1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn quản trị rủi ro tài chính đề tài nghiên cứu về các công cụ phái sinh tại việt nam

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về các công cụ phái sinh tại Việt Nam
Tác giả Vũ Nguyễn Tú Trinh, Nguyễn Thị Hà Phương, Nguyễn Đặng Thanh Trúc, Đỗ Khánh Vy
Người hướng dẫn Bùi Ngọc Toản
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị rủi ro tài chính
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 295,73 KB

Nội dung

Trang 5 Giao dịch phái sinh là khi các nhà giao dịch suy đoán về hành động giá trong tương laicủa một tài sản thông qua việc mua hoặc bán các hợp đồng phái sinh với mục đích đạtđược lợi

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI

SINH TẠI VIỆT NAM

GVHD: Bùi Ngọc Toản Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Lớp học phần: 2411702024604

Trang 2

TP Hồ Chí Minh 2024

Trang 3

THÀNH VIÊN NHÓM

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 5

A.Tổng quan 5

Công cụ phái sinh là gì? 5

Giao dịch phái sinh là gì? 5

Lợi ích của công cụ tài chính phái sinh là gì? 5

Những ai thường sử dụng công cụ phái sinh? 5

B.Các công cụ phái sinh: 6

I Hợp đồng quyền chọn 6

1 Khái niệm: 6

Trang 4

3 Đặc điểm: 9

4 Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn: 10

II Hợp đồng tương lai 11

1.Khái niệm 11

2 Các loại hợp đồng tương lai 11

3.Đặc điểm 12

4.Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai 13

III.Hợp đồng kỳ hạn 15

1.Khái niệm 15

2 Các loại hợp đồng kỳ hạn 16

3 Đặc điểm 16

4.Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn 17

IV Hợp đồng hoán đổi 17

1 Khái niệm 17

2 Các loại hợp đồng hoán đổi 18

3 Đặc điểm 19

4.Ưu và nhược điểm của hợp đồng hoán đổi 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 21

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 25

A Những mặt đạt được 25

B Khó khăn, hạn chế 25

C Giải pháp 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

A Tổng quan

Công cụ phái sinh là gì?

Công cụ phái sinh là các hợp đồng tài chính có giá trị phụ thuộc vào một tài sản cơ sở hoặc một nhóm tài sản Các tài sản thường được sử dụng là cổ phiếu, trái phiếu, tiền

tệ, hàng hóa và các chỉ số thị trường

Giá trị của các tài sản cơ bản liên tục thay đổi theo điều kiện thị trường Nguyên tắc cơ bản đằng sau việc giao kết các hợp đồng phái sinh là thu lợi nhuận bằng cách đầu cơ vào giá trị của tài sản cơ sở trong tương lai

Trang 5

Giao dịch phái sinh là khi các nhà giao dịch suy đoán về hành động giá trong tương laicủa một tài sản thông qua việc mua hoặc bán các hợp đồng phái sinh với mục đích đạtđược lợi nhuận nâng cao khi so sánh với việc mua hoàn toàn tài sản cơ sở.

Lợi ích của công cụ tài chính phái sinh là gì?

Ngoài việc tạo ra lợi nhuận, có nhiều lý do khác đằng sau việc sử dụng các hợp đồngphái sinh Một số trong số đó là:

Lợi thế của chênh lệch giá: Giao dịch chênh lệch liên quan đến việc mua một hàng

hóa hoặc chứng khoán với giá thấp ở một thị trường và bán nó với giá cao ở thị trườngkhác Bằng cách này, bạn được hưởng lợi từ sự khác biệt về giá cả của hàng hóa ở haithị trường khác nhau

Bảo vệ chống lại sự biến động của thị trường: Sự biến động giá của một tài sản có

thể làm tăng xác suất thua lỗ của bạn Bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm trên thịtrường chứng khoán phái sinh giúp bạn tự bảo vệ mình trước sự giảm giá của cổ phiếu

mà bạn sở hữu Ngoài ra, bạn có thể mua các sản phẩm để bảo vệ chống lại sự tăng giátrong trường hợp có cổ phiếu mà bạn định mua

Thặng dư quỹ: Một số cá nhân sử dụng các công cụ phái sinh như một phương tiện

chuyển giao rủi ro Tuy nhiên, những người khác sử dụng nó để đầu cơ và kiếm lời.Tại đây, bạn có thể tận dụng các biến động giá mà không thực sự bán cổ phiếu cơ sở

Những ai thường sử dụng công cụ phái sinh?

Mỗi loại cá nhân sẽ có mục tiêu tham gia thị trường phái sinh khác nhau, cụ thể:

Người không thích rủi ro

Họ nhắm đến công cụ phái sinh để đảm bảo danh mục đầu tư của mình trước rủi ro thịtrường và biến động giá cả Họ làm điều này bằng cách giả định một vị thế ngược lạitrên thị trường phái sinh Bằng cách này, họ chuyển rủi ro mất mát cho những ngườikhác sẵn sàng chấp nhận

Để đổi lại các khoản bảo hiểm rủi ro có sẵn, họ cần phải trả một khoản phí bảo hiểmcho người chấp nhận rủi ro

Nhà đầu cơ

Đây là những người chấp nhận rủi ro của thị trường phái sinh Họ muốn chấp nhận rủi

ro để kiếm lợi nhuận Họ có một quan điểm hoàn toàn trái ngược so với những ngườikhông thích rủi ro Sự khác biệt về quan điểm này giúp họ kiếm được lợi nhuận khổng

Trang 6

Các nhà kinh doanh chuyên kinh doanh chênh lệch giá: Những người này sử dụng sựkhông hoàn hảo của thị trường có rủi ro thấp để kiếm lợi nhuận Họ đồng thời muachứng khoán có giá thấp trên một thị trường và bán chúng với giá cao hơn trên thịtrường khác Điều này chỉ có thể xảy ra khi cùng một chứng khoán được niêm yết ởcác mức giá khác nhau trên các thị trường khác nhau.

B.Các công cụ phái sinh:

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phái sinh tài chính cho phép người nắm giữ nó

có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) được bán hoặc mua một hàng hóa hoặc tài sản tàichính vào một ngày trong tương lai với mức giá đã xác định trước

Hợp đồng quyền chọn là một thỏa thuận giữa hai bên để tạo điều kiện cho một giaodịch tiềm năng liên quan đến một tài sản ở mức giá và ngày định sẵn

Quyền chọn mua có thể được mua dưới dạng đặt cược đòn bẩy vào sự tăng giá của tàisản, trong khi quyền chọn bán được mua để thu lợi nhuận từ việc giảm giá

Mua một quyền chọn cung cấp quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán tàisản cơ bản

2 Các loại hợp đồng quyền chọn:

a Phân loại theo kiểu quyền chọn:

Quyền chọn mua (Call Option)

Quyền chọn mua (Call option): một quyền chọn mua cho người mua sở hữu quyềnđược mua một loại tài sản cơ sở ở một mức giá cố định (gọi là giá thực hiện) trong mộtkhoản thời gian xác định Đổi lại, người mua quyền phải trả ngay cho người bán quyềnmột khoản tiền gọi là phí quyền chọn, người bán quyền có nghĩa vụ phải bán tài sảnkhi người mua thực hiện quyền (nghĩa là mua tài sản)

Người mua quyền chọn mua (Call buyer): người mua quyền chọn mua hi vọng là giátài sản cơ sở sẽ tăng và sẵn sàng trả một cái giá nhỏ (là phí mua quyền chọn) để đầu cơtăng giá Kỳ vọng này được phản ánh trong một tỉ số phổ biến đó là tỉ số Put Call Đây

là tỉ lệ giữa số quyền chọn bán trên số quyền chọn mua đã được giao dịch

Trang 7

Người mua quyền chọn bán (Put buyer): có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) đượcbán tài sản cơ sở cho người bán quyền chọn tại một mức giá thực hiện xác định (Y).Đổi lại, người mua quyền chọn bán phải trả một khoản phí (P) cho người bán quyền.

Quyền chọn bán (Put Option)

Quyền chọn bán: người mua sở hữu quyền được bán tài sản cơ sở tại một giá cố địnhcho người bán quyền chọn bán Đổi lại, người mua quyền phải trả cho người bán mộtkhoản phí Người bán quyền có nghĩa vụ phải trả cho người bán một khoản phí Ngườibán quyền có nghĩa vụ phải mua tài sản khi người mua thực hiện quyền (nghĩa là bántài sản)

Người bán quyền chọn mua (Call writer): người bán hay còn gọi là người viết quyềnchọn mua hy vọng giá tài sản sẽ đi ngang hoặc giảm giá Do hi vọng như thế nên họbán quyền chọn mua trên các tài sản, đó là thứ mang lại cho họ thu nhập thêm thực sự

để bù trừ cho sự giảm giá tài sản Sự phòng hộ này giúp cho những ai đang sở hữu tàisản mà không phải bán chúng

Trang 8

Người bán quyền chọn bán (Put writer): người bán hay người viết quyền chọn bánnhận được một khoản phí để đổi lại phải sẵn sàng mua tài sản cơ sở ở mức giá thựchiện nếu người mua quyền thực hiện quyền.

b Phân loại theo cách thức thực hiện quyền:

- Quyền chọn kiểu Mỹ: bên mua được thực hiện quyền vào bất cứ thời điểm nào trong

khoảng thời gian tính cho đến khi đáo hạn

- Quyền chọn kiểu Châu Âu: bên mua chỉ có thể thực hiện quyền vào ngày đáo hạnhợp đồng

c Hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa nên phân loại theo tài sản cơ sở

sẽ làm cho hợp đồng quyền chọn trở nên đa dạng hơn, một số loại hợp đồng đang được giao dịch phổ biến trên thế giới như:

- Quyền chọn hàng hóa: Là quyền chọn mà tài sản cơ sở là một loại hàng hóa cơ bản

(nông sản, kim loại quý, kim loại công nghiệp…) Theo đó, người nắm giữ quyền chọn

có quyền được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một sốlượng nhất định hàng hóa cơ sở với giá thỏa thuận trước vào hoặc trước một ngày cụthể

- Quyền chọn cổ phiếu: Là quyền chọn được thiết kế với tài sản cơ sở là cổ phiếu đơn

lẻ Về mặt khái niệm, quyền chọn cổ phiếu đơn lẻ đem lại cho người nắm giữ nóquyền mua hoặc bán một cổ phiếu cụ thể với số lượng nhất định ở mức giá xác địnhvào tại thời điểm xác định

- Quyền chọn chỉ số chứng khoán/cổ phiếu/trái phiếu: Xây dựng dựa trên một chỉ số

cổ phiếu Chỉ số cổ phiếu này có thể đại diện cho toàn bộ thị trường nói chung hay chonhững khu vực/ngành cụ thể trên thị trường Nhà đầu tư có thể tiếp cận với toàn bộ thịtrường hoặc với những phân mảng cụ thể của thị trường (xác định theo ngành – nhưcông nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng…; hoặc khu vực – như quy môvốn hóa lớn, quy mô vốn hóa nhỏ) chỉ thông qua một giao dịch duy nhất thay vì đồngthời thực hiện nhiều giao dịch với các cổ phiếu đơn lẻ khác nhau

- Quyền chọn ngoại hối: hợp đồng này cho phép người nắm giữ hợp đồng được mua

hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định với tỷ giá đã được ấn định trước tại một thời

Trang 9

điểm xác định trong tương lai hoặc trước thời điểm đó Tài sản cơ sở là tiền tệ, giáthực hiện là tỷ giá giữa 2 đồng tiền đã được xác định trước.

- Quyền chọn lãi suất: người nắm giữ quyền chọn sẽ được áp dụng một mức lãi suất ấnđịnh trước cho một khoản tiền gửi hoặc một khoản tiền cho vay vào một thời điểm xácđịnh trong tương lai hoặc trước thời điểm đó

- Quyền chọn hợp đồng tương lai: đây là loại hợp đồng quyền chọn cho phép người

mua được quyền bán hoặc mua một số lượng cụ thể các hợp đồng tương lai với mứcgiá ấn định trước tại một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó Tài sản cơ

sở trong loại này chính là hợp đồng tương lai

3 Đặc điểm:

- Hợp đồng quyền chọn cũng có những đặc điểm tương đồng với hợp đồng tương lai.Tuy nhiên, loại hợp đồng phái sinh này cũng có một số đặc điểm riêng biệt so với 2loại kia

- Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn có thể là bất kỳ loại hàng hóa nào Các loạitài sản cơ sở trong giao dịch này không cần được chuẩn hóa về khối lượng, số lượng,giá trị hay các điều khoản khác

- Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường OTC

- Việc thanh toán tài sản và trao đổi thường không xảy ra vào thời điểm ký kết hợpđồng Tùy vào việc kiểu quyền chọn mà các hoạt động sẽ thực hiện sau đó hay tại thờiđiểm đáo hạn

- Trong giao dịch các bên tham gia vào hợp đồng không cần phải ký quỹ mà thay vào

đó phải chịu chi phí quyền chọn Trong đó, người mua quyền chọn có nghĩa vụ cầnphải trả cho người bán quyền chọn một khoản phí nhất định

- Tại thời điểm đáo hạn, người mua có thể quyết định giữa việc thực hiện quyền muahay bán hoặc có thể không thực hiện Trong các trường hợp bên người mua thực hiệnquyền người bán phải có nghĩa vụ phải thực hiện theo các điều khoản theo như hợpđồng Điều này có nghĩa là sẽ bán nếu hợp đồng quyền chọn mua hay bán theo mứcgiá thỏa thuận

- Nếu lỗ, người mua sẽ chỉ lỗ trong phạm vi tiền cược khoản phí

- Ngoài ra, đối với các bên tham gia hợp đồng này có thể đóng vị thế của mình bằngcách tham gia một hợp đồng quyền chọn khác nhau nhưng ở vị thế đối với vị thế trước

đó Hiểu đơn giản, nếu bạn đang sở hữu quyền chọn thì mua bạn có thể đóng vị thếbằng việc bán quyền chọn mua với cùng giá thực hiện, cùng tài sản cơ sở và cùng ngàyđáo hạn

- Phí thực hiện quyền chọn: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của phí thựchiện quyền chọn Có thể hiểu là nhà đầu tư có thể giả định mức phí thực hiện quyềnchọn được phục thuộc vào tối thiểu 04 yếu tố: Giá thực hiện, giá tài sản cơ sở, biếnđộng của thị trường tương ứng và thời gian còn lại tính đến ngày đáo hạn Mỗi thành

Trang 10

phần đem lại một tác động khác nhau đối với các chi phí thực hiện các quyền mua vàbán.

4 Ưu và nhược điểm của hợp đồng quyền chọn:

Ưu điểm:

Một trong những lợi thế lớn nhất của hợp đồng quyền chọn là đòn bẩy Bằng cách muacác hợp đồng quyền chọn thay vì mua toàn bộ tài sản cơ sở, các nhà đầu tư có thể kiếmlợi nhuận tương tự với số vốn ban đầu thấp hơn rất nhiều

Hợp đồng quyền chọn cũng cung cấp cho các nhà giao dịch các tính năng đặc biệtkhác, bằng cách kết hợp các hợp đồng đặt và bán khác nhau với các mức giá thực hiệnkhác nhau và ngày hết hạn khác nhau, các nhà giao dịch quyền chọn có thể thiết lậpcác giao dịch có mục tiêu và chiến lược để tạo ra lợi nhuận

Mua hợp đồng quyền chọn bán có thể là một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn so vớiviệc bán khống tài sản cơ sở nào đó Ngoài chi phí mua lại tương đối thấp, khoản lỗ từhợp đồng mua bán được giới hạn ở mức 100% phí mua quyền chọn bán, và thường rấtthấp

Nhược điểm:

Vấn đề lớn nhất của giao dịch quyền chọn là giảm giá trị theo thời gian Bởi vì tất cảcác hợp đồng quyền chọn gần đến ngày đáo hạn thì phần giá trị thời gian của chúngluôn giảm Các nhà giao dịch khác kiên nhẫn có thể đợi hàng tháng hoặc hàng năm đểchiến lược của họ được hoàn thiện, nhưng các nhà giao dịch quyền chọn cần hànhđộng giá được nhắm mục tiêu của họ xảy ra trước ngày đáo hạn phái sinh

Trong khi cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch lớn hiếm khi về giá trị 0$ nhưngcác hợp đồng quyền chọn có thể hết hạn sử dụng và trở nên không có giá trị

II Hợp đồng tương lai

1.Khái niệm

Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên ra đời trên thị trường,

là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ

sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước

Như vậy, khi tham gia vào hợp đồng tương lai, bên mua và bên bán đều được biếttrước về:

+ Loại hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là gì

+ Khối lượng hàng hóa (tài sản) sẽ mua – bán là bao nhiêu

+ Thời điểm diễn ra giao dịch đó

+ Giá giao dịch

Trang 11

2 Các loại hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở (ví dụ:hàng hóa cơ bản, tiền tệ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu…) cho hợp đồng

2.1 Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản

- Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng Hợpđồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc,thịt gia súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…

- Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm, platinum, palladium, chì,niken, thiếc, kẽm và đồng Nhóm sản phẩm năng lượng chủ yếu gồm dầu nóng,dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện

- Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụngphương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn

2.2 Hợp đồng tương lai tiền tệ

- Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh, đồngyên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đô la Úc, đồng franc Thụy Sỹ,đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi rohoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái

2.3 Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu

- Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng đểđối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khihợp đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ

1 năm trở lên Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sởthường thấy bao gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằngđồng đôla Mỹ ở các thị trường ngoài nước Mỹ)…

- Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp đồng thường là trái phiếuchính phủ (có thể được lựa chọn với những thời hạn trái phiếu khác nhau)

2.4 Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

- Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định.Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngànhhay chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó

- Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức

là không diễn ra sự chuyển giao danh mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữacác bên tham gia hợp đồng

2.5 Hợp đồng tương lai cổ phiếu

- Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ Cổ phiếu cơ

sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng

Trang 12

khoán và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là vềtính thanh khoản trên thị trường.

3 Đặc điểm

Để nắm rõ về hợp đồng tương lai - một công cụ của chứng khoán phái sinh thì

nhà đầu tư phải biết rõ các đặc điểm của hợp đồng tương lai, từ đó giúp NĐT

có nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh tốt hơn

3.1 Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là một công cụ được niêm yết và giao dịch trên sở giao dịch chứngkhoán phái sinh Vì vậy, đặc điểm hợp đồng tương lai là các điều khoản của hợp đồngđều được chuẩn hóa

Cụ thể, sở giao dịch nơi niêm yết hợp đồng tương lai sẽ quy định cụ thể các nội dungchi tiết của một hợp đồng, như: loại và chất lượng tài sản cơ sở, quy mô của hợp đồng(số lượng tài sản cơ sở giao dịch tương ứng với một hợp đồng), cách thức giao – nhậncũng như thanh toán giữa hai bên khi hợp đồng đáo hạn…

3.2 Được niêm yết

Được niêm yết và tiêu chuẩn trên Sở giao dịch chứng khoán phái sinh, vì vậy hợpđồng tương lai được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở,

3.3 Bù trừ và ký quỹ

Trên thị trường hợp đồng tương lai, ký quỹ là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa

vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồngđược thanh toán Nhà đầu tư tham gia thị trường này phải đáp ứng các yêu cầu về kýquỹ do sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loạiHĐTL

Hợp đồng tương lai yêu cầu các bên tham gia thực hiện ký quỹ để:

 Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc

 Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hằng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần Do

đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của các bên tham gia

3.4 Dễ đóng vị thế

Nhà đầu tư tham gia HĐTL có thể thực hiện đóng vị thế bất cứ lúc nào bằng cách thamgia vị thế ngược đối với hợp đồng tương lai tương tự Từ đó, giúp người sử dụng hợpđồng tương lai linh hoạt trong việc sử dụng vốn

3.5 Đòn bẩy tài chính

Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được nhữngkhoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so vớiviệc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở)

Trang 13

Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹvới tính chất là khoản cam kết tài chính đảm bảo thực hiện hợp đồng

Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhàđầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương lai mà mình nắm giữ Do hiệuứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơnnhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở

3.6 Tính cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Khi giao dịch HĐTL, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộcbởi những quyền và nghĩa vụ nhất định

Cụ thể, khi đáo hạn HĐTL, bên bán có nghĩa vụ giao một khối lượng tài sản cơ sở xácđịnh cho bên mua và có quyền được nhận tiền từ bên mua còn bên mua có nghĩa vụ trảtiền theo thỏa thuận trong HĐTL và nhận tài sản chuyển giao từ bên bán

3.7 Tính thanh khoản

Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng, NĐT tham gia vào thị trường mua bánHĐTL đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua – bán cái gì, cáchthức giao dịch vào thời điểm nào trong tương lai

Vì vậy, các NĐT có thể mở và đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng Điều này làmcho thị trường hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tươnglai thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau

4 Ưu và nhược điểm của hợp đồng tương lai

Ưu điểm

- Phòng ngừa rủi ro:

+ Đầu tiên, hợp đồng tương lai mang đến sự đảm bảo cao khi đầu tư Hợp đồng nàyđem lại cho những ai muốn quản lý rủi ro biến động giá có cơ hội chuyển đổi sựrủi ro này sang bất kỳ ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro, với hy vọng sẽ không ngừnggia tăng lợi nhuận Quá trình chuyển đổi này được gọi là phòng ngừa rủi ro

+ Người phòng ngừa rủi ro có thể cố định được mức giá hoặc lãi suất mà họ chấpnhận được và hạn chế Thậm chí họ cũng có thể loại bỏ những thiệt hại mà biếnđộng bất lợi giá gây ra

- Tính thanh khoản cao:

Hiện nay, hợp đồng tương lai là sản phẩm được niêm yết và chuẩn hóa Căn cứvào các điều khoản của hợp đồng, người tham gia đều được biết trước một cách rõràng và cụ thể nhất họ sẽ mua gì hoặc bán gì, vào thời điểm nào trong tương lai vàgiao dịch nó như thế nào

Cùng với tính chất nhất quán này, nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể mở và đóng vị thế khi cần thiết một cách dễ dàng, nhanh chóng Điều này cũng giúp cho hợp

Ngày đăng: 21/03/2024, 05:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w