Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây ba kích (morinda officinalis how ) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh quảng ninh (Trang 22 - 27)

1.1. Tình hình nghiên cứu cây Ba kích trên thế giới

1.1.2. Nghiên cứu về sâu, bệnh hại cây Ba kích

Do sự phân bố địa lý của Ba kích khá hẹp, số lượng không nhiều, vì vậy có rất ít công bố về tình hình sâu, bệnh hại trên cây Ba kích trên toàn thế giới dù những nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cây Ba kích đã được các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện từ những năm 1989.

Chỉ một số loài sâu, bệnh hại đã được ghi nhận trên cây Ba kích ở Hawai như rệp muội, rệp sáp, kiến, nhện, bọ phấn, sên, tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne spp và bệnh cờ đen do nấm Phytophthora gây ra. Ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây - Trung Quốc, nấm Fusarium oxysporum là tác nhân làm héo chết cây Ba kích là một trong những bệnh hại chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển cũng như diện tích trồng cây Ba kích tại Trung Quốc (Shi và Chi, 1988; Luo và Chen, 1989).

a) Sâu hại Ba kích

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, chỉ một số loài sâu hại đã được ghi nhận trên cây Ba kích ở Hawai như rệp muội, rệp sáp, kiến, nhện, bọ phấn, sên. Các đối tượng dịch hại này thường gây hại mạnh trong điều kiện độc canh cây Ba kích. Theo

Nelson và cs., (2001) khuyến cáo nên luân canh, xen canh cây trồng để hạn chế thiệt hại do sâu hại gây ra. Có thể áp dụng một số chế phẩm phòng trừ sâu hại cây Ba kích như: (i) làm sạch cỏ dại để tiêu diệt ký chủ phụ của những sâu hại trên vườn sản xuất; (ii) phun dung dịch xà phòng, dầu khoáng; (iii) một số thuốc trừ nhện như sulfur đã được kiểm định có thể áp dụng cho cây dược liệu.

Khan (2015) đã liệt kê một số nhóm sâu bệnh hại cây dược liệu và cây gia vị như: Rệp muội ưa thích gây hại trên búp và lá non, với số lượng lớn làm cho búp cong queo; dịch mật do rệp muội tiết ra tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen phát triển.

Tại Ấn Độ, đã được ghi nhận 11 loài sâu hại sâm Ấn Độ, trong đó: 4 loài bộ cánh nửa, 3 loài bộ cánh cứng, 3 loài bộ cánh vảy, và 1 loài nhện; trong đó, các sâu hại chính là rệp muội, nhện Tetranychus urticae và sâu xanh Helicoverpa sp. Trên các cây dược liệu khác, rệp sáp giả, nhện, rệp muội và bọ cánh cứng là các đối tượng sâu hại chính.

- Biện pháp phòng trừ:

Cũng giống như các cây trồng khác, cây dược liệu thường bị tấn công bởi các tác nhân như côn trùng, nhện hại, nấm, vi khuẩn, tuyến trùng và vi rút. Việc phòng trừ sâu hại cây dược liệu đòi hỏi độ an toàn cao với người sử dụng, các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cần phải tuân theo những quy định khắt khe.

Khi phát hiện có các loại sâu hại như nha trùng, ruồi trắng, rệp sáp thì lập tức tiêu diệt. Sau khi phát bệnh có thể dùng thuốc hỗn hợp vôi sulfur loãng 0,3 - 0,5 hoặc dung dịch dithane Z-78 pha loãng 800 - 1.000 lần phun (Shi và Chi, 1988; Luo và Chen, 1989).

Dùng dung dịch xa phòng và dầu neem được khuyến cáo phun phòng trừ rệp.

Bọ phấn thường xuất hiện ở mặt dưới của lá; cả bọ phấn non và bọ phấn trưởng thành đều gây hại bằng hình thức chích hút dịch cây đặc biệt là các bộ phận non làm cho cây còi cọc, lá bị cong queo, biến vàng và làm giảm năng suất. Ngoài ra, bọ phấn là môi giới truyền một số bệnh vi rút. Sử dụng kẻ thù tự nhiên, bọ rùa, bọ mắt vàng, sử dụng bẫy dẫn dụ, dầu neem, dịch chiết từ thảo mộc phun trừ bọ phấn (Khan, 2015).

Meshram và cs (2015) đã thử nghiệm sử dụng ong ký sinh (Trichogramma sp.), bọ mắt vàng (Chrysoperla cornea) và chế phẩm sinh học (Bacillus thuringensisBeauveria bassiana) và thuốc thảo mộc để trừ 5 loài sâu chính hại cây dược liệu là Polytela gloriosae, Anomis flava, Earias vitella, Dysdercus cingulatus Aphis gossypi. Trong đó, công thức sử dụng chế phẩm B. thuringensis 1%, sau đó xử lý bằng dịch chiết neem 1% có hiệu quả cao nhất đối với sâu ăn lá P.

gloriosae A. flava, E. vitella. Công thức sử dụng dịch chiết neem 1% kết hợp B.

thuringensis 1% có hiệu quả cao nhất đối với Dysdercus cingulatus và rệp muội.

b) Bệnh hại Ba kích

Theo Dong và cs (2019), huyện Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông là nơi có diện tích trồng Ba kích lớn nhất với sản lượng chiếm 90% tổng sản lượng của loại cây này tại Trung Quốc. Trong năm 2018, dịch sâu bệnh hại trên Ba kích đã gây ảnh hưởng kinh tế đáng kể do những giảm sút về năng suất và sản lượng của cây thuốc này. Rễ cây bị bệnh biến màu đen và thối. Rễ mẫu cây bị bệnh được thu thập để phân lập tác nhân gây bệnh. Sau 3 ngày, xuất hiện những tản nấm ban đầu màu trắng, sau đó chuyển màu xanh đậm kè theo bào tử tên môi trường PDA. Sau 25 ngày ngày theo dõi, đĩa nấm có một số hạch nhỏ màu đen trên bề mặt môi trường.

Tiến hành lây nhiễm lại isolate trên rễ và lá cây Ba kích con theo chu trình Koch.

Sau 3 ngày, phần xylem của rễ cây lây nhiễm chuyển nâu và sẫm dần, lá lây nhiễm cũng có triệu chứng thâm nâu sau 4 ngày, tương tự các triệu chứng được quan sát trên đồng ruộng. Tác nhân gây bệnh được phân lập lại trên vết bệnh lây nhiễm và được tiến hành giám định. Bào tử và sợi nấm được giám định bằng phương pháp hình thái, đồng thời giám định phân tử loài nấm dựa trên vùng ITS và gen β-tubulin, xác định được loài Lasiodiplodia pseudotheobromae (thuộc họ Botryosphaeriaceae) là tác nhân gây bệnh thối đen (Black root rot) hại rễ cây Ba kích. Đây là báo cáo đầu tiên về bệnh thối đen rễ do loài nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây ra tại Trung Quốc.

Một trong các bệnh hại nặng trên cây Ba kích là bệnh đốm vòng, chủ yếu hại lá. Bệnh xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém, lá cây bệnh bị đục thủng, khô héo và rụng. Phương pháp phòng trừ: khi cây mới phát bệnh vặt

lá cây bệnh mang đốt, hoặc dùng dịch CuSO4.xCu(OH)2.yCa(OH)2.zH2O tỷ lệ 1:1:200 hoặc dung dịch dithane Z-78 pha loãng 600 - 800 lần phun (Shi và Chi, 1988; Luo và Chen, 1989).

Ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc, nấm Fusarium oxysporum là tác nhân làm héo chết cây Ba kích là một trong những bệnh hại chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển cũng như diện tích trồng cây Ba kích ở Trung Quốc (Shi và Chi, 1988; Luo và Chen, 1989). Cần điều tra thường xuyên, xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh, đặt biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài;

tiến hành đốn tỉa, cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch lá rụng, tàn dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thông thoáng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng của cây đối với bệnh.

Ở Trung Quốc, Ba kích thường gặp một số bệnh như: bệnh mục thân, bồ hóng, đốm vòng… Bệnh mục thân/thối gốc thân (crown rot): Lúc thời tiết mưa dầm ẩm ướt lâu ngày, đất thoát nước không tốt dễ phát sinh. Chế phẩm phòng trừ: Tăng cường quản lý hệ thống thoát nước đồng ruộng, ngăn ngừa thương tổn vì nguyên nhân bên ngoài. Khi phát sinh dùng hỗn hợp vôi: tro 1:3 xoa lên phần cây bị bệnh hoặc dùng dung dịch NH3 pha loãng 800 lần, dung dịch dithane Z-78 pha loãng 600 - 800 lần, hoặc dung dịch thuốc bột thiophanate/Topsin 50% pha loãng 1.500 lần phun lên phần bị bệnh và đất.

Ở Hawaii, bệnh cờ đen do nấm Phytophthora sp. gây ra là một trong những bệnh chính đối với Ba kích. Bệnh thường gây hại nặng làm cho lá biến màu đen, héo, chết khô, cuống lá và thân biến màu đen gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cây Ba kích. Chế phẩm phòng trừ gồm: (i) kiểm tra định kỳ xác định sự xuất hiện và gây hại của bệnh đặc biệt trong điều kiện thời tiết mưa kéo dài, (ii) đốn tỉa cắt bỏ cành, bộ phận bị bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan, dọn sạch là rụng, tàn dư cây bệnh, tạo điều kiện để cây thông thoáng, (iii) cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng đề kháng đối với bệnh hại. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. gây ra trên cây con 1 tháng tuổi của một số loài thuộc chi Morinda ở 2 đảo Andaman và Nicobar Islands, Ấn Độ.

Theo Firdousi và cs., (2015), trong cuộc khảo sát các loài nấm gây bệnh tại Jalgaon, Ấn Độ, đã ghi nhận hai loài nấm gây hại nghiêm trọng trên hai loại cây trồng có giá trị kinh tế và y dược lớn. Bệnh đốm lá cây Diệp hạ châu (Bridelia retusa L.) do loài Colletotrichum gloeosporioides và đốm lá Ba kích gây ra bởi nấm Corynospora sp. Các triệu chứng bệnh xuất hiện từ tháng 7 kéo dài đến tháng 10.

Diệp hạ châu và Ba kích được xác định là hai cây kí chủ mới của nấm Colletotrichum gloeosporioidesCorynospora sp. Trên cây Ba kích, Corynospora sp. gây ra những vết đốm màu nâu ở hai mặt lá, có quầng vàng quanh vết đốm. Các vết đốm lan dần, chiếm từ 50 đến 100% diện tích lá.

c) Tuyến trùng hại Ba kích

Cũng tại Hawaii, loài tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne sp. gây bệnh nghiêm trọng, gây thiệt hại trực tiếp cho rễ, xâm nhập sâu vào trong mô cây và tạo nên các nốt sưng ở rễ và gây vết thương cơ giới tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, làm cho rễ biến màu và thối. Trên lá, lá bị biến vàng và thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng thiếu dinh dưỡng (đạm, can xi và sắt). Để phòng trừ tuyến trùng, các chế phẩm được khuyến cáo bao gồm: (i) không nhân giống cây Ba kích trên đất đã bị nhiễm tuyến trùng, dụng cụ để cắt, ghép cần phải được khử trùng; (ii) bổ sung thành phần hữu cơ cho đất, tưới nước cho cây, chăm sóc hợp lý (Nelson và cs., 2005). Tại bang Rio Grande do Norte của Brazil, lá cây Ba kích 3 năm tuổi có hiện tượng biến vàng, héo úa, bộ rễ bị tổn thương nặng. Tìm thấy tuyến trùng cái gây thối rễ trong rễ mang triệu chứng. Thực hiện giám định loài bằng phương pháp hình thái và điện di protein xác định được loài Meloidogyne javanica (Souza và cs., 2015). Một số loài trong chi Morinda mang triệu chứng tương tự được giám định do 2 loài tuyến trùng nốt sưng M. incognita (Kavitha và cs., 2011) và M.arenaria (Fu và cs., 2013) gây ra.

Khanzada và cs (2012) xác định 6 loài tuyến trùng ký sinh thực vật hại 13 giống cây bạc hà, thuộc nhóm cây dược liệu ở Pakistan. Trong số các loài tuyến trùng ký sinh thực vật, loài Tylenchorhynchus spp. xuất hiện trên 7 giống cây bạc hà, trong khi đó giống Trichodorus chỉ ghi nhận trên 1 giống bạc hà. Mật độ quần thể loài Helicotylenchus cao nhất, và ghi nhận trên 6 giống bạc hà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây ba kích (morinda officinalis how ) trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh quảng ninh (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)