Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 73 - 93)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ

2.3. Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao

2.3.1. Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

2.3.1.1. Kinh nghiệm quốc tế

* Kinh nghiệm ở Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông, Trung Quốc.

Trong bối cảnh CMCN lần thứ tư và phát triển kinh tế tri thức, Trung Quốc đã nhận thức việc phát triển doanh nghiệp công nghệ cao là lực lượng quan

trọng để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ động lực tăng trưởng cũ sang động lực mới và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Theo đó, Trung Quốc đã công bố nhiều chính sách, kế hoạch và dự án liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương. Vì vậy, nhiều địa phương của Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó có Giang Tô, Quảng Đông, Sơn Đông. Thực tiễn phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh này có thể nhận thức được những bài học thành công cụ thể như sau:

Thứ nhất, đề cao vai trò của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương trong phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

Chính phủ Trung Quốc đã xác định doanh nghiệp công nghệ cao là một chỉ số quan trọng để đo lường mức độ phát triển kinh tế và KH&CN của khu vực và là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Hiện nay, các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông đã có nhiều nỗ lực để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

Để tạo môi trường cho doanh nghiệp công nghệ cao, Trung Quốc đã sớm xuất bản tập tài liệu hướng dẫn các lĩnh vực then chốt được ưu tiên phát triển công nghệ cao và những khái niệm liên quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

Những văn bản này là cơ sở để các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu ở các địa phương hoạt động.

Tại Trung Quốc, chính phủ, đặc biệt ở cấp địa phương, đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của các khu công nghệ cao để trở thành nhân tố nền tảng cho sự phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương. Các khu công nghệ cao ở Trung Quốc được thành lập theo một kế hoạch tập trung dưới sự chỉ đạo và quản lý của nhà nước. Về mặt phân bố địa lý, Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông là ba tỉnh có số lượng khu công nghệ cao nhiều nhất, tất cả đều được thành lập vào giai đoạn 1991 - 1992 và 2009 - 2018 [110]. Chính phủ Trung Quốc đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp địa phương bằng cách hỗ trợ các dự án trong các lĩnh vực trên tạo ra các sản phẩm công nghệ cao dưới dạng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, trợ cấp rủi ro hay đầu tư vốn mạo hiểm và các ưu đãi về miễn giảm thuế...

Các công ty trong khu công nghệ cao ở Trung Quốc đều được miễn thuế thu nhập trong giai đoạn đầu và hưởng mức thuế ưu đãi sau đó. Doanh thu được tạo ra

từ việc sử dụng công nghệ mới được chuyển giao chỉ bị đánh thuế khi vượt quá 300.000 nhân dân tệ đầu tiên (hoặc khoảng 45.000 đô la Mỹ). Giấy phép nhập khẩu không được cơ quan hải quan yêu cầu khi họ nhập nguyên liệu và phụ tùng từ nước ngoài nếu nguyên liệu và bộ phận được sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu. Chính phủ Trung Quốc đã dành những đặc quyền như vậy cho các công ty trong khu công nghệ cao, bởi vì chính sách ưu tiên hàng đầu khi chính phủ thành lập các khu công nghệ cao là tăng trưởng [109].

Chính quyền địa phương tiếp tục tìm hiểu các giải pháp cho các nút thắt như giám sát ngoại quan tích hợp, kiểm tra và kiểm dịch nhập liệu vật liệu y sinh, chính sách sử dụng đất, kênh tài chính và nền tảng dịch vụ công cộng. Bên cạnh đó, thuế suất ưu đãi và chính sách khấu trừ bổ sung chi phí R&D có tác động khuyến khích đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp công nghệ cao và tác động khuyến khích của chính sách khấu trừ bổ sung chi phí R&D lớn hơn chính sách thuế suất ưu đãi đối với đầu vào R&D của doanh nghiệp [103]. Trong giai đoạn hiện nay, sự hỗ trợ của các chính sách liên quan của chính phủ có thể cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng của doanh nghiệp công nghệ cao ở ba tỉnh trên.

Thứ hai, đầu tư cho R&D, đổi mới KH&CN, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo động lực cho phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

Các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên phát triển ở Trung Quốc như là điện tử viễn thông, y sinh, cơ điện tử, vật liệu mới, năng lượng mới, bảo vệ môi trường và công nghệ vũ trụ. Đây đều là những lĩnh vực được quan tâm bởi nhiều quốc gia trên thế giới [109]. Trong những năm gần đây, Trung Quốc chú trọng cải thiện hệ thống đổi mới quốc gia, đẩy mạnh xây dựng tăng trưởng về KH&CN. Các doanh nghiệp công nghệ cao ở các khu công nghệ cao tại các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông đã trở thành chủ thể thị trường quan trọng của đổi mới KH&CN ở Trung Quốc. Doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương này đã đầu tư chi phí cho hoạt động R&D, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Việc đầu tư vào R&D có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động thị trường của doanh nghiệp công nghệ cao.

Với việc không ngừng củng cố và nâng cao vị thế chủ đạo trong đầu tư đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, việc huy động vốn thông qua nhiều kênh để

tăng

cường đầu tư cho R&D nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và thúc đẩy chuyển đổi thành tựu KH&CN đã trở thành một vấn đề cấp bách đối với hầu hết các doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay ở Trung Quốc nói chung và trên các khu công nghệ cao của 3 tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông nói riêng [109]. Với sự ra mắt của Ban Đổi mới KH&CN (Star Market) của Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và việc thiết lập hệ thống đăng ký phát hành cổ phiếu, các doanh nghiệp công nghệ cao tiếp tục tăng cường đầu tư R&D bằng cách tài trợ trên thị trường chứng khoán, điều này sẽ trở nên nhanh chóng hơn và thuận tiện [107]. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu của Trung Quốc không có chức năng tài trợ rõ ràng cho các doanh nghiệp công nghệ cao. Do vậy, khó khăn về tài chính của doanh nghiệp công nghệ cao đã được giải quyết bằng việc xây dựng hệ thống chỉ số đánh giá khả năng tài trợ bằng sáng chế của doanh nghiệp công nghệ cao, cam kết tài trợ bằng sáng chế công nghệ của các doanh nghiệp công nghệ cao [61].

Đồng thời, để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các tỉnh này, Trung Quốc đã ban hành các chính sách tài chính về KH&CN và đánh giá hiệu quả của mối quan hệ giữa các chính sách tài chính KH&CN với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ cao. Thực tế đã cho thấy chính sách tài khóa đầu tư cho KH&CN và chính sách thị trường vốn KH&CN có thể nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ cao [63]. Chính sách ưu đãi về khoản khấu trừ bổ sung cho chi phí R&D của Tỉnh đã có hiệu lực [108]. Chính sách ưu đãi trích bổ sung chi phí R&D là một biện pháp quan trọng để khuyến khích đổi mới KH&CN và thúc đẩy cải cách cơ cấu bên cung, có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường động lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp công nghệ cao và thúc đẩy chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế. Kể từ năm 2015, Chính phủ đã điều chỉnh chính sách khấu trừ bổ sung chi phí R&D, đã mở rộng hơn nữa phạm vi và cường độ ưu đãi của chính sách, đồng thời thúc đẩy hiệu quả hoạt động R&D và đổi mới của doanh nghiệp công nghệ cao. Điều này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ cao ở ba địa phương trên liên tục tăng cường đầu tư cho R&D, chú trọng hơn đến việc phát triển các quyền sở hữu trí tuệ độc lập và không ngừng nâng cao khả năng R&D tổng thể của mình [102].

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là chính quyền các địa phương đã tăng cường củng cố chiến lược xây dựng nguồn nhân lực KH&CN của đất nước, nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, khơi dậy sức sống đổi mới của nhân tài, hoàn thiện hệ thống và cơ chế đổi mới KH&CN.

Thứ ba, coi trọng công tác ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở các địa phương.

Trung Quốc rất chú trọng phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới, cung cấp cơ sở lý luận phong phú và phương pháp thực tiễn cho sự phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông đã có nhiều nỗ lực trong ươm tạo và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao [104].

Với việc ban hành các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao của các cấp ban ngành ở các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông và Sơn Đông, số lượng doanh nghiệp công nghệ cao của địa phương đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây [71]. Đặc biệt, ở Sơn Đông, theo số liệu thống kê, năm 2018, tổng số doanh nghiệp công nghệ cao của tỉnh là 8.919 doanh nghiệp, tăng 41,6% so với năm 2017. Năm 2019, tổng số doanh nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Sơn Đông đạt 11.465 doanh nghiệp, với mức tăng trưởng hàng năm là 28,5%. Năm 2019, giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Sơn Đông tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2018 và giá trị sản lượng công nghiệp chiếm 40,14% giá trị sản lượng công nghiệp của các vùng trên quy mô chỉ định, cao hơn 3,22% so với của năm 2018 [102].

Bên cạnh đó, cơ chế phát triển và ươm tạo với các cấp độ khác nhau đã bắt đầu hình thành ở các tỉnh Giang Tô, Quảng Đông, Sơn Đông [71]. Bằng cách phân loại và phân tích các ngành công nghệ cao, Sở KH&CN Tỉnh của các địa phương này có thẩm quyền tuân theo quy luật tăng trưởng của các doanh nghiệp KH&CN, tích cực xây dựng hệ thống ươm tạo toàn vòng đời để hỗ trợ việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp công nghệ cao, đồng thời đẩy nhanh việc mở rộng các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ và các doanh nghiệp công nghệ cao ở địa phương [102].

* Kinh nghiệm ở Kedah và Kuala Lumpur, Malaysia.

Khu công nghệ cao toàn diện đầu tiên có tên gọi là Kulim ở Kedah. Năm 2021, khu công nghệ cao Kulim đã có một năm thành công rực rỡ với dòng vốn

đầu tư nhận được trị giá 65,6 tỷ ringgit (14,6 tỷ USD), đóng góp tới 99,1% tổng số khoản đầu tư mà bang Kedah nhận được [78]. Điều này đã làm cho Kedah trở thành đóng góp cấp nhà nước cao thứ hai cho tổng đầu tư được phê duyệt của Malaysia vào lĩnh vực sản xuất cho năm 2021. Trong quý đầu tiên của năm 2022, khu công nghệ cao Kulim đã đóng góp 99,8% tổng số khoản đầu tư được phê duyệt vào lĩnh vực sản xuất cho bang Kedah, đã góp phần phát triển Kedah trở thành địa phương đóng góp cấp bang hàng đầu cho Malaysia [78].

Kuala Lumpur, Malaysia là một thủ đô có nền kinh tế phát triển nhanh và năng động ở khu vực Đông Nam Á. Từ những năm 2000 trở lại đây, thành phố Kuala Lumpur cũng rất chú trọng phát triển thị trường KH&CN, coi đây là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. Công viên Công nghệ Malaysia là một khu công nghệ nằm ở Bukit Jalil, Kuala Lumpur để R&D các ngành dựa trên tri thức.

Đặc biệt, tòa nhà Enterprise 4 được thiết kế để phục vụ nhu cầu vật chất của các công ty công nghệ cao, cho phép họ trở thành nhà cung cấp dịch vụ cho Siêu Hành lang Đa phương tiện, phần còn lại của Malaysia và thế giới [88; tr.237].

Thực tiễn phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Kulim (Kedah) và Bukit Jalil (Kuala Lumpur) đã đạt được những kết quả quan trọng cho sự phát triển của Malaysia. Điều này có thể đưa ra một số kinh nghiệm thành công như sau:

Thứ nhất, phát huy vai trò của Chính phủ, chính quyền địa phương, khu công nghệ cao trong việc phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.

Tầm quan trọng ngày càng tăng của các ngành công nghệ cao ở Malaysia, đặc biệt là về ngành công nghiệp điện và điện tử dẫn đến việc Chính phủ Malaysia đưa ra các sáng kiến và kế hoạch thành lập các khu công nghệ cao để tối đa hóa KH&CN và hiện thực hóa mục tiêu thành một quốc gia có nền kinh tế tri thức.

Nhìn chung, sự phát triển của các khu công nghệ cao tại Malaysia có liên quan mật thiết đến các kế hoạch 5 năm của Malaysia [57].

Chính phủ đã và đang hỗ trợ phát triển công nghệ địa phương bằng cách thành lập các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ và Siêu hành lang đa phương tiện. Những sáng kiến phát triển lý tính này liên quan đến việc cung cấp không gian văn phòng giá cả phải chăng và tiếp cận với các cơ sở hiện đại (ví dụ:

viễn thông); liên kết với các nhà nghiên cứu; kết nối mạng; và đầu tư vốn mạo

hiểm. Chiến lược khu công nghệ cao đã được Chính phủ áp dụng để kích thích sự đổi mới giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và để tăng cường hợp tác ngành công nghiệp - đại học.

Chính phủ Malaysia luôn tạo khả năng tiếp cận tài chính sâu rộng cho phép các doanh nghiệp dễ dàng có được vốn và các khoảng vay hoặc được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các phương thức gây quỹ mới như huy động vốn từ cộng đồng và các nền tảng cho vay ngang hàng (Peer-to-Peer Lending2) đã phát triển đáng kể trong thời kỳ đại dịch cũng là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường Malaysia. Ngoài ra, Chính phủ Malaysia cũng cung cấp nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghệ cao.

Công nghệ sinh học, công nghệ nano là một trong những ngành đang chú trọng thu hút đầu tư ở Malaysia. Theo đó, Chính phủ Malaysia ưu đãi giảm 100%

thuế theo nhóm hoặc giảm tiêu chuẩn đầu tư vào công nghệ sinh học. Các doanh nghiệp công nghệ sinh học có thể có lợi từ những ưu đãi thuế như miễn thuế 10 năm cho những doanh nghiệp tiên phong, giảm thuế nhập khẩu cho những thiết bị và vật liệu được duyệt, giảm thuế hai lần cho các chi phí và đầu tư hạn định cho R&D,... Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nano toàn cầu, Kế hoạch lần thứ chín của Malaysia được khởi động vào năm 2006, công nghệ nano được đưa vào kế hoạch 5 năm và là một trong 10 ngành ưu tiên.

Bên cạnh vai trò của Chính phủ và chính quyền các cấp, khu công nghệ cao cũng có nhiều nỗ lực trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ cao.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, Kulim - khu công nghệ cao toàn diện đầu tiên, đã tạo ra môi trường độc đáo của riêng mình, cung cấp một hệ sinh thái hoàn chỉnh, nơi các doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất có thể phát triển mạnh và thu hút quan hệ đối tác với chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí và vận hành hiệu quả.

Nếu như các khu công nghệ cao khác chỉ đơn thuần muốn trở thành một “khu thương mại tự do công nghệ”, thì tại khu công nghệ cao Kulim, các công ty hướng tới mục tiêu vượt xa hơn thế và luôn nỗ lực “truyền” công nghệ vào cuộc sống hàng ngày của khách thuê

2 Peer-to-Peer Lending – Cho vay ngang hàng là hoạt động được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ

số để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay mà không thông qua các tổ chức trung gian tài chính

và cư dân. Khu công nghệ cao Kulim đã trở thành một trong những địa điểm đầu tư mới lớn của châu Á cho các công ty toàn cầu, với cơ sở vật chất có thể đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành công nghiệp [57].

Để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao Kulim đã kêu gọi và tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư. Trong những năm qua, sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài với khu vực Đông Nam Á đã tăng lên đáng kể sau đại dịch với dòng vốn chảy vào là 175,3 tỷ USD, trong đó dẫn đầu là Indonesia, Việt Nam và Malaysia. Năm 2021, Malaysia đã ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 48,1 tỷ RM (10,81 tỷ USD). Đây là năm ghi nhận dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào cao nhất của Malaysia. Trước đó trong giai đoạn 2010 - 2019, nước này ghi nhận lưu lượng trung bình chỉ khoảng 35,9 tỷ RM [28]. Điều này có được kết quả đó là do Chính phủ Malaysia đã tạo lập khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ cung cấp sự ổn định và bảo mật cho các nhà đầu tư dài hạn vốn mong muốn các khoản đầu tư, nghiên cứu và sản phẩm của họ được bảo vệ.

Trong khu vực Đông Nam Á, không phải nền kinh tế nào của quốc gia nào cũng có thể cung cấp được điều đó.

Để hỗ trợ các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp công nghệ cao sản xuất sản phẩm một cách thuận lợi, thông suốt tại khu công nghệ cao Kulim, Tư vấn Quản lý Dự án của Kulim bao gồm các chuyên gia tư vấn, kiến trúc sư, kỹ sư và nhà thầu được chỉ định, với đại diện của Tập đoàn khu công nghệ cao Kulim là đầu mối giám sát việc xây dựng cơ sở sản xuất cho đến khi hoàn thành. Do đó, khu công nghệ cao Kulim luôn được các nhà đầu tư săn đón nhiều nhờ môi trường kết nối tốt, thân thiện với các doanh nghiệp công nghệ cao.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghệ cao Kulim cung cấp cơ sở “cắm là chạy” liền mạch cho chuỗi cung ứng cho các công ty đa quốc gia.

Bằng cách giảm chi phí và cắt giảm thời gian quay vòng, cơ sở hạ tầng của khu công nghệ cao Kulim đã cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hoạt động kinh doanh của họ.

Thứ hai, đầu tư cho R&D, thu hút nhân lực chất lượng cao, tăng cường đổi mới công nghệ và xây dựng mô hình thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Trang 73 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w