1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Người h’mông trong rễ người của đoàn hữu nam và chúa đất đỗ bích thuý

119 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Người H’mông Trong Rễ Người Của Đoàn Hữu Nam Và Chúa Đất Của Đỗ Bích Thúy
Tác giả Trần Thị Lệ Huyền
Người hướng dẫn TS. Bùi Linh Huệ
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Cả Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thúy đều trang bị cho mình “chiếc chìa khoá” để mở cánh cửa bước vào thế giới văn hoá của các tộc người nơi vùng biên ải xa xôi, trong đó đặc biệt ấn tượng là

Trang 1

TRẦN THỊ LỆ HUYỀN

NGƯỜI H’MÔNG TRONG RỄ NGƯỜI CỦA ĐOÀN HỮU NAM

VÀ CHÚA ĐẤT CỦA ĐỖ BÍCH THUÝ

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Linh Huệ

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung trong luận văn đều là kết quả làm việc của tôi và chưa từng được công

bố ở bất cứ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Lệ Huyền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Người H’mông trong Rễ người của Đoàn Hữu Nam và Chúa đất của Đỗ Bích Thúy” tôi đã nhận được sự giúp đỡ

tận tình, trách nhiệm của các thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và các bạn học viên

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS Bùi Linh Huệ - người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công

sức, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngôn ngữ và Văn hóa đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện

để tôi hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Thị Lệ Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 9

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Cấu trúc của luận văn 11

CHƯƠNG 1 ĐOÀN HỮU NAM VÀ ĐỖ BÍCH THÚY TRONG DÒNG VĂN HỌC VỀ ĐỀ TÀI MIỀN NÚI VÀ NGƯỜI H’MÔNG 12

1.1 Nhà văn Đoàn Hữu Nam: Con người và sáng tác 12

1.1.1 Con người nhà văn Đoàn Hữu Nam 12

1.1.2 Sáng tác văn học của Đoàn Hữu Nam 12

1.1.3 Tác phẩm viết về người dân tộc thiểu số của Đoàn Hữu Nam 15

1.2 Nhà văn Đỗ Bích Thúy: Con người và sáng tác 19

1.2.1 Con người nhà văn Đỗ Bích Thúy 19

1.2.2 Sáng tác văn học của Đỗ Bích Thuý 20

1.2.3 Tác phẩm viết về người dân tộc thiểu số của Đỗ Bích Thuý 22

1.3 Đặc điểm văn hoá H’mông 25

1.3.1 Đặc điểm văn hoá H’mông qua các công trình nhân học 25

1.3.2 Đặc điểm văn hoá H’mông trong các sáng tác văn học dân gian của người H’mông 30

1.4 Văn xuôi Việt Nam viết về đề tài miền núi và người H’mông 32

1.4.1 Văn xuôi Việt Nam viết về đề tài miền núi 32

1.4.2 Văn xuôi Việt Nam viết về người H’mông 35

CHƯƠNG 2SỰ TÁI HIỆN VĂN HÓA H’MÔNG TRONG RỄ NGƯỜI VÀ CHÚA ĐẤT 40

2.1 Đời sống văn hoá của người H’mông trong Rễ người và Chúa đất 40

2.1.1 Phong tục tập quán 40

2.1.2 Dân ca 52

2.2 Lịch sử, xã hội người H’mông trong Rễ người và Chúa đất 56

Trang 5

2.2.1 Tâm thức di dân 56

2.2.2 Vấn đề nữ quyền 60

2.3 Mối quan hệ với thiên nhiên của người H’mông 66

CHƯƠNG 3 GIẢI CƠ CHẾ BIỂU HIỆN VĂN HÓA H’MÔNG TRONG RỄ NGƯỜI VÀ CHÚA ĐẤT TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGÔN 71

3.1.1 Từ “đứt rễ” tới “cắm rễ”: chủ trương chính trị vùng biên ải 72

3.1.2 Chàng “Robinson Crusoe mới”: chữa lành nhờ thiên nhiên và cộng đồng 80

3.2 Diễn ngôn “văn học thế giới” trong Chúa đất của Đỗ Bích Thúy 87

3.2.1 Chủ đề Thiện – Ác và Thiết chế hóa 87

3.2.3 Nghệ thuật thể hiện chủ đề Thiện – Ác và Thiết chế hóa: Phong cách Gothic 99

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trang 6

1.2 Trong văn học Việt Nam, bên cạnh các tác giả khá thành công về đề tài miền núi và để lại những dấu ấn đậm nét như: Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Mã A Lềnh, Cao Duy Sơn, Phạm Duy Nghĩa, Hà Thị Cẩm Anh, Tống Ngọc Hân…thì không thể không nhắc đến Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thuý Nếu như nhà văn Đỗ Bích Thuý được nhận xét là “một trong những cây bút nữ quan trọng nhất hiện nay ở mảng văn học viết về đề tài miền núi” (Trần Đăng Khoa), thì nhà văn Đoàn Hữu Nam cũng được đánh giá là một cây bút nặng lòng với đề tài vùng cao Nếu như nhà văn Đỗ Bích Thuý chọn Hà Giang làm điểm dừng chân trong hành trình sáng tác về miền núi, thì nhà văn Đoàn Hữu Nam lại gắn bó với Lào Cai như một cơ duyên Trong sáng tác của họ, hình ảnh của đất

và người vùng cao hiện lên thật chân thực và đầy hấp dẫn Cả Đoàn Hữu Nam

và Đỗ Bích Thúy đều trang bị cho mình “chiếc chìa khoá” để mở cánh cửa bước vào thế giới văn hoá của các tộc người nơi vùng biên ải xa xôi, trong đó đặc biệt

ấn tượng là những tác phẩm viết về người dân tộc H’mông Thông qua tác phẩm của mình, các nhà văn không chỉ phản ánh văn hóa của một tộc người, người H’mông như là những giá trị văn hóa ổn định, cố hữu mà họ còn đem đến một cách nhìn, một thông điệp, một sự lí giải mang tính cá nhân về những vấn đề phổ quát của tộc người đó

1.3 Ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) là một lĩnh vực được khởi đầu trong giới học thuật Anh từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX; và sau

Trang 7

này được lan truyền và phát triển, biến đổi khắp nơi trên thế giới Là một lĩnh vực liên ngành, nghiên cứu văn hóa dựa trên lí thuyết và phương pháp của các ngành khác, nhưng được làm mới với sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực, diễn ngôn, hệ tư tưởng và chính trị của văn hóa Mục đích của ngành nghiên cứu văn hóa không chỉ là khám phá bản chất chính trị của văn hóa đương đại thông qua việc tìm hiểu sự vận hành của diễn ngôn và quyền lực, mà bản thân ngành nghiên cứu văn hóa cũng có thể coi là một dạng thức mang tính diễn ngôn

Đã có nhiều công trình nghiên cứu các tác phẩm văn học viết về miền núi

và người dân tộc thiểu số từ góc độ coi văn hóa là giá trị, thí dụ các công trình nghiên cứu biểu hiện của văn hóa H’mông trong sáng tác của các nhà văn người Kinh và người H’mông Tuy nhiên, hiện vẫn khá hiếm các nghiên cứu coi các tác phẩm văn học viết về người dân tộc thiểu số như là các diễn ngôn Viết về miền núi và người dân tộc thiểu số từ các góc nhìn khác nhau cũng chính là việc

“dịch văn hóa” và sử dụng việc “dịch văn hóa” vào diễn giải các thông điệp nghệ thuật Nghiên cứu về tiểu thuyết của Đỗ Bích Thuý và Đoàn Hữu Nam dưới góc nhìn văn hoá cũng có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu Tuy nhiên các công trình đó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu giá trị văn hoá của tộc người được thể hiện trong tác phẩm Xuất phát từ khoảng trống đó, chúng tôi

đã chọn thực hiện đề tài luận văn: “Người H’mông trong Rễ người của Đoàn Hữu Nam và Chúa đất của Đỗ Bích Thuý” Thực hiện đề tài này, chúng tôi

mong muốn đem đến một hướng nghiên cứu mới về hai tiểu thuyết nói trên, nhằm cho thấy, sáng tác văn học cũng là quá trình kiến tạo diễn ngôn dưới ảnh hưởng của văn hóa, chính trị, lịch sử và thị hiếu thị trường văn học

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về văn học và người H’mông

2.1.1 Những nghiên cứu về văn học H'mông do người H'mông sáng tác

Dân tộc H’mông là dân tộc có lịch sử di cư vào nước ta từ lâu đời Theo các tài liệu khoa học của giới nghiên cứu và dựa trên các truyền thuyết dân gian thì người H’mông vào nước ta sớm nhất từ khoảng 300 năm trước Cùng với chiều dài lịch sử, người H’mông cũng có cho mình một nền văn học đậm bản sắc dân tộc bao gồm các sáng tác dân gian và các sáng tác văn học viết của

Trang 8

chính người H’mông Các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành sưu tầm, biên soạn và xuất bản một số tác phẩm, công trình nghiên cứu về văn học H’mông

Trước hết phải kể đến cuốn Truyện cổ dân tộc Mèo do một nhóm tác giả

sưu tầm, trong đó có ông Doãn Thanh, một thầy giáo dạy chữ H’mông Thông qua cuốn sách, người đọc có cơ hội hiểu thêm về người Mèo/ H’mông Nghiên

cứu về văn học dân gian của người H’mông còn phải kể đến cuốn Dân ca Mèo

(Lào Cai) của tác giả Doãn Thanh, xuất bản năm 1967 Theo đó, tác giả đã sưu tầm các bài dân ca đặc sắc của người Mèo/H’mông Tìm hiểm về dân ca H’mông cũng là một kênh thông tin để tiếp cận văn hóa của người H’mông Năm 1984, cuốn sách nói trên của tác giả Doãn Thanh được tái bản và đổi tên

thành Dân ca Hmông Lời giới thiệu cuốn sách được nhà thơ Chế Lan Viên dành

những lời trân trọng: Những bài thơ này – có hàng trăm bài như vậy – có thể nằm không hổ thẹn trong những tuyển tập thơ hay của thế giới Đó cũng là một

sự ghi nhận và đánh giá cao về cuốn sách

Không dừng lại ở đó, các tác giả là người H’mông vẫn tiếp tục sưu tầm, biên soạn và dịch các tác phẩm văn học của chính dân tộc mình Tiêu biểu trong

số đó phải kể đến nhà thơ, nhà sưu tầm văn học dân gian Hùng Đình Quý, nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Hà Giang, Chủ tịch Hội văn học

nghệ thuật Hà Giang Ông cũng là tác giả cuốn Dân ca Hmông Hà Giang Cuốn

sách gồm ba tập là tập hợp các bài dân ca do ông sưu tầm và dịch Phát huy lợi thế của bản thân mình là một người H’mông, nên ông cố gắng giữ được “chất” H’mông trong quá trình dịch các bài dân ca để thuận tiện cho việc nghiên cứu sau này Bên cạnh đó, tác giả Hùng Đình Quý cũng rất tích cực trong việc dịch các bài dân ca H’mông ra tiếng phổ thông Năm 2010, ông xuất bản cuốn sách

song ngữ Mông – Việt: Hux Zangx Hmôngz (Dân ca cổ và sáng tác mới của người Mông ở Hà Giang) Cuốn sách gồm 60 bài dân ca cổ và sáng tác mới của

người H’mông ở Hà Giang, mỗi bài dân ca, bài thơ đều được viết bằng hai loại chữ: tiếng H’mông và tiếng Việt Đây được coi là một nỗ lực rất lớn của các tác giả, nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu người H’mông trong việc giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau văn học của dân tộc mình

Trang 9

Bên cạnh bộ phân văn học dân gian, thì văn học viết của người H’mông cũng ghi nhận sự xuất hiện của một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu, trong đó phải

kể đến Mã A Lềnh Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Mã A Lềnh đã đóng góp cho văn xuôi H’mông nhiều tập truyện ngắn và truyện ngắn song ngữ Việt - Mông

như: Chuyện bây giờ mới kể (1996), Dấu chân trên đường (1996), Rừng xanh (1997), Thằng bé củ mài (2000), Chuyện xưa ở Mường Tiên, Làng mình (2008)

Ông là một nhà văn người H’mông luôn đáu đáu về người H’mông Các nhà nghiên cứu đều cho rằng cách viết truyện ngắn của Mã A Lềnh linh hoạt, đậm đà

bản sắc H’mông Trong công trình Nghiên cứu, lí luận phê bình Văn học thiểu số Việt nam thời kì hiện đại – Diện mạo và đặc điểm (2013), tác giả Trần Thi Việt

Trung đã có những đánh giá về Mã A Lềnh như sau: “người con tiêu biểu, xuất sắc của dân tộc HMông này đã làm cho độc giả phải ngạc nhiên, sững sờ trước những

bài thơ, tập thơ đặc sắc, đậm chất HMông như: Đá ở Sa Pa, Bên suối Nậm Mơ…

và càng khiến cho người đọc cảm thấy bất ngờ trước những bài những cuốn sách tiểu luận, phê bình văn học đầy chất “lý sự” và chất nghệ sĩ vừa hồn hậu, tự nhiên, vừa sâu sắc, từng trải của ông” [77]

Ngoài ra có thể kể đến một số bài báo viết về Mã A Lềnh và tác phẩm của

ông như: tác giả Trần Thị Việt Trung với: “Mã A Lềnh – cây Pơ mu trên đỉnh Hoàng Liên” (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 259/ 2016); tác giả Cao Thi Hảo

với “Diện mạo văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2016); Tác giả Đào Thủy Nguyên – Cao Thị Hảo- Lý Thị Nhâm với “Mã A Lềnh với văn xuôi thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam

hiện đại” (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam số 258/2016)

2.1.2 Những nghiên cứu về văn học, về người H'mông do nhà văn dân tộc khác sáng tác

Nghiên cứu về văn học miền núi nói chung và văn học H’mông nói riêng ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của các nhà văn người dân tộc khác Với vị thế

và cái nhìn riêng biệt đã đưa đến những trang viết chân thực, khách quan về người H’mông cùng những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc này Thông qua mỗi tác phẩm, các nhà văn không quên gửi gắm trong đó những thông điệp, những vấn đề hiện thực, nhân văn, nhân đạo sâu sắc

Trang 10

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, nhà văn Tô Hoài đưa người đọc đến với

Tây Bắc và người H’mông qua tập Truyện Tây Bắc, trong đó bạn đọc biết đến nhiều nhất là tác phẩm Vợ chồng A Phủ Sau Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài tiếp tục viết Miền Tây, Họ Giàng ở Phìn Sa…Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi

cho rằng: Các sáng tác của Tô Hoài về Tây Bắc về người H’mông đậm đà bản

sắc văn hóa dân tộc Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, GS Vũ Ngọc Phan đã

đánh giá Tô Hoài là nhà phong tục Còn tác giả Hà Minh Đức trong bài viết: “Tô

Hoài, một phong cách văn xuôi nhiều màu sắc” trên Báo Văn nghệ đã nhận xét:

“Vợ chồng A Phủ và miền đất quê hương của đồng bào Mông đã neo giữ ở tác

giả những tình cảm và kỷ niệm tốt đẹp Tác giả vẫn quan tâm theo dõi sự đổi thay của miền quê hương này trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền núi qua tác phẩm Miền Tây tiếp nối nhưng không trùng lặp” [89] Ngoài ra còn phải

kể đến những luận văn nghiên cứu về Tô Hoài như: “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trước cách mạng”, luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội – 2010 - Phạm Thị Thanh Thủy; “Cái nhìn, không gian và thời gian nghệ

thuật trong hồi ký của Tô Hoài (Qua hồi kí Cát bụi chân ai và Chiều chiều)”,

luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHSP Thái Nguyên – 2009 Nguyễn Hoàng Hà…

Cùng với Tô Hoài, Ma Văn Kháng cũng là cây bút lớn viết nhiều về đề tài

miền núi đặc biệt là viết về người H’mông Các tác phẩm của ông như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Trăng non…đã đem đến cho người đọc những

trang sử bi thương của đồng bào các dân tộc vùng cao Các nhà nghiên cứu cũng đồng nhất quan điểm “Từ những đổi mới về đề tài, khẳng định Ma Văn Kháng

đã góp phần nhận diện con người Việt Nam ở từng giai đoạn cụ thể qua những phạm vi nhất định” Khi nghiên cứu về nghệ thuật tự sự, tác giả Nguyễn Ngọc

Thiện đã chọn ba tác phẩm Đồng Bạc Trắng hoa xòe, Gặp gỡ ở La Pán Tẩn, Bóng đêm, từ đó ghi nhận ngòi bút của Ma Văn Kháng đã có những đóng góp

đáng kể trong nghệ thuật tự sự Ngoài ra còn phải kể đến: “Nghệ thuật tự sự

trong sáng tác Ma Văn Kháng” của Đỗ Phương Thảo Đây là công trình chuyên

sâu đầu tiên về Ma Văn Kháng ở cả truyện ngắn và tiểu thuyết Tác giả Đỗ Phương Thảo đã có những khảo sát chi tiết để thấy được những kiến giải sâu sắc

về cuộc đời, về con người của Ma Văn Kháng

Trang 11

Bên cạnh các nhà văn lớp trước thì cũng phải ghi nhận sự xuất hiện ngày càng nhiều và càng trẻ hóa đội ngũ sáng tác là các tác giả người Kinh viết về

miền núi và người H’mông: Đoàn Hữu Nam với Tình rừng, Rễ người, Tống Ngọc Hân với Hồn xưa lưu lạc, Âm binh và lá ngón, Đỗ Bích Thúy với Chúa đất, Lặng yên dưới vực sâu, Tiếng đàn môi sau bờ rào đá…Với mong muốn

đem đến những lí giải về dân tộc H’mông, một dân tộc vẫn còn nhiều bí ẩn và

nỗ lực bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của người H’mông Các nhà văn đã cố gắng đi sâu vào tộc người này để tìm hiểu thật cặn kẽ và phản ánh thật chân thực trên từng trang viết

Trong luận văn “Truyện ngắn Tống Ngọc Hân từ góc nhìn văn hóa”, (2020),

tác giả Nguyễn Minh Trường đã khảo sát những biểu hiện văn hóa của miền núi

trong đó có văn hóa H’mông trong hai tập truyện tiêu biểu là Hồn xưa lưu lạc và Bức phù điêu mạ vàng của nữ nhà văn Tống Ngọc Hân Còn trong luận văn “Thế

giới nhân vật trong truyện ngắn của Tống Ngọc Hân”, (2020), tác giả Nguyễn Thị Huyền đã dày công nghiên cứu về nghệ thuật thể hiện nhân vật trong truyện ngắn của nhà văn và ghi nhận những đóng góp của Tống Ngọc Hân trong dòng chảy chung của văn học Việt Nam đương đại Những bài viết, những nghiên cứu về hai tác giả Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thúy trong mảng đề tài viết về người H’mông cũng chiếm khá nhiều Nội dung này chúng tôi xin phép được trình bày ở phần sau: Những nghiên cứu về Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thúy

2.2 Những nghiên cứu về Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thuý

2.2.1 Những nghiên cứu về Đoàn Hữu Nam và tiểu thuyết Rễ người

Đoàn Hữu Nam là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại, người góp phần không trong việc đưa văn học miền núi đến gần hơn với độc giả Gần nửa cuộc đời gắn bó với mảnh đất Lào Cai, nhà văn thỏa sức khám phá và

sáng tạo trên “cánh đồng văn chương” Tiểu thuyết Thổ Phỉ (2010) là tác phẩm

làm nên thành công và tên tuổi của nhà văn Đoàn Hữu Nam, tác phẩm đã đạt Giải A Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam Sau thành công

của tiểu thuyết Thổ Phỉ, một cuộc tọa đàm về tác phẩm này được tổ chức mang tên “Tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam và văn học trẻ dân tộc thiểu số

Trang 12

Việt Nam đương đại” Dưới sự chủ trì của nhà văn Cao Duy Sơn, các nhà văn tham dự đã có những ý kiến đóng góp về thành công và hạn chế của tác phẩm

Nhà báo Lý Hữu Lương trong cuộc phỏng vấn với nhà văn Đoàn Hữu

Nam trên báo Văn nghệ Quân đội đã có những đánh giá sâu sắc về nhà văn

Đoàn Hữu Nam với đề tài miền núi: “Viết về các dân tộc ít người, quả thực vẫn

là một thách thức lớn đối với mọi nhà văn xưa nay Ngay cả cây đại bút Tô Hoài, ở Núi Cứu Quốc - tập truyện đầu tiên viết về miền núi của ông, cũng không tránh khỏi việc “bắt chước cách nói của đồng bào miền núi một cách kệch cỡm ngô nghê” như nhận định của một nhà nghiên cứu Đi theo con đường ấy, không nhại lối nói của người bản địa nhưng từ các nhân vật vẫn âm thầm toát lên một cái gì đó rất sâu thuộc về bản sắc dân tộc, và tác phẩm của Đoàn Hữu Nam đã được đồng bào địa phương chấp nhận” [93]

Ngoài ra, cũng có thể kể đến những bài báo, lời giới thiệu sách của những

tác giả khác như: “Trên đỉnh đèo giông bão- một tiểu thuyết có văn” (trong sách: Một thế kỷ thơ văn Lào Cai, 2010 – Phạm Duy Nghĩa), “Thế giới nghệ thuật Đoàn Hữu Nam trong tiểu thuyết Thổ phỉ” (trong sách: Một thế kỷ thơ văn Lào Cai, 2010 - Sương Nguyệt Minh) “Tiểu thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận” (Tạp chí Văn nghệ quân đội - Đoàn Minh Tâm)

Cuối tháng 3 năm 2019, nhà văn Đoàn Hữu Nam tham dự trại sáng tác

“Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống” tại Quang Bình Thành quả sáng tác

lần này của nhà văn là tiểu thuyết Rễ người Trong bài phỏng vấn, nhà văn

Đoàn Hữu Nam đã cho biết: “Tôi lấy tên mà tôi rất thích “Rễ người”, từ câu tục ngữ rất thâm thuý và nổi tiếng của người vùng cao: Rễ cây ngắn rễ người dài Câu tục ngữ này làm tôi cảm thấy thâm thuý lắm Phàm là con người, nhất là người Á Đông, chân bước tới đâu thì quê hương ở đấy”

Một số luận văn nghiên cứu về Đoàn Hữu Nam như: “Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam”, 2013, Ngô Quốc Tuấn đã tổng kết, đánh giá những đóng góp của tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam trong dòng chảy văn xuôi viết về miền núi Trong

luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu

Nam”, 2021, Nguyễn Thị Bích Liên, tác giả đã phân tích các yếu tố như nhân

Trang 13

vật, không gian, thời gian trong mối liên hệ với bản sắc văn hóa của đồng bào H’mông

2.2.2 Những nghiên cứu về Đỗ Bích Thuý và tiểu thuyết Chúa đất

Đỗ Bích Thúy là nhà văn nữ tài năng của văn học Việt Nam đương đại Trong sự nghiệp sáng tác của mình, chị đã xuất bản 19 đầu sách, trong có đến 17 đầu sách viết về miền núi và người dân tộc Bằng tình yêu, sự thông thuộc gắn bó với mảnh đất Hà Giang, Đỗ Bích Thúy đã đem đến cho người đọc những trang văn lấp lánh sắc màu vùng cao Nhà thơ Trần Đăng Khoa, phó chủ tịch Hội nhà văn từng nhận xét: Nhờ đắm mình trong đời sống, hiểu cặn kẽ mọi ngóc ngách từ cảnh sắc, phong tục, tập quán, đến đời sống tính cách Tâm hồn và văn hóa của người dân vùng cao, với con mắt của người dưới xuôi, Đỗ Bích Thúy phát hiện được nhiều vẻ đẹp mà có khi chính người vùng cao không nhìn ra được

Trong bài viết nghiên cứu khoa học “Con người và đời sống miền núi trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thuý”, tác giả Cao Thị Thu Hằng đã nhận xét: “Đọc tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, ta như được bước chân vào một thế giới khác hẳn với cuộc sống thường nhật – một thế giới mà nơi đó có bạt ngàn núi đồi, thấp thoáng những cánh chim đại bàng và những vực sâu lặng yên mà bí hiểm Bốn tiểu thuyết viết về đề tài dân tộc và miền núi của Đỗ Bích Thúy đã vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi rừng phía bắc” [39]

Năm 2016, Đỗ Bích Thúy xuất bản tiểu thuyết Chúa đất, cuốn tiểu thuyết thứ 13 về đề tài miền núi Mở đầu, trong lời tựa của tiểu thuyết Chúa đất, nhà

văn Hoàng Đăng Khoa đã viết: “Chúa đất là một diễn ngôn văn chương ám gợi

về vấn đề nữ quyền nói riêng, nhân quyền nói chung, là khúc bi ca về cái đẹp bị vùi dập, tình yêu bị ngáng trở, tự do bị cướp đoạt, nhưng đồng thời cũng là khúc hoan ca của cái đẹp, của tình yêu, của tự do” [18]

Trong bài viết “Chúa đất của Đỗ Bích Thúy – Bi kịch tình yêu bạo chúa” đăng trên báo điện tử VTV (số ra ngày 14/1/2016), nhà báo Đinh Thúy đã trích

lời nhận xét của nhà văn Bùi Việt Thắng: “Chúa đất là câu chuyện về cái chết,

nhưng là cái chết có ý nghĩa gieo mầm sự sống Xét từ góc độ văn hóa thì đó là

Trang 14

vấn đề hủy diệt và sinh thành của sự sống, cụ thể hơn đó là các giá trị sống được

trả giá và bảo tồn như thế nào trong sự biến thiên của lịch sử” [97]

Ngoài ra, đã có không ít nhà nghiên cứu tiếp cận tác phẩm của Đỗ Bích Thuý dưới nhiều góc độ khác nhau trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật

Có thể kể đến các luận văn thạc sĩ như: “Tiếp cận sáng tác của Đỗ Bích Thuý và Nguyễn Ngọc Tư từ phương diện giá trị văn học– văn hoá” (2008 - Dương Thị Kim Thoa); “Con người trong văn xuôi về miền núi của các tác giả trẻ đương đại: Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thuý và Phạm Duy Nghĩa” (2012 - Cao Thị Hồng Vân); “Dấu ấn văn hoá miền núi trong văn xuôi Đỗ Bích Thuý” (2012 - Đinh Thị Thu Hoài); “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy” (2018

- Bùi Thị Minh Hảo)

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hầu hết các nghiên cứu về sáng tác của Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thuý vẫn chủ yếu theo hướng tiếp cận, tái hiện các giá trị văn hoá tộc người H’mông được thể hiện trong tác phẩm Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về người H’mông trong hai tiểu thuyết

Rễ người và Chúa đất dưới góc nhìn diễn ngôn Đặc biệt, chưa có công trình

nghiên cứu nào lưu ý đến sự khác biệt trong cách thể hiện người H’mông giữa tác giả là người dân tộc H’mông và tác giả thuộc dân tộc khác Vì vậy chúng tôi

chọn thực hiện đề tài luận văn “Người H’mông trong Rễ người của Đoàn Hữu Nam và Chúa đất Đỗ Bích Thuý” với mong muốn kế thừa những nghiên cứu

trước đó về người H’mông, về tác giả Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thúy; đồng thời chúng tôi cũng muôn muốn đem đến một cách nhìn nhận, lí giải mới từ góc nhìn của người ngoài (không phải người H’mông) về chính tộc người H’mông Góc nhìn nghiên cứu văn hóa sẽ cho thấy cơ chế tạo nên sự khác biệt đó trong cách viết của tác giả người dân tộc H’mông và người dân tộc khác viết về họ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Người H’mông trong hai tiểu thuyết của Đoàn

Hữu Nam và Đỗ Bích Thuý

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu nghiên cứu hai tiểu thuyết:

- Rễ người của Đoàn Hữu Nam do NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2020

- Chúa đất của Đỗ Bích Thuý do NXB Phụ nữ xuất bản năm 2016

Trang 15

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích, lí giải cách hai nhà văn Đỗ Bích Thuý Và Đoàn Hữu Nam viết về người H’mông trong tiểu thuyết của mình Cùng là một đối tượng người H’mông, nhưng mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận, đánh giá và thể hiện riêng theo mục đích sáng tác Cái đích cuối cùng mà chúng tôi hướng tới là khẳng định sáng tác văn học cũng là quá trình kiến tạo diễn ngôn dưới ảnh hưởng của văn hóa, chính trị, lịch sử và thị hiếu thị trường văn học

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa: Chúng tôi sử

dụng lí thuyết diễn ngôn để giải cơ chế thể hiện hình ảnh người H’mông trong sáng tác của hai nhà văn người Kinh là Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thúy

- Phương pháp văn học so sánh: Chúng tôi so sánh các sáng tác của Đỗ

Bích Thúy và Đoàn Hữu Nam với các sáng tác của nhà văn người H’mông viết

về chính họ So sánh Rễ người và Chúa đất với các tác phẩm văn học thế giới

cùng đề tài và phong cách

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này hỗ trợ người viết

tìm hiểu cách thể hiện hình tượng người H’mông thông qua khám phá hệ thống thi pháp nghệ thuật của tác phẩm với các thành tố như chủ đề, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn từ, giọng điệu…

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn hoàn thành sẽ góp thêm một công trình nghiên cứu mới mẻ về

tiểu thuyết Rễ người của Đoàn Hữu Nam và tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích

Thuý từ góc nhìn diễn ngôn và xã hội học văn học Đồng thời góp phần khẳng định vị trí quan trọng của hai nhà văn trong dòng chảy văn xuôi đương đại, đặc biệt là văn học viết về đề tài miền núi

Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu, giảng dạy, học tập về văn học các dân tộc thiểu số miền núi nói chúng, và hai nhà văn Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thuý nói riêng

Trang 16

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Đoàn Hữu Nam và Đỗ Bích Thuý trong dòng văn học về đề tài miền núi và người H’mông

Chương 2: Sự tái hiện văn hoá H’mông trong Rễ người và Chúa đất

Chương 3: Người H’mông trong Rễ người và Chúa đất như là diễn ngôn

Trang 17

CHƯƠNG 1 ĐOÀN HỮU NAM VÀ ĐỖ BÍCH THÚY TRONG DÒNG VĂN HỌC VỀ

ĐỀ TÀI MIỀN NÚI VÀ NGƯỜI H’MÔNG 1.1 Nhà văn Đoàn Hữu Nam: Con người và sáng tác

1.1.1 Con người nhà văn Đoàn Hữu Nam

Đoàn Hữu Nam sinh ngày 16 tháng 5 năm 1957 tại làng Nội, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên năm mười bảy tuổi, Đoàn Hữu Nam đã phải đi làm công nhân cầu đường ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Cuộc sống của một công nhân ở miền núi vô cùng gian nan và khó khăn bộn bề, từ chuyện ăn ở đến sinh hoạt đều phải nhờ vào dân bản Vốn là người hiền lành, lại sống giữa những người dân vùng cao đã tạo cho Đoàn Hữu Nam tính cách thật thà, chất phác, mộc mạc nhưng cũng đầy

mạnh mẽ và sâu sắc

Năm 1984, Đoàn Hữu Nam cùng đồng nghiệp đang tham gia mở đường Nậm Mòn đi Cốc Ly (Bắc Hà – Lào Cai), biết được thông tin phòng Văn hoá huyện Bắc Hà cần tuyển người biên tập cho Đội thông tin lưu động, anh liền nắm bắt lấy cơ hội Chín năm làm công tác văn hoá, Đoàn Hữu Nam có dịp đi đến nhiều làng bản

để tìm hiểu về các tộc người sinh sống nơi đây Điều đó đã giúp cho vốn sống của ông dày lên, đó cũng là tiền đề quan trọng giúp ông vững tin trong sự nghiệp văn chương sau này Cuộc đời của Đoàn Hữu Nam là cuộc đời của một “nhà văn chân đất” vừa lao động kiếm sống vừa viết văn Hơn nửa cuộc đời gắn bó với Lào Cai, ông đã coi đây như là quê hương thứ hai của mình Ông gắn bó, yêu thương nơi này bằng một tình cảm ân tình, ân nghĩa, thuỷ chung

Đoàn Hữu Nam là thành viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam Ông là Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào

Cai, Tổng biên tập Tạp chí Phan Shi Păng

1.1.2 Sáng tác văn học của Đoàn Hữu Nam

Sáng tác văn học là một hoạt động nghệ thuật đòi hỏi tài năng và cả cơ duyên

Thật may mắn khi Đoàn Hữu Nam có được cả hai điều nay Mặc dù không được học

hành bài bản, có những hạn chế về trình độ nhưng bù lại cho những thiếu hụt đó là

Trang 18

tài năng bẩm sinh, là tình yêu với văn chương trong con người Đoàn Hữu Nam Đó cũng là tiền đề, là cơ duyên đưa ông đến với văn chương

Con đường đến với văn chương của Đoàn Hữu Nam bắt đầu bằng một lời

tự nhủ “mình cũng sẽ làm thơ”, sau đó bài thơ Đêm xoè xuân ra đời, bài thơ khởi

đầu nghiệp thơ cũng là bài thơ mang lại cho ông nhiều may mắn Sau này, khi làm công tác văn hoá, Đoàn Hữu Nam đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, được nghe kể lại nhiều câu chuyện từ đó ông có thêm rất nhiều vốn sống cũng như

cảm hứng cho thơ ca Tiêu biểu như các tập thơ Kiếm tìm (thơ, 1992), Đêm không em (thơ, 1995)

Không chỉ thử sức ở mảng thơ ca, Đoàn Hữu Nam còn lấn sân sang cả văn xuôi Mặc dù không được trải qua trường lớp đào tạo nào, vốn liếng để ông đến với văn xuôi chỉ là tình yêu và sự gắn bó với văn chương của một cây bút đầy tinh thần trách nhiệm Tuy vậy, vượt lên trên những khó khăn, rào cản trước mắt, Đoàn Hữu Nam vẫn từng bước khẳng định tài năng và cơ duyên của mình với thể loại này, thể loại làm nên thành công và tên tuổi của ông Truyện ngắn

Chiếc bình cổ, là truyện ngắn đầu tay của Đoàn Hữu Nam Tác phẩm khi ra đời

đã nhận ngay thất bại bởi sự lặp lại nội dung đã có trong một truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng Đó không phải sự cố ý của Đoàn Hữu Nam mà chỉ là một “tai nạn” vô tình trong nghề của một nhà văn còn non trẻ Thất bại đó cũng

là bài học thấm thía để Đoàn Hữu Nam nỗ lực không ngừng cho những tác phẩm lớn hơn sau này Tận dụng những lợi thế mà mình đang có: Mảnh đất Lào Cai,

mỏ vàng của văn chương miền núi cộng thêm vốn sống mà bản thân đã tích luỹ được trong những năm làm công tác văn hoá lại thêm sự giúp đỡ, chia sẻ từ các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu như: Ma Văn Kháng, Mã A Lềnh, Pờ Sảo Mìn, Trần Hữu Sơn, Vàng Thung Chúng…Đoàn Hữu Nam bắt tay vào viết văn xuôi

về miền núi Ông đã dày công tìm hiểu phong tục tập quán, truyền thống văn hoá của người Dao, người Tày, người Mông, người Phù Lá… Những câu chuyện, những con người ông đã từng gặp trở thành những mỏ vàng để vốn sống của nhà văn dày lên theo năm tháng và trở thành những giá trị đặc sắc, độc đáo trong sáng tác của mình Đến với tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, người đọc được đắm mình trong không gian văn hóa đậm sắc màu vùng cao với những

Trang 19

nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán như: Lễ cấp sắc của người Dao (Dốc người, Thổ phỉ), lễ cúng ma của người Giáy (Tình rừng, Trên đỉnh đèo giông bão), lễ hội Gầu Tào của người H’mông (Rễ người) Đó không chỉ là những giá trị văn

hoá tộc người của một vùng đất mà còn là cội nguồn, là gốc rễ để con người tìm

về, là sợi dây để nối quá khứ - hiện tại - tương lai

Với tinh thần và ý thức trách nhiệm của người cầm bút, Đoàn Hữu Nam

đã đạt được một số thành công nhất định Ông lần lượt xuất bản các tập truyện

và tiểu thuyết: Ý nguyện - Tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (1994), Đi tìm bố - Truyện thiếu nhi - NXB Kim Đồng (1998), Tình rừng - Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2000), Hằng Nga đưa cuội về giời – Nhà xuất bản Kim Đồng (2000), Dốc người – Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Công

an nhân dân (2001), Trên đỉnh đèo giông bão – Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2004), Nhà xuất bản Lao Động tái bản năm 2010), Rừng thích đổ vàng- Tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (2006), Thổ phỉ

- Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2010) Viên ngọc rết – Tập truyện ngắn (2016), Một thời như thế - Tiểu thuyết (2016), Rễ người – Tiểu

thuyết – Nhà xuất bản Công an nhân dân (2020)

Có được những thành công nhất định trong văn chương, Đoàn Hữu Nam còn thử sức mình ở lĩnh vực điện ảnh Ông tham gia viết kịch bản cho nhiều bộ phim Những kịch bản viết về đề tài miền núi, dân tộc của ông lần lượt được các

hãng phim lớn sản xuất, công bố, đó là: Tình rừng (phim truyền hình, 2 tập), Điện ảnh chiều thứ bẩy – Đài Truyền hình Việt Nam), Kỷ vật đồng đội (Hãng phim Quân đội nhân dân), Mùa xuân đã về (Kịch bản phim – Hãng phim truyện Việt Nam I), Đất thiêng (phim truyền hình 6 tập, Văn nghệ chủ nhật, Đài Truyền hình Việt Nam), Rừng thiêng (Phim truyền hình 15 tập), Lửa rừng (Phim

truyền hình 15 tập, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC) cùng nhiều kịch bản phim tài liệu nghệ thuật khác

Đoàn Hữu Nam là hội viên các Hội: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam Trên cương vị một nhà văn, nhà báo, ông đã gặt hái được nhiều giải thưởng như: Giải Nhất cuộc thi bút ký, truyện ngắn 2003 – 2004

Trang 20

do Tạp chí Văn hóa dân tộc tổ chức; 1 giải A, 1 giải C; Giải thưởng viết kịch

bản phim về đề tài dân tộc thiểu số do Bộ Văn hóa tổ chức năm 2007, 1 giải A, 1 giải B, 2 giải C; Giải thưởng hàng năm của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2000, 2002, 2008, 2010), 1 giải Nhì cuộc thi viết kịch bản phim về đề tài môi trường do Bộ Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Hội Điện ảnh, Cục Điện ảnh Việt Nam tổ chức; Giải A cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và kí về đề tài Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống lần thứ IV, 2017 – 2020 do Bộ công an và Hội nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức; cùng nhiều giải thưởng Văn học nghệ thuật địa phương Với các giải thưởng văn chương và việc hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ của mình tại cơ quan công tác, ông đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba

Trong sự nghiệp sáng tác văn chương của mình, với số lượng lớn hơn hai mươi đầu sách, gần mười kịch bản phim dài tập, ngắn tập, Đoàn Hữu Nam đã trở thành cái tên quen thuộc với độc giả Những trang văn, trang thơ của ông lấp lánh bụi đường và rất đỗi hiện thực Những đóng góp đó tuy chưa thật nhiều nhưng đã góp thêm một phần độc đáo trong sự phát triển của văn xuôi dân tộc miền núi và góp phần cho sự phát triển chung của nền văn học Việt Nam đương đại

1.1.3 Tác phẩm viết về người dân tộc thiểu số của Đoàn Hữu Nam

Đoàn Hữu Nam không phải là nhà văn tiên phong trong dòng văn học về

đề tài miền núi Khi ông bắt tay vào sáng tác ở mảng này thì đã có rất nhiều những cây bút lão luyện như: Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Mạc Phi, Vi Hồng, Mã

A Lềnh, Cao Duy Sơn…Tuy là người đến sau, nhưng không vì thế mà các tác phẩm của Đoàn Hữu Nam viết về miền núi bị chìm lấp đi hay không được bạn đọc đón nhận Ngược lại, Đoàn Hữu Nam đã tạo cho mình một lối viết riêng không lẫn với ai Nhà văn đã có lần nói: “Có thể trong văn chương cá tính tôi có cái riêng” Cái riêng đó được ban tặng từ chính mảnh đất Lào Cai “một bảo tàng lịch sử sinh động”, “một miền đất vàng của văn chương” mà ở đó Đoàn Hữu Nam thoả sức khai thác Cái riêng đó được tạo nên bởi lối viết bản năng, thô tháp, mộc mạc của một người đến với văn chương từ một công nhân cầu đường

Trang 21

Những cái riêng đó cộng lại để chúng ta có một nhà văn Đoàn Hữu Nam như hôm nay với “những tác phẩm viết về dân tộc và miền núi đúng nghĩa” Cũng như các nhà văn viết về đề tài miền núi, Đoàn Hữu Nam chủ yếu khai thác cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nét đẹp của truyền thống văn hóa, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Hiện thực cuộc sống miền núi luôn luôn xuyên suốt trong các tác phẩm của nhà văn Lào Cai này Với vốn sống tích trữ gần bốn mươi năm gắn bó với miền núi, với đồng bào, bằng tư duy nghệ thuật và cách khái thác riêng biệt ông đã xây dựng được nhiều tác phẩm văn học mang ý nghĩa khái quát, cắt nghĩa được những vấn đề gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Trong tiểu thuyết Tình rừng, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Đoàn Hữu Nam,

ông tập trung viết về quá trình thay đổi cuộc sống của bản Cang ở xã Thải Giàng Nhân vật chính của tiểu thuyết là cô giáo Hoa, thông qua những sự kiện, biến cố của cuộc đời cô cùng với những éo le, đau khổ có lúc tưởng như rơi xuống vực sâu của sự sa ngã nhưng với sự giúp đỡ của dân bản, của đồng nghiệp cùng tình yêu với những người H’mông nghèo khó đã nâng đỡ cô dậy và rồi sau đó cô

quyết định ở lại và gắn bó với mảnh đất này Cũng trong tiểu thuyết Tình rừng,

những nét văn hoá truyền thống của người H’mông được Đoàn Hữu Nam tái hiện khá sinh động như lễ hội, thờ cúng tổ tiên, mối quan hệ trong gia đình

Đến với tiểu thuyết Dốc người, độc giả một lần nữa được chìm đắm trong

không gian của heo hút mây trời gió núi với những con người vùng cao xa xôi Nội dung tiểu thuyết viết về cuộc đời của nhân vật Thắng Được xuất ngũ về quê sau chín năm tham gia kháng chiến, cuộc sống của Thắng tưởng như sẽ được thảnh thơi, vui vẻ bên gia đình Nhưng bi kịch lại xảy đến khi mẹ và em gái mất Chuỗi ngày sau đó Thắng phải đối diện với hiện thực khó khăn, và không ngừng

cố gắng, hi vọng để xây dựng một cuộc sống mới Cũng trong tiểu thuyết này, nhà văn Đoàn Hữu Nam đã tái hiện thành công những phong tục, nghi lễ, những phiên chợ đậm màu sắc miền núi đặc biệt là lễ Cấp sắc của người Dao Đoàn Hữu Nam Đã khéo léo thể hiện sự hiểu biết của mình về nghi lễ này qua sự miêu

tả tinh tế tâm trạng, phản ứng của một đứa trẻ được Cấp sắc: "Đã hai ngày nay, thằng Yên nằm thụ lễ Cấp sắc trên cái giường đặt ở góc nhà Cả hai ngày, mọi

Trang 22

người bắt nó nằm yên Chỉ mẹ nó mới được phép vào chăm sóc nó Việc nằm yên trên cái giường ngắn chủn, không được tiếp xúc, trò chuyện với ai làm cho thân thể nó đau nhừ, chân tay bứt rứt, mồm miệng như bị trám nhựa sung Đã vậy, những con muỗi to tướng cứ nhằm vào mặt, vào tay, vào chân nó rồi cong vòi lên đốt Đau đấy, ngứa ngáy đấy, nhưng nó chỉ được phép xua đi chứ không được phép đánh chết Bởi những ngày này nó không được phép giết bất cứ con vật gì Nó biết, ngoài kia, bà nó, mẹ nó luôn luôn theo dõi từng cử chỉ của nó Trước bàn thờ, thày cúng đang nhẩn nha với bài cúng dài tưởng như không bao giờ dứt Còn bác Thắng, các bác, các chú nó đang bận rộn làm cỗ, dựng sàn Nó biết, mọi người đang hướng về nó, tất bật vì nó, nên nó gắng nén đau đớn, bứt rứt để nằm yên, để tĩnh tâm, tĩnh trí" [6, tr.230]

Còn trong tiểu thuyết Thổ phỉ, ngoài việc tái hiện Lễ Cấp sắc, tác phẩm

còn khái quát được một giai đoạn lịch sử đầy biến động của miền núi phía Bắc

Điều ám ảnh đối với người đọc khi đọc Thổ phỉ là Đoàn Hữu Nam đã dựng lên

một thế giới tội ác tăm tối, điển hình trong đó là Triệu Tá Sắn, một tên trùm thổ phỉ Ngay từ nhỏ, hắn đã có khao khát làm thủ lĩnh, làm người đứng đầu Khát vọng làm đế vương đã ăn sâu trong suy nghĩ của hắn Hắn bắn giết không ghê tay, hắn mưu mẹo, biết tính toán để gây dựng cơ nghiệp cho mình, hắn khao khát quyền lực Và hơn hết, Triệu Tá Sắn hiểu nếp sống, suy nghĩ, phong tục của người Dao nên hắn dễ dàng dùng những thế mạnh đó của mình để lôi kéo và củng cố quyền lực của một “Vua” người Dao Bên cạnh tuyến nhân vật thổ phỉ man rợ, Đoàn Hữu Nam còn miêu tả tận cùng khổ đau của người phụ nữ Dao ở miền núi, đó là Đàu, là Pham Đàu cùng Vương - người mà cô yêu thương tha thiết đã cùng nhau đi theo cách mạng, giải phóng bản làng khỏi nạn thổ phỉ Còn Pham sống bơ vơ, vật vờ như ngọn gió lang thang Hình ảnh của Pham là hình ảnh điển hình cho người phụ nữ vùng cao thụ động và bị coi thường bị khinh rẻ,

họ không có quyền làm người

Trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão, nhà văn Đoàn Hữu Nam lại

đưa người đọc đến không gian văn hoá của người Giáy Nhân vật chính trong tiểu thuyết này là Sần Lay Anh vốn là con trai của Sần Đạt - một dòng họ có vai

vế, từng nhiều năm làm thổ ty ở miền rừng Suối Hoa Trong một lần chơi trận

Trang 23

giả, nhóm của Lay vô tình đốt đống rơm làm chết cháy thằng con trai họ Hồ Lo

sợ tới tính mạng của con, bố Lay đã đẩy anh vào rừng Từ đó, trò đùa nghiệt ngã của số phận đã đưa Lay, một thằng bé mười ba tuổi ra khỏi vòng tay của gia đình, vòng tay của núi non, để dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt Trong những ngày tháng đó, Lay có lúc phải sống chui lủi, có lúc tưởng chết nơi rừng sâu Nhưng may mắn thay định mệnh đã đưa anh đến với cách mạng, anh đã tham gia giành chính quyền ở tận vùng trung du xa xôi, rồi trở thành anh vệ quốc Và quan trọng hơn nữa, Lay đã trở về giải phóng vùng đất mà anh đã chôn nhau cắt rốn, có gia đình, dòng họ, cộng đồng người Giáy của anh Trong con mắt người dân Suối Hoa “Lời của Lay là lời của con suối chảy từ nguồn, của ngọn gió thổi qua đèo, qua núi Ngọn lửa âm thầm tích tụ trong mỗi người được Lay khơi bùng lên, ai nấy nghe anh như nuốt lấy từng lời” [7, tr.86]

Cuối tháng 3 năm 2019, nhà văn Đoàn Hữu Nam tham dự trại sáng tác

“Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống” tại Quang Bình Thành quả sáng tác

lần này của nhà văn là tiểu thuyết Rễ người Nhân vật chính trong tiểu thuyết là

Giàng Seo Phù, trưởng bản Hoàng Thu, vì vô ý đánh chết người mà anh phải bỏ chạy vào rừng sâu để trốn tránh sự truy đuổi, trả thù của người họ Lý và sự truy cứu của pháp luật Những ngày sống trong rừng sâu, anh phải đấu tranh với thiên nhiên và tự đấu tranh với chính mình để sinh tồn và trở về Trong cuộc đấu tranh tinh thần khổ ải đó, anh đã hai lần có ý định trở về với đồng loại mà không thành Để nguôi ngoai nỗi nhớ bản làng, Phù đẽo những bức tượng gỗ là người thân như: bố mẹ, May, Tuyết, thằng Sáng và cả những người là anh em như Phùng, Bảo thậm chí là cả kẻ thù của mình để trò chuyện, tâm sự Không những thế, anh còn tạo ra cách để đánh dấu thời gian bằng những cái ống tre và bỏ sỏi

vào đó Dày đặc trong tiểu thuyết Rễ người là những nét văn hoá của người

H’mông như lễ hội Gầu Tào, tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết, tục cưới xin, tang

ma, chợ tình Kết thúc tiểu thuyết Phù bị rắn cắn, anh phải tự cắt bỏ cái chân của mình Không chấp nhận bỏ mạng trong rừng sâu, Phù lê lết trở về với đồng loại

Qua những tác phẩm viết về miền núi của Đoàn Hữu Nam, ta thấy nhà văn đã đưa đến cho độc giả bức tranh vô cùng sống động về cuộc sống của con người vùng cao cùng những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Những tác

Trang 24

phẩm đó đã vượt lên trên khuôn khổ của một tiểu thuyết văn chương đơn thuần Những giá trị văn hóa tộc người chứa đựng trong mỗi tác phẩm đã khiến cho tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam như những cuốn chuyên khảo về văn hóa giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và đúng đắn hơn về cuộc sống, con người nơi đây trong từng giai đoạn

1.2 Nhà văn Đỗ Bích Thúy: Con người và sáng tác

1.2.1 Con người nhà văn Đỗ Bích Thúy

Đỗ Bích Thúy sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975, là cây bút trẻ của văn học Việt Nam đương đại Quê gốc của chị ở Nam Định, nhưng Đỗ Bích Thúy lại được sinh ra và lớn lên ở Hà Giang Ngày còn nhỏ, Đỗ Bích Thúy sống trong một bản làng của người Tày Tuổi thơ Đỗ Bích Thúy tươi đẹp nhưng cũng đầy thương khó đã nuôi dưỡng tâm hồn chị - tâm hồn “đứa con của núi rừng” - để rồi, chị yêu tha thiết mảnh đất và con người nơi đây

Đỗ Bích Thúy bén duyên với văn chương từ khá sớm Năm 17 tuổi, chị

viết truyện ngắn Chuỗi hạt cườm màu xám được đăng trên báoTiềnphong và đạt giải A cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh năm 1995 Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán, chị được mời về Hà Giang làm việc tại Hội Văn nghệ

khi có một vị khách đọc được truyện ngắn, mời chị về làm việc Nhưng sau đó,

chị lại đến với nghề báo, trở thành cô phóng viên trẻ của Báo Hà Giang Bốn

năm làm báo, dấu chân của chị đã đặt đến khắp các làng bản, các đồn biên phòng vùng Đông Bắc, Tây Bắc của Tổ quốc, tâm hồn của chị thấm trên từng trang viết Và trên tất cả vẫn là tình yêu và sự tâm huyết với nghề

Dự định gắn bó lâu dài với nghề báo, Đỗ Bích Thúy trở lại Phân viện Báo chí Tuyên truyền Sau khi tốt nghiệp Phân viện (năm 27 tuổi), cánh cửa “nhà số

4” Lý Nam Đế (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) đã mở cửa chào đón chị về làm

việc Đỗ Bích Thúy trở thành nhà văn nữ thứ hai, sau Nguyễn Thị Như Trang, công tác tại đây Năm 35 tuổi, chị lên quân hàm Thượng úy và trở thành nữ Phó

tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội trong lịch sử hơn 50 năm

Hiện tại, Đỗ Bích Thúy mang quân hàm Trung tá Chị là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng, từng xếp thứ 105 các nhà văn nổi tiếng của Việt Nam Hơn hai mươi năm miệt mài trên con đường văn chương, chị đã cho ra mắt bạn đọc hai

Trang 25

mươi mốt cuốn sách với rất nhiều ấn phẩm độc đáo Trong đó, nhiều tác phẩm

được chuyển thể thành phim như: Lặng yên dưới vực sâu; Chuyện của Pao…

1.2.2 Sáng tác văn học của Đỗ Bích Thuý

Từ khi còn nhỏ, Đỗ Bích Thuý đã có niềm đam mê bất tận đối với văn chương Năm 17 tuổi, chị đã được độc giả chú ý với truyện ngắn đầu tay của

mình Chuỗi hạt cườm màu xám, truyện đạt giải A trong cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh năm 1995 - in trên Báo Tiền Phong Có thể nói, Đỗ Bích Thuý chạm ngõ

văn chương bằng thể loại truyện ngắn Và sự nghiệp của chị cũng toả sáng bắt đầu từ những năm 1998 đến 1999 khi chị tham gia cuộc thi viết truyện ngắn do

Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Trong cuộc thi này, chị đã giành được giải thưởng cao nhất với 3 truyện ngắn đạt giải Nhất (Sau những mùa trăng, Ngải đắng trên núi, Đêm cá nổi) Những năm sau đó, Đỗ Bích Thuý vẫn bền bỉ sáng

tác và liên tiếp cho ra đời các tập truyện ngắn:

Tập truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2005) bao gồm 21 truyện ngắn

lấy bối cảnh là cuộc sống và con người nơi cao nguyên đá Hà Giang vừa hùng

vĩ, hiểm trơ, hoang sơ, vừa thơ mộng, trữ tình, tràn đầy sức sống Tập truyện là những cảnh ngộ, những phận đời khác nhau của con người vùng cao có éo le, có

bi kịch nhưng luôn thấm đượn tình đời, tình người Tập truyện Mèo đen (2011)

tiếp tục đề tài miền núi trong sáng tác của Đỗ Bích Thuý Tập truyện gồm 6 truyện ngắn và 1 truyện dài Đó là những câu chuyện xúc động về những người phụ nữ vùng cao chịu thương, chịu khó luôn vun vén cho gia đình và những người đàn ông mạnh mẽ, kiên cường nhưng cũng rất thật thà và cao thượng

Năm 2013, Đỗ Bích Thuý xuất bản tập truyện Đàn bà đẹp gồm 12 truyện ngắn

trong đó có khoảng 7 truyện tập trung vào những bi kịch tình yêu không thành của những người phụ nữ H’mông Họ khao khát được yêu nhưng luôn bị đẩy

vào bị kịch dẫn đến tình yêu dang dở Đó là Súa là Chía trong Lặng yên dưới vực sâu

Có được thành công nhất định với truyện ngắn, Đỗ Bích Thuý thể hiện tài năng ở thể loại tiểu thuyết Viết truyện ngắn đã khó nhưng viết tiểu thuyết còn khó hơn vì tiểu thuyết đòi hỏi nhà văn phải có vốn kiến thức, vốn sống, vốn văn hoá sâu rộng Nếu như đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thuý, ta cảm nhận được hương

Trang 26

vị của núi rừng qua những câu chuyện nhỏ mà ở đó là nỗi nhớ miên man và khao khát được trở về nơi vùng núi cao, thì tiểu thuyết của Đỗ Bích Thuý lại mang đến sự cảm nhận trọn vẹn hơn qua mỗi cuộc đời, mỗi số phận con người

vùng cao Tiểu thuyết đầu tay của chị là Bóng của cây sồi (2005) ra đời sau 10

năm Đỗ Bích Thuý xuất hiện trên văn đàn Và cũng bằng ngần ấy thời gian chị

liên tiếp xuất bản bốn cuốn tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh (2013); Cửa hiệu giặt là (2014), Chúa đất (2016), Lặng yên dưới vực sâu (2017) Những tác phẩm

chị ra viết được đánh giá rất cao và nhận được nhiều lời ngợi khen từ những nhà văn kì cựu như Trần Đăng Khoa, Chu Lai…

Ngoài ra, tản văn cũng là thế mạnh của Đỗ Bích Thuý Chị viết Trên căn gác áp mái (2011) gồm 31 bài viết, Đến độ hoa vàng (2013) gồm 33 bài Thấm

đượm trên từng trang viết của nữ nhà văn là hương sắc vùng cao, là suy tư chiệm nghiệm về cuộc đời và thân phận con người Năm 2018, Đỗ Bích Thuý

tiếp tục cho ra mắt bạn đọc tập tản văn Tôi đã trở về trên núi cao như là một sự

nhìn nhận lại chính mình, một cuộc đối thoại thành thật với chính mình Chưa dừng lại ở đó, vào giữa tháng 4 năm 2021, chị tiếp tục gây bất ngờ cho độc giả khi ra mắt cùng một lúc bốn tác phẩm trong đó có hai tác phẩm tái bản và hai tác

phẩm in lần đầu là tiểu thuyết Người yêu ơi và tập tản văn Thương nhau như người thân Ở mảng văn học thiếu nhi, Đỗ Bích Thuý còn viết dành tặng các em nhỏ cuốn Em béo và hội cầu vồng, tác phẩm là tập hợp những câu chuyện nhỏ

về hội cầu vồng, những trò chơi và suy nghĩ hồn nhiên của trẻ con

Đặc biệt, Đỗ Bích Thúy còn bén duyên môn “nghệ thuật thứ bảy”- điện ảnh Đây là bước đệm quan trọng của chị trên hành trình sáng tạo nghệ thuật Bộ

phim Chuyện của Pao của đạo diễn Ngô Quang Hải được chuyển thể từ truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy Bộ phim đã giành được

giải phim truyện nhựa hay nhất trong lễ trao giải Cánh diều vàng năm 2006 của Hội Điện ảnh Việt Nam Với thành công bước đầu này, Đỗ Bích Thúy đã nhận được sự quan tâm từ bạn đọc và báo giới Cũng trong năm 2015, nữ nhà văn

cũng viết xong kịch bản 32 tập phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu Chưa dừng lại ở đó, đầu năm 2016 sau khi hoàn thành tiểu

Trang 27

thuyết Chúa đất, Đỗ Bích Thúy lại bắt tay vào viết kịch bản phim Chúa đất, hứa

hẹn nhiều bất ngờ và thú vị dành cho bạn đọc và khán giả

Văn chương của Đỗ Bích Thúy độc đáo và ấn tượng Các tác phẩm được viết bởi một nguồn cảm hứng dồi dào, một cường độ cảm xúc mạnh mẽ, câu chữ biến hóa mạch lạc, không trộn lẫn; kể, tả hấp dẫn, tinh tế, hồi hộp và lôi cuốn; dựng cảnh, dựng người sống động, khắc họa tâm lí nhân vật tinh tế, khéo léo, sâu sắc; chi tiết chọn lọc, ám ảnh; chất điện ảnh đậm đặc; bối cảnh miền núi sắc nét, mang đậm hơi thở đời sống Nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét chị “là một trong những cây bút nữ quan trọng nhất hiện nay ở mảng văn học về đề tài miền núi” Chính phong cách riêng ấy là ngọn hải đăng soi đường để tác giả có thể xác định phương hướng và khơi sâu vào những mạch ngầm cảm xúc trong tâm hồn người viết để nó thấm đẫm trên từng trang viết

Hiện nay, Đỗ Bích Thuý là hội viên Hội nhà văn Việt Nam Với những thành công trong sự nghiệp, chị đã dành được những giải thưởng danh giá như:

Giải nhất cuộc thi truyện ngắn tập chí Văn nghệ Quân đội năm 1999; Giải nhất

tiểu thuyết của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2013; Giải nhất văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2014; Giải Nhì cuộc thi viết Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh năm 2019…Với những cống hiến hết mình vì nghệ thuật của mình, chị xứng đáng là “nàng thơ của văn học miền núi”, xứng đáng nhận được thật nhiều niềm yêu mến và ngưỡng mộ của độc giả khắp mọi miền tổ quốc

1.2.3 Tác phẩm viết về người dân tộc thiểu số của Đỗ Bích Thuý

Trong văn học Việt Nam đương đại, Đỗ Bích Thúy là nhà văn nữ chuyên viết đề tài về miền núi Trong 21 tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Đỗ Bích Thúy, có tới 17 tác phẩm viết về đề tài miền núi Điều đặc biệt là dù cùng viết về một đề tài nhưng không hề có sự trùng lặp, nhàm chán Với chị đề tài miền núi

“Vẫn là một vùng đất mà tôi vừa thuộc về vừa cảm thấy chưa bao giờ tôi hiểu nó

đến tận cùng Thế nên, cứ viết vậy thôi” Mỗi tác phẩm sẽ là những cảnh đời

khác nhau, có những suy tư, trăn trở, những lời tâm tình, những tiếng thở dài nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng réo rắt Những tác phẩm viết về vùng cao của Đỗ Bích Thúy đều được viết ra từ nỗi hoài nhớ quê hương Có lẽ chính điều ấy đã

Trang 28

giúp cho những cuộc đời, số phận con người miền núi sống dậy trên trang văn của chị một cách chân thực, sống động và tinh tế nhất Đọc tác phẩm của chị, người đọc thấy như hiện lên đủ cả: những cuộc đời, số phận, lối sống, phương thức sản xuất, phong tục, hủ tục của người miền núi

Đến với truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, không thể không nhắc tới tập truyện

Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, 21 truyện ngắn là 21 câu chuyện cảm động về tình

người miền núi Đó là tiếng sáo gửi bạn tình của chàng trai để bộc bạch nỗi lòng

(Mần tang mọc trong thung lũng) Đó là nỗi thương nhớ của người con bao năm

xa quê nhưng không bao giờ quên được món ăn dân dã: rau đắng xào, không

quên được những đêm theo cha bắt cá (Đêm cá nổi) Đó còn là tình yêu son sắt

của người vợ với chồng, là tình yêu tha thiết của cha mẹ dành cho con…Có thể

nói, trong tác phẩm của mình, Đỗ Bích Thúy đã viết chân thực, cảm động về

tình người miền núi, về phẩm chất của những người phụ nữ vùng cao hiền lành, chăm chỉ, cam chịu luôn hi sinh và nhận thiệt thòi về mình

Đến với Chúa đất, người đọc được đến với: “khúc bi ca về cái đẹp bị vùi

dập, tình yêu bị ngáng trở, tự do bị cướp đoạt nhưng đồng thời cũng là khúc hoan ca về sự nổi loạn của cái đẹp, của tình yêu, của tự do” [47] Vấn đề nữ quyền và thân phận người phụ nữ được đặt ra trong tác phẩm một cách sâu sắc,

triệt để Chúa đất xoay quanh cuộc đời của vị chúa đất tàn bạo, ngang ngược

nhưng lại mang bất hạnh không thể làm đàn ông Xung quanh ông ta là những người phụ nữ đáng thương: Bà Cả, người luôn tôn thờ tình yêu với chúa đất, đau khổ vì chúa đất, và mang theo cả tình yêu đó đến lúc chết Vàng Chở - bà Tư dám sống theo ý mình, dám phản bội lại chúa đất để yêu và được yêu đúng nghĩa và cuối cùng phải chết trên cột đá hành quyết ghê rợn Sùng Pà Xính, một

cô gái H’mông xinh đẹp, hát hay bị chúa đất bắt về làm vợ nhưng nhất định

không cam chịu… Chúa đất lôi cuốn người đọc tới trang cuối cùng bởi tư tưởng

nhân văn tác phẩm mang tới: “Sẽ là bất hạnh thay cho những ai sinh ra, sống ở trên đời mà không sở hữu quyền được là một con người bình thường, quyền được tự do yêu đương, được sống như mình muốn Cái cây, tảng đá vẫn còn đây, vực sâu vẫn còn đây, chỉ có con người là chẳng mấy chốc sẽ thành đất Tuy nhiên, thời gian sống không quan trọng bằng chất lượng sống, mà chất lượng

Trang 29

sống lại được quyết định bởi cảm giác sống, chứ không phải bởi quyền lực, của cải” [18]

Trong tiểu thuyết Bóng của cây sồi, nhà văn Đỗ Bích Thúy còn đưa ta đến

với những trang viết vô cùng chân thực, giản dị, tự nhiên về lối sống, sinh hoạt, lao động sản xuất của đồng bào miền núi dân tộc Tày, Dao Đó là cuộc sống tự cung tự cấp, phát rừng làm nương, trỉa ngô trỉa lúa Đó là nếp sống, nét sinh hoạt rất riêng của đồng bào miền núi gắn với hình ảnh ngọn lửa, bếp lửa Đối với họ, ngọn lửa rất quan trọng và thiêng liêng, nó chứng kiến bao buồn, vui, thăng trầm, hạnh phúc, khổ đau trong cuộc đời con người, có lẽ vì thế mà ngọn lửa không khi nào tắt trong bếp Hay mỗi khi nhà có khách, đàn bà không được lên nhà, không được ăn cơm cùng chồng; trong nhà luôn có hai cái mâm, mâm to để mời khách, mâm nhỏ vợ con ăn riêng Đó là tập tục của người Tày ở Lao Chải

“đàn ông chỉ lấy một vợ, trừ khi vợ chết, nếu không cả đời, khổ mấy cũng không lấy vợ khác” [13, tr.30] Cũng trong tác phẩm này, nhà văn còn chỉ ra những hủ tục của đồng bào miền núi nơi đây Đó là những định kiến vùng cao: trọng nam khinh nữ, nhất định phải có con trai Tư tưởng ấy trĩu nặng suy nghĩ của bà Nhì,

để rồi cố mãi, cố mãi đến người con thứ mười ba, bà mới sinh được con trai là Phù Đó là tư tưởng quan niệm những đứa con không có bố thì “dòng máu chảy trong người không phải màu đỏ mà là màu đen, gột rửa mười đời không sạch được” [13, tr.21] Tư tưởng ấy đã đã khiến bà ngoại của Kim, mẹ Kim và Kim bị cộng đồng phủ nhận, gạt bỏ Ba người phụ nữ đáng thương ấy phải mang một bi kịch truyền kiếp, phải chịu một số phận cô đơn, tủi nhục Chính định kiến ấy đã vùi dập tình yêu đẹp của Kim và Phù, đẩy Phù vào cuộc hôn nhân không tình yêu, hạnh phúc với Mai Đó còn là hủ tục mê tín, tin vào cúng bái để chữa bệnh Việc cúng bái không khiến cho già làng Lao Chải khỏi bệnh mà càng nặng thêm

và không qua khỏi

Nếu tiểu thuyết và truyện ngắn Đỗ Bích Thúy mở ra cho người đọc bức tranh cuộc sống miền núi chân thực và cảm động về tình người nơi đây, thì trang

tản văn Đến độ hoa vàng của chị lại lưu trong lòng độc giả thật nhiều xúc cảm tuyệt vời và ấn tượng Mỗi câu chuyện nhỏ trong đó là một kí ức, một kỉ niệm

không bao giờ quên của nhà văn Những lời tự sự của chính tác giả đã giúp

Trang 30

người đọc hiểu thêm về tuổi thơ gian khó, tình yêu văn chương cũng như những biến động trong cuộc đời chị Ngoài ra bạn đọc còn được chìm đắm vào không gian ngập tràn sắc trắng của hoa mận, sắc vàng của thung lũng cam, hương thơm của trám rừng, âm thanh tiếng gà gáy, tiếng gió, tiếng tù và xôn xao

Có thể nói, đọc tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, độc giả cũng như đang cùng nhà văn trở về với vùng núi cao Để rồi từ đó, bạn đọc thêm trân quý thật nhiều những nét đặc sắc văn hóa vùng miền; biết đồng cảm hơn với những số phận miền núi dù trải qua giông tố vẫn vươn lên rạng ngời, sống cuộc đời đáng sống

1.3 Đặc điểm văn hoá H’mông

1.3.1 Đặc điểm văn hoá H’mông qua các công trình nhân học

Dân tộc H’mông còn có các tên gọi khác như Mèo, Mông, Miêu, Mẹo, Na Mẻo… là một dân tộc thiểu số có số dân tương đối đông (trên chín triệu người), sinh sống ở nhiều nước trên thế giới, đông nhất là ở Trung Quốc Ở Việt Nam, người H’mông được cộng nhận là một thành viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Người H’mông cư trú ở khắp các tỉnh từ miền Bắc đến miền Trung như: Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông…Dân tộc H’mông là một tộc người khác đặc biệt so với các tộc người thiểu số khác ở nguồn gốc, địa bàn cư trú, phong tục tập quán, văn hoá, đời sống, tính cách con người…Nghiên cứu về đặc điểm văn hoá H’mông cũng có rất nhiều công trình, bài viết, luận văn, luận án Ở đây, chúng tôi xin dẫn ra hai cuốn sách, cũng là hai công trình

nghiên cứu về người H’mông của các nhà dân tộc học, đó là cuốn Văn hoá HMông của PGS TS Trần Hữu Sơn, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (Hà Nội – 1996) và cuốn Những đỉnh núi du ca, một lối tìm về cá tính H’mông của tác giả

Nguyễn Mạnh Tiến, Nhà xuất bản Thế giới (2014)

PGS TS Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện nghiên cứu văn học dân gian

và ứng dụng, người đã có nhiều năm sống ở Lào Cai, viết rất nhiều công trình nghiên cứu, bài báo về văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là người

H’mông Cuốn sách Văn hoá HMông được nhà xuất bản Văn hoá dân tộc phát

hành năm 1996 được coi như một chuyên khảo dân tộc học về người H’mông Tác giả trình bày ba chương, trong đó: chương một giới thiệu về người H’mông

Trang 31

ở Lào Cai trên các phương diện nguồn gốc lịch sử, điều kiện tự nhiện, dân cư, kinh tế, tổ chức và quan hệ xã hội Theo đó người đọc có một cái nhìn khá toàn diện hệ thống về dân tộc H’mông ở Lào Cai nói riêng và H’mông tộc nói chung

Chương hai của cuốn sách, tác giả nghiên cứu tỉ mỉ về những đặc trưng văn hoá tinh thần của người H’mông như tín ngưỡng tôn giáo Ngoài ra, trong đời sống văn hóa tinh thần người H’mông còn tồn tại nhiều nghi thức, lễ hội lớn nhỏ khác nhau Trong hệ thống những lễ hội của người H’mông, nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn cũng đặc biệt nhấn mạnh lễ hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng ở vùng người H’mông Mục đích của lễ hội này là cho gia chủ cầu con, cho bản

làng cầu được mùa, yên vui

Người H’mông sử dụng tiếng H’mông trong gia đình, trong sinh hoạt cộng đồng Ngôn ngữ H’mông còn đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi Ngôn ngữ cũng là yếu tố cấu thành nên văn học dân gian của người H’mông Trong kho tàng văn hóa dân gian, văn học dân gian chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Văn học dân gian H’mông gồm: thần thoại, truyện cổ tích,

ca dao, dân ca, tục ngữ… Nghiên cứu về văn học dân gian của người H’mông, tác giả có sự phân chia thành các tiểu loại nhỏ và so sánh với văn học dân gian của các dân tộc khác để thấy được điểm tương đồng và khác biệt

Với cách trình bày khoa học chuyên sâu, nhà nghiên cứu Trần Hữu Sơn

đã cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng thể về văn hoá của tộc người

H’mông Cũng trong chương ba cuốn Văn hoá HMông, PGS TS Trần Hữu Sơn

còn nêu quan điểm của mình về sự tác động của cuộc sống hiện đại đến văn hoá truyền thống Có những yếu tố văn hoá truyền thống của người H’mông được bảo tồn, nâng cao và phát triển như: cây khèn, cây sáo H’mông trở thành nhạc

cụ biểu diễn độc đáo Chợ ở vùng cao không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn

là không gian giao lưu tình cảm, sinh hoạt văn hóa, các lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian vẫn được duy trì….Song bên cạnh đó cũng có những nét văn hoá bị mai một đi như một thực trạng đáng buồn và cần suy ngẫm: nhiều thanh niên H’mông không còn biết thổi kèn lá, hay không thuộc các bài dân ca H’mông, nhiều phụ nữ H’mông không biết hát ru con Nhiều giá trị văn hoá mới

du nhập vào cộng đồng người H’mông ở Lào Cai: Đạo ki tô, sách báo, radio, các

Trang 32

trung tâm văn hoá thôn bản, các đội thông tin lưu động…Khi nghiên cứu về phần này, tác giả thể hiện cái nhìn nghiêm túc và khách quan, đưa ra những nhận xét đánh giá đúng đắn về mặt tích cực và tiêu cực của sự tác động bên ngoài đến văn hoá truyền thống H’mông

Cuốn sách này của tác giả Trần Hữu Sơn giống như một chuyên khảo dân tộc học về người H’mông vì tác giả cung cấp rất nhiều kiến thức về văn hoá truyền thống của tộc người Trong các thành tố chủ yếu của văn hóa tinh thần thì tín ngưỡng - tôn giáo, ngôn ngữ và văn học dân gian được trình bày khá kĩ Trong quá trình nghiên cứu về văn hoá tộc người H’mông, tác giả cũng so sánh với các tộc người khác như: Dao, Giáy, Phù Lá…Có những số liệu phân tích cụ thể Có thể thấy được thái độ trân trọng của tác giả đối với truyền thống văn hoá dân tộc H’mông

Nguyễn Mạnh Tiến (1983) sinh ra và lớn lên ở Đông Sơn, Thanh Hoá Anh tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế và công tác tại Viện Văn học Ngoài nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số, Nguyễn Mạnh Tiến còn dành nhiều thời

gian và tâm sức nghiên cứu dân tộc học Cuốn Những đỉnh núi du ca, một lối tìm

về cá tính H’mông là kết quả nghiên cứu sau hơn bốn năm anh có mặt ở hầu

khắp các vùng người H’mông ở Hà Giang Đây là một công trình nhân học, tập hợp những kiến thức, những hiểu biết được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau

để lí giải cái được gọi là cá tính H’mông, cái điều khiến cho H’mông chỉ có thể

là H’mông, tìm kiếm một căn cước H’mông không lẫn lộn Cũng trong cuốn sách này, tác giả nghiên cứu khá kĩ lưỡng nguồn gốc tộc người H’mông, cá tính H’mông qua dân ca, và cá tính H’mông nhìn từ hệ thống quyền lực miền núi Theo nhiều tài liệu thì Hà Giang là nơi đầu tiên người H’mông vào Việt Nam (cách đây khoảng trên dưới 300 năm) Hà Giang cũng là nơi mà người H’mông

đã từng thiết lập nền chính trị của riêng mình còn lưu dấu lại ở hai tiếng Mèo Vạc (Miêu vương / Vua Mèo) và ở Đồng Văn với sự cai trị của dòng họ Vương Vùng người H’mông sinh sống nổi bật lên hai yếu tố tự nhiên: sương mù và đá Sống trên những đỉnh núi kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, người H’mông đã tìm mọi cách để có thể duy trì được nền tự trị tộc người, để được sống tự do trên đỉnh núi

Trang 33

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến còn tìm hiểu tiếng hát dân ca để thấy

vị thế, vai trò của dân ca trong tâm lí tộc người H’mông Cá tính H’mông chính

là vấn đề quan trọng khi tìm hiểu về tộc người này Chọn dân ca làm điểm tựa

để từ đó để đi vào tâm hồn người H’mông, nghiên cứu này xuất phát từ cái cụ thể, về ý nghĩa quan trọng nổi trội của dân ca trong văn hóa H’mông Qua tiếng hát mồ côi, có thể hiểu hơn về nỗi thống khổ cùng vết tích tâm lí tộc người lưu vong Lịch sử liên tục di chuyển của H’mông, từ xa xưa đến ngày nay đã khiến

họ thành tộc người lưu vong nổi tiếng Từ đấy, hình thành và tồn tại tâm thức lưu vong của H’mông tộc Họ phải lang thang, lưu đày qua nhiều miền đất kiếm chốn dung thân: “Trong quá trình thiên di hàng ngàn năm tìm đất sống, chấn thương mất quê hương đã hằn lên thân phận tộc người, khắc sâu vào ký ức tập thể “phức cảm mồ côi” Đồng thời, “ám ảnh Hán” cũng hằn nét rõ rệt trong tâm

lí người H’mông” [80, tr.72]

Bên cạnh đó, tiếng hát làm dâu trong hệ thống dân ca H’mông còn hé mở thân phận người phụ nữ H’mông Họ phải chịu nhiều bất công của tư tưởng trong nam khinh nữ Người phụ nữ khi đã lấy chồng như một thứ "tài sản" của nhà chồng, "chết làm ma nhà chồng":"Thân chị đau ê ẩm/ Chị muốn thoát xác / Xác chị đau như dần" [66]

Tiếng hát cưới xin - Nghĩa bề sâu của đám cưới H’mông Trong đám cưới

của người H’mông, dân ca bao giờ cũng có một vị trí quan trọng đặc biệt Ngoài

ra, vấn đề hát trong đám cưới là một phần nghi thức không thể thiếu của người H’mông cũng như nhiều tộc người khác ở Đông Nam Á Trong hôn nhân của người H’mông ngoài hôn nhân do cưới xin còn có hôn nhân gả bán, bắt vợ,

cướp vợ Tác giả Nguyễn Mạnh Tiến cũng phân biệt rõ các hình thức: Kéo vợ -

Bắt vợ - Cướp vợ

Tiếng hát tình yêu - Đỉnh nền dân chủ tộc người Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến cũng đưa ra những kiến thức khá chi tiết về tục phạt vạ tội ngoại tình

của người H’mông Liên quan đến vấn đề tình yêu và hôn nhân của người

H’mông, tác giả còn đề cập và lí giải về chợ tình vùng cao: “Chợ tình truyền thống chắp cánh cho những khao khát giải ẩn ức giới tính và tình dục, nối dài những đêm thanh niên nam nữ tình tự trong rừng” [80] Khi giới thiệu nét văn

Trang 34

hoá chợ tình của người H’mông, ngoài việc đưa đến cho người đọc những kiến thức văn hoá tộc người, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến còn có một mục đích khác đó là lí giải tính dân chủ, nhân văn trong tình yêu của người H’mông Nét văn hóa nhân bản ấy luôn được cả cộng đồng gìn giữ Tác giả cũng bày tỏ

sự nuối tiếc khi ngày nay những phiên chợ tình đang dần bị thương mại hoá bởi tác động của du lịch

Để giải mã căn tính tộc người H’mông, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến còn nhìn từ hệ thống quyền lực của miền, từ điểm nhìn đó tác giả đưa ra những kiến giải thuyết phục về căn tính tộc người H’mông Bằng cách tiếp cận, thâm nhập vào thế giới người H’mông từ hệ thống quyền lực miền núi, Nguyễn Mạnh Tiến cũng lí giải khá cặn kẽ việc người H’mông bỏ lên những đỉnh núi cao không hoàn toàn là do không có đất sống mà vì người H’mông không chấp nhận bị cai trị trực tiếp bởi các chúa đất Ở núi, người H’mông vẫn có quyền duy trì và tổ chức nền văn hóa tộc người theo kiểu của mình

Những đỉnh núi du, một lối tìm về cá tính H’mông của tác giả Nguyễn

Mạnh Tiến là một chuyên khảo hữu ích cho giới nghiên cứu và cho cả những ai

tò mò muốn tìm hiểu về tộc người này như một hành trình du lịch khi đến với

Hà Giang Có thể thấy trong cuốn sách này sự hăm hở, nhiệt tình, ham tìm tòi khám phá của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến Khi được hỏi, liệu góc nhìn từ phía xa lạ (của một người Kinh) có giúp anh hiểu hơn về người khác (người H’mông) không? Tác giả cho rằng đây là một điểm vừa thuận lợi lại vừa hạn chế: trước hết, là một người Kinh không phải người H’mông thì sẽ khó hoà nhập được với họ bởi người H’mông có câu chơi với người H’mông thì dễ nhưng vào được hồn người H’mông thì khó Vì vậy, tác giả phải nỗ lực

“H’mông hoá” tâm hồn Đây cũng có thể coi là hạn chế từ góc nhìn của “kẻ khác” Tuy nhiên bên cạnh đó, nhờ cái nhìn khách quan từ bên ngoài, tác giả có

cơ hội nhìn nhận ra các vấn đề mà nếu là người H’mông sẽ khó nhận biết Chính

từ điểm nhìn của “một người khác” cùng những nỗ lực của bản thân trong quá trình điền dã đã đem lại cho Nguyễn Mạnh Tiến những hiểu biết, lí giải, cắt nghĩa về bản sắc tộc người H’mông một cách khá toàn diện và sâu sắc Cách nghiên cứu của Nguyễn mạnh Tiến không chỉ đơn thuần tái hiện văn hoá

Trang 35

H’mông, mà đào sâu vào căn nguyên, gốc rễ, khởi nguồn của những giá trị văn hoá đó và đặt trong sự so sánh với các tộc người khác để thấy được nét bản sắc

và cá tính riêng biệt của người H’mông Đặc biệt, người viết phải có góc nhìn hiện đại từ phân tâm học, xã hội học, đến các kĩ năng đọc hiểu ngữ văn, am hiểu

về âm nhạc truyền thống thì mới có thể đem đến cho người đọc một cái nhìn toàn diện về một tộc người vốn được đánh giá là đặc biệt trong các tộc người ở miền núi phía Bắc của Việt Nam

1.3.2 Đặc điểm văn hoá H’mông trong các sáng tác văn học dân gian của người H’mông

Mỗi dân tộc ra đời đều có một nền văn học của riêng mình, đó có thể là các sáng tác văn học dân gian hoặc văn học viết hoặc bao gồm cả hai thành tố

đó Cùng với lịch sử di cư vào Việt Nam, người H’mông đã kiến tạo cho mình một nền văn học dân gian khá phong phú và đa dạng để phản ánh đời sống, tâm

tư tình cảm của con người trong cuộc thiên di đầy nước mắt cũng như trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày Qua các sáng tác văn học dân gian của người H’mông chúng ta phần nào thấy được đặc điểm văn hóa của tộc người mà di dân

và ở núi đã trở thành định mệnh của họ

Nghiên cứu về văn học dân gian của người H’mông, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm của loại hình này được phản ánh qua hai phương thức tự sự và trữ tình Ở phương thức tự sự đó là các câu chuyện cổ của người H’mông: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích; ở phương thức trữ tình bao gồm: Ca dao, dân ca, truyện thơ, tục ngữ, câu đố…Cũng như thần thoại của các dân tộc khác, thần thoại H’mông giải thích sự hình thành của muôn loài, nguồn gốc của vũ trụ Trong thần thoại H’mông, ông Chày và bà Chày là những đấng sáng tạo ra bầu trời, mặt đất Hay về sự hình thành người H’mông, thần thoại H’mông lí giải:

“Do nước ngập lên tận trời nên loài người và muôn vật chết hết, chỉ còn hai anh

em sống sót Khi nước rút, họ trở thành vợ chồng rồi sinh ra một bọc thịt, người chồng băm nát rồi ném tứ tung Sớm hôm sau tỉnh dậy thì liền thấy những nóc nhà mọc lên “Bọc rơi chuồng ngựa là nhà họ Mã Bọc rơi gốc mận là nhà họ

Lý Bọc rơi chuồng dê là họ Giàng…” [64, tr.101] Mặc dù cách giải thích còn

cổ sơ nhưng cũng phần nào cho thấy ý thức của người H’mông về nguồn gốc

Trang 36

dân tộc mình Với người H’mông cây ngô là cây lương thực chủ đạo, thần thoại H’mông đã đề cập đến hình tượng những người anh hùng đã tìm ra giống cây và dạy người cách trồng cấy như truyện “sự tích cây ngô”, “bắp ngô khổng lồ”

Bên cạnh thần thoại giải thích về nguồn gốc và sự hình thành của vạn vật

và con người, văn học dân gian H’mông còn có truyện cổ tích Truyện cổ tích H’mông khá phong phú Nhà sưu tầm văn học dân gian Doãn Thanh và các tác giả ở Lào Cai đã sưu tầm 129 truyện cổ tích Các nhân vật trong truyện cổ tích H’mông dù là loài vật hay con người cũng đều mang nội dung giải thích nguồn gốc, đặc điểm của các loài, giải thích về các nghi lễ, tìn ngưỡng, phong tục của các dòng họ người H’mông, khát vọng của người H’mông qua hình tượng các anh hùng, dũng sĩ, hay là cuộc đấu tranh giữa cái ác và cái thiện Cũng qua truyện cổ tích H’mông, chúng ta hiểu thêm về cuộc đấu tranh của người H’mông với thiên nhiên, bảo vệ mùa màng, dân bản, cuộc đấu tranh xã hội chống ách cai trị của vua quan, thổ ty, chống ngoại xâm Người H’mông là tộc người có nguồn gốc Trung Quốc và di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm trước Ám

ảnh Hán, tâm thức di dân in sâu trong các truyện cổ Thí dụ như truyện “núi Vạ Ký” Truyện kể về người Hán tinh ranh cướp đất của ngưòi H’mông Người

H’mông nhờ có bà Sín Dìn tướng giỏi lãnh đạo, kiên quyết chống bọn thổ ty Hán, giành lại đất đai Nhưng về sau bà Sín Dìn bị ốm chết, người H’mông thiếu tướng giỏi nên bị thổ ty đánh bại, người H’mông phải chạy

Trong văn học dân gian của người H’mông còn phải kể đến số lượng lớn các bài dân ca Người H’mông hay hát, có thể hát ở bất cứ đâu Sau mỗi giờ lao động mệ nhọc những lời ca lại vang lên bên bếp lửa Theo thống kê của các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian H’mông thì số lượng các câu thơ trong các bài dân ca H’mông cũng nhiều hơn trong các bài dân ca của dân tộc khác Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu dân ca H’mông được chia thành năm đề tài chính: tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), tiếng hát cưới xin (gầu xống), tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát mồ côi (gầu tú giua), tiếng hát cúng ma (gầu tuờ) Dân ca H’mông là tấm gương phản chiếu rất nhiều những giá trị văn hóa của tộc người H’mông: “Người Mèo ta cũng có quê/ Quê ta là Mèo Vạc” [66] Trong dân ca, người đọc có thể nhận ra quá khứ đau thương của tộc người

Trang 37

H’mông: “Người Hmông ta ở Quý Châu đến/ Vì người Hmông ta không biết chữ/ Thua kiện người Hán ta mới đi” [66] Qua dân ca H’mông, những nét văn hóa trong đời sống tinh thần của họ được tái hiện khá đầy đủ: Lịch sử tộc người, thân phận con người đặc biệt là người phụ nữ với những đau khổ, bất công trong cuộc đời: “Thân chị đau ê ẩm / Chị muốn thoát xác / Xác chị đau như dần” [66] Hay các nghi thức trong đám cưới, đám tang cũng được phản ánh rõ nét qua dân

ca Trong các lễ hội, đặc biệt là lễ hội Gầu Tào (đón năm mới), những câu dân

ca Gầu plềnh lại ngân vang như lời tâm tình, thổ lộ của những chàng trai cô gái H’mông Với đặc điểm riêng biệt của tộc người sống trên những đỉnh núi cao, dân ca H’mông cũng in hằn dấu ấn đó trong từng câu chữ gản dị mộc mạc

Trong đời sống người H’mông, tục ngữ cũng chiếm một số lượng lớn Tục ngữ được sử dụng vào những buổi trò chuyện, làm nương hoặc bên bếp lửa hồng buổi tối Tục ngữ trở thành lời răn dạy của mẹ cha với con cái, lời khuyên của người già với thanh niên Tục ngữ H’mông phản ánh tri thức và kinh nghiệm sống của người H’mông trong lịch sử và các mối quan hệ trong xã hội như quan hệ cộng đồng gia đình, quan hệ cộng đồng dòng họ, quan hệ cộng đồng làng, quan hệ đẳng cấp và giai cấp

Như vậy có thể thấy, văn học dân gian của người H’mông phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung phản ánh, độc đáo về cách thể hiện Văn học dân gian là bộ phận của văn hóa dân gian góp phần phản ánh và lưu giữ những giá trị

văn hóa của dân tộc H’mông

1.4 Văn xuôi Việt Nam viết về đề tài miền núi và người H’mông

1.4.1 Văn xuôi Việt Nam viết về đề tài miền núi

Văn xuôi miền núi là một bộ phận của văn xuôi Việt Nam Đầu thế kỉ XX, văn học dân tộc – miền núi ra đời đáp ứng nhu cầu tự thân của nó đồng thời cũng là quy luật vận động, phát triển của lịch sử, xã hội Trải qua hơn nửa thế kỉ, văn xuôi miền núi đã định hình được diện mạo riêng của mình và có những thành tựu đáng

kể, góp phần vào thành tựu chung của văn học Việt Nam hiện đại

Trước năm 1945, trên văn đàn cũng đã xuất hiện một số tác phẩm viết về

miền núi của các tác giả người Kinh như: Thế Lữ với tập truyện Vàng và Máu, Lan Khai với Truyện đường rừng, Nhất Linh với Lan rừng, Ngậm ngải, Khái

Trang 38

Hưng với Tiếng khèn Khi ra đời, các tác phẩm này nhận được sự thích thú ở

người đọc trước một vùng rừng núi hoang sơ, bí hiểm cùng những phong tục tập quán độc đáo và lạ lẫm Tuy nhiên các tác giả viết về miền núi ở giai đoạn này vẫn chỉ giống như một khách lãng du, ham tìm tòi, vì hiếu kì mà đặt chân đến

đó Trong tư tưởng và cái nhìn của họ, ít nhiều vẫn còn chứa đựng những định kiến về con người miền núi

Từ năm 1945 đến năm 1975, theo đường lối văn nghệ của Đảng, văn học miền núi được được quan tâm nhiều hơn, từ đó phát triển cả về số lượng và chất lượng Trước hết, vẫn phải kể đến những tác phẩm của các tác giả người Kinh

như: Hồ Chí Minh với Giấc ngủ mười năm, Nam Cao với Nhật kí ở rừng, Tô

Hoài với tập Truyện Tây Bắc Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên….Có thể nói

các tác phẩm văn học thời kì này đã vẽ nên một bức tranh tuy còn đơn sơ nhưng khá chân thực và mới mẻ về con người và cuộc sống miền núi Sau năm 1945,

Tô Hoài được xem là cây bút văn xuôi xuất sắc về đề tài miền núi Văn học Việt Nam là một nền văn học thống nhất, đa dân tôc Bên cạnh các tác giả người Kinh viết về miền núi cũng phải kể đến sự xuất hiện của các tác giả người dân

tộc thiểu số như Nông Viết Toại với Boỏng tàng tập éo, Nông Minh Châu với Ché Mèn được đi họp, Hoàng Hạc với Ké Nàm, Vi Thị Kim Bình với Những bông huệ…Các sáng tác văn học này luôn bám sát hiện thực đấu tranh cách

mạng, thể hiện rõ tâm trạng của người dân miền núi trong những ngày tháng đầy cam go, gian khổ, nhưng hào hùng, vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân tộc Kể

từ sau cách mạng tháng Tám 1945, hoà chung với văn học dân tộc thì các sáng tác về đề tài miền núi cũng góp một tiếng nói bảo vệ đất nước, căm thù quân xâm lược, tự hào về truyền thống văn hoá mình

Từ sau năm 1975, văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển mạnh mẽ trở thành một bộ phận riêng biệt, độc đáo trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại Các tác giả người Kinh vẫn không ngừng trăn trở về đề tài miền núi, Ma Văn

Kháng sau Gặp gỡ ở La Pán Tẩn (1999), đã trở lại với tiểu thuyết Một mình một ngựa (2009) Thông qua tiểu thuyết này, nhà văn đã dựng lại chân dung một thế

hệ, một lớp người được hình thành từ cách mạng, năng nổ nhiệt tình nhưng lại

có hạn chế về tầm nhìn và tri thức Nhà văn Mạc Phi là nhà văn gắn bó bền bỉ

Trang 39

với mảnh đất Tây Bắc, trong những sáng tác về đề tài miền núi không thể không

nhắc đến tiểu thuyết Rừng động gồm hai tập (tập 1- 1975, tập 2 – 1977) Rừng động là bộ tiểu thuyết sử thi lớn, một bức tranh hoành tráng về cuộc sống của

các dân tộc Tây Bắc trước, trong và sau cách mạng Bên cạnh đó còn có các tác

giả như: Nguyễn Huy Thiệp với Những ngọn gió Hua Tát, Trịnh Thanh Phong với Dưới chân núi Bắc Quan (2000), Hồ Thuỷ Giang với Nhà có năm người (2008), Đoàn Hữu Nam với một loạt các tác phẩm viết về miền núi: Tình rừng (2000), Dốc người (2001), Trên đỉnh đèo giông bão (tiểu thuyết, 2004), Thổ phỉ (tiểu thuyết, 2010), Đỗ Bích Thuý với Ngải đắng (truyện ngắn), Bóng của cây sồi (tiểu thuyết, 2005), Chúa đất (tiểu thuyết, 2016), Tống Ngọc Hân với Âm binh và lá ngón (tiểu thuyết, 2016), Phạm Duy Nghĩa với Cơn mưa hoa mận trắng (tập truyện, 2006)

Bên cạnh đó, các tác giả người dân tộc thiểu số cũng không ngừng được

bổ sung và nối tiếp thế hệ trước như Hlinh Niê (Êđê) với Con rắn màu xanh da trời, Inrasara với tiểu thuyết Chân dung cát, Hà Thị Cẩm Anh (Mường) với Gốc gội xù xì Ở miền Bắc, các tác giả người dân tộc thiểu số chiếm số lượng khá

đông đảo trong đó phải kể đến các nhà văn gạo cội như Mã A Lềnh, Vi Hồng,

Ma Trường Nguyên, Cao Duy Sơn….Mỗi người có một phong cách sở trường nhưng họ đều có chung tình yêu và sự gắn bó với cuộc sống và con người miền núi Trong đó đáng chú ý là nhà văn Mã A Lềnh Ông là nhà văn tiêu biểu cho thế hệ các nhà văn ở Lào Cai Với hơn 80 năm sống và viết, ông đã có hơn 50 đầu sách thuộc đủ các thể loại, trong đó có rất nhiều tác phẩm giá trị viết về mảnh đất và con người vùng cao, nơi ông đang sinh sống trong đó có dân tộc

H’mông của ông như các tập truyện: Dấu chân trên đường, Thằng bé củ mài, Làng mình, Tình ca trên núi…Nhà văn Vi Hồng cũng là một trong số các nhà

văn có sức làm việc và sáng tạo phi thường Từ năm 1980 – 1987 ông đã cho ra

đời 14 cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn, tiêu biểu như: Thung lũng đá rơi (tiểu thuyết, 1985), Người trong ống (tiểu thuyết, 1990), Chồng thật vợ giả (tiểu

thuyết, 1994) Ở các tác phẩm đó người đọc có thế thấy rất rõ nét văn hoá của dân tộc Tày, Nùng Nhà văn Cao Duy Sơn cũng được đánh giá là cây bút tiểu

thuyết chủ lực về đề tài miền núi Từ tiểu thuyết Người lang thang, Hoa mận đỏ

Trang 40

cho tới thiểu thuyết Đàn trời (xuất bản năm 2006) là một bước dài của Cao Duy

Sơn nói riêng và tiểu thuyết dân tộc thiểu số nói chung

Như vậy có thể thấy từ sau năm 1986 đến nay, văn xuôi miền núi đã đạt được thành tựu trên nhiều phương diện: đề tài, chủ đề được mở rộng, tư duy nghệ thuật được đổi mới, phát triển đông đảo về đội ngũ sáng tác và số lượng tác phẩm Mặc dù vẫn còn có những hạn chế nhất định, song những cây bút người dân tộc thiểu số đã phần nào thực hiện được sứ mệnh cũng như sự khát khao cháy bỏng của những con người dân tộc thiểu số không quên cội nguồn – đó là nuôi giữ ngọn lửa văn chương nghệ thuật, nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc mình

1.4.2 Văn xuôi Việt Nam viết về người H’mông

Trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam hiện đại, văn xuôi viết về miền núi, về đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo dựng được cho mình một vị trí đáng kể tuy chưa thực sự phong phú và lớn mạnh nhưng đã mang được bản sắc riêng của mình Nói đến văn xuôi Việt Nam không thể không nhắc đến bộ phận văn xuôi viết về người H’mông của các tác giả người Kinh và người dân tộc thiểu số trong đó có tác giả là người H’mông So với các tộc người khác cư trú tại Việt Nam, người H’mông là một tộc người khá đặc biệt Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, địa bàn cư trú trên đỉnh núi cao giữa thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, bí hiểm, với phong tục tập quán phong phú giàu bản sắc tất cả những điều đó là cái nôi để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư gắn bó suốt đời cùng mây ngàn đá núi

Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bạn đọc biết đến Tây Bắc, biết đến

người H’mông qua tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài Ông đã lên Tây

Bắc, Đông Bắc từ những năm 1947, tâm hồn ông đã gắn bó với nơi đây bằng một tình cảm thiêng liêng và ruột thịt Năm 1952, Tô Hoài cùng bộ đội tham gia

chiến dịch giải phóng Tây Bắc Năm 1953, ông viết Truyện Tây Bắc trong đó Vợ chồng A Phủ được xem là xuất sắc hơn cả Truyện khiến người đọc phải suy

nghĩ về những thân phận bị đày đoạ nơi vùng núi cao, truyện gieo vào lòng người đọc một niềm tin về khả năng vươn dậy của con người trong tận cùng đau khổ Tác phẩm là sự trăn trở về những kiếp sống nô lệ của con người H’mông dưới sự thống trị của thực dân và phong kiến miền núi, nhất là thân phân của

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN