3 Công nghệ thông tin, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
1.2.3.1 ông nghệ thông tin
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia: “ TT (Infromation Technology)
là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin” [7]
Luật CNTT của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 chương 1, điều 4 xác định: “công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại
để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [34]
CNTT là thuật ngữ d ng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin Theo quan điểm này thì CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… của con người
1.2.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin
Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã , đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này [34]
Thực tiễn việc UDCNTT trong dạy học hiện nay đã trở nên phổ biến Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT và viễn thông đang thay đổi một cách
Trang 28nhanh chóng là một cơ hội rất lớn cho một phương pháp giáo dục hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến với vai trò nòng cốt của CNTT Nó đòi hỏi công tác QLGD phải có những biện pháp thích hợp để phát huy hết những lợi thế mà CNTT mang lại cho việc dạy và học của chúng ta hiện nay
Như vậy, UD TT trong dạy học là việc sử dụng CNTT vào quá trình tương tác giữa giáo viên và HS trong hoạt động dạy học gồm sử dụng các thiết
bị công nghệ thông tin, các phần mềm, mạng internet làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học
1.2.3.3 Năng lực, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
* Năng lực
Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu, các học giả đã đưa ra nhiều
định nghĩa khác nhau về năng lực Trong đó, định nghĩa về “ ăng lực” của hai
nhà nghiên cứu Bernard Wynne và David Stringer (1997) là rõ ràng, dễ hiểu và
dễ vận dụng trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực hơn cả [8]
Theo Bernard Wynne và David Stringer (1997) trong tác phẩm “Tiếp cận
Đào tạo và Phát triển dưới góc độ Năng lực” thì “ ăng lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ tích luỹ được của một cá nhân sử dụng để đạt được các kết quả mà công việc của họ đòi hỏi” [8]
Nói theo cách khác thì năng lực được thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, hành vi và thái độ mà con người tích luỹ được và áp dụng để đạt được kết quả trong công việc của mình
Từ những phân tích trên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng
tôi cho rằng: “ ăng lực là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của con người nhằm thực hiện tốt công việc được giao”
* Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học
Từ khái niệm năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin dạy học, có thể
hiểu: Năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức động dạy học là khả năng giáo viên có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng về TT vào quá trình tương tác giữa giáo viên và HS để thực hiện hoạt động dạy và học
Trang 29ăng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức động dạy học của giáo viên mầm non là khả năng mà người giáo viên mầm non có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng về TT vào quá trình tương tác giữa giáo viên và trẻ mầm non
để thực hiện hoạt động dạy và học tại các trường mầm non
Khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ Theo đó:
Về kiến thức: đội ngũ giáo viên mầm non cần có kiến thức, hiểu biết về công nghệ thông tin ứng dụng trong dạy học như các kiến thức về phần cứng, phần mềm
về công nghệ thông tin
Về kỹ năng: đội ngũ GVMN phải có khả năng vận dụng các kiến thức về công nghệ thông tin ở trên vào hoạt động dạy học thực tiễn
Về thái độ: đội ngũ GVMN phải tích cực tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học đồng thời nêu gương và thúc đẩy các đồng nghiệp ứng
dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học
1.2.4 Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học
Bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng về CNTT để GV nâng cao và hoàn thiện năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học
Bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy học như: soạn giáo án, thực hiện các chương trình giáo dục, giúp GV nhận thức đầy đủ về vai trò và tính hiệu quả khi ứng dụng CNTT so với các phương thức truyền thống
1.2.5 Quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học
Từ khái niệm Quản lý; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học, theo chúng tôi:
Quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học là quá trình chủ thể quản lý lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và
Trang 30kiểm tra hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng về CNTT cho giáo viên, giúp
GV nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học, nhằm đạt mục tiêu dạy học đã đề ra
1.3 Lý luận về bồi dƣỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
1.3.1 Đặc điểm hoạt động dạy học ở trường mầm non
Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học, nhằm truyền và lĩnh hội hệ thống tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và phẩm chất trí tuệ, thông qua đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và các phẩm chất, đạo đức cần thiết của người công dân, người lao động
Hoạt động dạy học gồm hai hoạt động chính là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Hai hoạt động này luôn gắn bó mật thiết với nhau, có sự tác động tương hỗ với nhau, tồn tại vì nhau
Hoạt động dạy học chỉ diễn ra thành công khi có phương pháp dạy học, nội dung, phương tiện dạy học Giáo viên phải là người hướng dẫn, điều khiển, dẫn dắt học sinh tiếp cận và lĩnh hội tri thức, qua đó tăng cường tính sáng tạo, sự hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan cho học sinh và hình thành nhân cách cho học sinh
Như vậy, có thể hiểu “Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học
tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học”
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trường được liên hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi, nhằm giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ
em vào lớp 1 Trường mầm non có các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ
Trang 31Chương trình mầm non mới giúp trẻ được chủ động khám phá tìm tòi các
sự vật hiện tượng xung quanh trẻ Trẻ được trải nghiệm, được tiếp cận với những thông tin nóng trong xã hội một cách kịp thời, nên chương trình này ph hợp với sự phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay
Vì vậy có thể hiểu hoạt động dạy học theo chương trình giáo dục mầm non là cách dạy tập trung theo chủ đề, lấy trẻ làm trung tâm, phương pháp dạy học tích cực, cách tiếp cận dạy học tích cực, làm cho hoạt động học tập mang tính thực tiễn hơn là chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng giúp trẻ phát triển toàn diện Chủ đề bao gồm những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe và những hoạt động dựa trên việc học và đưa ra cho trẻ nhiều sự lựa chọn hơn về những điều
mà chúng sẽ làm, chú trọng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ
1.3.2 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên trường mầm non
Mục tiêu bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hoạt động dạy học cho giáo viên trường mầm non là nhằm giúp cho giáo viên mầm non nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học ở trường mầm non
Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên mầm non hướng vào các mục tiêu cụ thể như sau:
- Đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non
- Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy, tạo ra sự hứng thú học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học tại các trường mầm non
- Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên trường mầm non
1.3.3 Nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
Bồi dưỡng về kiến thức CNTT cơ bản: Nội dung này nhằm trang bị cho cho các giáo viên những hiểu biết về CNTT cơ bản như: kiến thức cơ bản về
Trang 32máy tính và mạng máy tính, như phần cứng (máy vi tính và thiết bị cầm tay thông minh; các thành phần phần cứng; thiết bị trung tâm; thiết bị nhập, xuất, lưu trữ; cổng); Phần mềm; mạng máy tính và truyền thông; kiến thức cơ bản về vấn đề an toàn thông tin cơ bản khi làm việc với máy tính như kiểm soát truy nhập, bảo đảm an toàn cho dữ liệu; Phần mềm độc hại (malware)
Bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng sử dụng các chương trình, công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Active Primary, Flash, Photoshop, Converter, Kispix, Kismas, Adobe Presenter, Flash, Proshow, AutoPlay Media Studio 8 Personal Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video, vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy Đồng thời, GV có thể ứng dụng CNTT trong học tập của HS để giúp trẻ có thêm hứng thú với việc học và trẻ có thể tự học tập tại nhà qua các Website hay các phần mềm giúp trẻ tự học
Bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụ tìm kiếm trên Internet hoặc tìm kiếm trên các Website thư viện bài giảng Mạng Internet là kho thông tin khổng lồ, trên đó có rất nhiều phần mềm giảng dạy mầm non được xây dựng công phu mà GV, nhà trường có thể khai thác tham khảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảng, tổ chức hoạt động dạy học cho riêng mình
Bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT hỗ trợ trong việc học tập của trẻ: kiến thức tắt mở, kết nối thiết bị di động với thiết bị đầu vào, đầu ra; kỹ năng cài đặt các phần mềm; xử lý các vấn đề phát sinh với thiết bị CNTT đơn giản
Bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong đánh giá sự phát triển của trẻ sau hoạt động học
Trang 331.3.4 Phương pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
Các phương pháp bồi dưỡng năng lực năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở các trường MN tuân theo lý thuyết dạy học cho người lớn (người trưởng thành) và theo quan điểm
“học thông thạo” Các phương pháp bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên các trường MN cũng cần căn cứ vào đặc trưng của việc bồi dưỡng năng lực sử dụng CNTT để lựa chọn cho phù hợp Theo đó, bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở các trường MN có thể thực hiện theo các phương pháp như sau
Nhóm phương pháp bồi dưỡng về năng lực công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học bao gồm:
- Thuyết trình có minh họa, đàm thoại (vấn đáp): đây là những phương pháp truyền thống thường được áp dụng với các nội dung bồi dưỡng mang nặng tính lý thuyết
- Thảo luận nhóm: nêu và giải quyến vấn đề, thảo luận
- Phương pháp giới thiệu mô hình thực hành, tài liệu, luyện tập: thường được áp dụng với nội dung rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học Luyện tập phải tiến hành theo một trình tự chặt chẽ Lúc đầu đơn giản, có làm mẫu, có chỉ dẫn, sau tăng dần tính phức tạp của hành động và sự tự lực luyện tập Các giáo viên phải nắm lý thuyết rồi mới luyện tập
và qua luyện tập để hiểu sâu hơn lý thuyết
- Thực hành đa dạng: Thực hành thường xuyên, nhiều lần, nhiều nội dung ngay trên hệ thống máy tính, thiết bị CNTT
Đối với bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học nhóm phương pháp hướng dẫn thực hành có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định đến hình thành kỹ năng cho các giáo viên
Trang 341.3.5 Hình thức bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
Các hình thức bồi dưỡng giáo viên mầm non bao gồm:
(1) Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở và phòng GD&ĐT huyện;
(2) Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm trường theo kế hoạch của
Sở GD& ĐT và phòng GĐ&ĐT;
(3) Trường tổ chức các hoạt động BD tại chỗ (qua hội thi, hội giảng,
dự giờ, hội thảo, tham quan học tập trường bạn, tự bồi dưỡng) theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo
(4) GV tự BD theo chương trình quy định (thông qua giáo trình, tài liệu)
và theo nguyện vọng cá nhân, Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá định kỳ
(5) Bồi dưỡng trực tuyến (bồi dưỡng online): Hoạt động bồi dưỡng thông qua phương tiện thông tin là mạng internet Hình thức này báo cáo viên và học viên thực hiện hoạt động học tập, trao đổi thông qua các phần mềm học tập được thiết kế có sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin
1.3.6 Quy trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
Tại bước này, cán bộ quản lý cần thực hiện đánh giá thực trạng về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non của đơn vị
Sau khi đánh giá thực trạng, cán bộ quản lý cần so sánh với yêu cầu đặt
ra, nhu cầu thực tiễn về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non, đánh giá mức độ cấp thiết theo thứ
tự để xác định nội dung ưu tiên
- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong
tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
Trang 35Xác định nội dung bồi dưỡng, đó là các nội dung: Kiến thức CNTT cơ bản; Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu trong hoạt động dạy học;…
Xác định phương pháp bồi dưỡng gồm nhóm phương pháp bồi dưỡng về
lý thuyết và nhóm phương pháp hướng dẫn thực hành
Xác định hình thức bồi dưỡng, đó là các hình thức bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn và hội thảo, tọa đàm, tham quan học hỏi
Xác định chủ thể bồi dưỡng: Cần mời đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học cho giáo viên các trường MN
Xác định thời gian thực hiện bồi dưỡng: thực hiện trong thời gian nào của năm học
Xác định điều kiện để thực hiện bồi dưỡng (nhân lực, tài lực, vật lực): đó
là các điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học, máy tính, máy chiếu, tài liệu, tài chính…
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non
Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non đã xây dựng, Hiệu trưởng các trường mầm non thực hiện phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân tổ chức thực hiện kế hoạch đã đặt ra
- Đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non thông qua các nội dung kết quả bồi dưỡng, đánh giá mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng, việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng của GVMN…
1.4 Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non
1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non
Để đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục, CBQL cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng
Trang 36công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non thường xuyên, liên tục, cập nhật với chương trình giáo dục mầm non mới, phương pháp giáo dục mới, Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng
Các loại kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non bao gồm:
Theo thời gian, ta có:
+ Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên
+ Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 1 - 5 năm
+ Kế hoạch ngắn hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm
Việc xây dựng kế hoạch bao gồm các bước, nội dung sau:
Bước 1: Phân tích thực trạng của địa phương, đơn vị: trong bước này cần thu thập các thông tin nội bộ như số lượng, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên và các thông tin bên ngoài như chủ trương, chính sách, các văn bản, chỉ thị của cấp trên, sự quan tâm ủng hộ của địa phương, các ban ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh, điều kiện kinh tế bổ sung và xử lý kịp thời các thông tin đó Ngoài ra cần có những dự đoán thực tế về cơ hội cũng như các yếu tố dễ thay đổi và đưa ra phương án đối phó
Phân tích thực trạng bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của giáo viên mầm non ở thời điểm trước thông qua thực tế công việc và tổng kết tình hình bồi dưỡng trong năm Từ đó rút ra những ưu điểm và khuyết điểm, sắp xếp từng vấn đề để giải quyết
Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở khảo sát tình hình đội ngũ giáo viên mầm non Khảo sát đội ngũ để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm
Nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về các tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp không chỉ là việc quan trọng đối với giáo viên mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý, hiệu trưởng, các lực lượng cùng tham gia hoạt động giáo dục Do đó việc nghiên cứu về chuẩn nghề nghiệp rất cần thiết cho đội ngũ giáo viên
Trang 37Bước 2: Xác định mục tiêu: Đây là bước hết sức quan trọng, dựa vào việc phân tích thực trạng đã đánh giá được những nội dung, những vấn đề yếu kém chưa đáp ứng yêu cầu CNN của đội ngũ GV, những điều kiện chưa đáp ứng… Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rõ thời hạn thực hiện và được lượng hóa đến mức cao nhất (tất nhiên tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và định lượng) Cần xác định cụ thể thứ tự ưu tiên các mục tiêu
Bước 3: Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non và các nhiệm
vụ để đạt được mục tiêu đó, các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm
vụ đề ra
Căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ một cách cụ thể để đạt được các mục tiêu đó; Các phương án để thực hiện các mục tiêu đề ra Ở phần này có các dự kiến cụ thể về nguồn nhân lực tham gia BD; các phương pháp, hình thức bồi dưỡng đối với từng nội dung Xác định nguồn lực cần thiết
về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí… xác định thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra
Các chủ thể bồi dưỡng cần quản lý chắc nội dung bồi dưỡng nhằm hướng tới việc năng cao kiến thức và kỹ năng thực hành, cập nhật công nghệ thông tin để
sử dụng trong hoạt động dạy học Nội dung phải tập trung vào kiến thức mới và phương pháp, cách tổ chức các hoạt động dạy học cho trẻ mầm non
Bước 4: Lập kế hoạch/chương trình hành động
Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể: Kế hoạch này được cụ thể hóa theo thời gian, với phương pháp, hình thức, địa điểm, người thực hiện, điều kiện thực hiện cụ thể cho từng nội dung… Kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên phải dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng
Trong tổ chức thực hiện kế hoạch, trước hết cần phải xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy bồi dưỡng, tổ chức điều phối các lực lượng, đảm bảo
Trang 38điều kiện cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng, sử dụng và phát huy vai trò của các lực lượng, các công cụ phương tiện quản lý để bồi dưỡng đạt hiệu quả cao và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
Bước 5: Điều chỉnh kế hoạch, nếu cần
1.4.2 Tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non
Đó là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra Chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu và tạo nên sức mạnh của tập thể bởi: Tổ chức là phối hợp các tác động bộ phận lại với nhau làm cho chúng tạo nên một tác động tích hợp, mà hiệu quả của tác động tích hợp này lớn hơn tổng hiệu quả của các tác động bộ phận
Để thực hiện được vai trò quan trọng trên, Hiệu trưởng phải thiết lập được một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống QL Cấu trúc này được thiết lập trên cơ sở: bố trí sắp đặt các bộ phận, cá nhân và sự phân công phân nhiệm đến từng người về từng mặt hoạt động của nhà trường; sự phân bổ các nguồn lực và việc xác định các cơ chế QL nhằm đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả của
hệ thống QL theo mục tiêu đề ra Trong quá trình thực hiện các hoạt động của nhà trường, Hiệu trưởng cần phải xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận bên trong nhà trường cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng xã hội Trong tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực UDCNTT trong dạy học cho GVMN, Hiệu trưởng trường MN cần thực hiện những công việc sau:
Thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non; Lực lượng tham gia chỉ đạo bồi dưỡng cho giáo viên mầm non là những cán bộ có trách nhiệm, có năng lực kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong ban giám hiệu các trường mầm non và một số giáo viên giỏi
Trang 39Lựa chọn mời chuyên gia, hoặc giáo viên cốt cán của trường tham gia bồi dưỡng các chuyên đề về UDCNTT trong DH
Truyền thông, phổ biến kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên mầm non Công tác truyền thông, phổ biến phải rõ ràng, kịp thời, đầy đủ nội dung để các chủ thể kịp thời nắm bắt thực hiện
Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Tổ chức hoạt động bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, Sở, phòng GĐ-ĐT hoặc tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trường mầm non; Tổ chức thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở tổ chuyên môn
1.4.3 Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non
Có thể hiểu chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt
động của mình Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn
ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một
tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau
Chỉ đạo là công việc của nhà QL thể hiện ở việc đề ra yêu cầu, mệnh lệnh cho cấp dưới thực hiện, là quá trình Hiệu trưởng huy động các lực lượng trong nhà trường vào việc thực hiện kế hoạch nhằm biến mục tiêu dự kiến thành kết quả, kế hoạch thành hiện thực
Trong quá trình chỉ đạo, người Hiệu trưởng nắm quyền chỉ huy, điều hành mọi bộ phận thực hiện các công việc sao cho toàn bộ hệ thống QL vận hành một cách trơn tru và thuận lợi Để đạt được điều đó, Hiệu trưởng cần phải
có các chế độ động viên, khích khích kịp thời, đồng thời phải thường xuyên giám sát tiến trình thực hiện công việc để có thể điều chỉnh, uốn nắn, sửa đổi những lệch lạc mà không làm thay đổi hướng vận hành của hệ thống
Trang 40Đây là chức năng tiếp theo sau khi hoàn thành nhiệm vụ lập kế hoạch và
tổ chức thực hiện Chức năng này thể hiện rõ nhất năng lực quản lí của người Hiệu trưởng nhằm vận hành các hoạt động quản lí trong thực tiễn
Chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non là việc nhà quản lí giáo dục đưa ra các mệnh lệnh quản lí về tổ chức bồi dưỡng, việc thực thi các quyết định quản lí và tạo động lực thực hiện cho người thực hiện quyết định Việc chỉ đạo của cán bộ quản lý giáo dục cần được tiến hành trên tất cả các nội dung trong kế hoạch đã đặt ra:
- Chỉ đạo về việc triển khai nội dung, hình thức bồi dưỡng: Ban giám hiệu chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn phân công hợp lý GV khi xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học Đồng thời, chỉ đạo công tác chuẩn bị của các bộ phận, gắn trách nhiệm của các
bộ phận đối với chất lượng nội dung được phân công phụ trách chuẩn bị cho hoạt động bồi dưỡng Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
- Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên
ở trường mầm non: Đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng; Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng;
- Chỉ đạo việc đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho giáo viên ở trường mầm non: Xây dựng và thống nhất các tiêu chí đánh giá thực hiện hoạt động bồi dưỡng của giáo viên Công tác rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động bồi dưỡng,…
Quá trình chỉ đạo thực hiện, cán bộ quản lý cần giải quyết tốt những vấn
đề đã làm được của GVMN, quan tâm đến những đề xuất, nhất là những vấn đề khó khăn, còn thiếu, còn yếu; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về nhân lực, tài lực, vật lực cho các bộ phận, cá nhân hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, tổ chức hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất