1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Phát Triển Và Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Đoàn Thị Lan
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hà Thương
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,51 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI (14)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (17)
    • 1.7. KẾT CẤU KHÓA LUẬN (18)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (20)
      • 2.1.1. Khái niệm (20)
      • 2.1.2. Chỉ tiêu đo lường (21)
        • 2.1.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) (21)
        • 2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) (21)
        • 2.1.2.3. Thu nhập lãi thuần (NIM) (22)
    • 2.2. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (23)
      • 2.2.1. Khái niệm (23)
      • 2.2.2. Chỉ tiêu đo lường (23)
    • 2.3. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (24)
      • 2.3.1. Nghiên cứu nước ngoài (24)
      • 2.3.2. Nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.3.3. Thảo luận các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu (30)
  • CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (31)
      • 3.1.1. Mô hình nghiên cứu (31)
      • 3.1.2. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu (32)
        • 3.1.2.1. Biến phụ thuộc (32)
        • 3.1.2.2. Biến độc lập (32)
      • 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu (35)
    • 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.3. MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (40)
      • 3.3.1. Mẫu nghiên cứu (40)
      • 3.3.2. Công cụ nghiên cứu (41)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
      • 3.4.1. Phương pháp định tính (41)
      • 3.4.2. Phương pháp định lượng (41)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (18)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (45)
    • 4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ƯỚC LƯỢNG (47)
      • 4.2.1. Phân tích tương quan (47)
      • 4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến (48)
      • 4.2.3. So sánh giữa các mô hình Pooled OLS, FEM và REM (48)
      • 4.2.4. Kiểm định các khuyết tật trong mô hình nghiên cứu (55)
        • 4.2.4.1. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (55)
        • 4.2.4.2. Kiểm định hiện tượng tự tương quan (56)
      • 4.2.5. Kết quả hồi quy theo FGLS (57)
    • 4.3. THẢO LUẬN KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU (59)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (19)
    • 5.1. KẾT LUẬN (62)
    • 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ (63)
      • 5.2.1. Đối với yếu tố ICT hạ tầng kỹ thuật (63)
      • 5.2.2. Đối với yếu tố ICT hạ tầng nhân lực (63)
      • 5.2.3. Đối với yếu tố quy mô ngân hàng (64)
      • 5.2.4. Đối với yếu tố tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (65)
      • 5.2.5. Đối với yếu tố lạm phát (65)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)

Nội dung

HỒ CHÍ MINH ------ ĐOÀN THỊ LAN ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGH

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI

(Jakšič & Marinč, 2019) đã khẳng định rằng sự ổn định của hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có sự phát triển công nghệ thông tin một cách vượt trội Theo Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam (2020), Việt Nam đang và đã tích cực công tác chuyển đổi số và tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo động lực thúc đẩy gia tăng kinh tế, giải quyết các vấn đề khó khăn từ cấp quốc gia đến các bộ, ngành, địa phương, hệ thống ngân hàng cũng không ngoại lệ Theo Nghị quyết 12/2021 của Chính phủ Việt Nam về việc phát triển công nghệ thông tin trong hệ thống ngành ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động tài chính Sự phát triển ngày càng sôi động của ngân hàng trực tuyến được quan sát thấy trong những năm gần đây phụ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật liên tục diễn ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cả trong lĩnh vực thiết bị máy tính và các thiết bị khác được người dùng Internet sử dụng để liên lạc với mạng toàn cầu Cùng với xu thế phát triển mãnh mẽ đó, các NHTM đang đồng loạt chú trọng phát triển các loại dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng

Việc phát triển và đầu tư vào công nghệ hiện đại trong đó có chỉ số phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông (ICT) có thể giúp NHTM thay đổi nhanh chóng việc tiếp cận đến khách hàng, giảm được một số loại chi phí cụ thể là chi phí nhân công, từ đó gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng Sự ra đời của ICT đã mang lại nhiều thay đổi lớn trong hoạt động ngành ngân hàng Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để hiểu rõ về sự tác động của ICT đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam là một điều cần thiết giúp các nhà hoạch định chính sách, cơ quan

2 quản lý và bản thân ngân hàng xây dựng các chiến lược phù hợp, hiệu quả để gia tăng lợi nhuận và cuối cùng gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra sự tác động của ICT đến hiệu quả ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau như (Binuyo & Aregbeshola, 2014) chỉ ra ICT tác dộng tích cực đến hiệu quả hoạt động ở các NHTM Nam Phi; (Mahboub, 2018) cho thấy rằng ICT cũng ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận các NHTM Lebanon; (Thuy, 2021) nghiên cứu đưa ra sự phát triển ICT tác động cùng chiều đến lợi nhuận các NHTM Việt Nam; hay nghiên cứu của (Dat & cộng sự, 2022) cũng có chỉ ra các khía cạnh nào của ICT tác động đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam Các nghiên cứu hiện nay về sự tác động của ICT đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở các quốc gia khác nhau đã cung cấp những bằng chứng khoa học hữu ích Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ICT đến hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, cầm xem xét việc đổi mới và áp dụng ICT trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam để hiểu được mối quan hệ và tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong nước

Bằng cách khám phá sự tác động của việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu này hướng đến giải quyết xem những khía cạnh nào của ICT có mối liên quan và tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng trong nước Bên cạnh đó, cũng đóng góp vào kho tàng kiến thức hiện có, cung cấp thêm thông tin cho những nhà quản lý để họ có những chiến lược và chính sách phù hợp Đó chính là lý do đề tài: “ Ảnh hưởng của phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam ” được thực hiện.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung của khóa luận là đánh giá sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2020 để từ đó, đưa ra các hàm ý quản trị liên quan đến xây dựng chiến lược phát triển và áp dụng chỉ số ICT phù hợp cho các ngân hàng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung đặt ra, đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

Xác định và đo lường của yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Đưa ra hàm ý quản trị về việc áp dụng ICT phù hợp với tình hình, nhu cầu và quy định của các NHTM Việt Nam, phù hợp với quy định NHNN.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Nhằm đạt được các mục tiêu trên, đề tài cần phải trả lời các câu hỏi sau đây:

Yếu tố công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam?

Những hàm ý quản trị liên quan nào được đưa ra để áp dụng ICT phù hợp với tình hình, nhu cầu và quy định của các NHTM Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là ảnh hưởng của phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

Về phạm vi không gian: đề tài xem xét dựa trên 28 NHTM Việt Nam và đã công bố báo cáo tài chính một cách rõ ràng, minh bách từ năm 2013 đến năm 2020 và đã được kiểm toán độc lập tại các công ty kiểm toán hàng đầu Dữ liệu các biến độc lập về công nghệ thông tin và truyền thông được thu thập từ báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng ICT của các NHTM Việt Nam tại Website Bộ thông tin và tuyền thông Việc chỉ lựa chọn 28 ngân hàng này để thực hiện nghiên cứu bởi vì trong giai đoạn 2013-2020, 28 ngân hàng này công bố khá đủ báo cáo về chỉ số ICT, các ngân hàng còn lại thì không công bố

Về phạm vi thời gian: dữ liệu bài nghiên cứu được thu thập từ năm 2013 đến 2020 Thời gian từ 2019 trở đi là giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, mọi hoạt động đều phải thực hiện tại chỗ Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn giai đoạn này để xem trước khi dịch bệnh và giai đoạn dịch bệnh bùng phát thì công nghệ thông tin và truyền thông tác động đến hiệu quả hoạt động như thế nào

Vì lý do về nguồn lực và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài này chỉ sử dụng

3 chỉ số ICT thành phần bao gồm hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nhân lực và ứng dụng nội để xem xét ảnh hưởng của phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp định tính, tác giả đã tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước từ các nguồn dữ liệu đáng tin cậy để tiến hành phân tích cùng với thống kê mô tra, so sánh nhằm xác định rõ yếu tố ICT ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

Phương pháp định lượng, tác giả sử dụng thống kê mô tả và kiểm định mối tương quan giữa các biến Sau đó, tác giả sử dụng phần mềm Stata 17.0 để chạy mô hình hồi quy bình phương bé nhất dạng gộp Pooled OLS, mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model- FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model- REM) Để lựa chọn mô hình phù hợp, tác giả sử dụng các kiểm định F, kiểm định Hausman, kiểm định Breusch-Pagan Sau đó, tác giả tiến hành các kiểm định khuyết tật (nếu có) và khắc phục chúng Cuối cùng, tác giả sử dụng mô hình FGLS (Feasible Generalized Least Squares) để kiểm định mô hình tránh các hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi hay đa cộng tuyến nhằm nâng cao kết quả của nghiên cứu.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt thực tiễn, kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng khoa học thực nghiệm về ảnh hưởng của việc phát triển và ứng dụng ICT đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Các khuyến nghị về việc đầu tư ICT một cách phù hợp để gia tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng cũng được đưa ra trong đề tài này Nghiên cứu cũng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về các sự phát triển và ứng dụng chỉ số ICT

5 có thể báo hiệu sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực nói chung và tài chính ngân hàng nói riêng để các nhà hoạch định hành động kịp thời mang lại hiệu quả tốt nhất.

KẾT CẤU KHÓA LUẬN

Đề tài nghiên cứu có bố cục 5 chương như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Chương 1 của khóa luận, đề cập đến tầm quan trọng, tính cấp thiết để chọn đề tài nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp và cấu trúc của bài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, hiệu quả hoạt động ngân hàng được đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau:

Theo Ngân hàng trung ương Châu Âu – ECB (European Central Bank), (2010):

“Hiệu quả hoạt động là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lai thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhận giữ lại”

Theo (Afonso & cộng sự, 2010), hiệu quả được định nghĩa theo nghĩa so sánh: Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn”

Theo (Berger & Mester, 1997), hiệu quả hoạt động của các NHTM thể hiện mối quan hệ giữa chi phí đầu sử dụng các nguồn lực đầu vào và doanh thu đầu ra Ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt điều đó cho thấy việc tạo ra doanh thu đầu ra lớn nhất và chi phí nguồn lực đầu vào nhỏ nhất

Như vậy, hiểu hiệu quả hoạt động của NHTM là khả năng kết hợp tối ưu hóa nguồn lực đầu vào cả về con người lẫn vật chất để thu được kết quả đầu ra tối ưu thông qua các hoạt động trung gian tài chính và sản xuất kinh doanh của NHTM như huy động vôn, tín dụng và các dịch vụ khác

Hiệu quả hoạt động NHTM phản ánh việc sử dụng nguồn lực đã có để đạt được kết quả lớn nhất với tổng chi phí thấp nhất Điều đó quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Có thể giúp uy tín của ngân hàng đối với khách hàng được nâng lên, khách hàng sẽ lựa chọn sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn, từ đó làm lợi nhuận ngân hàng ngày tăng cao, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu của (Usman & cộng sự, 2012) đã dùng chỉ số ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), nghiên cứu của (Masood & Ashraf, 2012) sử dụng ROA và ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu) để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng hay nghiên cứu của (Hamadi & Awdeh, 2012) dùng NIM (tỷ lệ lãi cận biên) để đo lường hiệu quả

2.1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là một trong các chỉ tiêu thông dụng được dùng để xác định hiệu quả hoạt động của ngân hàng hay tổ chức, doanh nghiệp ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng (Phượng & cộng sự, 2018) Nếu ROA cao cho thấy ngân hàng đang quản lý tốt tài sản hiện có và chuyển thành lợi nhuận ròng một cách hợp lý Các khoản mục đầu tư cũng như khả năng hoạt động của ngân hàng cũng được tốt, mang lợi lợi tức lớn hơn Ngược lại, nếu chỉ số này thấp cho thấy khả năng quản trị và sử dụng tài sản của ngân hàng chưa được thực hiện tốt Ngoài ra, ROA còn được sử dụng để đánh giá tác động việc sử dụng đòn bẩy từ đó đưa ra quyết định huy động vốn Một số nghiên cứu sử dụng ROA để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng (Usman & cộng sự, 2012), (Binuyo & Aregbeshola, 2014), … Công thức tính như sau:

2.1.2.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là chỉ số được dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của cổ đông (Phượng & cộng sự, 2018) Chính xác là một đồng vốn của các cổ đông bỏ ra đầu tư sẽ nhận lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu

ROE cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng tốt, tình hình hoạt động của ngân hàng trên đà phát triển tốt và mang lại lợi nhuận Ngược lại, ROE âm cho thấy hoạt động đầu tư không tốt, không tạo ra lợi nhuận mà có thể để lại gánh nặng thêm cho ngân hàng Tuy nhiên chỉ số này quá cao có hể sẽ phản ảnh ngân hàng nợ nhiều và đang đối mặt nhiều khó khăn Nghiên cứu (Nkiru & cộng sự, 2018), (Usman & cộng sự,

2012), … sử dụng ROE để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng Công thức được tính như sau:

2.1.2.3 Thu nhập lãi thuần (NIM)

Thu nhập lãi thuần được đo lường bằng tổng thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản ( (Phượng & cộng sự, 2018), là thước đo giúp các nhà quản trị đánh giá sự tăng trưởng nguồn thu của ngân hàng trong thời điểm cụ thể, nguồn thu này đến từ hoạt động cho vay Thu nhập lãi thuần có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ, yếu tố cung cầu của thị trường hay xu hướng nhà tiêu dùng vì vậy mà chỉ số này có lúc âm hoặc dương Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà đầu tư ưu thích chỉ số này dương vì tỷ số dương phản ánh các hoạt động kinh doanh có lãi, ngân hàng tăng trưởng tốt, mang lại lợi nhuận Hệ số này còn cho biết chính xác một đồng tài sản sinh lãi sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lời nhuận Nhóm tác giả (Hamadi & Awdeh, 2012) đã sử dụng NIM để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng Công thức được tính như sau:

Trong các chỉ tiêu đo lường trên, theo cách tiếp cận của nghiên cứu thì khóa luận sử dụng hai chỉ số tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng Đây là hai chỉ tiêu phổ biến được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng như (Masood & Ashraf, 2012) Ngoài ra, ROA và ROE còn phản ánh chính xác một đồng tài sản hay vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số ROE cũng đo lường chính xác sự tăng giảm trong một chu kỳ kinh doanh, tuy nhiên cần đi cùng ROA Vì vậy, ROA và ROE được

10 lựa chọn để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong phạm vi bài khóa luận này.

CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Trong một thế giới ngày càng gắn kết với nhau, sự tương tác giữa các thiết bị, hệ thống và con người đang tăng lên đáng kể Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các nhu cầu của nhân viên và khách hàng của họ để cho phép tiếp cận nhiều hơn với các hệ thống và thông tin Chỉ số phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông Công nghệ thông tin là sự tự động hóa các quy trình, điều khiển và sản sản thống tin bằng máy tính viễn thông, phần mềm và thiết bị phụ trợ như máy rút tiền tự động hay thẻ ghi nợ Truyền thông là sự truyền tải hoặc thông tin từ điểm này đến điểm khác thông quả một phương tiện (Alawode & Kaka, 2011)

Tiến bộ công nghệ là biến số quan trọng nhất góp phần vào sự thay đổi căn bản trong mô hình kinh doanh ngân hàng trong thời đại toàn cầu hóa; công nghệ đã tập trung sự quan tâm sâu sắc của các ngân hàng nhằm tăng cường nỗ lực tận dụng công nghệ thông tin, truyền thông và máy tính mới nhất, đồng thời thích ứng hiệu quả nhằm phát minh ra các dịch vụ ngân hàng và phát triển các phương pháp nộp hồ sơ mới (Tasmin

Như vậy, ICT là chỉ số dùng để đánh giá sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Đầu tư vào ICT cụ thể là đầu tư vào các thiết bị mạng, con người, hay các thiết bị trực tuyến sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí, từ đó giúp hiệu quả ngân hàng được nâng cao

Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông xây dựng bộ chỉ số dựa trên phương pháp tính chỉ số phát triển chính phủ điện tử (EGDI) của Liên hợp quốc với bốn thành phần chính là hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng nhân lực; ứng dụng nội bộ và dịch vụ trực tuyến

Hạ tầng kỹ thuật gồm hạ tầng máy chủ, máy trạm; hạ tầng truyền dẫn; hạ tầng ATM/ POST; triển khai các giải pháp an toàn thông tin và an toàn dữ liệu; trung tâm dữ liệu và trung tâm dữ liệu dự phòng thảm họa Nếu một tổ chức hoặc doanh nghiệp bất kỳ muốn hệ thống mạng hoạt động hiệu quả thì phải đầu tư xây dựng hạ tầng mạng tốt Ngược lại, nếu hạ tầng kỹ thuật xây dựng không tốt có thể sẽ dẫn đến việc hệ thống mạng gặp sự cố hoặc tín hiệu thấp, kết quả gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp

Hạ tầng nhân lực bao gồm tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT, tỷ lệ cán bộ chuyên trách ATTT; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có chứng chỉ quốc tế Chỉ số này đánh giá khả năng của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các cá nhân trong việc sử dụng, phát triển và quản lý công nghệ thông tin Ứng dụng nội bộ là một hệ thống phần mềm được sử dụng để quản lý các hoạt động nội bộ của một tổ chức Trong NTHM nó bao gồm tài khoản Core banking; triển khai ứng dụng cơ bản; thanh toán điện tử Tài khoản Core banking là hệ thống phần mềm tích hợp nhiều ứng dụng công nghệ để thực hiện quản lý thông tin, tài sản và quản trị rủi ro cho hệ thống ngân hàng Triển khai các ứng dụng cơ bản là việc sử dụng các phần mềm như quản lý tài sản, quản lý dự án, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý kho,

… Còn thanh toán điện tử là một hình thức thanh toán trực tuyến cho phép người dùng thực hiện các giao dịch tài chính trên mạng

Dịch vụ trực tuyến là một hệ thống giao dịch điện tử đặc biệt được phát triển bởi các ngân hàng để cung cấp các dịch vụ ngân hàng an toàn qua internet Nó bao gồm Website ngân hàng; Internet Banking cho khách hàng cá nhân; Internet Banking cho khách hàng doanh nghiệp; Dịch vụ ngân hàng điện tử khác và hoạt động ngân hàng điện tử.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu có liên quan trước đây ở trong nước như (Thuy, 2021); (Dat & cộng sự, 2022); (Van Toan & cộng sự, 2023), nghiên cứu về sự tác động của công nghệ thông tin - truyền thông đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nước cùng với các nghiên cứu nước ngoài trước đã chỉ ra rằng các yếu tố khác gồm quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động, thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng kinh tế và lạm phát cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Do đó, mô hình nghiên cứu được biểu thị qua phương trình:

Biến phụ thuộc: Hiệu quả hoạt động ngân hàng đo lường thông qua 𝑹𝑶𝑭 𝒊𝒋 đại diện là 𝑹𝑶𝑨 𝒊𝒋 và 𝑹𝑶𝑬 𝒊𝒋

Biến độc lập: công nghệ thông tin và truyền thông (𝑰𝑪𝑻 𝒊𝒋 )

𝑰𝑪𝑻 𝒊𝒋 bao gồm 4 chỉ số thành phần: chỉ số hạ tầng kỹ thuật 𝑰𝑪𝑻 𝟏𝒊𝒋 ; chỉ số hạ tầng nhân lực 𝑰𝑪𝑻 𝟐𝒊𝒋 ; chỉ số ứng dụng nội bộ 𝑰𝑪𝑻 𝟑𝒊𝒋

Biến độc lập: các yếu tố vi mô trong ngân hàng bao gồm quy mô hoạt động ngân hàng (𝑺𝑰𝒁𝑬 𝒊𝒋 ), tỷ lệ chi phí hoạt động (𝑪𝑰𝑹 𝒊𝒋 ), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (𝑵𝑰𝑰 𝒊𝒋 )

Biến độc lập: các yếu tố vĩ mô ngoài ngân hàng bao gồm tăng trưởng kinh tế

(𝑮𝑫𝑷 𝒊𝒋 ) và tỷ lệ lạm phát (𝑰𝑵𝑭 𝒊𝒋 )

Với i, t tương ứng với ngân hàng và năm nghiên cứu, 𝜷 𝟎 là hệ số chặn, 𝜷 𝟏 đến 𝜷 𝟔 là hệ số góc của các biến độc lập và ε là phần dư của thống kê

3.1.2 Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu

ROA - chỉ số về khả năng sinh lời của tài sản ngân hàng Nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng và cũng giúp so sánh giữa các ngân hàng trong cùng ngành Chỉ số này cho biết là ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận bao nhiêu từ một đồng tài sản ROA càng cao thì hiệu quả tài chính hoặc lợi nhuận của ngân hàng càng tốt Nghiên cứu của (Masood & Ashraf, 2012); (Sobhani & cộng sự, 2020); (Usman & cộng sự, 2012); (Thuy, 2021) sử dụng ROA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng Khoản mục lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của báo cáo tài chính ngân hàng

ROE - chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Chỉ số ROE thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động doanh nghiệp thì thu về bao nhiêu lợi nhuận ROE càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng hiệu quả, như nghiên cứu (Nkiru & cộng sự, 2018); (Alper & Anbar, 2011); (Masood & Ashraf, 2012) Hai khoản mục lợi nhuận sau thuế và tổng vốn chủ sở hữu được thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của báo cáo tài chính cuối năm của ngân hàng

Thứ một, công nghệ thông tin và tuyền thông

ICT là thước đo mức độ phát triển và sẵn sàng áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các lĩnh vực ở mỗi quốc gia Là một sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông Công nghệ thông tin (IT) là sự tự động hóa các quy trình, điều khiển và sản sản thống tin bằng máy tính viễn thông, phần mềm và thiết bị phụ trợ như máy rút tiền tự động hay thẻ ghi nợ Truyền thông là sự truyền tải hoặc thông tin từ

20 điểm này đến điểm khác thông quả một phương tiện (Alawode & Kaka, 2011) Với thời đại hiện nay, việc đầu tư vào công nghệ thông tin và truyền thông hợp lý sẽ đem đến một nguồn lợi lớn cho các tổ chức, doanh nghiệp ICT được đo lường thông qua 4 chỉ số thành phần: chỉ số hạ tầng kỹ thuật (HTKT); chỉ số hạ tầng nhân lực (HTNL); chỉ số ứng dụng nội bộ (UDNB); chỉ số dịch vụ trực tuyến (DVTT), được Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam xây dựng và công bố hàng năm Dữ liệu được thu thập từ báo cáo chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT – TT Việt Nam của từng ngân hàng qua các năm tại Website Bộ thông tin và truyền thông

Thứ hai, quy mô ngân hàng

𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑗 là quy mô ngân hàng được định nghĩa phổ biến là tổng tài sản ròng của ngân hàng được bao gồm để nắm bắt các nền kinh tế hoặc kinh tế của quy mô Nhiều nghiên cứu đã sử dụng logarit tự nhiên của tổng tài sản để đo lường quy mô của các ngân hàng Quy mô ngân hàng tăng thì tài sản cũng tăng điều đó giúp hoạt động kinh doanh ngân hàng tại ngân hàng mở rộng thêm, giúp hấp dẫn khách hàng đem lại thu nhập cho ngân hàng Nghiên cứu (Alper & Anbar, 2011); (Singh & Sharma, 2016); (Masood & Ashraf, 2012); (Sobhani & cộng sự, 2020); (Van Toan & cộng sự, 2023)

Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán của BCTC cuối năm của ngân hàng tại khoản mục tổng tài sản

Thứ ba, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập

𝐶𝐼𝑅 𝑖𝑗 được tính bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập Biến này được xem là một biến đầu vào khá quan trọng đối với lợi nhuận ngân hàng Chi phí hoạt động bao gồm các chi phí tiền lương và các chi phí khác không tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ lệ này có mối quan hệ tiêu cực với khả năng sinh lời vì tỷ lệ này cao cho thấy sự kém hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu có xem xét ảnh hưởng của tỷ lệ chi phí hoạt động đến lợi nhuận ngân hàng (Bhatia & cộng sự, 2012); (Mahmud & cộng sự, 2016); (Delis & cộng sự, 2006); (Nga & Thanh, 2019), (Dietrich &

Wanzenried, 2011) Dữ liệu được lấy từ báo các kết quả hoạt động kinh doanh của báo cáo tài chính cuối năm của các NHTM

Thứ tư, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động

𝑁𝐼𝐼 𝑖𝑗 được tính bởi tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động Thu nhập ngoài lãi bao gồm thu nhập từ hoa hồng và phí, giao dịch tài chính, thu nhập hiện tại từ chứng khoán và thu nhập thông thường khác Tỷ lệ này càng lớn thể hiện mức độ đa dạng hóa và hiệu quả sử dụng các sản phẩm ngoài tín dụng càng tốt Tỷ lệ này đã được sử dụng trước đây trong một số nghiên cứu (Andrzejuk, 2017); (Sobhani & cộng sự, 2020); (Chiorazzo & cộng sự, 2008), (Thịnh & cộng sự, 2021) nó đều cho ra kết quả tích cực giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận của ngân hàng Dữ liệu được lấy từ báo các kết quả hoạt động kinh doanh của báo cáo tài chính cuối năm tại ngân hàng

Thứ năm, tăng trưởng kinh tế

GDP là một chỉ số về sức khỏe tài chính của một quốc gia Được xác định bằng tỷ lệ tăng (giảm) của tổng sản phẩm quốc nội Là thước đo kinh tế vĩ mô phổ biến nhất được sử dụng để đo lường tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng Khi GDP giảm thì hiệu quả ngân hàng cũng giảm và ngược lại Một số nghiên cứu có sử dụng biến GDP (Hong & Abdul Razak, 2015); (Masood & Ashraf, 2012); (Singh & Sharma, 2016); (Sobhani & cộng sự, 2020); (A Bikker & Hu, 2002); (Erina &Lace, 2013) Dữ liệu được lấy từ báo cáo của Ngân hàng thế giới (World bank)

Thứ sáu, tỷ lệ lạm phát

INF là tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tốc bộ tăng (giảm) của chỉ số giá tiêu dung CPI Chỉ sô CPI là chỉ số đo lường những thay đổi về mức giá của một loại hàng hóa dịch vụ của một người tiêu dung Tỷ lệ lạm phát gây ra sức mua của đồng tiền giảm Cùng một loại hàng hóa dịch vụ nhưng khi nền kinh tế có xảy ra lạm phát, người mua

22 hàng phải chi nhiêu tiền hơn để có được hàng hóa dịch vụ đó Lạm phát gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận thông qua nhiều kênh khác nhau: nó đi vào chi tiêu của doanh nghiệp và gia đình, lãi suất danh nghĩa, giá cổ phiếu và nguồn cung tiền thực tế Các nghiên cứu đề cập đến lạm phát có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng (Sobhani & cộng sự, 2020); (Pasiouras & Kosmidou, 2007); (A Bikker & Hu, 2002)

Dữ liệu được lấy từ báo cáo của Ngân hàng thế giới (World bank)

Các thay đổi của công nghệ đang diễn ra nhanh chóng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Việc đầu tư và áp dụng hiệu quả ICT giúp cho các hoạt động ngân hàng trở tự động hóa, nhanh chóng từ đó giảm được một số loại chi phí trong quá trình thanh toán và giao tiếp với con người và các tổ chức liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn làm cho lợi nhuận tăng lên Các nghiên cứu trước đều có kết luận chung là việc đầu tư và áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động và làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, như nghiên cứu (Binuyo & Aregbeshola, 2014); (Sobhani & cộng sự, 2020); (Nkiru & cộng sự, 2018)

Hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lưu trữ dữ liệu Việc sử dụng tốt sẽ giúp thông tin của khách hàng được bảo mật hơn, các hoạt động trở nên nhanh chóng không bị gián đoạn, giúp ngân ngân có một trung tâm dữ liệu chất lượng tốt đáp ứng được sự phát triển và mở rộng không ngừng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nghiên cứu (Mahboub, 2018); (Nkiru & cộng sự, 2018), tác giả sử dụng các chỉ số ATM, POS, MM, WP và IBT làm đại diện chi ICT, kết quả đã cho thấy những chỉ số POS, IBT tác động mạnh hơn những chỉ số còn lại Hay nghiên cứu (Dat & cộng sự, 2022), chỉ ra rằng hạ tầng kỹ thuật tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam Đối với nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông ở khía cạnh hạ tầng nhân lực có ảnh hưởng cùng chiều lên hiệu quả hoạt động tại các của NHTM

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sau khi đã xác định được vấn đề cần nghiên cứu, cùng với đó trên cơ sở kết quả các nghiên cứu trước có liên quan đến công nghệ thông tin – truyền thông và hiệu quả hoạt động của các NHTM, kết hợp với mô hình nghiên cứu được đề xuất Đồng thời, dựa trên dữ liệu nghiên cứu đã được tổng hợp của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2013 - 2020 và xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp, tác giả đã tiến hành phân tích mô hình hồi quy các biến trên phần mềm Stata 17.0 Với quy trình thực hiện nghiên cứu, cụ thể như sau:

Hình 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 1: Tác giả đặt vấn đề và đề cập đến tính cấp tính của đề tài – Ảnh hưởng của phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả hoạt động của Đặt vấn đề và xác định mục tiêu

Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Chạy mô hình nghiên cứu

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và hàm ý quản trị

27 các NHTM Việt Nam Từ đó tác giả đặt ra mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi, phương pháp và đối tượng nghiên cứu

Bước 2: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan tại các quốc gia/ nền kinh tế khác nhau Sau đó, xác định các khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu chính cho đề tài

Bước 3: Với cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã nêu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, cùng với đó giải thích các biến và xây dựng giả thuyết cho nghiên cứu

Bước 4: Với mô hình nghiên cứu được đề xuất, tác giả sử dụng phần mềm Excel và các phần mềm khác hỗ trợ khác để thu thập dữ liệu của 28 NHTM Việt nam trong giai đoạn 2016 -2020 thích hợp với mô hình sau đó xử lý, phân tích số liệu

Bước 5: Tác giả xây dựng mô hình hồi quy, ước lượng và kiểm định tác động của công nghệ thông tin- truyền thông cũng như các nhân tố khác đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam bằng việc sử dụng kỹ thuật các phương pháp nghiên cứu trong mô hình hồi quy như Pooled OLS, FEM, REM

Bước 6: Kiểm tra với các giả thuyết nghiên cứu và thảo luận rút ra kết luận phù hợp với bài nghiên cứu Từ đó, đưa ra những hàm ý quản trị về việc ngân hàng nên đầu tư vào công nghệ thông tin – truyền thông.

MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Bài viết thu thập bằng chứng dựa trên dữ liệu thứ cấp từ 28 NHTM Việt Nam trong thời gian từ 2013 đến 2020 đã có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập uy tín trên thị trường Biến độc lập về công nghệ thông tin và truyền thông được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp là báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam của từng ngân hàng tại website Bộ Thông Tin và Truyền Thông Các yếu tố vĩ mô được lấy từ báo cáo thống kê của Ngân hàng Thế Giới – World Bank

Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm STATA 17

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Trong bảng 4.1 dưới đây, thể hiện kết quả phân tích thống kê mô tả của các biến có trong mô hình hồi quy:

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Bảng 4.1, cho thấy biến ROA và ROE đại diện cho hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Đối với giá trị trung bình ROA nhận được là 0,0073 và độ lệch chuẩn là 0,0065 Với độ lệch chuẩn ở mức độ thấp so với trung bình, cho thấy không có sự biến động nhiều giữa các ngân hàng và giữa các năm về sự ổn định Gíá trị cao nhất ROA là 0,0306 ở TCB năm 2020 và thấp nhất là -0,0076 của VBB vào năm 2015 Còn ROE nhận giá trị trung bình là 0,0905 và độ lệch chuẩn 0,0749 Với độ lệch chuẩn ở

33 mức độ thấp so với trung bình, cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các ngân hàng và giữa các năm về sự ổn định Giá trị lớn nhất của ROE là 0,2957 tại VIB năm 2020 và giá trị nhỏ nhất là -0,0918% của VBB vào năm 2015

Các biến thành thành lần lượt 𝐼𝐶𝑇 1 , 𝐼𝐶𝑇 2 , 𝐼𝐶𝑇 3 , đại diện cho sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Các chỉ số thành phần nhận giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là 0,3676 và 0,2111, 0,3484 và 0,2719, 0,4101 và 0,2736 Với độ lệch chuẩn này, nhìn chung các chỉ số thành phần về sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông không có nhiều sự chênh lệch giữa các NHTM trong mẫu

Biến quy mô ngân hàng nhận giá trị trung bình 29,2883 với độ lệch chuẩn 6,5184 Với độ lệch chuẩn nhận được ở mức không quá cao thể hiện rằng có sự chênh lệch trong quy mô giữa các ngân hàng nằm trong mẫu tương đối không lớn Nhận giá trị lớn nhất là 34,9553 của BID năm 2020

Biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập, tỷ lệ này có giá trị trung bình 0,5450 với độ lệch chuẩn đạt 14,15%, cho thấy không có sự chênh lệch giữa các ngân hàng trong mẫu Giá trị lớn nhất 1,0851 của VBB năm 2015

Biến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập, có thể thấy rằng tỷ lệ này có giá trị trung bình xoay quanh 0,2032 và biến thiên trong mức 0,12 Với mức biến thiên ở mức thấp cho thấy không có sự chênh lệch nhiều trong các mẫu nghiên cứu Giá trị cao nhất nằm ở HDB năm 2013 là 0,7747 và thấp nhất ở VAB năm 2015 là -0,2594

Các biến vĩ mô, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát nhận giá trị trung bình lần lượt là 0,0629 và 0,0338 với độ lệch chuẩn 0,0141 và 0,0156 Nhìn thấy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt nam từ 2013 - 2020 không có nhiều biến động và đạt mức cao nhất 0,0746 vào năm 2018 và nhỏ nhất 0,0287 năm 2020 Còn tỷ lệ lạm phát Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu mức tương đối ổn định, cao nhất năm 20113 là 0,0659 và thấp nhất 0,0063 năm 2015

PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ƯỚC LƯỢNG

Kết quả ma trận tương quan được trình bày ở bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2 Ma trận tương quan

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Mối quan hệ tương quan giữa biến phụ thuộc ROA và ROE với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu của 28 NHTM Việt Nam thể hiện trong bảng 4.2 Kết quả cho thấy biến phụ thuộc ROA có tương quan dương với các biến độc lập: hạ tầng kỹ thuật (𝐼𝐶𝑇 1 ), hạ tầng nhân lực (𝐼𝐶𝑇 2 ), ứng dụng nội bộ (𝐼𝐶𝑇 3 ), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập (NII), tỷ lệ lạm phát (INF) và có tương quan âm với các biến độc lập: tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR), tỷ lệ tăng trưởng kinh kế (GDP) Trong các biến độc lập, tỷ lệ chi phí hoạt động có tương quan mạnh nhất – 0,5872 và có tương quan yếu nhất là quy mô ngân hàng 0,4112

Biến phụ thuộc ROE có tương quan dương với các biến độc lập: hạ tầng kỹ thuật (𝐼𝐶𝑇 1 ), hạ tầng nhân lực (𝐼𝐶𝑇 2 ), ứng dụng nội bộ (𝐼𝐶𝑇 3 ), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên thu nhập (NII), tỷ lệ lạm phát (INF) và có tương quan âm với các biến độc lập: tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR), tỷ lệ tăng trưởng kinh kế (GDP) Trong

35 các biến độc lập, tỷ lệ chi phí hoạt động có tương quan mạnh nhất – 0,6157 và có tương quan yếu nhất là quy mô ngân hàng 0,4534

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Nhằm kiểm tra rằng mô hình không có sự xuất hiện của hiện tượng đa cộng tuyến có trong mô hình, nghiên cứu tiến hành sử dụng kiểm định hệ số VIF Kết quả tổng hợp và sử dụng kiểm định VIF hiện tượng đa cộng tuyến được thể hiện dưới bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai VIF

𝐼𝐶𝑇 1 2,85 0,3507 𝐼𝐶𝑇 3 1,98 0,5062 𝐼𝐶𝑇 2 1,61 0,6207 GDP 1,14 0,8761 CIR 1,14 0,8776 NII 1,13 0,8851 SIZE 1,10 0,9050 INF 1,08 0,9268 Mean VIF 1,50

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Nhìn vào bảng 4.3 ở trên, kết quả của kiểm định VIF thấy rằng hệ số VIF dao động từ 2,85 đến 1,08, và giá trị trung bình xoay quanh 1,50, kết quả của hệ số này có giá trị thấp Trong bảng 4.3, giá trị VIF của các biến nhỏ hơn 10, có thể đưa ra kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

4.2.3 So sánh giữa các mô hình Pooled OLS, FEM và REM Để xác định mô hình phù hợp với bộ dữ liệu nghiên cứu, tác giả thực hiện các mô hình để ước lượng phương trình hồi quy: mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) - xác định mô hình phù hợp sau khi thực hiện phân tích hệ số ma trận tương quan và kiểm tra tính đa cộng

36 tuyến của mô hình Kết hợp với các kiểm định tương ứng như kiểm định F- test, kiểm định Hausman và kiểm định Breusch-Pagan để lựa chọn giữa các cặp mô hình OLS - FEM, FEM-REM và OLS-REM Đầu tiên, sử dụng kiểm định F- test để so sánh giữa hai mô hình OLS – FEM và quyết định lựa chọn Lựa chọn giữa hai mô hình FEM-REM, tác giả thực hiện kiểm định Hausman test để đưa ra quyết định lựa chọn

37 Đối với biến độc lập ROE

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng mô hình (biến phụ thuộc: ROE)

Biến Pooled OLS FEM REM FGLS

Ghi chú: *, **, ***: hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Dựa vào bảng 4.4, kết quả ước lượng mô hình với ước lượng Pooled OLS, FEM, REM Biến hạ tầng kỹ thuật (𝐼𝐶𝑇 1 ) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, hệ số ước lượng mang dấu dương Biến hạ tầng nhân lực (𝐼𝐶𝑇 2 ) có mức ý nghĩa thống kê với mức

1%, hệ số ước lượng mang dấu âm Biến ứng dụng nội bộ (𝐼𝐶𝑇 3 ) cũng có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% ở 2 ước lượng Pooled OLS và FEM, 1% ở ước lượng REM và hệ số ước lượng cũng mang dấu âm Điều này cho thấy, chỉ số phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động NHTM (ROE) ở khía cạnh hạ tầng kỹ thuật, tuy nhiên ở khía cạnh hạ tâng nhân lực và ứng dụng nội bộ thì nghiên cứu này đưa ra kết quả ngược lại

Biến quy mô ngân hàng (SIZE) có ý nghĩa ở ước lượng ở cả 3 ước lượng với mức ý nghĩa là 1% và có hệ số ước lượng dương, vì vậy việc tăng quy mô ngân hàng lớn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Biến tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả ba ước lượng và mang dấu âm, cho thấy rằng với việc tăng chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng Biến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát trong nghiên cứu này đều không có ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu dùng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM Với giả thuyết như sau:

Giả thuyết H0: Mô hình REM được lựa chọn phù hợp

Giả thuyết H1: Mô hình FEM được lựa chọn phù hợp

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình REM và FEM (ROE)

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Dựa vào bảng 4.5, kết quả của kiểm định Hausman như sau:

Biến phụ thuộc ROE có mức ý nghĩa (Prob > chi2 = 0,0548) lớn hơn 5%, bác bỏ H1 và chấp nhận H0 Mô hình REM là phù hợp hơn mô hình FEM

Tiếp tục, sử dụng Kiểm định Breusch-Pagan để lựa chọn giữa hai mô hình ước lượng Pooled OLS và REM

Với giả thuyết như sau:

H0: Mô hình Pooled OLS được lựa chọn phù hợp hơn

H1: Mô hình REM được lựa chọn phù hợp hơn

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình OLS và REM (ROE)

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Dựa vào bảng 4.6, biến phụ thuộc ROE có mức ý nghĩa (Prob > chibar2 = 0.0000) nhỏ hơn 5%, bác bỏ H0 và chấp nhận H1 Giữa 2 mô hình Pooled OLS và REM thì mô hình REM được chọn

40 Đối với biến độc lập ROA

Bảng 4.7 Kết quả ước lượng mô hình (biến phụ thuộc: ROA)

Biến Pooled OLS FEM REM FGLS

Ghi chú: *, **, ***: hệ số có ý nghĩa thống kê lần lượt tại mức ý nghĩa 10%, 5% và

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Dựa vào bảng 4.7, ta thấy kết quả ước lượng mô hình với ước lượng Pooled OLS, FEM, REM Đối với ước lượng Pooled OLS, biến hạ tầng kỹ thuật (𝐼𝐶𝑇 3 ) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, còn có mức ý nghĩa 1% đối với 2 ước lượng còn lại, hệ số ướng

41 lượng mang dấu dương Biến ứng dụng nội bộ (𝐼𝐶𝑇 3 ) cũng có ý nghĩa thống kê với mức 1% ở 2 ước lượng Pooled OLS và REM, 5% ở ước lượng FEM và tất cả đều mang dấu âm Và điều này cũng chỉ ra việc tăng chỉ số phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ở khía cạnh hạ tầng kỹ thuật mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và tác động tiêu cực ở khía cạnh ứng dụng nội bộ Biến hạ tầng nhân lực (𝐼𝐶𝑇 2 ) trong nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê

Biến quy mô ngân hàng (SIZE) ở cả ba ước lượng đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%, hệ số ước lượng dương, vì vậy việc càng mở rộng quy mô ngân hàng càng mang lại hiệu quả cho ngân hàng cao Biến tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% ở cả ba ước lượng và mang dấu âm, cho thấy rằng với việc giảm chi phí làm tăng lợi nhuận của các ngân hàng Biến tỷ lệ lạm phát có ý nghĩa thống kê ở hai ước lượng FEM và REM, không có ý nghĩa thống kê trong ước lượng Pooled OLS Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ tăng tưởng kinh tế trong nghiên cứu này đều không có ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa hai mô hình FEM và REM

Với giả thuyết như sau:

Giả thuyết H0: Mô hình REM được lựa chọn phù hợp

Giả thuyết H1: Mô hình FEM được lựa chọn phù hợp

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình REM và FEM (ROA)

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Dựa vào bảng 4.8, kết quả của kiểm định Hausman như sau:

Biến phụ thuộc ROA có mức ý nghĩa (Prob > F = 0.0122) nhỏ hơn 5%, bác bỏ H0 và chấp nhận H1 Mô hình FEM là phù hợp hơn mô hình REM

Tiếp tục, dùng Kiểm định F- test để lựa chọn giữa hai mô hình Pooled OLS và

Với giả thuyết như sau:

H0: Mô hình Pooled OLS được lựa chọn phù hợp hơn

H1: Mô hình FEM được lựa chọn phù hợp hơn

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định F-test

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Dựa vào bảng 4.9, nhìn thấy biến phụ thuộc ROA có mức ý nghĩa (Prob > F 0.0000) nhỏ hơn 5%, bác bỏ H0 và chấp nhận H1 Nên giữa 2 mô hình Pooled OLS và

FEM thì mô hình FEM được chọn

4.2.4 Kiểm định các khuyết tật trong mô hình nghiên cứu

4.2.4.1 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Nhằm phát hiện ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình, nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian cho ROE và kiểm định Wald test cho ROA

Với giả thuyết như sau:

Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kiểm định Wald test Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Dựa vào bảng 4.10, kiểm định Wald test của biến ROA cho thấy mức ý nghĩa (Prob>chi2 = 0.0000) và kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian của ROE có mức ý nghĩa (Prob > chibar2 = 0.0000) đều nhỏ hơn 5%, bác bỏ H0 và chấp nhận H1 Các mô hình nghiên cứu đều có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

4.2.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan

Tiến hành sử dụng kiểm định Wooldridge trong nghiên cứu nhằm giúp phát hiện ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Với giả thuyết như sau:

Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan trong mô hình

Bảng 4.11 Kết quả kiểm định tự tương quan Wooldridge

Nguồn: Kết quả từ phần mềm STATA 17.0

Ngày đăng: 21/03/2024, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w