Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
2.1. Những vấn đề chung về khu công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 34
2.1.1. Quan niệm về khu công nghệ cao
Hiện nay, về mặt khái niệm, nhiều thuật ngữ được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu để mô tả một khu vực cụ thể để ươm tạo và phát triển công nghệ cao như công viên nghiên cứu (research park), công viên công nghệ (technology park), công viên khoa học (science park), trung tâm đổi mới kinh doanh (business innovation center), trung tâm công nghệ cao (center for advanced technology), thành phố khoa học (science city),… Trong khuôn khổ của luận án này, các thuật ngữ sẽ được quy chung về một khái niệm duy nhất là khu công nghệ cao.
Theo Link và Scott, khu công nghệ cao là một cụm các tổ chức dựa trên công nghệ đặt cơ sở trong hoặc gần khuôn viên trường đại học để hưởng lợi ích từ cơ sở tri thức và nghiên cứu đang thực hiện tại trường đại học đó. Trường đại học không chỉ chuyển giao tri thức mà còn mong muốn phát triển tri thức một cách hiệu quả hơn nhờ sự liên kết với các cá nhân, các công ty, các tổ chức đang tham gia hoạt động trong khu công nghệ cao đó [80]. Định nghĩa này đã có sự tương đồng với các định nghĩa cho rằng khu công nghệ cao là một khu vực có cơ sở vật chất liên quan đến đổi mới sáng tạo, song định nghĩa này lại nhấn mạnh đến vai trò của trường đại học và chuyển giao tri thức. Đây là đặc trưng khá phổ biến xuất hiện trong các khu công nghệ cao ở Hoa Kỳ.
Ngân hàng Thế giới và UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) đã sử dụng khu công nghệ cao với thuật ngữ chung là đặc khu Kinh tế (Special Economic Zone - SEZ), là khu vực địa lý nơi có các quy tắc kinh doanh khác nhau và có nhiều ưu đãi được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp từ nhiều ngành sản xuất, công nghệ và dịch vụ [106; 98].
Tổ chức UKSPA (United Kingdom Science Park Association) sử dụng một định nghĩa đã được trích dẫn nhiều về khu công nghệ cao, được mô tả là các cụm doanh nghiệp dựa trên tri thức, nơi hỗ trợ và tư vấn được cung cấp để hỗ trợ sự phát triển của các công ty [97]. Theo UKSPA, khu công nghệ cao là một sáng kiến chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kinh doanh nhằm mục đích: (1) Khuyến khích và hỗ trợ việc khởi nghiệp và ươm tạo các doanh nghiệp tri thức, dẫn dắt bởi sự đổi mới; (2) Cung cấp một môi trường mà các doanh nghiệp lớn và quốc tế có thể phát triển các tương tác cụ thể và chặt chẽ với một trung tâm sáng tạo kiến thức cụ thể vì lợi ích chung;
(3) Có liên kết hoạt động chính thức với các trung tâm sáng tạo tri thức như các trường đại học, các viện giáo dục bậc cao và các tổ chức nghiên cứu [96].
Tổ chức IASP (International Association of Science Parks and Areas of Innovation) đã xác định khu công nghệ cao là một tổ chức do các chuyên gia quản lý dựa trên sự kết hợp năng động giữa chính sách, cơ sở vật chất và dịch vụ có giá trị gia tăng cao đáp ứng sáu tiêu chí sau: (1) Kích thích dòng chảy tri thức và công nghệ giữa doanh nghiệp và trường đại học; (2) Thiết lập thông tin liên lạc giữa các công ty, doanh nhân và kỹ thuật viên; (3) Nuôi dưỡng văn hóa đổi mới, sáng tạo và chất lượng; (4) Tập trung vào các công ty và tổ chức nghiên cứu cũng như con người; (5) Công cụ tạo ra các công ty dựa trên công nghệ mới; (6) Thiết lập mạng lưới toàn cầu của các công ty đổi mới sáng tạo và các tổ chức nghiên cứu để đưa người thuê tiếp cận với thị trường và công nghệ quốc tế [74]. Theo IASP, khu công nghệ cao hoạt động nhằm góp phần gia tăng sự giàu có của cộng đồng bằng cách thúc đẩy văn hoá đổi mới, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các tổ chức tri thức có liên quan [73]. Đây cũng là một quan niệm cho rằng khu công nghệ cao phải có sự liên kết, hợp tác giữa các công ty, doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu như trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ.
Tổ chức AURP (Association of University Research Parks) đã cho rằng khu công nghệ cao là môi trường vật chất có thể tạo ra, thu hút và giữ chân các công ty KH&CN cũng như những nhân tài phù hợp với sự tài trợ của các tổ chức nghiên cứu bao gồm các trường đại học, cũng như các phòng thí nghiệm nghiên cứu công, tư và liên bang. Khu công nghệ cao là khu vực địa lý tạo điều kiện vật chất để triển khai việc liên kết, hợp tác cho luồng các ý tưởng giữa các cá nhân, tổ chức đã tạo ra sự đổi mới
như trường đại học, phòng thí nghiệm liên bang, các tổ chức R&D phi lợi nhuận và các công ty ở cả trong khu công nghệ cao và khu vực xung quanh khu công nghệ cao [58].
Tại Việt Nam, Quy chế khu công nghệ cao (Ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ) đã giải thích từ ngữ tại Điều
2. Chương 1 như sau: “Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm R&D và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao”[12]. Định nghĩa này cũng được áp dụng và bổ sung thêm trong Điều 31. Chương V. Luật Công nghệ cao 2008: “Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao”[37].
Từ các cách quan niệm trên, trong luận án này, nghiên cứu sinh quan niệm:
Khu công nghệ cao là cơ sở hoặc khu vực kinh tế - kỹ thuật đa chức năng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghệ cao, thông qua tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu, ươm tạo và ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
2.1.2. Quan niệm về doanh nghiệp công nghệ cao 2.1.2.1. Quan niệm về công nghệ cao
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với sự ra đời của nền khoa học hiện đại, công nghệ cao cùng với các khái niệm của nó được xuất hiện, khi hàng loạt công nghệ mới ra đời làm cho ranh giới giữa “khoa học” và “công nghệ” không còn khoảng cách rõ ràng. Hiện nay, thế giới vẫn chưa có được một khái niệm hoặc định nghĩa thống nhất về công nghệ cao.
Theo Viện Quản lý công và phát triển kinh tế của Pháp, “Công nghệ cao là các phương tiện vật chất và các cấu trúc tổ chức thực hiện các khám phá và ứng dụng khoa học mới nhất” [21, tr.15]. Theo Từ điển Bách khoa của nhà xuất bản Random House (Mỹ), “Công nghệ cao là công nghệ đòi hỏi trang thiết bị khoa học tinh vi nhất và kỹ thuật sản xuất tiên tiến” [21, tr.15]... Theo các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD, tiêu chí quan trọng nhất để xác định một công
hàm lượng R&D cao (High R&D intensity) trong sản phẩm. OECD xác định ngành công nghệ cao thông qua tỷ lệ chi phí dành cho R&D lớn hơn 4% doanh thu của doanh nghiệp. Trung Quốc đưa ra tiêu chí là ngành công nghệ cao phải đạt chi phí dành cho R&D lớn hơn 5% doanh thu của doanh nghiệp [21, tr.16-18]
Theo Từ điển Cambridge, công nghệ cao là các máy móc, phương pháp tiên tiến và phát triển nhất [48].
Theo bài báo High Tech Specialization: A Comparison of High Technology Centers, các tác giả Joseph Cortright và Heike Mayer đã kết luận rằng công nghệ cao là công nghệ tiên tiến nhất: hình thức cao nhất của công nghệ hiện có [64].
Trong bài báo High technology revisited: definition and position, hai tác giả Harm- Jan Steenhuis và Erik J. de Bruijn cũng đã cho rằng công nghệ cao là công nghệ phức tạp nhất hoặc mới nhất trên thị trường [95].
Các khái niệm nêu trên đều cho rằng công nghệ cao là các phương tiện vật chất, trang thiết bị khoa học hiện đại nhất, tiên tiến nhất tại thời điểm hiện tại. Do đó, khi trình độ lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, công nghệ cao sẽ dần trở nên cũ kỹ, lạc hậu và được thay thế bằng một công nghệ khác tiên tiến, hiện đại hơn công nghệ trước đó. Tuy vậy, hiện nay, thế giới chưa có sự phân định thật rõ ràng một loại công nghệ nào đó thuộc loại công nghệ cao dựa vào thời gian. Các quốc gia, các ngành kinh tế cũng có thể nhầm tưởng các sản phẩm mới, công nghệ nguồn, công nghệ nền là công nghệ cao. Hơn nữa, trong bối cảnh CMCN lần thứ tư và tác động mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, việc phát triển, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất xã hội chiếm vị trí quan trọng đối với các quốc gia. Để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao và đã có những thành tựu đáng kể, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát triển của đất nước. Do vậy, các quốc gia cần có những tiêu chí, căn cứ để xác định các ngành công nghệ cao để ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
Ở Việt Nam, Điều 1 Luật Công nghệ cao năm 2008 quy định: “Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tạo ra sản phẩm có tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi
trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”[37].
Một công nghệ được gọi là công nghệ cao phải được kiểm tra, đánh giá, chứng nhận của Bộ KH&CN và tuỳ theo từng thời điểm mà công nghệ được coi là công nghệ cao có sự thay đổi. Theo đó, Luật Công nghệ cao năm 2008 cũng đưa ra khái niệm: “Sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường” [37].
Theo điều 5 Luật công nghệ cao năm 2008, công nghệ cao ở Việt Nam cần tập trung đầu tư ưu tiên phát triển trong các lĩnh vực như: CNTT; Công nghệ sinh học;
Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ tự động hoá [37]. Quyết định 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ở Việt Nam” [16].
Thực tế cho thấy, việc xác định rõ một loại công nghệ được xem là công nghệ mới rất khó khăn vì nhiều nguyên nhân, trong đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất qua các giai đoan lịch sử là cơ bản nhất. Để xác định một công nghệ cao, thông thường người ta có thể căn cứ vào sản phẩm, trình độ nhân lực, nỗ lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chi phí đầu tư.
Các khái niệm công nghệ cao tuy khác nhau, nhưng đều cho thấy rằng công nghệ cao là công nghệ dựa trên kiến thức khoa học hiện đại, những thành tựu KH&CN mới nhất với hàm lượng tri thức, sáng tạo cao nhất.
Như vậy, từ việc nghiên cứu và kế thừa các định nghĩa trên, luận án có thể
đưa ra quan niệm: Công nghệ cao là công nghệ thuộc những lĩnh vực công nghệ mới được Bộ KH&CN chứng nhận trong khoảng thời gian nhất định, có hàm lượng cao về R&D và có khả năng tạo ra hàng hóa, dịch vụ mang tính năng vượt trội, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, làm cơ sở hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới, hoặc hiện đại hoá ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
2.1.2.2. Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp công nghệ cao a. Khái niệm doanh nghiệp công nghệ cao
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KH&CN, nhất là cuộc CMCN lần thứ tư, việc xác định một lĩnh vực, một
ngành là công nghệ cao rất khó khăn, đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, sự hiểu biết đa chiều về các góc độ khác nhau, các giai đoạn khác nhau, các tiêu chuẩn khác nhau để xác định các doanh nghiệp công nghệ cao đã xuất hiện. Điều này đã tạo ra sự khó khăn trong việc thống nhất quan niệm về doanh nghiệp công nghệ cao.
Trước hết, nhiều quan niệm cho rằng doanh nghiệp công nghệ cao là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính năng của một doanh nghiệp sáng tạo. Theo phương pháp Oslo1, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là ba năm), các doanh nghiệp công nghệ cao phải đưa được vào thị trường ít nhất một đổi mới kỹ thuật (một sản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể hoặc một quy trình công nghệ mới hoặc được cải tiến đáng kể). Đây là một công ty cung cấp năng lực cao để tạo, thực hiện và phổ biến các đổi mới khác nhau [86]. Một công ty đổi mới có thể tạo ra và tiếp thu những đổi mới, sáng tạo và liên tục thích ứng với những thay đổi xảy ra trong môi trường và nhằm mục đích đạt được vị trí dẫn đầu về công nghệ.
Một quan niệm khác lại cho rằng doanh nghiệp công nghệ cao là một công ty dựa trên tri thức, quản lý kiến thức một cách có ý thức và có hệ thống [111]. Đối với một công ty như vậy, kiến thức là một tài sản chiến lược. Các công ty dựa trên tri thức có thể quản lý kiến thức, phát triển và sử dụng các nguồn lực trí tuệ; họ cũng có thể cộng tác hiệu quả vì lợi ích của chính họ và những người khác, trong khuôn khổ các mạng lưới quan hệ đối tác sáng tạo đã được thiết lập (ví dụ: Thung lũng Silicon). Các doanh nghiệp công nghệ cao, với tư cách là các tổ chức có yêu cầu cao về khoa học đối với các yếu tố đầu vào, trình độ học vấn cao trong nhân sự và quản lý, tạo ra, thu thập và phân phối kiến thức mới có thể được định nghĩa là các công ty dựa trên tri thức. Việc tập trung vào quá trình liên tục tiếp thu, phát triển và áp dụng kiến thức làm cho các công ty này trở thành các tổ chức thông minh và học tập
Theo quan niệm của Tiến sĩ Charles K. Davis , trong một công trình xuất bản tại Đại học Indiana (Mỹ), một yếu tố khác quyết định khái niệm về doanh nghiệp công nghệ cao là CNTT hiện đại. Đây là cơ sở của hệ thống quản lý tri thức [66].
1 Phương pháp Oslo xác định các hướng dẫn phương pháp luận để nghiên cứu thống kê các đổi mới kỹ thuật (hoạt động đổi mới), với việc áp dụng cái gọi là phương pháp chủ đề (đối tượng nghiên cứu là hoạt động đổi mới và hành vi đổi mới của toàn bộ công ty) trong lĩnh vực công nghiệp của các công ty và trong cái gọi là lĩnh vực dịch vụ thị trường. Phương pháp này được chuẩn bị bởi các chuyên gia của OECD và được xuất bản trong một cẩm nang phương pháp luận quốc tế được gọi là Sổ tay Oslo.
Trong các doanh nghiệp công nghệ cao, CNTT đã tích hợp các công nghệ khác nhau (phần cứng, phần mềm, viễn thông, tin học viễn thông) và được sử dụng để thu thập, lựa chọn, phân tích, xử lý, lưu trữ, quản lý và chuyển thông tin cho người khác. Từ đó, theo quan niệm của tác giả Ronald Maier trong một bài báo được xuất bản tại nước Đức, doanh nghiệp công nghệ cao là một công ty sử dụng CNTT hiện đại, vì chúng làm tăng hiệu quả, năng suất và tính linh hoạt cũng như chi phí thấp hơn.
Đồng thời, CNTT tiên tiến hỗ trợ các công việc R&D, hỗ trợ rút ngắn thời gian từ giai đoạn thiết kế và giới thiệu sản phẩm đến giai đoạn thâm nhập vào thị trường [83].
Tại Việt Nam, khoản 4 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 quy định: “Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao, có hoạt động R&D công nghệ cao”[37].
Không phải bất cứ doanh nghiệp nào tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao là trở thành doanh nghiệp công nghệ cao. Muốn được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí tại điểm a và b khoản 1 Điều 18 của Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và khoản 3 Điều 76 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp;
(2) Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động R&D của doanh nghiệp (bao gồm khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thường xuyên hàng năm cho hoạt động R&D; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động R&D của doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động R&D; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam) trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào (bao gồm giá trị nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua nội địa) hằng năm: (a) Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ
6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%; (b) Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất