CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh
a. Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý giá thể bầu đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích
- Thời gian thực hiện: tháng 1/2023 - 9/2023.
- Địa điểm thực hiện: Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Ba Chẽ, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.
- Thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả của chế phẩm xử lý đất ươm cây Ba kích đến nguồn bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm. Mỗi công thức thí nghiệm nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc 100 bầu, gồm các công thức sau:
Công thức 1. Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng).
Công thức 2. Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium (Chaetomium cupreum: 1,5 x 106 CFU/ml) trộn theo tỷ lệ 0,1%/khối lượng giá thể bầu ươm.
Công thức 3. Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT 108 bào tử/g WP) trộn theo tỷ lệ 0,1%/khối lượng giá thể bầu ươm.
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
+ Tỷ lệ hom ra rễ (%): S ố hom nhú rễ ra khỏi hom từ 1cm (quan sát qua lỗ thoáng khí hay lỗ thoát nước của bầu) và có một rễ trở lên được quy định là hom đã ra rễ, hom mới ra mô sẹo hoặc phần gốc mới có biểu hiện phình lên hoặc không có biểu hiện gì được quy định là hom chưa ra rễ. Theo dõi 5 cây trong bầu đại diện ở mỗi lần nhắc lại, theo dõi định kỳ 2 tháng/lần trong 8 tháng, từ tháng thứ 2 sau xử lý.
Công thức tính:
Tỷ lệ hom ra rễ (%) =
Tổng số hom ra rễ
X 100 Tổng số hom thí nghiệm
+ Số mầm/hom (m ầm): Theo dõi 5 cây trong bầu đại diện ở mỗi lần nhắc lại, định kỳ 2 tháng 1 lần theo dõi trong vòng 8 tháng, đếm tất cả số mầm nhú ra khỏi hom từ 1cm trở lên theo định kỳ.
Công thức tính:
Số mầm/hom (mầm)=
Tổng số mầm Tổng số hom thí nghiệm
+ Chiều dài mầm (cm): Theo dõi 5 cây trong b ầu đại diện ở mỗi lần nhắc lại, định kỳ 2 tháng 1 lần theo dõi trong vòng 8 tháng, dùng thước dây chia độ đo từ điểm gốc mầm sát hom đến đỉnh sinh trưởng của mầm theo định kỳ.
Công thức tính:
Chiều dài mầm (cm) = Tổng chiều dài mầm Tổng số mầm
+ Số cặp lá/mầm (c ặp): Theo dõi 5 cây trong bầu đại diện ở mỗi lần nhắc lại, định kỳ 2 tháng 1 lần theo dõi trong vòng 8 tháng, đếm số cặp lá nhú ra khỏi mầm dài từ 1 cm trở lên định kỳ theo công thức:
Số cặp lá/mầm (cặp) = Tổng số cặp lá Tổng số mầm
+ Đường kính mầm khi xuất vườn (mm): Theo dõi 5 cây trong bầu đại diện ở mỗi lần nhắc lại, định kỳ 2 tháng 1 lần theo dõi trong vòng 8 tháng, dùng thước kẹp
panme có độ chính xác tới 0,1mm để đo đường kính mầm ở thời điểm xuất vườn theo công thức:
Đường kính mầm (mm) = Tổng đường kính mầm Tổng số mầm
+ Tỷ lệ bệnh thối gốc (%):Theo dõi 5 cây trong b ầu đại diện ở mỗi lần nhắc lại, định kỳ 2 tháng 1 lần theo dõi trong vòng 8 tháng. Theo dõi thời gian bắt đầu xuất hiện bệnh và tỷ lệ cây bị bệnh theo công thức sau:
TLB (%) = A
X 100 B
Trong đó: TLB (%): Tỷ lệ bệnh
A: Tổng số cây biểu hiện triệu chứng B: Tổng số cây trong ô thí nghiệm.
b. Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý hom đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong gian đoạn vườn ươm
- Thời gian thực hiện: tháng 1/2023 - 9/2023.
- Địa điểm thực hiện: Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Ba Chẽ, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.
- Mỗi công thức thí nghiệm nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc gồm 100 bầu, gồm các công thức sau:
Công thức 1: Ngâm hom trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206 (Đạm tổng hợp: 6%, Lân hữu hiệu: 6%, Kali hữu hiệu: 6%, Axit humic: 2%, NAA:
0,05%, pH: 7,2: Tỷ trọng: 1.2) pha 10-15ml thuốc vào 1 lít nước sau đó nhúng cành giâm vào dung dịch trong vòng 30 phút và trồng trong bầu có xử lý chế phẩm sinh học Ketomium (Chaetomium cupreum: 1,5 x 106 CFU/ml) trộn theo tỷ lệ 0,1%/khối lượng giá thể bầu ươm và ngâm trong 30 phút.
Công thức 2: Ngâm hom trong dung chế phẩm giâm cành Kina R206 (Đạm tổng hợp: 6%, Lân hữu hiệu: 6%, Kali hữu hiệu: 6%, Axit humic: 2%, NAA:
0,05%, pH: 7,2: Tỷ trọng: 1.2) pha 10-15ml thuốc vào 1 lít nước sau đó nhúng cành
giâm vào dung dịch trong vòng 30 phút và trồng trong bầu có xử lý chế phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricô – ĐHCT 108 bào tử/g WP) trộn theo tỷ lệ 0,1%/khối lượng giá thể bầu ươm và ngâm trong 30 phút.
Công thức 3: Ngâm hom trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206 (Đạm tổng hợp: 6%, Lân hữu hiệu: 6%, Kali hữu hiệu: 6%, Axit humic: 2%, NAA:
0,05%, pH: 7,2: Tỷ trọng: 1.2) pha 10-15ml thuốc vào 1 lít nước sau đó nhúng cành giâm vào dung dịch trong vòng 30 phút và trồng trong bầu đất không xử lý.
Công thức 4: Ngâm hom trong nước lã 30 phút và trồng trong bầu không xử lí (đối chứng).
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: chỉ tiêu, phương pháp theo dõi tương tự như đối với thí nghiệm xử lý giá thể bầu ở mục (a).
c. Đánh giá hiệu lực của một số chế phẩm sinh học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm
- Thời gian thực hiện: tháng 1/2023 - 9/2023.
- Địa điểm thực hiện: Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Ba Chẽ, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.
- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, mỗi công thức tiến hành đối với 100 bầu (cây con) với các công thức thí nghiệm như sau:
Công thức 1. Tưới bằng hoạt chất B. subtilis (BIO BẠC 50WP) nồng độ 0,2%
(pha 20 ml thuốc/10 lít nước tưới hoặc pha gói 50g/25 lít nước) xử lý 2 lần/năm, lần thứ hai cách lần thứ nhất 3 tháng.
Công thức 2. Tưới bằng hoạt chất Chitosan (Stop 15WP) nồng độ 0,0015%
(pha 0,15 ml thuốc/10 lít nước hoặc pha gói 10g/8 lít nước), xử lý 2 lần/năm, lần thứ hai cách lần thứ nhất 3 tháng.
Công thức 3. Tưới bằng hoạt chất Trichoderma spp. (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,05% ( pha 5 ml thuốc/10 ml nước) xử lý 2 lần/năm, lần thứ hai cách lần thứ nhất 3 tháng.
Công thức 4. Tưới bằng hoạt chất Ketomium 0,15% ( pha 15 ml thuốc/10ml nước), xử lý 2 lần/năm, lần thứ hai cách lần thứ nhất 3 tháng.
Công thức 5. Đối chứng (tưới bằng nước lã).
- Chỉ tiêu nghiên c ứu và phương pháp theo dõi:
+ Tỷ lệ cây bị bệnh trước và sau khi tưới 1, 2, 3 tháng. Tỷ lệ bệnh được tính theo công thức sau:
TLB (%) = A
X 100 B
Trong đó: TLB (%): Tỷ lệ bệnh
A: Tổng số cây biểu hiện triệu chứng B: Tổng số cây trong ô thí nghiệm.
+ Hiệu lực của thuốc trừ bệnh được theo công thức Henderson Tilton (1925):
E(%) = (1-
Ta X Cb
) X 100 Tb X Ca
Trong đó: E: hiệu lực của thuốc được tính bằng %; Ta: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm sau xử lý; Tb: tỷ lệ bệnh ở ô thí nghiệm trước xử lý; Ca: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng sau xử lý; Cb: tỷ lệ bệnh ở ô đối chứng trước xử lý.
d. Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích
*) Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với tác nhân gây bệnh thối gốc cây Ba kích trong điều kiện in vitro
- Thời gian thực hiện: Tháng 1/2023.
- Địa điểm thực hiện: Viện Bảo vệ thực vật Hà Nội.
- Thực hiện hòa các thuốc trừ nấm hóa học vào môi trường PDA với các nồng độ 1.000 ppm. Chuyển môi trường ra đĩa Petri, cấy nấm và đặt các đĩa thí nghiệm ở trong khoảng 25 0C. Thí nghiệm được nhắc lại 5 lần, mỗi lần 1 đĩa petri với 6 loại thuốc hóa học:
Công thức 1. Propineb (Antracol 70WP).
Công thức 2. Metalaxyl + mancozeb (Ridomil Gold 68WG) Công thức 3. Difenoconazole + propiconazole (Tilt Super 300EC) Công thức 4. Copper hydroxide (Dupont Kocide 53.8WG)
Công thức 5. Prochloraz (PRO TOP)
Công thức 6. Tebuconazole (Folicur 250 EW) Công thức 7. Kresoxim-methyl (Sosim 300SC) Công thức 8. Đối chứng (nước cất).
- Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Theo dõi sự phát triển của đường kính tản nấm sau 1, 3, 5, và 7 ngày, tính toán hiệu lực chế phẩm theo công thức Abbott (1925):
Hiệu lực ức chế (%) =
C - T
X 100 C
Trong đó: C: Đường kính tản nấm công thức đối chứng; T: Đường kính tản nấm công thức thử thuốc.
*) Đánh giá hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm:
- Thời gian thực hiện: tháng 1/2023 - 9/2023.
- Địa điểm thực hiện: Hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững Ba Chẽ, Huyện Ba Chẽ, Tỉnh Quảng Ninh.
- Mỗi công thức tiến hành đối với 100 bầu (cây con), nhắc lại 3 lần:
Công thức 1. Tưới bằng hoạt chất propineb (Antracol 70WP) (nồng độ 0,05%).
Công thức 2. Tưới bằng hoạt chất metalaxyl + mancozeb (Ridomil Gold 68WG) (nồng độ 0,05%).
Công thức 3. Tưới bằng hoạt chất difenoconazole + propiconazole (Tilt Super 300EC) (nồng độ 0,5%).
Công thức 4. Tưới bằng hoạt chất copper hydroxide (Dupont Kocide 53.8WG) (nồng độ 0,05%).
Công thức 5. Tưới bằng hoạt chất prochloraz (Talent 50WP) (nồng độ 0,05%).
Công thức 6. Tưới bằng hoạt chất tebuconazole (Folicur 430SC) (nồng độ 0,03%).
Công thức 7. Tưới bằng hoạt chất kresoxim-methyl (Sosim 300SC) (nồng độ 0,1%).
Công thức 8. Đối chứng (tưới bằng nước lã).
- Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: Như đối với chế phẩm sinh học ở mục (c); Trong đó, đánh giá hiệu lực của thuốc sau 1, 2, 3 tuần xử lý.