Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng và chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 86

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 93 - 103)

Chương 3: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG

3.1. Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng và chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 86

3.1.1. Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng

Khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ- TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, được xây dựng tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng [39]. Khu công nghệ cao Đà Nẵng cách trung tâm thành phố khoảng 22km, cách cảng Tiên Sa khoảng 25 km, cách cảng Liên Chiểu khoảng 6,6 km, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 17 km và cách 02 km về phía Nam là khu CNTT tập trung với diện tích 131 ha đang được xây dựng. Nhờ vị trí thuận lợi về mặt giao thông, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã và đang tạo ra các lợi thế cho các doanh nghiệp và tổ chức ở khu công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức các sự kiện KH&CN, thương mại, thu hút các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư tại Đà Nẵng trong thời gian tới [36].

Tại Điều 2 của Quy chế hoạt động của khu công nghệ cao Đà Nẵng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), khu công nghệ cao Đà Nẵng được thành lập với mục tiêu: “(1) Thu hút các nguồn lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghệ cao. Gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển thị trường khoa học và công nghệ;

(2) Hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của thành phố Đà Nẵng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên” [39].

Về mặt vai trò, khu công nghệ cao Đà Nẵng được định hướng phát triển trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

Đà Nẵng, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và của cả nước. Về mặt chức năng, khu công nghệ cao Đà Nẵng được định hướng trở thành nơi thu hút các tổ chức tài chính, các công ty, tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia từ các nước có nền sản xuất công nghệ cao; nơi tổ chức, liên kết các hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo;

trung tâm đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao [4].

Về cơ bản, mô hình khu công nghệ cao Đà Nẵng hiện nay được xác định theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP và các văn bản có liên quan bao gồm các hoạt động: xây dựng và phát triển khu công nghệ cao, đầu tư KH&CN, ươm tạo, đào tạo nhân lực công nghệ cao, thương mại hoá công nghệ cao,…; quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao; chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố; tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý khu công nghệ cao [12]. Trong khi các khu công nghệ cao đầu tiên ở Việt Nam phải trải qua giai đoạn dò tìm, khu công nghệ cao Đà Nẵng kế thừa kinh nghiệm của các mô hình quản lý đi trước của các khu công nghệ cao này. Hơn nữa, Đà Nẵng đã kịp thời đề xuất Trung ương điều chỉnh mô hình quản lý (hợp nhất, bổ sung chức năng, nhiệm vụ). Điều này thể hiện sự quan tâm của cả Trung ương và lãnh đạo thành phố trong việc điều chỉnh mô hình quản lý của khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Theo Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành về việc “thành lập Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng – gọi tắt là Ban Quản lý, là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao và các khu công nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho các nhà đầu tư trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp theo quy định của pháp luật” [41]. Cơ cấu tổ chức: Ban Quản lý có văn phòng và 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm: (1) Phòng Quản lý, Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư; (2) Phòng Quản lý Doanh nghiệp và Lao động; (3) Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng; (4) Phòng Quản lý Môi trường, Khoa học công nghệ và Ươm tạo [41]

Về công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng: Khu công nghệ cao Đà Nẵng được quy hoạch xây dựng theo mô hình một khu đô thị khoa học với tổng diện tích là 1.128,4 ha,

và với 07 phân khu chức năng [4]. Tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản ở khu công nghệ cao là 8.841 tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn: (1) Vốn từ ngân sách Trung ương là 3.143 tỷ đồng, chiếm 36% tổng số vốn đầu tư; (2) Vốn từ ngân sách địa phương là 1.608 tỷ đồng, chiếm 18% tổng số vốn đầu tư và (3) Các nguồn vốn khác là

4.091 tỷ đồng, chiếm 46% tổng số vốn đầu tư [2]. Khu công nghệ cao được thành lập từ năm 2010 nhưng hạ tầng khu công nghệ cao được bắt đầu triển khai xây dựng từ năm 2012 do Ban Quản lý làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư nguồn vốn bố trí cho dự án từ năm 2010-2020 là 2.510,2 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương: 1.482,018 tỷ đồng (tỷ lệ 59%), vốn ngân sách địa phương: 1.028,18 tỷ đồng (tỷ lệ 41%). Đến hết năm 2022, tổng số vốn bố trí cho khu công nghệ cao là 3.089,510 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương là 1.710,772 tỷ đồng, vốn địa phương là 1.378,738 tỷ đồng[4]. Trong đó, một phần vốn đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghệ cao và các khu chức năng được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước [15].

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại khu công nghệ cao Đà Nẵng được thể hiện qua bảng bên dưới:

Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất tại khu công nghệ cao Đà Nẵng

Stt Nội dung

Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê

theo quy hoạch (ha)

Diện tích đất công nghiệp đã

sử dụng (ha)

1 Đất sản xuất công nghệ cao 202,58 113,8

2 Đất R&D, đào tạo và ươm tạo doanh

nghiệp 99,93 4,5

3 Khu quản lý hành chính 28,35 2,3

4 Khu ở 31,4 -

5 Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối 9,75 4,1

6 Khu hậu cần, logistics và dịch vụ công

nghệ cao 27,45 17,9

Nguồn: Báo cáo của Phòng Quản lý Quy hoạch và Xây dựng [4].

Năm 2012, Đà Nẵng đã tập trung huy động vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghệ cao; đến năm 2022, thành phố đã hoàn thành được 95% khối lượng của giai đoạn 1, 100% khối lượng của giai đoạn 2, cung cấp gần 400ha đất sạch để

phục vụ công tác thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao; đang triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn 3. Đến 12/2022, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành các

hạng mục hạ tầng kỹ thuật toàn khu, diện tích để chuyển nhượng, cho thuê sản xuất kinh doanh: 202,58ha, tỷ lệ lấp đầy theo giấy chứng nhận đầu tư đã cấp là 41,28%

(riêng khu sản xuất, tỷ lệ này là 56,19%) [4].

Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã dành trên 50% diện tích cho xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao; chuyển giao ứng dụng công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Tổng diện tích đất đã đưa vào sử dụng theo quy hoạch cho các khu như: Khu sản xuất công nghệ cao, khu R&D, đào tạo và ươm tạo doanh nghiệp và khu hậu cần, logistics và dịch vụ công nghệ cao là 136,2ha, trong đó, có 02 dự án chưa đưa đất vào sử dụng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Hi-tech; Công ty Cổ phần D.C.I MEDICAL, với tổng diện tích khoảng 6 ha [4].

Từ khi thành lập đến nay, khu công nghệ cao Đà Nẵng đã đạt được một số kết quả khả quan, có điều kiện thuận lợi để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới mang tính đột phá nhưng cũng đối mặt không ít thách thức, khó khăn, đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển phù hợp với thế mạnh, đặc điểm của thành phố [6]

3.1.2. Chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

3.1.2.1. Nhóm chính sách của Chính phủ

Là một trong ba khu công nghệ cao được thành lập theo quy hoạch tổng thể

phát triển khu công nghệ cao quốc gia đến năm 2030 và theo Quyết định số 1979/

QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu công nghệ cao Đà Nẵng [7].

Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng được quy định tại Luật Công nghệ cao năm 2008, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đất đai năm 2013, các luật về thuế và một số pháp luật chuyên ngành liên quan như Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014.

Văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương quy định riêng về khu công nghệ cao hiện chỉ có tập trung ở Luật Công nghệ cao năm 2008 và Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao. Tuy nhiên, các văn bản này đều được ban hành từ lâu, quy định không còn phù hợp với thực tiễn phát triển các khu công nghệ cao hiện nay. Do đó, các khu công nghệ cao cấp quốc gia đang xây dựng và phát triển tùy thuộc vào địa phương, chưa tạo nên tính định hướng hệ thống [7].

Theo Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 8/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ, khu công nghệ cao Đà Nẵng về cơ bản được quan tâm bố trí nguồn lực, được hưởng chính sách riêng theo Nghị định số 74/2017/NĐ-CP về “Quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng” và Nghị định số 04/2018/NĐ-CP ngày 04/1/2018 của Chính phủ về tăng cường đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng, từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trong thời gian qua. Hiện nay, khu công nghệ cao Đà Nẵng đang tiếp tục được định hướng xây dựng và phát triển trở thành khu đô thị sáng tạo - khoa học - công nghệ đẳng cấp quốc tế, có sức cạnh tranh cao theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị [15].

Đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018 “Quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng”, trong đó quy định trường hợp cụ thể hưởng ưu đãi miễn,giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu cùng các chính sách ưu đãi khác đối với các dự án đầu tư vào khu công nghệ cao Đà Nẵng [15].

Để tạo thêm thuận lợi cho khu công nghệ cao Đà Nẵng, Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 [41] và sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 892/QĐ- TTg ngày 08/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Theo các Quyết định này, Ban Quản lý thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, Bộ KH&CN đã ban hành các văn bản quy định liên quan nhằm xác định dự án sản xuất sản phẩm - cung ứng dịch vụ công nghệ cao, góp phần tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp ở các khu công nghệ cao nói chung và khu công nghệ cao Đà Nẵng nói riêng. Chẳng hạn như: Quyết định số 27/2006/QĐ- BKHCN ngày

18/12/2006 về việc ban hành “Quy định về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao”, Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN ngày 15/11/2011 về ban hành “Quy định về việc xác định tiêu chí dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao”; Thông tư số 04/2020/TT-BKHCN ngày 28/9/2020 ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2011/TT-BKHCN. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 38/2020/QĐ- TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển” [16].

Nhìn chung, Chính phủ đã có chủ trương, cơ chế, chính sách tạo điều kiện để

Đà Nẵng phát triển khu công nghệ cao, trong đó thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp công nghệ cao để tạo lập nền tảng cho ngành công nghệ cao mũi nhọn của thành phố.

3.1.2.2. Nhóm chính sách, giải pháp của thành phố Đà Nẵng

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Chính phủ, Đà Nẵng cũng đã ban hành một số cơ chế, chính sách đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng như: chính sách phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức làm việc tại khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố; ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường dự án trong khu công nghệ cao; ủy quyền một số nhiệm vụ về lao động; phân cấp cấp phép xây dựng, cụ thể như:

(1) Nghị quyết số 160/2018/NQ-HĐND ngày 27/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định về chế độ phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng; Nghị quyết số 280/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 160/2018/NQ-HĐND;

(2) Đề án số 7798/ĐA-UBND ngày 19/11/2021 về phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước gắn với thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2026 nhằm triển khai Nghị quyết số 119/2020/NQ14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 1788/QĐ-UBND ngày 2/7/2022 ủy quyền thẩm định phê duyệt báo cáo đánh giá

tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường dự án trong khu công nghệ cao, khu CNTT và các khu công nghiệp; Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 09/5/2022 ủy quyền một số nhiệm vụ về lao động; Quyết định số 38/2021/QĐ- UBND ngày 10/12/2021 phân cấp cấp phép xây dựng;

(3) Quyết định 4621/QĐ-UBND ngày 16/10/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND quy định một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên địa bàn thành phố, trong đó có lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:

(1) Đối tượng được hỗ trợ:

Một là, Các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và thương mại trên địa bàn thành phố (bao gồm cả hợp tác xã, không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có nghiên cứu tạo công nghệ hoặc thực hiện đổi mới, cải tiến công nghệ.

Hai là, Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố có nghiên cứu ứng dụng, triển khai ứng dụng công nghệ, cải tiến công nghệ, giải mã công nghệ, ươm tạo công nghệ và có chuyển giao cho các doanh nghiệp kết quả nghiên cứu nêu trên.

(2) Nội dung hỗ trợ:

Một là, Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn: Hỗ trợ 30 triệu đồng cho xây dựng, đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, ISO 27000..., các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác); Hỗ trợ 35 triệu đồng khi tích hợp cùng một lúc nhiều tiêu chuẩn, các công cụ quản lý tiên tiến trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp; Hỗ trợ 10 triệu đồng thực hiện tái chứng nhận hệ thống quản lý; Hỗ trợ 10 triệu đồng khi doanh nghiệp tích hợp bổ sung tiêu chuẩn quản lý khác vào hệ thống quản lý của doanh nghiệp đã được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn.

Hai là, Hỗ trợ 10 triệu đồng/tiêu chuẩn để thực hiện xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Hỗ trợ không quá 2 tiêu chuẩn/năm cho một doanh nghiệp.

Ba là, Hỗ trợ 15 triệu đồng/sản phẩm để đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn và đánh giá chứng nhận hợp quy. Hỗ trợ không quá 2 sản phẩm/năm cho một doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w