CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm tại tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý bầu đất đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích
a. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích
Do nguồn nấm gây ra bệnh vàng lá thối gốc luôn có mặt ở trong đất; do đó, biện pháp xử lý đất trước khi trồng là một biện pháp hiệu quả hạn chế bệnh cho cây Ba kích. Kết quả ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích được thể hiện qua bảng 3.6 như sau:
Qua bảng 3.6 cho thấy:
Sau 2 tháng xử lý, tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích của các công thức thí nghiệm đều cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, trong đó tỷ lệ hom ra rễ ở công thức 3 cao nhất, đạt 80,0%, tiếp theo là công thức 2 đạt 46,67% và thấp nhất là ở công thức đối chứng, đạt 13,33%.
Sau 4 tháng xử lý, tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích của các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, dao động từ 26,66 - 86,67%. Trong đó, tỷ lệ hom ra rễ ở công thức 3 và công thức 2 tương đương nhau và cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng, đạt 66,67% và 86,67%. Tỷ lệ hom ra rễ ở công thức đối chứng thấp nhất, đạt 26,66%.
Sau 6 tháng xử lý, tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích của các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, dao động từ 46,67 - 100%. Trong đó tỷ lệ hom ra rễ ở công thức 3 cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng, đạt 100%. Tỷ lệ hom ra rễ ở công thức 2 đương đương với công thức đối chứng, đạt 66,67%, tỷ lệ hom ra rễ của công thức đối chứng đạt 46,66%.
Sau 8 tháng xử lý, tỷ lệ hom ra rễ cây Ba kích của các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê, dao động từ 46,67 - 100%. Trong đó tỷ lệ hom ra rễ ở công thức 3 cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng, đạt 100%. Tiếp theo là tỷ lệ hom ra rễ ở công thức 2 cao hơn chắc chắn so với công thức đối chứng, đạt 73,33%, tỷ lệ hom ra rễ của công thức đối chứng là thấp nhất chỉ đạt 46,67% (bảng 3.6).
Như vậy, có thể sử dụng kỹ thuật sử dụng bầu ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,1% hoặc bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1% để đạt được tỷ lệ hom ra rễ cao.
Theo Doni. F và cs (2014), chế phẩmTrichoderma spp., Ketomium là các loại nấm có lợi, thúc đẩy tăng trưởng và tăng hiệu suất sinh lý ở cây lúa đồng thời cũng có thể tăng cường các thành phần sinh trưởng của cây lúa bao gồm chiều cao cây, số lá, số nhánh, chiều dài rễ và trọng lượng tươi của rễ.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích
Công thức Tỷ lệ hom ra rễ (%) sau...tháng
2 4 6 8
Công thức 1(Đ/c) 13,33c 26,66b 46,66b 46,67c
Công thức 2 46,67b 66,67a 66,67b 73,33b
Công thức 3 80,00a 86,67a 100,00a 100,00a
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV(%) 17,49 19,25 14,82 15,75
LSD.05 18,51 26,17 23,89 26,18
Ghi chú: Công thức 1: Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng). Công thức 2:
Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%. Công thức 3: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học
Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT ) nồng độ 0,1%.
b. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số mầm/hom của cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm
Kết quả nghiên cứa ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến chỉ tiêu số mầm/hom của cây Ba kích thí nghiệm trong vườn ươm thu được ở bảng 3.7 như sau:
Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy thời gian theo dõi từ 2 tháng đến 8 tháng sau giâm hom, chỉ tiêu số mầm/hom đều có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức xử lý bầu đất (p<0,05).
Thời điểm sau giâm hom 2 tháng, ở công thức 3 cho số mầm/hom cao nhất (đạt 1,20 mầm) so với công thức 2 và công thức 1 (công thức đối chứng). Công thức 1 và công thức 2 là tương đương nhau và có số mầm/hom tương ứng là 0,60 mầm và 0,80 mầm.
Thời điểm từ 4 tháng đến 6 tháng, số mầm/hom của công thức 3 đạt cao nhất từ 1,93 - 2,53 mầm/hom tiếp theo là công thức 2 đạt từ 1,53 - 2,00 mầm/hom và thấp nhất là công thức đối chứng chỉ đạt từ 1,20 - 1,47 mầm/hom.
Ở các thời điểm từ 8 tháng sau ươm cho thấy số mầm/hom của công thức 2 và công thức 3 là tương đương nhau (đạt từ 2,27 - 2,60 mầm/hom) và cao hơn so với công thức đối chứng 1,60 mầm/hom (bảng 3.7).
Như vậy, có thể sử dụng bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,1% hoặc Ketomium nồng độ 0,1% để có số mầm/hom cao nhất trước khi xuất vườn.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số mầm/hom của cây Ba kích thí nghiệm trong vườn ươm
Công thức Số mầm/hom sau … tháng xử lý
2 4 6 8
Công thức 1 (Đ/c) 0,60b 1,20c 1,47c 1,60b
Công thức 2 0,80b 1,53b 2,00b 2,27a
Công thức 3 1,20a 1,93a 2,53a 2,60a
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV(%) 13,32 8,57 10,80 7,25
LSD.05 0,26 0,3 0,49 0,35
Ghi chú: Công thức 1: Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng). Công thức 2:
Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%. Công thức 3: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học
Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT ) nồng độ 0,1%.
c. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến chiều dài mầm của cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm
Qua kết quả qua hình 3.13 cho thấy: Thời điểm sau giâm hom từ 2 tháng đến 8 tháng các chế phẩm xử lý giá thể bầu khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa đối với chiều dài mầm của cây Ba kích (P<0,05) ở mức tin cậy 95%.
Công thức 3 có chiều dài mầm đạt cao nhất so với các công thức còn lại, tiếp theo là công thức 2 có chiều dài mầm cao hơn công thức đối chứng và chiều dài mầm của công thức đối chứng là thấp nhất qua các lần theo dõi.
Ở lần đo cuối cùng (8 tháng sau giâm hom), công thức 3 có chiều dài mầm đạt cao nhất (37,93cm), tiếp theo là công thức 2 có chiều dài cao hơn công thức đối chứng (đạt 27,94cm) và chiều dài mầm của công thức đối chứng là thấp nhất, đạt 17,90cm (hình 3.13).
Như vậy, bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,1% cho chiều dài mầm cao nhất so với các công thức khác.
Hình 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến chiều dài mầm của cây Ba kích
4.97
10.33
14.8 17.9
7.24
15.01
22.43
27.94
9.42 10.07
28.28
37.93
0 5 10 15 20 25 30 35 40
2 tháng 4 tháng 6 tháng 8 tháng
C hi ề u d ài m ầ m ( cm )
Số tháng theo dõi sau giâm hom Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Công thức 1: Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng). Công thức 2: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%. Công thức 3: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học
Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT ) nồng độ 0,1%
d. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số cặp lá/mầm của cây Ba kích thí nghiệm trong vườn ươm.
Kết quả thu được về ảnh hưởng của chế phẩm xử lý giá thể bầu đến số cặp lá/mầm của cây Ba kích thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.8 như sau:
Qua bảng 3.8 cho thấy: Thời điểm sau giâm hom từ 2 tháng đến 8 tháng các chế phẩm xử lý giá thể bầu khác nhau đều có sự sai khác có ý nghĩa đối với số cặp lá/mầm của cây Ba kích (P<0,05) ở mức tin cậy 95%.
Ở thời điểm từ 2 tháng đến 4 tháng đầu sau giâm, công thức 2 và công thức 3 có số cặp lá/mầm tương đương nhau dao động từ 2,07 -3,87 cặp lá/mầm và cao hơn chắc chắn so với công thức 1 (công thức đối chứng) chỉ đạt 1 lá/mầm.
Thời điểm từ 6 tháng đến 8 tháng sau giâm hom, công thức 3 có số cặp lá/mầm đạt cao nhất (từ 5,40 - 7,20 cặp lá/mầm), tiếp theo là công thức 2 đạt từ 4,47 - 5,87 cặp lá/mầm cao hơn công thức đối chứng chỉ đạt 2,80 - 4 cặp lá/mầm.
Như vậy, bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricô ĐHCT) nồng độ 0,1% cho số cặp lá/mầm cao nhất.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến số cặp lá/mầm của cây Ba kích thí nghiệm
Công thức Số cặp lá/mầm (cặp) sau … tháng
2 4 6 8
Công thức 1(Đ/c) 1,00b 1,93b 2,80c 4,00c
Công thức 2 2,07a 3,15a 4,47b 5,87b
Công thức 3 2,67a 3,87a 5,40a 7,20a
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV(%) 18,95 11,89 5,69 7,41
LSD.05 0,82 0,8 0,54 0,96
Ghi chú: Công thức 1: Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng). Công thức 2:
Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%. Công thức 3: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học
Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT ) nồng độ 0,1%.
e. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến đường kính mầm của cây Ba kích thí nghiệm trong vườn ươm
Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến đường kính mầm của cây Ba kích thí nghiệm được thể hiện qua hình 3.14 như sau:
Qua kết quả bảng 3.14 cho thấy: Kể từ thời điểm giâm hom, tuy thời gian 2 tháng sau giâm là cho kết quả đường kính mầm ở các công thức là không có sự sai khác (P<0.05). Các thời điểm theo dõi còn lại có chỉ tiêu đường kính mầm của các công thức thực nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở mức tin cậy 95%.
Ở thời điểm theo dõi 4 tháng sau giâm, công thức 2 và công thức 3 có đường kính mầm tương đương nhau và cao hơn chắc chắn so với công thức 1 (công thức đối chứng).
Ở thời điểm từ 6 tháng đến 8 tháng sau giâm, công thức 3 có đường kính mầm lớn nhất dao động từ 1,37 - 1,73cm, tiếp theo là công thức 2 có đường kính mầm dao động từ 1,21 - 1,63cm và đều cao hơn công thức đối chứng có đường kính mầm thấp nhất dao động tự 1,04 - 1,38cm (hình 3.14).
Như vậy, bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT) nồng độ 0,1% cho đường kính mầm cao nhất.
Hình 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến đường kính mầm của cây Ba kích
0.35
0.68
1.04
1.38
0.42
0.81
1.21
1.63
0.49
0.87
1.37
1.73
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2
2 tháng 4 tháng 6 tháng 8 tháng
Đ ườ ng k ín h m ầ m ( m m )
Số tháng theo dõi sau giâm hom Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
Công thức 1: Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng). Công thức 2: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%.
Công thức 3: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT ) nồng độ 0,1%.
f. Hiệu quả của chế phẩm xử lý bầu đất đến bệnh thối gốc cây Ba kích
Vì tác nhân gây bệnh thối gốc có nguồn gốc trong đất và bệnh thường xuất hiện, gây hại nặng khi đất có ẩm độ cao. Thực tế cho thấy bệnh thối gốc bắt đầu xuất hiện vào khoảng 60 ngày sau trồng và tăng dần vào mùa mưa, đạt cao nhất vào khoảng tháng cuối tháng 8 sau đó giảm dần và dừng vào mùa khô. Kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chế phẩm xử lý giá thể bầu đến bệnh thối gốc cây Ba kích trong thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.9 như sau:
Qua kết quả nghiên cứu trên có thể thấy các công thức xử lý bầu đất khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa đối với tỷ lệ bệnh thối gốc cây Ba kích (P<0,05), trong đó:
Ở thời điểm 2 tháng sau giâm hom, tỷ lệ bệnh thối gốc của công thức 2 và công thức 3 là tương đương nhau và thấp hơn công thức đối chứng (công thức 1).
Ở thời điểm 4 tháng sau xử lý, tuy tỷ lệ bệnh tăng dần nhưng vẫn đạt thấp nhất ở công thức 3, tiếp theo là công thức 2 và tỷ lệ bệnh cao nhất ở công thức đối chứng.
Ở thời điểm 6 tháng sau giâm hom, tỷ lệ bệnh ở 2 công thức thử nghiệm tương đương nhau và thấp hơn công thức đối chứng.
Thời điểm theo dõi cuối cùng vào tháng 8, tỷ lệ bệnh đã đạt rất cao nhưng vẫn biểu hiện thấp nhất ở công thức 3 (với 14,33%) và tiếp đến là tỷ lệ bệnh ở công thức 2 (19,67%), và tỷ lệ bệnh ở công thức 3 đạt cao nhất (37%) làm cây con bị chết nhiều và có thể gây thiệt hại, làm khuyết mật độ.
Hiệu lực phòng trừ sau 8 tháng ở các công thức xử lý bầu đất có sự sai khác có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Công thức 3 (xử lý bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp. ( Tricô– ĐHCT) nồng độ 0,1% để có tỷ lệ bệnh thấp nhất, và có hiệu lực phòng trừ cao nhất (đạt 60,99%), tiếp theo là hiệu lực phòng trừ của công thức 2 đạt 46,59% so với công thức đối chứng (bảng 3.9 và hình 3.15).
Như vậy, xử lý bầu bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT) nồng độ 0,1% để có hiệu quả phòng chống bệnh thối gốc là cao nhất.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến bệnh thối gốc cây Ba kích thí nghiệm
Công thức
Tỷ lệ bệnh thối gốc cây Ba kích (%) sau … tháng xử lý
Hiệu lực phòng trừ
(%) sau 8 tháng
2 4 6 8
Công thức 1 (Đ/c) 14,33a 16,33a 30,00a 37,00a - Công thức 2 8,00b 12,33b 15,00b 19,67b 46,59b
Công thức 3 5,67b 8,33c 12,00b 14,33c 60,99a
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV(%) 14,51 14,04 10,95 9,13 8,98
LSD.05 3,07 3,93 4,72 4,9 7,31
Ghi chú: Công thức 1: Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng). Công thức 2:
Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%. Công thức 3: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học
Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT ) nồng độ 0,1%.
Hình 3.15. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý bầu đất đến bệnh thối gốc cây Ba kích Công thức 1: Bầu đất ươm được đóng bằng đất tầng B (đối chứng). Công thức 2: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%.
Công thức 3: Bầu đất ươm đóng bằng đất tầng B được xử lí bằng chế phẩm sinh học Trichoderma spp (Tricô– ĐHCT ) nồng độ 0,1%.
14.33
8.00 5.67
16.33
12.33
8.33 30.00
15.00
12.00 37.00
19.67
14.33
0
46.59
60.99
0 10 20 30 40 50 60 70
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3
H i ệ u l ự c p hòn g tr ừ ( % )
T ỷ l ệ b ệ nh ( % )
Các công thức thí nghiệm
Tỷ lệ bệnh sau 2 tháng Tỷ lệ bệnh sau 4 tháng Tỷ lệ bệnh sau 6 tháng Tỷ lệ bệnh sau 8 tháng Hiệu lực phòng trừ sau 8 tháng
3.2.2. Nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm xử lý hom đến sinh trưởng và bệnh thối gốc cây Ba kích trong gian đoạn vườn ươm
Bên cạnh các chế phẩm xử lý bầu đất, chế phẩm xử lý hom là một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng và ảnh hưởng tích cực lên các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ bệnh thối gốc cây Ba kích trong giai đoạn sản xuất cây con Ba kích, làm giảm thiểu số cây con bị chết do nấm bệnh gây ra.
a. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm
Kết quả nghiên cứu về chế phẩm xử lý hom đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích thí nghiệm trong vườn ươm được thể hiện qua bảng 3.10 như sau: Ở thời điểm từ 2 tháng đến 8 tháng theo dõi sau giâm hom, tỷ lệ hom ra rễ của các công thức thực nghiệm đều cho kết quả có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Ở thời điểm 2 tháng sau giâm hom, tỷ lệ hom ra rễ ở công thức 2 là cao nhất đạt 71,67%, tiếp đến là của công thức 1 (với 53,33%), công thức 3 (chỉ đạt 33,33%) và công thức 4 chỉ đạt 20%.
Ở thời điểm 8 tháng sau giâm hom, tỷ lệ hom ra rễ của công thức 2 vẫn cao nhất và đạt 100%, tiếp đến là công thức 1 đạt 83,33%, tiếp theo là công thức 3 đạt 63,33%
và cao hơn chắc chắn so với công thức 4 (đối chứng) có tỷ lệ hom ra rễ thấp nhất, chỉ đạt 36,67% (bảng 3.10).
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến tỷ lệ hom ra rễ của cây Ba kích thí nghiệm
Công thức Tỷ lệ hom ra rễ (%) sau. ...tháng theo dõi
2 4 6 8
Công thức 1 53,33b 65,00ab 76,67b 83,33b
Công thức 2 71,67a 76,67a 100,0a 100,0a
Công thức 3 33,33c 50,00b 56,67c 63,33b
Công thức 4 (Đ/c) 20,00d 26,67c 30,0d 36,67c
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV(%) 12,81 18,57 9,13 5,26
LSD.05 11,42 20,25 12,0 7,45
Ghi chú: Công thức 1: Ngâm hom trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206, và trồng trong bầu có xử lý chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%. Công thức 2: Ngâm hom trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206 và trồng trong bầu có xử lý chế phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricô – ĐHCT) nồng độ 0,1%. Công thức 3: Ngâm hom trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206 và trồng trong bầu không xử lý.
Công thức 4: Ngâm hom trong nước lã, và trồng trong bầu không xử lí (đối chứng).
Như vậy, có thể sử dụng kỹ thuật ngâm hom trong dung chế phẩm giâm cành Kina R206 và trồng trong bầu có xử lý chế phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricô – ĐHCT) nồng độ 0,1% để có tỷ lệ hom ra rễ là cao nhất.
b. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến số mầm/hom của cây Ba kích trong giai đoạn vườn ươm
Tương tự như đối với chỉ tiêu tỷ lệ hom ra rễ, các chế phẩm xử lý hom giống khác nhau cũng có ảnh hưởng tích cực lên số mầm/hom của các cây Ba kích con thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở hình 3.16 như sau:
Hình 3.16. Ảnh hưởng của chế phẩm xử lý hom đến số mầm/hom của cây Ba kích Ghi chú: Công thức 1: Ngâm hom trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206, và trồng trong bầu có xử lý chế phẩm sinh học Ketomium nồng độ 0,1%. Công thức 2: Ngâm
hom trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206 và trồng trong bầu có xử lý chế phẩm sinh học Trichoderma spp. (Tricô – ĐHCT) nồng độ 0,1%. Công thức 3: Ngâm hom
trong dung dịch chế phẩm giâm cành Kina R206 và trồng trong bầu không xử lý. Công thức 4: Ngâm hom trong nước lã, và trồng trong bầu không xử lí (đối chứng).
Qua kết quả hình 3.16 cho thấy, kể từ thời điểm giâm hom, ngoại trừ 4 tháng sau giâm là cho kết quả số mầm/hom ở các công thức là không có sự sai khác
0.8
1.47
1.73 1.73
1.2
1.67
2.13 2.27
0.87
1.33 1.47 1.6
0.6 0.73
0.93 1.07
0 0.5 1 1.5 2 2.5
2 tháng 4 tháng 6 tháng 8 tháng
S ố m ầ m /h om ( m ầ m )
Số tháng theo dõi sau giâm hom
Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 (Đ/c)