1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Cơ Cấu Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
Tác giả Trần Đặng Yến Nhi
Người hướng dẫn TS. Dư Thị Lan Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN ĐẶNG YẾN NHI ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: TRẦN ĐẶNG YẾN NHI

Mã số sinh viên: 030136200446 Lớp sinh hoạt: DH36TC02

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 7 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS DƯ THỊ LAN QUỲNH

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực Trong bài nghiên cứu không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023

Tác giả

Trần Đặng Yến Nhi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Dư Thị Lan Quỳnh vì đã tận tình hướng dẫn, góp ý với những chỉ dẫn khoa học đáng quý trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin đặc biệt cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quý thầy cô khoa Tài Chính nói riêng vì đã truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập tại trường Đó là những kiến thức nền tảng vững chắc giúp tôi hoàn thành khóa luận này

Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này

Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến ba mẹ và đại gia đình của mình vì luôn

là điểm tựa vững chắc và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi chuyên tâm học tập Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất, tham khảo nhiều tài liệu, luôn trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè Nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô

để nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023

Tác giả

Trần Đặng Yến Nhi

Trang 5

Nghiên cứu sử dụng hai biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE); bảy biến độc lập bao gồm: tỷ lệ vốn hóa (CAP), quy mô ngân hàng (SIZE), tài sản cố định (TANG), dư nợ cho vay (LOAN), tỷ lệ nợ quá hạn (NPL), sở hữu chéo (SHC) và tỷ lệ lạm phát (INF) Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả tài chính của ngân hàng Đồng thời, nghiên cứu đã phát hiện ra các biến: tỷ lệ vốn hóa, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đối với hiệu quả tài chính Nhưng, tài sản cố định và tỷ lệ nợ quá hạn lại có ảnh hưởng ngược chiều Từ kết quả của nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý về mặt chính sách nhằm giúp nâng cao hiệu quả tài chính của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam

3 Từ khóa: Cơ cấu vốn, hiệu quả tài chính, Ngân hàng Thương mại

Trang 6

ABSTRACT

1 Title: The impact of capital structure on the financial performance of Vietnamese

Joint Stock Commercial Banks

2 Abstract:

The decision on financial structure in Bank management is one of the most important decisions for executives, as Banks must determine how they will finance their operations This means that decisions related to the Bank's capital structure will affect the Bank's operational orientation, growth and policies Recognizing this problem, the thesis conducted research on the impact of capital structure on the financial performance of Vietnamese Joint Stock Commercial Banks, with data collected from 27 Joint Stock Commercial Banks Vietnam part in the period 2013 -

2022 with 270 observations, using panel data regression methods (Pooled OLS, REM, FEM, GLS)

The study uses two dependent variables: return on total assets (ROA) and return

on equity (ROE); Seven independent variables include: capitalization ratio (CAP), bank size (SIZE), fixed assets (TANG), loan balance (LOAN), overdue debt ratio (NPL), ownership cross (SHC) and inflation rate (INF)

The results of the study show that capital structure has a positive effect on bank financial performance At the same time, the study discovered that the variables: capitalization rate, bank size, outstanding loans and inflation rate have a positive influence on financial performance On the contrary, fixed assets and overdue debt ratio have opposite effects From the results of the study, the author makes a number

of policy recommendations to help improve the financial efficiency of Vietnamese Joint Stock Commercial Banks

3 Keywords: Capital structure, financial efficiency, Commercial Bank

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 5

1.7 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 7

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1.1 Lý thuyết về cơ cấu vốn của Ngân hàng Thương mại 7

2.1.1.1 Khái niệm 7

2.1.1.2 Các chỉ tiêu của cơ cấu vốn 9

2.1.2 Lý thuyết về hiệu quả tài chính của Ngân hàng Thương mại 10

2.1.2.1 Khái niệm 10

2.1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính 11

Trang 8

2.1.3 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính 13

2.1.3.1 Lý thuyết Modigliani Miller (M&M) 13

2.1.3.2 Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) 14

2.1.3.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory) 14

2.1.3.4 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Costs Theory) 15

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Ngân hàng 16

2.1.4.1 Nhân tố bên trong 17

2.1.4.2 Nhân tố bên ngoài 20

2.1.5 Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả tài chính 21

2.1.5.1 Cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả tài chính của ngân hàng 21

2.1.5.2 Cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả tài chính của ngân hàng 22

2.1.5.3 Cơ cấu vốn không có mối quan hệ đến hiệu quả tài chính của ngân hàng 23

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 23

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 23

2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 25

2.2.3 Khe hở nghiên cứu 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 29

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 30

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 31

3.2.1 Mô hình đề xuất 31

3.2.2 Các biến và phát triển giả thuyết 32

3.2.2.1 Biến phụ thuộc 32

3.2.2.2 Biến độc lập 33

3.2.2.3 Biến kiểm soát 33

3.2.3 Dữ liệu nghiên cứu 39

3.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

Trang 9

3.3.1 Thống kê mô tả 39

3.3.2 Phân tích ma trận tương quan và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 40

3.3.3 Ước lượng các mô hình hồi quy 40

3.3.3.1 Mô hình bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS) 40

3.3.3.2 Mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) 41

3.3.3.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) 42

3.3.3.4 Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) 42

3.3.4 Kiểm định và lựa chọn mô hình 43

3.3.4.1 Kiểm định hausman 43

3.3.4.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 43

3.3.4.3 Kiểm định tự tương quan 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 45

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

4.1.1 Thống kê mô tả 46

4.1.2 Phân tích ma trận tự tương quan 48

4.1.3 Kết quả hồi quy 50

4.1.3.1 Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM 50

4.1.3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình 52

4.1.3.3 Kiểm định các khuyết tật của mô hình 53

4.1.3.4 Khắc phục các khuyết tật của mô hình 54

4.2 THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

4.2.1 Tỷ lệ vốn hóa (CAP) 56

4.2.2 Quy mô ngân hàng (SIZE) 57

4.2.3 Tài sản cố định (TANG) 58

4.2.4 Dư nợ cho vay (LOAN) 59

4.2.5 Tỷ lệ nợ quá hạn (NPL) 59

4.2.6 Sở hữu chéo (SHC) 60

4.2.7 Tỷ lệ lạm phát (INF) 60

Trang 10

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

5.1 KẾT LUẬN 64

5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 65

5.2.1 Đối với cơ cấu vốn 65

5.2.2 Đối với các biến kiểm soát 65

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 67

5.3.1 Hạn chế của đề tài 67

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIỆT

8 Mô hình bình phương bé nhất

hai giai đoạn Two-Stage Least Squares 2SLS

9 Mô hình bình phương tối thiểu

dạng gộp

Pooled Ordinary Least

10 Mô hình bình phương tối thiểu

11 Mô hình hồi quy tác động cố

12 Mô hình hồi quy tác động ngẫu

13 Mô hình hồi quy tuyến tính bội Multiple Linear

14 Ngân hàng Thương mại Cổ phần

15 Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Trang 12

16 Ngân hàng Thương mại Cổ phần

17 Ngân hàng Thương mại Cổ phần

24 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu Earnings Per Share EPS

26 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin NIM

27 Tỷ lệ vốn hóa thị trường trên giá

28 Tỷ lệ vốn hóa Capital to Total Asset

29 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Return on Asset ROA

30 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở

Trang 13

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1 So sánh cơ cấu vốn của ngân hàng và doanh nghiệp phi tài chính 8

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan 26

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến và kỳ vọng chiều hướng ảnh hưởng 37

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến 46

Bảng 4.2 Bảng phân tích tự tương quan của các biến độc lập trong mô hình 48

Bảng 4.3 Hệ số phóng đại phương sai VIF 49

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình ROA theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM 50

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình ROE theo phương pháp Pooled OLS, FEM và REM 51

Bảng 4.6 Kiểm định phương sai sai số thay đổi cho mô hình Pooled OLS 52

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Hausman 53

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan 54

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 54

Bảng 4.10 Kết quả hồi quy theo GLS 55

Bảng 4.11 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 62

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 30

Trang 14

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ giới thiệu những đặc điểm chung của bài nghiên cứu Trong đó, tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài, từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ngoài ra, chương này còn trình bày tổng quan

về phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và cuối chương sẽ trình bày bố cục tổng thể của bài nghiên cứu

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, ngân hàng Thương mại (NHTM) đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước Một đất nước có hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ giúp nền kinh tế của đất nước đó phát triển bền vững và có thể gia tăng sức chống chọi trước những biến cố của nền kinh tế toàn cầu Ngược lại, nếu chỉ một ngân hàng trong hệ thống hoạt động kém hiệu quả dẫn đến nguy cơ phá sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế Vì vậy, có thể nói ngân hàng được xem như huyết mạch của nền kinh tế hiện đại Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh những điều này tại buổi gặp gỡ lãnh đạo các NHTM, nhân kỷ niệm 77 năm ngày bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh được gửi cho giới công thương và kỷ niệm 18 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (Thời báo ngân hàng 2022)

Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt nền kinh tế Việt Nam mở cửa chào đón các ngân hàng Nước ngoài đến với Việt Nam (Tổ chức thương mại thế giới, 2006) Vì thế, ngành ngân hàng hiện nay đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt không chỉ đến từ các NHTM trong nước mà còn đến từ các NHTM nước ngoài Chính vì lẽ đó mà vấn đề được đặt ra ngay lúc này đối với các NHTM là phải làm sao để tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả tài chính (HQTC) của ngân hàng, đồng thời giúp cho ngành ngân hàng của Việt Nam có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh

tế hội nhập như hiện nay Cũng chính vì lý do này mà có rất nhiều nhà nghiên cứu và các nhà quản trị quan tâm, tìm hiểu các nhân tố có ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng

Trang 15

Hiện nay, có rất nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng, trong đó

có thể kể đến các nhân tố bên trong như: cơ cấu vốn, quy mô, rủi ro tín dụng,… và các nhân tố bên ngoài như: tăng trưởng GDP, mức độ tập trung thị trường, lạm phát,… (Athanasoglou, Brissimis và Delis, 2008) Trong những nhân tố trên, cơ cấu vốn luôn

là một trong những quyết định tài chính quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến HQTC của ngân hàng Nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đối với HQTC của các ngân hàng sẽ giúp các nhà quản trị có thể dự đoán và giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến quyết định tài chính của họ và đồng thời cũng giúp tối đa hóa tài sản của các cổ đông và nâng cao HQTC của ngân hàng

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của ngân hàng vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau Trong khi Saeed, Gull và Rasheed (2013) hay Birru (2016) cho rằng cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC của ngân hàng thì Berger và Patti (2006); Goyal (2013) hay Siddik, Kabiraj và Joghee (2017) lại cho rằng cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến HQTC của ngân hàng Bên cạnh đó còn có quan điểm cho rằng giữa cơ cấu vốn và HQTC của ngân hàng không tồn tại mối quan hệ với nhau, điển hình như quan điểm của Liu (2013) Tại Việt Nam, Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Hữu Mạnh và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2022) cho rằng cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC của ngân hàng, trong khi

đó Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) lại tìm thấy cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến HQTC của ngân hàng Tuy các nghiên cứu trên cùng một đối tượng nhưng lại có nhiều quan điểm trái chiều nhau, đòi hỏi có thêm nghiên cứu về vấn đề này nhằm góp phần kiểm định kết quả về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của ngân hàng

Xuất phát từ những lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của cơ

cấu vốn đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình Từ đó, đề ra các kiến

nghị thiết thực về cơ cấu vốn nhằm giúp các Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Việt Nam có thể nâng cao HQTC trong thời gian tới

Trang 16

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả đề ra một số hàm ý chính sách giúp nâng cao hiệu quả tài chính của các NHTMCP Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, mô hình nào được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam?

Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

Cuối cùng, các hàm ý chính sách nào giúp nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam?

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

* Phạm vi không gian

Nghiên cứu sử dụng số liệu tại 27 NHTMCP Việt Nam (xem chi tiết tại phụ lục 1) Do một số ngân hàng không công bố đủ số liệu trong khoảng thời gian nghiên cứu nên kết quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở 27 trên 31 NHTMCP Tuy nhiên, quy mô tổng tài sản của 27 ngân hàng này chiếm hơn 90% quy mô các NHTMCP Việt Nam (xem

Trang 17

chi tiết tại phụ lục 3) Với tỷ lệ lớn như vậy, 27 NHTMCP mà tác giả đã chọn có thể đại diện là mẫu đại diện cho toàn bộ các NHTMCP Việt Nam

* Phạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2022 Tác giả lựa chọn năm bắt đầu

là năm 2013 vì đây là thời điểm Ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫn về cơ cấu vốn cho các NHTM (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013), hướng dẫn này có thể

đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu vốn của các NHTMCP Việt Nam và ảnh hưởng đến HQTC của các ngân hàng này Việc lựa chọn mốc thời gian đến năm 2022 nhằm giúp cho nghiên cứu có thể bám sát được những thông tin mới nhất về cơ cấu vốn và HQTC của các NHTMCP Việt Nam, từ đó cũng giúp nghiên cứu mang tính ứng dụng và có ý nghĩa thực tiễn hơn Trong thời gian 10 năm từ năm 2013-2022 cũng đảm bảo rằng tác giả có thể thu thập đầy đủ dữ liệu về hoạt động tài chính của các NHTMCP Việt Nam, từ đó sẽ giúp tăng tính chính xác và mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:

Nhằm để trả lời câu hỏi thứ nhất là tìm ra mô hình phù hợp Nghiên cứu sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và khảo lược các nghiên cứu

có liên quan trước đây

Để trả lời câu hỏi thứ hai, nhằm đánh giá được mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng các phương pháp như: thống

kê mô tả, mô hình bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS), mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) Đồng thời kết hợp với các phép kiểm định như: kiểm định Hausman, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan Các phương pháp kinh tế lượng được thực hiện bằng phần mềm STATA 17.0

Trang 18

Nhằm để trả lời câu hỏi thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm thảo luận các kết quả nghiên cứu định lượng Từ đó, đề xuất những kiến nghị về mặt chính sách nhằm góp phần nâng cao HQTC của các NHTMCP Việt Nam

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của các NHTMCP Việt Nam nhưng lại có nhiều quan điểm trái chiều với nhau Bài luận này sẽ đóng góp một bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần là minh chứng giúp các nhà quản trị tài chính thấy được tầm ảnh hưởng của cơ cấu vốn đối với HQTC của các ngân hàng Từ đó có thể góp phần giúp các NHTMCP, các cơ quan quản lý trong việc hoạch định chiến lược và kiểm soát cơ cấu vốn, góp phần đưa hệ thống NHTM Việt Nam vững mạnh và ổn định

1.7 BỐ CỤC NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu có bố cục gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã trình bày lý do chọn đề tài ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC tại các NHTMCP Việt Nam Đồng thời, đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, ba mục tiêu cụ thể và ba câu hỏi nghiên cứu tương ứng để đạt được mục tiêu nghiên cứu Ngoài ra, tác giả cũng trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu là 27 NHTMCP Việt Nam trong 10 năm từ 2013 đến 2022 Tiếp theo là đóng góp của đề tài và cuối cùng là trình bày kết cấu của khóa luận gồm 5 chương

Để trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu trên, chương tiếp theo tác giả sẽ đưa ra khung lý thuyết của bài nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả cũng lược khảo và tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến bài nghiên cứu

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU

có ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng Ngoài ra, chương còn giới thiệu các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của ngân hàng

cổ phần thường và vốn cổ phần ưu đãi dùng để tài trợ cho hoạt động của DN

Ở Việt Nam, Nguyễn Minh Kiều (2006) cho rằng cơ cấu vốn là mối quan hệ giữa

nợ và tổng nguồn vốn được sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN Bên cạnh đó, theo Nguyễn Đình Luận (2016), cơ cấu vốn của DN là một mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ trong tổng vốn và VCSH của công ty

Việc tìm hiểu các khái niệm về cơ cấu vốn DN đã cung cấp nền tảng vững chắc khi phân tích cơ cấu vốn của ngân hàng Tuy nhiên cơ cấu vốn của ngân hàng và DN phi tài chính có những điểm khác biệt như sau:

Trang 21

Bảng 2.1 So sánh cơ cấu vốn của ngân hàng và doanh nghiệp phi tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÂN

HÀNG Mẫu số B02-Tổ chức tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH Mẫu số B01-Doanh nghiệp

III Tiền gửi của khách hàng

IV Các công cụ tài chính phái sinh và các

khoản nợ tài chính khác

V Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay tổ

chức tài chính chịu rủi ro

VI Phát hành giấy tờ có giá

I Vốn chủ sở hữu

II Nguồn kinh phí và quỹ khác

Nguồn: Mẫu số B01/DN, ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính và mẫu số B02/TCTD, ban hành theo Thông tư số

22/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 của NHNN)

Trong lĩnh vực ngân hàng, Rose (2002) cho rằng từ góc độ quản lý ngân hàng, nợ

và VCSH của ngân hàng đại diện cho vốn tích lũy, nó là nguồn cung cấp khả năng chi tiêu cần thiết của ngân hàng Mặt khác, tài sản của ngân hàng được hình thành dựa trên việc sử dụng vốn tích lũy, tạo ra thu nhập cho các cổ đông, trả lãi tiền gửi và trả lương cho nhân viên của ngân hàng

“Dưới góc độ các nhà kinh tế, ngân hàng thường được đánh giá là có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn các DN hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính, vì chức năng chính của ngân hàng là dự trữ vốn dư thừa và luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn Không giống như các DN phi tài chính khác, ngân hàng là DN hoạt động kinh

Trang 22

doanh trong lĩnh vực tiền tệ Vì vậy, trong cơ cấu vốn thì phần nợ phát sinh chủ yếu thông qua việc huy động tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức Vì vậy, ngân hàng là tổ chức được quản lý khá nghiêm ngặt trong nền kinh tế” (Ingves, 2014)

Hiện nay, có thể thấy chưa có định nghĩa chuẩn nào về cơ cấu vốn, có khá nhiều các định nghĩa được đưa ra từ các nghiên cứu của tác giả Việt Nam lẫn nước ngoài Tuy nhiên quan niệm về cơ cấu vốn của các tác giả không có sự khác biệt quá lớn về bản chất Vì vậy, để thống nhất về khái niệm trong bài nghiên cứu, cơ cấu vốn của các NHTM có thể khái quát là “Tỷ lệ VCSH trong TTS mà ngân hàng sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình”

2.1.1.2 Các chỉ tiêu của cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn là một khái niệm khá trừu tượng Do đó, khi nghiên cứu lĩnh vực này, các nhà phân tích đã xác định nó bằng nhiều cách đo khác nhau trong các nghiên cứu của mình, cụ thể có các chỉ tiêu sau:

(3) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên VCSH = Tổng nợ

Nguồn VCSH

Trang 23

Hệ số này còn được gọi là đòn bẩy tài chính, được sử dụng để đo lường mức độ rủi ro của ngân hàng “Tỷ lệ này phản ánh một đồng VCSH phải gánh bao nhiêu đồng

nợ, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 có nghĩa là cơ cấu vốn nghiêng về nợ Chỉ tiêu này càng thấp cho thấy ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.” (Halov, Heider và John, 2009)

Trong nghiên cứu này, để tránh sự tương quan với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính nên tác giả sẽ chỉ lựa chọn hệ số VCSH để làm đại diện cho cơ cấu vốn để đưa vào bài nghiên cứu

2.1.2 Lý thuyết về hiệu quả tài chính của Ngân hàng Thương mại

2.1.2.1 Khái niệm

HQTC là một khái niệm thường được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu kinh tế

xã hội và kinh doanh cũng như quản lý tài chính cá nhân Khái niệm hiệu quả được Coelli và ctg (2005) định nghĩa là khả năng hoạt động của một DN khi nó đạt được sản lượng tối đa từ một đơn vị nỗ lực nhất định Bên cạnh đó, Kablan (2010) cho rằng hiệu quả là khả năng đạt được kết quả với việc sử dụng tối thiểu các nguồn lực Do

đó, trong hoạt động của các NHTM, hiệu quả có thể được hiểu là tỷ lệ giữa các yếu

tố đầu vào và các yếu tố đầu ra mà ngân hàng đã sử dụng để đạt được mức sinh lời mong muốn

Mặc dù có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về HQTC và xem xét nó như một biến phụ thuộc quan trọng Tuy nhiên, vẫn chưa có quan niệm thống nhất nào về định nghĩa HQTC (Richard và ctg, 2009)

Theo Metcalf và Titard (1976), HQTC đề cập đến hiệu quả hoạt động (HQHĐ) tài chính Theo nghĩa rộng hơn, HQTC đề cập đến mức độ đạt được các mục tiêu tài chính hoặc đóng vai trò là thước đo chung về tình hình tài chính tổng thể của một DN trong một khoảng thời gian nhất định và có thể được sử dụng để so sánh các DN trên thế giới có cùng một ngành hoặc để so sánh các ngành hoặc lĩnh vực tổng hợp (Nguyễn Đức Thành, 2012)

Verma (2021) cho rằng HQTC sẽ cho thấy các mục tiêu tài chính của DN đã và đang được đáp ứng, đây là quá trình đo lường sức khỏe tài chính của một DN bằng

Trang 24

tiền tệ trong một khoảng thời gian và có thể được sử dụng để so sánh giữa các lĩnh vực khác nhau

Nhưng Fatihudin, Jusni và Mochklas (2018) lại cho rằng HQTC là tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, bao gồm việc huy động và sử dụng vốn, được đo lường bằng hàng loạt các chỉ tiêu về tính thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn, đòn bẩy, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán

Tại Việt Nam, Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng HQTC của một ngân hàng phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu và cho thấy mối tương quan giữa đầu vào và đầu ra để đạt được hiệu quả quy định cũng như khả năng giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng khác

Giáo sư kinh tế học và tài chính trường đại học Yale - Peter S Rose đưa ra nhận định rằng NHTM thực chất cũng là một nhóm các DN được tổ chức nhằm tối đa hóa lợi nhuận ở mức độ rủi ro chấp nhận được Lợi nhuận là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm nhất vì lợi nhuận cao giúp bảo toàn vốn và tăng khả năng mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng trong tương lai

Trong phạm vi nghiên cứu này, HQTC của một ngân hàng được xem là mức độ

mà ngân hàng đạt được trong việc tối ưu hóa các nguồn lực đầu vào nhằm đạt được mức tối đa về kết quả đầu ra, thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận

2.1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính

Đối tượng phân tích HQTC của NHTM là kết quả kinh doanh của NHTM đó và được thể hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế (Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi, 2006) Đối tượng phân tích có thể là kết quả kinh doanh trong từng lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn như lợi nhuận Việc phân tích HQTC của các NHTM được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, trong đó có một cách là lấy thông tin từ dữ liệu kế toán (Nguyễn Ngọc Quang, 2011) Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau để đo lường và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến HQTC của NHTM Lindblom và Von Koch (2002) khẳng định rằng ROA và ROE là thước

đo được sử dụng phổ biến trong nhiều nghiên cứu về HQTC của các NHTM Các

Trang 25

thước đo này được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như Gorton và Rosen (1995); Hamid (1995); Ang, Cole và Lawson (2000); Birru (2016) Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ đo lường HQTC của các NHTM bằng hai chỉ số tài chính

là tỷ suất sinh lời trên TTS (ROA) và tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE)

* Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của NHTM, hệ số này cho biết ngân hàng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trên mỗi đồng tài sản (Goyal, 2013) Chỉ số này có thể được đo lường bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho TTS bình quân (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)

ROA = Lợi nhuận sau thuế

TTSTheo Rose và Hudgins (2012), ROA càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao “Nếu ROA của một ngân hàng càng cao đều đó chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động càng hiệu quả và phân bổ cơ cấu tài sản trong việc điều động giữa các hạng mục tài sản là hợp lý Ngược lại, nếu ROA của ngân hàng thấp, điều đó có thể do kết quả của chính sách đầu tư hay cho vay của ngân hàng đó không năng động hoặc do chi phí hoạt động của ngân hàng quá cao.” (Goyal, 2013)

* Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE thể hiện hiệu quả sử dụng VCSH của NHTM, chỉ tiêu này cho biết một đồng VCSH đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế (Goyal, 2013) ROE có thể được

đo lường bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho VCSH bình quân (Nguyễn Ngọc Quang, 2011)

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Berk và DeMarzo (2014) cho rằng các nhà phân tích thường đánh giá lợi tức đầu

tư của ngân hàng bằng cách so sánh thu nhập của ngân hàng với khoản đầu tư bằng cách sử dụng ROE của ngân hàng “Chỉ số này càng cao thì càng hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư vì chứng tỏ được rằng ngân hàng đã sử dụng vốn của các chủ sở hữu một

Trang 26

cách có hiệu quả Nhưng nếu ROE tương đối thấp so với các ngân hàng khác, điều này sẽ làm giảm đi khả năng thu hút vốn mới cần thiết cho việc mở rộng và duy trì vị thế cạnh tranh của ngân hàng, từ đó hạn chế sự tăng trưởng của ngân hàng vì khi ấy ngân hàng không có cơ hội tích lũy để tăng vốn” (Goyal, 2013)

2.1.3 Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính

2.1.3.1 Lý thuyết Modigliani Miller (M&M)

Lý thuyết M&M là công trình của hai nhà nghiên cứu Franco Modigliani và Merton Miller Lý thuyết này không chỉ áp dụng cho các DN thông thường mà còn có thể áp dụng cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác Lý thuyết này cho rằng thị trường vốn là hoàn hảo, do đó không có chi phí giao dịch; lãi suất cho vay thì bằng với khoản vay; đồng thời thuế cũng được bỏ qua (Modigliani và Miller, 1958) Vì vậy, theo giả thuyết, DN cũng không có chi phí phá sản hoặc kiệt quệ tài chính Lý thuyết này được xem xét trong hai phiên bản:

Theo Modigliani và Miller (1958), nội dung lý thuyết có thể được trình bày như sau: Khi không có thuế, giá trị của một DN có nợ bằng giá trị của DN không có nợ Điều này có nghĩa là cho dù DN chọn bất kỳ phương thức tài trợ nào cũng không làm thay đổi giá trị hay HQTC của DN Nói cách khác, đối với các DN có cùng lợi nhuận

kỳ vọng, các giá trị tương tự ở mọi mức tỷ lệ đòn bẩy sẽ dẫn đến cùng một chi phí sử dụng vốn bình quân Tóm lại, theo quan điểm của Modigliani và Miller (1958), giá trị của các DN có sử dụng nợ và không có sử dụng nợ là như nhau trong một thị trường vốn hoàn hảo

Năm 1963, Modigliani và Miller tiến hành nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thuyết về thuế TNDN Họ đã đưa ra quan điểm rằng: Trong trường hợp có thuế TNDN, giá trị DN có vay nợ bằng giá trị DN không có vay nợ cộng với giá trị hiện tại của lá chắn thuế Theo M&M, nợ làm tăng giá trị DN do tác động của chi phí lãi vay, đây là chi phí hợp lý và cần được khấu trừ khi tính thuế DN, khoản này còn được gọi là “lá chắn thuế” Do đó, giá trị của DN có vay nợ bằng giá trị hiện tại của DN không có vay nợ cộng với lá chắn thuế Điều này có nghĩa là cơ cấu vốn có sử dụng vốn nợ với chi phí lãi vay được khấu trừ thuế sẽ làm tăng giá trị của DN và giá trị DN

Trang 27

đạt mức tối đa nếu sử dụng 100% vốn nợ Tuy nhiên việc quá lạm dụng đòn bẩy tài chính sẽ gây ảnh hưởng đến rủi ro chi trả và HQTC của DN bị giảm sút

Tuy lý thuyết vẫn còn nhiều hạn chế như giả định trong một thị trường hoàn hảo, đây là điều khó xảy ra trên thực tế Nhưng đây là lý thuyết đầu tiên nghiên cứu về cơ cấu vốn của DN và cũng là nền tảng để ra đời các lý thuyết khác sau này

2.1.3.2 Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory)

Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn đã được sáng tạo để giải thích sự mâu thuẫn giữa

lý thuyết và thực tế trong việc quản lý cơ cấu vốn của các DN, đặc biệt là sự không tận dụng tối đa của nợ như lý thuyết M&M đã đề xuất (Altman và Hotchkiss, 2010) Theo lý thuyết M&M, giá trị doanh nghiệp tăng theo cấp số nhân khi mức sử dụng

nợ gia tăng, nhưng thực tế lại cho thấy rằng các DN không sử dụng nợ tới mức tối đa

có sẵn (Masters và Thiel, 2014)

Năm 1973, Kraus và Litzenberger đã đưa ra một kết luận quan trọng, họ cho rằng các DN sử dụng đòn bẩy tài chính tối ưu phản ánh sự đánh đổi lợi ích của lá chắn thuế từ lãi vay và các chi phí phá sản Kết quả này đã được Myers và Majluf (1984) tiếp tục phát triển, với quan điểm rằng các DN theo lý thuyết đánh đổi sẽ xác định một tỷ lệ nợ mục tiêu dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích từ lá chắn thuế và chi phí phá sản Nghĩa là, các DN phải tự quyết định về đòn bẩy tài chính trên cơ sở cân bằng lợi ích thu được từ vốn vay và những rủi ro tài chính sao cho giá trị DN tăng lên và chi phí vốn giảm xuống

Tóm lại, lý thuyết đánh đổi giải thích rằng các DN không sử dụng nợ ở mức tối đa

do sự đánh đổi giữa lợi ích thuế và chi phí phá sản Sự cân bằng này giúp hình thành

cơ cấu vốn tối ưu cho mỗi DN và cơ cấu vốn tối ưu sẽ đạt được khi tại đó giá trị DN

là lớn nhất, tức chi phí vốn ở mức thấp nhất, từ đó tối đa hóa được lợi nhuận của DN

2.1.3.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking Order Theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng xuất hiện từ thông tin bất đối xứng như một lý thuyết thay thế cho lý thuyết đánh đổi (Myers và Majluf, 1984) Dựa trên giả định rằng các nhà quản lý có nhiều thông tin về cổ phiếu trong DN hơn các nhà đầu tư Do đó, lý thuyết trật tự phân hạng giả định rằng các DN thích tài trợ nội bộ hơn nợ và VCSH

Trang 28

vì họ tin rằng tài trợ nội bộ sẽ loại bỏ vấn đề bất cân xứng thông tin so với phát hành

nợ và VCSH (Penman, 2010) Sự ưa thích này dẫn đến thứ tự sau đây trong việc ra quyết định tài trợ: sử dụng nguồn tài trợ nội bộ, phát hành chứng khoán nợ và phát hành tài trợ vốn cổ phần

Lý thuyết trật tự phân hạng có thể giải thích tại sao các DN có khả năng sinh lời cao thường có xu hướng vay nợ thấp hơn, không phải vì họ có tỷ lệ nợ mục tiêu thấp

mà vì họ không cần nguồn tiền từ bên ngoài Các DN có khả năng sinh lời thấp thường phát hành nợ vì các nguồn vốn nội bộ của họ không đủ cho quá trình đầu tư vốn và tài trợ nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng của tài trợ từ bên ngoài Trong lý thuyết trật tự phân hạng, sự hấp dẫn của tấm chắn thuế từ vay nợ được coi là tác động đến các tỷ lệ nợ thay đổi khi có bất cân đối giữa dòng tiền nội bộ và các cơ hội đầu tư thực sự

Ngoài ra, nó còn giải thích được mối tương quan nghịch trong ngành giữa khả năng sinh lời với đòn bẩy tài chính và thường thì các DN đầu tư theo mức tăng trưởng ngành Do đó, tỷ lệ đầu tư sẽ tương tự trong cùng một ngành Với tỷ lệ chi trả cổ tức

cố định và không linh hoạt, các DN có lợi nhuận ít nhất có ít VCSH hơn và phải gánh nhiều nợ hơn

2.1.3.4 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Costs Theory)

Lý thuyết về cơ cấu vốn dựa trên chi phí đại diện lần đầu tiên được đề xuất trong một nghiên cứu của Fama và Miller (1972) Trong lý thuyết chi phí đại diện, chi phí phản ánh các chi phí phát sinh trong mối quan hệ giữa chủ sở hữu và các nhà quản lý

và hoặc giữa chủ nợ và chủ sở hữu

Khi xung đột nảy sinh giữa chủ sở hữu và người quản lý do sự tách biệt giữa quyền

sở hữu và quyền quản lý trong DN thì đây được gọi là chi phí đại diện chủ sở hữu Chính vì sự tách biệt này nên mục tiêu của người quản lý và chủ sở hữu không giống nhau, khi đó người quản lý tìm cách đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cá nhân hơn là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu Để giảm thiểu vấn đề này, tỷ lệ đòn bẩy cần được tăng lên (Pinegar và Wilbricht, 1989) Điều này sẽ buộc các người quản lý DN phải đầu tư vào các dự án có khả năng mang lại lợi ích cao cho chủ sở

Trang 29

hữu Nếu họ chọn đầu tư vào những dự án không hiệu quả và không thể trả lãi, các chủ nợ của công ty sẽ yêu cầu nộp đơn phá sản và rất có thể họ sẽ mất việc làm Đây

là bằng chứng về việc áp dụng lý thuyết chi phí đại diện, theo đó DN có thể bảo vệ lợi ích cổ đông tốt hơn vì nợ có thể được sử dụng để kiểm soát hành vi quản lý của người quản lý (Boodhoo, 2009) Do đó, nợ cao hơn dự kiến sẽ làm giảm chi phí đại diện, tăng hiệu quả quản lý DN và do đó cải thiện hiệu suất DN (Jensen, 1986) Mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và chủ nợ có thể dẫn đến phát sinh chi phí đại diện nợ

Sự mâu thuẫn này có thể được hiểu thông qua các khái niệm về đạo đức và rủi ro khi tham gia tài trợ DN Khi rủi ro phát sinh, các chủ sở hữu sẽ có động cơ thay đổi tài sản bằng việc lợi dụng các chủ nợ Chủ sở hữu có thể tăng rủi ro đầu tư để kiểm soát tài sản của họ trong DN Bằng cách sử dụng nợ, các DN có thể từ chối các dự án có giá trị hiện tại ròng dương và chuyển giá trị từ chủ sở hữu sang chủ nợ Các chủ nợ

có thể áp đặt lãi suất cao hơn và các điều khoản hạn chế trong các hợp đồng cho vay ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Chi phí giám sát chủ nợ thường được chuyển cho các chủ sở hữu dưới hình thức phí nợ cao hơn Trong khi đó, chủ nợ nhận được thu nhập cố định từ khoản đầu tư, bất kể DN có phát triển hay gặp khó khăn về tài chính hay không Nói tóm lại, các chủ nợ tăng chi phí đại diện của nợ để giải quyết rủi ro mà họ gặp phải Một nhà quản lý khôn ngoan trong tình huống này có thể xem xét giảm sự phụ thuộc vào nợ và sử dụng nhiều VCSH hơn để tài trợ cho các hoạt động dự án của mình (Gatsi và Akoto, 2010)

Với mục đích hài hòa lợi ích của các bên liên quan, việc tài trợ bằng nợ có thể được sử dụng để một mặt cân bằng xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người quản

lý và mặt khác để xoa dịu xung đột giữa chủ sở hữu và chủ nợ

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của Ngân hàng

Theo Sufian và Chong (2008), HQTC của ngân hàng bị tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài Các nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm các biến đặc trưng của ngành ngân hàng như: tài sản cố định, dư nợ cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn, sở hữu chéo,… Các yếu tố bên ngoài phản ánh sự tác động của môi trường dự kiến đến lợi nhuận của các ngân hàng, có thể kể đến là tỷ lệ lạm phát

Trang 30

2.1.4.1 Nhân tố bên trong

* Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng là yếu tố được hầu hết các nhà nghiên cứu đưa vào mô hình để giải thích ảnh hưởng đến HQTC của ngân hàng Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về ảnh hưởng của quy mô đến HQTC của ngân hàng

Rao và Lakew (2012) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và lợi nhuận của ngân hàng, họ cho rằng các ngân hàng lớn của Nigeria có lợi nhuận cao hơn các ngân hàng nhỏ do tính kinh tế theo quy mô và các ngân hàng nhỏ thường không thể đương đầu với tỷ lệ nợ cao do thu nhập của các ngân hàng này thường không ổn định Mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và HQTC còn được tìm thấy trong các nghiên cứu khác như: Saeed, Gull và Rasheed (2013); Siddik, Kabiraj và Joghee (2017) hay Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Hữu Mạnh và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2022)

Nhưng đối với nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008), kết quả lại cho rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa quy mô và lợi nhuận của ngân hàng Mối quan hệ này được giải thích như sau: Thứ nhất, khi một ngân hàng tăng kích thước của mình, các chi phí hoạt động cũng tăng lên, từ đó làm giảm lợi nhuận tổng thể của ngân hàng; Thứ hai, với quy mô lớn, việc quản lý rủi ro trở nên phức tạp hơn, dẫn đến việc mất kiểm soát và gia tăng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận

* Tài sản cố định

Trong nghiên cứu của Rodríguez và Nickel (2002), với bộ dữ liệu là 138 ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1994-1997, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ tài sản cố định và lợi nhuận của ngân hàng Khi tài sản cố định gia tăng, đồng thời cũng tăng khả năng cung cấp dịch vụ của ngân hàng, từ đó lợi nhuận cũng gia tăng

Tuy nhiên trong một nghiên cứu trước đó của Berger và Mester (1997), nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu từ hơn 200 NHTM ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1984-1991 để đánh giá tác động của tỷ lệ tài sản cố định đến HQHĐ của ngân hàng Kết quả cho thấy tỷ lệ tài sản cố định ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng Khi tỷ lệ

Trang 31

tài sản cố định cao, đòi hỏi các ngân hàng phải quản lý và duy trì tài sản hiệu quả để đưa ra các quyết định đầu tư và tái đầu tư thành công Nếu quản lý không đúng cách, tài sản cố định có thể trở nên kém hiệu quả và có tác động tiêu cực đến lợi nhuận Mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tài sản cố định và lợi nhuận của ngân hàng còn được tìm thấy trong các nghiên cứu khác như: nghiên cứu của Birru (2016); Akinyomi

và Olagunju (2013) hay Sorana (2015) Tại Việt Nam, Nguyễn Anh Tuấn (2018) cũng cho rằng, khi sử dụng tài sản cố định không hiệu quả có thể gây ra các vấn đề như sự suy thoái tài sản, giảm lợi nhuận, tăng rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng của khách hàng và cổ đông

* Dư nợ cho vay

Cho vay là một trong ba nghiệp vụ chính mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng (Rose và Hudgins, 2012) Nền kinh tế không ngừng phát triển và hội nhập sâu rộng, cùng với các chính sách đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước khiến doanh số cho vay của các NHTM tăng nhanh và loại hình cho vay cũng

đa dạng hơn (Thanh Xuân, 2023) Cho vay được hiểu là một hình thức cấp tín dụng, trong đó tổ chức tín dụng chuyển hoặc cam kết chuyển một khoản tiền cho khách hàng trong một thời hạn nhất định để sử dụng vào mục đích cụ thể theo nguyên tắc

có hoàn trả cả gốc và lãi (Nguyễn Đình Hùng, 2019)

Curak, Poposki và Pepur (2012) hay Dietrich và Wanzenried (2014) cho rằng quy

mô dư nợ càng lớn thì biên lãi ròng càng cao và điều này có tác động tích cực đến các chỉ số lợi nhuận Ngược lại, Aper và Anbar (2011) lại cho rằng nếu ngân hàng chỉ tập trung giải ngân lượng vốn vay lớn mà không kiểm soát được rủi ro sẽ dẫn đến các khoản vay khó hoặc không có khả năng trả nợ, gây ra vấn đề nghiêm trọng dẫn đến thua lỗ rất lớn và làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng, việc tăng cường và đẩy mạnh cho vay phải đi đôi với chất lượng tín dụng để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tín dụng của một ngân hàng Theo Lê Văn Lưu (2017), tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh tỷ lệ của các khoản

Trang 32

nợ mà khách hàng không trả đúng hạn so với tổng dư nợ mà ngân hàng đã cấp cho vay Hiện nay, hầu hết thu nhập của ngân hàng phát sinh từ hoạt động cho vay, đồng thời nguồn vốn của ngân hàng cũng chủ yếu từ nguồn vốn huy động phải trả phí (Nguyễn Đình Hùng, 2019) Do vậy, khi khoản vay không thu hồi được sẽ dẫn đến một bộ phận tài sản của ngân hàng bị đóng băng làm giảm thu nhập, nhưng vẫn phải trả chi phí huy động vốn Kết quả là làm lợi nhuận của ngân hàng giảm

Trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) đã khẳng định tình trạng nợ quá hạn có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng Cụ thể, khi tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao thường đi kèm với khả năng thu hồi nợ kém, từ đó gây áp lực tài chính và ảnh hưởng đến khả năng vay vốn tiếp theo của ngân hàng Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải dành thêm nguồn lực và thời gian để đối phó với nợ quá hạn, gây tăng chi phí định giá rủi ro và giảm lợi nhuận ròng của ngân hàng Cũng quan điểm với Nguyễn Việt Hùng (2008) hay Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) cũng cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng

* Sở hữu chéo

Trong những năm vừa qua, cùng với sự đổi mới về thể chế và sự phát triển mạnh

mẽ của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự gia tăng trong hoạt động liên doanh liên kết giữa các NHTMCP “Sở hữu chéo giữa các NHTMCP có mặt tích cực là khi ngân hàng nhỏ gặp vấn đề thì sẽ nhận được những hỗ trợ từ phía các ngân hàng lớn về vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như về nhân sự điều hành Ngoài ra, sở hữu chéo còn giúp các ngân hàng nhỏ mở rộng được quy mô, nâng cao năng lực về công nghệ và thúc đẩy việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả” (Nguyễn Đức Trung và Phạm Mạnh Hùng, 2013) Caprio, Laeven và Levine (2007) đã nghiên cứu trên 3.000 ngân hàng toàn cầu để chỉ ra rằng sở hữu chéo giữa các NHTMCP có thể tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, bởi vì một ngân hàng có thể hỗ trợ một ngân hàng khác trong trường hợp rủi ro xảy ra Đồng thời có thể tăng cường việc chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng

từ đó cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về thị trường và khách hàng, giúp các ngân hàng ra quyết định tốt hơn và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Trang 33

Bên cạnh những lợi ích mang lại thì sở hữu chéo cũng là nguyên nhân của một số ảnh hưởng tiêu cực Nghiên cứu của Laeven và Claessens (2003) thực hiện trên bộ

dữ liệu thu thập từ các ngân hàng của hơn 50 quốc gia trên thế giới cho thấy sở hữu chéo giữa các NHTM có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng Nếu NHTM nhỏ gặp khó khăn hoặc có rủi ro tài chính, sự phụ thuộc này có thể lan tỏa và gây rủi ro cho NHTM lớn, từ đó NHTM có thể mất thêm tài nguyên cho việc quản lý các rủi ro, gây giảm thiểu lợi nhuận Mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và HQTC còn được tìm thấy trong các nghiên cứu khác như: Demirguc và Huizinga (2004) hay Al-Muharrami và Matthews (2017)

2.1.4.2 Nhân tố bên ngoài

Lạm phát là một trong những chỉ số dự báo sự ổn định của một nền kinh tế Tác động của lạm phát đến hệ thống ngân hàng rất đa dạng, có thể vừa tác động tích cực lẫn tác động tiêu cực tùy theo việc lạm phát có được dự đoán trước hay không (Perry, 1992)

Nghiên cứu của Pervan, Pelivan và Arnerić (2015) về tính bền vững của lợi nhuận

và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng ở Croatia cho rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến HQTC của ngân hàng Lạm phát dẫn đến mất ổn định giá trị thực của đồng tiền Sức mua của tiền giảm trong thời kỳ lạm phát vì mỗi đơn vị tiền mua được ít hàng hóa hơn, đồng thời mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, tạo ra vấn đề về dòng tiền dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Kabiraj và Joghee (2017) lại cho rằng tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận Việc dự báo trước chỉ số lạm phát của nền kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng điều chỉnh lãi suất phù hợp, giúp tăng chênh lệch giữa chi phí lãi vay và thu nhập từ lãi Từ đó, có thể thúc đẩy ngân hàng tập trung vào các tài sản hoặc khoản vay có lãi suất cao hơn, dẫn đến lợi nhuận cũng như HQTC của ngân hàng cũng tăng lên Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước của Bourke (1989); Molyneux và Thornton (1992) hay Trujillo - Ponce (2013)

Trang 34

2.1.5 Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả tài chính

Các lý thuyết về sự ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của ngân hàng đã gây tranh cãi giữa nhiều nhà nghiên cứu và nhà kinh tế học trên thế giới, từ đó cũng mở đường cho một số nghiên cứu tiếp theo Kết luận của các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC có thể được tóm tắt theo ba hướng: ảnh hưởng cùng chiều, ảnh hưởng ngược chiều và không có mối quan hệ

2.1.5.1 Cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả tài chính của ngân hàng

“Hướng giải thích đầu tiên dựa trên giả thuyết chi phí phá sản kỳ vọng Theo giả thuyết này, khi tỷ lệ nợ vay của ngân hàng tăng lên và vượt quá mức tối ưu thì có thể tạo ra sự gia tăng trong chi phí phá sản kỳ vọng, do các yếu tố bên ngoài gây ra Kết quả là để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực này, ngân hàng có thể tăng tỷ lệ VCSH/TTS, điều này không chỉ giảm chi phí phá sản mà còn tạo điều kiện cho tăng cường HQTC của ngân hàng.” (Brealey, Myers và Allen, 2020)

Hướng giải thích thứ hai dựa trên giả thuyết tín hiệu Loại bỏ giả định về thông tin cân xứng trong lý thuyết Modigliani-Miller, ta có thể giả định rằng các nhà quản lý của ngân hàng có thông tin đặc biệt về tình hình tài chính và triển vọng của họ trong tương lai (Hillier và ctg, 2019) Họ có thể truyền đạt thông tin này thông qua các quyết định về cơ cấu vốn (Myers và Majluf, 1984) Kết quả, trong các ngân hàng có

kỳ vọng hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai, có sự tăng tỷ lệ VCSH cao hơn Thông tin nội bộ này thường phản ánh sự kỳ vọng của các nhà quản lý về doanh thu, chi phí hoặc rủi ro trong tương lai và thông qua đó, làm tăng sự hiệu quả của hoạt động ngân hàng (Fabozzi, Modigliani và Jones 2010)

Bằng chứng là có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều đến HQTC như nghiên cứu của: Saeed, Gull và Rasheed (2013); Birru (2016) hay Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Hữu Mạnh và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2022)

Trang 35

2.1.5.2 Cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả tài chính của ngân hàng

Bên cạnh những nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng cùng chiều giữa cơ cấu vốn và HQTC vẫn còn nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng ngược chiều của cơ cấu vốn đến HQTC của ngân hàng

Awunyo - Vitor và Badu (2012) đã đưa ra kết luận rằng việc sử dụng nợ với mức

độ cao đã dẫn đến tăng chi phí từ lãi và giảm thu nhập từ lợi nhuận của các ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến HQTC của họ Hơn nữa, khi mức độ tăng trưởng và tỷ lệ đòn bẩy tài chính vượt quá mức kiểm soát do việc sử dụng nợ quá mức, các ngân hàng có xu hướng chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các chi phí phá sản bao gồm sụt giảm doanh thu và lợi thế thương mại, cũng như khó khăn trong việc huy động vốn bổ sung

Berger và Patti (2003) cũng đã đề xuất rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa

cơ cấu vốn và HQTC Bằng cách tăng cường đòn bẩy tài chính để giảm chi phí đại diện của VCSH bên ngoài và thúc đẩy HQTC, nghiên cứu đã đưa vào kiểm nghiệm giả thuyết chi phí đại diện Khi một ngân hàng đối mặt với nguy cơ phá sản, sự mất

uy tín trên thị trường và sự thiếu niềm tin từ phía khách hàng có thể khiến việc tìm kiếm lượng khách hàng mới và huy động nguồn vốn trở nên khó khăn

Trên thực tế, có nhiều quan điểm, lý thuyết và nghiên cứu trên toàn cầu và Việt Nam đã chỉ ra ảnh hưởng ngược chiều của cơ cấu vốn đối với HQTC của các ngân hàng như: Goyal (2013); Siddik, Kabiraj và Joghee (2017); Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) hay Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) Nói chung, việc sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả có thể tạo ra lợi ích nhưng

sử dụng không hiệu quả có thể gây ra mặt trái của tỷ lệ đòn bẩy, làm giảm tỷ suất sinh lời trên VCSH, sụt giảm lợi nhuận hoặc vị thế của ngân hàng và có nguy cơ dẫn đến phá sản Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý cơ cấu vốn một cách có hiệu quả để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Trang 36

2.1.5.3 Cơ cấu vốn không có mối quan hệ đến hiệu quả tài chính của ngân hàng

Bên cạnh ảnh hưởng cùng chiều và ngược chiều của cơ cấu vốn đến HQTC của ngân hàng Nghiên cứu thực nghiệm từ Liu (2013) khẳng định rằng không có mối tương quan đáng kể giữa cơ cấu vốn và HQTC của ngân hàng

Để giải thích cho sự gia tăng tỷ lệ VCSH/TTS không có mối quan hệ với HQTC của ngân hàng, ta có thể dựa trên lý thuyết chi phí đại diện Jensen và Meckling (1976)

đã chỉ ra rằng “Hiệu quả của đòn bẩy trên tổng chi phí đại diện dự kiến sẽ không có mối quan hệ Với đòn bẩy thấp (tỷ lệ VCSH cao), việc tăng nợ sẽ thúc đẩy các nhà quản lý giảm chi phí đại diện của nợ và tăng lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, tại một thời điểm nào đó sự phá sản và nỗi đau tài chính rất dễ dàng xảy ra Chi phí VCSH có thể bị chi phối bởi chi phí phá sản và chi phí đại diện, làm tăng tổng chi phí đại diện Do đó, việc tăng đòn bẩy (tỷ lệ VCSH thấp hơn) dẫn đến lợi nhuận thấp hơn, khiến việc thay đổi cơ cấu vốn không ảnh hưởng quá nhiều đến HQTC của các ngân hàng.”

2.2 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Berger và Patti (2006) đã dùng 7.320 ngân hàng Mỹ từ năm 1990-1995 làm mẫu quan sát cho nghiên cứu về tác động của cơ cấu vốn lên HQHĐ của ngân hàng, có tính đến tác động ngược chiều của HQHĐ đến cơ cấu vốn Nghiên cứu này áp dụng

mô hình OLS và mô hình bình phương bé nhất hai giai đoạn (2SLS) để đưa ra kết quả cho thấy tác động ngược chiều (-) giữa cơ cấu vốn và HQHĐ, cụ thể khi tỷ lệ nợ trên VCSH giảm 1% thì ROE sẽ tăng lên 6%

Awunyo - Vitor và Badu (2012) sử dụng bộ dữ liệu gồm 6 NHTM trong giai đoạn

từ năm 2000-2010 để nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và HQHĐ của các ngân hàng niêm yết ở Ghana Với các biến phụ thuộc gồm: tỷ lệ vốn hóa thị trường trên giá trị sổ sách (Tobin’s Q), ROA, ROE; kết hợp với các biến độc lập gồm: tổng nợ/tổng VCSH, nợ ngắn hạn, tuổi của ngân hàng, quy mô hội đồng quản trị, tỷ lệ vốn hóa, quy mô ngân hàng Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu

Trang 37

cho thấy có mối quan tương quan ngược chiều (-) của tổng nợ/tổng VCSH lên ROE, ROA và Tobin’s Q

Nghiên cứu của Saeed, Gull và Rasheed (2013) đã đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQHĐ của 25 ngân hàng tại Pakistan trong giai đoạn từ năm 2007-2011 bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội (MLR) Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu là ROE, ROA và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Với các biến độc lập gồm: tổng nợ/VCSH, nợ dài hạn/VCSH, nợ ngắn hạn/VCSH và các biến kiểm soát gồm: quy mô ngân hàng và tăng trưởng tài sản Kết quả nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều (+) giữa các yếu tố quyết định cơ cấu vốn và hiệu HQHĐ của ngành ngân hàng

Đồng thời tác giả Goyal (2013) cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn lên HQTC của 19 ngân hàng niêm yết tại Ấn Độ giai đoạn từ năm 2008 - 2012 bằng phương pháp hồi quy OLS Tác giả sử dụng ba biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả

là ROA, ROE và EPS; ba biến độc lập đại diện cho cơ cấu vốn của ngân hàng đó là: tổng nợ/VCSH, nợ dài hạn/VCSH, nợ ngắn hạn/VCSH; cuối cùng là 2 biến kiểm soát

là quy mô ngân hàng và tăng trưởng tài sản Kết quả cho thấy, có mối quan hệ ngược chiều (-) giữa tổng nợ/VCSH và lợi nhuận của các ngân hàng

Nghiên cứu của Liu (2013) đã tìm hiểu các yếu tố quyết định lợi nhuận của ngành ngân hàng Mỹ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính từ năm 2007-2012 với 8.677 ngân hàng Hoa Kỳ bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội (MLR) Biến phụ thuộc được

sử dụng là ROA và các biến độc lập như: tỷ lệ VCSH/TTS, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, tiền gửi khách hàng, tốc độ tăng trưởng, … Kết quả cho thấy, không tồn tại mối quan hệ (/) giữa tỷ lệ VCSH/TTS và tỷ suất sinh lời của ngân hàng

Siddik, Kabiraj và Joghee (2017) đã sử dụng mẫu quan sát là 22 ngân hàng Bangladesh trong giai đoạn từ năm 2005-2014 để nghiên cứu “Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQHĐ của các ngân hàng đối với nền kinh tế đang phát triển: Bằng chứng

từ Bangladesh” Biến phụ thuộc đại diện cho HQHĐ là ROA, ROE và EPS Ngoài các biến độc lập đại diện cho cơ cấu vốn của ngân hàng như: tỷ số nợ/TTS, tỷ số nợ dài hạn/TTS, tỷ số nợ ngắn hạn/TTS; tác giả còn lựa chọn các biến đại diện cho biến

Trang 38

kiểm soát gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế Bằng phương pháp hồi quy OLS, nghiên cứu chỉ ra rằng cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều (-) đến hiệu quả của các ngân hàng

Mathewos Woldemariam Birru (2016) đã điều tra ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến HQTC của 8 NHTM ở Ethiopia trong khoảng thời gian 5 năm qua từ 2011-2015 Nghiên cứu sử dụng hai thước đo HQTC là ROA và ROE và năm thước đo cơ cấu vốn bao gồm tỷ lệ nợ, tỷ lệ nợ/VCSH, khoản vay trên tiền gửi, quy mô ngân hàng và tài sản cố định Bằng phương pháp OLS, REM, FEM đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ/VCSH

có mối liên hệ ngược chiều (-) với các biến đại diện HQTC

2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam với 39 NHTM tại Việt Nam từ năm 2005-2012 Trong bài nghiên cứu này, các tác giả lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của ngân hàng gồm có: tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ tiền gửi so với tiền cho vay, tỷ lệ VCSH/TTS, thị phần ngân hàng, dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ quá hạn Đồng thời tác giả còn sử dụng thêm một biến giả về loại hình ngân hàng Với mô hình hồi quy Tobit cho thấy cơ cấu vốn (tỷ lệ VCSH/TTS) có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến ROA và ảnh hưởng ngược chiều (-) đến ROE

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) đã sử dụng số liệu thu thập từ báo cáo tài chính (BCTC) của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013 để nghiên cứu

về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Với biến phụ thuộc là ROA, ROE và biến độc lập gồm: tỷ lệ VCSH/TTS, chất lượng tài sản, cấu trúc tài trợ, quy mô, cấu trúc tài sản, đa dạng hóa thu nhập, tăng trưởng kinh tế

và lạm phát Với phương pháp S-GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn (tỷ

lệ VCSH/TTS) có mối tương quan ngược chiều (-) với khả năng sinh lời của ngân hàng

Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Hữu Mạnh và Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2022)

đã xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến HQHĐ của 31 NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2021 bằng phương pháp Pooled OLS, REM, FEM, GLS Cũng tương tự

Trang 39

các nghiên cứu trước đó, tác giả sử dụng ROA, ROE làm biến phụ thuộc cho mô hình Bên cạnh đó các biến như: tỷ lệ VCSH/TTS, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay, tài sản cố định, tỷ lệ tiền gửi ngân hàng, tăng trưởng của ngân hàng hàng năm, khả năng thanh khoản của tài sản và các biến bên ngoài như: tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế làm biến độc lập cho mô hình Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng cấu trúc vốn ảnh hưởng cùng chiều (+) đến hoạt động ngân hàng

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan

Tác giả Dữ liệu thu

thập

Phương pháp

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

Chiều hướng ảnh hưởng

Berger và

Patti (2006)

7.320 Ngân hàng Mỹ từ

năm 1990-1995

Pooled OLS

Tổng nợ/tổng

Pooled OLS REM

FEM

ROA ROE

Tobin’s Q

Tổng nợ/tổng

năm 2007-2011

MRL

ROA ROE

ROA ROE

Tổng

nợ/VCSH - ROA, ROE, EPS

Trang 40

năm 2005-2014

Pooled OLS

ROA ROE

năm 2011-2015

Pooled OLS REM

2007-2013

ROE VCSH/TTS - ROA, ROE

Ngày đăng: 21/03/2024, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w