1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích dự án trồng hoa lan tại huyện tân châu tây ninh

108 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Dự Án Trồng Hoa Lan Tại Huyện Tân Châu - Tây Ninh
Tác giả Nguyễn Thanh Bảo Đăng
Người hướng dẫn TS. Lê Thanh Sơn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 12,33 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (23)
    • 1.1 L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI (23)
    • 1.2. C ÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC (24)
    • 1.3 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (26)
    • 1.4 C ÂU HỎI NGHIÊN CỨU (26)
    • 1.5 Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (26)
      • 1.5.1 Đối trượng nghiên cứu (27)
      • 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu (27)
    • 1.6 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 1.7 D Ự KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN (27)
    • 1.8 K ẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN (28)
    • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP CBA TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN (29)
      • 2.1 M ỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ (29)
        • 2.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả (29)
        • 2.1.2 Phân loại hiệu quả (29)
        • 2.1.3 Đánh giá hiệu quả đối với một dự án (30)
      • 2.2 P HƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CBA (31)
        • 2.2.1 Lịch sử phương pháp phân tích chi phí lợi ích (31)
        • 2.2.2 Khái niệm và mục đích thực hiện CBA (32)
        • 2.2.3 Các cấp độ tiến hành CBA (33)
        • 2.2.4 So sánh phân tích lợi ích – chi phí và Phân tích tài chính (34)
        • 2.2.4 Các chỉ số thường gặp trong CBA (34)
        • 2.2.5 Các bước tiến hành CBA (36)
        • 2.2.6 Các hạn chế của phương pháp CBA (40)
        • 2.2.7 Nhận xét (41)
    • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN TRỒNG HOA LAN TẠI HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH (42)
      • 3.1 G IỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA T ÂY N INH (42)
      • 3.2. G IỚI THIỆU VỀ D Ự ÁN TRỒNG HOA LAN (43)
        • 3.2.1. Mô tả sơ bộ dự án (43)
        • 3.2.2. Giới thiệu chủ đầu tư (43)
        • 3.2.3. Căn cứ pháp lý xây dựng Dự án (44)
        • 3.2.3. Mục tiêu (45)
      • 3.3. T HỰC TRẠNG VỀ D Ự ÁN TRỒNG HOA LAN TẠI HUYỆN T ÂN C HÂU - T ÂY N INH (46)
        • 3.3.1. Thực trạng chung (46)
        • 3.3.2. Nguồn gốc và đặc điểm thực vật của cây lan Ngọc Điểm (Đai Châu) (47)
        • 3.3.3. Tình hình trồng lan Ngọc Điểm ở tây Ninh (50)
        • 3.3.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của địa điểm thực hiện dự án ấp Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh tây ninh thực hiện dự án (52)
        • 3.3.5. Hiện trạng khu đất thực hiện dự án (0)
        • 3.3.6. Kết luận về sự cần thiết để thực hiện Dự án (53)
      • 3.4. N ỘI DUNG DỰ AN (55)
        • 3.4.1. Đầu tư xây dựng, củng cố hạ tầng (55)
        • 3.4.2. Thuê và Mua sắm vật tư thiết bị, công cụ dụng cụ trang thiết bị phục vụ sản xuất (56)
        • 3.4.3. Đầu tư sản xuất (56)
        • 3.4.4 Về Biện pháp phòng trừ bệnh hại (60)
        • 3.4.5. Giải pháp thị trường (63)
        • 3.4.6. Đề xuất kinh phí thực hiện Dự án (65)
        • 3.4.7. Nguồn kinh phí thực hiện Dự án (66)
        • 3.4.8 Chi phí sử dụng vốn trung bình WACC (67)
        • 3.4.9 Kế hoạch tổ chức thực hiện (68)
    • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN TỈNH TÂY (69)
      • 4.1. P HÂN TÍCH CHUNG HIỆU QUẢ CỦA D Ự ÁN (69)
        • 4.1.1. Hiệu quả về tài chính (69)
        • 4.1.2. Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường (74)
      • 4.2. P HÂN TÍCH RỦI RO DỰ ÁN (75)
        • 4.2.1. Nhận diện Rủi ro (75)
        • 4.2.2. Phân tích độ nhạy (75)
        • 4.2.3 Phân tích kịch bản (80)
        • 4.2.3 Mô phỏng Monte Carlo (81)
      • 4.3 N HẬN XÉT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DỰ ÁN (86)
    • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (87)
      • 5.1. K ẾT LUẬN (87)
      • 5.2 C ÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA TỈNH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (88)
      • 5.2. H ÀM Ý CHÍNH SÁCH (89)
  • PHỤ LỤC (93)

Nội dung

Hồ Chí Minh, tháng 8/2023LUẬN VĂN THẠC SĨ NGUYỄN THANH BẢO ĐĂNG PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRƠNG HOA LAN TẠI HUYỆN TÂN CHÂU - TÂY NINH Trang 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THU

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nông nghiệp là ngành có từ lâu đời, nên được coi là lĩnh vực sản xuất truyền thống Nó là ngành sản xuất vô cùng quan trọng trong bất cứ kỳ xã hội nào Để nền nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh phát triển bền vững, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi, cơ cấu lại nền nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao, dần thay thế những cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các loại cây trồng mới, giống vật nuôi mới hiệu quả kinh tế cao hơn

Thực hiện Quyết định số 382/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Tây Ninh Phê duyệt Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh; căn cứ vào tình hình thực tế của tỉnh đồng thời dựa vào kiến thức của Chương 4 (phát triển nông nghiệp – Công nghiệp của môn học kinh tế phát triển và căn cứ vào điểm 2.1 (mô hình phát triển nông nghiệp chủ lực tại tỉnh Tây Ninh đang nghiên cứu và kêu gọi đầu tư) của Chuyên đề 2: Phát triển nông nghiệp

Người xưa có câu: "Vua chơi hoa Lan, quan chơi hoa trà." Như một sự khẳng định giá trị cao sang quyền quý của loài hoa hoang dã ấy Nay, Hoa Lan đến với mọi người, mọi nhà, len lỏi trong từng ngõ ngách lối xóm, trong những công sở hoành tráng xa hoa bởi cái giản dị tinh khiết và dễ mến trên từng chi tiết khuôn hoa mang lại Hoa lan càng cao quý hơn, bên cạnh vẻ đẹp độc đáo, nó còn đóng vai trò SỨ GIẢ của TÂM HỒN, CHẤT KEO gắn kết giữa TÂM - TÌNH của những người xa lạ thành thân quen

Việc đầu tư hệ thống trồng trồng Hoa Lan quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Bắc Việt Nam rất thích loại Hoa lan này, Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước trên thế giới Phát triển mô hình tăng trưởng mới cho ngành NN của tỉnh trong thời gian tới như: Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương, Góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh

Do địa bàn huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh có 4 xã Suối Ngô, Tân Đông, Tân Hà, Tân Hòa là các xã Đặc biệt khó khăn, xã biên giới theo Quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ nên được lợi về các chính sách Thuế,… Ngoài ra đây là vùng biên giới thuận lợi cho nguyên liệu trồng, cây giống hoa lan Ngọc điểm và Giả hạc

Ngoài những lợi ích về mặt tinh thần thì việc trồng hoa lan còn mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng Đó là lý do Tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Phân tích dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh ”.

C ÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Lê Thanh Sang (2012), Luận văn: “Phân tích Lợi ích- Chi phí của mô hình trồng

Ca cao chứng nhận UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre ”, tác giả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của mô hình trồng ca cao UTZ so với ca cao thường

Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về hiệu quả của mô hình ca cao UTZ tiết kiệm chi phí thuốc BVTV, hạn chế ảnh hưởng môi trường, giá bán cao hơn, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm

Nguyễn Trung Dũng và Nguyễn Tuấn Anh (2022), đã thực hiện đề tài “Phân tích

Lợi ích- Chi phí Dự án trồng hồng không hạt ở tỉnh Hà Giang” Kết quả phân tích cho thấy với số liệu thực tế của dự án trong hai năm thử nghiệm 2016-2017 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ như sau: phân tích tài chính chỉ 7,4%, kinh tế 12,4% xã hội 14% và môi trường 16,6% Qua đó thấy rất rõ, dự án trên có lợi về mặt tài chính, kinh tế và xã hội Dự án nên được nhân rộng và triển khai trong thực tế

Dương Thị Thanh Xuyến và cộng sự (2017) Nhóm tác giả đã lựa chọn 03 dạng tài nguyên chủ yếu khu vực tỉnh Bình Thuận là du lịch, tài nguyên sa khoáng và tài nguyên tủy sản, áp dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá tác động của việc khai thác đồng thời 03 loại tài nguyên khoáng sản này đối với lợi ích của nền kinh tế đới bờ tỉnh Bình Thuận bằng cách lượng hóa, tính toán các số liệu đầu tư,

Trang 3 chi phí cũng như giá trị lợi ích việc khác mang lại, xác định giá trị NPV, tỉ số B/C để đưa ra kết luận tác động đối với nền kinh tế và đưa ra kiến nghị phù hợp

Lâm Thái Thịnh (2021) đã phân tích lợi ích và chi phí dự án đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái nhà tại KCN Trần Quốc Toản Kết quả phân tích dự án cho thấy giá trị hiện tại ròng NPV = 204.577,3 triệu đồng, suất sinh lời nội tại kinh tế thực bằng 7,99% cao hơn suất chiết khấu kinh tế thực là 6% Từ những kết quả phân tích bằng phương pháp B/C luận văn đã chứng minh rằng đầu tư dự án này là thực sự khả thi và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

Fitriani và cộng sự (2020) đã phân tích đề tài “Sustainable Production of Lampung Robusta Coffee: A Cost-Benefit Analysis” Nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên dựa trên hiện trạng đất đai của 400 người Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn từng người trả lời bằng bảng câu hỏi Phương pháp đo lường tính khả thi về kinh tế của các hệ thống sản xuất cà phê được sử dụng là Phân tích lợi ích chi phí (CBA) với các chỉ số bền vững là NPV, Lợi ích ròng và IRR Xem xét các kết quả phân tích, có thể kết luận rằng canh tác cà phê trong hệ thống canh tác nông lâm kết hợp và hệ thống độc canh cà phê trong các chế độ sử dụng đất khác nhau đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài Việc áp dụng cà phê nông lâm kết hợp là một lựa chọn chiến lược để tăng năng suất đất của nông dân Sản xuất cà phê nông lâm kết hợp trong thời gian dài chống lại sự thay đổi của giá cà phê Phương án tăng tính đa dạng của quần thể xen canh có thể làm tăng năng suất đất của nông dân

Htwe và cộng sự (2021) đã nghiên cứu đề tài “Energy use efficiency and cost- benefits analysis of rice cultivation: A study on conventional and alternative methods in Myanmar” Bài viết đã đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng (EUE) và phân tích lợi ích chi phí (CBA) của bốn phương pháp canh tác lúa khác nhau ở miền Trung Myanmar từ quan điểm bền vững Các phương pháp canh tác được phân tích bao gồm hệ thống thâm canh lúa theo phương pháp SRI (T1); phương pháp SRI cải tiến (T2); cũng như hai phương pháp canh tác lúa thông thường được thực hiện bởi nông dân

Trang 4 trong vùng đó bao gồm: phương pháp cấy (T3) và phương pháp gieo thẳng (T4) Nghiên cứu cho thấy các phương pháp canh tác lúa thay thế cần tổng năng lượng đầu vào ít hơn đáng kể so với các phương pháp thông thường Nó cũng cho thấy EUE cao hơn đáng kể trong T2 so với T3 và T4 Phân tích lợi ích chi phí chỉ ra rằng các phương pháp canh tác lúa thay thế có hiệu quả cao hơn đáng kể so với các phương pháp truyền thống Nghiên cứu kết luận rằng phương pháp SRI sửa đổi có triển vọng cho chiến lược canh tác lúa ở miền Trung Myanmar và các vùng lân cận

Tóm lại, từ kết quả đạt được của các nghiên cứu đã chỉ ra được rằng phương pháp phân tích lợi ích chi phí là một công cụ hiệu quả để áp dụng đánh giá các dự án, trên cơ sở các kết quả phân tích đưa ra các kiến nghị về quyết định thực hiện đầu tư đối với dự án Đồng thời thông qua các kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được tầm quan trọng của quá trình xem xét sự tác động của ngoại tác được tạo ra bởi dự án gây ra ảnh hưởng như thế nào đối kết quả phân tích cũng như tác động đến việc xem xét, đánh giá dự án

M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Tổng quan cơ sở lí luận phương pháp CBA để áp dụng vào đề tài nghiên cứu

- Ứng dụng phương pháp CBA nhằm đánh giá hiệu quả dự án Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh

- Đề xuất một số hàm ý chính sách đối đối với việc phát triển nghề trồng lan tại tỉnh Tây Ninh.

C ÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Khi nào Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh hoàn vốn?

- Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh có hiệu quả hay không?

- Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh có nên đầu tư trên quan điểm của Chủ đầu tư và của nên kinh tế?

Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.1 Đối trượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh: Lan Ngọc Điểm và Giả Hạc

Vì Đây là 2 loài hoa lan đặc biệt phù hợp ở vùng nóng, nhiệt độ thích hợp cho Lan từ 26 – 30 0 C Lan có thể chịu nóng tới 37.8°C được nhưng cần tăng gió và độ ẩm Địa bàn huyện Tân Châu Tây Ninh phù hợp với việc trồng 02 loại hoa lan này

Các số liệu được thu thập và phân tích từ năm 2018 đến 2022 Thời gian phân tích dự án (vòng đời dự án) là 7 năm

Về không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là khu vực huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

* Pham vị nội dung: chi phí lợi ích của dự án bao gồm loại có giá trên thị trường và không có giá trên thị trường Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu và tính toán các giá trị có giá trên thị trường.

P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA): trên cơ sở phân tích các dòng chi phí và lợi ích, tính toán lợi ích ròng, đánh giá hiệu quả dự án dựa trên các chỉ số như giá trị hiện tại ròng NPV, suất sinh lợi nội tại, IRR và thời gian hoàn vốn.

D Ự KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Với những hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường đã phân tích việc triển khai

Dự án Trồng hoa lan Ngọc Điểm tại huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh thực hành nông

Trang 6 nghiệp tốt và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao theo tiêu chuẩn chất lượng tại xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sẽ tạo được bước chuyển biến tốt về năng suất, chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo cánh đồng lớn và hình thành vùng chuyên canh hoa lan Ngọc Điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và tạo sự lan toả trong xã hội

Từ kết quả phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và độ tin cậy về hiệu quả kinh tế cùng các lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường mà dự án mang lại, chúng tôi rất mong

Dự án sớm được phê duyệt, triển khai và đi vào hoạt động, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

K ẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Kết cấu của luận văn gồm 5 chương, cụ thể:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Phương pháp CBA trong đánh giá hiệu quả dự án

Chương 3: Tổng quan về Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh Chương 4: Phân tích Chi phí lợi ích Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

PHƯƠNG PHÁP CBA TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN

2.1 Một số vấn đề về hiệu quả

2.1.1 Khái niệm chung về hiệu quả

Theo Nguyễn Quốc Ấn và cộng sự (2007), “hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định

K là kết quả nhận được theo hướng mục tiêu

C là chi phí bỏ ra

Trong phân tích dự án, có nhiều cách khác nhau để phân chia thành các loại hiệu quả: hiệu quả về mặt tài chính - hiệu quả về mặt kinh tế; hiệu quả gián tiếp - hiệu quả trước mắt - hiệu quả trực tiếp; hiệu quả ngắn hạn - hiệu quả lâu dài Phần tiếp theo sẽ trình bày một vài cách phân loại thường được sử dụng

2.1.2.1 Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội

Hiệu quả về mặt tài chính, còn được gọi là hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu quả doanh nghiệp, còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một công ty Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh và lợi ích từ việc sản xuất kinh doanh mang lại

Hiệu quả kinh tế - xã hội hay còn gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Chủ thể của hiệu quả kinh tế - xã hội là toàn bộ xã hội mà đại diện là nhà nước, vì vậy lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế - xã hội xuất phát từ quan điểm tổng thể của nền kinh tế 2.1.2.2 Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp

Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một dự án nào đó tạo ra cho đối với dự án khác Tác động này không đến trực tiếp từ đầu ra của dự án Ví dụ, dự án xây dựng thủy điện có thể kéo theo các dự án về tái định cư

Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được được sinh ra đối với một dự án cụ thể Ví dụ dự án xây dựng đường dây điện 500KV có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dân của vùng đang bị thiếu điện

Thông thường, hiệu quả của dự án đang được phân tích, đánh giá là hiệu quả trực tiếp còn hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp

2.1.2.3 Hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn

Ngoài hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp, người ta có thể căn cứ vào lợi ích nhận được trong những khoảng thời gian dài hay ngắn mà phân ra thành hiệu quả ngắn hạn và hiệu quả dài hạn

Một quả dài hạn là một hiệu quả được nhìn thấy trong một thời gian lâu dài Ví dụ, việc đầu tư vào hệ thống điện mặt trời có thể giảm lượng khí thải CO2, về lâu dài có thể giảm hiện tượng biến đổi khí hậu

Hiệu quả ngắn hạn là hiệu ứng được xem xét trong một khoảng thời gian ngắn Hiệu quả được xem xét trong loại tác động này là lợi ích tức thời, tạm thời Việc sử dụng thuốc trừ sâu có thể mang lại hiệu quả trước mắt về sản lượng nhưng nó sẽ gây ra hậu quả lâu dài về sức khỏe và thoái hóa đất

2.1.3 Đánh giá hiệu quả đối với một dự án

Phân tích hiệu quả dự án gồm có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế thì trong phân tích cũng phải có phân tích kinh tế và phân tích tài chính Hai loại phân tích trên được trình bày như sau:

Phân tích tài chính là phân tích dựa trên cơ sở lợi ích và chi phí theo quan điểm của chủ đầu tư hay theo quan điểm doanh nghiệp Hai quan điểm này còn được gọi là quan điểm tổng đầu tư (Total point of view) và quan điểm chủ đầu tư (Equity point of view)

Phân tích kinh tế là phân tích khổng chỉ tính tới chi phí lợi ích cá nhân hoặc doanh nghiệp mà còn tính đến cả chi phí và lợi ích của toàn xã hội tức là phần xã hội phải bù trừ trong hoạt động kinh tế mà dự án tạo ra

Như vậy về bản chất việc phân tích hiệu quả kinh tế và tài chính đều giống nhau, đều nhằm đo lường lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, đầu tư… Tuy nhiên, phân tích tài chính liên quan đến dòng tiền thực tế: thực mất, thực lãi của nhà đầu tư Còn phân tích kinh tế không dừng lại ở đó mà còn tính đến hiệu quả của toàn xã hội Do đó, khi tính toán hiệu quả của dự án, chúng ta phải sử dụng phân tích hợp lý Trong phân tích này, tác giả chỉ giới hạn ở việc phân tích tài chính theo quan điểm của chủ đầu tư và chủ sở hữu vì đây là dự án đầu tư cá nhân nên dự án tập trung vào phân tích khía cạnh tài chính

2.2 Phương pháp phân tích CBA

2.2.1 Lịch sử phương pháp phân tích chi phí lợi ích Ý tưởng về định giá kinh tế được bắt đầu bởi Jules Dupuit, một kỹ sư người Pháp, và sau này là nhà kinh tế học người Anh Alfred Marshall đã đưa ra một số khái niệm chính thức đặt nền móng cho CBA Tuy nhiên, sự phát triển thực tế của CBA là kết quả của Đạo luật Hàng hải Liên bang năm 1936 Đạo luật này yêu cầu Công binh Hoa

TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN TRỒNG HOA LAN TẠI HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH

HUYỆN TÂN CHÂU TỈNH TÂY NINH

3.1 Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên của Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ được xem là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Tiền Giang) Tây Ninh là một tỉnh trung tâm và là cửa ngõ đường bộ quan trọng đến Campuchia và các nước châu Á khác Nó chiếm một vị trí chiến lược từ quan điểm an ninh quốc phòng Nằm trên trục phát triển không gian chính của vùng, trở thành trung tâm giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ, thương mại, du lịch của các nước lưu vực sông Mê Công Trục tung thể hiện đường cao tốc TP.HCM (Quốc lộ 14 đến Quốc lộ 2), trục hoành thể hiện tuyến xuyên Á (TP.HCM đến cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 22B Tây Ninh là một trong những trung tâm du lịch văn hóa – lịch sử , các căn cứ Cách mạng như Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Trung ương cục miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng: Tòa Thánh Tây Ninh, núi Bà Đen, vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát (Cổng thông tin điện tử Tây Ninh, 2023) Đặc thù của tỉnh Tây Ninh được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan như núi Bà Đen cao 986m được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Nam Bộ” , Tòa Thánh Tây Ninh còn gọi là Đền Thánh là một công trình tôn giáo của đạo Cao Đài, khu bảo tồn thiên nhiên vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát là những khu di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh dịa điểm du lịch nổi tiếng Về điều kiện tự nhiên tỉnh Tây Ninh có địa hình bằng phẳng, nhóm đất chính là đất xám có diện tích chiếm khoảng 84% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, thuận tiện trong việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày

Theo Cổng Thông Tin Điện Tử Tây Ninh (2023), “khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hòa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Lượng mưa trung bình hàng năm từ

1800 - 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80% Tây Ninh chịu ảnh

Trang 20 hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây - Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc - Đông Bắc vào mùa khô Tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hòa trong năm Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,4 0 C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng Mặt khác Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của bão lũ và những yếu tố bất lợi khác Khí hậu Tây Ninh rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc gia cầm trên quy mô lớn.”

3.2 Giới thiệu về Dự án trồng hoa lan

3.2.1 Mô tả sơ bộ dự án

- Tên Dự án: Phân tích Dự án trồng hoa lan Ngọc Điểm và Giả Hạc tại huyện Tân Châu -tỉnh Tây Ninh

- Địa chỉ để thực hiện Dự án: tại xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

+ Trồng Lan Ngọc Điểm rừng: 6000 m 2

+ Trồng Lan Ngọc Điểm Thái:2000 m 2

- Hình thức đầu tư: Đầu tư trồng mới

- Tổng mức đầu tư: 6.851.608.000 đồng Trong đó, vốn vay NHPT Đầu tư cho trồng

01 ha hoa lan là 2.000.000 đồng, chiếm 29,2 % nguồn vốn đầu tư

- Tổng số lao động dự kiến sử dụng thường xuyên: 10 người

- Thời gian thực hiện dự án: 7 năm Năm 0 là năm thực hiện đầu tư dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng Năm 1 đến năm 7 là thực hiện trồng lan và bán lan thành phẩm

3.2.2 Giới thiệu chủ đầu tư

- Công ty TNHH Tây Ninh Orchild

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0001 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp ngày 09/07/2023

- Trụ sở công ty: xã Tân Hà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

- Đại diện pháp luật công ty: Ông Nguyễn Thanh Bảo Đăng - Chức vụ: Giám đốc

- Vốn điều lệ đăng ký: 10.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười tỷ đồng.)

+Cây nông nghiệp công nghệ cao

+ Kinh doanh bất động sản, khu du lịch nghỉ dưỡng, trồng

+ Mua bán xuất nhập khẩu hàng nông sản, cây cảnh các loại…

3.2.3 Căn cứ pháp lý xây dựng Dự án

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Thông tư số 10/2015/TT-NHNN của ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP;

- Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;

- Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ;

- Chương trình về Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nông nghiệp số 07-CTr/TU vào ngày 22/12/2016 của Tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh

- Quyết định số 382/QĐ-UBND ban hành ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy mô diện tích tối thiểu cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về chính sách về hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021;

- Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Quy định về hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2017-2021

- Đầu tư hệ thống trồng trồng Hoa Lan quy mô công nghiệp, tận dụng lợi thế nguồn lực về đất, công nghệ để bán tại thị trường tiềm năng Việt Nam, các tỉnh phía Bắc Việt Nam rất thích loại Hoa lan này, Nam Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước trên thế giới

- Dự án trồng hoa lan ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ xuất khẩu phục vụ vùng trồng hoa lan lớn và sản xuất sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và quy trình xây dựng Hoa lan được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn sinh học, thông qua quản lý dinh dưỡng bền vững và kiểm soát sinh vật gây hại

- Phát triển mô hình tăng trưởng mới cho ngành NN của tỉnh trong thời gian tới

- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương

- Góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh

3.3 Thực trạng về Dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu - Tây Ninh

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây trồng và hoa lan, điều mà người Việt Nam đã có được từ rất lâu nhưng bối cảnh lịch sử của nền kinh tế lúc bấy giờ còn kém phát triển Bằng cách này, lan đã được truyền từ đời này sang đời khác, nhưng ở nước ta chúng chỉ được trồng để giải trí Việc kinh doanh hoa lan không nhận được sự quan tâm xứng đáng

Vấn đề kinh doanh xuất khẩu hoa lan của Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu Việt Nam có hai miền nam - bắc, với các đới khí hậu khác nhau rõ rệt Mùa đông ở phía bắc lạnh, trong khi khí hậu ở phía nam ôn hòa và ấm áp Vì vậy, đối với sản xuất lan miền Bắc chỉ phù hợp với trồng lan chủ yếu lấy lan rừng và trồng với số lượng ít để trưng bày, làm cảnh, còn vấn đề trồng với quy mô công nghiệp thì không phù hợp do chi phí đầu vào cao và khí hậu không thuận lợi

PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN TỈNH TÂY

4.1 Phân tích chung hiệu quả của Dự án

Dự án góp phần cung cấp cho thị trường sản phẩm hoa lan, tạo việc làm cho người dân trân địa bàn và vùng lân cận Dự án là mô hình điểm cho nông dân học tập và ứng dụng Dự án phát triển mô hình sản xuất tập trung tạo thế mạnh cho ngành nông nghiệp của tỉnh, áp dụng bộ giống năng suất chất lượng cao, áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, canh tác, các kỹ thuật được sử dụng thân thiện với môi trường, hướng tới bền vững

Công ty thực hiện khép kín, đồng bộ, kiểm soát từ đầu vào đến đầu ra, xử lý nguồn nước, phân bón, dịch bệnh đạt chuẩn, tăng tỷ lệ che phủ mặt, chú trọng bảo vệ sức khỏe người lao động, sức khỏe người tiêu dùng và cộng đồng Dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cơ cấu lại diện tích đất trồng theo quy hoạch vùng, đồng thời đáp ứng nhu cầu người dân chơi lan khắp cả nước Dự án là khả thi vì đáp ứng hiệu quả về mặt tài chính, bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích kinh tế xã hội

4.1.1 Hiệu quả về tài chính Để đánh giá hiệu quả về mặt tài chính trước tiên chúng ta sẽ ước lượng tất cả các nguồn thu và nguồn chi của dự án Nguồn thu của dự án là doanh thu từ việc bán lan, nguồn chi dự án là nguồn tiền đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động hàng năm Đối với nguồn thu của dự án công suất huy động năm 1 là 0% Công suất từ năm 2 đến năm 7 được giả định lần lượt là 50% Các thông số cơ bản khác của dự án được trình bày chi tiết trong phần phụ lục 1

Hình 4 1: Hình ảnh về thu hoạch lan tại vườn

Doanh thu có được của dự án là từ bán lan Ngọc Điểm và lan Giả Hạc Doanh thu ước lượng của dự án được cho trong bảng sau: Chi tiết theo Phụ lục 7

Bảng 4 1: Doanh thu dự án

Nội dung Đơn vị Năm vận hành

Chi phí của dự án bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí hoạt động của dự án

Chi phí đầu tư ban đầu được trình bày trong phần 3.3.7 Chi phí hoạt động của dự án bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí trả lương và các khoản trích theo lương, chi phí điện nước, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, chi phí thuê đất và một số chi phí khác Chi tiết cho các chi phí này được trình bày trong phụ lục 5 Bảng tổng hợp chi phí cho các năm thực hiện dự án được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 4 2: Chi phí hoạt động của dự án Đơn vị tính: triệu đồng

1 Chi phí nguyên vật liệu

CP trả lương & các khoản trích theo lương cố định

CP trả lương & các khoản trích theo lương biến đổi

Chi phí năng lượng, điện nước

Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng

Chi phí quản lý và chi phí khác

CP thuê đất trong vận hành

Từ bảng tính toán doanh thu và chi phí ta có được bảng ngân lưu được ước lượng như sau:

Tổng hợp từ dòng thu, dòng chi và dòng tiền đi vay của dự án, dòng ngân lưu của dự án được tổng hợp trong bảng sau Ngân lưu được tổng hợp theo hai dòng chính đó là ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư và ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu

Bảng 4 3: Dòng ngân lưu của dự án Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Năm vận hành

Giá trị còn lại và thu hồi 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 749,320

Dòng tiền chi 3.169,124 3.682,484 3.446,153 3.464,553 3.574,953 3.639,353 3.703,753 2.905,574 Đầu tư ban đầu 3.169,124 Đầu tư thay thế tài sản 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

Thay đổi vốn lưu động 520,324 37,042 39,443 53,843 62,242 70,642 -783,537

Thuế thu nhập doanh nghiệp 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

Dòng tiền theo quan điểm tổng đầu tư

Dòng tiền đi vay và trả nợ 2.000,000 -180,000 -180,000 -180,000 -180,000 -2.180,000

Dòng tiền theo quan điểm chủ sở hữu -1.169,124 -3.862,484 5.023,848 5.005,448 4.895,048 2.830,648 4.946,248 6.493,747

Với dòng ngân lưu của dự án trên ta có năm 0 và năm 1 là ngân lưu âm, thể hiện chúng ta phải đổ tiền vào cho dự án Từ năm 2 đến năm 7 dự án có doanh thu nên dòng ngân lưu là dương Để biết dự án có hiệu quả về mặt tài chính không, tác giả sử dụng các tiêu chí NPV, IRR, B/C và thời gian hoàn vốn để đánh giá hiệu quả dự án Khi tính toán NPV suất chiết khấu được lấy bằng với chi phí sử dụng vốn trung bình WACC là 13,25% Chi tiết việc tính toán các thông số của dự án được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4 4: Các thông số tài chính của dự án

Quản điểm tổng đầu tư Quản điểm chủ sở hữu

NPV (triệu đ) IRR B/C Thời gian hoàn vốn NPV (triệu đ) IRR B/C Thời gian hoàn vốn

Dựa vào các thông số tài chính trên ta thấy NPV theo quan điểm tổng đầu tư và theo quan điểm chủ sở hữu đều dương, thể hiện dự án có lợi về mặt tài chính hay đầu tư vào dự án sẽ có lời Ngoài ra, chỉ số IRR theo quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ sở hữu đều lớn hơn suất sinh lời kỳ vọng, chỉ số B/C lơn hơn 1 thể hiện dự án đáng để đầu tư Cuối cùng thời gian hoàn vốn theo hai quan điểm khoảng hơn 2 năm, bằng khoảng 1/3 thời gian đầu tư toàn bộ dự án, đây là thời gian hoàn vốn thích hợp đối với một dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

4.1.2 Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường

Phát triển nuôi trồng kinh doanh hoa xuất khẩu theo hướng công nghiệp có giá trị kinh tế cao, tăng nguồn kim ngạch rất lớn Tạo ra giá trị sản phẩm và lợi nhuận trên một ha đất canh tác thấp nhất là 1.000.000 đồng/m2/năm, góp phần tăng thu nhập cho người dân, gúp người dân tận dụng được diện tích đất chưa sử dụng, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, khai thác hiệu quả lao động lớn tuổi; góp phần ổn định lao động nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn và giúp người dân gắn bó với đất đai

Qua phân tích về hiệu quả đầu tư, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 12.045 triệu đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR = 56 % ; thời gian hoàn vốn sau 2 năm 4 tháng Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho cả nước

Giúp thu nhập của người dân tăng lên sẽ góp phần làm giảm tệ nạn xã hội; đặc biệt khi phát triển dự án thì phong trào chơi sinh vật cảnh trong nhân dân sẽ phát triển, thu hút và lôi kéo được các đối tượng không có nghề nghiệp, lực lượng thanh thiếu niên tham gia chơi hoa lan, tạo nên sân chơi bổ ích, lành mạnh tại địa phương

Phát triển sản xuất hoa lan còn giúp khai thác hiệu quả lực lượng lao động nông nghiệp dư thừa ở nông thôn, những lao động đã lớn tuổi, lao động về hưu và những lao động có trình độ học vấn thấp… Hoa lan còn giúp tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, văn minh cho tỉnh Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung

Về mặt môi trường, kết quả của dự án sẽ mang lại việc thay đổi nhận thức của người dân về các sản phẩm cây hoa lan an toàn, giúp người sản xuất quản lý sâu bệnh theo hướng bền vững, ít hóa chất, bảo vệ sức khỏe con người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Dự án cũng góp phần hình thành nền nông nghiệp bền vững góp phần bảo tồn đa dạng sinh học

4.2 Phân tích rủi ro dự án

Kết quả tiêu chí đánh giá dự án (NPV, IRR, B/C) bị ảnh hưởng bởi tập hợp dữ liệu phân tích ban đầu như thông số đầu tư, thông số chi phí vận hành và các thông tin khác thu nhập dự kiến

Hoa lan là nguồn thu chi chính của dự án này Các biến số như lãi vay đầu tư, sản lượng, chi phí trồng và chăm sóc, giá bán hoa lan có thể làm thay đổi hiệu quả kinh tế của một dự án Lạm phát, điều sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền theo thời gian, cũng là một mối lo ngại, nhưng các dự báo trước đây của chính phủ và dự báo thị trường cho thấy lạm phát sẽ luôn nằm trong khoảng 6% đến 10% Lợi nhuận của dự án phần lớn không bị ảnh hưởng trong trường hợp này, vì lạm phát ảnh hưởng đến cả chi phí và doanh thu Để xác định yếu tố nào có tác động đáng kể đến dự án, tiến hành phân tích các yếu tố thay đổi như lãi suất vốn vay, sản lượng, chi phí mua cây giống, giá bán lan Ngọc Điểm và Giã Hạc Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi cực đoan khiến cây lan ngọc điểm khó chăm sóc, sinh trưởng và phát triển, tác động tiêu cực đến năng suất Lao động nông nghiệp nông thôn bấp bênh, thường di cư vào các khu công nghiệp nên dễ dẫn đến thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất Giá cả có thể biến động thị trường tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước Để phân tích rủi ro trong dự án này, tác giả sử dụng 3 kỹ thuật đó là: phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản và mô phỏng Monte Carlo Các phân tích dựa vào sự biến đổi chính của 4 thông số đầu vào đó là: năng suất thu hoạch, giá bán, giá mua cây giống và lãi suất đi vay Chi tiết về việc phân tích rủi ro được trình bày trong các phần tiếp theo

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Dự án “Phân tích dự án trồng hoa lan tại huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh” được lựa chọn và phân tích nhằm đánh giá lợi ích tài chính và lợi ích xã hội của dự án Dự án có tổng mức đầu tư là: 6.851.608 đồng Trong đó, vốn vay NHPT Đầu tư cho trồng 01 ha hoa lan là 2.000.000 đồng, chiếm 29,2 % nguồn vốn đầu tư Thời gian phân tích dự án là 7 năm Với các thông số giả định và phân tích ở chương 3 và 4 thì các chỉ số về mặt tài chính chỉ ra được rằng dự án hoàn toàn khả thi về mặt tài chính trên quan điểm chủ sở hữu và cả trên quan điểm tổng đầu tư Kết quả phân tích dự án trên quan điểm tổng đầu tư có các thông số như sau: NPV = 12.045 triệu đồng; IRRV%, tỉ số B/C =5,79 và thời gian hoàn vốn là 2 năm 4 tháng Kết quả phân tích trên quan điểm chủ đầu tư có các thông số như sau: NPV = 11.348 triệu đồng, IRR = 79%%, B/C = 13,99 và thời gian hoàn vốn là 2 năm 1 tháng

Với những hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường đã phân tích ở phần trên, việc thực hiện Dự án Trồng hoa lan Ngọc Điểm tại huyện Tân Châu tỉnh Tây Ninh thực hành nông nghiệp tốt, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các xã Suối Ngô, Tân Đông, Tân Hà, Tân Hòa là các xã Đặc biệt khó khăn, xã biên giới theo Quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo được bước chuyển tốt về năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần khuyến khích sản xuất tập trung theo cánh đồng lớn, hình thành vùng chuyên canh hoa lan Ngọc Điểm trên địa bàn tỉnh, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng

Từ kết quả phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và độ tin cậy về hiệu quả kinh tế cùng các lợi ích kinh tế - xã hội, môi trường mà dự án mang lại, chúng tôi rất mong Dự án sớm được phê duyệt, triển khai và đi vào hoạt động, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương

5.2 Các định hướng của tỉnh trong việc phát triển nông nghiệp

Hiện nay, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) đang là xu thế phát triển tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh Đây được xem là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 15/10/2021 của Tỉnh ủy Tây Ninh về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0 Việc này vừa tiết kiệm nguồn lực sản xuất cho người nông dân vừa hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường

Ngoài ra, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành kế hoạch số 1916/KH-UBND ngày 24/8/2020 về phát triển ngành Nông nghiệp tỉnhTây Ninh giai đoạn 2021 – 2025 Mục tiêu cụ thể của kế hoạch là thích ứng với sự thay đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Mục tiêu giai đoạn 2021-2025, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại lại nền nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững Xác định công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn là hướng phát triển trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động và liên kết theo chuỗi giá trị Ngoài ra việc phát triên nông nghiệp cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, chủ động phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên tốt tài nguyên và không hủy hoại đến môi trường

Với 2 định hướng chính là phát triển nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp theo hướng bên vững, Hoa lan là một trong những hướng đi mới cho nông nghiệp Tây Ninh Tây Ninh vốn nổi tiếng với những loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như: mãng cầu, sầu riêng, xoài, bưởi, mít, chuối… Những năm gần đây, trồng hoa lan cắt cành đang nở rộ, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng lớn Theo Sở NN-PTNT Tây Ninh, tính đến đầu năm 2023, diện tích trồng hoa lan trên toàn tỉnh ước tính khoảng 187ha, tập trung nhiều tại huyện Trảng Bàng và Tân Châu Các loại lan cắt cành được

Trang 66 trồng chủ yếu là Dendrobium, Mokara, Hồ Điệp, Ngọc Điểm bởi tính thẩm mỹ với màu sắc đa dạng và giá trị kinh tế cao Do đó, việc phát triển ngành trồng lan tại Tây Ninh cần được các cấp chính quyền quan tâm để tạo những cơ chế thuận lợi để phát triên hơn ngành này nhằm mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội cho tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh có điều kiện tự nhiên đặc thù thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp và một số ngành công nghiệp Đây là những điều kiện để Tây Ninh phát huy có hiệu quả cao nhất tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng Tây Ninh cơ bản trở thành tỉnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tuy nhiên, để phát huy được các thế mạnh này, Tây Ninh phải chú trọng vào các nhóm giải pháp, như: phát triển khoa học công nghệ; đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển thị trường và các dịch vụ hỗ trợ; tuyên truyền sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cải cách thủ tục hành chính Với những phân tích về hiệu quả kinh tế và xã hội ở chương 4 về dự án trồng lan tại Tây Ninh, ta thấy dự án mang lại hiệu quả tốt cho nhà đầu tư khi suất sinh lời của dự án trên 50% vào thời gian hoàn vốn của dự án là khoảng 2 năm Dự án mang lại việc làm cho người lao động tại địa phương (các xã Suối Ngô, Tân Đông, Tân Hà, Tân Hòa là các xã Đặc biệt khó khăn, xã biên giới theo Quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.) Do đó, đứng ở góc độ nhà đầu tư và ngân hàng thì dự án này là một dự án đáng để đầu tư Nhà đầu tư và ngân hàng nên xem xét để cấp vốn đầu tư cho dự án Đứng ở góc độ quản lý chung của tỉnh thì dự án trồng lan có thể đáp ứng mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh là phát triên nông nghiệp công nghệ cao và phát triên nông nghiệp theo hướng bên vững Để phát triển ngành trồng lan tại Tây Ninh nói riêng và để phát triển nông nghiệp tại Tây Ninh nói chung, đề tài đề xuất một số chính sách sau:

Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao: thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao kiểu mẫu, để từ những mô hình này có thể nhân rộng trên toàn

Trang 67 tỉnh VD: đối với việc trồng hoa lan, Sở NN&PTNT có thể hỗ trợ một hoặc một vài hộ phát triển việc trồng lan công nghệ cao (như tự động hóa quá trình quản lý độ ẩm, ánh sáng và lượng nước tưới cho cây lan, tự động hóa quá trình quản lý sâu hại và chẩn đoán bệnh, tự động hóa quá trình quản lý dòng tiền đầu vào và đầu ra …v.v.) Từ mô hình mẫu này, các hỗ nông dân khác có thể đến học hỏi kinh nghiệm, nếu họ đánh giá thấy hiệu quả kinh tế và khả thi có thể thực hiện được thì có thể nhân rộng ra cho các hộ nông dân khác trong tỉnh

Về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững: hiện tại hoạt động nông nghiệp sử dụng khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và việc sản xuất nông nghiệp quá mức dẫn đến thoái hóa đất Do đó, để phát triển nông nghiệp bền vững, nhà nước cần tuyên truyền cho người dân về lợi ích lâu dài của việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững Đối với trường hợp trồng lan nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung chính quyền địa phương cần thúc đẩy hoạt động sử dụng nước tiết kiệm như áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; sử dụng năng lượng tái tạo cho hoạt động nông nghiệp như sử dụng thêm điện mặt trời, điện gió cho các hoạt động tưới tiêu trong nông nghiệp; khuyến khích việc tái tạo các phế phẩm nông nghiệp làm phân bón để giảm chi phí mua phân bón cũng như bảo vệ môi trường; sử dụng các hệ thống quản lý thông minh để tiết kiệm các nguồn lực trong sản suất nông nghiệp; nên chuyển từ hệ hống phân phối truyển thống sang buôn bán trực tuyến và kết nối người dùng với người sản xuất, những hệ thống trực tuyến sẽ giúp tăng hiệu quả của việc truy xuất nguồn gốc và kiểm tra toàn bộ sản phẩm; cần đào tạo thêm nguồn nhân lực cho mảng mông nghiệp công nghệ cao vì muốn làm chủ được công nghệ thì cần có nguồn nhân lực có đủ năng lực làm chủ và vận hành công nghệ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ðại Dương & Hoàng Anh (2019, ngày 14 tháng 01) Tân Hà: Nhiều hộ đân “đua nhau” trồng lan rừng Truy xuất từ https://baotayninh.vn https://baotayninh.vn/tan-ha- nhieu-ho-dan-dua-nhau-trong-lan-rung-a106639.html

Dương Thị Thanh Xuyến và cộng sự (2017) Phân tích chi phí lợi ích khai thác một số dạng tài nguyên quan trọng khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học trái đất và Môi trường, 33(3), 79- 86

Fitriani, F., Arifin, B., Zakaria, W A., Ismono, R H., & Prasmatiwi, F E (2020) Sustainable Production of Lampung Robusta Coffee: A Cost-Benefit Analysis International Journal of Ecology & Development, 35(1), 44-58.

Glenn P Jenkins & Arnold C.Harberger (1995), Sách hướng dẫn Phân Tích Chi Phí và Lợi ích cho các quyết định đầu tư, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội

Htwe, T., Sinutok, S., Chotikarn, P., Amin, N., Akhtaruzzaman, M., Techato, K., & Hossain, T (2021) Energy use efficiency and cost-benefits analysis of rice cultivation:

A study on conventional and alternative methods in Myanmar Energy, 214, 119104

Lê Thanh Sang (2012), Phân tích Lợi ích- Chi phí của mô hình trồng Ca cao chứng nhận UTZ tại huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre , Luận văn Tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

Nguyễn Hải Dương (2012), Phân tích Lợi ích- Chi phí Dự án Nâng cấp mở rộng

Hệ thống cấp nước Thị xã Cửa lò, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Nguyễn Quốc Ấn, Phạm Thị Hà, Phan Thị Thu Hương, Nguyễn Quang Thu (2007) Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư - lý thuyết và bài tập, NXB Thống kê

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w