1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây ba kích (morinda officinalis how ) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh quảng ninh

158 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây ba kích (Morinda officinalis How.) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Lầu A Chớ
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Nguyên, PGS.TS. Trịnh Xuân Hoạt
Trường học Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Khoa học Cây trồng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 4,89 MB

Nội dung

Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh ...30 2.5.. Nghiên cứu hiệu quả của một số bi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

LẦU A CHỚ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP

KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH THỐI GỐC

CÂY BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.)

TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

-

LẦU A CHỚ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP

KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ BỆNH THỐI GỐC

CÂY BA KÍCH (MORINDA OFFICINALIS HOW.)

TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Ngành : Khoa học cây trồng

Mã số ngành: 8.62.01.10

Người hướng dẫn 1: TS Dương Thị Nguyên, Trường Đại học Nông

Lâm, Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn 2: PGS.TS Trịnh Xuân Hoạt, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

- Tôi luôn luôn nỗ lực, cố gắng và trung thực trong suốt quá trình nghiên cứu

đề tài

- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn, sử dụng trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2023

Lầu A Chớ

Trang 4

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, Phòng Đào tạo cùng các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại Nhà trường; Đó những cơ sở quan trọng giúp tôi hoàn thành các nội dung của đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo TS Dương Thị Nguyên và PGS.TS Trịnh Xuân Hoạt cùng các anh, chị ở Bộ môn Chẩn đoán, Giám định dịch hại và thiên địch, Viện Bảo vệ thực vật đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian

thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn Nội dung luận văn của tôi là một phần của Đề tài “Nghiên cứu giải pháp khoa học và công nghệ quản lý tổng hợp một số bệnh chính

có nguồn gốc trong đất hại cây Ba kích tại Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc” mã số ĐTĐL.CN-45/22

Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới gia đình, người thân, bạn bè của tôi đã luôn

cổ vũ, động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành

đề tài tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 14 tháng 11 năm 2023

Lầu A Chớ

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xi

THESIS ABSTRACT xiii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu đề tài 2

2.2 Yêu cầu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2

3.1 Ý nghĩa khoa học 2

3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trên thế giới 3

1.1.1 Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây Ba kích 3

1.1.2 Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích 5

1.2 Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trong nước 10

1.2.1 Biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Ba kích 10

1.2.2 Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích 14

1.3 Nghiên cứu về hiệu quả phòng trừ bệnh hại của một số chế phẩm sinh học trên các loại cây trồng cạn 20

Trang 6

1.4 Kết luận rút ra từ tổng quan 22

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 24

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 24

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 24

2.3 Nội dung nghiên cứu 24

2.4 Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 25

2.4.1 Xác định nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh 25

2.4.2 Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh 30

2.5 Phương pháp xử lý số liệu 36

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

3.1 Xác định nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh 37

3.1.1 Điều tra, thu thập mẫu bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại Quảng Ninh 37

3.1.2 Xác định nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm 40 3.1.3 Xác định đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm 50

3.2 Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh 56

3.2.1 Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý bầu đất đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích 56

Trang 7

3.2.2 Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý hom đến sinh trưởng và bệnh thối

gốc cây Ba kích trong gian đoạn vườn ươm 64

3.2.3 Đánh giá hiệu lực của một số chế phẩm sinh học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm 72

3.2.4 Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

1 Kết luận 80

2 Kiến nghị 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 88

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

AMF : Arbuscular mycorrhiza fungi

CV : Coefficient of variance (Hệ số biến động)

CDA : Czapek Dox Agar

CLA : Low Carbon Agar

mRNA : messenger Acid RiboNucleic

NN&PTNN : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OCOP : One Commune One Product

P : Probabllity (Xác suất)

PCR : Polymerase - Chain – Reaction

PDA : Potato Dextrose Agar

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả điều tra, thu mẫu bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn

ươm tại Quảng Ninh 38 Bảng 3.2 Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh từ các mẫu thu thập trong giai đoạn

vườn ươm và vườn sản xuất 40 Bảng 3.3 Kết quả lây nhiễm nhân tạo các chủng nấm phân lập trên cây Ba kích

giống sạch bệnh trong điều kiện chậu vại 42 Bảng 3.4 Khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F oxysporum QN1

trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau 51 Bảng 3.5 Khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F oxysporum QN1 ở

các mức pH khác nhau trên môi trường PDA 54 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba

kích 57 Bảng 3.7 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số mầm/hom của cây Ba kích

thí nghiệm trong vườn ươm 58 Bảng 3.8 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số cặp lá/mầm của cây Ba

kích thí nghiệm 60 Bảng 3.9 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến bệnh thối gốc cây Ba kích thí

nghiệm 63 Bảng 3.10 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích

thí nghiệm 64 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến chiều dài mầm của cây Ba kích

thí nghiệm 67 Bảng 3.12 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến số cặp lá/mầm của cây Ba kích

thí nghiệm trong vườn ươm 68

Trang 10

Bảng 3.13 Hiệu quả của chế phẩm xử lý hom giống đến bệnh thối gốc cây Ba kích

71 Bảng 3.14 Hiệu lực của một số chế phẩm sinh học đối với bệnh thối gốc hại cây Ba

kích trong điều kiện vườn ươm 72 Bảng 3.15 Hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học đối với chủng nấm F

oxysporum QN1 trong điều kiện in vitro 76 Bảng 3.16 Hiệu lực của một số thuốc hoá học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích

trong giai đoạn vườn ươm 77

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Cây Ba kích biểu hiện triệu chứng bệnh thối gốc trong giai đoạn vườn

ươm 37

Hình 3.2 Điều tra, thu thập mẫu cây Ba kích biểu hiện triệu chứng bệnh thối gốc giai đoạn vườn sản xuất 39

Hình 3.3 Triệu chứng bệnh thối gốc cây Ba kích phân tích trong phòng thí nghiệm .39

Hình 3.4 Hình thái một số chủng nấm phân lập trên các mẫu bệnh 40

Hình 3.5 Lây nhiễm nhân tạo các chủng nấm gây bệnh thối gốc cây Ba kích 41

Hình 3.6 Triệu chứng bệnh sau 61 ngày lây nhiễm 43

Hình 3.7 Một số đặc điểm của chủng nấm QN1 gây bệnh thối gốc cây Ba kích tại Quảng Ninh .44

Hình 3.8 Kết quả so sánh trình tự gen của các chủng nấm QN1, QN2, QN3 và QN4 với trình tự gen của chủng nấm Fusarium oxysporum f sp lycopersici 4287 (mã số Ngân hàng gen: XM_018377090), và tương đồng 98,95% với chủng nấm F oxysporum Fo47 (mã số Ngân hange gen: XM_031181711) .48

Hình 3.9 Phân tích phả hệ 4 chủng nấm gây bệnh thối gốc cây Ba kích tại huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ và Tiên Yên dựa vào trình tự một phần vùng mRNA 49

Hình 3.10 Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm ở các mức nhiệt độ khác nhau trên môi trường PDA 52

Hình 3.11 Hình ảnh khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F oxysporum QN1 trên môi trường PDA ở các mức nhiệt độ khác nhau sau 7 ngày nuôi cấy 53

Hình 3.12 Hình ảnh khả năng sinh trưởng và phát triển chủng nấm F oxysporum QN1 trên môi trường PDA ở các mức pH khác nhau sau 7 ngày nuôi cấy .55

Trang 12

Hình 3.13 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến chiều dài mầm của cây Ba

kích 59 Hình 3.14 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến đường kính mầm của cây Ba

kích 61 Hình 3.15 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến bệnh thối gốc cây Ba kích 63 Hình 3.16 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến số mầm/hom của cây Ba kích

65 Hình 3.17 Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến đường kính mầm của cây Ba

kích 69 Hình 3.18 Hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học đối với nấm F oxysporum

trong điều kiện in vitro sau 7 ngày nuôi cấy 75

Trang 13

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Học viên: Lầu A Chớ

Tên luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích (Morinda officinalis How.) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh

Ngành khoa học của luận văn: Khoa học cây trồng

Nội dung và Phương pháp nghiên cứu

Nội dung chính của nghiên cứu:

Nội dung 1 Xác định nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh

Nội dung 2 Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra thu thập mẫu bệnh: Việc điều tra được tiến hành theo

“Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng” của Viện Bảo vệ thực vật (1997) và Quy chuẩn Quốc gia QCVN-01- 38:2010/BNNPTNT ngày 12/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về điều tra và phát hiện dịch hại trên cây trồng

- Nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm: Được xác định dựa trên đặc điểm hình thái của nấm và trình tự DNA

- Khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm F oxysporum QN1 được đánh giá: (i) Trên 4 môi trường nhân tạo: WA (Water Agar), PDA (Potato

Dextrose Agar), CDA (Czapek Dox Agar) và YMA (Yeast Mannitol Agar); (ii) Ở

Trang 14

các mức nhiệt độ khác nhau (20, 25, 28, 30 và 35 oC) và pH khác nhau (5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 7,0; 7,5 và 8,0) trên môi trường PDA

- Một số chế phẩm kỹ thuật bao gồm: (i) Chế phẩm xử lý giá thể bầu, (ii)

Chế phẩm xử lý hom, (iii) Chế phẩm sinh học và thuốc hóa học được đánh giá ảnh

hưởng của chúng đến sinh trưởng và hiệu quả đối với bệnh thối gốc cây Ba kích

trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh

Kết quả chính và kết luận

1) Nguyên nhân và đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh thối gốc cây

Ba kích trong giai đoạn vườn ươm:

a) Bệnh thối gốc trên cây Ba kích tại Quảng Ninh do nấm Fusarium oxysporum gây ra

b) Nấm sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường PDA, nhiệt độ từ

28-30oC, pH từ 6,0-7,5 ( trong đó tốt nhất là pH7,0)

2) Hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây

Ba kích trong giai đoạn vườn ươm:

a) Kỹ thuật sử dụng bầu ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm

sinh học Trichoderma spp (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,1% và kỹ thuật ngâm hom

trong dung chế phẩm giâm cành Rina R206, và trồng trong bầu có xử lý bằng chế

phẩm sinh học Trichoderma spp (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,1% để có tỷ lệ hom ra

rễ, số mầm/hom, chiều dài mầm, số cặp lá/mầm, đường kính mầm và hiệu quả phòng chống bệnh thối gốc cao nhất

b) Biện pháp tưới bằng chế phẩm sinh học có chứa hoạt chất B subtilis (BIO

BẠC 50WP) nồng độ (0,2%) hoặc bằng hoạt chất Chitosan (Stop 15WP) nồng độ

(0,0015%) hoặc bằng hoạt chất Trichoderma spp (Tricô ĐHCT) nồng độ (0,05%)

trong giai đoạn vườn ươm để phòng chống bệnh thối gốc

c) Sử dụng thuốc hóa học tưới bằng 1 trong 2 loại công thức chứa hoạt chất prochloraz (Talent 50WP) (nồng độ 0,05%) và hoạt chất tebuconazole (Folicur 430SC) (nồng độ 0,03%) trong giai đoạn vườn ươm có hiệu lực trừ bệnh cao nhất

Trang 15

THESIS ABSTRACT Master of student: LAU A CHO

Thesis title: Effects of technical measures on the growth and foot rot disease of

Indian mulberry (Morinda officinalis How.) during the nursery stage in Quang Ninh

Province

Scientific field of the thesis: Crop science

Code: 8.62.01.10

Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry –

Thai Nguyen University

Research purposes:

Identify the cause of root rot; Evaluate the effects of some technical preparations on the growth and foot rot disease of Ba Kich plants in the nursery stage in Quang Ninh province

Content and Research Methods

The main content of the study:

Content 1 Determining the causative pathogen and biological characteristics of

foot rot disease in Ba kinh plants during the nursery stage in Quang Ninh Province

Content 2 Researching the effectiveness of various technical measures on the

growth and foot rot disease of Ba Kich plants during the nursery stage in Quang Ninh Province

Research Methods:

- Investigation method of collecting disease samples: The investigation is conducted according to "Basic investigation method of agricultural pests and their natural enemies" of the Plant Protection Institute (1997) and National Regulations QCVN- 01-38:2010/BNNPTNT dated October 12, 2010 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on investigation and detection of pests on crops

Trang 16

- Cause of Ba Kich plant foot rot disease in the nursery stage: determined based on the morphological characteristics of the fungus and DNA sequence

- The growth and development ability of the fungal strain F oxysporum QN1

was evaluated: (i) On 4 artificial environments: WA (Water Agar), PDA (Potato Dextrose Agar), CDA (Czapek Dox Agar) and YMA (Yeast Mannitol Agar); (ii) At different temperatures (20, 25, 28, 30 and 35 oC) and different pH (5.0; 5.5; 6.0; 6.5; 7.0; 7.5 and 8.0) on PDA environment

- Some technical preparations include (i) Preparations for treating potting media, (ii) Preparations for treating cuttings, (iii) Biological products and chemical drugs that are evaluated for their effects on biology growth and effectiveness against Ba Kich plant foot rot disease in the nursery stage in Quang Ninh province

Main results and conclusions

1) Causes and biological characteristics of the pathogen causing Ba Kich plant foot rot disease in the nursery stage:

a) Foot rot disease on Ba Kich plant in Quang Ninh is caused by the fungus F oxysporum

b) Fungi grow and develop well on PDA medium, temperature from 28-30oC, pH from 6.0-7.5 (the best is pH7.0)

2) The effectiveness of some technical measures on growth and foot rot disease

of Ba Kich plants in the nursery stage:

a) Technique of using nursery pots filled with B-layer soil treated with biological products Trichoderma spp (Trico ĐHCT) concentration of 0.1% and technique of soaking cuttings in Rina R206 cuttings preparation, and planting in pots treated with biological product Trichoderma spp (Trico ĐHCT) concentration

of 0.1% to have the highest rate of rooting cuttings, number of shoots/cuttings, length of shoots, number of leaf pairs/shoots, diameter of shoots and root rot prevention effectiveness

b) Irrigation preparations with biological products containing the active

ingredient B subtilis (BIO SILVER 50WP) (concentration 0.2%) or with the active

Trang 17

ingredient Chitosan (Stop 15WP) (concentration (0.0015%) or with the active ingredient Chitosan (Stop 15WP) concentration (0.0015%) Trichoderma spp (Trico ĐHCT) concentration (0.05%) in the nursery stage to prevent foot rot disease c) Using chemical irrigation with 1 of 2 formulas containing the active ingredient prochloraz (Talent 50WP) (concentration 0.05%) and the active ingredient tebuconazole (Folicur 430SC) (concentration 0.03%) during the period The nursery has the highest disease-repelling effect

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, Ba kích (Morinda officinalis How.) là cây trồng có giá trị trong

ngành y dược, mang lại lợi ích kinh tế và được quan tâm phát triển Ba kích được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang

và Bắc Ninh Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên Ba kích đã trở thành cây dược liệu trồng với diện tích lớn và mức đầu tư thâm canh ngày càng cao

Tỉnh Quảng Ninh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây

Ba kích, đặc biệt cây Ba kích ở đây có hàm lượng hoạt chất sinh học cao hơn so với ở các tỉnh khác, do đó cây Ba kích không chỉ được khai thác trong tự nhiên mà

đã được trồng trên diện tích lớn dưới tán cây rừng, ngoài tán rừng và được Tỉnh Quảng Ninh đăng ký là sản phẩm OCOP cấp quốc gia Với mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm cây dược liệu của vùng Đông Bắc nước ta, tỉnh Quảng Ninh đã có định hướng quy hoạch phát triển vùng dược liệu nguyên liệu Ba kích gắn liền với chế biến một cách hiệu quả trong giai đoạn tới (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2013) Tuy nhiên, thực tế sản xuất Ba kích tại tỉnh Quảng đang gặp nhiều trở ngại, trong những năm gần đây, một số nơi trồng Ba kích tại Quảng Ninh và Thanh Hóa đã ghi nhận sự xuất hiện của triệu chứng bệnh héo vàng trên cây Ba kích làm chết hàng loạt cây với tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 70%, triệu chứng bệnh xuất hiện ngay từ giai đoạn cây con đến khi cây hình thành củ Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay, các giống cây Ba kích được bán tràn lan trên nhiều trang mạng và thương mại điện tử mà không được kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng giống với sự có mặt của nhiều nhà vườn tự phát, hay một số đơn vị nhập cây giống từ Trung Quốc cùng với sự bùng phát của nhiều loại sâu bệnh gây hại là một trong những nguyên nhân chính làm diện tích trồng Ba kích của tỉnh Quảng Ninh bị thu hẹp, chưa đạt được quy hoạch tỉnh đề ra

Ba kích là cây lâu năm (5 - 6 năm mới cho thu hoạch), việc bảo vệ bộ rễ/củ trong suốt thời gian dài đặc biệt là ngay từ giai đoạn sản xuất giống là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo năng suất, chất lượng củ và phát triển bền vững vùng trồng Ba kích tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh phía Bắc nói chung Tuy nhiên, tính

Trang 19

đến nay chưa có nghiên cứu nào được tiến hành đối với bệnh thối gốc hại cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm Việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời nguồn giống Ba kích chất lượng cao, sạch bệnh đang là yêu cầu cấp bách của sản xuất Xuất phát từ

những vấn đề trên, tiến hành thực hiện đề tài theo hướng: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích (Morinda officinalis How.) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh”

2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

2.1 Mục tiêu đề tài

Xác định được nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích giai đoạn vườn ươm; Lựa chọn được biện pháp kỹ thuật tốt nhất để áp dụng vào việc nhân giống và phòng trừ bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh

2.2 Yêu cầu của đề tài

- Xác định nguyên nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh

- Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của cây Ba kích và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thông tin khoa học cơ bản về ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích tại Quảng Ninh Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu cây Ba kích

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Việc xác định được tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích, đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật và hiệu lực của một số chế phẩm sinh học, một số loại thuốc hoá học đối bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm

là cơ sở giúp ổn định chất lượng giống cây Ba kích, phục vụ nhu cầu sản suất ba kích kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh trồng cây Ba kích khác

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây Ba kích

Đối với kỹ thuật nhân giống cây Ba kích, có thể áp dụng chế phẩm trồng bằng hạt hoặc bằng hom thân hoặc bằng nuôi cấy mô Đối với phương pháp nhân giống bằng hom, theo Zheng (2014) khuyến cáo nên sử dụng hom giống khỏe mạnh

từ cây Ba kích 2 năm tuổi, cắt lấy phần giữa dây, phần đầu quá non và phần đốt dài đều không phù hợp cắt hom dài khoảng 25 cm có từ 2 - 3 mắt, sau đó nhúng vào dung dịch hoocmon sinh trưởng indole hoặc axit indole butyric đậm đặc 160 - 190 mg/l (nên 170 mg/l) Chuẩn bị cát ẩm làm đất trồng, đào hố sâu khoảng 18 cm, đặt hom giống nghiêng khoảng 40º, hom cách hom 6 cm sau đó phủ cát lên 2/3 chiều dài của hom, hàng cách hàng 13 cm Khi giâm cành cần chọn dây to chắc củ; khi trồng giữ lại hai mầm dài khoảng 15 cm, còn lại cắt hết lá Sau khi trồng, tưới nước 2 lần/ngày sao cho

độ ẩm khoảng 55 - 60%, chú ý che nắng cho hom giống để tránh ánh nắng trực tiếp và duy trì nhiệt độ 26 - 30ºC Giâm cành vào mùa xuân, mùa thu Sau giâm từ nửa năm đến 1 năm có thể trồng được Việc sản xuất giống Ba kích hiện nay chủ yếu là phương pháp giâm cành có hệ số nhân giống vẫn còn thấp, chỉ đạt 0,6 lần/năm, chất lượng cây giống không cao; Để cải thiện hệ số nhân giống cây Ba kích, một số tác giả đã nghiên cứu sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Tuy nhiên, kết quả mà các tác giả thu được chưa thực sự khả quan, khi hiệu quả khử trùng chỉ đạt 32,8% mẫu sạch (He và cs., 2000), hệ số nhân cao nhất cũng chỉ đạt 6,0 chồi/mẫu cấy (Chen và cs., 2006)

Deng và cs (2015), Công trình nghiên cứu phát triển một hệ thống tái sinh và nhân giống thực vật hiệu quả thông qua quá trình phát sinh cơ quan trực tiếp cho cây Ba kích, cho thấy ảnh hưởng của các loại mẫu cấy đối với sự cảm ứng chồi, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đối với sự phát triển và kéo dài chồi và khả năng

ra rễ sau đó của chồi là khác nhau Trong số các loại mẫu cấy, sự tăng sinh chồi trực tiếp đã đạt được thành công từ các ngọn chồi và các đoạn thân nốt với khoảng 95%

Trang 21

mẫu cấy tạo ra khoảng 5 chồi mỗi mẫu sau 8 tuần nuôi cấy trên môi trường tối

ưu Mặt khác, các mẫu cấy trên lá và bãi triều không tạo ra bất kỳ chồi nào Cytokinin hiệu quả nhất đối với sự tăng sinh chồi là 6-benzyladenine Khi nồng độ của 6-benzyladenine là 1,0-2,0 mg/l, đạt được số chồi trung bình cao (khoảng 5 chồi trên mỗi mẫu) Sự kéo dài chồi đạt được một cách thỏa đáng bằng cách chuyển chồi sang môi trường nền Murashige và Skoog có chứa 2,0-3,0 mg/l gibberellic acid-3 trong vòng 2 tuần Tạo rễ 100% trên môi trường Murashige và Skoog nửa cường độ chứa 0,2 mg/l indole-3-butyric acid sau 3 tuần nuôi cấy Các cây con đã được di thực trong nhà kính và sau đó được chuyển ra đồng ruộng với tỷ

xử lý IBA ở 2500 ppm ghi nhận tính ưu việt về mặt tỷ lệ nảy mầm tối đa (85%), ra

rễ (79%) và tỷ lệ sống (70%), số lượng rễ (15,83 rễ), chiều dài rễ (8,51 cm), số chồi (4,00 chồi) và chiều dài chồi (9,43 cm) ở lá chồi giâm cành Từ nghiên cứu này có thể thấy để nhân giống vô tính cây Ba kích bằng hom lá hoặc hom thân có thể được

xử lý bằng IBA 2500 ppm hoặc hom gỗ bán cứng có thể được xử lý bằng IAA 1500 ppm và có thể được trồng trong môi trường lõi xơ dừa để sản xuất vật liệu trồng ưu

tú (Nagajoth và cs., 2018)

Sử dụng chồi nách của cây Ba kích làm mẫu để thiết lập hệ thống vi nhân giống được thực hiện trên 3 loại hormone là TDZ, BA và IBA: Ba loại hormone không có tác dụng đáng kể (p<0,05) đến sự biệt hóa chồi, nhưng hormone IBA lại

ức chế sự biệt hóa; Số lượng chồi thủy tinh hóa tăng lên cùng với nồng độ BA khi môi trường chỉ được thêm BA Có thể thấy ảnh hưởng của NAA và IBA là không

có sự khác biệt rõ rệt (p<0,05) Tuy nhiên, nhiều mô sẹo được tạo ra từ nền mẫu trong môi trường IBA (Guo Jia và cs., 2013)

Trang 22

Tại Viện nghiên cứu lâm nghiệp Nigeria đã thực hiện nghiên cứu Cơ hội tái sinh chồi từ nuôi cấy phôi của hạt cây Ba kích bởi Afolabi J O và cs (2020) Kết quả cho thấy Sự nảy mầm trên các nồng độ khác nhau của MS và đối chứng (nước cất vô trùng) bắt đầu hai tuần sau khi lây nhiễm (WAI) như sau: Ở 6 WAI, 90% phôi đã nảy mầm từ 25% MS, tiếp theo là 80% đối chứng, 70% từ 50% MS và 40%

từ 100% và 75% MS Tương tự, các môi trường MS tương tự với lượng bón cơ bản 2,0/1,0 mg/l BAP/Kn đã ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi tái sinh Chiều dài chồi dài nhất (3,46 cm) và số lượng mắt (1,75 ) thu được từ 75% MS trong khi số lá cao nhất (7,25) thu được ở 100% MS từ 4 đến 12 WAI và các giá trị thấp nhất của các thông số này được quan sát thấy ở 25% MS

Cho đến nay có thể thấy có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp nhân giống Invitro cây Ba kích nhưng còn có ít công trình nghiên cứu về phương pháp nhân giống vô tính cây Ba kích bằng hom giống trên thế giới

1.1.2 Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích

Do sự phân bố địa lý của Ba kích khá hẹp, số lượng không nhiều, vì vậy có rất ít công bố về tình hình sâu, bệnh hại trên cây Ba kích trên toàn thế giới dù những nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây Ba kích đã được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện từ những năm 1989

Chỉ một số loài sâu, bệnh hại đã được ghi nhận trên cây Ba kích ở Hawai như rệp muội, rệp sáp, kiến, nhện, bọ phấn, sên, tuyến trùng nốt sưng

Meloidogyne spp và bệnh cờ đen do nấm Phytophthora gây ra Ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây - Trung Quốc, nấm Fusarium oxysporum là tác nhân làm

héo chết cây Ba kích là một trong những bệnh hại chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển cũng như diện tích trồng cây Ba kích tại Trung Quốc (Shi và Chi, 1988; Luo và Chen, 1989)

a) Sâu hại Ba kích

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, chỉ một số loài sâu hại đã được ghi nhận trên cây Ba kích ở Hawai như rệp muội, rệp sáp, kiến, nhện, bọ phấn, sên Các đối tượng dịch hại này thường gây hại mạnh trong điều kiện độc canh cây Ba kích Theo

Trang 23

Nelson và cs., (2001) khuyến cáo nên luân canh, xen canh cây trồng để hạn chế thiệt hại do sâu hại gây ra Có thể áp dụng một số chế phẩm phòng trừ sâu hại cây

Ba kích như: (i) làm sạch cỏ dại để tiêu diệt ký chủ phụ của những sâu hại trên vườn sản xuất; (ii) phun dung dịch xà phòng, dầu khoáng; (iii) một số thuốc trừ nhện như sulfur đã được kiểm định có thể áp dụng cho cây dược liệu

Khan (2015) đã liệt kê một số nhóm sâu bệnh hại cây dược liệu và cây gia vị như: Rệp muội ưa thích gây hại trên búp và lá non, với số lượng lớn làm cho búp cong queo; dịch mật do rệp muội tiết ra tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen phát triển

Tại Ấn Độ, đã được ghi nhận 11 loài sâu hại sâm Ấn Độ, trong đó: 4 loài bộ cánh nửa, 3 loài bộ cánh cứng, 3 loài bộ cánh vảy, và 1 loài nhện; trong đó, các sâu

hại chính là rệp muội, nhện Tetranychus urticae và sâu xanh Helicoverpa sp Trên

các cây dược liệu khác, rệp sáp giả, nhện, rệp muội và bọ cánh cứng là các đối tượng sâu hại chính

- Biện pháp phòng trừ:

Cũng giống như các cây trồng khác, cây dược liệu thường bị tấn công bởi các tác nhân như côn trùng, nhện hại, nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và vi rút Việc phòng trừ sâu hại cây dược liệu đòi hỏi độ an toàn cao với người sử dụng, các yêu cầu

về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phải tuân theo những quy định khắt khe

Khi phát hiện có các loại sâu hại như nha trùng, ruồi trắng, rệp sáp thì lập tức tiêu diệt Sau khi phát bệnh có thể dùng thuốc hỗn hợp vôi sulfur loãng 0,3 - 0,5 hoặc dung dịch dithane Z-78 pha loãng 800 - 1.000 lần phun (Shi và Chi, 1988; Luo

và Chen, 1989)

Dùng dung dịch xa phòng và dầu neem được khuyến cáo phun phòng trừ rệp

Bọ phấn thường xuất hiện ở mặt dưới của lá; cả bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành đều gây hại bằng hình thức chích hút dịch cây đặc biệt là các bộ phận non làm cho cây còi cọc, lá bị cong queo, biến vàng và làm giảm năng suất Ngoài ra, bọ phấn là môi giới truyền một số bệnh vi rút Sử dụng kẻ thù tự nhiên, bọ rùa, bọ mắt vàng, sử dụng bẫy dẫn dụ, dầu neem, dịch chiết từ thảo mộc phun trừ bọ phấn (Khan, 2015)

Trang 24

Meshram và cs (2015) đã thử nghiệm sử dụng ong ký sinh (Trichogramma sp.), bọ mắt vàng (Chrysoperla cornea) và chế phẩm sinh học (Bacillus thuringensis và Beauveria bassiana) và thuốc thảo mộc để trừ 5 loài sâu chính hại cây dược liệu là Polytela gloriosae, Anomis flava, Earias vitella, Dysdercus cingulatus và Aphis gossypi Trong đó, công thức sử dụng chế phẩm B thuringensis 1%, sau đó xử lý bằng dịch chiết neem 1% có hiệu quả cao nhất đối với sâu ăn lá P gloriosae và A flava, E vitella Công thức sử dụng dịch chiết neem 1% kết hợp B thuringensis 1% có hiệu quả cao nhất đối với Dysdercus cingulatus và rệp muội

b) Bệnh hại Ba kích

Theo Dong và cs (2019), huyện Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông là nơi có diện tích trồng Ba kích lớn nhất với sản lượng chiếm 90% tổng sản lượng của loại cây này tại Trung Quốc Trong năm 2018, dịch sâu bệnh hại trên Ba kích đã gây ảnh hưởng kinh tế đáng kể do những giảm sút về năng suất và sản lượng của cây thuốc này Rễ cây bị bệnh biến màu đen và thối Rễ mẫu cây bị bệnh được thu thập

để phân lập tác nhân gây bệnh Sau 3 ngày, xuất hiện những tản nấm ban đầu màu trắng, sau đó chuyển màu xanh đậm kè theo bào tử tên môi trường PDA Sau 25 ngày ngày theo dõi, đĩa nấm có một số hạch nhỏ màu đen trên bề mặt môi trường Tiến hành lây nhiễm lại isolate trên rễ và lá cây Ba kích con theo chu trình Koch Sau 3 ngày, phần xylem của rễ cây lây nhiễm chuyển nâu và sẫm dần, lá lây nhiễm cũng có triệu chứng thâm nâu sau 4 ngày, tương tự các triệu chứng được quan sát trên đồng ruộng Tác nhân gây bệnh được phân lập lại trên vết bệnh lây nhiễm và được tiến hành giám định Bào tử và sợi nấm được giám định bằng phương pháp hình

thái, đồng thời giám định phân tử loài nấm dựa trên vùng ITS và gen β-tubulin, xác định được loài Lasiodiplodia pseudotheobromae (thuộc họ Botryosphaeriaceae) là tác

nhân gây bệnh thối đen (Black root rot) hại rễ cây Ba kích Đây là báo cáo đầu

tiên về bệnh thối đen rễ do loài nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây ra tại

Trung Quốc

Một trong các bệnh hại nặng trên cây Ba kích là bệnh đốm vòng, chủ yếu hại

lá Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém, lá cây bệnh

bị đục thủng, khô héo và rụng Phương pháp phòng trừ: khi cây mới phát bệnh vặt

Trang 25

lá cây bệnh mang đốt, hoặc dùng dịch CuSO4.xCu(OH)2.yCa(OH)2.zH2O tỷ lệ 1:1:200 hoặc dung dịch dithane Z-78 pha loãng 600 - 800 lần phun (Shi và Chi, 1988; Luo và Chen, 1989)

Ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc, nấm Fusarium oxysporum

là tác nhân làm héo chết cây Ba kích là một trong những bệnh hại chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển cũng như diện tích trồng cây Ba kích ở Trung Quốc (Shi và Chi, 1988; Luo và Chen, 1989) Cần điều tra thường xuyên, xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh, đặt biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài; tiến hành đốn tỉa, cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch lá rụng, tàn dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thông thoáng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng của cây đối với bệnh

Ở Trung Quốc, Ba kích thường gặp một số bệnh như: bệnh mục thân, bồ hóng, đốm vòng… Bệnh mục thân/thối gốc thân (crown rot): Lúc thời tiết mưa dầm ẩm ướt lâu ngày, đất thoát nước không tốt dễ phát sinh Chế phẩm phòng trừ: Tăng cường quản lý hệ thống thoát nước đồng ruộng, ngăn ngừa thương tổn vì nguyên nhân bên ngoài Khi phát sinh dùng hỗn hợp vôi: tro 1:3 xoa lên phần cây bị bệnh hoặc dùng dung dịch NH3 pha loãng 800 lần, dung dịch dithane Z-78 pha loãng 600 - 800 lần, hoặc dung dịch thuốc bột thiophanate/Topsin 50% pha loãng 1.500 lần phun lên phần

bị bệnh và đất

Ở Hawaii, bệnh cờ đen do nấm Phytophthora sp gây ra là một trong những

bệnh chính đối với Ba kích Bệnh thường gây hại nặng làm cho lá biến màu đen, héo, chết khô, cuống lá và thân biến màu đen gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây Ba kích Chế phẩm phòng trừ gồm: (i) kiểm tra định kỳ xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài, (ii) đốn tỉa cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch là rụng, tàn dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thông thoáng, (iii) cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng

đối với bệnh hại Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp gây ra trên cây con 1

tháng tuổi của một số loài thuộc chi Morinda ở 2 đảo Andaman và Nicobar Islands,

Ấn Độ

Trang 26

Theo Firdousi và cs., (2015), trong cuộc khảo sát các loài nấm gây bệnh tại Jalgaon, Ấn Độ, đã ghi nhận hai loài nấm gây hại nghiêm trọng trên hai loại cây

trồng có giá trị kinh tế và y dược lớn Bệnh đốm lá cây Diệp hạ châu (Bridelia retusa L.) do loài Colletotrichum gloeosporioides và đốm lá Ba kích gây ra bởi nấm Corynospora sp Các triệu chứng bệnh xuất hiện từ tháng 7 kéo dài đến tháng 10

Diệp hạ châu và Ba kích được xác định là hai cây kí chủ mới của nấm

Colletotrichum gloeosporioides và Corynospora sp Trên cây Ba kích, Corynospora

sp gây ra những vết đốm màu nâu ở hai mặt lá, có quầng vàng quanh vết đốm Các vết đốm lan dần, chiếm từ 50 đến 100% diện tích lá

c) Tuyến trùng hại Ba kích

Cũng tại Hawaii, loài tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp gây bệnh nghiêm

trọng, gây thiệt hại trực tiếp cho rễ, xâm nhập sâu vào trong mô cây và tạo nên các nốt sưng ở rễ và gây vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, làm cho rễ biến màu và thối Trên lá, lá bị biến vàng và thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng thiếu dinh dưỡng (đạm, can xi và sắt) Để phòng trừ tuyến trùng, các chế phẩm được khuyến cáo bao gồm: (i) không nhân giống cây Ba kích trên đất đã

bị nhiễm tuyến trùng, dụng cụ để cắt, ghép cần phải được khử trùng; (ii) bổ sung thành phần hữu cơ cho đất, tưới nước cho cây, chăm sóc hợp lý (Nelson và cs., 2005) Tại bang Rio Grande do Norte của Brazil, lá cây Ba kích 3 năm tuổi có hiện tượng biến vàng, héo úa, bộ rễ bị tổn thương nặng Tìm thấy tuyến trùng cái gây thối rễ trong rễ mang triệu chứng Thực hiện giám định loài bằng phương pháp hình thái và điện di

protein xác định được loài Meloidogyne javanica (Souza và cs., 2015) Một số loài

trong chi Morinda mang triệu chứng tương tự được giám định do 2 loài tuyến trùng nốt

sưng M incognita (Kavitha và cs., 2011) và M.arenaria (Fu và cs., 2013) gây ra

Khanzada và cs (2012) xác định 6 loài tuyến trùng ký sinh thực vật hại 13 giống cây bạc hà, thuộc nhóm cây dược liệu ở Pakistan Trong số các loài tuyến trùng ký sinh

thực vật, loài Tylenchorhynchus spp xuất hiện trên 7 giống cây bạc hà, trong khi đó giống Trichodorus chỉ ghi nhận trên 1 giống bạc hà Mật độ quần thể loài Helicotylenchus cao nhất, và ghi nhận trên 6 giống bạc hà

Trang 27

1.2 Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trong nước

1.2.1 Biện pháp kỹ thuật nhân giống cây Ba kích

1.2.1.1 Quy trình kỹ thuật tạo giống cây Ba kích

Theo Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Ban chỉ đạo đào tạo nghề nông nghiệp (2019) đưa ra quy trình kỹ thuật tạo giống cây Ba kích như sau:

a) Yêu cầu về điều kiện vườn ươm

- Gần nguồn nước sạch đủ tưới quanh năm Tránh dùng nước ao tù, nước đọng hoặc nơi núi đá kiềm cao Mặt bằng vườn ươm tương đối bằng phẳng (không dốc quá 5o), cao ráo thoát nước, tránh úng ngập Có diện tích đủ lớn để dãn bầu hoặc phân loại cây con

- Đất vườn ươm có thành phần cơ giới cát pha hay thịt nhẹ, không dùng đất

đã qua canh tác cây nông nghiệp nhiều năm, bị bạc màu hoặc đã bị nhiễm sâu bệnh

b) Tạo bầu

*) Vỏ bầu:

- Kích thước bầu: 8 x 12cm hoặc 9 x 14cm Bầu có đáy hoặc cắt góc đáy Vỏ bầu PE màu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền khi đóng bầu, trong quá trình chăm sóc cây trong vườn cũng như khi vận chuyển để cây không bị hư hỏng

*) Thành phần hỗn hợp ruột bầu:

- Phân chuồng ủ hoại hoặc phân vi sinh: 20%

- Supe lân Lâm Thao: 2%

- Đất tầng B, đất pha thịt nhẹ, nơi còn tính chất đất rừng: 78%

*) Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu:

- Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính nhỏ hơn 4

mm, loại bỏ rễ cây, sỏi đá, rồi vun thành đống cao 15 - 20cm, sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 - 5 ngày ngoài nắng

- Phân chuồng qua ủ hoại (không ủ với vôi) và phân lân, phân vi sinh (vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng)

Trang 28

- Các thành phần kể trên được định lượng theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu

*) Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu:

- Trang mặt luống cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ, các bầu xếp sát nhau

- Luống để xếp bầu có quy cách: 1 m2 xếp được khoảng 300 bầu

- Khi kiểm tra phát hiện rễ phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ

c) Kỹ thuật tạo giống

* )Kỹ thuật tạo giống bằng hom:

- Chọn hom giống: Hom làm giống là những đoạn thân được cắt ra từ thân bánh tẻ dây Ba kích, bỏ phần gốc già và phần đoạn non trên ngọn Để cây giống đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng, chỉ lấy hom của những khóm cây 3 năm tuổi trở lên

- Cắt hom:

+ Những đoạn dây để cắt hom giống có đường kính tối thiểu từ 3 mm trở lên Đoạn thân hom cắt dài 12 - 15cm, có 2 - 3 đốt mắt và có 1 - 2 lóng

+ Khi cắt hom, tỉa bỏ hết lá nếu có Hom được bó lại thành từng bó từ 20 -

30 hom, đồng nhất theo chiều gốc - ngọn Nhúng phần gốc các bó hom vào thuốc kích thích ra rễ đã chuẩn bị sẵn trong thời gian 2 - 3 giờ

+ Sau khi xử lý thuốc kích thích ra rễ sẽ cắm hom vào giữa bầu, chiều sâu cắm hom khoảng 1/3 chiều dài hom Cắm xong tưới nước cho ẩm và làm chặt hom cắm trên bầu Dùng vòm nylon che kín, hàng ngày tưới phun đều và đủ ẩm Bên trên che lưới râm để giảm ánh nắng chiếu lên vòm Chồi sẽ nảy ra từ đốt phía trên của hom Thời gian nảy chồi và rễ của hom từ 20 - 25 ngày

+ Cây giống khi xuất vườn có chiều cao của chồi thứ cấp dài từ 6 - 10cm, có

3 lá trở lên và rễ dài từ 5 - 7cm Lúc đó chồi và bộ rễ đã tương đối ổn định sẽ chuyển đi trồng

*) Phương pháp tạo cây giống từ hạt:

- Thu hái hạt giống:

Trang 29

+ Thu hái quả chín ở những cây 3 năm trở lên, chọn những quả chín đỏ, không nên hái bừa bãi, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng cây con

+ Quả sau khi hái được ủ trong bao tải 1 tuần cho chín thêm rồi cho quả vào

rổ, ngâm nước xát bỏ vỏ, lấy hạt và rửa sạch lớp thịt còn bám vào hạt Phơi hạt trong bóng râm khoảng 5 - 7 ngày rồi mới gieo ươm

- Làm đất:

+ Đất gieo hạt phải phơi ải kỹ trước khi gieo khoảng 1 tháng Nhặt hết cỏ, rễ cây cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại, chống sâu bệnh để tỉa nhổ cây mạ dễ dàng Đất đập nhỏ, vun thành luống có chiều rộng 1m, rãnh rộng 30cm, sâu 20cm, cao 15cm Trước khi gieo, bón lót trên luống bằng phân chuồng ủ hoai hoặc phân vi sinh, tuỳ thuộc vào thực trạng của đất mà tính lượng phân cho phù hợp Nếu bón sau khi đã lên luống thì dùng sàng để rải đều phân hoai mục trên mặt luống và dùng cào trộn đều trên lớp đất mặt Sau 1 - 2 ngày mới gieo hạt

+ Dùng bay hay cuốc lưỡi nhỏ rạch ngang trên luống Các rạch cách nhau 10

- 15cm, rộng từ 3 - 5cm, sâu 2 - 2,5cm Nếu thấy khô thì tưới nhẹ cho đủ ẩm rồi gieo hạt đều trên rạch Sau đó lấy bột lấp hạt Gieo xong, tưới nước nhẹ trên luống Dùng rơm rạ phủ đều trên mặt luống, có thể làm dàn che bằng phên hoặc lưới nylon

+ Trồng trong bầu, chuẩn bị đóng bầu tương tự như làm bầu ươm hom nhưng thành phần ruột bầu là đất ở tầng mặt, nhiều mùn, đập nhỏ trộn với 20% phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh và 2% phân lân (theo khối lượng) Bầu đóng xong, xếp vào luống trên nền đất cứng, vun đất vào hai bên mép luống giữ bầu Mỗi bầu gieo 1 hạt, dùng que chọc lỗ sâu 2cm thả hạt vào lấp kín đất Gieo xong tưới nước và che các luống đặt bầu bằng lưới che râm hoặc phên che

+ Từ lúc gieo đến khi nảy mầm, trong vòng 1,5 - 2 tháng hạt bắt đầu mọc + Trường hợp gieo hạt trên luống, khi hạt nảy mầm thành cây có 4 lá thì nhổ cấy vào bầu Nếu là ở bầu, nhổ tỉa rồi giữ lại 1 cây trong bầu, tuổi xuất vườn của cây con từ 6 - 7 tháng tuổi, cao từ 20 - 25cm

- Chăm sóc cây con:

Trang 30

Thời gian đầu sau khi cấy hom, gieo hạt hoặc cấy cây đều phải tưới nước nhẹ

1 lần/ngày Khi cây đã ổn định, tưới nước 2 - 3 ngày mới tưới 1 lần, những ngày mưa, đất ẩm không phải tưới.Làm cỏ, phá váng thường theo định kỳ 10 - 15 ngày/lần Dùng bay hay cuốc nhỏ xới nông toàn diện và nhặt hết cỏ Đối với cây cấy trong bầu dùng thanh tre để xới, tạo cho đất tơi xốp thoáng khí và thoát nước

Khi cây con có 3 cặp lá thì tiến hành bón thúc cho cây Phân bón có thể tổng hợp nhiều loại gồm 70 - 80% phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh với 20 - 30% phân lân tán nhỏ trộn đều sàng trên mặt luống 1 - 2 kg/m2 rồi tưới rửa nhẹ

1.2.1.2 Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây Ba kích

Tại Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu về phương pháp nhân giống cây

Ba kích, tuy nhiên chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Một

nghiên cứu thiết lập quy trình nhân giống in vitro cây Ba kích có nguồn gốc từ huyện

Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện bởi Tuấn Võ Châu và Huỳnh Minh Tư (2010), bắt đầu từ khâu vào mẫu cho đến khâu thích nghi cây ngoài vườn ươm, có hệ

số nhân giống cao và chất lượng cây giống tốt; Kết quả cho thấy Môi trường MS + 0,25 mg/l kinetin + 1 mg/l BA thích hợp cho tái sinh chồi Ba kích từ đoạn thân, cho tỷ

lệ mẫu cảm ứng tái sinh chồi đạt 96,86% và 2,65 chồi/mẫu sau 30 ngày nuôi cấy Môi trường MS + 3,0 mg/l BA + 0,2 mg/l IBA + 10,0 mg/l Riboflavin thích hợp cho nhân nhanh chồi Ba kích, đạt hệ số nhân 10,13 lần sau 45 ngày nuôi cấy và môi trường thích hợp để tạo rễ cho chồi cây Ba kích là MS + 0,2 mg/l IBA + 2 g/l than hoạt tính, cho tỷ

lệ ra rễ đạt 100%, 3,5 rễ/chồi, chất lượng bộ rễ tốt Tuổi cây in vitro thích hợp để

chuyển cây ra ngoài vườn ươm là 35 ngày tuổi Giá thể thích hợp để tiếp nhận cây là giá thể hữu cơ (50% bột dừa + 50% phế liệu sản xuất nấm ăn), cho tỷ lệ cây sống đạt 96,1% sau 60 ngày (Hoàng Thị Thế và cs., 2013)

Phạm Thuỳ Dung và cs (2020) thực hiện nghiên cứu môi trường nhân giống cây Ba kích bằng phương pháp nuôi cấy mô Kết quả nghiên cứu cho thấy: Môi trường thích hợp cho sự nhân nhanh chồi Ba kích là MS + 3,5 mg/l BAP + 0,2 mg/l IBA + 10 mg/l Riboflavin + 30g/l đường + 5g/l agar, hệ số nhân chồi đạt 10,14 lần Môi trường thích hợp cho sự tạo rễ của chồi Ba kích là 1/2MS + 0,3 mg/l IBA + 30 g/l đường + 5 g/l agar + 0,4 g/l than hoạt tính, tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100% và số rễ trung bình đạt 3,44 rễ/chồi Tỷ lệ sống tại vườn ươm đạt 95,20%

Trang 31

Thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng thực vật đến quá trình nhân giống in vitro cây Ba kích cho kết quả như sau: Môi trường Murashige và Skoog (MS) bổ sung 1,5 mg/L benzyladenine (BA) kết hợp với 0,25 mg/L kinetin (KIN) là môi trường thích hợp cho quá trình nhân nhanh chồi, với số lượng chồi mới tạo thành 4,1 chồi/đốt thân sau 4 tuần nuôi cấy Đối với giai đoạn ra

rễ, bổ sung indole-3-butyric acid (IBA) vào môi trường nuôi cấy thích hợp hơn so với naphthaleneacetic acid (NAA) Các chồi nuôi cấy trên môi trường bổ sung NAA

có sự hình thành mô sẹo ở phần gốc của cây Ở mức nồng độ IBA 0,5 mg/L, tỷ lệ mẫu ra rễ, số rễ/mẫu và chiều cao cây trung bình đạt được cao nhất, tương ứng là 100%, 6,2 rễ/mẫu và 5,8 cm sau 6 tuần nuôi cấy (Trịnh Thị Hương và cs., 2022)

Các thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của thành phần giá thể, độ che sáng, loại phân và liều lượng bón đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và phẩm chất của cây giống Ba kích được triển khai tại Trung tâm thực hành và nghiên cứu Lâm nghiệp Hương Vân, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế bởi Lê Thái Hùng và cs., (2022) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cây con ba kích tím nuôi cấy mô được thuần dưỡng ở giai đoạn vườn ươm sử dụng công thức giá thể ruột bầu với 85% đất phù sa + 15% phân chuồng hoai mục, độ che sáng 50% và sử dụng phân hữu cơ vi sinh bón thúc với liều lượng 300 g/m2 bầu, sau 6 tháng đạt chiều cao 22,40 ± 1,41

cm, đường kính gốc 1,90 ± 0,06 mm, số lá ≥ 11,46 ± 0,53 lá/cây, tỷ lệ sống 86,1%

và 87,1% cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn

Thân có chồi ngủ của cây mẹ 1 tuổi được khử trùng 2 lần bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút kết hợp với viên Presept 10% trong 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch đạt 61,1% sau 30 ngày nuôi cấy và chồi tái sinh trên môi trường MS + 30 g/L sucrose + 4,5 g/L agar + 0,25 mg/L Kinetin + 1,0 mg/L BAP đạt 96,67% Tỷ lệ nhân chồi cao nhất là 10,16 lần sau 45 ngày nuôi cấy trên môi trường MS + 30 g/L sucrose + 4,5 g/L agar + 3,0 mg/L BAP + 0,2 mg/L IBA + 10 mg/L Riboflavin Với môi trường ½

MS + 20 g/L sucrose + 4,5 g/L agar + 0,3 g/L than hoạt tính + 0,2 mg/L IBA là môi trường ra rễ tốt nhất với tỷ lệ ra rễ đạt 100,0% (Nguyễn Thị Sơn và cs, 2021)

1.2.2 Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích

1.2.2.1 Nghiên cứu về bệnh hại cây Ba kích

- Thực trạng bệnh hại cây Ba kích hiện nay:

Trang 32

Cây Ba kích (Morinda officinalis How.) là cây dược liệu quý được trồng phổ

biến tại nhiều vùng khác nhau Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh vàng lá thối rễ đã trở thành một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây

Ba kích tại Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Những năm gần đây, một số nơi trồng Ba kích tại Quảng Ninh và Thanh Hóa đã ghi nhận sự xuất hiện của triệu chứng bệnh héo vàng trên cây Ba kích làm chết hàng loạt cây với tỷ lệ bệnh có nơi lên đến 70% Triệu chứng bệnh xuất hiện từ giai đoạn cây con đến khi cây hình thành củ, nhưng bệnh thường gây hại mạnh nhất ở giai đoạn cây Ba kích được 3 - 4 năm tuổi Bằng phương pháp phân lập nấm và lây nhiễm nhân tạo theo chu trình

Koch, nhóm tác giả đã xác định nấm Fusarium oxysporum là tác nhân chính được

phân lập từ các mẫu bệnh thu được từ các cây Ba kích có triệu chứng héo vàng (Đặng Thị Hà và cs., 2017)

Gần đây, ở một số vùng thuộc Thanh Hóa và Bắc Giang, cây Ba kích con biểu hiện triệu chứng chết rạp, đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây giống Nguyên nhân gây bệnh chết rạp cây con Ba kích tại Thanh Hóa và Bắc Giang là do

nấm Rhizoctonia solani gây ra Bệnh biểu hiện triệu chứng điển hình trên cây Ba kích

trong vườn ươm với một phần thân sát gốc bị khô và teo lại, một số cây bị chết rạp

Nấm R solani phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25 - 30° C và pH =7 trên môi trường

PDA Thuốc trừ nấm Amistar top 325 SC (hoạt chất azoxystrobin 200 g/l + difenoconazole 125 g/l) và Vanicide 5SL (hoạt chất validamycin A: 5%) đều có khả

năng hạn chế sự phát triển của sợi nấm R solani trên môi trường PDA Trong đó thuốc

Amistar top 325 SC có khả năng hạn chế mạnh nhất (Chu Thị Mỹ và cs., 2019)

Quảng Ninh là một trong những vùng có diện tích canh tác Ba kích lớn của cả nước, cùng với sự gia tăng về diện tích, năng suất là sự gây hại của sâu bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh vàng lá thối củ Ba kích trong vài năm trở lại đây Bệnh thối gốc bắt đầu xuất hiện và gây hại sau khi trồng từ 18-24 tháng, chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ cây bị chết Bệnh gây hại nặng ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh và điển hình là hợp tác xã Toàn Dân Năm 2015, có đến 40 ha Ba kích của hợp tác xã

bị hại nặng không cho thu hoạch, nhiều diện tích trồng Ba kích khác cũng bị nhiễm bệnh từ nhẹ cho đến trung bình, diện tích trồng Ba kích của hợp tác xã Toàn Dân thu hẹp đến mức báo động, từ 100 ha năm 2015 xuống còn 20 - 30 ha năm 2016

Trang 33

Bệnh còn được phát hiện ở các huyện khác trong tỉnh Quảng Ninh như Vân Đồn, Hoành Bồ với các mức độ nhiễm bệnh khác nhau dao động từ 3 - 20% (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ninh, 2015 - 2016)

Trước sự phát sinh và gây hại của bệnh, nhiều hộ nông dân đã phải chuyển đổi diện tích trồng cây Ba kích sang các cây trồng khác, diện tích trồng Ba kích của tỉnh Quảng Ninh đã bị thu hẹp tới 40% (từ 400 ha xuống còn khoảng 240 ha) (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ninh, 2015 - 2016) Vụ trồng mới Ba kích vừa qua (2016 - 2017), cây con cũng bị chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho nhân dân Ba Chẽ Để phòng trừ bệnh, một số thuốc bảo vệ thực vật đã được khuyến cáo như Boocdo, Ridomil với liều lượng khuyến cáo tưới vào gốc cây, nhưng không

có hiệu quả phòng trừ (Theo Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện Ba

Chẽ, 2016)

Năm 2012, Công ty TNHH nuôi trồng, sản xuất và chế biến dược liệu Đông bắc đã chủ trì trồng cây Ba kích thực hiện dự án “Ứng dụng KHCN trồng và chế biến cây dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh” Sau hơn 20 tháng trồng, cây Ba kích có dấu hiệu bị nhiễm bệnh: cây chết rải rác, thân cây chết héo rũ, đường kính củ từ 0,5

- 1,0cm bị thối Kết quả phân lập của Viện Dược liệu đã xác định nấm Fusarium oxysporum là tác nhân chính gây bệnh héo vàng thối củ Ba kích Viện cũng đề xuất

chế phẩm phòng bệnh tổng hợp: sử dụng cây giống sạch bệnh; không trồng tái canh trên vùng đất đã nhiễm nguồn bệnh; chăm sóc theo quy trình; khi phát hiện dấu hiệu bệnh, nhổ bỏ những cây bị nặng, tiến hành phun ngay bằng một trong các loại thuốc như: Valydamycin A, Daconil (hoạt chất là Chlorothalonil) hoặc Novaba 68WP (hoạt chất là 20% Kasumycin + 48% Nigamycin) Tuy nhiên, năm 2014 - 2015, thời tiết có nhiều diễn biến thất thường (mưa bão, lũ lụt kỷ lục, nắng nóng ), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng nông nghiệp nói chung và cây dược liệu nói riêng, đặc biệt là Ba kích Kết quả, đến năm 2016, toàn bộ 4,8 ha diện tích trồng thuộc dự án bị thiệt hại nặng

- Nghiên cứu bệnh vàng lá thối củ hại cây Ba kích:

Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu bước đầu đã xác định được một số loài

nấm như Fusarium oxysporum, F fujikuroi, F proliferatum đều gây hại trên bộ

Trang 34

phận rễ, củ của cây Ba kích Trên thực tế, nhiều loài vi sinh vật sống trong môi

trường đất như nấm Fusarium, Rhizoctonia, Phytophthora, Pythium, vi khuẩn,

tuyến trùng nốt sưng, rệp sáp, sâu đục củ, v.v cũng tham gia gây ra hiện tượng vàng

lá thối củ của nhiều loại cây trồng Từ năm 2017 đến nay, Viện Bảo vệ thực vật đã nghiên cứu và xây dựng Quy trình phòng chống tổng hợp và xử lý bệnh vàng lá thối

củ (do nấm Fusarium fujikuroi gây ra) trên cây Ba kích áp dụng cho Tỉnh Quảng

Ninh Khảo sát và đánh giá ban đầu cho thấy, hiện tượng tuyến trùng hại rễ/củ Ba kích xuất hiện khá phổ biến ngay trong giai đoạn vườn ươm trên các vùng trồng Ba kích của nhiều công ty, HTX và hộ dân tại các địa phương khác nhau như Ba Chẽ, Hoành Bồ, Cẩm Phả, v.v

Tại Vân Đồn, Ba Chẽ (Quảng Ninh), Thạch Thành (Thanh Hóa) một trong

những tác nhân gây hiện tượng héo vàng cây Ba kích là do nấm Fusarium oxysporum (Đặng Thị Hà và cs., 2017); Tuy nhiên ở trong nghiên cứu này, nhóm

tác giả đã giám định tác nhân gây bệnh dựa trên đặc điểm hình thái của nấm và lây bệnh nhân tạo theo chu trình Koch; và chưa áp dụng kỹ thuật phân tử giải trình tự

gen của loài nấm F oxysporum gây bệnh héo vàng Bệnh vàng lá thối rễ, do nấm Fusarium proliferatum gây ra, đã trở thành một trong những nguyên nhân ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sản xuất cây Ba kích trồng tại Thái Nguyên Bệnh bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 4 sau đó tăng và đạt đỉnh cao vào cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 và ngừng tăng lên trong giai đoạn mùa khô (Nguyễn Chí Hiểu và cs., 2019)

Một nghiên cứu khác của Ngô Quang Huy và cs (2018) đã thu thập mẫu Ba kích có biểu hiện thối gốc Bằng phương pháp phân lập, xác định đặc điểm hình thái của nấm, kỹ thuật lây bệnh nhân tạo theo chu trình Koch, và ứng dụng kỹ thuật PCR với cặp mồi ITS4 (5’-CCT CCG CTT ATT GATATG C-3’) và ITS5 (5’-GAA AGT AAA AGT CGT AAC AAG G-3’) khuếch đại vùng ITS của nấm Kết quả

giải trình tự vùng ITS của nấm đã khẳng định loài nấm Fusarium fufikuroi là tác

nhân gây bệnh thối gốc trên cây Ba kích tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đã xác định được một số đặc điểm sinh học của loài nấm này cụ thể như sau: Ở điều kiện nhiệt độ 25oC nấm F fujikuroi phát triển tốt

nhất trên các loại môi trường, nấm phát triển mạnh nhất trên môi trường PDA Thời

Trang 35

gian hình thành bào tử trên môi trường PDA và bột đậu là sớm nhất sau 1 ngày nuôi cấy Ở điều kiện từ 30oC trở lên nấm có tốc độ phát triển kém hơn trên các môi trường, nhưng lại có thời gia hình thành bào tử sớm nhất sau 1 ngày nuôi cấy trên môi trường Cà rốt, Bột đậu, Czapek Dox Ở nhiệt độ 35oC, bào tử lớn và bào tử nhỏ

có kích thước lớn nhất trên môi trường Bột đậu

Nghiên cứu khác cũng đã nghiên cứu và đưa ra một số chế phẩm phòng chống bệnh thối gốc cho cây Ba kích tại Quảng Ninh như: (i) Chế phẩm xử lý cây con và đất trồng bằng chế phẩm sinh học SH-BV1 đã giúp cây con sinh trưởng tốt, giảm tỷ lệ bị nhiễm bệnh thối gốc; (ii) Sử dụng phân bón với các liều lượng khác nhau đã không có ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự phát sinh và phát triển của bệnh thối gốc cây Ba kích; (iii) Hiệu lực của chế phẩm SH-BV1 đối với bệnh thối gốc đạt cao

ở thời điểm sau xử lý 60 ngày và kéo dài đến thời điểm 90 ngày sau xử lý; (iv) Hoạt chất metalaxyl M + mancozeb (như Ridomil Gold 68WG) kết hợp difenoconazole + propiconazole (như Tilt Super 300EC) có hiệu lực phòng chống bệnh thối gốc (Dương Thị Nguyên và cs., 2020)

Tại vùng trồng Ba kích của Thái Nguyên, nhóm nghiên cứu của Dương Thị Nguyên và cs (2019) đã thu thập cây Ba kích biểu hiện vàng lá thối củ tại các huyện Đại Từ, Phú Lương và Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và áp dụng kỹ thuật phân tử để xác định tên khoa học của tác nhân gây bệnh Kết quả là nhóm tác giả đã xác định

được loài nấm Fusarium proliferatum là tác nhân gây bệnh Bên cạnh đó, nhóm tác

giả cũng đã đưa ra được một số đặc điểm sinh học của loài nấm gây bệnh (Duong Thi Nguyen và cs., 2019a) Tại Thái Nguyên, bệnh thối gốc xuất hiện và gây hại từ giai đoạn cây con cho đến khi cây thu hoạch Trong giai đoạn đầu năm, khi nhiệt độ

còn thấp là điều kiện chưa phù hợp cho nấm F proliferatum sinh trưởng và phát triển

Tỷ lệ bệnh tăng dần trong các tháng tiếp theo và đạt đỉnh cao vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, có xu hướng không tăng trong khoảng thời gian cuối năm Cả ba mật độ trồng (12.000, 10.000 và 8.300 cây/ha) không ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh thối gốc từ khi trồng đến cây 1 năm tuổi Liều lượng phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh thối gốc từ khi trồng đến 1 năm sau trồng (Nguyễn Chí Hiểu

và cs., 2019) Sử dụng kép cả hai loại chế phẩm SH-BV1 có hiệu quả giảm bệnh

Trang 36

thối gốc (Duong Thi Nguyen và cs., 2019b) Thuốc hóa học có chứa hoạt chất prochloraz, metconazole có hiệu lực đối với bệnh thối gốc trong điều kiện đồng ruộng (Duong Thi Nguyen và cs., 2019c) Nhóm tác giả cũng đã khuyến cáo một số chế phẩm sử dụng trong quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh thối gốc cây Ba kích tại Thái Nguyên bao gồm các kỹ thuật chính: (i) xử lý đất và xử lý cây con trước khi trồng bằng chế phẩm SH-BV1; (ii) che phủ bề mặt luống bằng các loại vật liệu xanh; (iii) trồng cây che bóng; (iv) làm giàn leo; và (v) xử lý bổ sung bằng chế phẩm SH-BV1

Ngoài ra còn có bệnh nấm gỉ sắt gây hại nhưng với mức độ nhẹ, bệnh thường gặp khi cây bị suy yếu do thiếu phân Cây có hiện tượng là lá màu vàng có nhiều đốm nâu như sắt bị gỉ Chế phẩm phòng bệnh gỉ sắt: Bón phân đầy đủ, cân đối,sự dụng thuốc hóa học Anvil 5SC, Thonvi155C để phun (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bị) hoặc dùng Sameton 25wp pha 10- 12g/12l nước phun đẫm lên lá (Tạ Trung Nghĩa., 2018)

1.2.2.2 Nghiên cứu về sâu hại cây Ba kích

Tại Việt Nam, công trình nghiên cứu liên quan đến sâu hại trên cây Ba kích đặc biệt là trong giai đoạn vườn ươm tại Việt Nam đang rất hạn chế Năm 2020, Viện Bảo vệ thực vật trong quá trình nghiên cứu quản lý sâu bệnh hại trên cây Ba

kích tại Quảng Ninh đã đánh giá loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis là đối

tượng gây hại quan trọng có khả năng bùng phát thành dịch, cũng như đã xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và xây dựng được giải pháp phòng trừ (Trinh Xuân Hoạt và cs., 2021) Trong hai năm đầu trồng cây Ba kích, thường xuyên kiểm tra và phòng trừ sâu cắn ngọn và lá non Sâu hại thường gặp là rệp làm thui ngọn và lá non, phòng trừ bằng cách rắc tro bếp vào buổi chiều Cách tốt nhất

để phòng trừ sâu bệnh là chế phẩm vệ sinh vườn sạch sẽ, thoát nước kịp thời và triệt

để sau khi mưa (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2013)

1.2.2.3 Nghiên cứu về tuyến trùng hại Ba kích

Theo Nguyễn Hữu Tiến và cs (2019)., hai loài tuyến trùng ghi nhận hại cây

Ba kích trong vườn bảo tồn đa dạng sinh học cây dược liệu ở Mê Linh, Vĩnh Phúc

thuộc 2 giống Paratylenchus và Helicotylenchus, trong đó giống Paratylenchus

Trang 37

chiếm tới 91,8% tổng số mẫu, còn lại là giống Helicotylenchus Ngoài ra còn chưa

có nhiều kết quả nghiên cứu liên quan đến tuyến trùng gây hại cây Ba kích cả trong vườn ươm và vườn sản xuất

1.3 Nghiên cứu về hiệu quả phòng trừ bệnh hại của một số chế phẩm sinh học trên các loại cây trồng cạn

Theo Thesaurus và cs (2016), bệnh hại cây trồng là nguyên nhân chính làm giảm cả chất lượng và số lượng sản lượng cây trồng Nấm Trichoderma , một loại nấm sống trong đất với bào tử màu xanh lá cây được tìm thấy trên toàn thế giới; nó

đã trở một trong các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh hại hiệu quả nhất trên cây trồng; việc xâm nhiễm tác nhân gây bệnh có thể bằng các cách sau: (i) khả năng xâm chiếm vùng rễ và cạnh tranh thành công với mầm bệnh về chất dinh dưỡng và không gian; (ii) kháng sinh; (iii) ký sinh nấm; (iv) hòa tan thành tế bào; (v) cải thiện

sự phát triển của cây trồng; (vi) tăng cường khả năng miễn dịch của thực vật

Trichoderma spp có thể tạo ra hỗn hợp chất chuyển hóa chống nấm đặc biệt tấn

công và hạn chế sự phát triển của mầm bệnh nấm

Chủng nấm đối kháng Trichoderma spp., đã được ghi nhận như là tác nhân

phòng chống sinh học chủ yếu để kiểm soát tác nhân gây bệnh hại cây trồng có

nguồn gốc trong đất và có hiệu quả cao hơn so với hóa học Trichoderma spp được

phân bố rộng trong đất và hệ sinh thái vùng rễ cây trồng Trên cơ sở phân tích trình

tự vùng ITS, mẫu T asperellum có tốc độ phát triển nhanh, khả năng sinh bào tử

nhiều trên 3 loại cơ chất và có hiệu quả đối kháng mạnh đối với các tác nhân gây

bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctinia solani và thối hạch do nấm Sclerotinia sclerotiorum trong điều kiện in vitro Hơn nữa, đánh giá tính an toàn sinh học cho thấy nấm T asperellum an toàn với chuột ở liều lượng 20 g/kg (Nguyễn Đức Huy

và cs, 2017)

Một nghiên cứu khác về hiệu quả phòng trừ bệnh của nấm Trichoderma ssp trên cây có múi, trong đó 10 chủng Trichoderma ssp đã được phân lập và theo dõi khả năng đối kháng của chúng đối với mầm bệnh P Digitatum trên cây có múi, Các chủng Trichoderma Tr.6, Tr.7 và Tr.8 có hiệu quả ức chế P Digitatum từ 95-

100% Ngoài ra, ba chủng này còn ngăn chặn mạnh mẽ sự phát triển của hai loại

Trang 38

mầm bệnh thực vật phổ biến khác là Fusarium oxysporum và Phytophthoracapsici

Do vậy Các chủng Trichoderma này có tiềm năng ứng dụng đầy hứa hẹn trong sản

xuất các chế phẩm sinh học để kiểm soát nấm gây bệnh lây nhiễm trên cây có múi

và các loại cây trồng khác (Vũ Xuân Tạo và cs, 2020) Cũng trên cây có múi, đã nghiên cứu đánh giá tác dụng của các chế phẩm sinh học EM, AMF, AT+Ketomium và Chitosan-Super trong việc kiểm soát tuyến trùng gây hại Trong

điều kiện phòng thí nghiệm, tuyến trùng T semipenetrans được phân lập từ đất và

được đánh giá khả năng sống sót trong môi trường lỏng chứa EM và Super cho tỷ lệ lệ ấu trùng chết đạt 98,57% sau 72 giờ khi sử dụng Chitosan-Super

Chitosan-ở nồng độ 2%; mật độ tuyến trùng trong đất giảm nhiều nhất Chitosan-ở khi xử lý chê phẩm Chitosan-Super, tiếp theo là chế phẩm AT+Ketomium (Tran và cs, 2019)

Một nghiên cứu khác về bệnh thán thư trên cây xoài, kết quả cho thấy đã

tuyển chọn được 14 chủng nấm Trichoderma spp có hoạt tính đối kháng cao với

nấm gây bệnh thán thư Trong đó, 6 chủng Tr.X1, Tr.X2, Tr.X3, Tr.X4, T1, M2 có hoạt tính đối kháng cao nhất từ 77,76 - 86,25% ở điều kiện in vitro và 2 chủng Tr.X2, Tr.X3 có hoạt tính cao nhất ở điều kiện nhà lưới (75,3% và 72,01% so với đối chứng) Kết quả phân tích trình tự vùng ITS, chủng Tr.X2 được xác thuộc loài

Trichoderma harzianum và chủng Tr.X3 thuộc loài Trichoderma asperellum (Phạm

Thị Lý Thu và cs, 2021)

Chế phẩm Ketomium có thể bảo vệ hệ thống rễ và thân cây khỏi tác hại của dịch bệnh do Phytophthora spp Pythium, Rhizoctonia spp., Sclerotium spp Trên

nhiều cây trồng như chè, cà phê, cao su, cây có múi, chanh, sầu riêng, hồ tiêu, thuốc

lá, táo, đào, nhãn, ổi, dâu tây, khoai tây… Bảo vệ trước tác hại của bệnh thán thư do Colletotrichum spp trên cây có múi, chanh, xoài, măng tây…Bảo vệ cây trước tác

hại của héo do nấm Fusarium spp.trên cà chua, dưa chuột và dưa hấu… Bảo vệ cây trước tác hại của héo vi khuẩn, thối ướt và thối đen do Pseudomonas solanacearum, Erwinia carotovora Đối với cây trồng lâu năm: có thể sử dụng chế phẩm Ketomium cho các cây trồng như: Táo, đào, cây có múi (cam, bưởi, chanh ), hồ tiêu, chè, cà phê, ổi, sầu riêng ,xoài…Để kiểm soát các bệnh như: thối rễ, thối thân,

nấm hồng,…gây ra bởi các loại nấm bệnh như: Phytophthora parasitica,

Trang 39

Phytophthora palmivora, Phytophthora cactorum, Fusarium oxysporum, Sclerotium rolfsii, Rhizoctonia solani, Colletotrichum gloeosporioides,…(Viện Di

truyền nông nghiệp Hà Nội, 2014)

Theo một nghiên cứu trên cây cà chua và cây cà phê của Lê Thị Thanh Tâm

và cs (2023), cho thấy cả hai loại cây này đều bị gây hại nặng bởi nấm bệnh

Fusarium oxysporum và tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp Kết quả nghiên cứu

đã tuyển chọn và xác định được 3 chủng vi khuẩn bản địa có triển vọng trong phòng trừ nấm bệnh và tuyến trùng gây hại vùng rễ cây cà chua, cà phê và kích thích sinh trưởng cây trồng, gồm các chủng vi khuẩn Bacillus velezensis được ký hiệu là S1, S2 và TL7 bằng giải trình tự toàn bộ bộ gen vi khuẩn với các mã GenBank lần lượt

là VEWW00000000, VEWX00000000 và VEWZ00000000

Theo Đỗ Thị Thanh Dung và cs (2018), nghiên cứu về hoạt chất Bacillus có

khả năng đối kháng với vi nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm trắng trên

thanh long, đã phân lập được chủng Bacillus atrophaeus cho kết quả đối kháng tốt nhất

với hiệu suất đối kháng là 36,67% và đường kính vòng vô khuẩn là 21,33 mm

1.4 Kết luận rút ra từ tổng quan

Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định trong nhân giống hữu tính, nhân giống vô tính bằng thân và nuôi cấy mô loài Ba kích, đã từng bước đáp ứng nhu cầu cây giống trong sản xuất tại tỉnh Quảng Ninh (Đỗ Huy Bích và cs., 2004; Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư, 2010; Hoàng Thị Thế và cs., 2013); giống cây con sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô cho hệ số nhân giống cao (Hoàng Thị Thế và cs., 2013); Phương pháp nhân giống vô tính cây Ba kích bằng hom với những ưu điểm như phương pháp dễ thực hiện với chi phí hợp lý, đảm bảo sản xuất được số lượng lớn cây giống có chất lượng cao để trồng đại trà, nên đã trở thành phương pháp phổ biến, hiệu quả cho nhiều quốc gia Tuy nhiên ở nước ta mới chỉ nghiên cứu nhân giống cây Ba kích chủ yếu bằng nuôi cấy mô, rất ít những công trình nghiên cứu nhân giống cây Ba kích bằng hom giống Đặc biệt, với thực trạng sản xuất cây Ba kích hiện nay ở trong nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng đang bị bệnh vàng

lá thối gốc gây hại nghiêm trọng nên cần phải xác định đầy đủ nguyên nhân gây

Trang 40

bệnh vàng lá thối gốc cây Ba kích ngay trong giai đoạn vườn ươm Trên cơ sở đó, xây dựng các chế phẩm phòng chống một cách hiệu quả và an toàn cho người sử dụng là điều cần được giải quyết trong thời gian tới

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối gốc, bệnh do tuyến trùng và sâu bệnh hại gây ra đối với cây Ba Kích với mục đích phát triển sản xuất cây Ba kích ở nước ta, nhiều kết quả nghiên cứu đã được áp dụng vào sản xuất một cách có hiệu quả do vậy diện tích và sản lượng đã từng được cải thiện Tuy nhiên nghiên cứu về phòng trừ bệnh vàng lá thối gốc hại cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm là rất ít cùng với sự áp dụng các giải pháp kỹ thuật thiếu đồng bộ, đặc biệt trong khâu phòng chống sâu bệnh hại đã khiến hiện tượng chết rạp cây con trở thành vấn đề nghiêm trọng hiện nay

Các loại chế phẩm sinh học như Trichoderma spp., ketomium, Bacillus atrophaeus,… đều cho hiệu quả phòng trừ bệnh hại có mặt trong đất do vi khuẩn, vi

rút, nấm, tuyến trùng gây ra trên nhiều loại cây trồng cạn cao hơn các loại thuốc hóa học và hợp chất khác, vừa an toàn cho người sử dụng, thân thiện với môi trường Tuy nhiên còn có ít nghiên cứu về hiệu quả phòng trừ bệnh vàng lá thối gốc của chúng trên cây Ba kích, đặc biệt là trong giai đoạn vườn ươm

Ngày đăng: 21/03/2024, 10:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w