Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động

29 2 0
Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển nhìn từ phạm trù lao động. Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động. Học viện Chính sách và Phát triển

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA CƠ BẢN BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD, NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG” GVHD : TS Ngô Minh Thuận Lớp: Triết học HÀ NỘI - 2023 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN STT Nội dung nhận xét Giảng viên nhận xét Điểm Điểm kết luận giảng viên 1 Thể thức văn bản 1,5 2 Bố cục, kết cấu đề tài 1,5 3 Nội dung 5 (Lý luận + Thực tiễn) 4 Phương pháp trình bày 1,0 5 Tài liệu tham khảo 1,0 10 Họ và tên giảng viên: Chữ ký giảng viên: Lời cảm ơn Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Ngô Minh Thuận – Học viện Chính sách và Phát triển Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Triết học, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về các vấn đề trong xã hội Từ những kiến thức mà thấy truyền tải, chúng em đã dần trả lời được những câu hỏi trong cuộc sống qua những Tư tưởng Triết học Mác - Lênin Thông qua bài tiểu luận này, em xin trình bày lại những gì mà mình đã tìm hiểu được về đề tài “Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD, nhìn từ phạm trù lao động” Có lẽ kiến thức là vô hạn nhưng khả năng tiếp thu của mỗi người lại có những giới hạn riêng Vì vậy, trong quá trình viết bài tiểu luận, không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những góp ý từ thầy, cô để giúp bài tiểu luận của em trở nên hoàn thiện hơn Kính chúc thầy cô ở Bộ môn Lý luận Chính trị sức khỏe dồi dào, luôn hạnh phúc, luôn nhiệt huyết với nghề và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy Em xin chân thành cảm ơn ! MỤC LỤC Trang 0 Lời cảm ơn 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU NỘI DUNG 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA 9 SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG 17 1.1 Khái niệm phạm trù 1.2 Phạm trù lao động 23 25 1.3 Việc làm thêm đối với sinh viên Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG 2.1 Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động 2.2 Những thành tựu và hạn chế của việc đi làm thêm 2.3 Những vấn đề đặt ra đối với sinh viên khi đi làm thêm Chương 3 GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG 3.1 Giải pháp đối với sinh viên 3.2 Giải pháp đối với Học viện KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nơi mọi thứ thay đổi từng ngày liên tục với tốc độ chóng mặt Chúng ta không ngừng học hỏi và tiếp thu các tư duy mới từ bạn bè trên toàn thế giới Do đó, xã hội vận động không ngừng nghỉ, tạo ra nhiều hiện tượng và vấn đề mới xảy ra Trong số đó, việc đi làm thêm của sinh viên đang là một vấn đề rất được quan tâm Khi nói đến sinh viên Việt Nam, chúng ta thường nghĩ đến một thế hệ trẻ trung, đầy sức sống, nhiệt tình và sáng tạo Sinh viên là một phần quan trọng của xã hội với số lượng lớn; được đào tạo toàn diện, chất lượng Điều này được chứng minh bởi việc sinh viên Việt Nam có cơ hội tiếp cận với nhiều ngành học khác nhau: khoa học, tự nhiên, xã hội, Họ không ngừng cố gắng để nâng cao bản thân mỗi ngày, chuẩn bị cho công việc sau khi tốt nghiệp Tuy nhiên, nhiều sinh viên đã nhận ra rằng có nhiều cách để phát triển bản thân ngoài việc học trong giảng đường Do đó, ngày càng có nhiều sinh viên chọn học từ thực tế Điều này được thể hiện rõ nét qua việc làm thêm của sinh viên, nó trở thành một xu hướng gắn liền với cuộc sống học tập, sinh hoạt của họ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định đi làm thêm của sinh viên như : để kiếm thêm thu nhập, để trải nghiệm, học tập kinh nghiệm,… Và việc này tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đối với sinh viên Chính vì vậy, với mong muốn nghiên cứu về vấn đề trên nên em đã chọn đề tài :“Thực trạng và giải pháp đi làm thêm của sinh viên APD, nhìn từ phạm trù lao động” 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích của đề tài Trên cơ sở phân tích lý luận về việc đi làm thêm, phạm trù lao động, mục đích đề tài là phân tích thực trạng của sinh viên APD trong 6 tháng đầu năm 2023, từ đó tìm ra phương hướng, các giải pháp giúp sinh viên có một nhận thức đúng đắn về vấn đề đi làm thêm 2.2 Nhiệm vụ của đề tài * Về lý luận: Làm rõ quan điểm về việc sinh viên đi làm thêm nhìn từ phạm trù lao động * Về thực tiễn: - Đưa ra cái nhìn toàn diện về nhu cầu tìm việc làm của sinh viên APD - Ứng dụng cho sinh viên trên toàn quốc về vấn đề đi làm thêm - Đưa ra một số giải pháp hữu ích từ mặt tích cực và tiêu cực của việc làm thêm 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về phạm trù lao động, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển 3.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng đi làm thêm của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển Thời gian: Trong 6 tháng đầu năm 2023 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn 5 Những đóng góp mới của đề tài 5.1 Về lý luận Nghiên cứu về việc sinh viên Học viện tham gia vào các công việc bán thời gian giúp ta hiểu rõ hơn về việc đi làm thêm trong các môi trường khác nhau Đồng thời nó cũng giải quyết được những vấn đề mà sinh viên đang phải đối mặt 5.2 Về thực tiễn Kết quả của nghiên cứu này sẽ mang đến những quan điểm mới về cả lợi ích và rủi ro thông qua việc phân tích dữ liệu khảo sát Điều này sẽ giúp sinh viên Học viện có một hướng đi rõ ràng và chính xác trong việc tìm kiếm công việc đi làm thêm, từ đó hỗ trợ cho tương lai của họ Điều này cũng góp phần nâng cao chất lượng của sinh viên tốt nghiệp từ Học viện 6 Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động Chương 2 Thực trạng và những vấn đề đặt ra của việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động Chương 3 Giải pháp cho việc đi làm thêm của sinh viên APD nhìn từ phạm trù lao động NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG 1.1 Khái niệm phạm trù Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định [2, tr 192] Mỗi bộ môn khoa học đều có một hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu Thí dụ, trong toán học có phạm trù “số”, “hình”, “mặt phẳng”, “hàm số”, v.v Trong vật lý học có các phạm trù “khối lượng”, “vận tốc”, “gia tốc”, “lực”, v.v [2, tr 193] 1.2 Phạm trù lao động 1.2.1 Khái niệm lao động Có nhiều cách nhìn và giải thích về khái niệm lao động Lao động có thể được xem là các hoạt động có mục tiện và ý thức của con người, nhằm biến đổi các đối tượng tự nhiên để phù hợp với nhu cầu của mình Nói cách khác, lao động là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên sinh viên hãy thực hiện “6 cái yêu”, trong đó có yêu lao động Theo Người, “muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH thì phải yêu lao động”, vì lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mỗi người Một người trí thức nói yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu CNXH mà không yêu lao động, thì đó “chỉ là nói suông” [3, tr 173] Các nhà kinh tế chính trị khẳng định rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người Ph.Ăngghen đã khẳng định:“Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [1, tr 64] Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu lao động là hoạt động của con người thông qua tri thức, bằng các hoạt động chân tay nhằm mang đến của cải, vật chất phục vụ cuộc sống Lao động có thể được biểu hiện qua việc sử dụng tay chân hoặc trí óc Những người thực hiện công việc lao động tay chân là những người dùng sức lực cơ bắp của mình kết hợp với các công cụ và phương tiện lao động để hoàn thành công việc Trái lại, những người thực hiện công việc trí óc là những người dùng kiến thức và kỹ năng chuyên môn đã được học hỏi, cùng với các công cụ, phương tiện và máy móc để tạo ra sản phẩm và vật chất 1.2.2 Khái niệm phạm trù lao động Phạm trù lao động là những mặt, những thuộc tỉnh, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc lĩnh vực lao động 1.2.3 Đặc điểm lao động - Lao động là những hành động có mục tiêu, có ý thức của con người nhằm tạo ra sản phẩm vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội - Lao động luôn được coi là một vấn đề quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia - Lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các chi phí đầu tư khác cho sản xuất, bao gồm chi phí vận hành, quản lý, và chi phí cho việc thay thế trang thiết bị hiện đại cần thiết - Lao động cũng là nhóm được hưởng lợi từ việc sản xuất - kinh doanh tạo ra lợi nhuận, giá trị Khi nền kinh tế phát triển mạnh, người lao động được tăng lương, chất lượng cuộc sống được nâng cao - Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau Đầu tiên là theo trình độ kỹ năng; cơ bản nhất là lao động phổ thông không qua đào tạo Mặc dù đó thường là lao động chân tay, chẳng hạn như công nhân nông trại, nó cũng có thể là công việc phục vụ, chẳng hạn như nhân viên trông coi Loại tiếp theo là lao động bán kỹ năng, có thể yêu cầu một số giáo dục hoặc đào tạo - Lao động cũng có thể được phân theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụng lao động Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương Điều này có nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặc hàng tháng và thường xuyên nhận được - Lao động được đo lường bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng của họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số người thất nghiệp 1.2.4 Ý nghĩa của hoạt động lao động - Lao động đóng một vai trò không thể thiếu và toàn diện trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ kinh tế đến xã hội - Lao động là nguồn gốc của tất cả các tài nguyên vật chất cần thiết để duy trì cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng - Lao động là cách để kiếm sống, giúp con người có cuộc sống ổn định - Lao động giúp chúng ta phân chia công việc một cách hợp lý, biết cách tính toán và sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất, tiêu dùng một cách hợp lý và tiết kiệm Nhờ lao động, mỗi cá nhân trong xã hội có thể duy trì sự cân bằng trong cuộc sống Hơn nữa, lao động còn là quá trình sáng tạo không ngừng, tạo ra những thay đổi và cải tiến trong xã hội - Lao động đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xã hội loài người qua hàng ngàn năm 1.3 Việc làm thêm đối với sinh viên 1.3.1 Khái niệm việc làm thêm đối với sinh viên Khái niệm làm thêm ra đời khá sớm, cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, khái niệm này ngày càng trở nên phổ biến Thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định bên cạnh một công việc chính thức, là việc làm mà người lao động tận dụng thời gian để tăng thêm thu nhập [6] Ta có thể hiểu quan niệm chung về việc làm thêm như sau: “Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm ảnh hưởng nhiều đến học tập với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hội, tích luỹ kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống” 1.3.2 Phân loại các công việc làm thêm của sinh viên hiện nay dựa theo hình thức làm việc Việc làm thêm toàn thời gian (full time) thường liên quan đến việc làm theo giờ hành chính hoặc theo ca 8 tiếng mỗi ngày Do đặc điểm này, công việc full time thường phù hợp Đây chỉ là một số mối quan tâm mà sinh viên dựa trên phỏng vấn những vấn đề có thể gặp phải khi làm thêm Mỗi người sẽ có những trải nghiệm và mối quan tâm riêng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân 2.1.3 Các phương thức hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm thêm Với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 - thời đại công nghệ, hầu hết các bạn trẻ nói chung và sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển nói riêng đều có khả năng tiếp cận với Internet Nhận thức được điều này, các bạn trẻ đã tạo ra ngày càng nhiều các trang mạng xã hội (như Facebook, Zalo, Instagram, ) để kết nối sinh viên và nhà tuyển dụng Những nhà tuyển dụng cũng đã tận dụng các trang thông tin này để đăng tuyển nguồn lao động phù hợp với từng vị trí công việc khác nhau Các bạn sinh viên cũng có thể sử dụng những phương tiện truyền thông trong việc tìm kiếm việc làm thêm cho mình Dựa trên khảo sát, ta có thể nhận thấy đa số các bạn sinh viên tại Học viện Chính sách và Phát triển tìm được việc làm thêm thông qua các trang mạng xã hội, chiếm khoảng 39,2% số sinh viên trả lời khảo sát và khoảng 24,7% đối với việc tìm kiếm công việc qua các trang web tuyển dụng uy tín như TopCV, VietnamWorks, JobStreet, JobsGO, Viec.co, iecngay.vn, Các trang web này thường cung cấp nhiều loại hình công việc khác nhau, từ lao động phổ thông đến các công việc chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo của sinh viên APD Bên cạnh đó, sinh viên có thể thông qua các chương trình hỗ trợ việc làm của APD Học viện Chính sách và Phát triển thường xuyên tổ chức các chương trình hỗ trợ việc làm cho sinh viên, bao gồm: Ngày hội tuyển dụng việc làm, Hội chợ việc làm, Hỗ trợ sinh viên tham gia các chương trình thực tập, kiến tập, Một nguồn tìm kiếm công việc khác chính là thông qua bạn bè, người thân Theo như số liệu bài khảo sát, có 20,6% sinh viên tìm việc thông qua bạn bè, người thân, vì họ là một nguồn thông tin đáng tin cậy để sinh viên tìm kiếm việc làm thêm 2.1.4 Các công việc làm thêm của sinh viên APD và thu nhập từ những công việc đó Theo khảo sát sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển năm 2023, các công việc làm thêm phổ biến nhất của sinh viên APD là: Ngành dịch vụ: bán hàng, phục vụ, giao hàng, chiếm 50% sinh viên tham gia khảo sát với mức lương trung bình 1 tháng 2,5 - 3,5 triệu đồng/ tháng Ngành giáo dục: gia sư, trợ giảng, chiếm 25% sinh viên tham gia khảo sát với mức lương trung bình 1 tháng 3-4 triệu đồng/ tháng Ngành marketing: tạo nội dung cho các website, fanpage, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, chiếm 20% sinh viên tham gia khảo sát với mức lương trung bình 1 tháng 3,5 - 4,5 triệu đồng/ tháng Ngành công nghệ thông tin: lập trình viên, thiết kế đồ họa, trang web, chiếm 10% sinh viên tham gia khảo sát với mức lương trung bình 1 tháng 4,5 - 5 triệu đồng/ tháng Ngành sáng tạo: nghệ sĩ, họa sĩ, nhà thiết kế thời trang, chiếm 5% sinh viên tham gia khảo sát với mức lương trung bình 1 tháng 5 - 6 triệu đồng/ tháng 2.2 Những thành tựu và hạn chế của việc đi làm thêm 2.2.1 Thành tựu, ảnh hưởng tích cực của việc đi làm thêm 2.2.1.1 Việc làm thêm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng trong tương lai Hiện nay, việc làm thêm là một hoạt động phổ biến của sinh viên, mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần Trong đó, việc làm thêm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm và phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng tương lai Thứ nhất, việc làm thêm giúp sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế Trong quá trình làm thêm, sinh viên sẽ được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, được học hỏi từ những người đi trước Sinh viên sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, Đây là những kỹ năng vô cùng cần thiết cho bất kỳ công việc nào Thứ hai, việc làm thêm giúp sinh viên học hỏi thêm những kiến thức mới, phù hợp với chuyên ngành đào tạo Sinh viên có thể tham gia các công việc liên quan đến chuyên ngành của mình để nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn Điều này giúp sinh viên có lợi thế hơn khi xin việc làm sau khi ra trường Thứ ba, việc làm thêm giúp sinh viên phát triển bản thân toàn diện, cả về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ và tư duy Sinh viên có thể học hỏi thêm về văn hóa doanh nghiệp, cách ứng xử trong môi trường công sở, Thứ tư, việc làm thêm giúp sinh viên rèn luyện khả năng tự lập, tự chịu trách nhiệm, tự giải quyết vấn đề Khi đi làm thêm, sinh viên sẽ phải tự mình hoàn thành công việc được giao, tự sắp xếp thời gian và công việc của mình Điều này giúp sinh viên rèn luyện khả năng tự lập, tự chịu trách nhiệm và tự giải quyết vấn đề 2.2.1.2 Việc làm thêm cung cấp cho sinh viên một nguồn thu nhập khá ổn định Học phí và sinh hoạt phí ngày càng tăng cao khiến cho việc trang trải chi phí của sinh viên trở nên khó khăn hơn Trong bối cảnh đó, việc làm thêm trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp sinh viên có thêm thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập Thu nhập từ việc làm thêm của sinh viên thường dao động từ 2,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào ngành nghề, kinh nghiệm và trình độ của sinh viên Mức thu nhập này có thể giúp sinh viên trang trải chi phí ăn uống, đi lại, thuê nhà, một cách ổn định Việc làm thêm cũng giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng mềm, học hỏi thêm những kiến thức mới, Những lợi ích này sẽ giúp sinh viên có lợi thế hơn khi xin việc làm sau khi ra trường 2.2.2 Những hạn chế mà sinh viên APD gặp phải khi đi làm thêm 2.2.2.1 Hạn chế chủ quan khi sinh viên đi làm thêm Qua khảo sát, kết quả cho thấy nhiều sinh viên dành quá nhiều thời gian cho công việc, khiến thời gian học tập và hoạt động tại trường bị giảm, dẫn đến kết quả học tập không tiến bộ hoặc thậm chí giảm sút Một sinh viên chia sẻ: “Thực ra, tôi đã từng đi làm thêm vào học kỳ 1 của năm nhất vì bị bạn bè rủ rê Tôi cứ miệt mài làm, mỗi ngày về nhà thì mệt mỏi đến mức không đủ sức học bài Khi thi giữa kỳ, tôi chợt nhận ra mình làm bài không tốt Sau một tuần có kết quả thi chính thức, điểm số của tôi rất tệ, toàn điểm dưới trung bình May mắn là tôi đã quyết định dừng việc đi làm thêm và tập trung học, cho tới kỳ thi cuối kỳ thì điểm số đã được cải thiện hơn rất nhiều” Tâm lý “mình kiếm được tiền, mình muốn tiêu như nào cũng được” cũng khá phổ biến, xuất hiện nhiều trường hợp tiêu xài hoang phí sai mục đích Đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để khắc phục, giảm thiểu khó khăn, hạn chế của các bạn sinh viên khi đi làm thêm?” Chúng ta cùng tìm đến hướng giải quyết với những biện pháp để có thể giảm thiểu những trở ngại, những hạn chế trong thị trường lao động hiện nay, nhằm giúp những bạn sinh viên phần nào yên tâm hơn về môi trường lao động, nắm bắt cơ hội thu nhập thêm cho bản thân những kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, được tiếp xúc với môi trường việc làm uy tín Với sự đa dạng của nền kinh tế, sinh viên thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân và ngành học của mình Một phần do sự chênh lệch giữa chất lượng đào tạo và thực tế, với lý thuyết nặng nề và việc học chưa thể đi đôi với hành Do đó, những kiến thức mà sinh viên học được chưa thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, hoặc họ không biết cách ứng dụng thực tiễn vào công việc làm thêm mặc dù đã được trang bị kiến thức đầy đủ Họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm thêm phù hợp với ngành học của mình, và cảm thấy lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động Do đó, có nhiều sinh viên chấp nhận làm một công việc tạm thời không liên quan tới ngành học của mình, từ đó những kiến thức, kỹ năng được học tại nhà trường không thể áp dụng được 2.2.2.2 Hạn chế khách quan khi sinh viên đi làm thêm Hiện nay, sự xuất hiện của những “công ty ma”, nhóm lừa đảo, tệ nạn xã hội trở thành mối lo ngại của sinh viên khi làm thêm Có rất nhiều trang web tuyển dụng với nhiều lợi ích hấp dẫn như công việc nhẹ nhàng, lương cao, thời gian linh hoạt lương có thể lên tới hàng trăm triệu đồng một tháng xuất hiện trên mạng xã hội Những sinh viên cả tin có nhu cầu tìm việc chính là những nạn nhân của chúng Một hạn chế khác là khi sinh viên đã nhận việc làm thêm, nhiều người lại gặp phải những vấn đề về lương thấp hoặc bị giữ tiền lương nên không được trả lương; mâu thuẫn giữa các đồng nghiệp về tranh chấp, ganh đua, so sánh hay thậm chí chỉ vì không hợp nhau, về môi trường làm việc không tốt, có những hoạt động, mối quan hệ không lành mạnh gây ảnh hưởng đến bản thân sinh viên Nên có rất nhiều sinh viên chấp nhận làm một công việc tạm thời không liên quan tới ngành mình học từ đó những kiến thức, kỹ năng được học tại nhà trường không thể áp dụng được 2.3 Những vấn đề đặt ra đối với sinh viên khi đi làm thêm Ngày nay, có một số quan điểm cho rằng sinh viên nên tập trung vào việc học hơn là kiếm tiền, tuy nhiên, xu hướng sinh viên tìm kiếm việc làm thêm đang ngày càng phổ biến Điều này đặt ra một số câu hỏi liên quan đến việc sinh viên làm thêm Câu hỏi đầu tiên có thể là: “Sinh viên có nên làm thêm hay không?” Phần lớn sinh viên của Học viện Chính sách và Phát triển, đang phân vân về việc có nên làm thêm trong thời gian học ở Học viện hay không Mỗi người đều có những suy nghĩ, ý kiến riêng về vấn đề này Theo quan điểm của đa số sinh viên, việc làm thêm trong thời gian học ở Học viện là cần thiết Công việc làm thêm rất đa dạng và sinh viên nên chọn một công việc phù hợp với chuyên ngành mà mình đang theo học, giúp nâng cao kỹ năng và tạo thêm thu nhập Tuy nhiên, sinh viên năm nhất nên tập trung vào việc học trước Bạn chỉ nên làm thêm khi đã tự chủ được bản thân và biết cách sắp xếp thời gian hợp lý Nhiều sinh viên làm thêm chỉ vì mục đích kiếm tiền Điều này không sai nhưng nó không phù hợp với nhiệm vụ chính là học tập Với những bạn có gia đình gặp khó khăn, hãy cân nhắc kỹ để chọn công việc phù hợp Dù trong hoàn cảnh nào, hãy cố gắng đặt yếu tố kinh nghiệm và bài học lên trên tiền bạc Để giảm thiểu tình trạng hạn chế của việc làm thêm đối với sinh viên, ta cần đặt ra câu hỏi: "Làm thế nào để khắc phục, giảm thiểu khó khăn, hạn chế của sinh viên khi làm thêm?" Cùng tìm hướng giải quyết với những biện pháp giúp giảm thiểu những trở ngại trong thị trường lao động hiện nay, giúp sinh viên yên tâm hơn về môi trường lao động, nắm bắt cơ hội thu thập thêm kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế và tiếp xúc với môi trường việc làm chất lượng Chương 3 GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN APD NHÌN TỪ PHẠM TRÙ LAO ĐỘNG 3.1 Giải pháp đối với sinh viên 3.1.1 Sinh viên cần nắm vững kiến thức về Luật Lao động Có đến gần một nửa sinh viên APD (43,4%) tham gia khảo sát đã đưa ra lý do cho việc chưa đi làm thêm vì sợ bị lừa đảo bởi các “công ty ma” và cũng cùng số phần trăm ngang bằng lo sợ trở thành trò tiêu khiển cho các công ty Nhưng tại sao người đi làm, sinh viên nói chung và đặc biệt là đối tượng đang khảo sát ở đây là sinh viên APD lại có nỗi lo sợ đó? Lý do thực chất là bởi vì các bạn đang có lỗ hổng về kiến thức luật pháp, cụ thể ở đây là luật lao động Như chúng ta đều biết, công dân sống và làm việc theo pháp luật; được pháp luật bảo hộ Việc các bạn đi làm thêm cũng được pháp luật bảo vệ với một số điều luật liên quan, đó là quyền và lợi ích các bạn chắc chắn được hưởng nếu làm việc hợp pháp Sinh viên nói chung và sinh viên APD nói riêng nên nhận thức được rằng, ngoài học tập ở giảng đường thì việc các bạn đi làm thêm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bản thân và xã hội Khi đã nắm vững kiến thức về Luật Lao động, sinh viên APD sẽ không còn phải lo lắng khi đi làm thêm Đây chắc chắn là một trong những kiến thức quan trọng giúp các bạn đưa ra quyết định chính xác cho công việc và nơi làm việc của mình, vừa tạo ra thu nhập, vừa có những trải nghiệm trong quãng thời gian đại học, vừa tích lũy kinh nghiệm làm việc, làm cho hồ sơ xin việc trở nên ấn tượng hơn, thuận lợi cho tìm việc sau khi tốt nghiệp 3.1.2 Sinh viên cần có ý thức tự chăm sóc sức khỏe của bản thân “Có sức khỏe là có tất cả” không phải là câu nói vô nghĩa Sinh viên có kiến thức học thuật là tốt, nhưng nếu không có sức khỏe để làm việc, áp dụng kiến thức đó thì sẽ không có công dụng gì Sinh viên “muốn” đi làm thêm vì những mục đích chính đáng, nhưng “muốn” thôi chưa đủ Bạn có thể thành công qua vòng phỏng vấn vì thái độ, tiêu chí cơ bản mà các nhà tuyển dụng đề ra nhưng bạn không thể thành công làm việc lâu dài nếu không đảm bảo đáp ứng được sức khỏe cho công việc Sinh viên vẫn còn đang có nhiệm vụ chính là học, khi làm thêm nghĩa là “thêm” vào thời gian rảnh, ngoài giờ lên lớp một công việc nhằm những mục đích khác nhau Và khi vừa học vừa làm sẽ tiêu hao đi sức lực, năng lượng cơ thể, có thể mệt mỏi sau một ngày như vậy Vì vậy, nên tránh các công việc nặng nhọc, mất nhiều thời gian và thức khuya để cải thiện sức khỏe của mình

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan