1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TUẦN 27 – TIẾT 76 Triển lãm các sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ LỚP 8 CÁNH DIỀU

13 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triển Lãm Các Sản Phẩm Về Vẻ Đẹp Danh Lam Thắng Cảnh, Cảnh Quan Thiên Nhiên Địa Phương
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Giáo Dục Công Dân
Thể loại giáo án
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

TUẦN 27 – TIẾT 76 Triển lãm các sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ LỚP 8 CÁNH DIỀU TUẦN 27 – TIẾT 76 Triển lãm các sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ LỚP 8 CÁNH DIỀU TUẦN 27 – TIẾT 76 Triển lãm các sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ LỚP 8 CÁNH DIỀU TUẦN 27 – TIẾT 76 Triển lãm các sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ LỚP 8 CÁNH DIỀU TUẦN 27 – TIẾT 76 Triển lãm các sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương GIÁO ÁN SINH HOẠT DƯỚI CỜ LỚP 8 CÁNH DIỀU

Trang 1

TUẦN 27 – TIẾT 76 Triển lãm các sản phẩm về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa

phương

Ngày soạn: ………

8/

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- HS xác định được những nội dung cần trình bày về sản phẩm

- HS thể hiện được vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương thông qua một số sản phẩm thủ công, tái chế,

- HS tổ chức triển lãm các sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,

- YCCĐ cho tiết SHDC:

+ HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc,

và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho

Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển

+ HS lắng nghe nội quy trường, lớp và nội dung kế hoạch tuần mới

2 Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, vận dụng kiến thức trong cuộc sống

- Năng lực riêng:

+ Phát triển năng lực tranh biện, thương thuyết, phản biện bảo vệ quan điểm, lập trường của bản thân

+ Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ

+ Chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động

+ Làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau

3 Phẩm chất: Yêu nước, tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm, phát huy tính chủ động, tự giác,

tự tin, sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, đồng thời tạo cơ hội cho học sinh trải

Trang 2

nghiệm về những kiến thức rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 Giáo viên:

- TV/máy chiếu, laptop (thiết bị để chiếu các hình vẽ trong bài lên màn ảnh)

- Tăng âm, loa đài, micro cho hoạt động sinh hoạt dưới cờ

- Chuẩn bị tranh, ảnh liên quan đến chủ đề; Tổ chức cho HS các lớp bốc thăm vị trí triển lãm, trưng bày sản phẩm

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho phần trò chơi khởi động: Trò chơi "Đố bạn, đố bạn", "Ong tìm tổ"; Các tiết mục VN tham gia trong buổi trưng bày

- Xây dựng kế hoạch các hoạt động

- Thiết kế, in thiệp mời, catalogue, biểu ngữ, poster đồng thời lên danh sách khách mời, người phát biểu trong buổi triển lãm

- Hướng dẫn HS tìm hiểu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương

- KHBD có xây dựng các kịch bản, tình huống phù hợp theo từng chủ đề, SGK, sách giáo viên (SGV)

-GV giao nhiệm vụ cho HS: Thiết kế sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

-GV yêu cầu HS lập thành các nhóm có cùng sở thích và khả năng Ví dụ như: nhóm Hoạ sĩ, Nhóm Nhiếp ảnh gia, nhóm Hướng dẫn viên du lịch, nhóm Nghệ sĩ,

- Bảng đánh giá kết quả trải nghiệm theo 3 mức độ: Tốt, Đạt, Chưa đạt

2 Học sinh:

- HS tìm hiểu về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên địa phương

- Thực hiện nhiệm vụ trong sách bài tập trước khi đến lớp

- Mỗi nhóm thảo luận tìm ý tưởng thiết kế một sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn GV có thể gợi ý một số hình thức sản phẩm, như: tranh, ảnh, pan-nô, áp-phích, video clip, tờ rơi, bài thuyết trình, bài thơ, các tiết mục văn nghệ, các sản phẩm thủ công truyền thống như quạt nan, quạt giấy, hộp đựng bút, ống cắm bút, nón lá, lọ hoa, khăn tay, có vẽ hình cảnh quan thiên nhiên và ghi thông điệp kêu gọi mọi người chung tay bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

-Hoàn thiện các sản phẩm được trưng bày tại triển lãm

-Một số vật liệu để trang trí cho khu vực triển lãm của nhóm, lóp

-Phần công người thuyết minh, giới thiệu tại triển lãm

Trang 3

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a Mục tiêu hoạt động: Thay đổi không khí lớp học, tạo tâm lí thoải mái, tiếp thêm năng

lượng tích cực, kích thích trí tò mò, thu hút sự chú ý, khơi dậy, thúc đẩy ham muốn khám phá của HS, dẫn dắt HS từng bước làm quen bài học

b Nội dung hoạt động: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c Sản phẩm học tập: Câu trả lời/ HĐTN/ sản phẩm thủ công/ kết quả trò chơi/ các tiết mục

văn nghệ, cảm nhận của HS chia sẻ, sau khi tham gia trải nghiệm (giao lưu, diễn đàn, tuyên truyền, hùng biện)

d Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức cho HS xem video clip/ hát 1 bài hát/ chơi một trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đề để tạo không khí vui vẻ trước khi vào hoạt động

GV dẫn dắt HS vào hoạt động

2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.1 Hoạt động 1: Chào cờ

Phần 1: Nghi lễ

a Mục tiêu:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, tăng cường các giải pháp giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, lòng tự hào dân tộc, đạo đức trong sáng, xây dựng hoài bảo trong đội viên, học sinh góp phần phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự quản, rèn luyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ trong toàn thể đội viên, học sinh góp phần xây dựng hình ảnh người đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh gương mẫu và tập thể “chi đội, liên đội 3 tốt”

- Đảm bảo nghiêm túc, kỷ luật, thiết thực, hiệu quả.

- HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc,

và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho

Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển

b Nội dung: HS hát quốc ca TPT hoặc BGH nhận xét.

c Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS và TPT.

d Tổ chức thực hiện:

Trang 4

* Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội.

- Tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ

- Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca Việc hát quốc ca yêu cầu tất cả học sinh đều phải hát, không bật băng hay cho một vài học sinh trong đội nghi lễ, nghi thức hát

- Sau đó là tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ

- HS điều khiển, hô khẩu hiệu trình bày phải mạch lạc, cụ thể đủ nghe Giáo viên cần bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra chào cờ Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự

- Sau khi các tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, đội viên, học sinh, khách mời ổn định vị trí, đơn vị thực hiện diễn biến Lễ chào cờ

- Dẫn chương trình (Giáo viên hoặc đại diện Ban Chỉ huy liên đội) điều hành Lễ chào cờ theo trình tự:

 Trân trọng kính mời các vị đại biểu (thầy cô) cùng toàn thể các bạn chuẩn bị làm Lễ chào cờ!

Đội Nghi lễ vào vị trí! (nếu có đội nghi lễ tham gia Nghi thức nếu Chào cờ)

 Nghiêm!

 Chào cờ – Chào!

 Quốc ca!

 Đội ca!

 Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng!

 Trân trọng cảm ơn các đại biểu cùng toàn thể các bạn

Đội nghi lễ về vị trí! (nếu có đội nghi lễ tham gia Nghi thức nếu Chào cờ)

- Kết thúc Nghi thức Lễ chào cờ

- Tùy tình hình thực tế các đơn vị xây dựng nội dung chào cờ phù hợp, lồng ghép các nội dung về tuyên truyền, giáo dục học sinh

Lưu ý: Nếu các đơn vị có điều kiện sẽ sử dụng trống kèn trong lễ chào cờ, ngược lại nếu không có điều kiện các đơn vị sử dụng nhạc nền theo quy định.

Nhiệm vụ 1: Tổng kết hoạt động giáo dục của trường

trong tuần.

- Đại diện lớp trực tuần (trực ban) tập hợp ý kiến tình hình

hoạt động của các khối lớp trong tuần học vừa qua

- Báo cáo các hoạt động, kết quả tổng hợp thi đua thành tích

Trang 5

giữa các lớp

- GV/TPT Đội nhận xét chung các hoạt động trong tuần

* Ưu điểm:

………

………

………

* Tồn tại

………

………

………

Nhiệm vụ 2: Phát động, phổ biến kế hoạch giáo dục trong

tuần tới.

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp

xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt

- HS nghe để thực hiện kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ tuần mới

- HS lắng nghe GV nhận xét, đánh giá

- HSKT trí tuệ: Ổn định vị trí, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ

- HSKT nhìn: Ổn định vị trí, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ

- GV/TPT Đội: Nhận xét tiết chào cờ

- Cuối tiết chào cờ GV/TPT Đội dành ít phút để nhận xét ý thức tham gia của học sinh và sự chuẩn bị của những người có trách nhiệm Nội dung nhận xét cần ngắn gọn cụ thể khách quan

- GV giới thiệu HĐ sinh hoạt theo chủ đề:

Phần 2: Sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề

Hoạt động: Triển lãm các sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

a) Mục tiêu hoạt động:

- HS xác định được những nội dung cần trình bày về sản phẩm

- HS thể hiện được vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương thông

Trang 6

qua một số sản phẩm thủ công, tái chế,

- HS tổ chức triển lãm các sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và tuyên truyền vận động mọi người cùng chung tay trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,

- Thông qua buổi triển lãm, HS trưng bày và giới thiệu được các sản phẩm đã thiết kế thể hiện vẻ đẹp cảnh quan thiên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

b) Nội dung hoạt động: HS tổ chức hoạt động triển lãm các sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

c) Sản phẩm học tập:

- Bài giới thiệu sản phẩm trưng bày của HS

- HS có thêm hiểu biết về các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh địa phương

d) Tổ chức hoạt động:

PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV/TPT Đội giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt dưới cờ, giới

thiệu thành phần BGK chấm sản phẩm trưng bày

- GV hướng dẫn HS chia sẻ, giới thiệu chủ đề của hoạt động triển

lãm tranh “Triển lãm các sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh

quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương”

- GV giới thiệu thành phần khách mời tham gia buổi triển lãm,

giới thiệu đại diện HS thuyết trình sản phẩm của nhóm đã thực

hiện

+ Câu hỏi phụ khi thuyết trình:

- Xuất phát từ đâu để tạo nguồn cảm hứng cho các em thiết kế

các sản phẩm này?

- Em sẽ làm gì để góp phần gìn giữ cảnh quan thiên nhiên khi có

dịp đến thăm những nơi này?

- Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát

triển cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của quê

hương, đất nước?

- Bình chọn sản phẩm được yêu thích nhất

- Một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi

- Bài giới thiệu sản phẩm trưng bày của HS

- HS có thêm hiểu biết

về các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh địa phương

Trang 7

tham dự triển lãm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm, lớp trưng bày sản phẩm đã thiết kế

- HS chia sẻ, giới thiệu với các bạn trong nhóm về sản phẩm của

nhóm đã thực hiện, trả lời các câu hỏi phụ do BGK nêu ra trong

quá trình quan sát đánh giá, chấm điểm sản phẩm

- HS cả trường đi tham quan các khu vực triển lãm và lắng nghe

phần giới thiệu sản phẩm của các khối, lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV giới thiệu đại diện HS thuyết trình sản phẩm của nhóm đã

thực hiện tại vị trí trưng bày

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung

- Một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi

tham dự triển lãm

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá bằng nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của

HS trong hoạt động vừa thực hiện, động viên, khen ngợi HS

- BGK chấm điểm góc trưng bày, thuyết trình sản phẩm và đặt

câu hỏi các vấn BGK khai thác

- BGK tổng hợp kết quả gửi về TPT

- Thông báo các sản phẩm được yêu thích nhất và có số lượt bình

chọn cao nhất

- Một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi

tham dự triển lãm

- GV chiếu video có nội dung giới thiệu về

3 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG/TÌM TÒI - MỞ RỘNG

a) Mục tiêu hoạt động: HS chia sẻ cảm nhận, những bài học bản thân cảm thấy có ý nghĩa thiết thực sau khi tham gia HĐTN; Những hoạt động mà em đã tự giác thực hiện được trong tuần học

b) Nội dung hoạt động: HS vận dụng kiến thức đã tìm hiểu tiếp tục sáng tạo thêm nhiều sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/ HĐTN/ các tiết mục văn nghệ/sản phẩm thủ công/ kết quả

Trang 8

trò chơi/ cảm nhận của HS chia sẻ, sau khi tham gia trải nghiệm (giao lưu, diễn đàn, tuyên truyền, hùng biện)

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV/TPT mời một số HS chia sẻ cảm nhận, những bài học bản

thân cảm thấy có ý nghĩa thiết thực sau khi tham gia HĐTN;

Những hoạt động mà em đã tự giác thực hiện được trong tuần

học

- GV/TPT gợi ý cho HS vận dụng kiến thức đã tìm hiểu tiếp tục

sáng tạo thêm nhiều sản phẩm để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan

thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập, mạnh dạn chia sẻ

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện.

- HS chia sẻ cảm nhận, những bài học bản thân cảm thấy có ý

nghĩa thiết thực sau khi tham gia HĐTN; Những hoạt động đã tự

giác thực hiện được trong tuần học

Bước 4: Đánh giá kết quả, nhận định.

- GV tiếp nhận ý kiến, động viên HS, giải thích những khúc mắc

HS đề xuất, nắm bắt suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của HS

- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương, khích lệ, động viên HS tiếp

tục phấn đấu học tập và rèn luyện, phát huy thành tích thi đua

trong tuần học

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn tập lại kiến thức đã học; ghi nhớ, lan tỏa thông điệp bài học

bằng hành động trong các hoạt động ở trường, lớp, địa phương

- Nhận diện được những nét tính cách đặc trưng của bản thân giúp

em có thể lựa chọn hoạt động phù hợp và tương tác tốt hơn với

mọi người khi tham gia tuyên truyền giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan

thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương

* Chuẩn bị cho bài học sau:

IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:

Trang 9

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi

Chú

Quan sát quá trình tham

gia HĐTN của HS:

- Thu hút được sự tham

gia tích cực của người

học

- Tạo cơ hội thực hành

cho người học

GV đánh giá bằng nhận xét:

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hệ thống câu hỏi TNKQ, TL

- Nhiệm vụ trải nghiệm

V HỒ SƠ DẠY HỌC (nếu có):

- Hồ sơ dạy học (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm )

- Thông tin về nội dung giáo dục chủ đề (nếu có): Cập nhật sổ ghi chép Sơ kết tuần học, phương hướng nhiệm vụ trong tuần mới

- Phiếu học tập (nếu có): PHT câu hỏi TNKQ, câu hỏi TL, BT tình huống, sơ đồ tư duy

Sản phẩm dự kiến: Ảnh sưu tầm + Các tranh vẽ của HS

- Sản phẩm dự kiến:

Trang 10

Vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Cao Bằng

Nhắc đến du lịch Cao Bằng hẳn không thể bỏ qua các điểm tham quan như thác Bản Giốc, núi Thủng, động Ngườm Ngao, hang Pác Pó, hồ Thang Hen Cao Bằng là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, cách trung tâm Hà Nội 300 km Phương tiện phổ biến nhất để tới Cao Bằng là

xe khách giường nằm, ôtô tự lái với thời gian di chuyển khoảng 8 tiếng Du lịch Cao Bằng,

du khách thường lưu trú ở thành phố hoặc huyện Trùng Khánh để tiện đến các điểm tham quan

Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu

du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, quần thể hồ Thang Hen, động Ngườm Ngao và đặc biệt thác Bản Giốc, từng được nhiều báo quốc tế chọn là thác nước đẹp bậc nhất thế giới Nhờ hội tụ từ thác, hồ, núi non đến hệ thực vật phong phú, công viên địa chất Non Nước

Cao Bằng được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào tháng 4/2018 và Insider xếp

vào top 50 điểm đến view đẹp vào tháng 7/2020

1 Thác Bản Giốc hùng vĩ

Người ta nói, du lịch Cao Bằng mà không từng ghé qua thác Bản Giốc thì quả là một sự

thiếu sót lớn Thác Bản Giốc vốn dĩ là một địa danh du lịch được đông đảo khách du lịch quan tâm, thuộc trong quần thể Công viên Địa chất Toàn cầu Cao Bằng được UNESCO công nhận trên toàn cầu Nằm ở vị trí xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, cùng với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, thác Bản Giốc nghiễm nhiên trở thành thác nước kỳ vĩ và đẹp nhất Việt Nam

Thác Bản Giốc chia thành hai phần: một phần nằm ở biên giới Việt - Trung có ranh giới là sông Quây Sơn, phần còn lại nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam Từ đỉnh thác xuống chân thác có độ cao khoảng 100m, khiến dòng nước xiết đổ xuống như một dải lụa trắng mượt mà, rồi tung bọt trắng xóa ở dưới phía mặt hồ Nếu muốn cảm nhận sự hùng vĩ của

thác Bản Giốc, khách đi tour thác Bản Giốc từ Hà Nội nên đi vào mùa hè Khoảng từ

tháng 6 đến tháng 9, Cao Bằng chuyển mình vào mùa mưa với lượng nước dồi dào nhất Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích sự bình yên, hãy du lịch Cao Bằng vào những tháng còn lại để tận hưởng không khí thoáng đãng bên dòng thác chảy hiền hòa

2 Khu di tích Pác Bó với lịch sử hào hùng

Nằm ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Pác Pó là một địa điểm du lịch Cao Bằng đẹp, đầy ý nghĩa để bạn tới tham quan Tới thăm khu di tích lịch sử này, khách đi tour Cao Bằng sẽ có cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống giản dị, mộc mạc và “thật là sang” của

Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam ta

Suối Lê-Nin Pác Bó

Là một khu căn cứ quân sự lúc nào cũng có thể đối mặt với sự hiểm nguy, thế nhưng khung cảnh tại khu di tích Pác Bó lúc nào cũng yên bình đến lạ Giữa bốn bề là núi rừng, mây trời, hang động và suối nước róc rách, du khách có thể cảm nhận được rõ sự sống mãnh liệt vẫn luôn hiện hữu nơi đây Con suối Lê-nin nước lúc nào cũng một màu trong xanh ngày ngày xuôi dòng qua biết bao ghềnh đá Lúc thì ầm ào tung bọt trắng xóa, lúc lại róc rách êm đềm như một dải lụa trắng tinh khôi Đoạn suối chảy qua hang Pác Bó cũng trước đây cũng là

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w