1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

198 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Doanh Nghiệp Công Nghệ Cao Ở Đà Nẵng Trong Bối Cảnh Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Tư
Tác giả Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Văn Phúc, TS. Nguyễn Thanh Sơn
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 1,76 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 (13)
    • 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp công nghệ cao (13)
    • 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án và các khoảng trống mà luận án tiếp tục nghiên cứu 28 (34)
  • Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ (40)
    • 2.1. Những vấn đề chung về khu công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 34 (40)
    • 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 56 (63)
    • 2.3. Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao (73)
  • Chương 3: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG (93)
    • 3.1. Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng và chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 86 (93)
    • 3.2. Thực trạng của các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2022 96 (103)
    • 3.3. Đánh giá chung về thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng (130)
  • Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 136 (143)
    • 4.1. Dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước và thành phố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng 136 (143)
    • 4.2. Quan điểm phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng (0)
    • 4.3. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến năm 2030 151 (0)

Nội dung

Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tưDoanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

Các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp công nghệ cao

CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến công nghệ cao, khu công nghệ cao

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, (Tập 46), [11]: Khi bàn đến các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai trò của hai yếu tố tư liệu sản xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai trò của khoa học, coi đó là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp” [11, tr.372] Theo luận điểm trên, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ sản xuất (tư bản cố định) và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp C.Mác khẳng định như sau:

“Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích” [11, tr.367].

Luận điểm trên của C.Mác cho thấy, khoa học tự bản thân nó không thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự ứng dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát huy được tác dụng Hay nói cách khác, khoa học trở thành lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa thành máy móc.

Theo C.Mác, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc lập, đứng bên ngoài con người, mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong quá trình sản xuất thông qua hoạt động của con người Khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất, góp phần cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động Do vậy, trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại Đặc biệt, quan điểm là cơ sở cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, lựa chọn những phương thức khai thác hiệu quả các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, đặc biệt là khoa học và con người.

Võ Đại Lược (2002), Xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao, [33], khi xây dựng khu công nghệ cao, tác giả cho rằng cần chú ý đến những điều kiện cần và đủ để các khu công nghệ cao có thể hoạt động hiệu quả và thành công Những điều kiện đó bao gồm: (1) Đó là nơi có lợi thế cạnh tranh nổi trội trong việc tiếp cận với các ý tưởng công nghệ cao trong và ngoài nước; (2) Phải có thể chế kinh tế - xã hội thông thoáng hấp dẫn các nhà kinh doanh công nghệ cao; (3) Phải có một nguồn vốn mạo hiểm đủ cung cấp cho việc kinh doanh công nghệ cao; (4) Phải có một lực lượng lao động có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao; (5) Phải có kết cấu hạ tầng công nghệ thích hợp với kinh doanh công nghệ cao; (6) Phải có môi trường kinh tế - xã hội khuyến khích tự do sáng tạo, phát minh, ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ.

Vũ Đình Cự, Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức, [20], đã đề cập đến những vấn đề về công nghệ cao và lực lượng sản xuất mới; nền kinh tế tri thức với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay và đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan mật thiết đến đề tài mà luận án nghiên cứu:

Một là, trên cơ sở làm rõ các khái niệm cơ bản về KH&CN, tác giả đã phân tích, luận giải các vấn đề về công nghệ cao; vai trò, đặc điểm của các trụ cột của công nghệ cao như: Công nghệ thông tin (CNTT), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu tiên tiến - công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới.

Hai là, tác giả đã phân tích vai trò của hệ thống công nghệ cao đối với lực lượng sản xuất mới bằng cách so sánh lực lượng sản xuất mới trong nền sản xuất hiện đại (cốt lõi là hệ thống công nghệ cao bao gồm 8 công nghệ cao cơ bản và hàng loạt công nghệ cao chuyên ngành) với lực lượng sản xuất cũ trên các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất như con người lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Ba là, cuốn sách đã trình bày về vai trò, các bộ phận chủ yếu của khu công nghệ cao và một số khu công nghệ cao được thành lập sớm trên thế giới như thung lũng Silicon của Mỹ; thành phố khoa học Tsukuba của Nhật Bản; công viên phần mềm Bangalore của Ấn Độ; khu công nghệ cao Trung Quan Thôn, Bắc Kinh, Trung Quốc; khu công nghệ cao ở một số nước khác [20].

Hoàng Xuân Long (2007), Một số vấn đề trong phát triển khu công nghệ cao hiện nay, [30], là một nghiên cứu đã xác định một số vấn đề trong phát triển các khu công nghệ cao ở Việt Nam Trước hết, đó là việc phát triển các khu công nghệ cao chịu sự chi phối lớn bởi tính cục bộ địa phương, chưa định lượng được tác động lan tỏa sang địa phương khác cũng như ảnh hưởng ngược lại của khu công nghệ cao ở các khu vực lân cận; khiến cho nguồn lực vốn có hạn của đất nước bị phân tán; làm cho công tác quy hoạch ở tầm quốc gia gặp nhiều khó khăn, Thứ hai, quản lý khu công nghệ cao còn nhiều lúng túng, thiếu ổn định và rõ ràng.

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2007), Tổng luận khoa học Chính sách phát triển công nghệ của một số nước, [43], trong giai đoạn toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 chắc chắn đang và sẽ tạo thêm nhiều động lực phát triển và nhiều sự thay đổi ấn tượng cho nền kinh tế nước ta trong tương lai Với sự đầu tư mạnh mẽ của nhiều nước có trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, EU vào phát triển kinh tế nước ta, các ngành công nghệ, trong đó, có nhiều ngành công nghệ cao đang đứng trước các cơ hội và điều kiện phát triển chưa từng có.

Việc tìm hiểu và nắm vững các bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách phát triển công nghệ và du nhập công nghệ của các nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trên thế giới và trong khu vực trong những thập kỷ gần đây có ý nghĩa quyết định đối với việc đưa nền kinh tế và công nghiệp nước ta trở thành bộ phận hữu cơ của thị trường khu vực và thế giới, cũng như đối với việc nâng cao vai trò của Việt Nam trên vũ đài chính trị và kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện tại cũng như tương lai [43].

Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (2007), Tổng luận khoa học Phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN, [44], trong nửa thế kỷ qua, tận dụng có hiệu quả những thành tựu vĩ đại của các làn sóng đổi mới công nghệ nảy sinh trong cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang diễn ra hiện nay, nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã có những bước tiến nhảy vọt về lượng và chất Nhờ vậy, bước vào thế kỷ XXI, vị thế của các nước này trên bản đồ kinh tế thế giới đã có nhiều cải thiện đáng kể.

Ngoài việc xác lập được một chính sách KH&CN quốc gia đúng đắn, với quyết tâm đầu tư cao cho công tác nghiên cứu và phát triển, một trong những bí quyết giành thắng lợi của những nước có mức độ phát triển kinh tế cao là tầm nhìn chiến lược trong đường lối và chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng.

Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án và các khoảng trống mà luận án tiếp tục nghiên cứu 28

1.2.1 Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án

Qua nghiên cứu hệ thống tài liệu thu thập được luận án nhận thấy, với những cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu cả ở trong nước và ngoài nước đã đề cập đến nhiều vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn:

Thứ nhất, về lý luận doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao:

Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến ngành công nghệ cao, khu công nghệ cao như khái niệm công nghệ cao, khu công nghệ cao, vai trò của khoa học và công nghệ cao trong việc phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của khu công nghệ cao trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho phát triển lĩnh vực công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao.

Một số công trình đã đề cập khá chi tiết và đầy đủ các vấn đề lý luận về doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao như: khái niệm doanh nghiệp công nghệ cao và tiêu chí trở thành doanh nghiệp công nghệ cao; sự cần thiết phải phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.

Cho đến nay, Việt Nam chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách hệ thống, toàn diện và trực tiếp đến doanh nghiệp công nghệ cao (trên cả ba mặt: lý luận, thực trạng, giải pháp), song, những công trình mà luận án thu thập được lại có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài về mặt lý luận Các tài liệu có liên quan là cơ sở giúp cho luận án xác định được khái niệm doanh nghiệp công nghệ cao, các yêu cầu đặt ra của CMCN lần thứ tư đối với doanh nghiệp công nghệ cao, quan niệm và các lĩnh vực ưu tiên mũi nhọn để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, các tiêu chí xét chọn để trở thành doanh nghiệp công nghệ cao, nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam…

Thứ hai, về thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao:

Các công trình khoa học đã đề cập đến thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao nói chung và doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao nói riêng, có ý nghĩa tham khảo quan trọng đối với luận án trong việc đánh giá thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng.

Các công trình liên quan đã đánh giá khái quát về tình hình của doanh nghiệp công nghệ cao thông qua một số tiêu chí đánh giá Các doanh nghiệp công nghệ cao đã có những đóng góp đáng kể trong việc tạo ra sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao, tăng cường tiềm lực KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và của Việt Nam Mặt khác, các công trình cũng đã đưa ra được những hạn chế, bất cập vẫn còn tồn tại của các doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương trong nước và nước ngoài Điều đó giúp luận án có thêm tư liệu để xem xét, đánh giá một cách khách quan và toàn diện về doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng.

Thứ ba, về giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ cao:

Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, các công trình đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ cao Trong đó, một số công trình đã đề cập đến giải pháp chung như tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ cao,… và một số công trình đề cập đến giải pháp trong từng lĩnh vực cụ thể để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao như: đầu tư cho R&D, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ cao, chú trọng ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng lực KH&CN, đổi mới sáng tạo, tăng cường liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu,

… Những giải pháp này có ý nghĩa tham khảo đối với luận án trong quá trình đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến năm 2030.

Tóm lại, những kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước được trình bày ở trên đã cung cấp cho luận án những cứ liệu quan trọng để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, đồng thời có thêm cơ sở khoa học để xây dựng nên hệ thống các quan điểm, giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.

Tuy nhiên, các công trình, bài viết của các tác giả trong nước và quốc tế nghiên cứu về doanh nghiệp công nghệ cao mới đề cập, phân tích những mặt, những khía cạnh, những lát cắt đơn lẻ hoặc một phần đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án.

Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã đề cập chi tiết đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh lịch sử rất khác biệt với bối cảnh phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, các công trình này vẫn có ý nghĩa quan trọng để luận án tham khảo, rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng. Đối với công trình nghiên cứu trong nước, doanh nghiệp công nghệ cao là một tổ chức kinh doanh phù hợp với chuyển đổi số và CMCN lần thứ tư, nhưng đó là các doanh nghiệp còn mới và số lượng còn ít ở Việt Nam nên nó chưa được nghiên cứu nhiều, chủ yếu là các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học nghiên cứu ở các góc độ, khía cạnh khác nhau Cho đến nay, Việt Nam chưa có công trình khoa học tổng thể dành riêng cho việc nghiên cứu về doanh nghiệp công nghệ cao một cách hệ thống, toàn diện nhằm đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam nói chung và ở Đà Nẵng nói riêng. Đặc biệt, sau khi Luật công nghệ cao ra đời năm 2008 quy định các lĩnh vực công nghệ cao ưu tiên phát triển ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg về “Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển” và Quyết định số 10/2021/QĐ-TTg về “Quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao nhằm thu hút phát triển doanh nghiệp công nghệ cao” Thực tiễn đến nay, Việt Nam chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị Như vậy, đề tài của luận án là mới và không trùng lặp với các công trình đã công bố.

1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ việc khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố, luận án đã xác định những khoảng trống đặt ra cần tập trung giải quyết là:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, hệ thống hóa để làm rõ cơ sở lý luận về doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.

Cần xác định khái niệm, vai trò của doanh nghiệp công nghệ cao và yêu cầu đặt ra của CMCN lần thứ tư đối với doanh nghiệp công nghệ cao để thấy sự khác biệt của doanh nghiệp công nghệ cao so với các doanh nghiệp thông thường dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Đưa ra được quan niệm về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, từ đó chỉ ra chủ thể, nội dung và phương thức phát triển.

Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.

Khảo cứu kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở trong và ngoài nước và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Đà Nẵng.

Thứ hai, tiến hành thu thập và xử lý số liệu thứ cấp để phân tích và đánh giá khách quan thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư (giai đoạn 2010 - 2022).

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ

Những vấn đề chung về khu công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 34

2.1.1 Quan niệm về khu công nghệ cao

Hiện nay, về mặt khái niệm, nhiều thuật ngữ được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu để mô tả một khu vực cụ thể để ươm tạo và phát triển công nghệ cao như công viên nghiên cứu (research park), công viên công nghệ (technology park), công viên khoa học (science park), trung tâm đổi mới kinh doanh (business innovation center), trung tâm công nghệ cao (center for advanced technology), thành phố khoa học (science city),… Trong khuôn khổ của luận án này, các thuật ngữ sẽ được quy chung về một khái niệm duy nhất là khu công nghệ cao.

Theo Link và Scott, khu công nghệ cao là một cụm các tổ chức dựa trên công nghệ đặt cơ sở trong hoặc gần khuôn viên trường đại học để hưởng lợi ích từ cơ sở tri thức và nghiên cứu đang thực hiện tại trường đại học đó Trường đại học không chỉ chuyển giao tri thức mà còn mong muốn phát triển tri thức một cách hiệu quả hơn nhờ sự liên kết với các cá nhân, các công ty, các tổ chức đang tham gia hoạt động trong khu công nghệ cao đó [80] Định nghĩa này đã có sự tương đồng với các định nghĩa cho rằng khu công nghệ cao là một khu vực có cơ sở vật chất liên quan đến đổi mới sáng tạo, song định nghĩa này lại nhấn mạnh đến vai trò của trường đại học và chuyển giao tri thức Đây là đặc trưng khá phổ biến xuất hiện trong các khu công nghệ cao ở Hoa Kỳ.

Ngân hàng Thế giới và UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) đã sử dụng khu công nghệ cao với thuật ngữ chung là đặc khu Kinh tế (Special Economic Zone - SEZ), là khu vực địa lý nơi có các quy tắc kinh doanh khác nhau và có nhiều ưu đãi được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp từ nhiều ngành sản xuất, công nghệ và dịch vụ [106; 98].

Tổ chức UKSPA (United Kingdom Science Park Association) sử dụng một định nghĩa đã được trích dẫn nhiều về khu công nghệ cao, được mô tả là các cụm doanh nghiệp dựa trên tri thức, nơi hỗ trợ và tư vấn được cung cấp để hỗ trợ sự phát triển của các công ty [97] Theo UKSPA, khu công nghệ cao là một sáng kiến chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kinh doanh nhằm mục đích: (1) Khuyến khích và hỗ trợ việc khởi nghiệp và ươm tạo các doanh nghiệp tri thức, dẫn dắt bởi sự đổi mới; (2) Cung cấp một môi trường mà các doanh nghiệp lớn và quốc tế có thể phát triển các tương tác cụ thể và chặt chẽ với một trung tâm sáng tạo kiến thức cụ thể vì lợi ích chung;

(3) Có liên kết hoạt động chính thức với các trung tâm sáng tạo tri thức như các trường đại học, các viện giáo dục bậc cao và các tổ chức nghiên cứu [96].

Tổ chức IASP (International Association of Science Parks and Areas of Innovation) đã xác định khu công nghệ cao là một tổ chức do các chuyên gia quản lý dựa trên sự kết hợp năng động giữa chính sách, cơ sở vật chất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao đáp ứng sáu tiêu chí sau: (1) Kích thích dòng chảy tri thức và công nghệ giữa doanh nghiệp và trường đại học; (2) Thiết lập thông tin liên lạc giữa các công ty, doanh nhân và kỹ thuật viên; (3) Nuôi dưỡng văn hóa đổi mới, sáng tạo và chất lượng; (4) Tập trung vào các công ty và tổ chức nghiên cứu cũng như con người; (5) Công cụ tạo ra các công ty dựa trên công nghệ mới; (6) Thiết lập mạng lưới toàn cầu của các công ty đổi mới sáng tạo và các tổ chức nghiên cứu để đưa người thuê tiếp cận với thị trường và công nghệ quốc tế [74] Theo IASP, khu công nghệ cao hoạt động nhằm góp phần gia tăng sự giàu có của cộng đồng bằng cách thúc đẩy văn hoá đổi mới, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các tổ chức tri thức có liên quan [73] Đây cũng là một quan niệm cho rằng khu công nghệ cao phải có sự liên kết, hợp tác giữa các công ty, doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu như trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ.

Tổ chức AURP (Association of University Research Parks) đã cho rằng khu công nghệ cao là môi trường vật chất có thể tạo ra, thu hút và giữ chân các công ty KH&CN cũng như những nhân tài phù hợp với sự tài trợ của các tổ chức nghiên cứu bao gồm các trường đại học, cũng như các phòng thí nghiệm nghiên cứu công, tư và liên bang Khu công nghệ cao là khu vực địa lý tạo điều kiện vật chất để triển khai việc liên kết, hợp tác cho luồng các ý tưởng giữa các cá nhân, tổ chức đã tạo ra sự đổi mới như trường đại học, phòng thí nghiệm liên bang, các tổ chức R&D phi lợi nhuận và các công ty ở cả trong khu công nghệ cao và khu vực xung quanh khu công nghệ cao [58].

Tại Việt Nam, Quy chế khu công nghệ cao (Ban hành kèm theo Nghị định số

99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ) đã giải thích từ ngữ tại Điều

2 Chương 1 như sau: “Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm R&D và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao”[12] Định nghĩa này cũng được áp dụng và bổ sung thêm trong Điều 31 Chương V Luật Công nghệ cao 2008: “Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao”[37].

Từ các cách quan niệm trên, trong luận án này, nghiên cứu sinh quan niệm:

Khu công nghệ cao là cơ sở hoặc khu vực kinh tế - kỹ thuật đa chức năng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghệ cao, thông qua tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu, ươm tạo và ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

2.1.2 Quan niệm về doanh nghiệp công nghệ cao

2.1.2.1 Quan niệm về công nghệ cao

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với sự ra đời của nền khoa học hiện đại, công nghệ cao cùng với các khái niệm của nó được xuất hiện, khi hàng loạt công nghệ mới ra đời làm cho ranh giới giữa “khoa học” và “công nghệ” không còn khoảng cách rõ ràng Hiện nay, thế giới vẫn chưa có được một khái niệm hoặc định nghĩa thống nhất về công nghệ cao.

Theo Viện Quản lý công và phát triển kinh tế của Pháp, “Công nghệ cao là các phương tiện vật chất và các cấu trúc tổ chức thực hiện các khám phá và ứng dụng khoa học mới nhất” [21, tr.15] Theo Từ điển Bách khoa của nhà xuất bản Random House (Mỹ), “Công nghệ cao là công nghệ đòi hỏi trang thiết bị khoa học tinh vi nhất và kỹ thuật sản xuất tiên tiến” [21, tr.15] Theo các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD, tiêu chí quan trọng nhất để xác định một công hàm lượng R&D cao (High R&D intensity) trong sản phẩm OECD xác định ngành công nghệ cao thông qua tỷ lệ chi phí dành cho R&D lớn hơn 4% doanh thu của doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra tiêu chí là ngành công nghệ cao phải đạt chi phí dành cho R&D lớn hơn 5% doanh thu của doanh nghiệp [21, tr.16-18]

Theo Từ điển Cambridge, công nghệ cao là các máy móc, phương pháp tiên tiến và phát triển nhất [48].

Theo bài báo High Tech Specialization: A Comparison of High Technology

Centers, các tác giả Joseph Cortright và Heike Mayer đã kết luận rằng công nghệ cao là công nghệ tiên tiến nhất: hình thức cao nhất của công nghệ hiện có [64]. Trong bài báo High technology revisited: definition and position, hai tác giả Harm- Jan Steenhuis và Erik J de Bruijn cũng đã cho rằng công nghệ cao là công nghệ phức tạp nhất hoặc mới nhất trên thị trường [95].

Các khái niệm nêu trên đều cho rằng công nghệ cao là các phương tiện vật chất, trang thiết bị khoa học hiện đại nhất, tiên tiến nhất tại thời điểm hiện tại Do đó, khi trình độ lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, công nghệ cao sẽ dần trở nên cũ kỹ, lạc hậu và được thay thế bằng một công nghệ khác tiên tiến, hiện đại hơn công nghệ trước đó Tuy vậy, hiện nay, thế giới chưa có sự phân định thật rõ ràng một loại công nghệ nào đó thuộc loại công nghệ cao dựa vào thời gian Các quốc gia, các ngành kinh tế cũng có thể nhầm tưởng các sản phẩm mới, công nghệ nguồn, công nghệ nền là công nghệ cao Hơn nữa, trong bối cảnh CMCN lần thứ tư và tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, việc phát triển, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất xã hội chiếm vị trí quan trọng đối với các quốc gia Để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao và đã có những thành tựu đáng kể, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát triển của đất nước Do vậy, các quốc gia cần có những tiêu chí, căn cứ để xác định các ngành công nghệ cao để ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Ở Việt Nam, Điều 1 Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tạo ra sản phẩm có tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”[37].

Một công nghệ được gọi là công nghệ cao phải được kiểm tra, đánh giá, chứng nhận của Bộ KH&CN và tuỳ theo từng thời điểm mà công nghệ được coi là công nghệ cao có sự thay đổi Theo đó, Luật Công nghệ cao năm 2008 cũng đưa ra khái niệm: “Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường” [37]. Theo điều 5 Luật công nghệ cao năm 2008, công nghệ cao ở Việt Nam cần tập trung đầu tư ưu tiên phát triển trong các lĩnh vực như: CNTT; Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ tự động hoá [37] Quyết định 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ở Việt Nam” [16].

Thực tế cho thấy, việc xác định rõ một loại công nghệ được xem là công nghệ mới rất khó khăn vì nhiều nguyên nhân, trong đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất qua các giai đoan lịch sử là cơ bản nhất Để xác định một công nghệ cao, thông thường người ta có thể căn cứ vào sản phẩm, trình độ nhân lực, nỗ lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chi phí đầu tư.

Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 56

2.2.1 Nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

2.2.1.2 Gia tăng về số lượng và mở rộng về quy mô các doanh nghiệp công nghệ cao, dự án tham gia sản xuất sản xuất công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao

Sự gia tăng về số lượng và sự mở rộng về quy mô các doanh nghiệp công nghệ cao theo từng năm hoặc trong khoảng thời gian nhất định đã thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ, chính quyền các cấp và các chủ thể hữu quan trong công tác quy hoạch tổng thể, ban hành cơ chế, chính sách và thực hiện hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vào phát triển doanh nghiệp công nghệ cao phù hợp với định hướng phát triển các ngành công nghệ cao quốc gia.

Thứ nhất, tùy theo trình độ và thời gian thành lập, gia tăng về số lượng doanh nghiệp công nghệ cao bao gồm các loại cụ thể như sau:

Gia tăng về số lượng các dự án, doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao Bộ phận này gồm hai đối tượng: (1) Các doanh nghiệp tham gia các dự án thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 và (2)Các doanh nghiệp tự do phát triển trong nền kinh tế không thuộc Chương trình

Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, trong đó đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp khởi nghiệp có ứng dụng các công nghệ cao nằm trong Danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục 107 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển Theo đó, để gia tăng số lượng cả hai loại doanh nghiệp này, khu công nghệ cao cần có nhiều chính sách thu hút các nguồn quỹ đầu tư để gia tăng số lượng công nghệ cao được chuyển giao trong và ngoài nước vào trong sản xuất Khu công nghệ cao cần thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang sản xuất sản phẩm công nghệ cao được Bộ KH&CN chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao;

Gia tăng về số lượng các dự án nghiên cứu cung ứng dịch vụ công nghệ cao thành lập và hoạt động từ vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu trong nước và quốc tế;

Gia tăng về số lượng các cơ sở R&D công nghệ cao được thành lập mới và đang hoạt động từ nguồn vốn trong nước và vốn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Gia tăng các hoạt động liên kết, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực như vốn, KH&CN, nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp công nghệ cao với nhau và giữa doanh nghiệp công nghệ cao với các tổ chức, cá nhân khác như các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu trong nước và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến gia tăng những doanh nghiệp tham gia phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm giúp doanh nghiệp trong nước tham gia cung ứng sản phẩm trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao.

Tiêu chí đánh giá sự gia tăng về số lượng của các doanh nghiệp công nghệ cao là: Mức độ gia tăng số lượng các doanh nghiệp công nghệ cao được thu hút đầu tư mới trong một khoảng thời gian nhất định; đảm bảo gia tăng về số lượng (doanh nghiệp công nghệ cao đã và đang hoạt động tại khu công nghệ cao, các cơ sở R&D công nghệ cao, các doanh nghiệp và dự án được Bộ KH&CN chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, hoạt động liên kết, hợp tác của các chủ thể liên quan) theo từng năm và trong giai đoạn nhất định.

Thứ hai, sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp công nghệ cao được biểu hiện ở:

Một là, Sự mở rộng về quy mô vốn: Gia tăng về quy mô vốn, đa dạng về các loại hình vốn, trong đó chú ý đến vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các nguồn vốn phát triển công nghệ cao. Đối với các doanh nghiệp, dự án đã hoạt động, cần tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng số lượng các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao và các dự án cung ứng dịch vụ công nghệ cao Đồng thời, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thành lập những dự án, doanh nghiệp mới tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Hai là, Sự mở rộng về quy mô nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng hàng đầu, quyết định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao là hình thành nên đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao Nguồn nhân lực công nghệ cao này bao gồm hai bộ phận: (1)Nhân lực R&D và (2)Nhân lực sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực là gia tăng về số lượng cả hai bộ phận trên, trong đó đặc biệt chú ý hình thành nên đội ngũ chuyên đảm nhiệm R&D và gia tăng về số lượng đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm, quản lý điều hành sản xuất. Thông qua việc mở rộng về quy mô nguồn nhân lực, doanh nghiệp công nghệ cao đã góp phần tạo ra nhiều công việc cho người dân, gia tăng thu nhập và nâng cao đời sống xã hội.

Ba là, Sự mở rộng về quy mô hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chế tạo và nghiên cứu công nghệ cao: Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, chế tạo sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao và gia tăng về số lượng trang thiết bị máy móc hiện đại ở các nhà máy sản xuất, cơ sở nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú ý phát triển hệ thống dây chuyền, quy trình sản xuất hiện đại.

Tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp công nghệ cao về quy mô: Số lượng vốn đầu tư, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và nghiên cứu được xây dựng ban đầu và mức độ mở rộng quy mô vốn, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và nghiên cứu sau một thời gian nhất định của doanh nghiệp công nghệ cao; mức độ đảm bảo số lượng nhân lực tham gia tại doanh nghiệp công nghệ cao Đồng thời, sự mở rộng quy mô doanh nghiệp công nghệ cao còn được đánh giá thông qua sự gia tăng thêm các loại hình sản phẩm công nghệ cao được sản xuất và dịch vụ công nghệ cao được cung ứng trên thị trường.

2.2.1.2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp công nghệ cao, dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao

Một là, Nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp công nghệ cao.

(1) Nâng cao chất lượng hoạt động R&D: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KH&CN, nhất là cuộc CMCN lần thứ tư, doanh nghiệp công nghệ cao cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động R&D, cần chủ động trong việc nghiên cứu thích nghi, làm chủ, hoàn thiện và phát triển công nghệ cao nhập khẩu hoặc công nghệ cao được chuyển giao; đồng thời chủ động nghiên cứu nhằm đưa ra những công nghệ mới Trong những năm trước mắt, doanh nghiệp công nghệ cao cần tập trung nghiên cứu tạo ra được một số công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó có một số công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Đối với các dự án nghiên cứu cung ứng dịch vụ công nghệ cao, các tổ chức, cá nhân trong nước cần tham gia các đề tài, dự án trong Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 và Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương chủ trì và phấn đấu nghiên cứu, phát triển cung ứng được một số dịch vụ công nghệ cao đạt trình độ quốc tế.

(2) Nâng cao trình độ sản xuất, quản lý sản xuất: Doanh nghiệp công nghệ cao sử dụng hiệu quả hệ thống dây chuyền, quy trình sản xuất hiện đại, và áp dụng phương thức quản trị tiên tiến hiện đại trên thế giới để nâng cao năng lực quản trị của nhà quản lý góp phần tạo sự thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

(3) Nâng cao chất lượng liên kết, hợp tác trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao Theo đó, các tổ chức hoạt động công nghệ cao lựa chọn đối tác để quá trình liên kết, hợp tác đạt hiệu quả cao trên tất cả các lĩnh vực vốn, KH&CN, nguồn nhân lực,… nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao

2.3.1 Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

* Kinh nghiệm ở Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông, Trung Quốc.

Trong bối cảnh CMCN lần thứ tư và phát triển kinh tế tri thức, Trung Quốc đã nhận thức việc phát triển doanh nghiệp công nghệ cao là lực lượng quan trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ động lực tăng trưởng cũ sang động lực mới và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững Theo đó, Trung Quốc đã công bố nhiều chính sách, kế hoạch và dự án liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương Vì vậy, nhiều địa phương của Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó có Giang

Tô, Quảng Đông, Sơn Đông Thực tiễn phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh này có thể nhận thức được những bài học thành công cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề cao vai trò của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương trong phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

Chính phủ Trung Quốc đã xác định doanh nghiệp công nghệ cao là một chỉ số quan trọng để đo lường mức độ phát triển kinh tế và KH&CN của khu vực và là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực Hiện nay, các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông đã có nhiều nỗ lực để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Để tạo môi trường cho doanh nghiệp công nghệ cao, Trung Quốc đã sớm xuất bản tập tài liệu hướng dẫn các lĩnh vực then chốt được ưu tiên phát triển công nghệ cao và những khái niệm liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Những văn bản này là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu ở các địa phương hoạt động.

Tại Trung Quốc, chính phủ, đặc biệt ở cấp địa phương, đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của các khu công nghệ cao để trở thành nhân tố nền tảng cho sự phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương Các khu công nghệ cao ở Trung Quốc được thành lập theo một kế hoạch tập trung dưới sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước Về mặt phân bố địa lý, Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông là ba tỉnh có số lượng khu công nghệ cao nhiều nhất, tất cả đều được thành lập vào giai đoạn 1991 - 1992 và 2009 - 2018 [110] Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương bằng cách hỗ trợ các dự án trong các lĩnh vực trên tạo ra các sản phẩm công nghệ cao dưới dạng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, trợ cấp rủi ro hay đầu tư vốn mạo hiểm và các ưu đãi về miễn giảm thuế

Các công ty trong khu công nghệ cao ở Trung Quốc đều được miễn thuế thu nhập trong giai đoạn đầu và hưởng mức thuế ưu đãi sau đó Doanh thu được tạo ra từ việc sử dụng công nghệ mới được chuyển giao chỉ bị đánh thuế khi vượt quá 300.000 nhân dân tệ đầu tiên (hoặc khoảng 45.000 đô la Mỹ) Giấy phép nhập khẩu không được cơ quan hải quan yêu cầu khi họ nhập nguyên liệu và phụ tùng từ nước ngoài nếu nguyên liệu và bộ phận được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu Chính phủ Trung Quốc đã dành những đặc quyền như vậy cho các công ty trong khu công nghệ cao, bởi vì chính sách ưu tiên hàng đầu khi chính phủ thành lập các khu công nghệ cao là tăng trưởng [109].

Chính quyền địa phương tiếp tục tìm hiểu các giải pháp cho các nút thắt như giám sát ngoại quan tích hợp, kiểm tra và kiểm dịch nhập liệu vật liệu y sinh, chính sách sử dụng đất, kênh tài chính và nền tảng dịch vụ công cộng Bên cạnh đó, thuế suất ưu đãi và chính sách khấu trừ bổ sung chi phí R&D có tác động khuyến khích đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp công nghệ cao và tác động khuyến khích của chính sách khấu trừ bổ sung chi phí R&D lớn hơn chính sách thuế suất ưu đãi đối với đầu vào R&D của doanh nghiệp [103] Trong giai đoạn hiện nay, sự hỗ trợ của các chính sách liên quan của chính phủ có thể cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng của doanh nghiệp công nghệ cao ở ba tỉnh trên.

Thứ hai, đầu tư cho R&D, đổi mới KH&CN, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo động lực cho phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

Các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển ở Trung Quốc như là điện tử viễn thông, y sinh, cơ điện tử, vật liệu mới, năng lượng mới, bảo vệ môi trường và công nghệ vũ trụ Đây đều là những lĩnh vực được quan tâm bởi nhiều quốc gia trên thế giới [109] Trong những năm gần đây, Trung Quốc chú trọng cải thiện hệ thống đổi mới quốc gia, đẩy mạnh xây dựng tăng trưởng về KH&CN Các doanh nghiệp công nghệ cao ở các khu công nghệ cao tại các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông đã trở thành chủ thể thị trường quan trọng của đổi mới KH&CN ở Trung Quốc Doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương này đã đầu tư chi phí cho hoạt động R&D, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế Việc đầu tư vào R&D có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động thị trường của doanh nghiệp công nghệ cao.

Với việc không ngừng củng cố và nâng cao vị thế chủ đạo trong đầu tư đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, việc huy động vốn thông qua nhiều kênh để tăng cường đầu tư cho R&D nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy chuyển đổi thành tựu KH&CN đã trở thành một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay ở Trung Quốc nói chung và trên các khu công nghệ cao của 3 tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông nói riêng [109] Với sự ra mắt của Ban Đổi mới KH&CN (Star Market) của Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và việc thiết lập hệ thống đăng ký phát hành cổ phiếu, các doanh nghiệp công nghệ cao tiếp tục tăng cường đầu tư R&D bằng cách tài trợ trên thị trường chứng khoán, điều này sẽ trở nên nhanh chóng hơn và thuận tiện [107] Tuy nhiên, thị trường trái phiếu của Trung Quốc không có chức năng tài trợ rõ ràng cho các doanh nghiệp công nghệ cao Do vậy, khó khăn về tài chính của doanh nghiệp công nghệ cao đã được giải quyết bằng việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá khả năng tài trợ bằng sáng chế của doanh nghiệp công nghệ cao, cam kết tài trợ bằng sáng chế công nghệ của các doanh nghiệp công nghệ cao [61]. Đồng thời, để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh này, TrungQuốc đã ban hành các chính sách tài chính về KH&CN và đánh giá hiệu quả của mối quan hệ giữa các chính sách tài chính KH&CN với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ cao Thực tế đã cho thấy chính sách tài khóa đầu tư choKH&CN và chính sách thị trường vốn KH&CN có thể nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ cao [63] Chính sách ưu đãi về khoản khấu trừ bổ sung cho chi phí R&D của Tỉnh đã có hiệu lực [108] Chính sách ưu đãi trích bổ sung chi phí R&D là một biện pháp quan trọng để khuyến khích đổi mới KH&CN và thúc đẩy cải cách cơ cấu bên cung, có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường động lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp công nghệ cao và thúc đẩy chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế Kể từ năm 2015, Chính phủ đã điều chỉnh chính sách khấu trừ bổ sung chi phí R&D, đã mở rộng hơn nữa phạm vi và cường độ ưu đãi của chính sách, đồng thời thúc đẩy hiệu quả hoạt động R&D và đổi mới của doanh nghiệp công nghệ cao Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở ba địa phương trên liên tục tăng cường đầu tư cho R&D,chú trọng hơn đến việc phát triển các quyền sở hữu trí tuệ độc lập và không ngừng nâng cao khả năng R&D tổng thể của mình [102].

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là chính quyền các địa phương đã tăng cường củng cố chiến lược xây dựng nguồn nhân lực KH&CN của đất nước, nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, khơi dậy sức sống đổi mới của nhân tài, hoàn thiện hệ thống và cơ chế đổi mới KH&CN.

Thứ ba, coi trọng công tác ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương.

Trung Quốc rất chú trọng phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới, cung cấp cơ sở lý luận phong phú và phương pháp thực tiễn cho sự phát triển doanh nghiệp công nghệ cao Hiện nay, các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông đã có nhiều nỗ lực trong ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao [104].

Với việc ban hành các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao của các cấp ban ngành ở các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông, số lượng doanh nghiệp công nghệ cao của địa phương đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây [71] Đặc biệt, ở Sơn Đông, theo số liệu thống kê, năm 2018, tổng số doanh nghiệp công nghệ cao của tỉnh là 8.919 doanh nghiệp, tăng 41,6% so với năm 2017 Năm 2019, tổng số doanh nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Sơn Đông đạt 11.465 doanh nghiệp, với mức tăng trưởng hàng năm là 28,5% Năm 2019, giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Sơn Đông tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2018 và giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 40,14% giá trị sản lượng công nghiệp của các vùng trên quy mô chỉ định, cao hơn 3,22% so với của năm 2018 [102].

Bên cạnh đó, cơ chế phát triển và ươm tạo với các cấp độ khác nhau đã bắt đầu hình thành ở các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông, Sơn Đông [71] Bằng cách phân loại và phân tích các ngành công nghệ cao, Sở KH&CN Tỉnh của các địa phương này có thẩm quyền tuân theo quy luật tăng trưởng của các doanh nghiệp KH&CN, tích cực xây dựng hệ thống ươm tạo toàn vòng đời để hỗ trợ việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp công nghệ cao, đồng thời đẩy nhanh việc mở rộng các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ và các doanh nghiệp công nghệ cao ở địa phương [102].

* Kinh nghiệm ở Kedah và Kuala Lumpur, Malaysia.

Khu công nghệ cao toàn diện đầu tiên có tên gọi là Kulim ở Kedah Năm

2021, khu công nghệ cao Kulim đã có một năm thành công rực rỡ với dòng vốn đầu tư nhận được trị giá 65,6 tỷ ringgit (14,6 tỷ USD), đóng góp tới 99,1% tổng số khoản đầu tư mà bang Kedah nhận được [78] Điều này đã làm cho Kedah trở thành đóng góp cấp nhà nước cao thứ hai cho tổng đầu tư được phê duyệt của Malaysia vào lĩnh vực sản xuất cho năm 2021 Trong quý đầu tiên của năm 2022, khu công nghệ cao Kulim đã đóng góp 99,8% tổng số khoản đầu tư được phê duyệt vào lĩnh vực sản xuất cho bang Kedah, đã góp phần phát triển Kedah trở thành địa phương đóng góp cấp bang hàng đầu cho Malaysia [78].

Kuala Lumpur, Malaysia là một thủ đô có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động ở khu vực Đông Nam Á Từ những năm 2000 trở lại đây, thành phố Kuala Lumpur cũng rất chú trọng phát triển thị trường KH&CN, coi đây là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế Công viên Công nghệ Malaysia là một khu công nghệ nằm ở Bukit Jalil, Kuala Lumpur để R&D các ngành dựa trên tri thức. Đặc biệt, tòa nhà Enterprise 4 được thiết kế để phục vụ nhu cầu vật chất của các công ty công nghệ cao, cho phép họ trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho Siêu Hành lang Đa phương tiện, phần còn lại của Malaysia và thế giới [88; tr.237].

Thực tiễn phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Kulim (Kedah) và Bukit Jalil (Kuala Lumpur) đã đạt được những kết quả quan trọng cho sự phát triển của Malaysia Điều này có thể đưa ra một số kinh nghiệm thành công như sau:

Thứ nhất, phát huy vai trò của Chính phủ, chính quyền địa phương, khu công nghệ cao trong việc phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG

Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng và chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 86

3.1.1 Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng

Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ- TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, được xây dựng tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng [39] Khu công nghệ cao Đà Nẵng cách trung tâm thành phố khoảng 22km, cách cảng Tiên Sa khoảng 25 km, cách cảng Liên Chiểu khoảng 6,6 km, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 17 km và cách 02 km về phía Nam là khu CNTT tập trung với diện tích 131 ha đang được xây dựng Nhờ vị trí thuận lợi về mặt giao thông, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã và đang tạo ra các lợi thế cho các doanh nghiệp và tổ chức ở khu công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các sự kiện KH&CN, thương mại, thu hút các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư tại Đà Nẵng trong thời gian tới [36].

Tại Điều 2 của Quy chế hoạt động của khu công nghệ cao Đà Nẵng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập với mục tiêu: “(1) Thu hút các nguồn lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghệ cao Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ Thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

(2) Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên” [39].

Về mặt vai trò, khu công nghệ cao Đà Nẵng được định hướng phát triển trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và của cả nước Về mặt chức năng, khu công nghệ cao Đà Nẵng được định hướng trở thành nơi thu hút các tổ chức tài chính, các công ty, tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia từ các nước có nền sản xuất công nghệ cao; nơi tổ chức, liên kết các hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo; trung tâm đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao [4].

Về cơ bản, mô hình khu công nghệ cao Đà Nẵng hiện nay được xác định theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP và các văn bản có liên quan bao gồm các hoạt động: xây dựng và phát triển khu công nghệ cao, đầu tư KH&CN, ươm tạo, đào tạo nhân lực công nghệ cao, thương mại hoá công nghệ cao,…; quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao; chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố; tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý khu công nghệ cao [12] Trong khi các khu công nghệ cao đầu tiên ở Việt Nam phải trải qua giai đoạn dò tìm, khu công nghệ cao Đà Nẵng kế thừa kinh nghiệm của các mô hình quản lý đi trước của các khu công nghệ cao này Hơn nữa, Đà Nẵng đã kịp thời đề xuất Trung ương điều chỉnh mô hình quản lý (hợp nhất, bổ sung chức năng, nhiệm vụ) Điều này thể hiện sự quan tâm của cả Trung ương và lãnh đạo thành phố trong việc điều chỉnh mô hình quản lý của khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Theo Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành về việc “thành lập Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng – gọi tắt là Ban Quản lý, là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao và các khu công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho các nhà đầu tư trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp theo quy định của pháp luật” [41] Cơ cấu tổ chức: Ban Quản lý có văn phòng và 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: (1) Phòng Quản lý, Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư; (2) Phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động; (3) Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng; (4) Phòng Quản lý Môi trường, Khoa học công nghệ và Ươm tạo [41]

Về công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng: Khu công nghệ cao Đà Nẵng được quy hoạch xây dựng theo mô hình một khu đô thị khoa học với tổng diện tích là1.128,4 ha, và với 07 phân khu chức năng [4] Tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản ở khu công nghệ cao là 8.841 tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn: (1) Vốn từ ngân sách Trung ương là 3.143 tỷ đồng, chiếm 36% tổng số vốn đầu tư; (2) Vốn từ ngân sách địa phương là 1.608 tỷ đồng, chiếm 18% tổng số vốn đầu tư và (3) Các nguồn vốn khác là

4.091 tỷ đồng, chiếm 46% tổng số vốn đầu tư [2] Khu công nghệ cao được thành lập từ năm 2010 nhưng hạ tầng khu công nghệ cao được bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2012 do Ban Quản lý làm chủ đầu tư Tổng mức đầu tư nguồn vốn bố trí cho dự án từ năm 2010-2020 là 2.510,2 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương: 1.482,018 tỷ đồng (tỷ lệ 59%), vốn ngân sách địa phương: 1.028,18 tỷ đồng (tỷ lệ 41%) Đến hết năm 2022, tổng số vốn bố trí cho khu công nghệ cao là 3.089,510 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là 1.710,772 tỷ đồng, vốn địa phương là 1.378,738 tỷ đồng[4] Trong đó, một phần vốn đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghệ cao và các khu chức năng được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước [15].

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại khu công nghệ cao Đà Nẵng được thể hiện qua bảng bên dưới:

Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất tại khu công nghệ cao Đà Nẵng

Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch (ha)

Diện tích đất công nghiệp đã sử dụng (ha)

1 Đất sản xuất công nghệ cao 202,58 113,8

2 Đất R&D, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp 99,93 4,5

3 Khu quản lý hành chính 28,35 2,3

5 Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối 9,75 4,1

6 Khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao 27,45 17,9

Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng [4].

Năm 2012, Đà Nẵng đã tập trung huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghệ cao; đến năm 2022, thành phố đã hoàn thành được 95% khối lượng của giai đoạn 1, 100% khối lượng của giai đoạn 2, cung cấp gần 400ha đất sạch để phục vụ công tác thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao; đang triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn 3 Đến 12/2022, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật toàn khu, diện tích để chuyển nhượng, cho thuê sản xuất kinh doanh: 202,58ha, tỷ lệ lấp đầy theo giấy chứng nhận đầu tư đã cấp là 41,28% (riêng khu sản xuất, tỷ lệ này là 56,19%) [4].

Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã dành trên 50% diện tích cho xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao; chuyển giao ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao Tổng diện tích đất đã đưa vào sử dụng theo quy hoạch cho các khu như: Khu sản xuất công nghệ cao, khu R&D, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp và khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao là 136,2ha, trong đó, có 02 dự án chưa đưa đất vào sử dụng: Công ty

Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Hi-tech; Công ty Cổ phần D.C.I MEDICAL, với tổng diện tích khoảng 6 ha [4].

Từ khi thành lập đến nay, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã đạt được một số kết quả khả quan, có điều kiện thuận lợi để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới mang tính đột phá nhưng cũng đối mặt không ít thách thức, khó khăn, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển phù hợp với thế mạnh, đặc điểm của thành phố [6]

3.1.2 Chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

3.1.2.1 Nhóm chính sách của Chính phủ

Là một trong ba khu công nghệ cao được thành lập theo quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao quốc gia đến năm 2030 và theo Quyết định số 1979/ QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu công nghệ cao Đà Nẵng [7].

Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng được quy định tại Luật Công nghệ cao năm 2008,Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013, các luật về thuế và một số pháp luật chuyên ngành liên quan như Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; LuậtThuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014.

Văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương quy định riêng về khu công nghệ cao hiện chỉ có tập trung ở Luật Công nghệ cao năm 2008 và Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao Tuy nhiên, các văn bản này đều được ban hành từ lâu, quy định không còn phù hợp với thực tiễn phát triển các khu công nghệ cao hiện nay Do đó, các khu công nghệ cao cấp quốc gia đang xây dựng và phát triển tùy thuộc vào địa phương, chưa tạo nên tính định hướng hệ thống [7].

Theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 8/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, khu công nghệ cao Đà Nẵng về cơ bản được quan tâm bố trí nguồn lực, được hưởng chính sách riêng theo Nghị định số 74/2017/NĐ-CP về “Quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng” và Nghị định số 04/2018/NĐ-CP ngày 04/1/2018 của Chính phủ về tăng cường đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong thời gian qua Hiện nay, khu công nghệ cao Đà Nẵng đang tiếp tục được định hướng xây dựng và phát triển trở thành khu đô thị sáng tạo - khoa học - công nghệ đẳng cấp quốc tế, có sức cạnh tranh cao theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của

Thực trạng của các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2022 96

3.2.1 Số lượng và quy mô doanh nghiệp, dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công nghệ cao

Tình hình số lượng doanh nghiệp công nghệ cao, dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Theo Quyết định số 9418/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, mục tiêu chính của khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn đầu là tạo môi trường thuận lợi để thu hút các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài về sản xuất sản phẩm công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao từ nước ngoài, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia có tiềm lực mạnh về công nghệ cao (cơ chế ngoại sinh) Trong giai đoạn sau, mục tiêu chính là tạo nền tảng cho các liên kết sản xuất - R&D góp phần nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trên thị trường khu vực và quốc tế (nội sinh) Giai đoạn 2010 - 2022, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho tổng số là 27 dự án, trong đó có

14 dự án trong nước và 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [5].

Bảng 3.2: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao (Giai đoạn 2010 – 2022)

Giai đoạn Năm Tổng số dự án đầu tư tăng thêm

Tỷ lệ gia tăng so với tổng số dự án đầu tư (%)

Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động [5].

Sau 10 năm thành lập, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút được 22 dự án đầu tư, gia tăng 86,36% so với tổng số dự án đầu tư của giai đoạn 2010 -

2020 Đặc biệt, giai đoạn 2016 - 2022, số lượng các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao tăng nhanh với tỷ lệ gia tăng 88,89% (24/27 dự án đầu tư) so với giai đoạn 2010 - 2015 Điều này cho thấy Đà Nẵng và khu công nghệ cao ở địa phương đang dần dần có sức thu hút đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, là điểm đến của các tổ chức, cá nhân đang có nhu cầu đầu tư các dự án tham gia sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và cung ứng các dịch vụ công nghệ cao Kết quả của chính sách thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng qua từng năm được thể hiện cụ thể ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng theo từng năm

Số lượng dự án đầu tư Vốn đầu tư Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn đầu tư trong nước Triệu USD Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động [5].

Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập năm 2010 nhưng đến năm 2012 mới triển khai việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản và đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án đầu tiên Dự án Tokyo Keiki Precision Technology của Tập đoàn Tokyo Keiki (Nhật Bản) vào ngày 10/4/2012 Sau hơn 03 năm, ngày 22/5/2015, dự án này mới đi vào hoạt động và đến ngày 23/8/2018 điều chỉnh để chính thức đi vào sản xuất van điện từ và bơm cánh quạt áp lực cao tại khu công nghệ cao Đà Nẵng Trong những năm đầu thành lập (2010 - 2015), các dự án được thu hút và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng rất ít về số lượng, trong đó, có 02 dự án vốn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 01 dự án vốn trong nước Sau 05 năm đầu này, chính quyền thành phố và Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng đã có nhiều hoạt động xúc tiến để thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp và khu công nghệ cao của địa phương Từ năm 2017 đến nay, hoạt động thu hút đầu tư vào Đà Nẵng đã bắt đầu có những chuyển biến đáng kể hơn so với giai đoạn 2010 - 2015 Điều này có thể do nhiều nguyên nhân Chẳng hạn như, Chính phủ đã ban hành các cơ chế, chính sách dành riêng cho việc quy hoạch phát triển Đà Nẵng nói chung và phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng nói riêng, trong đó có Nghị định số 04/2018/NĐ-CP về Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng Bên cạnh đó, chính quyền thành phố và Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng cũng đã có những đề xuất, tham mưu kịp thời cho Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương trong quy hoạch phát triển thành phố và phát triển của khu công nghệ cao Đà Nẵng Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng trong việc thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao của thành phố từ năm 2018 đến nay Đồng thời, mặc dù năm

2019 đến nay nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng nghiêm trọng do đại dịch Covid nhưng hoạt động thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghệ cao Đà Nẵng vẫn đang duy trì sự ổn định, song số lượng các dự án đầu tư vẫn chưa có sự biến động lớn.

Tính đến 12/2022, Đà Nẵng có 27 dự án đầu tư tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao, trong đó, 11/27 dự án đã đi vào hoạt động, có 6/27 dự án đang đầu tư xây dựng, 10/27 dự án đang làm thủ tục liên quan sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư [5] Về cơ bản, các doanh nghiệp, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở Đà Nẵng đều đáp ứng các điều kiện, tiêu chí về dự án công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao trong quy định của Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng [3] Điều này cho thấy việc thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng vẫn chưa đạt kỳ vọng tương xứng với tiềm năng sau hơn 12 năm thành lập Số lượng các doanh nghiệp công nghệ cao đang hoạt động còn quá nhỏ so với khu công nghệ cao Hòa Lạc (sau gần 25 năm thành lập, đã thu hút được 100 dự án, trong đó có 86 dự án vốn trong nước và 16 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) [42] và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (sau 20 năm thành lập, đã thu hút được 160 dự án, trong đó có 51 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 109 dự án có vốn đầu tư trong nước) [32] Do vậy, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao vào khu công nghệ cao Đà Nẵng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm đạt mục tiêu các lĩnh vực công nghệ cao đóng góp hơn 10% tổng sản phẩm của thành phố, góp phần vào xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao của khu vực miền Trung và Tây Nguyên vào năm 2030 [9].

Bảng 3.4: Các doanh nghiệp công nghệ cao đã đi vào hoạt động ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010 - 2022)

Stt Dự án Quốc gia Loại dự án

1 Dự án Tokyo Keiki Precision Technology Nhật Bản Sản xuất

2 Dự án Niwa Foundry Việt Nam (Nhật Bản) Nhật Bản Sản xuất

3 Dự án cơ sở R&D vật liệu mới trong xây dựng (ECC) Việt Nam Nghiên cứu

4 Dự án Trung tâm R&D công nghệ nhúng và tự động hóa ứng dụng trong công nghiệp thủy sản, nông nghiệp.

5 Nhà máy số ESTEC Việt Nam Sản xuất

6 Nhà máy sản xuất thiết bị y tế ICT VINA Hàn Quốc Sản xuất

Stt Dự án Quốc gia Loại dự án

7 Nhà xưởng công nghệ cao Long Hậu Việt Nam Dịch vụ

8 Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine Hoa Kỳ Sản xuất

9 Nhà máy sản xuất -lắp ráp thiết bị chữa cháy, đồng hồ đo áp suất Nhật Bản Sản xuất

10 Nhà máy sản xuất sản phẩm - linh kiện từ cao su phục vụ cho ngành chế tạo máy - điện - điện tử

11 Dự án Nghiên cứu, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử công nghệ cao SMT

Việt Nam Nghiên cứu và sản xuất

Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động [5]

Trong 11/27 dự án đã đi vào hoạt động tại khu công nghệ cao Đà Nẵng hiện nay với tổng diện tích 57,4 ha, 06 dự án của các công ty đầu tư đến từ các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và 05 dự án thuộc các công ty trong nước [5] Số lượng các doanh nghiệp công nghệ cao đang hoạt động tại khu công nghệ cao Đà Nẵng vẫn còn rất “ít ỏi” nên trong thời gian tới, Ban Quản lý khu công nghệ cao cần có những giải pháp tạo điều kiện đẩy nhanh việc triển khai thực hiện của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao đang làm thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Bảng 3.5: Các doanh nghiệp công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao đang làm thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010 - 2022)

Stt Dự án Quốc gia Loại dự án

1 Dự án khu nhà xưởng xây sẵn công nghệ cao Việt Nam Dịch vụ

2 Dự án sản xuất thiết bị tự động hóa trong ngành may mặc Nhật Bản Sản xuất

3 Dự án Dentium II Hàn Quốc Sản xuất

4 Nhà máy sản xuất dụng cụ và vật tư y tế cấy ghép Việt Nam Sản xuất

5 Dự án Trạm cung cấp nhiên liệu khu công nghệ cao Việt Nam Dịch vụ

6 Dự án Xây dựng Nhà xưởng cho thuê Việt Nam Dịch vụ

7 Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United Stated Enterprises Hoa Kỳ Sản xuất

8 Trung tâm nghiên cứu, phát triển và sản xuất Fujikin Nhật Bản Nghiên cứu và sản xuất

9 Nhà máy sản xuất bảng mạch in và vi cơ điện tử (MEMS) Hoa Kỳ Sản xuất

10 Trung tâm nghiên cứu và lưu trữ mô - Tế bào gốc Châu Á Việt Nam Nghiên cứu

Stt Dự án Quốc gia Loại dự án

11 Nhà máy sản xuất máy công nghệ cao Aquanam Việt Nam Sản xuất

Nguồn: Báo cáo của phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động [5]

Trong giai đoạn 2010 - 2022, khu công nghệ cao Đà Nẵng có 10/27 dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao đang làm thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong đó có 04 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ các nhà đầu tư ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ Hiện tại, Đà Nẵng còn 06 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng như dự án nhà máy sản xuất dược phẩm Danapha (Công ty cổ phần dược Danapha), Trung tâm Thương mại - Dịch vụ Logistics khu công nghệ cao Đà Nẵng (Công ty cổ phần Logistics công nghệ cao Đông Nam Á), Nhà máy số ESTEC (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật công nghệ Điện tự động Biển Đông), Trung tâm Thương mại Dịch vụ Kho ngoại quan VK khu công nghệ cao Đà Nẵng (Công ty Trách nhiệm hữu hạn VK Plus Development - Hàn Quốc), Dự án xây dựng nhà xưởng và hạ tầng đồng bộ cho thuê (Công ty cổ phần BIG - Nhật Bản), Trung tâm R&D và sản xuất Fujikin Đà Nẵng (Fujikin International Co., Ltđ - Nhật Bản) [5] Phần lớn các dự án công nghệ cao làm thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đang chậm tiến độ so với đăng ký đầu tư Do đó, Đà Nẵng cần tăng cường hơn nữa các giải pháp để các dự án này nhanh đi vào hoạt động và đóng góp vào GRDP của thành phố Đồng thời, địa phương cũng cần nhiều giải pháp tích cực hơn nữa để thu hút thêm các dự án công nghệ cao cho tương xứng với tiềm năng và định hướng mục tiêu của trung ương đối với thành phố Đà Nẵng.

Giai đoạn 2010 - 2022, phần lớn các doanh nghiệp công nghệ cao được thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng đều chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất (7/11 dự án đang hoạt động và 9/16 dự án đang làm thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) Đa số các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút vào khu công nghệ cao đều thực hiện chức năng sản xuất, chiếm 76,92% trong tổng số các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Số lượng dự án thực hiện chức năng nghiên cứu và nghiên cứu - sản xuất rất ít, chiếm tỷ lệ 18,52% (5/27) trong tổng số dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trong đó, 03 dự án nghiên cứu và nghiên cứu - sản xuất đã đi vào hoạt động và 02 dự án đang triển khai thi công (Dự án Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng do Fujikin International Co., Ltd làm chủ đầu tư, Trung tâm nghiên cứu và lưu trữ mô - Tế bào gốc Châu Á do Công ty Cổ phần Công nghệ Châu Á làm chủ đầu tư) [5].

Một vấn đề khác cũng đặt ra liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao mà Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng phải quan tâm Tính đến 04/2021, Việt Nam có 49 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và có 25 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao [46], chủ yếu tập trung ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung tiềm lực KH&CN mạnh với hệ thống nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu và các khu công nghệ cao Tính đến 12/2022, dù chưa được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận nhưng các doanh nghiệp, các dự án công nghệ cao ở Đà Nẵng có thể xem là doanh nghiệp công nghệ cao, bởi vì căn cứ Quyết định 38/2020/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển” gồm có 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và 107 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ở Việt Nam [16] và Hướng dẫn số 432/HD- BQL (Năm 2021) về Khung tiêu chí đánh giá sự phù hợp, xét chọn công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng [3].

Hoạt động liên kết, hợp tác trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở Đà Nẵng bước đầu đã có sự gia tăng trên các lĩnh vực như vốn, KH&CN, nguồn nhân lực , cụ thể như sau:

Một là, trên cơ sở vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản của ngân sách nhà nước dành cho phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng và các ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào khu công nghệ cao của địa phương, Đà Nẵng đã xuất hiện một số hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao tại khu công nghệ cao của địa phương [5], chẳng hạn như các hoạt động kết nối giữa các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao đang hoạt động và đang triển khai xây dựng tại khu công nghệ cao trong việc hỗ trợ, cung ứng các dịch vụ logictics, dịch vụ tiện ích (điện, nước, thông tin) và cho thuê nhà xưởng công nghệ cao.

Hai là, thực tiễn cho thấy sự tham gia của các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu, các nhà nghiên cứu vào khu công nghệ cao là một xu thế tất yếu.

Đánh giá chung về thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng

3.3.1 Những kết quả đạt được

Phân tích thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2022 cho thấy các doanh nghiệp công nghệ cao đã đạt được những kết quả như sau:

Một là, sự gia tăng về số lượng và quy mô của doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đã góp phần gia tăng việc làm, vốn đầu tư cho phát triển các ngành công nghệ cao của thành phố, đạt được những thành tựu bước đầu của việc thực hiện chủ trương phát triển khu công nghệ cao, hoàn thiện môi trường thu hút đầu tư cho phát triển các ngành công nghệ cao.

Sau 05 năm đầu tư xây dựng và hoạt động, Đà Nẵng chỉ có 03 dự án đầu tư tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao Từ năm 2015 đến hết năm 2022, Đà Nẵng đã thu hút được 27 dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao, bao gồm 14 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 6.648 tỷ đồng; có 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 607,6 triệu USD Điều này cho thấy sức hút của khu công nghệ cao Đà Nẵng đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

[5] Hiện nay, Đà Nẵng có 11/27 các doanh nghiệp công nghệ cao đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có 06/27 dự án đang đầu tư xây dựng, 10/27 dự án đang làm thủ tục liên quan sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đã giải quyết việc làm cho 1.646 người lao động cùng với sự đa dạng về ngành, nghề.

Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp công nghệ cao đã cho thấy sự chủ động trong quản lý và điều hành của chính quyền thành phố và Ban Quản lý khu công nghệ cao trong việc kịp thời xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phù hợp trong việc thu hút, tạo môi trường hoạt động và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao Chính phủ đã ban hành các cơ chế, chính sách dành riêng cho việc quy hoạch phát triển Đà Nẵng nói chung và phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng nói riêng, trong đó có Nghị định số 04/2018/NĐ-CP về Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng Bên cạnh đó, chính quyền thành phố và Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng cũng đã có những đề xuất, tham mưu kịp thời cho Chính phủ có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện của địa phương, ban hành chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng hoạt động với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển doanh nghiệp công nghệ cao Chính quyền thành phố cũng đã tạo môi trường thuận lợi cho việc xúc tiến hoạt động đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Hai là, các doanh nghiệp công nghệ cao đang từng bước thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực KH&CN của Đà Nẵng và quốc gia, tạo lập nền tảng phát triển công nghệ cao.

Về cơ bản, các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao đều đáp ứng các điều kiện, tiêu chí về dự án công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao Các công nghệ cao đều thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển tại khu công nghệ cao Đà Nẵng Dây chuyền công nghệ của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao hiện có đạt trình độ tiên tiến và được điều khiển theo chương trình Các công cụ thiết bị tự động hóa trong các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao đã thay thế cho các công cụ, thiết bị cơ khí hóa, từ đó đã tác động dây chuyền đến tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất Hệ thống quản lý chất lượng của dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao được yêu cầu phải đạt một trong số các tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, HACCP, CMM, GMP hoặc chứng chỉ, chứng nhận có giá trị tương đương (tùy theo đặc thù dự án đầu tư được áp dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế) Bên cạnh, việc đầu tư vốn cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật và mua sắm trang thiết bị, dây chuyền công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng phải chi khoảng 1% của tổng doanh thu hàng năm cho hoạt động R&D Về cơ bản, các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư các dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở Đà Nẵng đã chú trọng đến hoạt động R&D. Mỗi doanh nghiệp công nghệ cao đều có trung tâm chuyên R&D và phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác này.

Các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đã từng bước hình thành đội ngũ nhân lực không chỉ đảm bảo về số lượng mà còn dần đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, có kinh nghiệm quản lý điều hành sản xuất Tùy thuộc vào loại hình chức năng hoạt động, nguồn nhân lực của doanh nghiệp công nghệ cao bao gồm đội ngũ quản lý, nhân lực nghiên cứu công nghệ cao và nhân lực sản xuất trực tiếp các sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

Số lượng các nhà quản lý chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động Nhân lực tham gia trực tiếp sản xuất sản phẩm công nghệ cao làm chủ được hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao, là lực lượng trực tiếp nâng cao năng suất lao động Nhân lực R&D làm việc trong doanh nghiệp công nghệ cao, dự án nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao phải có bằng đại học trở lên, trực tiếp tham gia thực hiện R&D chiếm tỷ lệ ít nhất 5% so với tổng số nhân lực của doanh nghiệp.

Ba là, sự liên kết, hợp tác về nguồn lực và xây dựng hạ tầng cho phát triển doanh nghiệp công nghệ cao của các chủ thể liên quan đã hình thành và đa dạng hóa về hình thức tham gia, phát huy được tiềm năng và lợi thế cho phát triển các ngành công nghệ cao, khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Liên kết, hợp tác trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở Đà Nẵng bước đầu đã hình thành và đa dạng hóa về hình thức tham gia của các chủ thể liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao Quá trình hợp tác, liên kết của doanh nghiệp công nghệ cao với các tổ chức, cơ sở nghiên cứu ở địa phương đã mang lại hiệu quả cao trong huy động các nguồn lực như vốn, KH&CN, đào tạo nhân lực chất lượng cao Trong đó, điển hình là quá trình hợp tác, liên kết về nhân lực trong các dự án sản xuất và cung ứng dịch vụ. Trung tâm Dịch vụ tổng hợp khu công nghệ cao Đà Nẵng đang đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tăng cường kết nối để tuyển chọn thành công các dự án có chất lượng để ươm tạo và tăng tốc, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, tổ chức đại diện doanh nghiệp, các trường đại học, các chuyên gia trong và ngoài nước để hỗ trợ về mặt pháp lý, kiến thức chuyên môn, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng nhằm phát triển công nghệ cao, công nghệ mới, tổng hợp tối đa các nguồn lực tại chỗ.

Bốn là, các doanh nghiệp công nghệ cao bước đầu sản xuất được một số sản phẩm công nghệ cao, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh cho các sản phẩm, dịch vụ của thành phố, đóng góp vào ngân sách của Đà Nẵng.

Các sản phẩm công nghệ cao đều thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao khuyến khích phát triển tại khu công nghệ cao Đà Nẵng Bước đầu sản xuất được một số sản phẩm công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Thực tiễn cho thấy, một số sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo nên thế mạnh và thương hiệu của mình Một số doanh nghiệp công nghệ cao trong nước bước đầu đã và đang nghiên cứu và sản xuất ra một số sản phẩm công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế - xã hội cao Một số sản phẩm công nghệ cao được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận Chất lượng sản phẩm công nghệ cao đảm bảo khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên thị trường nên tổng doanh thu của doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đã có sự gia tăng đáng kể trong hai năm 2021 và 2022 phục hồi sau đại dịch Covid Điều này đã góp phần đáng kể vào ngân sách của thành phố.

3.3.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Những tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:

Một là, về cơ bản, đa số các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đều có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ban đầu còn thấp, số lượng vẫn còn quá nhỏ so với khu công nghệ cao Hòa Lạc và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.

Mặc dù, công tác xúc tiến thu hút đầu tư của khu công nghệ cao Đà Nẵng đã có những kết quả đáng kể, song, số lượng doanh nghiệp công nghệ cao đang hoạt động ở Đà Nẵng còn quá nhỏ so với khu công nghệ cao Hòa Lạc (sau gần 25 năm thành lập, đã thu hút được 100 dự án, trong đó có 86 dự án vốn trong nước và 16 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) [42] và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (sau 20 năm thành lập, đã thu hút được 160 dự án, trong đó có 51 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 109 dự án có vốn đầu tư trong nước) [32]. Bên cạnh đó, các dự án nước ngoài được cấp phép đầu tư (sau 12 năm thành lập, đã thu hút được 27 dự án, trong đó có 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 14 dự án có trong nước) tại Đà Nẵng có vốn đầu tư ban đầu chỉ mới đạt mức tối đa khoảng gần 200 triệu USD (có 02/27 dự án) Nguồn vốn đầu tư của các dự án trong nước vẫn còn khá hạn hẹp Đa số doanh nghiệp chưa có nhu cầu mở rộng quy mô vốn đầu tư và gia tăng thêm nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao Điều này cho thấy việc thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng vẫn chưa được kỳ vọng tương xứng với tiềm năng sau hơn 12 năm thành lập.

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 136

Dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước và thành phố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng 136

Thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ hiện đại, của xã hội thông tin gắn liền với thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN lần thứ tư, đã tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang lại cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia.

Trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư, vai trò của KH&CN, đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia; công nghệ số góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số, từng bước chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống văn hóa - xã hội Trước bối cảnh đó, các quốc gia có xu thế đầu tư cho R&D, xây dựng hạ tầng cơ bản R&D, đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, tăng cường đầu tư cho nguồn lực con người Điều này đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam nói chung và khu công nghệ cao Đà Nẵng nói riêng.

Ngày nay, toàn cầu hóa đang trở thành xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới Toàn cầu hóa mở ra thời cơ lớn cho mọi dân tộc phát triển.

Nó cho phép các nước đang phát triển có cơ hội và điều kiện để tiếp nhận các dòng vốn, công nghệ; mở rộng thị trường; tiếp nhận kỹ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển cao nhất Các nền kinh tế đang phát triển và kinh tế chuyển đổi sẽ có cơ hội để thực hiện mô hình phát triển rút ngắn, nghĩa là thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để đi tắt đón đầu, tiến tới những bước phát triển cao hơn trên cơ sở hưởng thụ và vận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài đã được khai thông và kết nối với các nguồn lực bên trong Nhờ đó, thị trường của mỗi quốc gia sẽ phát triển hết sức nhanh chóng cả về quy mô và trình độ Đây là thời cơ để các quốc gia dễ dàng tiếp cận và thu hút được nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao Đồng thời, thị trường hóa nền kinh tế thế giới là một xu hướng lớn của thế giới bước vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI Xu hướng này nhằm phản ánh một quá trình hiện thực khách quan là cùng với toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, ngày càng nhiều thị trường quốc gia và khu vực lần lượt nối liền vào quỹ đạo của thị trường thế giới và theo đó, phạm vi, dung lượng, hiệu quả của thị trường thế giới không ngừng mở rộng với một kết cấu nhiều tầng nấc để cuối cùng hình thành một thị trường thống nhất toàn cầu Điều này làm cho các quốc gia có điều kiện kết nối với thị trường chung thế giới, hình thành chuỗi giá trị toàn cầu cho các sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Tình hình thế giới giai đoạn 2021 - 2030 được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức Tình hình kinh tế thế giới từ năm 2022 trở đi sẽ đi sâu vào vô số hậu quả kinh tế địa phương, khu vực và toàn cầu của cuộc chiến hiện tại ở Ukraine Cuộc chiến cũng được cho là sẽ làm trầm trọng thêm các lỗ hổng và bất bình đẳng hiện có ở các nước đang phát triển và kém phát triển nhất vốn đã bị suy yếu bởi đại dịch COVID-19 Đồng thời, cuộc chiến có thể đặt ra những thách thức mới đáng kể cho hành động khí hậu toàn cầu trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao và những lo ngại về an ninh năng lượng Các quốc gia cần nhiều sự điều chỉnh chính sách, quan hệ đối ngoại của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới diễn biến phức tạp Cạnh tranh chiến lược, chiến tranh thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, thị trường, công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các nước sẽ ngày càng quyết liệt Các nước đang phát triển đứng trước nhiều thách thức mới như:

(1) Tăng trưởng toàn cầu chậm lại vào năm 2023 có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn so với dự kiến trước đây, chủ yếu là do chi tiêu hộ gia đình ở các nền kinh tế phát triển đã ổn định và sự phục hồi ở Trung Quốc;

(2) Thương mại toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với những cơn gió ngược mạnh mẽ, với mức tăng trưởng dự kiến chỉ ở mức 2,3% vào năm 2023 Trong khi nới lỏng các hạn chế của chuỗi cung ứng, sự phục hồi của ngành du lịch và việc TrungQuốc mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ phần nào, thì nhu cầu tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển suy yếu, điều kiện tài chính thắt chặt hơn và căng thẳng địa chính trị sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức đáng kể đối với thương mại toàn cầu;

(3) Thị trường lao động ở nhiều nền kinh tế phát triển vẫn chặt chẽ, được đánh dấu bằng tỷ lệ thất nghiệp thấp và tình trạng thiếu lao động thường xuyên;

(4) Lạm phát trung bình toàn cầu được dự báo sẽ giảm từ 7,5% năm 2022 xuống 5,2% năm 2023 trong bối cảnh giá lương thực và năng lượng thấp hơn và nhu cầu yếu đi, đặc biệt là ở các nền kinh tế phát triển lớn Tuy nhiên, lạm phát sẽ vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia, đặc biệt làm trầm trọng thêm tình trạng kinh tế của những người sống trong nghèo đói;

(5) Trong khi chính sách tiền tệ toàn cầu tiếp tục thắt chặt, áp lực lạm phát giảm dần đã cho phép hầu hết các ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng lãi suất. Chi phí đi vay tăng, điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn và gánh nặng nợ cao đang hạn chế không gian tài chính của nhiều nước đang phát triển;

(6) Tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng ở Hoa Kỳ và Châu Âu đang phơi bày những lỗ hổng tiềm ẩn do lãi suất tăng gây ra Những bất ổn của khu vực tài chính và các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn các nước này có thể sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng và đầu tư trong thời gian tới.

Bối cảnh quốc tế và tình hình kinh tế thế giới đã tạo ra cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam và các tỉnh, thành trong cả nước những thuận lợi và cũng không ít những khó khăn, cả những thời cơ và thách thức trong việc ban hành và triển khai thực hiện các chính sách của Nhà nước chú trọng vào năng lực đổi mới sáng tạo để phát triển lĩnh vực công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao trong CMCN lần thứ tư để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, thay đổi sâu sắc đến trật tự, cấu trúc kinh tế và phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới.

4.1.2 Bối cảnh trong nước và thành phố Đà Nẵng

Trong hơn 10 năm qua (2010 - 2022), đất nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và đại dịch Covid-19, nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực Đất nước đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế quốc tế: gia nhập WTO, TPP, các hiệp định thương mại tự do Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua Những thành tựu về kinh tế - xã hội là cơ sở quan trọng cho sự phát triển hơn nữa trong những năm tới Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay đang được đẩy nhanh và trở nên sâu rộng hơn bao giờ hết. Đối với nền kinh tế Việt Nam, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra những cơ hội to lớn cho phát triển Đồng thời, tiến trình này cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cần được nhận thức rõ để đề xuất những giải pháp đúng đắn nhằm tận dụng được những cơ hội do hội nhập mang lại và giảm thiểu những khó khăn, bất lợi trên con đường phát triển của mình Trong quá trình toàn cầu hóa, các dòng hàng hóa được lưu thông tự do hơn sẽ kéo theo nó sự vận động của các dòng vốn và công nghệ Trong cơ chế thị trường, các nguồn lực vận động theo nguyên tắc là di chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ chỗ sinh lợi ít đến chỗ sinh lời nhiều hơn Do tích lũy vốn đến mức cao và không ngừng hiện đại hóa công nghệ, ở các nước phát triển xuất hiện tình trạng dư thừa vốn, có những công nghệ mới không tìm được nơi sinh lợi cao, những công nghệ cũ không có chỗ sử dụng đang xuất hiện ngày càng nhiều Những nguồn vốn và công nghệ này tất yếu sẽ được chảy sang các nước đang phát triển - nơi có khả năng sinh lợi lớn hơn.

Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta là công nghệ mới. Việc tiếp nhận công nghệ mới này góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam Các công nghệ này có thể là cũ và không có hiệu quả ở các nước phát triển nhưng lại là mới và có hiệu quả ở Việt Nam.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 được thông qua tại Ðại hội XIII của Ðảng cũng nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dựa trên nền tảng phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của CMCN lần thứ tư.

Ngày đăng: 21/03/2024, 13:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w