1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn hà nội

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội
Tác giả Nhóm 7
Người hướng dẫn Vũ Trọng Nghĩa
Trường học Trường Đại học Thương mại, Khoa Marketing Thương mại
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thể loại Bài thảo luận học phần
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,18 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (8)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (0)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (0)
      • 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu (9)
    • 1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu (11)
      • 2.1.1. Khái niệm về thời trang secondhand (11)
      • 2.1.2. Khái niệm về quyết định mua (11)
    • 2.2. Các yếu tố tác động đến quyết định mua thời trang secondhand (11)
    • 2.3. Các kết quả nghiên cứu trước đó (13)
    • 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (14)
      • 2.4.1. Mô hình đề xuất (14)
      • 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu (17)
    • 3.2. Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu (17)
      • 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu (17)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (17)
        • 3.2.2.1. Xây dựng thang đo chính thức (17)
        • 3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức (20)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (21)
        • 3.2.3.1. Nhập liệu (21)
        • 3.2.3.2. Nghiên cứu mô tả dữ liệu (21)
        • 3.2.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (21)
        • 3.2.3.4. Kiểm định giá trị của thang đo (22)
        • 3.2.3.5. Phân tích hồi quy (23)
    • 3.3. Xử lý và phân tích dữ liệu (24)
      • 3.3.1. Kết quả thống kê mô tả (24)
        • 3.3.1.1. Mô tả mẫu (24)
        • 3.3.1.2. Thống kê mô tả biến quan sát (0)
        • 3.3.1.3. Thảo luận (25)
        • 3.3.1.4. Thống kê mô tả các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng thời trang second hand của sinh viên Hà Nội (25)
      • 3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (27)
      • 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (29)
      • 3.3.4. Phân tích hồi quy (0)
    • 3.4. Kết quả nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (35)
    • 4.1. Kết luận (35)
    • 4.2. Đề xuất giải pháp (35)
      • 4.2.1. Đối với cá nhân (35)
      • 4.2.2. Đối với doanh nghiệp (36)
    • 4.3. Những đóng góp của đề tài (37)
    • 4.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (38)
      • 4.4.1 Hạn chế (38)
      • 4.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo (38)
  • PHỤ LỤC (41)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

2.1.1 Khái niệm về thời trang secondhand

Thuật ngữ secondhand (second: thứ hai, hand: tay) được dùng để chỉ những món đồ đã qua sử dụng và được sang tay cho người mới Không chỉ là quần áo, mọi món đồ cũ vẫn còn giá trị sử dụng tốt đều được gọi là đồ secondhand.

Thời trang secondhand là những sản phẩm thời trang đã từng được sử dụng bởi người khác trước đó, sau đó được bán lại Đây là một cách để tái sử dụng và tận dụng lại những món đồ đã qua sử dụng, giúp giảm thiểu lượng rác thải và có tác dụng tích cực tới môi trường Thời trang secondhand có thể bao gồm quần áo, giày dép, túi xách, và nhiều phụ kiện khác.

2.1.2 Khái niệm về quyết định mua

Quyết định mua là ý định được hình thành của người tiêu dùng sau khi đã đánh giá tất cả các khả năng thay thế khi lựa chọn sản phẩm và đã sắp xếp chúng theo một thứ bậc.

Hình 2.1.2: Quá trình quyết định mua của Philip Kotler (2005)

Các yếu tố tác động đến quyết định mua thời trang secondhand

 Thái độ của người tiêu dùng với thời trang secondhand

Nếu người tiêu dùng có một thái độ tích cực và chấp nhận đồ second hand, họ có khả năng cao hơn để mua sắm và sử dụng các sản phẩm đã qua sử dụng Thái độ chấp nhận giúp họ nhìn nhận đồ second hand như một lựa chọn hợp lý và có giá trị, thay vì xem nó là sự thay thế kém chất lượng cho đồ mới.

Phong cách thời trang thường thay đổi theo xu hướng, nhưng có những người tiêu dùng chọn mua đồ second hand để thoát khỏi sự thống trị của xu hướng và tập trung vào việc tạo lập phong cách cá nhân Việc tìm kiếm những món đồ secondhand độc đáo và không đồng nhất với những gì đang thịnh hành có thể khuyến khích họ mua sắm đồ second hand để xây dựng một nét cá nhân và phong cách thời trang riêng.

 Thu nhập của người tiêu dùng

Giá cả thấp hơn có thể làm cho thời trang secondhand trở thành lựa chọn hấp dẫn cho những người tiêu dùng có ngân sách hạn chế Khi giá cả phù hợp với túi tiền, người tiêu dùng có khả năng cao hơn để mua sắm và tiếp cận với thời trang second hand.

Một món đồ second hand với giá cả hợp lý có thể được coi là một cơ hội tốt để sở hữu một sản phẩm chất lượng với giá thấp hơn so với sản phẩm tương tự mới Sự đánh giá giá trị này có thể khuyến khích hành vi mua sắm thời trang second hand.

Giá cả thấp hơn của thời trang secondhand có thể cho phép người tiêu dùng mua được nhiều món đồ hơn so với khi mua thời trang mới Điều này có thể tạo ra một cảm giác hài lòng và đáng giá về việc mua sắm, vì người tiêu dùng có thể sở hữu nhiều món đồ đa dạng và phục vụ nhiều mục đích khác nhau.

 Nhận thức về môi trường

Một thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường có thể thúc đẩy sự tiêu dùng đồ second hand Người tiêu dùng nhận thức được rằng việc mua sắm đồ second hand là một cách để giảm thiểu lượng rác thải và tài nguyên sử dụng trong ngành công nghiệp hàng mới, giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian và chi phí Người tiêu dùng cũng không cần chờ đợi khi mua đồ secondhand vì tính sẵn có của nó.

Các kết quả nghiên cứu trước đó

 Nghiên cứu của Sally Baden và Catherine Burber (2005)

Nhóm nghiên cứu (Sally Baden và Catherine Burber) thuộc tổ chức Oxfam International trong đề án nghiên cứu "The impact of the second-hand clothing trade on developing countries" (2005) đã đề cập tới sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của ngành thương mại thời trang secondhand tại các nước đang phát triển khu vực châu Phi trên phương diện về các nguồn lợi tài chính và cơ hội việc làm.

 Nghiên cứu của Robyn Hobbs (2016)

Thạc sĩ Robyn Hobbs trong luận văn thạc sĩ Understanding the Influences of Second-Hand -Apparel Shopping Behavior (2016) của mình đã đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến người tiêu dùng tại Mỹ khi mua các mặt hàng may mặc secondhand trên hai nền tảng: Online và trực tiếp tại cửa hàng Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc mua sắm quần áo cũ là xã hội, kinh tế và môi trường Phần lớn các hoạt động mua sắm mặt hàng thời trang second- hand là tại cửa hàng, nhiều phụ nữ mua sắm hơn nam giới và giá trị cảm nhận và ảnh hưởng xã hội là chìa khóa thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm trong khi thu nhập không phải là chỉ số chính.

 Nghiên cứu của Liang và cộng sự (2017)

Trong nghiên cứu của Liang và cộng sự (2017) kết hợp lý thuyết hành vi có kế hoạch đã nhận thấy ý định mua quần áo cũ của người tiêu dùng là bị ảnh hưởng bởi lợi ích/giá trị, mối quan tâm và chuẩn mực chủ quan của họ, lợi ích nhận được bao gồm (a) giá trị kinh tế thu được từ quần áo cũ rẻ hơn: (b) giá trị khoái lạc của việc săn tìm kho báu: (c) tính độc đáo được tạo ra bởi các thuộc tính của sản phẩm và (d) giá trị môi trường đạt được bằng cách giảm tiêu thụ sản phẩm mới.

 Nghiên cứu của Eunsuk Hur (2020)

Trong luận án nghiên cứu Rebirth Fashion Secondhand clothing consumption values and perceived risks (2020), tác giả Eunsuk Hur đã bàn về nhận thức tiêu dùng của hai nhóm khách hàng tại Anh Quốc đối với mặt hàng thời trang secondhand Trong đó 5 giá trị chính được xác định ở nhóm khách hàng tiêu thụ thời trang secondhand là giá trị kinh tế, nhu cầu thể hiện cá tính, nhu cầu tận hưởng, giá trị bảo vệ môi trường và giá trị đóng góp xã hội Trái lại, nhóm khách hàng không sử dụng thời trang secondhand cho rằng họ không muốn tiêu thụ mặt hàng này do cảm thấy không đảm bảo về vệ sinh, và không có giá trị nâng cao hình ảnh ban thần.

Tổng kết về các kết quả của nghiên cứu trước: Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta có thể rút ra nhận xét như sau:

Xu hướng tiêu thụ thời trang secondhand trên toàn cầu đang gia tăng đáng kể và không thể thay thế được Xu hướng này đã, đang và sẽ sẽ tiếp tục mang tới những tác động và ảnh hưởng sâu rộng tới thị trường ngành công nghiệp thời trang thế giới cũng như ở từng quốc gia Tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về quần áo cũ hay thời trang secondhand vẫn còn hạn chế và hầu hết các kết quả nghiên cứu đều chưa được hệ thống và còn nhiều vấn đề vẫn đang bỏ ngỏ Thêm vào đó tại Việt Nam hiện nay chưa hề có một nghiên cứu cụ thể nào về lĩnh vực này Đặc biệt là bàn về ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến quyết định mua thời trang secondhand tại Việt Nam Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài tập trung vào ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến quyết định mua thời trang secondhand tại Hà Nội.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu đi trước, nhóm chúng tôi kế thừa và đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân tác động đến quyết định mua thời trang Secondhand của sinh viên trên địa bàn Hà Nội bao gồm 5 nhân tố “Thu nhập”, “Mức độ quan tâm đến môi trường”, “Phong cách thời trang”, “Tính độc đáo”, “Tính tiện lợi” Nghiên cứu nhằm đo lường, kiểm định các yếu tố cá nhân tác động đến quyết định mua thời trang Secondhand của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Hình 2.4.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

H1 – Thu nhập H2 – Mức độ quan tâm đến môi trường H3 – Phong cách thời trang

H4 – Tính độc đáo H5 – Sự tiện lợi

 Biến phụ thuộc là quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội

 Giả thuyết 1 (H1): Thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội

 Giả thuyết 2 (H2): Mức độ quan tâm đến môi trường có ảnh hưởng đến quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội

 Giả thuyết 3 (H3): Phong cách thời trang có ảnh hưởng đến quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội

 Giả thuyết 4 (H4): Tính độc đáo có ảnh hưởng đến quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội

 Giả thuyết 5 (H5): Sự tiện lợi có ảnh hưởng đến quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội

PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng - đây là cách tiếp cận nhấn mạnh đến phương pháp có cấu trúc chặt chẽ nhằm thúc đẩy quá trình lặp lại nghiên cứu và những quan sát có thể định lượng được sử dụng cho phân tích thống kê Phương pháp này tập trung vào kết quả, các biến độc lập và tập trung vào thống kê hành vi thay vì ý nghĩa.

Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu

Chọn mẫu là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng và kết quả nghiên cứu. Mục đích chọn mẫu là để tìm hiểu những đặc tính của tổng thể cần nghiên cứu.

Nhóm chúng tôi lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất – thuận tiện, dựa trên ưu điểm của phương pháp là dễ tiếp cận, dễ lấy thông tin, bài nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu về của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Dữ liệu thứ cấp: nhóm chúng tôi tham khảo các tài liệu về các nghiên cứu trước cũng như các tạp chí, sách báo, mạng internet nhằm tổng quan được lý thuyết để phục vụ cho luận văn.

 Dữ liệu sơ cấp: dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thu thập dữ liệu định lượng - xin ý kiến khách hàng thông qua biểu mẫu google Likert 5 mức Biểu mẫu bao gồm các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách mua hàng, thông tin về cảm nhận của khách hàng và một số thông tin về nhân khẩu.

3.2.2.1 Xây dựng thang đo chính thức

Thang đo cho các nhân tố trong mô hình chủ yếu được xây dựng dựa trên các định nghĩa, giả thuyết về các biến số nêu trên và thay đổi một số từ ngữ để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thang đo Linkert 5 cấp độ từ điểm 1 thấp nhất (Hoàn toàn không đồng ý) đến điểm 5 (Hoàn toàn đồng ý), trong đó điểm 3 là Trung lập.

Từ mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang đo chính thức gồm 21 biến quan sát, 6 thành phần dưới dây:

STT Biến quan sát Mã hóa Nguồn thang đo

1 Chọn mua những sản phẩm secondhand với giá cả phải chăng do cần tiết kiệm tiền

2 Không cần tốn quá nhiều thu nhập khi mua đồ secondhand mà vẫn chọn được sản phẩm mình yêu thích

3 Ưu tiên mua sản phẩm thời trang secondhand hơn đồ mới vì giá của nó rẻ hơn mà chất lượng vẫn tốt

Mức độ quan tâm đến môi trường

4 Rất quan tâm đến môi trường MT1

5 Trách nhiệm phải hành động vì môi trường MT2

6 Sẵn sàng giảm hoặc thay đổi mức tiêu dùng sản phẩm thời trang của mình để giúp bảo vệ môi trường

7 Sử dụng đồ secondhand giúp bảo vệ môi trường MT4

8 Vẫn cảm thấy tự tin khi sử dụng đồ secondhand PC1

9 Vẫn cảm thấy thời trang khi sử dụng đồ secondhand PC2

10 Sử dụng đồ secondhand có thể phối đồ đa dạng PC3

11 Lối sống sử dụng và bảo quản các sản phẩm thời trang lâu bền

12 Ít bị đụng hàng khi sử dụng đồ seconhand ĐĐ1

13 Thời trang secondhand thỏa mãn phong cách cá nhân ĐĐ2

14 Mua đồ second hand giúp mua được "hàng hiệu" với mức giá bình dân ĐĐ3

15 Mua đồ second hand có nhiều sự lựa chọn (đa dạng mẫu mã, thương hiệu)

16 Mua đồ secondhand không cần so sánh giá cả với các sản phẩm cùng loại trên thị trường

17 Thời gian đợi hàng đặt trước TL3

Quyết định mua thời trang secondhand của sinh viên địa bàn Hà Nội

18 Tôi hài lòng với quyết định sử dụng sản phẩm secondhand

19 Trong tương lai tôi sẽ tiếp tuc sử dụng thời trang secondhand

20 Tôi sẽ giới thiệu mọi người sử dụng thời trang secondhand

21 Tôi sẽ cổ vũ cho xu hướng thời trang secondhand QĐ4

 Thiết kế bảng câu hỏi:

Phần 1: Thông tin của cá nhân của khách hàng được điều tra.

Dựa theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), phương pháp xác định kích thước mẫu áp dụng dựa theo phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Tactor Analysis), kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay tổng số câu hỏi khảo sát.

Kích thước mẫu tối thiểu = Số biến quan sát x 5 = 21 x 5 = 105 Ước tính tỷ lệ trả lời khoảng 80%, do đó cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu phải là 132 Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, nhóm chúng tôi dự kiến khảo sát với kích thước mẫu là 160 Hình thức là khảo sát bằng biểu mẫu Google.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS theo tiến trình như sau:

Nhập dữ liệu vào mã hóa các thuộc tính: Name, Type, Width, Decimal, Value

Dùng lệnh Frequency để phát hiện các dữ liệu lỗi, sau đó kiểm tra lại và điều chỉnh cho phù hợp.

3.2.3.2 Nghiên cứu mô tả dữ liệu

Sử dụng phương pháp thống kê tần số (số lần xuất hiện của một quan sát trong biến quan sát đó) Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để thống kê các nhân tố nhân khẩu học: độ tuổi, thu nhập, nơi ở hiện tại.

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát thông qua trị số Mean, giá trị Min – Max, giá trị khoảng cách.

3.2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha:

 Hệ số Cronbach Alpha dùng để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không và giúp loại bớt các biến không phù hợp Cronbach Alpha được đánh giá theo nguyên tắc như sau:

+ < 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp (trong môi trường nghiên cứu đối tượng khảo sát không có cảm nhận về nhân tố được đề cập).

+ 0,6 – 0,7: Chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

+ ≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các biến quan sát có hiện tượng “trùng biến”.

(Nguồn: Nunnally, 1978, Peterson, 1994; trích bởi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

 Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến còn lại của thang đo Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể.

+ Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3: chấp nhận biến.

+ Hệ số tương quan biến – tổng < 0,3: loại biến.

(Nguồn: Nunnally & cộng sự 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013)

3.2.3.4 Kiểm định giá trị của thang đo

Kiểm định giá trị thang đo là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ,

2013) Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố nhỏ có ý nghĩa hơn.

– Phép xoay Varimax và Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố Các hệ số này được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo.

+ Giá trị hội tụ: Các biến trong cùng 1 thang đo thể hiện cùng 1 khái niệm nghiên cứu Hệ số tải nhân tố < 0,5 thì nên loại biến quan sát đó để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến Hệ số này phải thỏa điều kiện > 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

+ Giá trị phân biệt: các biến trong cùng 1 thang đo có sự phân biệt với các biến trong cùng 1 thang đo khác, do đó đòi hỏi chênh lệch hệ số tải nhân tố giữa các biến đó phải tối thiểu là 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2013) và ngược lại nên loại biến này tránh sự trùng lặp giữa các khái niệm nghiên cứu.

Xử lý và phân tích dữ liệu

3.3.1 Kết quả thống kê mô tả

Theo kích thước mẫu đã được xác định ở mục trước là 160 Do đó, để đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện của mẫu nghiên cứu 189 bảng câu hỏi được phát ra.

Theo thực tế, kết quả thu về có 28 mẫu không hợp lệ (14,81%) do trả lời sai yêu cầu, thiếu hoặc bỏ sót thông tin và 161 mẫu hợp lệ (85,19%) được sử dụng làm dữ liệu phân tích.

Thống kê mô tả biến quan sát

Dựa trên phương pháp nghiên cứu đã trình bày, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê tần số các thông tin gồm: sinh viên năm, giới tính, thu nhập.

Cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Thông tin Nội dung Số lượng %

Bảng 3.3.1.2: Bảng Kết quả thống kê biến quan sát

 Sinh viên năm: Có 83,8% trên tổng số 161 phiếu hiện đang là sinh viên năm 2, chiếm hơn 2/3 tổng số phiếu phát ra Tiếp theo đó là sinh viên năm 1 và năm 4 với 5,6% và thấp nhất là sinh viên năm 3 với 4,7% Qua đó cho thấy, sinh viên năm 2 có mối quan tâm đến các sản phẩm thời trang second hand.

 Giới tính: Theo kết quả nhận được từ khảo sát, nữ giới có mối quan tâm đến việc tiêu dùng các sản phẩm second hand hơn so với nam giới Có 78,9% trên tổng số

161 phiếu có giới tính là nữ, còn lại 21,1% có giới tính là nam.

 Thu nhập: Theo kết quả nhận được từ khảo sát, các sản phẩm thời trang second hand nhận được sự quan tâm của nhiều sinh viên Thu nhập từ 2-4 triệu chiếm 47,2% và đứng thứ 2 là thu nhập dưới 2 triệu chiếm 40,4% cho thấy các sản phầm thời trang second hand được quan tâm hơn đối với các đối tượng có mức thu nhập, trợ cấp thấp.

3.3.1.4 Thống kê mô tả các nhân tố tác động tới hành vi tiêu dùng thời trang second hand của sinh viên Hà Nội

Nhân tố “Thu nhập” có 3 biến quan sát, mức độ không đồng ý cao nhất là 1 và đồng ý cao nhất là 5, giá trị hài lòng trung bình cao nhất là 3.6 đối với biến "Không cần tốn quá nhiều thu nhập khi mua đồ secondhand mà vẫn chọn được sản phẩm mình yêu thích” Điều này thể hiện giá bán của các sản phẩm thời trang second hand rất phải chăng đối với đối tượng sinh viên.

 Nhân tố “Mối quan tâm đến môi trường”

Nhân tố “Mối quan tâm đến môi trường”: có 3 biến, mức độ đồng ý cao nhất là 5,giá trị trung bình cao nhất là 3,87% đối với biến “Bạn nghĩ mình có trách nhiệm phải hành động vì môi trường” và giá trị 3.57% đối với biến “Bạn nghĩ sử dụng đồ second hand giúp bảo vệ môi trường” Nhìn chung sinh viên có mối quan tâm nhất định đến môi trường và có ý thức tiêu dùng sản phẩm vì môi trường tuy nhiên lại không đánh giá cao hiệu quả bảo vệ môi trường của việc sử dụng các sản phẩm second hand.

 Nhân tố “Phong cách thời trang”

Nhân tố “Phong cách thời trang” có 4 biến quan sát, qua kết quả thống kê mô tả cho thấy khách hàng chủ yếu quan tâm tới biến “Sử dụng đồ second hand vẫn đem lại tự tin” với giá trị đồng ý trung bình là 3.58 và “Sử dụng đồ second hand vẫn có thể phối đồ đa dạng” với giá trị trung bình là 3.53 Do đó, có thể nói, nhìn chung các sản phẩm second hand giúp sinh viên cảm nhận được cảm giác thời trang, đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu thời trang của sinh viên.

 Nhân tố “Tính độc đáo” Đối với 3 biến của nhân tố tính độc đáo, giá trị trung bình được quan tâm nhiều nhất là 3.63 của biến “Mua đồ second hand giúp bạn mua được "hàng hiệu" với giá bình dân” và giá trị trung bình thấp nhất là 3.39 của biến “Thời trang second hand giúp bạn ít đụng hàng” Như vậy, việc mua được sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng với mức giá rẻ hơn ảnh hưởnh lớn đến quyết định mua sản phẩm thời trang second hand của sinh viên Đồng thời yếu tố ít bị đụng hàng chưa hoàn toàn ảnh hưởng đến quyết định mua của sinh viên.

 Nhân tố “Tính tiện lợi”

Nhân tố “tính tiện lợi’’ gồm 3 biến, giá trị trung bình được quan tâm nhiều nhất là3,64 của biến "Không mất thời gian đợi hàng đặt trước" và giá trị trung bình ít được quan tâm nhất là 3.5 của biến "Có nhiều sự lựa chọn" Do đó, có thể nói sử dụng đồ second hand giúp sinh viên tiết kiệm thời gian đặt hàng trước nhưng chưa có đa dạng trang secondhand nhưng sẽ không giới thiệu mọi người sử dụng thời trang second hand.

3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, tránh gây nhiễu trong quá trình phân tích Hệ số Cronbach's Alpha và Hệ số tương quan biến -tổng theo như trình bày trong phần Phương pháp xử lý số liệu

Khi biến đo lường thỏa các điều kiện trên sẽ được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Ngược lại, biến đo lường nào không thỏa mãn một trong các điều kiện trên sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Cronbach’s Alpha nếu loại biến này

Thu nhập (TN): Cronbach’s Alpha = 0.773

Mức độ quan tâm đến môi trường (MT): Cronbach’s Alpha= 0.854

Phong cách thời trang (PC): Cronbach’s Alpha = 0.897

Tính độc đáo (DD): Cronbach’s Alpha= 0.865

Tiện lợi (TL): Cronbach’s Alpha= 0.812

Bảng 3.3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Như vậy, qua kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo, có 21 biến quan sát của 5 thang đo sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, những biến quan sát này giữ nguyên theo những biến quan sát ban đầu đưa vào mô hình Ngoài ra, 4 biến quan sát của sự quyết định sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định giá trị thang đo hay phân tích nhân tố là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích nhân tố khám phá.

 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem sét sự thích hợp của phân tích nhân tố.

Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu của nhóm áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu nghiên cứu là 161 Với phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố độc lập và phụ thuộc, phân tích hồi quy Kết quả, sau khi nghiên cứu 6 yếu tố tác động tới hành vi tiêu dùng thời trang secondhand của sinh viên Hà Nội thì so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên theo thứ tự như sau: Tính tiện lợi (β=0,487), tính độc đáo (β=0,213), thu nhập (β=0,146), phong cách thời trang (β 0,070) và cuối cùng là mức độ quan tâm đến môi trường (β=0,019).

Qua nghiên cứu các yếu tố thì số đông các bạn sinh viên được khảo sát có xu hướng đồng ý với việc rằng nhân tố tiện lợi ảnh hưởng nhiều tới hành vi tiêu dùng thời trang second hand của sinh viên Thật vậy, với tính sẵn có của sản phẩm và nhiều mẫu mã đa dạng giúp bạn thoải mái lựa chọn những sản phẩm phù hợp với bản thân mà không cần đắn đo, so sánh với các mức giá trên thị trường Đồng thời, nhân tố độc đáo cũng ảnh hưởng không ít tới hành vi tiêu dùng thời trang second hand Bởi vì, thời trang secondhand có rất nhiều mẫu mã với tính độc đáo khác nhau Có những bộ trang phục có thể coi là” độc nhất vô nhị” và những người có cá tính riêng mạnh mẽ tìm đến thời trang

Ngày đăng: 20/03/2024, 17:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w