Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây ba kích (morinda officinalis how ) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 97)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh

3.2.4. Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong điều kiện in vitro, các loại hoạt chất đều có khả năng ức chế sự sinh trưởng của sợi nấm F. oxysporum QN1 với các mức độ khác nhau.

Trong số các loại hoạt chất hóa học sử dụng, chỉ có hoạt chất prochloraz (PRO TOP) và hoạt chất tebuconazole (Folicur 250 EW) có hiệu lực tương đương nhau và đạt 79,1%, 89,41% và 92,07% sau 3, 5 và 7 ngày xử lý, tương ứng. Tiếp đến là hoạt chất difenoconazole + propiconazole (Tilt Super 300EC) có hiệu lực đạt 75,86%, 83,53% và 85,02% sau 3, 5 và 7 ngày xử lý, tương ứng (bảng 3.15, hình 3.18).

Hình 3.18. Hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học đối với nấm F. oxysporum trong điều kiện in vitro sau 7 ngày nuôi cấy

(A) Propineb (Antracol 70WP). (B) Metalaxyl + mancozeb (Ridomil Gold 68WG). (C) Difenoconazole + propiconazole (Tilt Super 300EC). (D) Copper hydroxide (Dupont Kocide

53.8WG). (E) Prochloraz (PRO TOP). (F) Tebuconazole (Folicur 250 EW). (G) Kresoxim- methyl (Sosim 300SC). (H) Đối chứng.

A B C D

E F G H

Bảng 3.15. Hiệu lực của một số loại hoạt chất hóa học đối với chủng nấm F. oxysporum QN1 trong điều kiện in vitro

Công thức

1 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày

Đường kính tản nấm

(cm)

Hiệu lực (%)

Đường kính tản nấm (cm)

Hiệu lực (%)

Đường kính tản nấm (cm)

Hiệu lực (%)

Đường kính tản nấm

(cm)

Hiệu lực (%)

Propineb (Antracol 70WP) 0,6±0,0 45,15 1,3±0,1 56,32 2,6±0,0 54,11 3,6±0,1 52,42 Metalaxyl + mancozeb (Ridomil

Gold 68WG) 0,6±0,0 45,15 1,0±0,0 65,52 1,8±0,1 68,23 2,5±0,1 66,96

Difenoconazole + propiconazole

(Tilt Super 300EC) 0,6±0,0 45,15 0,7±0,0 75,86 0,9±0,1 83,53 1,1±0,1 85,02 Copper hydroxide (Dupont

Kocide 53.8WG) 0,7±0,1 32,98 2,2±0,1 25,29 4,1±0,1 27,05 5,4±0,1 29,06

Prochloraz (PRO TOP) 0,6±0,0 45,15 0,6±0,0 79,31 0,6±0,0 89,41 0,6±0,0 92,07 Tebuconazole (Folicur 250 EW) 0,6±0,0 45,15 0,6±0,0 79,31 0,6±0,0 89,41 0,6±0,0 92,07 Kresoxim-methyl (Sosim 300SC) 0,6±0,1 42,12 1,3±0,1 54,02 2,4±0,1 58,23 3,0±0,1 60,79

Đối chứng 1,1±0,1 - 2,9±0,0 - 5,7±0,1 - 7,6±0,1 -

b. Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm

Vì tác nhân gây bệnh vàng lá thối củ cây Ba kích tồn tại trong đất, tác động của thuốc đến tác nhân gây bệnh thường chậm hơn so với các loại bệnh hại các bộ phận trên mặt đất. Hiệu lực của thuốc được đánh giá gián tiếp qua phân tích, đánh giá về tỷ lệ cây biểu hiện vàng lá trên mặt đất. Kết quả đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích giai đoạn vườn ươm được thể hiện qua bảng 3.16 như sau:

Bảng 3.16. Hiệu lực của một số thuốc hoá học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm

Công thức

TLB (%) TXL

Sau xử lý 1 tuần Sau xử lý 2 tuần Sau xử lý 3 tuần TLB

(%)

Hiệu lực (%)

TLB (%)

Hiệu lực (%)

TLB (%)

Hiệu lực (%) CT1 4,67 5,00c 43,98b 10,00bc 37,72b 13,33bc 50,10b CT2 5,33 4,33c 57,96a 10,67b 41,92b 14,33bc 50,53b CT3 4,67 4,47c 48,15ab 9,67bc 39,96b 12,66c 52,91b CT4 4,67 4,33c 50,19ab 9,33c 40,82b 14,00bc 46,58b CT5 4,00 4,46c 38,42bc 5,33d 60,52a 7,00d 69,30a CT6 4,33 4,45c 43,98b 5,33d 64,35a 7,33d 70,58a CT7 4,46 6,67b 25,56c 10,33bc 35,36b 15,00b 43,34b CT8

(Đ/c) 4,33 8,33a 0,00d 15,00a 0,00c 25,00a 0,00c P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <,0,05 <0,05 CV(%) 14,38 9,15 19,27 6,58 21,28 7,38 14,99

LSD.05 - 0,85 13,00 1,09 14,94 1,77 12,68

Ghi chú: Công thức 1. Tưới bằng hoạt chất propineb (Antracol 70WP) (nồng độ 0,05%).

Công thức 2. Tưới bằng hoạt chất metalaxyl + mancozeb (Ridomil Gold 68WG) (nồng độ 0,05%). Công thức 3. Tưới bằng hoạt chất difenoconazole + propiconazole (Tilt Super 300EC) (nồng độ 0,5%). Công thức 4. Tưới bằng hoạt chất copper hydroxide (Dupont Kocide 53.8WG) (nồng độ 0,05%). Công thức 5. Tưới bằng hoạt chất prochloraz (Talent 50WP) (nồng

độ 0,05%). Công thức 6. Tưới bằng hoạt chất tebuconazole (Folicur 430SC) (nồng độ 0,03%).

Công thức 7. Tưới bằng hoạt chất kresoxim-methyl (Sosim 300SC) (nồng độ 0,1%). Công thức 8. Đối chứng (tưới bằng nước lã).

Qua bảng 3.16 cho thấy:

Tỷ lệ bệnh trước khi xử lý của các công thức thí nghiệm là tương đương nhau và không có sự sai khác (P>0.05), dao động từ 4,00 - 5,33%.

Các công thức thí nghiệm đã làm giảm tỷ lệ bệnh đáng kể và tăng hiệu lực phòng trừ cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng (P<0,05) sau các thời điểm xử lý. Trong số các loại hoạt chất thí nghiệm, tưới bằng hai loại hoạt chất prochloraz (Talent 50WP) (nồng độ 0,05%) và hoạt chất tebuconazole (Folicur 430SC) (nồng độ 0,03%) có hiệu lực phòng trừ bệnh thối gốc tương đương nhau và cao hơn các hoạt chất còn lại. Sau 1 tuần xử lý, tuy hiệu lực phòng trừ của hai hoạt chất này là tương đương với các hoạt chất thí nghiệm còn lại ( hiệu lực lần lượt đạt 38,42%, 43,98% tương ứng với tỷ lệ bệnh 4,46%, 4,45%) nhưng hiệu lực đã tăng lên và cao hơn so với các hoạt chất khác sau 2 tuần xử lý (hiệu lực lần lượt đạt 60,52%, 64,35% đều tương ứng với tỷ lệ bệnh là 5,33%), hiệu lực phòng trừ bệnh thối gốc cây Ba kích tiếp tục duy trì và đạt cao nhất sau 3 tuần xử lý ( hiệu lực lần lượt đạt 69,30%, 70,58% tương ứng với tỷ lệ bệnh là 7,00%, 7,33%). Các công thức hoạt chất thí nghiệm còn lại đều có hiệu lực phòng trừ tương đương nhau và tăng dần qua các thời điểm xử lý.

Như vậy, trong nghiên cứu này sử dụng thuốc hóa học tưới bằng 1 trong 2 loại công thức chứa hoạt chất prochloraz (Talent 50WP) (nồng độ 0,05%) và hoạt chất tebuconazole (Folicur 430SC) (nồng độ 0,03%) trong giai đoạn vườn ươm có hiệu lực trừ bệnh thối gốc cây Ba kích cao nhất.

Trong nhiều nghiên cứu trước, thuốc trừ nấm thuộc nhóm DMI này cũng có thể phòng trừ nhiều loại bệnh khác nhau do nấm Fusarium gây ra như F.

graminearum gây ra bệnh cháy lá Fusarium trên lúa mì (Ivic và cs., 2011), F.

oxysporum gây bệnh héo Fusarium trên chuối (Nel và cs., 2007), F. subglutinansF. temperatum gây bệnh thối thân ngô (Shin và cs., 2014), F. proliferatum gây ra bệnh thối củ tỏi (Paton và Marrero, 2016), F. proliferatum gây bệnh trên cây lúa mì (Marin và cs., 2013). Các nghiên cứu khác cũng cho thấy hiệu lực của thuốc diệt nấm DMI đối với các loài Fusarium cao hơn so với các nhóm thuốc khác. Trong số các nhóm đó, thuốc chứa hoạt chất prochloraz và tebuconazole có hiệu lực cao hơn

đối với Fusarium spp. hơn kresoxim-methyl (Mullenborn và cs., 2008; Amini và Sidovich, 2010). Các nguồn nấm F. proliferatum mẫn cảm với các loại hoạt chất prochloraz và metconazole hơn so với tubecunazole, kresoxim-methyl và pyraclostrobin (Nguyễn Chí Hiểu và cs, 2019).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây ba kích (morinda officinalis how ) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh quảng ninh (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)