Tổng hợp 10 tài liệu về thực tập động cơ hay nhất

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 1

Thực tập động cơ là cách gọi một nội dung quan trọng có trong chương trình học các khối ngành kỹ thuật tại các trường cao đẳng, đại học. Thực tập động cơ bao gồm những hướng dẫn về quy trình bảo dưỡng và sửa chữa các vấn đề cơ bản nhất trên các phương tiện di chuyển (tiêu biểu là ô tô).

Nhằm giúp các bạn có thể nắm được các quy trình bảo dưỡng, sửa chữa cũng như các quy trình nghiệp vụ chuyên môn khác, chúng mình đã tổng hợp những tài liệu hay nhất về đề tài thực tập động cơ để các bạn có thể tham khảo và nghiên cứu.

I. Những tài liệu hay nhất về đề tài thực tập động cơ

1. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 1

Giáo trình thực tập động cơ được biên soạn theo chương trình công nghệ. Nhằm mục đích giúp cho các bạn sinh viên chuyên ngành cơ Khí động lực của các trường Đại học, Cao đẳng có thêm nguồn tài liệu để học tập và nghiên cứu. Tài liệu này vận dụng kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế để biên soạn sao cho phù hợp với yêu cầu đào tạo của các đơn vị giáo dục khắp cả nước.

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 1
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 1

Download tài liệu

2. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 2

Trên thực tế, các tài liệu thực tập động cơ hoàn toàn có thể được sử dụng để phục vụ các đối tượng khác không phải là học viên, sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học mà có thể là các bạn học tại các trường dạy nghề và các đối tượng có liên quan muốn tìm hiểu. Điều này có được là do các tài liệu về thực tập động cơ hoàn toàn truyền tải kiến thức theo thứ tự từ dễ đến khó, giúp người học tiếp cận và dần nâng cao trình độ theo quy trình. 

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 2
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 2

Download tài liệu

3. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 3

Các tài liệu về thực tập động cơ thường là những tài liệu đã được chỉnh lý, bổ sung và có sửa chữa lớn về nội dung và hình thức trình bày. Sau một thời gian dài rút kinh nghiệm trong thực tế lao động sản xuất, một số tác giả đã bỏ qua những nội dung đã cũ, lạc hậu. Thay vào đó là cung cấp các nội dung mới phù hợp với tình hình thực tế của đất nước và sự phát triển trên thế giới. 

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 3
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 3

Download tài liệu

4. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 4

Thực tập động cơ thực chất là tìm hiểu cách hoạt động của động cơ được gắn trên các phương tiện giao thông phổ biến. Phương tiện thường được lựa chọn để nghiên cứu trong các nội dung thực tập động cơ thường là ô tô. Lý giải có sự lựa chọn này là bởi tô là loại phương tiện phổ biến, các thông số kỹ thuật, các trang thiết bị đi kèm cũng vượt trội hơn xe máy. Vì thế mà chúng ta lựa chọn động cơ ô tô trong nghiên cứu thực tập động cơ cơ bản.

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 4
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 4

Download tài liệu

5. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 5

Trong giáo trình thực tập động cơ chương thứ năm, chúng ta sẽ được làm quen với phương pháp kiểm tra các bộ phận chính của động cơ. Yêu cầu đối với sinh viên khi học nội dung này bao gồm: Lựa chọn dụng cụ đúng và sử dụng một cách thành thạo. Nắm vững các phương pháp sử dụng thiết bị kiểm tra bộ phận của động cơ, sắp xếp các chi tiết có thứ tự và đặt chúng ở vị trí chính xác. 

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 5
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 5

Download tài liệu

6. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 6

Phương pháp lắp động cơ  là một yêu cầu cơ bản thuộc nội dung thực tập động cơ. Khi lắp động cơ, chúng ta cần tháo các chi tiết, kiểm tra và khắc phục. Tiến hành sắp đặt lại động cơ và hoàn chỉnh nó. Trong quá trình lắp một động cơ, cần cẩn thận, tỉ mỉ vì động cơ là một khối hoàn chỉnh. Việc lắp đặt sẽ dựa theo nguyên tắc chi tiết, bộ phận nào tháo sau thì lắp trước và ngược lại. 

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 6
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 6

Download tài liệu

7. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 7

Trong quá trình động cơ làm việc, hệ thống làm trơn sẽ cung cấp dầu nhờn dưới một áp suất nhất định đến các chi tiết chuyển động cần phải làm nhờn nhằm kéo dài tuổi thọ của động cơ. Trong giáo trình thực tập động cơ – Hệ thống làm trơn được xác định bao gồm các chức năng như: giảm ma sát cho các chi tiết chuyển động, có tác dụng làm kín, làm mát các chi tiết của động cơ. Bảo vệ bề mặt các chi tiết, làm cho các chi tiết chuyển động thêm êm dịu và giảm tiếng ồn. 

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 7
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 7

Download tài liệu

8. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 8

Hầu hết động cơ sử dụng nhiên liệu đốt trong sẽ đốt cháy nguyên liệu để biến năng lượng nhiệt thành cơ năng. Điều này khiến cho một phần nhiệt lượng truyền lại cho các chi tiết của động cơ. Lượng nhiệt được các chi tiết động cơ hấp thụ phải được truyền ra môi trường bên ngoài để tránh sự quá nhiệt. Vì vậy, hệ thống làm mát được thiết lập nhằm ngăn cản sự quá nhiệt. Vai trò của hệ thống này cũng được thể hiện rất rõ trong quá trình học và thực hành thực tập động cơ.

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 8
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 8

Download tài liệu

9. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 9

Trong chương thứ chín thuộc giáo trình thực tập động cơ, chúng ta được làm quen với hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng để cung cấp một tỷ lệ không khí nhiên liệu phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ. Ở động cơ xăng, hệ thống cung cấp nhiên liệu có hai kiểu chính. Đó là động cơ dùng bộ chế hòa khí và động cơ phun xăng. Trong đó, hệ thống phun xăng lại có hai kiểu là phun xăng vào đường ống và  phun xăng trực tiếp vào buồng đốt. 

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 9
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 9

 

10. Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 10

Theo nội dung có trong giáo trình thực tập động cơ, ở các động cơ đốt trong, công suất của động cơ sinh ra do sự cháy hỗn hợp không khí nhiên liệu trong xilanh. Còn  đối với động cơ xăng, tia lửa điện từ bugi phải đủ khả năng đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu vào cuối quá trình nén. Việc nắm được nội dung này được cho là bạn đã nắm được cơ bản những nội dung có trong thực tập động cơ và có khả năng xử lý một vài tình huống đơn giản liên quan đến động cơ. 

Giáo trình thực tập động cơ I - Chương 10
Giáo trình thực tập động cơ I – Chương 10

Download tài liệu

100+ Tài liệu về thực tập động cơ hay

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Thực tập động cơ và những điều bạn cần biết

1. Khái niệm đầy đủ nhất về thực tập động cơ

  • Thực tập động cơ là môn học giúp chúng ta hiểu được các thức vận hành của động cơ, đồng thời nắm được những trang thiết bị cơ bản liên quan tới động cơ, cách lắp đặt, cách khởi động, cách bảo dưỡng những trang thiết bị đó. Sau khi có được lượng kiến thức cơ bản về thực tập động cơ, bạn hoàn toàn có thể tự sửa chữa những lỗi đơn giản đối với phương tiện giao thông có sử dụng động cơ của chính mình, có thể tự bảo trì, tự nâng cấp tùy theo khả năng. 
  • Việc có kiến thức về thực tập động cơ giúp bạn hiểu chính phương tiện của mình, hay nói đúng hơn là hiểu động cơ, hiểu trái tim giúp vận hành một phương tiện giao thông phổ biến.
  • Học tập về thực tập động cơ cũng cần theo các bước nhất định, tiếp cận kiến thức từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể: 

Đầu tiên, bạn sẽ được liệt kê cách sử dụng dụng cụ cơ khí cơ bản như cờ lê, cách sử dụng cờ lê hợp lý, cách sử dụng các tuýp và súng khí nén,… Sau đó là các thiết bị chuyên dùng trong sửa chữa động cơ như máy nén lò xo của hệ thống treo, máy chứa  dầu và máy hút dầu bôi trơn,…

Tiếp theo đó, bạn sẽ tiếp cận với các quy trình thực hiện cơ bả trên động cơ như xác định thứ tự nổ, xác định vị trí điểm chết, giới thiệu về quy trình cân cam, súc rửa két nước, bộ chế hòa khí,… hoặc các quy trình về cân lửa đối với hệ thống đánh lửa có sử dụng vis lửa,…

  • Việc học một cách tuần tự thực tập động cơ sẽ giúp bạn hiểu vấn đề hơn, giúp bạn nắm được những nội dung cơ bản đến nâng cao một cách hiệu quả hơn và trên hết là nắm được những kiến thức để có thể thực hành bảo dưỡng và sửa chữa động cơ.

2. Nội dung cụ thể của thực tập động cơ

Thực tập động cơ là nội dung phức tạp yêu cầu quá trình giảng dạy, truyền đạt kiến thức phải chia ra làm hai giai đoạn chính. Cụ thể:

  • Giai đoạn một:
  • Giai đoạn một của thực tập động cơ giúp cho sinh viên nắm vững cấu trúc nguyên lý hoạt động của động cơ và vận dụng kiến thức này để thực tập cơ bản kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng, điều chỉnh và sửa chữa các chi tiết, các cụm của động cơ. 
  • Để đạt được các kỹ năng cần thiết của ngành, trong giai đoạn này, sinh viên có thể hoàn chỉnh các kiến thức về động cơ và trang bị các kiến thức mới về động cơ phun xăng, biết sử dụng các thiết bị để chẩn đoán và khảo nghiệm động cơ. 
  • Giai đoạn hai:
  • Tiếp nối những nội dung còn đang dang dở ở giai đoạn thứ nhất, giai đoạn thứ hai của thực tập động cơ sẽ giới thiệu các kiểu động cơ phun xăng, cấu trúc và nguyên lý hoạt động cũng như phương pháp chuẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa. 
  • Giai đoạn này giúp cho sinh viên hoàn chỉnh kiến thức về động cơ xăng, biết sử dụng các thiết bị chẩn đoán và khảo nghiệm động cơ một cách nâng cao hơn so với giai đoạn đầu tiên. 
  • Động cơ ô tô là thiết bị giúp chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó (ví dụ như xăng – dầu, nhiệt năng, điện năng) thành động năng. Đây cũng là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô và được ví như trái tim của loại phương tiện này. Bởi chính động cơ là nơi sản sinh ra công suất và mô-men xoắn làm quay các bánh xe, nhờ đó mà ô tô mới có thể di chuyển. 

Ngoài ra, động cơ còn chịu trách nhiệm dẫn động cho một số hệ thống phụ trợ khác trên như máy phát điện, hệ thống trợ lực lái,… 

Như vậy có thể thấy, động cơ là một trong những nội dung cơ bản, cần được phổ cập đến tất cả mọi người, không chỉ là những người trực tiếp sử dụng các phương tiện, thiết bị có động cơ. Và để làm được điều đó, nội dung môn học thực tập động cơ và các giáo trình, tài liệu liên quan đến thực tập động cơ nên được phổ biến rộng rãi hơn để kiến thức về động cơ đến được với tất cả mọi người.

Qua những tài liệu được chúng mình cung cấp trong bài viết này, mong rằng các bạn sẽ có thêm những hiểu biết nhất định về thực tập động cơ. Đồng thời, có thêm những kiến thức nhất định về nguyên lý hoạt động và kết cấu của động cơ, nhằm giải quyết các tình huống hỏng hóc đơn giản đối với nhiều loại phương tiện giao thông. Chúc các bạn may mắn và thành công.