Đặt sức khoẻ của bệnh nhân và lợi ích của cộng đồng lên trên hết - Đây là phẩm chất quan trọng đối với người dược sĩ.. - Tập thể cán bộ công nhân viên ngành dược nói chung, cá nhân mỗi n
Trang 1CÂU HỎI ÔN TẬP
ĐẠO ĐỨC TRONG HÀNH NGHỀ DƯỢC
Lớp D16BK14
Câu 1: Trình bày và phân tích 10 điều y đức trong hành nghề dược do Bộ y tế ban hành 2 Câu 2 :Trình bày và phân tích những đặc điểm chủ yếu của đạo đức trong hành nghề dược ở Việt Nam 3 Câu 3 : Trình bày và phân tích vai trò của dược sỹ trong thế kỷ XXI 4 Câu 4 :Trình bày và phân tích yêu cầu đạo đức trong đào tạo nhân viên giới thiệu thuốc 5 Câu 5 : Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn một cách trung thực, không vụ lợi 5 Câu 6 :Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn một cách rõ ràng, dễ hiểu 6 Câu 7:Trình bày những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Hensinki 2 (thuyên ngôn Tokyo 1975) 7 Câu 8: Trình bày và phân tích yêu cầu cần phải tư vấn bằng thái độ giao tiếp cởi
mở, thân mật, tạo được sự tin cậy của khách hàng 8 Câu 9: Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn để góp phần đẩy mạnh việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả 10 Câu 10 :Trình bày và phân tích yêu cầu đạo đức trong hoạt động thông tin quảng cáo thuốc 11 Câu 11: Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn chính xác trên cơ sở đảm bảo chất lượng nguồn thông tin tại nhà thuốc 13 Câu 12: Đạo đức là gì? Các đặc điểm và nguyên tắc của đạo đức xã hội chủ nghĩa
là gì? 14 Câu 13: Trình bày một số phạm trù đạo đức: Thiện và ác, nghĩa vụ và lương tâm, hạnh phúc và lẽ sống 15 Câu 14: Trình bày các nguyên tắc đạo đức trong hành nghề dược 18 Câu 15: Trình bày các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thông tin, quảng cáo thuốc 20
Trang 2Câu 1: Trình bày và phân tích 10 điều y đức trong hành nghề dược do Bộ y tế ban hành
Trả lời:
10 điều y đức trong hành nghề Dược
1 Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết
2 Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
3 Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người bệnh
4 Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn; thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật
5 Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp
6 Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
7 Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học
8 Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề Không được vì mục đích lợi nhuận
mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp
9 Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống
10 Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội
Trang 3Câu 2 :Trình bày và phân tích những đặc điểm chủ yếu của đạo đức trong hành nghề dược ở Việt Nam
Trả lời :
1 Đặt sức khoẻ của bệnh nhân và lợi ích của cộng đồng lên trên hết
- Đây là phẩm chất quan trọng đối với người dược sĩ Ngành dược trước hết là ngành khoa học kĩ thuật mà sản phẩm của nó để bảo vệ sức khỏe con người Tính chất nhân đạo quán triệt trong mọi hoạt động của ngành Mặt khác ngành dược là một ngành kinh tế đòi hỏi vận hành phải có lãi
- Tập thể cán bộ công nhân viên ngành dược nói chung, cá nhân mỗi người dược sĩ nói riêng đều phải quán triệt tinh thần đặt sức khỏe bệnh nhân và lợi ích của cộng đồng lên trên hết, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tính nhân văn và yêu cầu làm kinh tế
2 Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp
- Trung thực là yêu cầu đạo đức của mỗi con người, cũng là yêu cầu đạo đức của nhiều ngành nghề khác nhau Tuy nhiên trung thực là phẩm chất rất quan trọng của đạo đức hành nghề dược vì nhiều hành vi của người dược sĩ chỉ bản thân người đó biết, nhiều việc chỉ có người đó và bệnh nhân biết trong điều kiện người bệnh nhân không có kiến thức về dược phẩm như dược sĩ
3 Phải thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề
- Nghề dược cũng như nghề y là nghề nghiệp có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mệnh con người, do đó phải thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong hành nghề
- Dược sĩ sản xuất bào chế, dược sĩ lâm sàng, dược sĩ cộng đồng (dược sĩ chủ nhà thuốc) đều cần đức tính này tuy biểu hiện có khác nhau
4 Học suốt đời
- Đây là yêu cầu chung với mỗi con người trong xã hội hiện đại, khi chu kì bán hủy kiến thức của loài người ngày càng ngắn lại, y học và dược học ngày càng phát triển thì các loại thuốc mới, các cách dùng mới, các tác dụng phụ mới sẽ được phát hiện nhiều hơn Người dược
sĩ phải nắm bắt được những kiến thức mới đó mới có thể phục vụ có hiệu quả…
- Với sự bùng nổ thông tin hiện nay chúng ta có thể học tập được từ rất nhiều người, không chỉ từ trong sách đã in, từ đồng nghiệp như trước đây
5 Tôn trọng và khai thác y dược học cổ truyền
- Y học hiện đại mới chỉ được đưa vào nước ta từ khoảng hai thế kỷ nay.Trước đó chỉ nhờ y dược học cổ truyền mà ông cha ta đã bảo vệ sức khỏe, tồn tại hang nghìn năm
- Vì vậy việc tôn trọng và khai thác y dược học cổ truyền, kết hợp đông y với tây y, thực hiện thuốc nam chữa bênh cho người nam là một việc rất cần thiết
Trang 4Câu 3 : Trình bày và phân tích vai trò của dược sỹ trong thế kỷ XXI
Trả lời :
Năm 2000 Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm Dược sĩ 7 sao:
1 Là người thực hiện chăm sóc thuốc cho nhân dân
2 Là người ra quyết định về sử dụng một cách phù hợp, hiệu quả các nguồn lực: Nhân lực, thuốc, trang thiết bị, quy trình, thực hành
3 Là cầu nối giữa bệnh nhân và thầy thuốc, là người truyền tải thông tin:
- DS là người có vị trí lý tưởng giữa bệnh nhân và thầy thuốc, có điều kiện để giải thích cặn kẽ cách dùng thuốc cho bệnh nhân, lựa chọn các thông tin cần thiết và vừa đủ để nói với bệnh nhân
- Có 2 loại thông tin về thuốc:
+ Thông tin cho bệnh nhân
+ Thông tin cho thầy thuốc
4 Là nhà quản lý
Phải biết cách quản lý một cách có hiệu quả các nguồn lực: Nhân lực, tài lực, vật lực, tin lực
5 Là người học tập suốt đời: Học tập trong trường, học tập trong công tác ví ngành y dược
luôn phát triển mạnh mẽ, có nhiều thuốc mới và cách dùng mới được phát hiện
6 Là người giảng dạy, người thầy: Phải có trách nhiệm hướng dẫn các cộng sự, giảng dạy cho
các thế hệ sau kế tiếp, rèn luyện kỹ năng thực hành cho bản thân và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho đồng nghiệp
7 Là người lãnh đạo
Dùng kiến thức của mình để thuyết phục bệnh nhân lựa chọn thuốc, sử dụng thuốc hợp
lý, an toàn, hiệu quả
Ngoài 7 yêu cầu trên, liên đoàn dược Quốc tế cũng nêu thêm một tiêu chí: người dược sĩ phải
là nhà nghiên cứu
Trang 5Câu 4 :Trình bày và phân tích yêu cầu đạo đức trong đào tạo nhân viên giới thiệu thuốc
Trả lời :
1 Người giới thiệu thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác, trung thực, cập nhật về thuốc cho cán bộ y tế liên quan đến các chỉ định đã được cơ quan quản
lý phê duyệt cho phép sử dụng, các lợi ích rủi ro của sản phẩm Người giới thiệu thuốc được coi như đầu mối liên lạc giữa công ty sản xuất, kinh doanh với cán bộ y tế là người kê đơn thuốc Do vậy hoạt động của những người giới thiệu thuốc đại diện cho công ty trên thị trường, thể hiện tính chuyên nghiệp và liêm chính của công ty trong hoạt động kinh doanh
2 Công ty cần đảm bảo tất cả những người giới thiệu thuốc của công ty, hay do công ty thuê,
là những người tiếp xúc trực tiếp với cán bộ y tế, đều phải được huấn luyện về luật, quy chế và quy tắc có liên quan, bao gồm cả nguyên tắc tự nguyện về đạo đức
3 Công ty cần đảm bảo người giới thiệu thuốc có kiến thức chuyên môn và được đào tạo phù hợp về khoa học và thông tin sản phẩm để đảm bảo họ đủ khả năng trình bày thông tin một cách chính xác, cập nhật và đầy đủ, đúng theo quy định của luật pháp và quy chế liên quan
4 Công ty cần tiến hành kiểm tra đánh giá theo định kỳ về kiến thức của người giới thiệu thuốc, cả về luật pháp, quy chế, quy tắc và thông tin sản phẩm, cũn như có đánh giá về hành vi làm việc đảm bảo theo đúng quy định luật pháp, quy chế và nguyên tắc đạo đức
5 Khi một nhân viên không tuân thủ theo đúng các chính sách của công ty cũng như các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh dược, công ty cần có biện pháp kỷ luật thích hợp
Câu 5 : Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn một cách trung thực, không vụ lợi Trả lời :
Phải tư vấn một cách trung thực, không vụ lợi :
- Đây là một yêu cầu đạo đức rất quan trọng Nếu ta đặt sức khỏe bệnh nhân và lợi ích cộng đồng lên trên hết, ta sẽ khắc phục được khuyết điểm thiếu trung thực, vụ lợi trong tư vấn Ví
dụ :
+ Đơn thuốc của bênh nhân ghi thuốc A nhưng nhà thuốc của mình không có, người dược sĩ thay thế bằng thuốc B, loại thuốc mà nhà thuốc sẵn có mặc dù thuốc B không phải là sự thay thế hợp lý Như thế đã là có hành vi vụ lợi trong tư vấn, không thể chấp nhận được
+ Cũng có khi nhà thuốc có sẵn thuốc trong đơn nhưng nhà thuốc lại tư vấn cho bệnh nhân thuốc khác có chiết khấu cao hơn, được khuyến mãi nhiều hơn mặc dù không thích hợp với bệnh của bệnh nhân
+ Cũng càn tránh dùng bệnh tật dọa nạt để ép bệnh nhân mua thuốc, càng nhiều thuốc càng tốt cho nhà thuốc của mình
- Điều cần nhớ là không thể tránh được mục đích thu lãi trong hành động trong kinh doanh thuốc, song cần dung hòa, cân đối việc này với lợi ích của người bệnh, của cộng đồng là nhiệm
vụ của dược sĩ chủ nhà thuốc
Trang 6Câu 6 :Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn một cách rõ ràng, dễ hiểu
Trả lời :
- Phải tư vấn rõ ràng dễ hiểu :
+ Trước hết phải hiểu rõ đây là tư vấn cho người không có chuyên môn Y Dược, khác với việc
tư vấn cho bác sĩ trong bệnh viện Do vậy cần tránh dùng các từ ngữ chuyên môn Ngôn từ cần
rõ ràng dễ hiểu sao cho khách hàng hiểu được dễ dàng Cần xác định rõ nội dung cần truyền đạt cho bệnh nhân, chỉ nói những điều cần thiết, không giải thích lan man có thể khiến bệnh nhân hoang mang
+ Thông tin tư vấn cho bệnh nhân có hai hình thức là nói và viết Cũng cần chú ý đến việc tư vấn bằng cách viết Việc ghi liều dùng, cách dùng trên bao bì thuốc cũng cần rõ ràng để bệnh nhân đọc được, không được ghi quá tóm tắt khách hàng có thể suy diễn sai
Một số lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ viết trong giao tiếp tại nhà thuốc :
+ Sử dụng màu mục tương phản với màu giấy như màu đen hoặc màu xanh trên nền trắng + Viết rõ ràng, dễ đọc
+ Tiêu đề nhãn phải ghi cụ thể
+ Ghi thời gian trên nhãn
+ Thông tin đầy đủ, tránh mơ hồ, không rõ ràng
+ Viết thông tin theo mẫu hoặc theo quy định những nội dung bắt buộc đối với thuốc ra lẻ không có bao bì ngoài đính kèm
+ Ký rõ và ghi chức danh (nếu cần)
+ Cần bổ sung hoặc thêm thông tin trong một số trường hợp đặc biệt
Trang 7Câu 7:Trình bày những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Hensinki 2 (thuyên ngôn Tokyo 1975)
Trả lời:
1 Nghiên cứu y sinh phải tuân theo nguyên tắc khoa học và phải dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật một cách đầy đủ, và dựa trên các kiểu thức hàn lâm từ các tài liệu khoa học
2 Thiết kế từng phép thử nghiệm trên đối tượng với con người phải được hình thành trong đề cương nghiên cứu và phải được đánh giá bởi một hội đồng độc lập
3 Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi cán bộ có đủ trình độ khoa học tương xứng và được giám sát bởi các chuyên gia y học có kinh nghiệm lâm sàng
4 Bất cứ nghiên cứu y sinh học nào, có đối tượng nghiên cứu là con người, cũng cần phải được đánh giá một cách cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước so với các lợi ích có thể đạt được, cho đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác Quan tâm đến lợi ích của đối tượng nghiên cứu luôn phải đặt trên lợi ích của khoa học và của xã hội
5 Quyền lợi của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo về sự toàn vẹn luôn luôn phải đặt lên hàng đầu tất cả các điều dự phòng phải được tiến hành, đảm bảo sự bí mật riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động nghiên cứu lên sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần của đối tượng
6 Sự chính xác của kết quả nghiên cứu phải được bảo vệ, bất cứ một nghiên cứu nào tiến hành trên con người thì mỗi một đối tượng dự kiến tiến hành nghiên cứu phải được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các phương pháp, các lợi ích có thể và các tác hại có thể trong nghiên cứu, cũng như những phiền muộn có thể gây ra
7 Khi đạt được sự thỏa thuận tham gia nghiên cứu , sau khi có được thông tin,bác sĩ phải thận trọng nếu đối tượng trong tình trạng phụ thuộc bác sĩ Không được gây áp lực hoặc
ép buộc đối tượng tham gia nghiên cứu
8 Trong trường hợp đối tượng thiếu hành vi năng lực,các thỏa thuận phải được sự đồng
ý của người đại diện trách nhiệm về mặt pháp lý phù hợp theo luật pháp của từng quốc gia
9 Các đối tượng tham gia nghiên cứu được tự do bỏ cuộc hay rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào
Trang 8Câu 8: Trình bày và phân tích yêu cầu cần phải tư vấn bằng thái độ giao tiếp cởi
mở, thân mật, tạo được sự tin cậy của khách hàng
Trả lời:
- Người dược sĩ có trách nhiệm ngày càng lớn trong chăm sóc sức khỏe người bệnh, để đảm bảo rằng người bệnh sẽ đạt được những kết quả như mong muốn khi được điều trị bằng thuốc Vai trò quan trọng này yêu cầu các dược sĩ phải thay đổi quan điểm hành động từ việc coi “thuốc trung tâm” sang việc chăm sóc “người bệnh trung tâm” Để thực hiện phương châm này, người dược sĩ coi việc chăm sóc người bệnh là trung tâm phải phát triển mối quan hệ giao tiếp với người bệnh, tăng cường mở rộng trao đổi thông tin, đưa người bệnh tham gia vào quá trình quyết định liên quan tới điều trị và phải nắm bắt được mục đích điều trị đa được chính người bệnh cũng như nhân viên y
tế chỉ định Việc giao tiếp có hiệu quả giữa dược sĩ với người bệnh là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh tại cơ sở bán lẻ thuốc
Quá trình giao tiếp giữa người dược sĩ với người bệnh được thực hiện qua 2 khâu chính:
a, Thiết lập mối quan hệ tiến triển tốt đẹp giữ người dược sĩ (với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ) với người bệnh
b, Trao đổi những thông tin cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cải thiện việc điều trị bằng thuốc và đánh giá hiệu quả điều trị thông qua chất lượng cuộc sống người bệnh
Để lập mối quan hệ thực sự tin tưởng với một bệnh nhân không phải là vấn đề đơn giản mà rất tế nhị Chất lượng mối quan hệ này là rất quan trọng Tất cả hành động chuyên môn liên quan giữa dược sĩ và người bệnh nằm trong phạm vi mối quan hệ mà họ thiết lập Một mối quan hệ tốt là cơ
sở cho phép người dược sĩ hiểu được trách nhiệm chuyên môn của mình trong việc chăm sóc bệnh nhân
Mục tiêu cuối cùng của cuộc giao tiếp giữa dược sĩ, với tư cách nhà chuyên môn, với người bệnh và các hoạt đông tham gia vào mối quan hệ này luôn phải được xác định và tuân thủ Mục tiêu cần thiết là đạt được sự hiểu biết lẫn nhau và phải bảo đảm cải thiện được chất lượng sống của người bệnh Bởi vậy, người dược sĩ phải nghĩ đến lợi ích của người bệnh và giúp họ đạt được mục đích Muốn vậy, người dược sĩ cần xác định xem mình phải làm gì để thực sự đáp ứng được nhu cầu điều trị của người bệnh Nhiệm vụ của người dược sĩ không chỉ là cung cấp thông tin về thuốc cho người bệnh mà phải bảo đảm rằng bệnh nhân hiểu đúng về cách điều trị để sử dụng thuốc một cách an toàn hợp lý Nhiệm vụ của người dược sĩ không phải là làm những gì người bệnh muốn mà phải giúo họ đạt được kết quả điều trị như mong muốn
Cung cấp thông tin hoặc cố gắng cải thiện sự tuân thủ của người bệnh cần được coi là một phương thức để đạt được kết quả như mong muốn hơn là chỉ để làm cốt cho xong việc Sự giao tiếp giữa
Trang 9dược sĩ và nhân viên y tế đưa đến một kết quả là thiết lập được mối quan hệ điều trị để cung cấp một cách hiệu quả dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà người bệnh cần
Nguyên tắc đặt ra của việc thiết lập mối quan hệ này là sức khỏe người bệnh lên trên hết Ngoài ra, người được sĩ, do sự hiểu biết về chuyên môn và vị trí đặc biệt trong xã hội, phải chịu trách nhiệm rất lớn để bảo đảm quá trình giao tiếp hiệu quả trong những cuộc gặp gỡ với các nhà chuyên môn
Có thiện chí rồi, người dược sĩ còn cần có kỹ năng giao tiếp tốt Muốn vậy, cần hiểu biết và rèn luyện lâu dài Quá trình giao tiếp giữa các cá nhân bao gồm cả cách thể hiện bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ - gồm các yếu tố: cử chỉ, khoảng cách giao tiếp, môi trường diễn ra các hoạt đồng giao tiếp và các yếu tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp phi ngôn ngữ
+ Cử chỉ: cách thức mà bạn sử dụng cánh tay, bàn chân, bàn tay đầu, mặt và thân mình có ảnh hưởng lớn tới thông điệp muốn truyền đạt Một số cử chỉ thân thiện khi giao tiếp:
- Giao tiếp bằng mắt (chăm chú nhưng không nhìn chằm chằm)
- Tư thế thoải mái
- Điệu bộ phù hợp, thoải mái
- Đối diện (vai thẳng góc) với người khác
- Hơi nghiêng người về phía người khác
- Người đứng thẳng (đầu ngẩng lên)
+ Khoảng cách: Khoảng cách giữa hai người giao tiếp co vai trò quan trọng đối với nội dung sẽ truyền đạt Khi tư vấn thuốc cho bệnh nhân, bạn cần thiết phải đứng đủ gần để đảm bảo tính riêng
tư, đồng thời khoảng cách phải đủ xa để cả hai cùng cảm thấy thoải mái
+ Các yếu tố môi trường phi ngôn ngữ: Một số yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong tổng thể nhưng thông điệp được truyền đạt đến người bệnh Việc sử dụng ánh sáng, mầu sắc và không gian nhà thuốc là những kênh giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng Ngoại hình của dược sĩ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện bạn chuyên nghiệp và thực sự thích thú với việc phục vụ khách hàng
+ Một số rào cản trong giao tiếp bằng cử chỉ:
a Thiếu giao tiếp bằng mắt với bệnh nhân (Thật khó chịu kh nói chuyện với một người mà không nhìn vào mắt họ)
b Biểu hiện của nét mặt (Nét mặt có thể đưa ra thông điệp mà bạn không có ý định chuyển nó tới khách hàng)
c Tư thế đứng của bạn (tư thế tạo cảm giác gần gũi hay xa cách)
d Giọng nói (Người ta hiểu bức thông điệp không chỉ qua lời nói mà còn qua giọng nói)
Trang 10Câu 9: Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn để góp phần đẩy mạnh việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
Trả lời:
+ Khái niệm sử dụng thuốc hợp lý an toàn:
a) Mục tiêu của bất cứ hệ thống quản lý thuốc nào cũng là cung ứng đúng thuốc, tới đúng người bệnh, những người cần thuốc Các bước lựa chọn, mua hàng và phân phối là tiền đề cần thiết để sử dụng thuốc hợp lý
b) Sử dụng thuốc hợp lý an toàn là yêu cầu người bệnh nhận được thuốc thích hợp với nhu cầu lâm sàng của họ, phù hợp với yêu cầu riêng của cá nhân họ, trong một khoảng thời gian thỏa đáng và ở mức độ chí phí thấp nhất đối với họ và cộng đồng (hội nghị Nairobi 1985)
c) Yêu cầu sử dụng thuốc hợp lý chỉ có thể tiến hành được nếu cả hai quá trình kẻ đơn và cung ứng thuốc cũng được thực hiện một cách thỏa đáng
+ Vai trò của người dược sĩ trong tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn:
a Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo vai trò đặc biệt của người dược sĩ, đặc biệt là trong đảm bảo chất lượng thuốc và trong sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả Trong tăng cường sử dụng thuốc hợp, lý an toàn và hiệu quả, người được sĩ có vai trò quan trọng vì họ hiểu n biết sâu rộng về thuốc và có các kỹ năng giao tiếp tốt
b Người dược sĩ, nhất là dược sĩ tại các nhà thuốc công đồng, là nhân vật chính trong hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc Dược sĩ phải có ý kiến về việc sử dụng bất hợp lý, không an toàn, thiếu hiệu quả và thuốc bị cấm, thuốc có nghi ngờ về hiệu quả Họ là người lựa chon và mua thuốc trên cơ sở thuốc thiết yếu, kiểm soát tôn trữ, thông tin và giáo dục truyền thông cho nhân viên y tế cũng như cho cộng đồng Người dược sĩ cần tự nguyện làm động lực thúc đẩy tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
c Người dưới sĩ cần cố gắng để:
+ Đạt được các kiến thức về sử dụng thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc hợp lý
+ Chuẩn bị một danh mục hợp lý các thuốc OTC
+ Chỉ khuyên dùng các thuốc này đối với khách hàng của mình
+ Nếu khách hàng đòi hỏi một thuốc OTC bất hợp lý, có gắng giải thích cho họ vì sao không nên dùng loại thuốc đó Hãy khuyên họ dùng thuốc hợp lý hơn
+ Khuyên dùng thuốc hợp lý phải chính xác và phải tránh bị lạm dụng
+ Bắt đầu với khách hàng, người dược sĩ cần phải cố gắng giáo dục truyền thông cho công chúng về sử dụng thuốc hợp lý qua các tờ rơi, các cuốn sách nhỏ và các áp phích