Trang 1 TẤT CHÍ THÀNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NHÓM NGÀNH BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành:
Trang 1TẤT CHÍ THÀNH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NHÓM NGÀNH BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2NGÀNH BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài Chính
Mã số: 7 34 02 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS TRIỆU KIM LANH
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT
SINH LỜI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NHÓM NGÀNH BÁN LẺ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” là công trình nghiên
cứu do chính tác giả thực hiện với sự hướng dẫn của TS Triệu Kim Lanh
Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận
Tác giả Tất Chí Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy/cô trường Đại học Ngân hàng đã chỉ dạy tận tình và tạo điều kiện được làm khóa luận tốt nghiệp Em tin rằng việc được thầy/cô hướng dẫn ngày hôm nay là hành trang quan trọng cho con đường học sau này của em
Em xin chân thành cám ơn cô Triệu Kim Lanh đã luôn giúp đỡ và hỗ trợ em hoàn thành khóa luận lần này
Trong thời gian hoàn thành khóa luận mặc dù đã cố gắng nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em mong sẽ nhân được những ý kiến đóng góp từ phía thầy/cô
để giúp em hoàn thiện đề tài này hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 11 năm 2023
Trang 5Từ khóa: khả năng sinh lời, chứng khoán, quy mô, chi phí, thời gian hoạt động,
tăng trưởng
Trang 6ABSTRACT
Thesis title: "Factors Affecting the Profitability of Enterprises in the Retail Industry Listed on the Vietnamese Stock Market"
The thesis examined the relationship between 10 specific factors to the profitability
of companies in the retail industry listed on the Vietnamese stock market The obtained data is based on 21 retail businesses listed on three exchanges, namely HOSE, HNX, and UPCOM between 2012 and 2022 The study used Panel Regression: Pooled method – OLS, fixed effect (FEM), and random impact model (REM) and then corrected the defects of the model with FGLS Regression
The results showed that inventory turnover, financial leverage, growth rate, and cost of sales ratio had the same impact on both profitability as measured through ROA and ROE Meanwhile, the ratio of sales and management expenses had the same impact on ROA, and size, solvency, uptime of the business, and economic growth are covariates with the rate of return measured through ROE
Keywords: profitability, retail business, retail, stock, size, cost, uptime, growth
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
ABSTRACT iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Ý nghĩa của đề tài 4
1.7 Kết cấu đề bài 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 8
2.1 Cở sở lý luận về tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp 8
2.1.1 Khái niệm về bán lẻ 8
2.1.2 Khái niệm tỷ suất sinh lời 9
Trang 82.1.3 Định lượng tỷ suất sinh lời 9
2.1.4 Nhân tố quy mô 10
2.1.5 Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 11
2.1.6 Đòn bẩy tài chính 11
2.1.7 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 12
2.1.8 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 12
2.1.9 Vòng quay hàng tồn kho 12
2.1.10 Vòng quay tổng tài sản 13
2.1.11 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 13
2.1.12 Tăng trưởng kinh tế 13
2.1.13 Tỷ lệ lạm phát 14
2.2 Lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp 14
2.2.1 Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient structure) 14
2.2.2 Lý thuyết nguồn lực (Resource – Based Theory) 15
2.2.3 Lý thuyết đánh đổi tĩnh (Static Trade-Off Theory) 16
2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng 17
2.2.5 Lý thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory) 18
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước 18
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 18
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 21
2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu 23
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 Thu thập dữ liệu 29
3.2 Giả thuyết nghiên cứu 29
Trang 93.2.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân 29
3.2.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân 29
3.2.3 Nhân tố quy mô 29
3.2.2 Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 30
3.2.3 Đòn bẩy tài chính 30
3.2.4 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 31
3.2.5 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 31
3.2.6 Vòng quay hàng tồn kho 32
3.2.7 Vòng quay tổng tài sản 33
3.2.8 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 33
3.2.9 Tăng trưởng kinh tế 33
3.2.10 Tỷ lệ lạm phát 34
3.3 Mô hình nghiên cứu 34
3.3.1 Khái quát mô hình nghiên cứu 34
3.3.2 Giải thích biến 36
3.4 Trình tự nghiên cứu 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 46
4.2 Phân tích tương quan 48
4.3 Ước lượng mô hình hồi quy bảng bằng phương pháp Pooled OLS, FEM, REM 48
4.3.1 Hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, FEM, REM 48
4.3.2 So sánh mô hình Pooled OLS, REM, FEM 50
4.4 Kiểm định khuyết tật của mô hình 52
4.4.1 Kiểm định tự phương sai sai số thay đổi 52
Trang 104.4.2 Kiểm định tự tương quan 52
4.4.3 Kiểm định đa cộng tuyến 53
4.5 Khắc phục khuyết tật trong mô hình 53
4.5.1 Mô hình REM – biến phụ thuộc ROA 53
4.5.2 Mô hình FEM – biến phụ thuộc ROE 54
4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp 63
5.2.1 Gia tăng quy mô doanh nghiệp 63
5.2.2 Đầu tư vào chính sách bán hàng và quản lý 64
5.2.3 Sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý 64
5.2.4 Duy trì và nâng cao mức tăng trưởng doanh nghiệp 65
5.2.5 Tận dụng thời gian hoạt động 65
5.2.6 Nâng cao hiệu quả hàng tồn kho 65
5.2.7 Cải thiện tỉ suất sinh lời trên doanh thu 66
5.2.8 Nâng cao hiệu quả vòng quay tổng tài sản 66
5.2.9 Linh hoạt đối với bối cảnh nền kinh tế 66
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 67
5.3.1 Hạn chế của đề tài 67
5.3.2 Hướng nghiên cứu mở rộng 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 75
Trang 11Global Industry Classification
Industry Classification Benchmark
Tiêu chuẩn phân ngành theo công nghiệp
Weighted Average Cost of
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2 1: Tổng hợp khảo lược theo nhân tố 24
Bảng 3 1: Tổng hợp biến 39
Bảng 4 1: Thống kê mô tả 46
Bảng 4 2: Ma trận hệ số tương quan 48
Bảng 4 3: Tổng hợp kết quả hồi quy Pooled PLS, REM, FEM với ROA 49
Bảng 4 4: Tổng hợp hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM với ROE 49
Bảng 4 5: Kiểm định đa cộng tuyến 53
Bảng 4 6: Hồi quy theo FGLS với ROA (Mô hình REM) 54
Bảng 4 7 Hồi quy FGLS - ROE (Mô hinh FEM) 54
Bảng 4 8 Tổng hợp kết quả nghiên cứu hai biến độc lập ROA, ROE 55
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1: Quy trình bán lẻ thông dụng 9 Hình 3 1: Trình tự nghiên cứu 40 Hình 4 2: ROA, ROE của doanh nghiệp bán lẻ 2012 - 2022 56
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài
Thời kỳ cuối năm 2022 đầu năm 2023, ngành bán lẻ đã phải trải qua những khó khăn khi hàng loạt doanh nghiệp lớn đã liên tục báo lỗ, thậm chí đã rút khỏi thị trường Việt Nam Cụ thể, Q1/2023 vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) và Công ty cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT) đã công bố báo cáo tài chính, đáng chú ý là lợi nhuận ghi nhận mức thấp kỷ lục, giảm hơn 90% so với cùng
kỳ năm trước Hơn thế nữa, một thương hiệu lớn trên thị trường – Parkson - trong năm 2022, ghi nhận khoản lỗ với 1,7 triệu USD Trong 3 tháng đầu năm 2023, doanh thu của hệ thống Parkson tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 123 tỷ đồng, giảm khoảng 15%
so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục chịu lỗ thêm khoảng 19 tỷ đồng Hơn nữa, trong những năm gần đây, Parkson đã phải liên tục đóng cửa hàng loạt trung tâm thương mại lớn và phải nộp đơn phá sản rút khỏi Việt Nam sau 18 năm (Vneconomy 2023) Nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ xuất phát từ đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự sụt giảm sức mua, khiến lượng cầu cho các mặt hàng không thiết yếu giảm xuống Tệp khách hàng thu nhỏ làm cho các doanh nghiệp phải tranh giành thị phần lẫn nhau dẫn đến sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ ngày càng được đẩy lên cao trào Khi sự cạnh tranh bên trong ngành ngày càng lớn, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ ngày càng hẹp lại Chính vì thế, câu hỏi làm thế nào để các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ có thể giữ được tỷ suất sinh lời của mình đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết (Viettimes 2023)
Dựa vào số liệu cung cấp ở trên, có thể nói ngành bán lẻ hiện nay gặp nhiều trở ngại và thách thức Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, có rất ít nghiên cứu về ngành bán lẻ được tìm thấy trong những nghiên cứu trước đây, dẫn đến không đủ thông tin và tài liệu tham khảo để lấp đầy những khoảng trống về nghiên cứu hiện tại Về lý thuyết, Yazdanfar (2013) cho rằng sự tồn tại của doanh nghiệp được chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố lợi nhuận Nếu lợi nhuận không được duy trì ổn định, doanh nghiệp khó có thể tạo ra giá trị để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế- xã hội, cũng như không thể thu hút nhà đầu tư bên ngoài, từ đó dẫn đến phá
Trang 15sản Theo Zutter và Gitman (2011), hiểu rõ lợi nhuận là yếu tố then chốt giúp các nhà quản lý phát triển các chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp của mình Tương tự như vậy, một trong những mục tiêu chính của bất kỳ doanh nghiệp nào là duy trì sự bền vững trong môi trường cạnh tranh Do đó, các công ty phải phát triển, thực hiện và duy trì các chiến lược, giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời bằng cách phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường vi mô và vĩ mô của công ty (Alarussi & Alhaderi, 2018) Mặc dù Alarussi và Alhaderi (2018) tin rằng hầu hết các công ty đều hiểu tầm quan trọng của tỷ suất sinh lời đối với sự tồn tại của doanh nghiệp nhưng rất ít công ty biết cách cải thiện chúng Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này cho thấy các bài nghiên cứu đa ngành trước đây thường mâu thuẫn với các nghiên cứu đặc thù của ngành, kéo theo đó là sự khác biệt giữa các nghiên cứu trong và ngoài nước về kết quả cũng như hướng tác động của các yếu tố Cuối cùng, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các kết quả nghiên cứu trước đó, dẫn đến một số biến kinh tế vĩ mô không được đưa vào mô hình
Từ những nguyên nhân trên, khóa luận sẽ nghiên cứu thông qua đề tài “Các nhân
tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp trong nhóm ngành bán
lẻ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Từ đó, một số hàm ý quản trị
nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời cho các doanh nghiệp bán lẻ và cơ sở sở khoa học cho các nghiên cứu trong tương lai cũng sẽ được đề cập chi tiết
Trang 161.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp trong ngành bán lẻ
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu như vừa đề cập ở trên, khóa luận sẽ trả lời những câu hỏi sau đây:
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp bán lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Mức độ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp bán lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Các hàm ý quản trị nào giúp nâng cao tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp trong nhóm ngành bán lẻ?
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp trong nhóm ngành bán lẻ được niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: 21 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bán lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đây là những doanh nghiệp được lựa chọn
Trang 17theo tiêu chí phân ngành NAICS 2017 – Tiêu chuẩn được VSIC tham khảo và đưa vào sử dụng tại Việt Nam
Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ 2012 – 2022 Đây là giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu tái cấu trúc, đánh dấu hành trình hoạt động ổn định Ngoài
ra, giai đoạn nghiên cứu còn bao gồm cả đại dịch COVID-19 nhằm đánh giá một cách khách quan hơn
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu cũng như đạt được các mục tiêu nêu trên, khóa luận đề cập đến phương pháp nghiên cứu định lượng
Khóa luận tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu và thống kê mô tả để đánh giá và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty ngành bán lẻ trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Khóa luận thực nghiệm định lượng với số liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty, hồi quy bằng phần mềm Stata Khóa luận sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường - OLS để ước lượng mô hình hồi quy đa biến gộp (Pooled OLS), mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình ảnh hiệu ứng ngẫu nhiên (Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên - REM) Sử dụng kiểm định F, kiểm định Breusch–Pagan Lagrangian và kiểm định Hausman để chọn mô hình phù hợp Kiểm định Hausman để so sánh mô hình FEM và REM Breusch – Pagan Lagrangian test so sánh và lựa chọn giữa Pooled OLS và REM Kiểm tra F để chọn mô hình FEM và Pooled OLS Sau khi lựa chọn mô hình, mô hình sẽ được kiểm định và khắc phục các khuyết điểm như: Hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi bằng phương pháp FGLS
1.6 Ý nghĩa của đề tài
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của
doanh nghiệp trong nhóm ngành bán lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” có ý nghĩa về thực tiễn lẫn học thuật
Trang 18Về thực tiễn, khóa luận sẽ đưa ra các hàm ý quản trị cho nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác điều hành và quản lý, góp phần gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong nhóm ngành bán lẻ trong tương lai
Về học thuật, khóa luận sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các tác giả sau này đồng thời kiểm định các lý thuyết nền tảng với các doanh nghiệp trong nhóm ngành bán lẻ theo tiêu chuẩn phân ngành NAICS 2017
1.7 Kết cấu đề bài
Khóa luận bao gồm 5 chương,
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tầm quan trọng của nghiên cứu và cấu trúc của luận án xuất hiện ở các chương sau
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Nội dung chương này giới
thiệu các khái niệm, chỉ tiêu đo lường các tỷ suất sinh lời, tổng quan cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu và các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố trước đây nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Dựa trên khung lý thuyết và các nghiên cứu
trước đây, khóa luận xây dựng các giả thuyết và mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty bán lẻ giao dịch đại chúng Ngoài
ra, trong chương này tác giả còn trình bày các số liệu nghiên cứu và trình tự nghiên cứu về đề tài
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Nội dung chương này trình bày kết quả nghiên
cứu và thảo luận kết hợp so sánh với các nghiên cứu liên quan trước đây để luận giải một cách logic kết quả của các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các công
ty bán lẻ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản lý Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu,
đưa ra các gợi ý và giải pháp chính sách giúp nâng cao khả năng sinh lời của các công
ty bán lẻ trong tương lai, bằng cách phát huy các nhân tố ảnh hưởng tích cực và hạn
Trang 19chế các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực Mặt khác, chương này cũng phân tích những hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 20Từ mục tiêu nghiên cứu chung, nghiên cứu được phát triển thành 3 mục tiêu cụ thể và 3 câu hỏi nghiên cứu Ngoài ra, khóa luận còn giới thiệu đối tượng nghiên cứu và phạm vi không gian, thời gian của đề tài là 21 công ty bán lẻ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022, giải thích lý do lựa chọn 21 công
ty trong giai đoạn này
Để đáp ứng được mục tiêu trên, khóa luận đã trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu, đồng thời khẳng định tầm quan trọng về mặt khoa học và đóng góp của nghiên cứu vào thực tiễn thông qua cấu trúc 5 chương
Trang 21CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM 2.1 Cở sở lý luận về tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm về bán lẻ
Theo NAICS 2017, quy trình bán lẻ là khâu cuối cùng trong quá trình phân phối sản phẩm, hàng hóa; do đó các nhà bán lẻ được tổ chức để bán hàng hóa với số lượng nhỏ cho công chúng Lĩnh vực này bao gồm hai loại hình bán lẻ chính, nhà bán lẻ có cửa hàng và nhà bán lẻ không có cửa hàng
Theo VSIC 2018, bán lẻ là hoạt động bán lại (không làm biến đổi hàng hóa) hàng hóa mới và loại đã qua sử dụng cho cộng đồng, cho tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình hoặc tiêu dùng xã hội, được thực hiện ở các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại, quầy hàng, sạp bán hàng, cửa hàng nhận đặt và trả hàng qua bưu điện, hợp tác xã mua bán, bán hàng lưu động hoặc tại chợ
Căn cứ phân loại bán lẻ dựa trên điểm bán hàng, nơi bán hàng, có thể chia bán lẻ
ra thành: Bán lẻ ở các cửa hàng, được phân vào các nhóm từ 471 (Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp) đến 477 (Bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên doanh); bán lẻ không ở cửa hàng được phân vào các nhóm 478 (Bán lẻ lưu động hoặc bán tại chợ) và 479 (Bán lẻ hình thức khác (trừ bán lẻ tại cửa hàng, lưu động hoặc tại chợ))
Hiện nay, có rất nhiều tiêu chí phân ngành trên thế giới, có thể kể đến như ISIC (International Standard Industrial Classification of All Economic Activities) do Liên Hợp Quốc xây dựng, NAICS (North American Industry Classification System) do
Mỹ xây dựng hay ICB (Industry Classification Benchmark) do FTSE Group và DowJone xây dựng… Tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến bởi các công ty chứng khoán
là ICB Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu và giới hạn trong khuôn khổ Việt Nam, khóa luận sẽ sử dụng tiêu chuẩn NAICS (North American Industry Classification System) vì tiêu chuẩn này có nhiều nét tương đồng với tiêu chuẩn VSIC của Việt Nam
Trang 22Tùy thuộc vào từng đặc thù của doanh nghiệp sẽ có những quy trình bán lẻ khác nhau, nhìn chung có 4 bước như sau:
Hình 2 1: Quy trình bán lẻ thông dụng
Nguồn: HKT Consultan (2021)
2.1.2 Khái niệm tỷ suất sinh lời
Rose (2001) tỷ suất sinh lời là khả năng kinh doanh, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận so với các chi phí phải bỏ ra Khác với Rose (2001), Heibati và cộng sự (2009) cho rằng tỷ suất sinh lời là lợi nhuận (chênh lệch doanh thu và chi phí) trên số vốn bỏ
ra và trên một thời gian nhất định Đến năm 2011, Malik (2011) cho rằng tỷ suất sinh lời là mục tiêu cuối cùng và cũng là quan trọng nhất của doanh nghiệp, khác biệt với lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối, tỷ suất sinh lời là một chỉ tiêu mang tính tương đối, vì vậy chúng sẽ đánh giá được khách quan tỷ lệ phần trăm lợi nhuận so với số vốn phải
bỏ ra
Xuất phát từ các khái niệm nền tảng trên, tỷ suất sinh lời có thể được hiểu là một thước đo tài chính, sử dụng để đánh giá và đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận dựa trên số vốn đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định
2.1.3 Định lượng tỷ suất sinh lời
Trong quá khứ, đã có nhiều tác giả sử dụng ROA (Return on Assets) như một chỉ tiêu để lượng hóa tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp như nghiên cứu của Rehnan (2013), Yazdanfar (2013), Pratheepan (2014), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Bùi Ngọc Toản (2016), Nguyễn Hồng Anh (2018), Ozcan (2017), Segun và Anthony (2021) Chỉ tiêu ROA phản ánh tỷ suất sinh lời dựa trên mỗi đơn vị vốn đầu tư, đo lường số lợi nhuận mà một tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể tạo ra từ mỗi đồng tài sản sở hữu Có thể suy luận rằng ROA sẽ đo lường lợi nhuận được tạo ra bởi tổng tài sản của doanh nghiệp, đánh giá xem khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp dưa trên tài sản phải bỏ ra
Trang 23ROA = Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Nguồn: Nguyễn Hồng Anh (2018)
Theo Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), Nguyễn Hồng Anh (2018),
Hồ Thị Lam và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (2022) cho rằng ROE cũng là một chỉ tiêu
để lượng hóa tỷ suất sinh lời, tuy nhiên là dưới góc độ là chủ sở hữu ROE đo lường khả năng của một tổ chức hoặc doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận dựa trên mỗi đồng vỗn chủ sở hữu đầu tư Việc xem xét chỉ số này giúp đưa ra quyết định về việc có nên tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận hay tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Nguồn: Nguyễn Hồng Anh (2018)
2.1.4 Nhân tố quy mô
Theo lý thuyết lợi thế về quy mô này thì lợi thế kinh tế nhờ quy mô được hiểu là: Về tài chính, các công ty lớn có thể đi vay với lãi suất thấp hơn nhờ uy tín và có khả năng được hưởng nhiều chiết khấu thương mại hơn do có khả năng mua với số lượng lớn; Về cơ cấu tổ chức, các công ty lớn có trình độ chuyên môn, mức độ chuyên môn hóa cao hơn, công nghệ - kỹ thuật (giảm được chi phí cố định do quy mô lớn) Việc
mở rộng quy mô doanh nghiệp được coi là một yếu tố tích cực có ảnh hưởng đến lợi nhuận, như đã chỉ ra bởi Alarussi & Alhaderi (2018) Các doanh nghiệp sở hữu lượng tài sản lớn có khả năng phải cắt giảm chi phí và tăng cường lợi nhuận nhờ vào ưu thế quy mô, như Ozcan (2017) đã chỉ ra
Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng quy mô và khả năng sinh lời
có quan hệ nghịch biến Khi quy mô quá lớn sẽ làm khả năng sinh lời giảm do một
số vấn đề không trung thực và một vài lý do khác (Yuqi, 2008) Khi quy mô đạt đến một mức nhất định thì việc vận hành sẽ trở nên khó khăn do bộ máy cồng kềnh và khó thay đổi theo thời đại, gia tăng quy mô vào thời điểm này không làm gia tăng lợi nhuận (Phan Thu Hiền & Nguyễn Nhật Hà, 2021)
Trang 242.1.5 Tỷ lệ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong bối cảnh của các doanh nghiệp thương mại, việc cân nhắc cơ cấu tỷ lệ giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một bước quan trọng trong việc giới thiệu và đưa sản phẩm đến khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp bán lẻ khi cần nhiều sự tương tác trong quá trình bán hàng
Vì vậy, cả hai chi phí này đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp thông qua việc xem xét chi phí đang được sử dụng một cách hiệu quả hay không Theo Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), họ lập luận rằng việc gia tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có thể dẫn đến việc tăng chi phí hoa hồng, từ đó có thể làm tăng lợi nhuận
Tuy nhiên, nhiều tác giả khác cho rằng việc gia tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là không cần thiết vì sẽ giảm tỷ suất sinh lời của doanh nghiêp (Camelia Bujia, 2011; Võ Đức Nghiêm, 2015; Hoàng Thị Thắm, 2015)
2.1.6 Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là việc các doanh nghiệp sử dụng nợ để tăng cường nguồn tài trợ nhằm cho các hoạt động kinh doanh của mình Hai lý thuyết chính để giải thích mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận ở hai chiều khác nhau là lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đánh đổi
Theo lý thuyết trật tự phân hạng (Myers và Majluf, 1984), mối quan hệ giữa đòn bẩy và lợi nhuận là nghịch đảo Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi đưa ra quan điểm rằng các quyết định về đòn bẩy tài chính phụ thuộc vào sự cân nhắc lợi ích của việc giảm thuế nhờ vào lãi vay và nguy cơ suy kiệt tài chính
Dựa trên cả hai lý thuyết trên, đòn bẩy tài chính là một lựa chọn quan trọng, khi doanh nghiệp phải đối mặt với quyết định giữa việc giảm khoản thuế thông qua việc tăng cường vốn nhờ lãi vay hoặc đối diện với nguy cơ phá sản gia tăng (Alarussi và Alhaderi, 2018) Nghiên cứu của Grinyer và Mckierman (1991), Rehman (2013) cho rằng đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với ROA Tuy nhiên, nghiên cứu của Quan Minh Nhựt & Lý Thị Phương Thảo (2014), cùng với Pratheepan (2014), kết luận rằng tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu không có ảnh hưởng đáng kể đến ROA, chỉ có tác động cùng chiều với ROE
Trang 252.1.7 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Tốc độ tăng trưởng cho thấy tiềm năng của doanh nghiệp trong dài hạn, xem rằng doanh nghiệp này còn có thể phát triển trong tương lai hay không Tăng trưởng nhanh
có thể giúp doanh nghiệp huy động được nguồn lực lớn, sử dụng chúng để đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng đội ngũ nhân lực và cũng là dấu hiệu tích cực đối với các đối tác bên ngoài
Doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao thường mang lại doanh thu cao và lợi nhuận đáng kể (Bhayani, 2010; Odusanya, 2018; Liuspita và Purwanto, 2019; Phạm Thu Hiền & Nguyễn Nhật Hạ, 2021) Tuy nhiên, để gia tăng doanh thu này, doanh nghiệp cần tăng cường nguồn tài trợ để đáp ứng nhu cầu mở rộng, điều này có thể dẫn đến lợi nhuận giảm (Glancey, 1998)
2.1.8 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Theo Bhayani (2010), Odusanya (2018), Liuspita và Purwanto (2019), doanh nghiệp hoạt động lâu dài thường xây dựng được mạng lưới uy tín trong mắt khách hàng và tích lũy nhiều kinh nghiệm quản lý, điều này giúp họ có khả năng giảm chi phí nhằm tối đa hóa lợi nhuận Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hạ (2021) cũng có quan niệm tương tự: “Các doanh nghiệp thành lập trước thường có lợi thế hơn về thị trường, uy tín cũng như kinh nghiệm quản lý so với doanh nghiệp thành lập sau, vì vậy, doanh nghiệp thành lập càng lâu, hoạt động có thể hiệu quả hơn”
Tuy nhiên, theo Agiomirgianakis, Voulgaris và Papadogonas (2006), các doanh nghiệp ra đời sau thường có khả năng thích nghi với môi trường hoạt động tốt hơn,
so với những doanh nghiệp lâu đời, thường sẽ theo hướng truyền thống, khó thay đổi dẫn đến lợi nhuận giảm
2.1.9 Vòng quay hàng tồn kho
Các doanh nghiệp thường dự trữ một lượng hàng tồn kho để hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, việc này đồng thời mang theo hai loại chi phí là chi phí tồn kho, lưu kho và chi phí cơ hội Quản trị hàng tồn kho trở thành một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp nắm giữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ dẫn đến chi phí tồn kho, lưu kho, kiểm kê gia tăng, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời Ngược lại, việc giữ hàng tồn kho quá ít có
Trang 26thể đối mặt với rủi ro không đáp ứng nhu cầu thị trường khi có sự tăng đột ngột, cũng gây giảm tỷ suất sinh lời
Quản trị hàng tồn to hiệu quả, nắm bắt được sự cân nhắc giữa quá nhiều và quá ít hàng tồn kho, có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tỷ suất sinh lời (Camelia Burjia, 2011; Đàm Thanh Tú, 2015; Huang, 2017) Một vòng quay hàng tồn kho cao có thể dẫn đến giảm tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, như đã được Ozcan (2017) chỉ ra Tuy nhiên, không đồng thuận với kết quả trên, nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), Segun và Anthony (2021) chỉ ra rằng vốn lưu động (được đo lường bằng kỳ thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thanh toán) không có mối quan hệ với ROA
2.1.10 Vòng quay tổng tài sản
Alarussi và Alhaderi (2018) cho rằng vòng quay tổng tài sản được xem là một chỉ số quan trọng để đo lường lợi nhuận sau thuế được tạo nên bởi bao nhiêu vòng quay tài sản Chính vì vậy, vòng quay tổng tài sản là một chỉ số đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp Nếu chỉ số này càng cao nghĩa là tổng tài sản đang được
sử dụng hiệu quả Đồng thuận với quan điểm của Alarussi và Alhaderi (2018), Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021) cũng đưa ra quan điểm rằng vòng quay tổng tài sản càng nhanh, doanh nghiệp sẽ hưởng lợi nhiều hơn, ảnh hưởng tới cả khả năng thanh toán và khả năng thu lợi của doanh nghiệp
2.1.11 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) được hiểu là tỷ số giữa lợi nhuận thu được với tổng số vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong cùng một kỳ ROS là một chỉ số mà doanh nghiệp thường đặc biệt quan tâm, vì nó giúp xác định tình hình lợi nhuận thực tế của công ty và thông tin về lãi ròng của các cổ đông trong doanh nghiệp đó (Nguyễn Thúy Quỳnh, 2021)
2.1.12 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được đo bằng sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, điều này thường sẽ thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển các doanh nghiệp trong nước Sự tăng trưởng kinh
Trang 27tế cũng góp phần làm tăng tích lũy tiết kiệm của người dân và dòng tiền nhàn rỗi của
họ, điều này thường dẫn đến việc họ chi tiêu nhiều hơn, tạo ra cơ hội tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp bán lẻ
Hồ Thị Lam và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (2023) cho rằng “Tăng trưởng GDP giúp các doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư hơn, sản lượng của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tăng lên, dẫn đến tăng chi tiêu và đẩy mạnh cầu thị trường, gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp”
2.1.13 Tỷ lệ lạm phát
Theo Bhayani (2010), lạm phát đề cập đến sự gia tăng về giá cả của hàng hóa và dịch vụ Khi lạm phát cao, chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng lên, gây ra sự gián đoạn trong quá trình sản xuất và tác động tiêu cực đến nền kinh tế, đồng thời làm giảm thu nhập thực Odusanya (2018) nhấn mạnh rằng nếu một tỷ suất sinh lời của một doanh nghiệp nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát, doanh nghiệp đó sẽ đối mặt với rủi ro phá sản
Theo học thuyết Keynes, một mức độ lạm phát vừa phải có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vì khi tỷ lệ thất nghiệp cao, giá cả của các sản phẩm tăng nhanh hơn
so với chi phí sản xuất cần phải bỏ ra
2.2 Lý thuyết liên quan đến các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp
2.2.1 Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES – Efficient structure)
Demsetz (1973) đề xuất lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES - efficient structure), đã cho rằng các doanh nghiệp đạt được sự hiệu quả cao nhất khi đồng thời có được cả lợi nhuận và thị phần lớn Việc tăng cường khả năng sinh lời của doanh nghiệp được xem là hậu quả gián tiếp của việc cải thiện hiệu suất quản trị công ty Theo Bhayani (2010), doanh nghiệp niêm yết có khả năng sinh lời cao không chỉ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, khách hàng và nhà cung cấp mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sự hiệu quả làm việc của nhân viên và nhà quản lý doanh nghiệp, từ đó tác động làm cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp tốt hơn
Trang 28Hơn nữa lý thuyết cấu trúc -hiệu quả (ES - efficient structure) cho rằng, mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả của công ty được xác định bởi hiệu quả công
ty hoặc hiệu quả của công ty tạo nên cấu trúc thị trường Theo đó, các doanh nghiệp đạt được khả năng sinh lời cao hơn là do chúng hoạt động hiệu quả hơn (Diaz & Hindro, 2017) Tiếp cận theo hướng hiệu quả khi so sánh đầu vào và đầu ra (X-Efficiency), Demsetz (1973) còn cho rằng các công ty hiệu quả cao bởi vì họ có khả năng giảm thiểu chi phí sản xuất ở bất kỳ sản lượng đầu ra nào Đối với hướng tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale - Efficiency), Demsetz (1973) đã mô tả mối quan hệ
ở trên được giải thích dựa theo quy mô Các doanh nghiệp lớn hơn có chi phí sản xuất thấp hơn, nhờ đó lợi nhuận cao hơn là nhờ tính kinh tế theo quy mô (Liuspita và Purwanto, 2019) Như vậy, lý thuyết về cấu trúc hiệu quả đưa ra quan điểm rằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp là kết quả của một hàm chịu ảnh hưởng từ hiệu và các quyết định quản trị, tức là những yếu tố nằm bên trong của doanh nghiệp Điều này giải thích tại sao các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp
2.2.2 Lý thuyết nguồn lực (Resource – Based Theory)
Quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) và lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBT) cung cấp một khuôn khổ quan trọng để giải thích và dự đoán cơ sở của lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của công ty (Barney và cộng sự, 2011) Mặc dù nghiên cứu trước đây đã xác định nguồn lực của tổ chức là quan trọng đối với sự thành công của công ty, nhưng phải đến những năm 1980, quan điểm dựa trên nguồn lực của công ty mới bắt đầu hình thành Theo Peteraf và Barney (2003), tại thời điểm này một công
ty đạt được lợi thế cạnh tranh khi nó có khả năng tạo ra giá trị kinh tế (điểm hòa vốn) lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm của mình
Quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV) là cơ sở lợi thế cạnh tranh của công ty và chủ yếu bao gồm việc triển khai các nguồn lực hữu hình hoặc vô hình có giá trị theo mong muốn của công ty Để biến lợi thế cạnh tranh ngắn hạn thành lợi thế cạnh tranh bền vững, các nguồn lực này phải không đồng nhất về bản chất và không thể di chuyển hoàn toàn Quả thực, điều này cung cấp một nguồn tài nguyên có giá trị mà không thể bắt chước hoặc thay thế hoàn toàn nếu không có nỗ lực đáng kể (Barney, 1991)
Trang 29Nếu những yêu cầu này được đáp ứng, gói nguồn lực có thể duy trì lợi nhuận trên mức trung bình cho công ty
RBV chỉ ra rằng các nguồn lực mà một công ty sở hữu đóng vai trò quyết định hiệu quả hoạt động của công ty và những nguồn lực này có thể giúp các công ty xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững Theo Barney (1991), khái niệm nguồn lực bao gồm tất cả tài sản, vốn, khả năng, quy trình tổ chức, thuộc tính của công ty, thông tin, kiến thức và nhiều yếu tố khác mà công ty kiểm soát Điều này cho phép các công ty phát triển và thực hiện các chiến lược, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả (Barney, 1991) Dựa trên nghiên cứu này, lý thuyết RBV cho rằng các nguồn lực mà doanh nghiệp
sở hữu là yếu tố chính quyết định lợi nhuận và những nguồn lực này có thể được sử dụng một cách tối ưu để nâng cao hiệu quả Đây là một phần quan trọng của nghiên cứu này để đo lường nguồn vốn và tài sản của công ty cũng như tác động của nó đến lợi nhuận của công ty
2.2.3 Lý thuyết đánh đổi tĩnh (Static Trade-Off Theory)
Lý thuyết đánh đổi tĩnh là một lý thuyết tài chính dựa trên công trình nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu về kinh tế học Modigliani và Miller vào những năm 1950, hai nhà nghiên cứu nghiên cứu lý thuyết cấu trúc về vốn và hợp tác để phát triển mệnh đề không liên quan đến cấu trúc về vốn Định đề này phát biểu trong các thị trường hoàn hảo, cấu trúc về vốn mà một doanh nghiệp sử dụng không quan trọng bởi vì giá trị thị trường của một doanh nghiệp được xác định bởi khả năng thu nhập của doanh nghiệp và rủi ro của các tài sản nền tàng của nó
Với lý thuyết cân bằng tĩnh, vì các khoản thanh toán nợ của một công ty được khấu trừ thuế và ít rủi ro hơn liên quan đến việc vay nợ so với vốn chủ sở hữu, nên tài trợ bằng nợ ban đầu rẻ hơn so với tài trợ vốn cổ phần Điều này có nghĩa là một công ty
có thể giảm chi phí vốn bình quân gia quyền của mình thông qua cơ cấu vốn có nợ trên vốn chủ sở hữu
Tuy nhiên, việc tăng số nợ cũng làm tăng rủi ro cho một công ty, phần nào bù đắp cho việc giảm WACC Do đó, lý thuyết cân bằng tĩnh xác định sự kết hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong đó WACC giảm đi sẽ bù đắp rủi ro tài chính ngày càng tăng cho một công ty
Trang 30Trong khuôn khổ đánh đổi tĩnh, công ty chọn mục tiêu tối ưu dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích kinh tế của lá chắn thuế và chi phí liên quan đến việc sử dụng nợ (chi phí tài trợ, cạn kiệt tài chính, chi phí đại diện) kết cấu Khi một công ty sử dụng mức đòn bẩy tài chính cao hơn, nó sẽ làm tăng lợi ích về thuế cho các cổ đông Sự gia tăng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu làm giảm xung đột lợi ích kinh tế giữa các cổ đông và người quản lý đối với dòng tiền tự do và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của công ty (Jensen, 1986) Chiến lược đầu tư tối ưu (Myers, 1977) Tuy nhiên, việc sử dụng nợ ngày càng tăng làm tăng áp lực trả nợ gốc và lãi trong thời gian tới Nếu tỷ lệ nợ quá cao, nguy
cơ công ty phá sản sẽ tăng lên Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đạt mức tối ưu (ngưỡng cân bằng) Đây là tỷ lệ mà tại đó giá trị hiện tại của việc bảo vệ thuế khỏi nợ bằng giá trị hiện tại của chi phí sử dụng nợ Sử dụng nợ Nếu một công ty tăng tỷ lệ nợ vượt quá ngưỡng cân bằng ở trên, thì giá trị hiện tại của chi phí nợ vượt quá giá trị hiện tại của việc bảo vệ thuế khỏi việc sử dụng nợ Quá trình này không những không mang lại lợi ích gì từ việc sử dụng nợ mà còn làm giảm giá trị của công ty Vì vậy, khi sử dụng vốn nợ, nhà quản lý tài chính phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí để xác định
cơ cấu vốn mục tiêu phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của công ty
Lý thuyết đánh đổi tĩnh đã giải quyết được hạn chế của lý thuyết M&M về chi phí khánh kiệt tài chính và chi phí đại diện khi sử dụng quá nhiều nợ vay
2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết trật tự phân hạng của Donaldson (1961); Myers và Majluf (1984) đã nghiên cứu đưa ra được thứ tự ưu tiên sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp, trước hết họ sử dụng các nguồn vốn vay nội bộ để thực hiện phương án kinh doanh sau đó mới đến là nợ bên ngoài và cuối cùng mới là vốn chủ sở hữu
Lý thuyết trật tự phân hạng phát biểu rằng một doanh nghiệp nên có vốn tự có trước tiên thông qua lợi nhuận được giữ lại Nếu nguồn vốn này không có sẵn, thì một doanh nghiệp nên tự tài trợ vốn cho mình thông qua vay nợ Cuối cùng, và đó là phương sách cuối cùng, một doanh nghiệp nên tự tài trợ vốn thông qua việc phát hành vốn cổ phần cho cổ đông mới
Lý thuyết trật tự phân hạng này rất quan trọng vì lý thuyết này đưa ra thông báo cho công chúng biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào Nếu một doanh
Trang 31nghiệp dùng vốn tự có tự tài trợ cho mình, điều đó có nghĩa là công ty đó mạnh Nếu một doanh nghiệp tự cung cấp vốn thông qua vay nợ, đó là một tín hiệu cho thấy ban lãnh đạo tin tưởng rằng công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ hàng tháng của mình Nếu một doanh nghiệp tự cung cấp tài chính thông qua việc phát hành cổ phần mới, đó thường là tín hiệu tiêu cực, vì doanh nghiệp cho rằng cổ phiếu của mình được định giá quá cao và doanh nghiệp tìm cách kiếm lại tiền trước khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm
2.2.5 Lý thuyết đánh đổi động (Dynamic Trade-off Theory)
Lý thuyết đánh đổi năng động được nghiên cứu bởi Fischer và cộng sự (1989) Giống như lý thuyết đánh đổi động, lý thuyết đánh đổi tĩnh cũng cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu, nhưng cơ cấu vốn này không cố định mà là cơ cấu vốn động tối ưu Cấu trúc tài chính thực tế của một công ty không phải lúc nào cũng trùng khớp với cấu trúc tài chính tối ưu Công ty xác định biên độ dao động của tỷ lệ nợ và do đó, quyết định cấp vốn của công ty phụ thuộc vào mức tài trợ cận biên dự kiến trong tương lai gần Dần dần cơ cấu vốn của công ty sẽ tiến tới cơ cấu vốn tối ưu Theo lý thuyết về sự thỏa hiệp năng động này, một công ty càng có lợi nhuận thì càng được hưởng lợi nhiều từ
lá chắn thuế khi vay mượn ngày càng nhiều
Vì vậy, các công ty nên hoạt động với đòn bẩy tài chính cao hơn để được hưởng lợi
từ lá chắn thuế Mặc dù chi phí kiệt quệ tài chính hoặc khả năng phá sản của một công
ty cũng sẽ cao hơn khi công ty hoạt động với mức độ đòn bẩy tài chính cao, nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng chi phí phá sản thực sự tồn tại một phần nhỏ lợi ích thu được từ lá chắn thuế Vì vậy, lý thuyết đánh đổi động giải thích mối quan hệ tích cực giữa cấu trúc vốn và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu của học giả về tỷ suất sinh lời có quan niệm khác nhau về các nhân
tố và chiều tác động Kết quả nghiên cứu của các học giả cách xa với hiện tại, các biến được đưa vào mô hình ít hơn và kết quả thường khác so với các bài nghiên cứu gần đây, cụ thể
Trang 32Bhayani (2010) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xi măng ở Ấn độ trong giai đoạn 2001 – 2008 bằng phương pháp FEM Kết quả cho thấy rằng thời gian hoạt động, lãi suất, tính thanh khoản, tỷ lệ chi phí hoạt động và lạm phát là những nhân tố chính tác động đến tỷ suất sinh lời của ngành công nghiệp xi măng ở Ấn Độ Tương tự, vào năm 2014, Pratheepan (2014) khi nghiên cứu về 55 công ty sản xuất niêm yết ở sàn chứng khoán Sir Lanka trong thời kỳ 2003 – 2012, đồng quan điểm với Bhayani (2010) khi cho rằng tính thanh khoản có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính không có tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, nhưng cả 2 tác giả đều quan niệm khác nhau về quy mô (Pratheepan (2014) cho rằng quy mô tác động cùng chiều, nghiên cứu của Bhayani (2010) chưa cho thấy quy mô tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp) Đến năm 2013, Agiomirgianakis, Magoutas và Sfakianakis (2013) nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch ở Greek trong giai đoạn 2006-2010, cho rằng thời gian hoạt động, quy mô có chiều tác động tương đồng với hai tác giả ở trên, tuy nhiên tác giả lại cho rằng đòn bẩy tài chính sẽ giúp tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp được khuếch đại
Rehman (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời và vốn lưu động của
10 công ty xi măng trong giai đoạn 2003 – 2008 sử dụng phân tích tương quan Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều vòng quay vốn lưu động khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và vòng quay hàng tồn kho chưa có ý nghĩa thống kê Tương tự, Alarussi và Alhaderi (2018) khi nghiên cứu về 120 công ty niêm yết ở Malaysia, kết quả chỉ ra tác động tích cực của quy mô doanh nghiệp, vốn lưu động,
tỷ lệ vòng quay tài sản đến khả năng sinh lời, trong khi đó nợ trên vốn chủ sở hữu và
tỷ lệ nợ trên tài sản lại có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời Khả năng thanh toán chưa có ý nghĩa thống kê ở hai nghiên cứu trên Nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ trên tài sản đồng nghĩa với đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, kết quả ủng hộ nghiên cứu của tác giả Agiomirgianakis, Magoutas và Sfakianakis (2013) và khác biệt so với Bhayani (2010)
Mohammed và cộng sự (2014) đã tiến hành xác định và định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các công ty hóa dầu tại Saudi Arabia thông qua
Trang 33mẫu là 10 công ty được niêm yết trên thị trường chứ khoán Ả Rập trong giai đoạn
2008 – 2012 Kết quả cho thấy vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ
sở hữu có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của các công ty Saudi Arabia Khác với Rehman (2013), kết quả nghiên cứu của Mohammed và cộng sự (2014) chỉ
ra tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp và vòng quay hàng tồn kho giao động ngược chiều Đến năm 2017, Diaz và Hindro (2017) càng củng cố thêm kết quả nghiên cứu trên, khi cho rằng vòng quay hàng tồn kho có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp nhưng chỉ có tác động đến doanh nghiệp quy mô lớn và không
có tác động đến doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ Diaz và Hindro (2017) còn bổ sung rằng ngoài vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu cũng tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời, quy mô và tốc độ tăng trưởng giao động cùng chiều với
tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ khi nghiên cứu 60 công ty Bất động sản từ năm 2010 – 2014 Tương tự, Ozcan (2017) cũng cho kết quả tương đồng khi nghiên cứu về 153 công ty niêm yết ở Borsa Istanbul từ năm 2005 – 2012, tác giả cho rằng quy mô và tính thanh khoản có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lời, tuy nhiên kết quả của Ozcan (2017) lại cho thấy quy mô và tính thanh khoản chỉ có tác động đến doanh nghiệp có quy mô lớn (thay vì quy mô vừa và nhỏ như kết quả của Diaz và Hindro (2017), khả năng thanh toán không có ý nghĩa ở 2 nghiên cứu của tác giả Rehman (2013) và Alarussi và Alhaderi (2018)) Odusanya (2018) cũng có quan niệm tương tự về chiều tác động của tốc độ tăng trưởng, nghiên cứu cũng cho rằng
nợ ngắn hạn, rủi ro tài chính và hai yếu tố vĩ mô là lãi suất, lạm phát có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp khi nghiên cứu về 114 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán NSE từ năm 1998 đến 2012
Liuspita và Purwanto (2019) đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 12 công ty thực phẩm được niêm yết ở sàn chứng khoán Indonesia trong giai đoạn 2013 – 2016 bằng phương pháp Pooled OLS, REM, FEM thông qua biến phụ thuộc ROA và các biến độc lập lần lượt là quy mô, tuổi của doanh nghiệp, lợi nhuận trong quá khứ (lagged profittablitity), năng lực sản xuất, khả năng liên kết trong ngành Kết quả cho thấy rằng quy mô, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng và doanh thu của công ty có tác động cùng chiều đến lợi nhuận
Trang 34của doanh nghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu ROA, nhưng không chứng minh được ảnh hưởng của liên kết ngành đến với tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp Segun và Anthony (2021) có kết quả nghiên cứu tương tự với Liuspita và Purwanto (2019) khi cho rằng quy mô, thời gian hoạt động có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời, kết quả này tương tự với nghiên cứu của (Ozcan, 2017; Rehman, 2013; Alarussi & Alhaderi, 2018), nghiên cứu còn bổ sung thêm tài sản hữu hình, nợ phải trả là những nhân tố có ý nghĩa tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp khi nghiên cứu về 896 công ty đền từ 27 quốc gia Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa chứng mình được tác động của các biễn vĩ mô lên tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp như nghiên cứu của Odusanya (2018)
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời cũng được các học giả ở Việt Nam quan tâm Các biến trong nghiên cứu được sử dụng đa dạng và kết quả có sự khác biệt đối với các nghiên cứu nước ngoài
Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014) đã tiến hành nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của 58 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên hai sàn Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) thông qua hai chỉ tiêu đo lường hiệu quả là ROE và ROA Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản, tỷ lệ cổ phiếu quỹ/tổng vốn cổ phần Các biến còn lại như hàng tồn kho/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản
lý doanh nghiệp, giới tính lãnh đạo, tốc độ tăng trưởng và thời gian hoạt động chưa
có ý nghĩa thống kê Các biến chưa có ý nghĩa thống kê khác với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài (Vòng quay hàng tồn kho có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời (Ozcan, 2017), tốc độ tăng trưởng có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời (Odusanya, 2017; Liuspita & Purwanto (2019), thời gian hoạt động doanh nghiệp là một trong những nhân tố tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời (Bhayani, 2010; Odusanya, 2018; Liuspita & Purwanto, 2019; Segun & Anthony, 2021) Đến năm 2015, Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hiền và Ngô Thị Quyên (2015) có kết quả tương tự về tỷ lệ đòn bẩy tài chính tuy nhiên tác giả cho rằng đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời
Trang 35của doanh nghiệp, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ vốn nhà nước (State), chu kỳ sản xuất (BS), tỷ số năng lực quản lý, khả năng thanh toán ngắn hạn (QR), quy mô (Size)
có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời Chiều tác động của quy mô (Size) của nghiên cứu khác với kết quả của các học giả trước đây như: Các doanh nghiệp quy
mô lớn thường sẽ tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô từ đó làm tăng tỷ suất sinh lời (Bhayani, 2010; Pratheepan, 2014; Alarussi & Alhaderi, 2018; Liuspita & Purwanto, 2019; Segun & Anthony, 2021) Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 đã kết luận quy mô ngân hàng (Size) có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, đồng nghĩa khẳng định: các doanh nghiệp quy mô lớn thường sẽ tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô từ đó làm tăng tỷ suất sinh lời (Bhayani, 2010; Pratheepan, 2014; Alarussi & Alhaderi, 2018; Liuspita & Purwanto, 2019; Segun & Anthony, 2021)
Từ Thị Kim Hoa và Nguyễn Thị Uyên (2014) đã nghiên cứu về mối quan hệ quản trị vốn luân chuyển (vốn lưu động) và khả năng sinh lời từ 208 công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán là HOSE và HNX từ năm 2006 đến năm 2012 Kết quả cho thấy rằng quản trị vốn luân chuyển được đo lường bằng chu kỳ luân chuyển tiển (CCC) có tác động âm lên tỷ suất sinh lợi hoạt động kinh doanh của công các công ty Tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa về mặt thống kê giữa kỳ thu tiền (RP) và kỳ lưu kho (IP và kỳ phải trả (PP) với tỷ lệ lợi nhuận hoạt động từ hoạt động kinh doanh (GOP) Tương tự, Đàm Thanh Tú (2015) cũng cho rằng kỳ thu tiền bình quân có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời, tuy nhiên kết quả cũng ủng
hộ rằng đòn bẩy tài chính tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, trong khi đòn bẩy tài chính sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp (Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hiền và Ngô Thị Quyên, 2015) Ngoài ra, Đàm Thanh Tú (2015) khi nghiên cứu về các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, cũng chứng minh rằng vòng quay hàng tồn kho có tác động tích cực, hệ số chi phí tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu chưa chứng minh được tác động của tốc độ tăng trưởng và thời gian hoạt động Bùi Ngọc Toàn (2016)
đã nghiên cứu khả năng sinh lời của 35 công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng
Trang 36khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014 và cũng đồng ý rằng kỳ thu tiền bình quân (AR), vòng quay hàng tồn kho (INV), vòng quay tiền mặt (CCC) tác động tiêu cực đến tỷ lệ lợi nhuận của các công ty Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa quy mô công ty (SIZE), tỷ lệ đòn bẩy (LEV), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ suất sinh lời Kết quả trên tương đồng với nghiên cứu của (Bhayani, 2010; Pratheepan, 2014; Alarussi & Alhaderi (2018), Liuspita & Purwanto, 2019; Segun & Anthony, 2021) Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021) tiếp tục khẳng định tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với quy mô, thời gian hoạt động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, khả năng thanh toán và vòng quay tổng tài sản Hơn nữa, Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021) còn cho rằng không tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lạm phát đối với tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp Tương đồng với Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021), Nguyễn Thúy Quỳnh (2021) cũng cho rằng quy mô, vòng quay khoản phải thu có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của 92 doanh nghiệp Bất động sản Hơn nữa, tác giả cũng
bổ sung rằng vòng quay tổng tài sản (AT), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS), tốc
độ tăng trưởng doanh nghiệp (GR) có ý nghĩa thống kê tích cực trong tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp Các biến cấu trúc vốn, thời gian hoạt động, cấu trúc tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lời, khả năng thanh toán chưa có ý nghĩa thống kê Đến năm 2022, Hồ Thị Lam và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (2022) tiếp tục ủng hộ quy mô tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng, rủi ro thanh khoản, tốc
độ tăng trưởng GDP Kết quả chỉ ra, lạm phát sẽ giúp các các NHTM thu được nhiều lợi nhuận do Chính Phủ sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm lạm phát (Hồ Thị Lam và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, 2022)
2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu
Trang 37Bảng 2 1: Tổng hợp khảo lược theo nhân tố
Quy mô
(+): Pratheepan (2014), Bùi Ngọc Toản (2016), Alarussi và Alhaderi (2018), Liuspita và Purwanto (2019), Segun và Anthony (2021), Phạm Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021), Nguyễn Thúy Quỳnh (2021), Hồ Thị Lam và Nguyễn Ngọc Hoàng Anh (2022)
(-):Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Hiền và Ngô Thị Quyên (2015) (#): Bhayani (2010), Diaz và Hindro (2017)
(+): Odusanya (2018), Liuspita và Purwanto (2019), Phạm Thu Hiền và
Nguyễn Nhật Hạ (2021), Nguyễn Thúy Quỳnh (2021) (#): Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), Đàm Thanh Tú (2015), Diaz và Hindro (2017)
Thời gian
hoạt động
(+): Bhayani (2010), Odusanya (2018), Liuspita và Purwanto (2019), Segun và Anthony (2021), Phạm Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021)
(-): Nguyễn Thúy Quỳnh (2021)
(#): Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), Đàm Thanh Tú (2015)
(#): Bhayani (2010), Bùi Ngọc Toản (2016)
Trang 38Vốn lưu động (+): Rehman (2013), Alarussi và Alhaderi (2018)
Lãi suất (-): Bhayani (2010), Agiomirgianakis, Magoutas và Sfakianakis (2013),
(+): Nguyễn Thúy Quỳnh (2021)
(+), (-), (#) có ý nghĩa lần lượt là, tác động cùng chiều, ngược chiều và không có ý nghĩa
thống kê
Nguồn: Nghiên cứu tự tổng hợp
Dựa trên kết quả tổng hợp ở bảng 2.2, hiện nay các nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp thường tập trung vào nghiên cứu đa ngành, sau đó là các ngành
Trang 39đặc thù với vốn hóa lớn như Ngân hàng và Bất động sản Vì vậy, đối với những ngành đặc thù như bán lẻ, các nghiên cứu thường rất ít được tìm thấy dẫn đến thiếu hụt cơ
sở lý thuyết cho các nhà quản trị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời cho các doanh nghiệp Hơn nữa, các bài nghiên cứu đa ngành thường cho ra kết quả không tương đồng với các nghiên cứu về các ngành đặc thù Khả năng thanh toán là một ví dụ, khi các tác giả Bhayani (2010), Pratheepan (2014) nghiên cứu về các ngành đặc thù như xi măng, sản xuất, cho rằng có mối quan hệ tác động cùng chiều giữa tỷ suất sinh lời và khả năng thanh toán, Alarussi và Alhaderi (2018) lại cho rằng khả năng thanh toán không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp Tiếp theo, theo Agiomirgianakis, Magoutas và Sfakianakis (2013) cho rằng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực tỷ suất sinh lời khi nghiên cứu các công ty du lịch ở Greek, nhưng Ozcan (2017), Alarussi và Ahaderi (2018) lại cho rằng đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực khi nghiên cứu về 153 công ty đa ngành và 120 công ty niêm yết ở Malaysia Các kết quả nghiên cứu có sự khác biệt giữa trong nước và ngoài nước Đàm Thanh
Tú (2015), Bùi Ngọc Toản (2016) cho rằng vòng quay hàng tồn kho có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời Ozcan (2017) cho rằng mối quan hệ giữ vòng quay hàng tồn kho và tỷ suất sinh lời là ngược chiều, Segun và Anthony (2021) cho rằng không tồn tại mối quan hệ giữa vòng quay hàng tồn kho và tỷ suất sinh lời Alarussi và Alhaderi (2018), Phan Thu Hiền và Nguyễn Nhật Hà (2021) cho rằng vòng quay tổng tài sản tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời, nhưng Mohammed và cộng sự (2014) lại cho rằng không tồn tại mối quan hệ này
Cuối cùng, việc xác định các nhân tố anh hưởng đến khả năng sinh lời vẫn được nhiều sự quan tâm từ các học giả trên thế giới (Alarussi & Alhaderi, 2018) Các nghiên trước nghiên cứu các nhân tố như: Quy mô (Bhayani, 2010; Pratheepan, 2014; Bùi Ngọc Toản, 2016; Diaz và Hindro, 2017…), Tốc độ tăng trưởng (Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo, 2014; Odusanya, 2018; Phạm Thu HIền và Nguyễn Nhật Hà, 2021…) và các nhân tố khác Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu trước vẫn chưa cho thấy sự nhất quán: Sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp bất động sản (Quan Minh Nhựt & Lý Thị Phương Thảo, 2014; Bùi Ngọc Toản, 2016), việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ khiến tỷ suất sinh lời
Trang 40của doanh nghiệp bất động sản giảm đi (Nguyễn Thúy Quỳnh, 2021) Đặc biệt là chưa đề cập các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát… Hơn nữa, một số nghiên cứu đề cập nhưng vẫn chưa thể chứng minh được tác động của yếu tố
vĩ mô trên đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp (Phan Thu Hiền & Nguyễn Nhật Hà, 2021)
Tác giả đặt ra câu hỏi rằng liệu rằng những nghiên cứu trước liệu rằng có phản ánh thực tiễn trong quản trị doanh nghiệp nói chung và các ngành nhỏ hơn nói riêng Chính vì vậy, khóa luận được triển khai với mong muốn làm rõ những khoảng trống trên