1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực thi chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố pleiku, tỉnh gia lai

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN THIỆN CHÂU THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ Gia Lai, 2023 i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài “Thực thi chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, xuất phát từ những nghiên cứu thực tế Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS Trần Thị Thu Hà và kết luận trong luận văn này không trùng lặp và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Gia Lai, ngày 30 tháng 9 năm 2023 NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thiện Châu ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế tại một số địa phương trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn này tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Xin cảm ơn quý thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Thu Hà - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình, dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Xin cảm ơn Thành ủy, UBND Thành phố Pleiku và các phòng ban chuyên môn của Thành phố, Lãnh đạo UBND các xã, phường trên địa bàn Thành phố Pleiku đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình khảo sát, thu thập số liệu, phục vụ quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu nên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy giáo, cô giáo, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Gia Lai, ngày 30 tháng 9 năm 2023 HỌC VIÊN Nguyễn Thiện Châu iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC .iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ viii MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 5 1.1 Cơ sở lý luận về chính sách và thực thi chính sách an sinh xã hội 5 1.1.1 Một số khái niệm 5 1.1.2 Phân loại và đặc trưng của các đối tượng an sinh xã hội 9 1.1.3 Vai trò và đặc điểm thực thi chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số 15 1.1.4 Nguyên tắc thực thi chính sách an sinh xã hội 18 1.1.5 Nội dung công tác thực thi chính sách an sinh xã hội 23 1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội 27 1.2 Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách an sinh xã hội 29 1.2.1 Quan điểm của Đảng và nhà nước về an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số 29 1.2.2 Kinh nghiệm thực thi chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số của một số địa phương 31 1.2.3 Bài học đối với thành phố Pleiku trong thực thi chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số 37 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.1 Đặc điểm cơ bản của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 39 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39 iv 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 42 2.1.3 Đánh giá chung 48 2.2 Phương pháp nghiên cứu 50 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 50 2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 51 2.2.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 51 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53 3.1 Thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội là đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 53 3.1.1 Công tác quản lý đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội53 3.1.2 Công tác tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội 70 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 85 3.2.1 Sự phù hợp và chất lượng của chính sách an sinh xã hội 85 3.2.2 Năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách an sinh xã hội 87 3.2.3 Nhận thức và trình độ của đối tượng hưởng thụ chính sách an sinh xã hội 90 3.2.4 Nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội 90 3.3 Đánh giá chung về thực thi chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai 91 3.3.1 Những kết quả đạt được 91 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 92 3.4 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực thi chính sách an sinh xã hội đối với DTTS tại thành phố Pleiku 95 3.4.1 Hoàn thiện công tác xây dựng, hoạch định chính sách an sinh xã hội đối với DTTS 95 3.4.2 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch triển khai chính sách an sinh xã hội đối với DTTS 96 v 3.4.3 Tăng cường sự tham gia của người DTTS trong thực thi chính sách ASXH 98 3.4.4 Tăng cường việc huy động nguồn lực thực hiện ASXH đối với DTTS 98 3.4.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách ASXH đối với DTTS 100 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ ASXH An sinh xã hội BHTN Bảo hiểm tai nạn BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BLĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội BNN Bệnh nghề nghiệp CT-XH Chính trị - xã hội DTTS Dân tộc thiểu số GQVL Giải quyết việc làm HĐND Hội đồng nhân dân KT – XH Kinh tế - xã hội TNLĐ Tai nạn lao động UBND Uỷ ban nhân dân XĐGN Xoá đói giảm nghèo vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Đối tượng người dân tộc thiểu số được trợ cấp hàng tháng 56 Bảng 3.2 Các đối tượng dân tộc thiểu số được cấp thẻ BHYT miễn phí 58 Bảng 3.3 Các đối tượng dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo hiểm y tế 59 Bảng 3.4 Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh DTTS giai đoạn 2020-2022 61 Bảng 3.5 Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở và nước sạch đối với đồng bào DTTS giai đoạn 2020-2022 65 Bảng 3.6 Tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ DTTS tại Agribank chi nhánh thành phố Pleiku 68 Bảng 3.7 Tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ DTTS tại NHCSXH chi nhánh thành phố Pleiku 69 Bảng 3.8 Trình độ của cán bộ công chức thực hiện ASXH tại thành phố Pleiku 88 Bảng 3.9 Trình độ học vấn của chủ hộ DTTS được khảo sát 90 Bảng 3.10 Tình hình huy động ngân sách thực thi chính sách an sinh xã hội tại thành phố Pleiku năm 2022 91 viii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1 Bản đồ vị trí thành phố Pleiku 39 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu dân số theo thành phần dân tộc tại thành phố Pleiku năm 2022 45 Biểu đồ 3.1 Mức hỗ trợ học sinh DTTS giai đoạn 2020-2022 62 Biểu đồ 3.2 Tình hình việc làm của sinh viên DTTS sau khi ra trường giai đoạn 2020-2022 63 Biểu đồ 3.3 Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở và đất sản xuất đối với đồng bào DTTS đến năm 2022 64 Biểu đồ 3.4 Số học viên DTTS tham gia đào tạo nghề giai đoạn 2020 -2022 67 Biểu đồ 3.5 Tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ DTTS tại Agribank chi nhánh thành phố Pleiku 69 Biểu đồ 3.6 Tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ DTTS tại NHCSXH chi nhánh thành phố Pleiku 70 Biểu đồ 3.7 Mức độ tham gia họp, thảo luận về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách của người DTTS tại thành phố Pleiku 71 Biểu đồ 3.8 So sánh nhận định việc chồng chéo trong thực hiện các chính sách an sinh xã hội của người DTTS tại thành phố Pleiku 73 Biểu đồ 3.9 Ý kiến phản hồi về cách thức tổ chức thực hiện chính sách ASXH từ trên xuống ở thành phố Pleiku 74 Biểu đồ 3.10 Đánh giá hiệu quả của các kênh phổ biến chính sách 76 Biểu đồ 3.11 Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức về chất lượng công tác tuyên truyền 77 Hình 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy và mối quan hệ phối hợp trong triển khai thực hiện chính sách ASXH ở thành phố Pleiku 79 Biểu đồ 3.12 Đánh giá về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện chính sách 81 Biểu đồ 3.13 Đánh giá mức độ tham gia kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức khi triển khai thực hiện chính sách ASXH đối với người DTTS 83 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Công tác đảm bảo an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước Qua hơn 35 năm đổi mới, đường lối lãnh đạo của Đảng về xây dựng hệ thống chính sách ASXH đã có những bước phát triển cả về tư duy và xây dựng chính sách; quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương thức thực thi có nhiều đổi mới theo hướng ngày càng toàn diện và hiệu quả hơn thể hiện rõ trong các văn kiện, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng qua các kỳ Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế” Đây là yếu tố quan trọng góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta Mặc dù từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992 cũng như trong các văn kiện của Đảng thời kỳ này chưa đề cập tới cụm từ “an sinh xã hội”, nhưng các chính sách xã hội cơ bản đã được thể hiện rõ trong nội dung của hiến pháp và nhiều văn kiện của Đảng Đến Đại hội IX (tháng 4/2001), Đảng ta chính thức đề cập tới cụm từ “an sinh xã hội” khi xác định: “Khẩn trương mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội” Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước ta Điều 34 Hiến pháp 2013 cũng khẳng định: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” Mới đây nhất, trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 là: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con

Ngày đăng: 20/03/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w