1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Giáo trình thực tập động cơ I pot

100 662 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 10,55 MB

Nội dung

Loại 6 cạnh, dụng cụ tiếp xúc mặt với đầu bu lông đai ốc, dùng để tháo xiết với một lực lớn hoặc để tháo đầu bu lông đai ốc đã bị hỏng, khi thao tác dụng cụ phải xoay một góc 60 độ.. Để

Trang 1

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐỘNG CƠ I

NGUYỄN TẤN LỘC

THÁNG 4 / 2007

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình thực tập động cơ phần 1 được biên soạn theo chương trình cơng nghệ, nhằm mục đích giúp cho các sinh viên chuyên ngành Cơ Khí Động Lực của Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật có tài liệu để học tập và nghiên cứu Chúng tôi vận dụng kết hợp giữa lý thuyết và thực tế để biên soạn tài liệu cho phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường

Ngoài ra tài liệu còn có thể được sử dụng để phục vụ cho các đối tượng khác như các trường dạy nghề và các đối tượng có liên quan

Tài liệu được biên soạn theo đề cương môn học thực tập động cơ xăng của Bộ Môn Động

Cơ Nó được chia làm hai phần chính

- Phần 1: Thực tập động cơ I

- Phần 2: Thực tập động cơ II

Giai đoạn thực tập động cơ I giúp cho sinh viên nắm vững cấu trúc – nguyên lý hoạt động của động cơ và vận dụng kiến thức này để thực tập cơ bản, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, điều chỉnh và sửa chữa các chi tiết, các cụm của động cơ để đạt được các kỹ năng cần thiết của ngành

Tài liệu thực tập động cơ II dùng để nâng cao các kiến thức chuyên môn Giai đoạn này giúp cho sinh viên hoàn chỉnh các kiến thức về động cơ và trang bị các kiến thức mới về động cơ phun xăng, biết sử dụng các thiết bị để chẩn đoán và khảo nghiệm động cơ

Đây là tài liệu đã được chỉnh lý, bổ xung và có sửa chữa lớn về nội dung và hình thức trình bày sau một thời gian dài rút kinh nghiệm trong giảng dạy và trong thực tế lao động sản xuất

Chúng tôi đã mạnh dạn bỏ các nội dung quá cũ mà hiện nay đã quá lạc hậu, trình bày sơ lược các nội dung có thể thích ứng trong một giai đoạn ngắn và cố gắng biên soạn các nội dung mới phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và sự phát triển của ngành ôtô trên thế giới

Chúng tôi chân thành cảm ơn các thày trong Bộ Môn Động Cơ Khoa Cơ Khí Động Lực đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu giúp chúng tôi hoàn thành tài liệu này Tuy nhiên, sự biên soạn không thể tránh những thiếu sót nhất định, chúng tôi hân hoan đón nhận sự đóng góp chân thành của qúi đọc giả

Người biên soạn

Trang 3

CHƯƠNG 1

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ

A KHÁI QUÁT

Các loại dụng cụ tay, dụng cụ kiểm tra, dụng cụ đặc biệt, dụng cụ đo điện… dùng để kiểm tra, bảo

trì và sửa chữa xe cộ Để đảm bảo công việc đạt được hiệu quả cao và an toàn trong công việc,

chúng ta phải tuân thủ đúng các qui tắc cơ bản sau:

1 Lựa chọn dụng cụ phù hợp nhất để tiến hành công việc một cách có hiệu quả và an toàn trong

lao động

2 Dụng cụ phải sạch sẽ và luôn luôn lau chùi để tránh sự trơn trợt khi thao tác

3 Sắp xếp dụng cụ có thứ tự, ngăn nắp Nên đặt chúng trong thùng dụng cụ hoặc móc treo và đặt

chúng có thứ tự để tránh lãng phí thời gian không cần thiết

4 Khi cần trao dụng cụ cho một người khác, phải nắm chặt dụng cụ và đưa đúng vị trí thích hợp

để tránh sự tổn thương khi chúng ta buông dụng cụ

Trang 4

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

5 Các dụng cụ bị cùn, lỏng hoặc bị hư hỏng, nên thay mới

6 Phải chọn dụng cụ đúng hệ để tránh làm hỏng dụng cụ và làm hỏng các đầu bu lông đai ốc

B DỤNG CỤ TAY

Dụng cụ cầm tay là dụng cụ được sử dụng thường xuyên để điều chỉnh, bảo trì và sửa chữa ôtô Nó

được dùng để nới lỏng, xiết chặt bu lông đai ốc Về kích thước dụng cụ tay có hai hệ:

Hệ mi li mét: 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 27mm …

Hệ Inches: ¼, 5/16, 3/8, 7/16, ½, 9/16, 5/8, 11/16, ¾, 13/16, 7/8, 15/16, 1” , 1¼ …

Dụng cụ tay có các dạng cơ bản như sau

I CHÌA KHOÁ MIỆNG

Các chìa khoá miệng dùng để nới lỏng, xiết chặt bu lông đai ốc Khi sử dụng cần phải lựa chọn

kích cỡ, hình dạng, bề dày dụng cụ cho phù hợp với công việc và phải đặt dụng cụ đúng vị trí khi

thao tác Kích thước của hai đầu khoá miệng là khác nhau

Góc nghiêng của khóa miệng được chế tạo lệch một góc 15° so với thân, để thao tác dễ dàng nhất

là ở những nơi chật hẹp

Trong sử dụng, khi tháo hoặc xiết chặt bu lông đai ốc luôn luôn kéo chìa khoá về phía mình

Không được đẩy dụng cụ trong thao tác với một lực lớn, dụng cụ có thể bị trượt làm hư hỏng dụng

cụ và gây tổn thương cho người sử dụng

Khi cần thiết phải đẩy dụng cụ, nên dùng lòng bàn tay để giảm sự rủi ro khi dụng cụ bị trượt

Không được sử dụng các dụng cụ khác để câu nối hoặc dùng búa, các vật cứng khác đánh vào để

tăng lực, nhằm tránh làm hư hỏng dụng cụ

Khi cần dùng lực lớn, chúng ta có thể dùng dụng cụ khác như cần xiết và khoá ống để thay thế

Trang 5

II CHÌA KHOÁ HAI ĐẦU VÒNG

Kích thước của hai đầu khóa vòng là khác nhau Nó dùng để nới lỏng hoặc xiết chặt bu lông đai ốc

với một lực lớn Khác với khóa miệng, khóa vòng bấu vào đầu bu lông đai ốc ở 6 mặt, nên nó khó

bị tuột khi thao tác

Bề mặt công tác của dụng cụ là 12 cạnh hoặc 6 cạnh và cũng có thể dạng khoá bông Loại 6 cạnh,

dụng cụ tiếp xúc mặt với đầu bu lông đai ốc, dùng để tháo xiết với một lực lớn hoặc để tháo đầu

bu lông đai ốc đã bị hỏng, khi thao tác dụng cụ phải xoay một góc 60 độ

Để thao tác ở những nơi thật khó khăn người ta chế tạo ra một số dạng đặc biệt như khóa vòng

cong, khóa vòng hở để tháo xiết rắc co của các đường ống hoặc khoá vòng tự động để thao tác

nhanh chóng…

Khi sử dụng phải lựa chọn dụng cụ phù hợp, đúng kích thước, tra chìa khóa vào phải tiếp xúc tốt

với đầu bu lông - đai ốc

Trang 6

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

III KHOÁ VÒNG MIỆNG

Khoá vòng miệng là khóa có một đầu vòng và một đầu miệng, kích thước của hai đầu dụng cụ là

như nhau Dụng cụ này có đặc điểm là dễ dàng thao tác theo từng vị trí cụ thể

IV KHOÁ ỐNG

Khoá ống được dùng để tháo xiết bu lông-đai ốc với một lực lớn Khi sử dụng, khóa ống được kết

hợp với cần xiết và cây nối

CẦN XIẾT

Cần xiết rất đa dạng, nó có thể là cần xiết mô men, cần xiết tự động, cần xiết tay quay, cần xiết

lắc léo, cần xiết chữ T … Tùy theo trị số lực xiết và vị trí, lựa chọn cần xiết dài hay ngắn cho phù

hợp với công việc

Đầu vuông cần xiết phải phù hợp với lỗ vuông của cây nối và đầu vuông của cây nối cũng phải

phù hợp với lỗ vuông của khóa ống

CÂY NỐI

Chiều dài của cây nối dài ngắn khác nhau Nó có thể là loại trụ dài, lắc léo, cây nối mềm …Trong

sử dụng phải lựa chọn cho phù hợp với công việc Chúng ta có thể tăng chiều dài của cây nối bằng

cách ghép nhiều cây nối lại với nhau

Trang 7

KHOÁ ỐNG

Khóa ống có nhiều loại: loại nhỏ, trung bình và loại lớn… Lỗ tiếp xúc với bu lông đai ốc có thể

dạng 12 cạnh hoặc 6 cạnh Vì vậy, sự lựa chọn khóa ống phù hợp với mỗi công việc cụ thể là rất

cần thiết

CÁCH SỬ DỤNG

ƒ Chọn khoá ống cho phù hợp với đầu bu lông đai ốc

ƒ Chọn cần xiết và cây nối có đầu vuông phù hợp với lỗ của khóa ống

ƒ Cây nối lắc léo được dùng ở những nơi mà cây nối thẳng không thao tác được

ƒ Khi thao tác, đầu khóa ống phải tiếp xúc hết bề mặt của đầu bu lông đai ốc

ƒ Để thao tác nhanh, chúng ta có thể dùng cần xiết tự động hoặc thay đổi chiều dài cánh tay đòn

của cần xiết

ƒ Không được câu nối hoặc dùng búa để tăng lực để tránh làm hư hỏng dụng cụ

KHOÁ BU GI

Là loại dụng cụ chuyên dùng, chỉ để tháo và xiết các bu gi Bên trong khóa có một vòng nam châm

vĩnh cửu hoặc vòng cao su để giữ bu gi trong khóa ống không rớt ra ngoài Khóa bu gi hiện đang sử

dụng có kích thước là 5/8” hoặc 13/16”

Trang 8

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

Khóa bu gi được kết hợp với cây nối dài và cần xiết chữ T Nó phải được đặt đồng tâm với bu gi,

tránh khoá bị nghiêng làm gãy đầu bu gi

Ở một số xe người ta chế tạo khóa bu gi loại chuyên dùng để dễ dàng thao tác trong vùng không

gian hẹp mà loại khoá thường rất khó thực hiện công việc

V MỎ LẾT

Đây là loại khóa miệng kích thước có thể thay đổi được phù hợp với đầu của bu lông đai ốc

Chỉ sử dụng mỏ lết để thay thế khóa miệng khi thật cần thiết, không nên lạm dụng đểå tránh làm

hư hỏng đầu bu lông đai ốc

VI TUỐC NƠ VÍT

Được dùng để nới lỏng hoặc xiết chặt các đầu vít đai ốc Kích thước của các đầu vít cũng giống

như các loại khóa thông dụng Vì vậy, khi sử dụng phải lựa chọn cho phù hợp với công việc

CÁCH SỬ DỤNG

1 Khi thao tác lựa chọn đầu tuốc nơ vít có kích thước và hình dạng phù hợp với đầu vít và vị trí

2 Giữ nó thẳng đứng với đầu vít khi tháo xiết

3 Không được dùng kìm để tăng lực cho tuốc nơ vít, để tránh làm hư hỏng đầu vít

4 Nếu như đầu vít tháo khó, nên ép chặt tuốc nơ vít vào đầu vít và xoay, kết quả sẽ đạt được như

mong muốn

Nếu tháo quá khó khăn, dùng tuốc nơ vít cho phép đóng, hoặc cho phép tăng lực để thực hiện

Trang 9

Lỗ trên đầu vít có rất nhiều dạng rãnh khác nhau: Rãnh dùng cho vít đầu dẹp, đầu chữ thập, đầu

lục giác, lỗ nhiều cạnh…

Ngoài các loại tuốc nơ vít trên, người ta còn chế tạo loại tuốc nơ vít đóng để tháo và xiết với một

lực lớn

Để thuận tiện trong sử dụng và giảm không gian chứa đựng, người ta còn chế tạo tuốc nơ vít có

nhiều đầu để dễ dàng chọn lựa phù hợp với công việc

VII KÌM

Kìm có rất nhiều dạng: Kìm mỏ nhọn, kìm hai lỗ, kìm bấm, kìm mỏ quạ… Chức năng chính của nó

là dùng để kẹp chặt chi tiết và dùng để cắt dây

KÌM HAI LỖ

Kìm hai lỗ dùng để kẹp chặt và dùng để cắt dây điện Kìm này có thể hiệu chỉnh được độ mở của

miệng kìm khi thay đổi vị trí chốt vào một trong hai lỗ gần miệng kìm

Không được sử dụng nó để tháo hoặc xiết bu lông đai ốc

Trang 10

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

KÌM MỎ NHỌN

Kìm mỏ nhọn dùng để gắp hoặc giữ các chốt và các chi tiết có kíck thước bé hoặc dùng để thao tác

ở những vùng không gian hẹp mà kìm hai lỗ không sử dụng được

Không được sử dụng lực lớn, để tránh làm hỏng miệng kìm

KÌM BẤM

Nó được sử dụng khi cần một lực lớn cần thiết để kẹp thật chặt các chi tiết hoặc dùng nó để tháo

các đầu bu lông đai ốc bị hỏng Kìm bấm cũng có rất nhiều kích cỡ khác nhau và công dụng cũng

khác nhau

KÌM CẮT

Được dùng để tháo hoặc cắt dây điện, ngoài ra nó còn được sử dụng để nhổ các chốt Không được

dùng kìm cắt để cắt lò xo hay một vật cứng, để tránh làm hư hỏng miệng cắt của kìm

CÁC LOẠI KÌM KHÁC

Ngoài các loại kìm thông dụng đã được nêu trên, còn có các loại kìm chuyên dùng khác như: kìm

tháo lò xo thắng, kìm tháo xéc măng, kìm tháo lắp dây cao áp, kìm mở khoen chận, kìm tháo cọc

bình accu …

Trang 11

VIII CÁC LOẠI BÚA

Búa được dùng để đóng hoặc dùng để tháo các chi tiết Ngoài búa đầu cứng, còn rất nhiều loại búa

đầu mềm được sử dụng để tránh làm hư hỏng bề mặt của các chi tiết

CÁCH SỬ DỤNG

Khi sử dụng cầm vào phần đuôi cán búa, không được nắm ở giữa cán búa và dùng các phần khác

của búa để đóng Chọn loại búa sử dụng cho phù hợp với công việc để tránh làm hư hỏng bề mặt

các chi tiết

ƒ Trước khi sử dụng phải kiểm tra đầu búa kết nối có chắc chắn hay không Nếu lỏng lẻo phải

tra cán lại

ƒ Ngoài búa đầu sắt, còn có búa đầu đồng, búa cao su cứng hay mềm Các loại búa đầu mềm

được thao tác trên các bề mặt có độ chính xác cao hoặc các chi tiết chế tạo bằng hợp kim

mềm

ƒ Trọng lượng của búa thay đổi rộng, tùy theo công việc mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp

IX THANH ĐỒNG

Thanh đồng là dụng cụ sử dụng thông dụng,

nó được kết hợp với búa sắt để tháo hoặc ép

chặt các chi tiết lại với nhau Thanh đồng

được chế tạo bằng đồng, để bảo vệ các chi

tiết trong sửa chữa

Khi sử dụng thanh đồng bị loe ở phần đầu,

phải sửa chữa, trước khi sử dụng

Trang 12

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

X CÂY CẠO JOINT

Được dùng làm sạch bề mặt lắp ghép khi thay một joint cũ bằng một joint mới Sử dụng cạnh bén

để làm sạch bề mặt các chi tiết Cẩn thận tránh làm hỏng bề mặt lắp ghép

XI CÂY ĐỘT DẤU

Cây đột dấu dùng để làm dấu các chi tiết lắp ghép, để khi lắp ghép lại đúng vị trí ban đầu hoặc

dùng để làm dấu lỗ để định tâm mũi khoan

Khi cần khoan một lỗ, cần thiết phải đột một dấu lỗ cần khoan để tránh mũi khoan lệch vị trí khi

khoan

Khi lấy dấu phải nhìn thẳng và đặt nghiêng cây đột dấu, để mắt có thể xác định đúng vị trí cần đột

Sau đó đặt đứng cây đột dấu và lấy dấu

Trang 13

XII CÂY LÓI

Được sử dụng để đóng các ri vê và các chốt Trước khi sử dụng phải lựa chọn kích thước cây lói

phù hợp với công việc

XIII DỤNG CỤ THÁO XIẾT BẰNG KHÍ NÉN

Dụng cụ này được sử dụng rất phổ biến Ở những nơi có khoảng không gian rộng, chúng thao tác

rất nhanh chóng Khi sử dụng phải lựa chọn kích cỡ dụng cụ cho phù hợp với mô men và điều chỉnh

áp suất sử dụng trên dụng cụ cho chính xác

Phương tiện này dùng để tháo đai ốc đầu trục khuỷu, đai ốc đầu pu li máy phát điện, bu lông bánh

đà, tắt kê bánh xe… thì rất là nhanh chóng

C DỤNG CỤ CHUYÊN DÙNG (SST)

Các loại dụng cụ tay không thể thực hiện hết mọi công việc, đôi khi chúng còn làm hư hỏng các chi

tiết hoặc làm mất nhiều thời gian để thực hiện một công việc nào đó Các dụng cụ đặc biệt được

chế tạo để khắc phục sự bất lợi của các dụng cụ tay

Có rất nhiều dụng cụ chuyên dùng, tuỳ theo công việc và vị trí mà chúng có nhiều loại khác nhau

như: Cảo để tháo lọc nhớt, kìm tháo xéc măng, ống bóp xéc măng, cảo xú pap, cảo pu li đầu trục

khuỷu, cảo lò xo phuộc nhún, cảo bạc đạn, dụng cụ ép lò xo xú pap…

Tuy nhiên, dụng cụ chuyên dùng rất bất lợi, nó không thể sử dụng vào các việc khác, cũng như

không thể sử dụng cho các hãng xe khác nhau

CÁC LOẠI CẢO

Cảo dùng chủ yếu cho việc tháo rời các bánh răng, pu li, ống lót, bạc đạn… Bu lông của cảo tạo

ra một lực rất lớn khi cần thiết Phạm vi sử dụng của cảo rất rộng khi chúng ta thay đổi vị trí cánh

tay đòn, thay đổi kích thước trên cảo…

Trang 14

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

CẢO LỌC NHỚT

Chuyên dùng để tháo lắp lọc nhớt, kích thước của cảo lớn nhỏ khác nhau

CẢO XÚ PAP

Đây là dụng cụ chuyên dùng để tháo và lắp các lò xo xú pap trên nắp máy

DỤNG CỤ THÁO PU LI TRỤC KHUỶU

Dùng đồ gá kết hợp với một cây chịu pu li để tháo đai ốc đầu trục khuỷu

Trang 15

Trên đây, chúng tôi chỉ trình bày một số dụng cụ chuyên dùng mang tính chất đặc trưng, thông

dụng Các dụng cụ chuyên dùng khác rất đa dạng, tùy theo công việc cụ thể mà chúng ta lựa chọn

cho đúng

D DỤNG CỤ KIỂM TRA

Dùng để kiểm tra các chi tiết có độ chính xác cao Chúng bao gồm: Thước kẹp, pan me, so kế, căn

lá, com pa, ca lip, nhựa đo khe hở, dụng cụ đo lòng xy lanh, cần xiết mô men, dụng cụ đo điện …

I CẦN XIẾT MÔ MEN

Cần xiết mô men dùng để kiểm tra mô men khi xiết đai ốc hoặc con vít theo một giá trị cho trước

của nhà chế tạo

Trị số mô men xiết được thể hiện bằng con số hiển thị trên dụng cụ, dùng tiếng kêu hoặc dùng

thang đo kết hợp với kim chỉ thị

Thứ nguyên của mô men xiết là Ft-lbs, Nm hoặc Kgm

Đối với loại cần xiết mô men dùng tiếng kêu, chúng ta phải hiệu chỉnh trị số mô men trước ở đuôi

dụng cụ và sau đó khóa lại Trong quá trình xiết, chúng ta kéo cần xiết từ từ cho đến khi nghe tiếng

kêu phát ra từ dụng cụ thì dừng lại

CÁCH SỬ DỤNG

ƒ Sử dụng loại dụng cụ thông thường để xiết tương đối chặt trước, sau đó dùng cần xiết momen

để xiết giai đoạn sau cùng

ƒ Không được dùng cần xiết mô men để xiết một trị số mô men lớn hơn trị số mô men được qui

định trên dụng cụ

ƒ Khi xiết, một tay cầm vào đầu cần xiết và tay còn lại kéo dụng cụ về phía mình để tránh nguy

hiểm

II THƯỚC KẸP

Thước kẹp là dụng cụ đo có độ chính xác tương đối cao Nó dùng để đo đường kính trong, đường

kính ngoài, chiều sâu và chiều dài của chi tiết Thước kẹp có nhiều dạng như: loại số, loại có đồng

hồ biểu thị và loại thông thường

Trang 16

Phöông phaùp söû dúng dúng cú trong ngaønh ođtođ

Moôt thöôùc kép coù hai thang, moôt thang ño chính vaø moôt thang ño phú Thang ño chính duøng ñeơ xaùc

ñònh soâ nguyeđn cụa chi tieât ñöôïc ño, tređn thang ño chính ñöôïc khaĩc nhieău vách ñeău nhau, khoạng

caùch töø vách naøy ñeân vách kia laø 1mm

Thang ño phú duøng ñeơ phoâi hôïp vôùi thang ño chính, noù duøng ñeơ xaùc ñònh kích thöôùc raât beù naỉm

giöõa hai vách cụa thang ño chính Ñoô chính xaùc cụa thöôùc kép laø 1/10, 1/20 hoaịc 1/50mm

Ví dú: Tređn thang ño chính cụa moôt thöôùc kép, ngöôøi ta chia thang ño laøm nhieău vách, moêi vách

caùch nhau laø 1mm Tređn thang ño phú chia laøm 10 khoạng töông öùng vôùi 9 ñôn vò tređn thang ño

chính (9mm) Nhö vaôy moêi khoạng tređn ño phú caùch nhau laø 1/10 (0,9mm)

CAÙCH SÖÛ DÚNG THÖÔÙC ÑO

Tröôùc khi söû dúng, laøm sách thöôùc vaø ñaơy thöôùc ño veă vò trí ban ñaău, kieơm tra ñieơm 0 tređn thang ño

chính vaø ñieơm 0 tređn thang ño phú coù truøng nhau khođng

Khi ñaơy phaăn di ñoông cụa thöôùc sang beđn phại, sao cho soâ 1 tređn thang ño phú truøng vôùi soẫ 1 tređn

thang ño chính, thì khoạng caùch ño ñöôïc laø 0,1mm

Khi ñaơy phaăn di ñoông cụa thöôùc tieâp túc sang phại, sao cho soâ 5 tređn thang ño phú truøng vôùi soâ 5

tređn thang ño chính, khe hôû xaùc ñònh laø 0,5mm Luùc naøy soâ 0 tređn thang ño phú naỉm giöõa soâ 0 vaø soâ

1 tređn thang ño chính

Trang 17

Nếu ở thước kẹp, thang đo chính được khắc vạch, mỗi vạch cách đều nhau 1mm Trên thang đo phụ

được chia làm 20 phần đều nhau, 20 vạch trên thang đo phụ tương ứng với 19mm trên thang đo

chính Vậy mỗi vạch trên thang đo phụ cách nhau là 0,95mm hay 1/20

CÁCH ĐỌC

Trước tiên chúng ta đọc phần nguyên trên thang đo chính, căn cứ vào vạch số 0 trên thang đo phụ

Thí dụ ở hình bên dưới, phần nguyên đọc trên thang đo chính là 45mm

Sau đó đọc trên thang đo phụ Nếu vạch nào trên thang đo chính trùng với một vạch trên thang đo

phụ, chúng ta đọc con số trên thang đo phụ Ví dụ hình dưới, vạch số 2,5 trên thang đo phụ trùng

với một vạch trên thang đo chính Kích thước đọc trên thang đo phụ là 0,25

Tổng hợp kích thước trên hai thang đo, kích thước được xác định là:

45mm + 0,25 = 45,25mm

III PAN-ME

Pan me đo trong và pan me đo ngoài là dụng đo chính xác đường kính trong và đường kính ngoài

của các chi tiết Độ chính xác của pan me thường là 0,01mm, đôi khi là 0,001mm

PAN-ME ĐO NGOÀI

Dùng để đo đường kính ngoài của các chi tiết Cấu trúc pan-me gồâm phần cố định là một ống bọc

bên ngoài phía trên có khắc vạch, mỗi vạch cách nhau là 1mm và đây là thang đo chính của thước

đo

Trang 18

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

Một vòng sắt bố trí bên ngoài ống bọc và có thể xoay được, trên vòng sắt này được chia làm 50

vạch đều nhau theo vòng tròn của nó, đây chính là thang đo phụ Khoảng cách đo tối đa của một

pan me là 25mm Do đó pan me được chia làm nhiều cỡ, để đo giá trị từ 0 – 25mm, 25 – 50mm, 50

- 75mm, 75 – 100mm…

NGUYÊN LÝ THƯỚC ĐO

Nguyên lý của thước dựa vào cơ sở một con vít xoay trong một con đai ốc cố định Khi xoay con vít

một vòng thì con vít sẽ di chuyển một đoạn bằng một bước ren

Ở pan me, đai ốc cố định ứng với ống bên trong và con vít là trục của pan me Bước của trục pan

me là 0,5mm Khi vòng sắt xoay một vòng, trục pan me cũng xoay một vòng và nó di chuyển một

đoạn là 0,5mm Khi vòng sắt xoay một khoảng trong 50 khoảng chia, trục di chuyển một đoạn là

0,01mm theo tâm của trục

HIỆU CHỈNH PAN ME

Trước khi sử dụng phải lau chùi dụng cụ đo sạch sẽ, trục pan-me phải chuyển động nhẹ nhàng, để

đảm bảo độ chính xác khi đo

ƒ Xoay trục của thước từ từ, cho đến khi trục gần chạm vào đế của thước

ƒ Xoay đuôi pan me cho bề mặt của trục và đế chạm nhau và tiếp tục xoay cho hai bề mặt áp

vào nhau với một áp lực qui định Khi áp lực của hai bề mặt đúng qui định, cơ cấu truyền động

sẽ bị trượt khi ta tiếp tục xoay đuôi trục pan me Cố định trục pan me bằng khoá hãm

ƒ Một thước pan me được coi là chính xác, nếu vạch số 0 trên vành sắt thẳng hàng với đường

chuẩn trên ống bọc ngoài

ƒ Nếu có sự sai lệch thước từ 0,02mm trở xuống, dùng khóa hiệu chỉnh để xoay ống bọc ngoài

của thước sao cho số 0 trên vòng sắt trùng với đường chuẩn trên ống bọc ngoài

Khi sự sai lệch của thước lớn hơn 0,02mm, cố định trục bằng khóa hãm Dùng chìa khóa nới lỏng

đuôi pan me và điều chỉnh điểm 0 trên vòng sắt trùng với đường chuẩn Xiết chặt đuôi pan me và

kiểm tra lại

Trang 19

CÁCH ĐỌC PAN ME

ƒ Đọc phần nguyên phía trên ống bọc ngoài trước so với mép của vòng sắt

ƒ Đọc phần dưới ống bọc ngoài Vạch ở dưới đường chuẩn biểu thị 0,5mm

ƒ Đọc vạch nào trên vòng sắt trùng với đường chuẩn

PAN ME ĐO TRONG

Pan me đo trong dùng để đo kích thước bên trong của các chi tiết Cấu tạo của pan me đo trong

tương tự như pan me đo ngoài, Chúng chỉ khác nhau về hình dạng

Trang 20

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

CÁCH SỬ DỤNG

Cách sử dụng của pan me đo trong phức tạp hơn pan me đo ngoài Khi sử dụng chúng ta theo

phương pháp sau Ví dụ, đo đường kính của xy lanh

ƒ Cố định đầu cố định của pan me trong lòng xy lanh và sau đó hiệu chỉnh pan me theo chiều

tăng kích thước của dụng cụ, đồng thời di chuyển đầu hiệu chỉnh được theo phương đứng để

xác định kích thước bé nhất Xác định điểm này bằng cách ghi nhớ

ƒ Sau đó di chuyển pan me theo chiều ngang đi qua điểm vừa xác định trên và xác định đường

kính lớn nhất Khóa dụng cụ và đọc trị số này tương tự như pan me đo ngoài

IV SO KẾ

So kế là dụng cụ đo có phạm vi đo không lớn, đa số được sử dụng để phát hiện sự chênh lệch các

kích thước So kế thường được dùng để đo khoảng dịch chuyển bé, kiểm tra sự bằng phẳng, độ

cong của trục, độ đảo các chi tiết chuyển động quay…

Độ chính xác của so kế thông thường là 0,01mm và phạm vi đo là 10mm Có loại so kế có độ chính

xác 0,001mm và phạm vi đo là 3mm

Mặt số chính có đường kính lớn và làm việc với kim lớn, khoảng cách mỗi vạch của mặt số chính

là 0,01mm hoặc 0,001mm Mặt số phụ có đường kính nhỏ và làm việc với kim nhỏ, khoảng cách

mỗi vạch là 1mm hoặc 0,1mm Khi kim lớn quay một vòng thì kim nhỏ thực hiện đúng một vạch

Một số so kế được chế tạo đặc biệt mang tính chất chuyên dùng như so kế chuyên để đo chiều

sâu…

Trang 21

CÁCH SỬ DỤNG

ƒ Bảo đảm trục so kế di chuyển nhẹ nhàng

ƒ Trục so kế phải đặt vuông góc với bề mặt cần kiểm tra

ƒ Khi đọc trị số, mắt phải nhìn thẳng vào mặt đồng hồ

ƒ Khi sử dụng, so kế được kết hợp với đồ gá

VÍ DUï: Để kiểm tra độ cong của trục khuỷu chúng ta thực hiện như sau:

1 Đặt khối chữ V lên mặt chuẩn

2 Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V

3 Đặt đầu trục so kế chạm nhẹ vào bề mặt cần kiểm tra

4 Xoay trục từ từ đúng vị trí mà kim lớn so kế chỉ giá trị nhỏ nhất

5 Xoay mặt đồng hồ sao cho vạch số 0 trùng với kim lớn của so kế

6 Bằng cách xoay trục từ từ và đọc tổng sự di chuyển của hai kim so kế

V CA LIP

Ca lip là dụng cụ đo được sử dụng gần giống như so kế Ca lip có hai loại, đó là loại đo trong và

loại đo ngoài Ca lip đo trong được sử dụng để đo các đường kính nhỏ mà pan me đo trong không

thể đo được

Ví dụ: Kiểm tra đường kính trong của ống kềm xú pap

1 Đo sơ bộ đường kính trong của ống kềm bằng thước kẹp Thí dụ là 8,40mm

Trang 22

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

2 Chọn pan me đo ngoài 0 – 25mm và đặt nó vào đồ gá pan me

3 Chỉnh độ lớn của pan me là 8,50mm và khoá dụng cụ lại

4 Đưa hai càng đo của calip vào pan- me như hình vẽ

5 Di chuyển càng đo ca lip, xác định vị trí kim trên so kế chỉ giá trị bé nhất và xoay mặt ngoài

của đồng hồ sao cho số 0 trên mặt đồng hồ ngay với kim Lấy ca lip ra ngoài

6 Ấn nút bấm trên đồng hồ để khép càng đo và đưa nó vào ống kềm xú pap và xác định đường

kính trong giống như pan me đo trong Đọc giá trị trên ca lip so với số 0 trên mặt đồng hồ

7 Ví dụ kim của đồng hồ lệch so với số 0 trên mặt đồng hồ về phía nhỏ là 8 vạch Tức là đường

kính trong ống kềm xú pap nhỏ hơn kích thước của pan me là 0,08mm

8 Đường kính trong của ống kềm xú pap là: 8,50mm – 0,08mm = 8,42mm

VI DỤNG CỤ ĐO XY LANH

Đây là dụng cụ chuyên dùng được chế tạo để kiểm tra đường kính trong của xy lanh Nó bao gồm

một so kế, bộ phận cảm nhận và thanh nối

Sự di chuyển của đầu di động ở bộ cảm nhận được thông qua các cơ cấu và được biểu thị trên kim

của so kế

Ví dụ: Kiểm tra đường kính xy lanh

1 Dùng thước kẹp đo sơ bộ đường kính

xy lanh Ví dụ 80,90mm

2 Kiểm tra sự di chuyển nhẹ nhàng của

đầu di động và so kế

3 Chọn trục thay thế ở vị trí 80mm và

chọn vòng đệm có kích thước 1mm

trong hộp dụng cụ đo Gá chúng vào

bộ cảm nhận

4 Chỉnh pan me đo ngoài có kích thước

là 81mm

5 Đặt đầu đo vào pan me và hiệu chỉnh

số 0 trùng với kim dài của so kế

6 Đặt nghiêng dụng cụ đo vào xy lanh cần kiểm tra Giữ cố định đầu của bộ cảm nhận và dịch

chuyển đầu có trục thay thế di chuyển theo như hình vẽ bên dưới Xác định đường kính bé nhất

trên so kế Ví dụ độ lệch của kim so kế so với số 0 là 5 vạch về phía nhỏ Tức đường kính đang

Trang 23

đo nhỏ hơn kích thước 81mm của pan me là 0,05mm Vậy đường kính tại vị trí đang đo là:

81mm – 0,05mm = 80,95mm

VII NHỰA KIỂM TRA KHE HỞ

Để kiểm tra khe hở dầu một cách nhanh nhất, người ta sử dụng cọng nhựa tiêu chuẩn để kiểm tra

Trong động cơ ôtô, cọng nhựa dùng để kiểm tra khe hở dầu trục cam, khe hở đầu to thanh truyền,

khe hở cổ trục chính…

Vỏ cọng nhựa có màu xanh lá dùng để đo khe hở từ 0,025 đến 0,076mm, màu đỏ đo khe hở từ

0,051 đến 0,152mm và màu xanh từ 0,102 đến 0,229mm Trước khi đo khe hở phải lựa chọn kích

thước cọng nhựa phù hợp

PHƯƠNG PHÁP ĐO

Ví dụ:ï Kiểm tra khe hở lắp ghép giữa đầu to thanh truyền và chốt khuỷu

1 Tháo nắp đầu to thanh truyền ra khỏi chốt khuỷu và làm sạch bề mặt cần kiểm tra

2 Cắt cọng nhựa có chiều dài bé hơn chiều dài của cổ trục và đặt nó dọc theo đường sinh của

chốt khuỷu

3 Lắp nắp đầu to thanh truyền trở lại

đúng vị trí

4 Dùng cần xiết mô men xiết đều và

đúng trị số mô men qui định

5 Tháo nắp đầu to và dùng vỏ bao cọng

nhựa để xác định trị số khe hở dầu

Chú ý: Trên vỏ bao cọng nhựa bằng giấy

cho chúng ta các bề rộng khác nhau và bên

cạnh có cho trị số khe hở Do vậy, chúng ta

chỉ cần xác định bề rộng của cọng nhựa

trên chốt khuỷu khớp với một bề rộng trên

vỏ bao, chúng ta sẽ xác định được khe hở

đang đo của cổ trục

Trang 24

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

VIII CĂN LÁ

Căn lá dùng để xác định khe hở giữa hai bề mặt bằng phương pháp tiếp xúc Căn lá là những lá

thép có hai mặt đo song song, chiều dày của nó đã được xác định trước

Căn lá tập hợp thành bộ, kẹp chặt trong vỏ kim loại theo thứ tự bề dày tăng dần Bề dày của căn lá

thường thay đổi từ 0,03mm đến 1mm

Căn lá thường được dùng để kiểm tra độ cong vênh của nắp máy và thân máy, kiểm tra khe hở dọc

thanh truyền, khe hở các bánh răng của bơm nhớt, điều chỉnh khe hở xú pap…

CÁCH SỬ DỤNG

Trước khi đo cần phải lau sạch các lá thép và các chi tiết cần đo, sự dính dầu nhớt cặn bẩn… sẽ

làm cho kết quả đo không chính xác

Chúng ta có thể ghép nhiều lá thép lại với nhau để đo, nhưng bảo đảm sự sai số của các lá thép

ghép lại là nhỏ nhất

Khi đo đặt căn lá vào giữa hai chi tiết cần đo khe hở Nếu căn lá di chuyển nhẹ nhàng giữa hai bề

mặt, phải sử dụng căn lá có bề dày lớn hơn cho đến khi cảm nhận được sự di chuyển của căn lá có

một lực cản nhất định Bề dày căn lá chính là khe hở giữa hai bề mặt chi tiết

IV COM- PA

Có hai loại com pa Đó là com pa đo trong và com pa đo ngoài Com pa đo trong được sử dụng để

đo các kích thước bên trong mà các dụng cụ khác khó thể đo được

Phương pháp sử dụng com pa đo trong giống như pan-me đo trong Kích thước sau khi kiểm tra

được xác định lại bằng thước cặp hoặc bằng pan me Người ta thường dùng com pa để so sánh các

kích thước với nhau

Trang 25

X CÁC LOẠI DỤNG CỤ KHÁC

Ngoài các loại dụng cụ thông dụng được giới thiệu ở các phần trên, người ta còn chế tạo rất nhiều

loại khác như dưỡng đo bước ren, dụng cụ đo góc, êke, dụng cụ kiểm tra hiệu chỉnh khe hở bu gi,

thước thẳng…

E THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐỘNG CƠ

Thiết bị kiểm tra động cơ có rất nhiều và rất đa dạng Để kiểm tra, chẩn đoán ôtô người ta dùng

các thiết bị sau:

ƒ Máy phân tích khí thải

ƒ Dụng cụ kiểm tra thời điểm đánh lửa và đo số vòng quay động cơ

ƒ Đồng hồâ đo áp suất nén Đồng hồ đo độ chân không trong đường ống nạp

ƒ Dụng cụ tạo chân không bằng tay

ƒ Dụng cụ kiểm tra áp suất nhiên liệu động cơ phun xăng

ƒ Thiết bị kiểm tra và chẩn đoán động cơ xăng

ƒ Đồng hồ đo góc ngậm điện – Số vòng quay động cơ

ƒ Dụng cụ đo các loại xung cầm tay

ƒ Dụng cụ kiểm tra cảm biến ôxy

Trang 26

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

ƒ Thiết bị kiểm tra công suất động cơ

ƒ Thiết bị xác định mã lỗi

ƒ Và một số thiết bị khác

F CÁC LOẠI DỤNG CỤ KHÁC

I CON ĐỘI VÀ ĐỘI KÊ

Con đội là dụng cụ được sử dụng trong công việc sửa chữa các bộ phận gầm ôtô Con đội có rất

nhiều dạng như con đội thuỷ lực, con đội cơ khí, và con đội hơi Con đội được chọn để sử dụng phụ

thuộc của vật cần nâng và vị trí sửa chữa

Trước khi đội xe lên, chúng ta phải chêm bánh xe Nếu đội phía trước, chúng ta chêm các bánh xe

sau và ngược lại

Sau khi dùng đội nâng xe lên, chúng ta phải dùng đội kê để kê xe ở vị trí chịu lực và hạ đội từ từ

Kiểm tra lại chắc chắn trước khi tiến hành công việc sửa chữa

Ở mỗi loại xe, nhà chế tạo đã cho sẵn vị trí cần nâng và chịu xe Do vậy, chúng ta phải xác định

chính xác để tránh làm hỏng thân xe

Trang 27

II CẦU NÂNG

Là phương tiện dùng để kiểm tra, bảo dưỡng, điều chỉnh và sửa chữa ôtô rất có hiệu quả và nhanh

chóng Cầu nâng thường sử dụng là loại cầu hai trụ và loại cầu 4 trụ Cầu nâng 4 trụ sử dụng ổn

định và chắc chắn Tuy nhiên, nó có khuyết điểm là khó sửa chữa các chi tiết bộ phận có liên

quan với bánh xe

III MÁY MÀI

Máy mài được sử dụng để mài các chi tiết như đục, dao tiện, mũi khoan, bề mặt một số chi tiết…

Người sử dụng máy mài phải là công nhân có tay nghề, để đảm bảo việc thao tác chính xác và an

toàn lao động

Máy mài phải có kính bảo vệ, để ngăn ngừa bụi, mạt đá mài hoặc mạt kim loại văng vào mắt

Khoảng cách giữa giá đỡ chi tiết và đá mài là 3mm Trong sử dụng phải luôn luôn hiệu chỉnh khe

hở này để đảm bảo an toàn

Khi mài các chi tiết nhỏ nên dùng dụng cụ kẹp chặt tốt hơn là cầm tay Không được tháo các bộ

phận bảo vệ đá mài, không mài các chi tiết dễ gây cháy nổ Khi thay đá mài phải phù hợp với tốc

độ máy đang sử dụng và chú ý đến vấn đề an toàn điện

G BU LÔNG – ĐAI ỐC

Bu lông, vít, đai ốc dùng để lắp ghép các chi tiết lại với nhau Trong ôtô bu lông đai ốc được sử

dụng rất đa dạng

Trang 28

Phương pháp sử dụng dụng cụ trong ngành ôtô

I CÁC KIỂU BU LÔNG

Loại đầu lục giác được sử dụng rất phổ biến

II BU LÔNG CHỮ U

Bu lông hình chữ U thường được sử dụng trong mối ghép nhíp với cầu xe…

III VÍT CẤY

Là loại vít có hai đầu ren, một đầu được xiết chặt vào một chi tiết, đầu còn lại kết hợp với đai ốc

để ghép các chi tiết lại với nhau Loại này có ưu điểm là khi hỏng chỉ cần thay thế mà không phải

sửa chữa lại lỗ ren Vít cấy thường dùng để lắp ghép thân máy và nắp máy, giữa nắp máy với ống

góp nạp và ống góp thải, lắp ghép ống giảm thanh…

IV CÁC LOẠI ĐAI ỐC

Đai ốc có rất nhiều loại Đai ốc lục giác được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất

V NGUYÊN TẮC CHỐNG THÁO

Để đảm bảo an toàn khi ôtô đang chuyển động Người ta sử dụng các biện pháp chống tháo như:

Trang 29

- Dùng chốt bi xỏ qua rãnh của đai ốc và vít

- Phá một phần ren ngoài đầu đai ốc

- Dùng long đen vênh, long đen có răng…

H CÁCH XIẾT BU LÔNG – ĐAI ỐC

Có hai cách xiết bu lông đai ốc: Xiết theo biến dạng đàn hồi và xiết theo biến dạng dẻo

1 THEO BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI

Bu lông thường được xiết theo biến dạng đàn hồi Khi tăng góc xoay của vít, đai ốc thì mô men

xiết càng gia tăng

2 THEO BIẾN DẠNG DẺO

Được áp dụng để xiết nắp máy, thanh truyền Đối với loại này khi xiết đến một giá trị nào đó, nếu

tiếp tục xiết thì góc xoay của vít hoặc đai ốc tăng nhưng momen xiết lại không tăng

Thí dụ: Trong tài liệu sửa chữa nhà chế tạo cho trị số mô men xiết của bu lông thanh truyền là

300Nm, sau đó xiết thêm một góc là 90° Thì đây là loại bu lông xiết theo biến dạng dẻo

Trang 30

Nguyên lý-Các bộ phận chính động cơ

Động cơ sử dụng trên ôtô là động cơ đốt trong kiểu piston, nhiên liệu sử dụng chính là xăng hoặc diesel Về sự hoạt động, hai loại động cơ này có kết cấu và nguyên lý hoạt động gần giống nhau, chúng khác nhau về phương pháp đốt cháy nhiên liệu

Động cơ xăng và Diesel là động cơ nhiệt, chúng biến đổi hóa năng của nhiên liệu thành nhiệt năng và từ nhiệt năng biến thành cơ năng để truyền công suất cho ôtô hoạt động

Động cơ xăng có tốc độ cao, rất cơ động, công suất phát ra lớn, buồng đốt gọn, được sử dụng phổ biến

ở các loại ôtô con và ôtô tải nhỏ

Động cơ Diesel có hiệu suất nhiệt lớn, tiết kiệm nhiên liệu, tốc độ động cơ chậm hơn động cơ xăng Nó có khuyết điểm là tốc độ động cơ thấp, trọng luợng động cơ nặng, dao động mạnh và tiếng ồn lớn Nó được dùng để dẫn động trên các loại ôtô buýt, ôtô tải, các loại phương tiện thương mại…

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Hỗn hợp không khí và nhiên liệu từ bên ngoài được đưa vào xy lanh động cơ qua xú pap nạp và nó bị nén khi piston chuyển động đi lên Khi hỗn hợp được đốt cháy bởi năng lượng của bu gi, làm áp suất khí cháy trong xy lanh gia tăng mạnh Khi quá trình cháy xảy ra, hỗn hợp không khí-nhiên liệu cháy và giãn nở trong xy lanh với một áp suất rất cao

Trang 31

Áp suất cao đẩy piston chuyển động đi xuống Do piston được nối với thanh truyền và thanh truyền kết nối với trục khuỷu, thanh truyền sẽ biến chuyển động đi xuống của piston thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu

Bánh đà là một khối kim loại dạng tấm tròn được gắn ở đuôi trục khuỷu giúp cho trục khuỷu chuyển động đều Chuyển động quay từ động cơ được bánh đà truyền qua hệ thống truyền lực và làm cho ôtô chuyển động

B CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ

1 ĐƯỜNG KÍNH XY LANH D

Đường kính xy lanh của động cơ được tính bằng mi li mét

2 ĐIỂM CHẾT

Điểm chết: là nơi thay đổi chiều

chuyển động của piston Có hai điểm

chết: Điểm chết trên (ĐCT) và điểm

chết dưới (ĐCD)

3 HÀNH TRÌNH PISTON

Hành trình piston S: là khoảng cách

giữa điểm chết trên và điểm chết

dưới

4 THỂ TÍCH CÔNG TÁC V h

Là khoảng không gian giới hạn giữa

điểm chết trên và điểm chết dưới

Khi thể tích công tác càng cao thì

công suất động cơ càng lớn

V h = D S

42

π

Trang 32

Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ

5 THỂ TÍCH BUỒNG ĐỐT V C

Là khoảng không gian giới hạn giữa nắp máy và đỉnh

piston khi piston ở điểm chết trên

6 THỂ TÍCH TOÀN PHẦN V a

Là khoảng không gian giới hạn giữa nắp máy và đỉnh

piston khi piston ở điểm chết dưới

V a = V h + V c

7 THỂ TÍCH CÔNG TÁC CỦA ĐỘNG CƠ Vi

Thể tích công tác động cơ là tích số giữa thể tích công tác

của một xy lanh và số xy lanh của động cơ

V i = V h i

- Vơiù i là số xy lanh của động cơ

8 TỈ SỐ NÉN ε

Tỉ số nén là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng

đốt của động cơ

ε = ( Vh + Vc )/ Vc = 1 + Vh/Vc

Tỉ số nén là thông số rất quan trọng của một động cơ Khi tỉ số nén của động cơ càng lớn, hiệu suất nhiệt và công suất động cơ cao Tỉ số nén của động cơ xăng ε < 12 bị giới hạn bởi hiện tượng cháy sớm và cháy kích nổ Khác với động cơ xăng, động cơ Diesel tỉ số nén động cơ phải lớn để đảm bảo áp suất và nhiệt độ trong xy lanh ở cuối kỳ nén đủ lớn, để nhiên liệu khi phun vào buồng đốt với áp suất cao có khả năng tự cháy (ε = 14 – 22 ) Ngày nay, người ta cố gắng nâng tỉ số nén của động cơ xăng bằng cách điều khiển tỉ lệ không khí nhiên liệu và thời điểm đánh lửa sớm bằng máy tính

C NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC ĐỘNG CƠ

I ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KỲ 1 XY LANH

Chu kỳ làm việc của động cơ xăng 4 kỳ gồm 4 quá trình Quá trình nạp, quá trình nén, quá trình cháy và quá trình thải

Trang 33

1 QUÁ TRÌNH NẠP

Quá trình nạp được xem là quá trình thứ nhất của động cơ

xăng 4 kỳ

Khi trục khuỷu quay, qua thanh truyền piston di chuyển từ

trên xuống dưới Xú pap nạp mở và xú pap thải đóng

Khi piston chuyển động đi xuống, không khí và nhiên liệu từ

bên ngoài vào xy lanh động cơ qua xú pap nạp do sự chênh

áp giữa bên ngoài và bên trong xy lanh

Quá trình nạp được đánh gía bằng nhiệt độ Ta và áp suất ở

cuối qúa trình nạp Pa

Quá trình nén là một quá trình quan trọng Khi áp suất nén càng cao, áp suất sinh ra trong quá trình cháy càng lớn, công suất động cơ sinh ra lớn và động cơ tiết kiệm được nhiên liệu

3 QUÁ TRÌNH CHÁY

Khi piston lên gần đến điểm chết trên ở cuối quá trình nén, lúc này tia lửa điện bu gi được cung cấp từ hệ thống đánh lửa đốt cháy hỗn hợp trong xy lanh Khi cháy chất khí trong xy lanh giãn nở nhanh chóng và tạo ra một áp suất rất cao tác dụng lên đỉnh của piston

Trang 34

Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ

Áp suất cháy trong xy lanh đạt cực đại khi piston đi qua điểm chết trên khoảng 10° Piston chuyển động đi xuống bên dưới làm cho trục khuỷu quay để sinh công Trong quá trình này xú pap nạp và xú pap thải vẫn đóng

Quá trình cháy xảy ra vào khoảng hai phần nghìn giây Khi phản ứng xảy ra, liên kết giữa các nguyên tử Hydro và Carbon bị phá vỡ Sự phá vỡ mối liên kết này sẽ giải phóng nhiệt lượng trong buồng đốt, đẩy piston xuống làm cho trục khuỷu chuyển động Khi các nguyên tử Hydro và Carbon tách ra, chúng sẽ kết hợp với ôxy của không khí để tạo thành hơi nước và khí Diôxýt Carbon

4 QUÁ TRÌNH THẢI

Khi piston xuống gần tới điểm chết dưới, xú pap nạp vẫn đóng

và xú pap thải mở, khí cháy từ trong xy lanh thoát ra bên ngoài

do chênh lệch áp suất bên trong xy lanh và môi trường

Khi piston đến điểm chết dưới, chuyển động quay của trục

khuỷu làm piston chuyển động đi lên, đầu piston đẩy khí cháy

ra môi trường qua xú pap thải Khi piston đi qua điểm chết trên

quá trình nạp của chu kỳ thứ hai tiếp diển

Quá trình thải và quá trình nạp có quan hệ mật thiết với nhau,

để nạp đầy hòa khí vào lòng xy lanh thì phải thải sạch khí

cháy ra khỏi xy lanh ở chu kỳ trước

Động cơ xăng 4 kỳ, trong một chu kỳ piston phải thực hiện 4

hành trình và trục khuỷu quay hai vòng tương ứng 720° Để

điều khiển các xú pap nạp và thải đóng mở một lần trong một

chu kỳ, trục cam thực hiện đúng một vòng

5 ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI KHÍ

Đồ thị biểu thị góc đánh lửa sớm, góc đóng trễ mở sớm của các xú pap nạp và thải được gọi là đồ thị phân phối khí

Trang 35

ƒ Khi piston gần điểm chết trên ở cuối quá trình thải, xú pap nạp mở Góc này được gọi là góc mở sớm của xú pap nạp Mục đích của việc mở sớm xú pap nạp là khi piston ở điểm chết trên, độ mở của xú pap nạp đủ lớn để đảm bảo nạp đầy hỗn hợp

ƒ Ở quá trình nạp, khi piston xuống điểm chết dưới, áp suất trong xy lanh vẫn bé hơn áp suất của môi trường Vì vậy, để nạp thêm người ta thực hiện xú pap nạp đóng trễ sau điểm chết dưới để tận dụng sự chênh áp và quán tính của dòng không khí nạp Ở đồ thị trên, góc mở sớm của xú pap nạp là 6° và đóng trễ là 40°

ƒ Ở quá trình nén, khi piston lên gần đến điểm chết trên, tia lửa điện bu gi nẹt ra Góc đánh lửa trước điểm chết trên được gọi là góc đánh lửa sớm Mục đích của việc đánh lửa sớm là đảm bảo áp suất cháy đạt cực đại sau điểm chết trên một góc là 10° để công suất của động cơ đạt được tối

ưu nhất

ƒ Ở quá trình cháy, khi piston xuống gần đến điểm chết dưới, xú pap thải mở để khí cháy thoát ra ngoài do sự chênh áp, góc này được gọi là góc mở sớm của xú pap thải Khi piston đi lên đỉnh piston tiếp tục đẩy khí cháy ra ngoài qua xú pap thải Quá trình thải kết thúc khi piston đi qua điểm chết trên một góc nào đó, góc này gọi là góc đóng trễ của xú pap thải Mục đích của việc đóng trễ là tận dụng quán tính của dòng khí thải để thải sạch Đồ thị trên, góc mở sớm của xú pap thải là 31°trước điểm chết dưới và góc đóng trễ là 9° sau điểm chết trên

ƒ Ở cuối quá trình thải và đầu quá trình nạp có các thời điểm xú pap nạp và thải đều mở, góc này được gọi là góc trùng điệp của xú pap Theo đồ thị góc này là 15°

II ĐỘNG CƠ DIESEL 4 KỲ 1 XY LANH

Động cơ xăng, hỗn hợp không khí-nhiên liệu bị nén và sau đó được đốt cháy bởi năng lượng của tia lửa điện bu gi Còn ở động cơ Diesel, nhiên liệu bị đốt cháy bởi nhiệt độ của không khí bị nén Nhiệt độ không khí bị nén trong buồng đốt của động cơ Diesel khoảng 500°C hoặc cao hơn, do tỉ số nén của động cơ Diesel là rất lớn ( 15/1 – 22/1 )

Trang 36

Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ

1 QUÁ TRÌNH NẠP

Khi trục khuỷu chuyển động, thanh

truyền kéo piston dịch chuyển từ trên

xuống, xú pap nạp mở và xú pap thải

đóng Độ chân không trong xy lanh

hút không khí sạch từ bên ngoài đi

qua xú pap nạp để nạp vào xy lanh

động cơ

2 QUÁ TRÌNH NÉN

Piston từ điểm chết dưới di chuyển

lên điểm chết trên Xú pap nạp và

thải đều đóng Khi piston đi lên

không khí bên trong xy lanh bị nén

áp suất đạt tới 30 kg/cm2 và nhiệt độ

khoảng từ 500 - 800°C

Trang 37

3 QUÁ TRÌNH CHÁY

Không khí trong xy lanh bị đẩy vào

buồng đốt phụ ở bên trong nắp

máy Ở cuối quá trình nén, kim

phun mở và nhiên liệu được phun

vào buồng đốt phụ với áp suất rất

cao và nhiên liệu sẽ tự bốc cháy

Khi nhiên liệu cháy làm cho áp

suất và nhiệt độ trong buồng đốt

phụ tăng nhanh và nó bị đẩy ra

buồng đốt chính Tại buồng đốt

chính, nhiên liệu hoà trộn với

không khí và tiếp tục cháy trong

thời gian rất nhanh chóng

Áp suất cháy sẽ đẩy piston di

chuyển và qua trung gian của thanh

truyền sẽ làm cho trục khuỷu quay

để truyền công suất cho ôtô

4 QUÁ TRÌNH THẢI

Piston từ điểm chết dưới di chuyển

lên điểm chết trên, xú pap nạp

đóng và xú pap thải mở Khi piston

đi lên đỉnh piston sẽ đẩy khí cháy

trong xy lanh qua xú pap thải thoát

ra ngoài

Khi piston dịch chuyển từ trên

xuống quá trình nạp được thực hiện

và chu kỳ thứ hai được tiếp diển

Khi động cơ thực hiện 4 kỳ: nạp, nén, nổ và thải, trục khuỷu quay hai vòng và chỉ có một lần sinh công Nên nó được gọi là động cơ Diesel 4 kỳ

Động cơ Diesel có ưu điểm là hiệu suất nhiệt và tuổi thọ động cơ cao, ít hư hỏng và momen xoắn được giữ không đổi trong một khoảng tốc độ nên nó dễ sử dụng hơn động cơ xăng

Có khuyết điểm là phát ra tiếng ồn lớn, rung động mạnh khi làm việc, hệ thống nhiên liệu có độ chính xác cao và cấu trúc động cơ phải vững chắc

Trang 38

Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ

SO SÁNH ĐỘNG CƠ XĂNG VÀ DIESEL

Động cơ Động cơ xăng Động cơ Diesel

Kỳ nạp Nạp hỗn hợp không khí và nhiên liệu Chỉ nạp không khí

Kỳ nén Piston nén hỗn hợp không khí nhiên liệu Piston nén không khí đạt được nhiệt độ và áp suất cao Kỳ nổ Bu gi đốt cháy hỗn hợp nén Nhiên liệu phun với áp suất cao và bị đốt cháy bởi nhiệt độ của không khí

Kỳ thải Lực piston đẩy khí cháy ra khỏi xy lanh Lực piston đẩy khí cháy ra khỏi xy lanh Điều tiết công

suất Điều khiển lượng hỗn hợp không khí – nhiên liệu cung cấp Điều khiển lượng nhiên liệu phun

III ĐỘNG CƠ NHIỀU XY LANH TRÊN ÔTÔ

Trên ôtô, động cơ thường có nhiều xy lanh Số xy lanh có thể là 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 12… Khi số xy lanh càng tăng thì công suất của động cơ càng cao Các xy lanh của động cơ có thể bố trí thành một hàng, theo hình chữ V, hình sao hoặc bố trí đối xứng

Chu kỳ công tác động cơ nhiều xy lanh thực hiện được trong hai vòng quay Mỗi xy lanh của động cơ đều thực hiện đầy đủ 4 kỳ trong hai vòng quay trục khuỷu

Thứ tự nổ mỗi xy lanh được bố trí lệch nhau một góc đều đặn là 720°/ i (i là số xy lanh của động cơ)

1 ĐỘNG CƠ 4 KỲ- 4 XY LANH THẲNG HÀNG

Ở động cơ 4 xy lanh, 4 kỳ, thứ tự công tác 1 – 3 – 4 – 2 Góc lệch công tác = 720° : 4 = 180°.Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền của động cơ này có dạng như sau

Trang 39

0 180 360 540 720°

2 ĐỘNG CƠ 4 KỲ, 6 XY LANH THẲNG HÀNG

Động cơ 4 kỳ, 6 xy lanh, thứ tự công tác thông dụng là 1–5–3–6–2–4 Góc lệch công tác 720° : 6 = 120°

0 180 360 540 720°

3 ĐỘNG CƠ 4 KỲ, 8 XY LANH BỐ TRÍ DẠNG CHỮ V

Người ta bố trí động cơ hình chữ V với mục đích là rút ngắn chiều dài của động cơ Ở động cơ chữ V8 có rất nhiều thứ tự công tác

Trang 40

Nguyên lý-Các bộ phận chính của động cơ

Thứ tự công tác: 1 – 8 – 2 – 7 – 4 – 5 – 3 – 6

Hình trên, động cơ V8 xy lanh có góc lệch giữa hai đường tâm xy lanh là 90° Động cơ trên sử dụng thanh truyền đồng dạng, trên một chốt khuỷu bố trí hai thanh truyền Góc lệch công tác là 90°

0 180 360 540 720°

IV NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ XĂNG 2 KỲ 1 XY LANH

Động cơ xăng 2 kỳ có các đặc điểm sau:

ƒ Dùng các cửa thải và nạp để thay thế cho các xú pap

ƒ Hỗn hợp không khí nhiên liệu nạp vào xy lanh do sự nén hỗn hợp từ các-te của động cơ

ƒ Để bôi trơn piston, xéc măng và xy lanh người ta dùng biện pháp pha nhớt vào xăng

ƒ Các-te của động cơ dùng để chứa hỗn hợp khí

Ngày đăng: 27/06/2014, 01:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5. ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI KHÍ - Giáo trình thực tập động cơ I pot
5. ĐỒ THỊ PHÂN PHỐI KHÍ (Trang 34)
Hình A:   Cạnh AC: Quá trình nạp hỗn hợp không khí – nhiên liệu. - Giáo trình thực tập động cơ I pot
nh A: Cạnh AC: Quá trình nạp hỗn hợp không khí – nhiên liệu (Trang 42)
SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG K-JETRONIC - Giáo trình thực tập động cơ I pot
SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG K-JETRONIC (Trang 60)
Sơ đồ khối mô tả đường đi của không khí và nhiên liệu. Không khí đi từ lọc gió đến cảm biến lưu  lượng không khí, rồi sau đó qua cánh bướm ga vào động cơ tại các thời điểm xú pap nạp mở - Giáo trình thực tập động cơ I pot
Sơ đồ kh ối mô tả đường đi của không khí và nhiên liệu. Không khí đi từ lọc gió đến cảm biến lưu lượng không khí, rồi sau đó qua cánh bướm ga vào động cơ tại các thời điểm xú pap nạp mở (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w