Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 56
2.2.1. Nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2.2.1.2. Gia tăng về số lượng và mở rộng về quy mô các doanh nghiệp công nghệ cao, dự án tham gia sản xuất sản xuất công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao
Sự gia tăng về số lượng và sự mở rộng về quy mô các doanh nghiệp công nghệ cao theo từng năm hoặc trong khoảng thời gian nhất định đã thể hiện sự nỗ
lực của Chính phủ, chính quyền các cấp và các chủ thể hữu quan trong công tác quy hoạch tổng thể, ban hành cơ chế, chính sách và thực hiện hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vào phát triển doanh nghiệp công nghệ cao phù hợp với định hướng phát triển các ngành công nghệ cao quốc gia.
Thứ nhất, tùy theo trình độ và thời gian thành lập, gia tăng về số lượng doanh nghiệp công nghệ cao bao gồm các loại cụ thể như sau:
Gia tăng về số lượng các dự án, doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Bộ phận này gồm hai đối tượng: (1) Các doanh nghiệp tham gia các dự án thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 và (2) Các doanh nghiệp tự do phát triển trong nền kinh tế không thuộc Chương trình
Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030, trong đó đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp khởi nghiệp có ứng dụng các công nghệ cao nằm trong Danh mục 99 công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục 107 sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển. Theo đó, để gia tăng số lượng cả hai loại doanh nghiệp này, khu công nghệ cao cần có nhiều chính sách thu hút các nguồn quỹ đầu tư để gia tăng số lượng công nghệ cao được chuyển giao trong và ngoài nước vào trong sản xuất. Khu công nghệ cao cần thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang sản xuất sản phẩm công nghệ cao được Bộ KH&CN chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao;
Gia tăng về số lượng các dự án nghiên cứu cung ứng dịch vụ công nghệ cao thành lập và hoạt động từ vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu... trong nước và quốc tế;
Gia tăng về số lượng các cơ sở R&D công nghệ cao được thành lập mới và đang hoạt động từ nguồn vốn trong nước và vốn có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Gia tăng các hoạt động liên kết, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực như vốn, KH&CN, nguồn nhân lực.. giữa các doanh nghiệp công nghệ cao với nhau và giữa doanh nghiệp công nghệ cao với các tổ chức, cá nhân khác như các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu trong nước và quốc tế, trong đó đặc biệt chú ý đến gia tăng những doanh nghiệp tham gia phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ các ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm giúp doanh nghiệp trong nước tham gia cung ứng sản phẩm trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Tiêu chí đánh giá sự gia tăng về số lượng của các doanh nghiệp công nghệ cao là: Mức độ gia tăng số lượng các doanh nghiệp công nghệ cao được thu hút đầu tư mới trong một khoảng thời gian nhất định; đảm bảo gia tăng về số lượng (doanh nghiệp công nghệ cao đã và đang hoạt động tại khu công nghệ cao, các cơ sở R&D công nghệ cao, các doanh nghiệp và dự án được Bộ KH&CN chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, hoạt động liên kết, hợp tác của các chủ thể liên quan) theo từng năm và trong giai đoạn nhất định.
Thứ hai, sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp công nghệ cao được biểu hiện ở:
Một là, Sự mở rộng về quy mô vốn: Gia tăng về quy mô vốn, đa dạng về các loại hình vốn, trong đó chú ý đến vốn đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các nguồn vốn phát triển công nghệ cao.
Đối với các doanh nghiệp, dự án đã hoạt động, cần tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng số lượng các nhà máy sản xuất sản phẩm công nghệ cao và các dự án cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Đồng thời, huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước để thành lập những dự án, doanh nghiệp mới tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Hai là, Sự mở rộng về quy mô nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố sản xuất đặc biệt có tầm quan trọng hàng đầu, quyết định trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao là hình thành nên đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao. Nguồn nhân lực công nghệ cao này bao gồm hai bộ phận: (1)Nhân lực R&D và (2)Nhân lực sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực là gia tăng về số lượng cả hai bộ phận trên, trong đó đặc biệt chú ý hình thành nên đội ngũ chuyên đảm nhiệm R&D và gia tăng về số lượng đội ngũ nhân lực có kinh nghiệm, quản lý điều hành sản xuất.
Thông qua việc mở rộng về quy mô nguồn nhân lực, doanh nghiệp công nghệ cao đã góp phần tạo ra nhiều công việc cho người dân, gia tăng thu nhập và nâng cao đời sống xã hội.
Ba là, Sự mở rộng về quy mô hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chế tạo và nghiên cứu công nghệ cao: Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, chế tạo sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao và gia tăng về số lượng trang thiết bị máy móc hiện đại ở các nhà máy sản xuất, cơ sở nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú ý phát triển hệ thống dây chuyền, quy trình sản xuất hiện đại.
Tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp công nghệ cao về quy mô: Số lượng vốn đầu tư, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và nghiên cứu được xây dựng ban đầu và mức độ mở rộng quy mô vốn, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và nghiên cứu sau một thời gian nhất định của doanh nghiệp công nghệ cao; mức độ đảm bảo số lượng nhân lực tham gia tại doanh nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, sự mở rộng
quy mô doanh nghiệp công nghệ cao còn được đánh giá thông qua sự gia tăng thêm các loại hình sản phẩm công nghệ cao được sản xuất và dịch vụ công nghệ cao được cung ứng trên thị trường.
2.2.1.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp công nghệ cao, dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao
Một là, Nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp công nghệ cao.
(1) Nâng cao chất lượng hoạt động R&D: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KH&CN, nhất là cuộc CMCN lần thứ tư, doanh nghiệp công nghệ cao cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động R&D, cần chủ động trong việc nghiên cứu thích nghi, làm chủ, hoàn thiện và phát triển công nghệ cao nhập khẩu hoặc công nghệ cao được chuyển giao; đồng thời chủ động nghiên cứu nhằm đưa ra những công nghệ mới. Trong những năm trước mắt, doanh nghiệp công nghệ cao cần tập trung nghiên cứu tạo ra được một số công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, trong đó có một số công nghệ cao đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Đối với các dự án nghiên cứu cung ứng dịch vụ công nghệ cao, các tổ chức, cá nhân trong nước cần tham gia các đề tài, dự án trong Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 và Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công Thương chủ trì và phấn đấu nghiên cứu, phát triển cung ứng được một số dịch vụ công nghệ cao đạt trình độ quốc tế.
(2) Nâng cao trình độ sản xuất, quản lý sản xuất: Doanh nghiệp công nghệ cao sử dụng hiệu quả hệ thống dây chuyền, quy trình sản xuất hiện đại, và áp dụng phương thức quản trị tiên tiến hiện đại trên thế giới để nâng cao năng lực quản trị của nhà quản lý góp phần tạo sự thành công trong quá trình sản xuất kinh doanh của các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
(3) Nâng cao chất lượng liên kết, hợp tác trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ công nghệ cao. Theo đó, các tổ chức hoạt động công nghệ cao lựa chọn đối tác để quá trình liên kết, hợp tác đạt hiệu quả cao trên tất cả các lĩnh vực vốn, KH&CN, nguồn nhân lực,… nhằm sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
(4) Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghệ cao. Các doanh nghiệp, dự án sản xuất và phân phối sản phẩm công nghệ cao phải được thị trường chấp nhận và thường xuyên nâng cao chất lượng của sản phẩm của mình đảm bảo lợi thế cạnh tranh thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ cao này trên thị trường trong nước và quốc tế ở hiện tại và trong tương lai.
Hai là, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, doanh nghiệp công nghệ cao phải không ngừng đổi mới và sáng tạo. Do đó, doanh nghiệp công nghệ cao muốn phát triển thành công thì cần hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động và tác phong lao động, ý thức tổ chức kỷ luật cao.
(1) Đối với nhân lực R&D: Ngoài những vấn đề cơ bản như cần phải có lập trường tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, nhân lực R&D cần phải chú ý về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đó là khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Theo đó, nhân lực R&D phải có thái độ lao động khoa học đúng đắn, nhất là niềm đam mê, tâm huyết nghiên cứu khoa học và đặc biệt nghiên cứu, tiếp cận với công nghệ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.
(2) Đối với nhân lực sản xuất trong doanh nghiệp công nghệ cao: Trong thời gian tới, để nâng cao về chất lượng nhân lực sản xuất, doanh nghiệp công nghệ cao cần hình thành nên những người lao động có kinh nghiệm, quản lý điều hành sản xuất, có thể thay chủ đầu tư quản lý vận hành toàn bộ doanh nghiệp công nghệ cao và những nhân lực trung gian, làm việc trong các phòng chức năng, quản lý các dây chuyền sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp công nghệ cao cần nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý trực tiếp ở các trạm sản xuất và công nhân sản xuất trực tiếp, trong đó, yêu cầu của đội ngũ công nhân phải làm chủ được hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hoàn thiện các kỹ năng, thao tác trong sản xuất sản phẩm.
Ba là, Nâng cao chất lượng quản lý của các cơ quan nhà nước, chính quyền dịa phương, Ban Quản lý khu công nghệ cao đối với doanh nghiệp công nghệ cao.
Công tác quản lý doanh nghiệp công nghệ cao được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách, các quyết định và các chiến lược phát triển, điều hành, kiểm soát và điều chỉnh trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Theo đó, Chính phủ và các địa phương cần nâng
cao chất lượng ở tất cả các hoạt động trong phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở địa phương như: hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở cấp quốc gia và kế hoạch và quy hoạch dài hạn; xây dựng chính sách; cải cách thể
chế hoạt động; ban hành tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao; sắp xếp phân bố, tổ chức mạng lưới các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu ở địa phương; xác định khung mô hình quản lý nhà nước đối với các khu công nghệ cao, hoàn thiện mô hình quản lý các khu công nghệ cao…
Tiêu chí để đánh giá phát triển doanh nghiệp công nghệ cao về mặt chất lượng là: Điều kiện, môi trường làm việc và các yếu tố cấu thành giá trị sức lao động của người lao động; tỷ lệ đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp hàng năm và mức độ hiệu quả đóng góp của việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao đối với phát triển kinh tế - xã hội; mức độ hiện đại,năng lực sản xuất của các doanh nghiệp;
hiệu quả do liên kết, hợp tác mang lại; khả năng cạnh tranh của hàng hóa,dịch vụ được đánh giá thông qua giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm và doanh thu của các doanh nghiệp; hiệu quả thực hiện các chính sách để đánh giá chất lượng quản lý của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, Ban Quản lý khu công nghệ cao đối với phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.
2.2.1.3. Hợp lý hóa về cơ cấu doanh nghiệp công nghệ cao
Theo đó, cơ cấu doanh nghiệp công nghệ cao phải đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hoà, hợp lý giữa các ngành (lĩnh vực) và các thành phần kinh tế.
Một là, Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong tất cả các ngành (lĩnh vực) để sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Trước mắt, Việt Nam cần tập trung ứng dụng các công nghệ cao nằm trong Danh mục 97 các công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo Quyết định số 38/QĐ-TTg, đặc biệt đầu tư cho các công nghệ cao mà Chính phủ đang chú trọng hiện nay trong các ngành kinh tế và có kế hoạch phát triển một số ngành công nghệ cao mà địa phương có thế mạnh hoặc điều kiện thuận lợi.
Hai là, Tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao. Theo đó, gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mô doanh nghiệp công nghệ cao trong nước, tránh tình trạng phát triển doanh nghiệp
chủ yếu nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Doanh nghiệp Nhà nước phải đi đầu trong đầu tư phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Đối với các doanh nghiệp FDI, việc thu hút và kêu gọi đầu tư đối với các tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín và có công nghệ nguồn thực sự sẽ góp phần tăng số lượng, chất lượng sản phẩm công nghệ cao được sản xuất ở khu công nghệ cao ở các địa phương.
Đối với cơ cấu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực công nghệ cao phải đảm bảo cân đối, hợp lý giữa tổng số nhân lực chuyên đảm nhiệm R&D và nhân lực sản xuất trong các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao địa phương.
Tiêu chí đánh giá sự hợp lý hoá về cơ cấu các doanh nghiệp công nghệ cao là mức độ hợp lý trong phân bổ doanh nghiệp, dự án công nghệ cao giữa các thành phần kinh tế và các ngành, lĩnh vực. Từ đó, mức độ hợp lý phải đảm bảo sự phát triển cân đối, hài hoà trong cơ cấu doanh nghiệp công nghệ cao về thành phần kinh tế, các ngành, lĩnh vực công nghệ cao và trong cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp công nghệ cao về nhân lực R&D và nhân lực sản xuất.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Thứ nhất, Công tác quy hoạch tổng thể, cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Công tác quy hoạch tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đảm bảo tính phù hợp, khả thi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ cao phát triển một cách hiệu quả, bền vững và ngược lại.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể quốc gia, Nhà nước có căn cứ pháp lý, công cụ quan trọng để bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch Tỉnh, thành phố, loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở sự phát triển, gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp và người dân, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Sau khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện quy hoạch tổng thể quốc gia trong từng giai đoạn, từng thời kỳ và trình Chính phủ ban hành, triển khai.