Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
40 KB
Nội dung
XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH VÙNG TÂY NGUYÊN 1 Khái quát chung Vùng Tây Nguyên là khu vực cao nguyên gồm 5 tỉnh theo thứ tự vị trí địa lý từ Bắc xuống Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Tây Nguyên là một trong ba tiểu vùng của miền Trung Việt Nam Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakirivà Mondulkiri (Campuchia) 2 Tiềm năng du lịch vùng Tây Nguyên 2.1 Vị trí địa lý Tây nguyên giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ thuận lợi phát triển du lịch liên vùng.Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, 4 tỉnh có đường biên giới giáp với hai nước Lào và Campuchia dài 554km Toàn tuyến biên giới có năm cửa khẩu chính đi sang hai nước Lào, Campuchia; trong đó cửa khẩu Bờ Y, thuộc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum đi sang tỉnh Atôpư (Lào) và cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) sang tỉnh Rattanakiri (Campuchia) đã được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế Ba cửa khẩu khác đã khai thông thành cửa khẩu quốc gia, gồm: Bu Prăng, Đăk Peur (tỉnh Đắk Nông) và Đăk Ruê (tỉnh Đắk Lắk) đi sang tỉnh Mondulkiri (Campuchia) Đây là một lợi thế để hình thành tuyến du lịch quốc tế nối Tây Nguyên với Lào, Campuchia và Thái Lan Hệ thống giao thông đã và đang hình thành rộng khắp, vừa liên kết 5 tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên vói các vùng khác trên tuyến hành lang Đông-Tây Trong đó, có 10 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 2.000km, 59 tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa và cứng hóa Có 3 sân bay đang hoạt động (Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Liên Khương) được đầu tư, nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay tầm trung (Airbus A320, A321) nối với các trung tâm kinh tế lớn của đất nước là Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh Sắp tới, đã có chủ trương của Chính phủ mở các tuyến đường sắt từ Bảo Lộc, Gia Nghĩa đi cảng Thị Vải và từ Tuy Hòa (Phú Yên) lên Buôn Ma Thuột 2.2 Điều kiện tự nhiên 2.2.1 Khí hậu Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất Nhiệt độ trung bình năm 24 độ C, lượng ánh sáng dồi dào, cường độ ổn định, không khí trong lành Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình hằng năm 240-250 kcal/cm2, số giờ nắng trung bình 2200-2700 giờ/năm Lượng mưa trung bình năm khoảng 1900-2000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa Vào mùa mưa, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái Các điều kiện về khí hậu rất hiệu quả trong việc chữa bệnh và nghỉ dưỡng, có tác dụng nhanh chóng làm lành bệnh và hồi phục sức khỏe Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm rất phù hợp phát triển du lịch 2.2.2 Rừng Với diện tích lớn (độ che phủ 54,6%), hệ động thực vật đa dạng, Tây Nguyên là nơi giữ vai trò cân bằng sinh thái, là nguồn sinh thủy của hệ thống sông suối khu vực miền Trung và Đông Nam bộ Những năm gần đây, để bảo tồn tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ở Tây Nguyên đã quy hoạch 14 khu bảo tồn và vườn quốc gia cùng với hàng chục khu bảo tồn nhỏ và rừng đặc dụng khác, với tổng diện tích khoảng 460.000 ha (chiếm 8,3% diện tích tự nhiên toàn vùng) Tiêu biểu như VQG Kon Ka Kinh (Gia Lai), VQG Chư Yang Sin (Đắk Lắk), VQG Bidoup-Núi Bà, VQG Cát Tiên (Lâm Đồng), khu du lịch sinh thái VQG Chư Mom Ray (Kon Tum), rừng đặc dụng Đắk Uy, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (Kon Tum), khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Nùng (Đắk Nông),… 2.2.3 Nước Nguồn nước dồi dào với hệ thống các thác nước, hồ nước nổi tiếng như thác Phú Cường, thác Yama Yang Yung, biển Hồ (Gia Lai), thác Gia Long, thác Bảy Nhánh, Ho Lắk (Đăk Lắk), thác Ba Tầng, Dray Sáp, hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, hồ Đa Nhim, Đan Kia-Suối Vàng, thác Đam B’ri (Lâm Đồng)…Ngoài ra, còn có suối khoáng Đắk Song rất thuận lợi cho phát triển du lịch 2.3 Tài nguyên du lịch nhân văn Tây Nguyên là một vùng đất hình thành qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nơi đây bao đời nay, các đồng bào dân tộc như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông…tuy trình độ phát triển kinh tế còn hạn chế song đồng bào dân tộc ở đây luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc sống, vẫn giữ gìn được các bản sắc dân tộc riêng với nền văn hóa nghệ thuật dân gian độc đáo, những điệu nhạc, lời ca huyền diệu mang đậm sắc màu của núi rừng Tây Nguyên Đây cũng là quê hương của những bản trường ca, những câu truyện thần thoại huyền bí, các lễ hội mừng lúa mới, lễ đâm trâu… Những di tích lịch sử quý giá còn lại mãi mãi với thời gian như: nhà bảo tàng Quang Trung-Nguyễn Huệ, nhà lao Pleiku hay những địa danh lịch sử nổi tiếng như: Đắk Pơ, Kanát, Hàm Rồng, Pleime Tây Nguyên còn được biết đến qua một loại hình văn hóa nghệ thuật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa truyền khẩu của nhân loại năm 2005: không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Không gian văn hóa cồng chiêng thể hiện nét văn hóa riêng, văn hóa truyền thống của các dân tộc bắt nguồn từ đời sống cộng đồng các dân tộc, mà điểm xuất phát là từ lao động sản xuất, tập quán cư trú sinh sống của bà con các dân tộc thiểu số, nên cồng chiêng Tây Nguyên mang giá trị nổi bật của tài năng sáng tạo, của các cộng đồng dân tộc, trở thành biểu tượng khẳng định bản sắc văn hóa cộng đồng Du khách đến với vùng đất Tây Nguyên thường tham gia vào lễ hội cồng chiêng truyền thống của người Ba Na, ÊĐê, cùng thưởng thức hoặc tham gia cùng các chàng trai, cô gái ở đây trong âm thanh của những loại cồng chiêng và thưởng thức rượu cần Mộc bản triều Nguyễn gồm những văn bản Hán-Nôm khắc trên gỗ 200 năm trước và in sách tại Việt Nam đã được UNESCO trao bằng di sản tư liệu thế giới Khối lượng tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang lưu trữ tại Đà Lạt rất lớn, gồm 34618 tấm, với 55318 mặt khắc Giới nghiên cứu đánh giá đây là tài liệu có giá trị cao Nội dung của khối tài liệu này rất phong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như lịch sử, địa lý, chính trị-xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa giáo dục,… Tổng cộng có 152 đầu sách với 1935 quyển, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại Ga Đà Lạt nằm ở phía đông thành phố và cách hồ Xuân Hương 500m Đoạn đường sắt nối Đà Lạt với tháp Chàm (Cam Ranh) được khởi công từ năm 1915 dài 84km và được đưa vào sử dụng từ năm 1928-1964 Ga Đà Lạt được xây vào năm 1928, kiến trúc được giữ nguyên cho đến ngày nay Nhà ga được thiết kế theo kiểu nhà Rông của các dân tộc Tây Nguyên, mang những giá trị kiến trúc truyền thống Mặc dù ngày nay tuyến đướng sắt Đà Lạt-Tháp Chàm không được sử dụng nữa, nhưng ga Đà Lạt vẫn là điểm tham quan thú vị dành cho du khách, là di tích lịch sử và danh thắng được xếp hạng quốc gia ở Đà Lạt Thiền viện Trúc Lâm: đây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt Hiện nay, chùa tọa lac trên núi Phụng Hoàng cách trung tâm Đà Lạt 4km Thiền viện Trúc Lâm do hào thượng Thích Thanh Từ tổ chức xây dựng từ ngày 28/5/1993 và khánh thành ngày 19/3/1994 Thiền viện có diện tích 24,5ha, được chia thành ba khu riêng biệt nhằm phục vụ khách tham quan Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ Đây là một thiền viện lớn nhất Việt Nam, hiện là nơi tu hành, nghiên cứu về Phật giáo Thiền tông của các vị hòa thượng và tăng ni Do vậy, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đã trở thành một điểm tham quan không thể thiếu của du khách khi đến với thành phố cao nguyên này 3 Thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng sản phẩm du lịch vùng Vùng đất Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng núi, sông, thác, hồ, rừng Tây Nguyên có hệ động thực vật hết sức phong phú, trong đó có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có thể trở thành điểm tham quan, nghỉ dưỡng hết sức lý tưởng Đặc biệt về văn hóa, Tây Nguyên được xem là vùng đất mang đậm những sắc thái văn hóa riêng Khu vực tộc người, với những phong tục tập quán riêng của từng dân tộc thiểu số, nếu biết khai thác cũng có thể là lợi thế trong phát triển du lịch cộng đồng Có thể nói Tây Nguyên có những tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của du lịch Tây Nguyên sẽ không thể có được nếu thiếu những giá trị văn hóa bản địa đa dạng, phong phú và đặc sắc mà tiêu biểu là “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới Với đường biên giới dài hàng trăm km, có nhiều cửa khẩu với các nước Lào và Campuchia, Tây Nguyên còn có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế, thuận lợi mở các tuyến du lịch liên vùng và các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan… Tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn trong xây dựng sản phẩm du lịch của vùng Tây Nguyên như: Chưa xác định rõ được những sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch đặc trưng Đó là chưa kể còn có sự trùng lặp trong phát triển sản phẩm du lịch Sự phát triển tự phát dẫn đến tác động của hoạt động phát triển du lịch đến tài nguyên và môi trường tự nhiên cũng như môi trường văn hóa chưa được kiểm soát tốt Nhìn chung sản phẩm du lịch của Tây nguyên còn đơn điệu, thậm chí còn trùng lặp trong một vùng miền Chất lượng sản phẩm du lịch còn hạn chế, việc khai thác còn khép kín, hiệu quả kinh doanh chưa cao Đáng chú ý là việc kết hợp sản phẩm và thị trường chưa được quan tâm đúng mức, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, chưa có sản phẩm nổi bật, đặc trưng để thu hút khách, tạo ấn tượng mạnh kích thích du khách quay lại du lịch Phát triển du lịch Tây Nguyên cũng đi liền với việc bảo tồn, không để biến dạng văn hóa truyền thống Tây Nguyên Để làm được điều này thì cần phải khắc phục tình trạng chặt phá rừng Việc mất rừng diễn ra với tốc độ nhanh trong những năm gần đây cũng khiến văn hóa truyền thống Tây Nguyên bị mai một hoặc biến dạng một cách nhanh chóng Nhiều buôn làng không còn biết tiếng chiêng, không còn người biết cầu cúng thần linh, không còn người biết kể sử thi, hàng ngàn bộ cồng chiêng dần biến mất, hàng ngàn tượng nhà mồ bị mục nát theo thời gian Du lịch sinh thái và du lịch văn hóa ở Tây Nguyên đều gắn bó với rừng, không có rừng thì Tây Nguyên không còn du lịch sinh thái Rừng và con người Tây Nguyên có mối gắn bó mật thiết với nhau, rừng là không gian sinh tồn, không gian văn hóa, cội nguồn sinh ra các truyền thuyết, sử thi… 4 Hiện trạng sản phẩm du lịch đã xây dựng của vùng Sản phẩm du lich đã từng bước được đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh Các địa phương đẩy mạnh khai thác tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch, trong đó nổi trội là tài nguyên du lịch tự nhiên để xâ y dựng các sản phẩm du lịch gắn với các loại hình sinh thái, bên cạnh việc bảo tồn va phục hồi các lễ hội truyền thống, tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn hóa với chủ đề hấp dẫn , độc đáo Tây Nguyên có 6 loại hình sản phẩm du lịch bao gồm: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch vui chơi giải trí và du lịch thể thao Để đảm bảo cho các loại hình sản phẩm trên các tỉnh đã đề ra các biện pháp: Điều tra, đánh giá chính xác về tài nguyên, phân loại hệ thống dịch vụ, khách sạn để phát hiện các tiềm năng chưa đươc khai thác, phát hiện các yếu kém nhằm có hướng khắc phục, khuyến khích đầu tư vào các loại hình vui chơi giải trí Quy hoạch các làng văn hóa dân tộc, khai thác các lễ hội truyền thống, dân ca múa nhạc của các dân tộc Tây Nguyên, xây dựng chính sách xúc tiến quảng bá các loại hình du lịch văn hóa của Tây Nguyên, nhất là sau khi UNESCO công nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại”, liên kết các tỉnh phối hợp mở các sản phẩm du lịch như du lịch biển - núi, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, hội nghị - hội thảo Sản phẩm du lịch liên tuyến được chú trọng đầu tư và khai thác như tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, tuyến du lịch “Con đường di sản miền Trung”, gắn du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, tuyến du lịch “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” Đô thị Đà Lạt phát huy được vai trò trung tâm đô thị quốc gia, từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra tầm quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa Từ lễ hội hoa Đà lạt (12/2004) đến năm 2005 chính thức Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức 2 năm 1 lần, là sản phẩm đặc sắc năm của Đà Lạt Thông qua lễ hội tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và đầu tư, du lịch trong nước và thế giới Thành phố Buôn Ma Thuột với lễ hội cà phê, giới thiệu cho du khách trong nước và thế giới sản phẩm cà phê nổi tiếng, qua đó xúc tiến các chương trình đầu tư cho Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên Đắk Lak còn xây dựng bảo tàng cà phê thế giới Loại hình du lịch MICE mà tập trung là hội thảo - hội nghị đang phát triển ở Việt Nam, ở Tây Nguyên chủ yếu là Đà Lạt và Buôn Mê Thuột do có đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhân lực dáp ứng cho loại hình du lịch này Một số khách sạn cao cấp ở Đà Lạt đã tổ chức thành công nhiều hội nghị - hội thảo quốc tế và trong nước như: Sofitel Đà Lạt Palace, Novotel Đà Lạt, Vietsovpetro, Gold 3, Resort Hoàng Anh - Gia Lai Một số sự kiện tiêu biểu được tổ chức tại Đà Lạt như Hội Nghị Bộ trưởng năng lược ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam Loại hình du lịch tham quan và thể thao thu hút nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên như du lịch Buôn Đôn, hồ Lăk (Đăk Lăk), đều có thế mạnh do có nhiều tài nguyên tự nhiên phòng phú Du khách có thể cưỡi voi qua sông Sêpepok, đi thuyền độc mộc, leo núi, dù lượn, đi cầu treo, câu cá thư giãn trên hồ Đăk Min, hồ Eakao Du lịch nghiên cứu văn hóa - lịch sử là sản phẩm du lịch được ưa chuộng ở Tây Nguyên với sử thi Tây Nguyên, văn hóa nhà dài, nhà rông, nhà mồ, với tập tục và phong tục Tây Nguyên Bản thân Tây Nguyên là một kho sử thi hùng tráng, chứa đựng nền văn hóa không thể trộn lẫn với văn hóa khác 5 Định hướng phát triển sản phẩm của vùng Kế hoạch phát triển sản phẩm Phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chính, mang nét đặc trưng của Tây Nguyên đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên phải có tính đặc thù, hấp dẫn, có chất lượng cao, mang hình ảnh của Tây Nguyên… để cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế Phát triển các sản phẩm du lịch của Tây Nguyên cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng các nhóm sản phẩm du lịch chính, mang nét đặc trưng dựa trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh đặc biệt - Phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm và tăng cường liên kết để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn của Vùng - Đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch festival; du lịch giáo dục; du lịch dưỡng bệnh; du lịch chăm sóc sắc đẹp - Đầu tư, xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch phải đảm bảo tính bền vững, ổn định và lâu dài - Các sản phẩm du lịch phải mang tính đặc thù, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong khu vực và quốc tế - Đầu tư xây dựng một số sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc biệt, mang thương hiệu Tây Nguyên, mang hình ảnh của Tây Nguyên - Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến Sản phẩm đặc thù Căn cứ vào thế mạnh đặc thù của tài nguyên du lịch; căn cứ vào các điều kiện hạ tầng, các điều kiện kinh tế - xã hội; căn cứ vào các xu thế phát triển du lịch chung của cả nước…, có thể định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chính, mang nét đặc trưng của Vùng Tây Nguyên phù hợp với nhu cầu của thị trường Các sản phẩm du lịch này được xây dựng dựa trên các yếu tố đặc thù về tài nguyên du lịch, là lợi thế so sánh của Vùng Tây Nguyên so với các vùng du lịch khác của cả nước, có khả năng tạo ra sự khác biệt của Tây Nguyên, tạo nên hình ảnh du lịch của Tây Nguyên Khi nói đến các sản phẩm du lịch này, chỉ ở Tây Nguyên mới có Do đó, cần được tập trung ưu tiên đầu tư phát triển để làm lễ hội Cồng Chiêng, Lễ Bỏ Mả, Lễ Cơm mới Ngoài ra còn có Lễ hội cà phê, Lễ hội trà, Festival Hoa… - Nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa dân gian, nếp sống nương rẫy của đồng bào Tây Nguyên, nghiên cứu Sử thi Tây Nguyên; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, lối sống, tôn giáo, tập tục, truyền thống, trang phục, nhạc cụ, nông cụ… của các dân tộc Tây Nguyên - Tham quan các di tích văn hóa lịch sử gắn với truyền thống yêu nước của các dân tộc Tây Nguyên, gắn với hình ảnh Anh hùng Núp, Anh hùng N‟Trang Lơng: Ngục Kon Tum, Ngục Đắk Glei, di tích lịch sử Măng Đen, di tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, di tích chiến thắng Plei Kần; Nhà Đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk; Cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng, Di tích lịch sử Ngục Đắk Mil… - Du lịch thăm lại chiến trường xưa: Là địa bàn chiến lược trong chiến dịch Đại thắng Mùa xuân 1975, khu vực Tây Nguyên thực sự là cái nôi của “Các di tích lịch sử cách mạng, các di tích kháng chiến”, do vậy có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch “Thăm lại chiến trường xưa” phục vụ các đối tượng khách là cựu chiến binh… Các địa danh gắn với những chiến thắng lịch sử của hai cuộc kháng chiến trên địa bàn Đắk Lắk, Đắk Tô - Tân Cảnh, Đèo Chuối, Giang Sơn, Đắk Tua, Thuần Mẫn, Buôn Hồ - Du lịch nghiên cứu sinh thái Tây Nguyên: Tây Nguyên là một vùng giàu về tiềm năng rừng nguyên sinh với các hệ sinh thái đa dạng Trên địa bàn Tây Nguyên có 6 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao Tây Nguyên còn nổi tiếng với tiềm năng sinh thái nông nghiệp nông thôn như các nông trường cà phê, cao su… Đây là những tài nguyên quý giá để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái - một thế mạnh của Tây Nguyên Các sản phẩm du lịch tiêu biểu gồm: - Du lịch thám hiểm, nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia: Vườn quốc gia Kon Ka King, Chư Mom Ray, Yokdon, Chư Yang Sin, Bidup - Núi Bà, Cát Lộc - Cát Tiên; các khu bảo tồn Ngọc Linh, Đắk Uy, Nam Ka, Nam Nung… - Du lịch sinh thái gắn cộng đồng, du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường: Du lịch sinh thái cộng đồng Buôn Đôn, Buôn Joon, Buôn M’liêng, Làng Kon Klor, Buôn Go; các bản làng dân tộc người Bahnar và Jarai ở Đe Ktu, Đe Cop, Đê Đoa, Đê Rơn - Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch trang trại đồn điền: Tây Nguyên là vùng nổi tiếng cả nước với các đồn điền, nông trường cà phê, cao su, hồ tiêu, chè… Đây là một thế mạnh đặc trưng để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn gắn với những nông trường cà phê ở Đắk Lắk, những đồi chè ở Bảo Lộc, những cánh rừng cao su ở Đắk Nông, những vườn hồ tiêu ở Gia Lai…; và gắn với các sản phẩm từ cà phê, ca cao, chè - những sản phẩm mang thương hiệu Tây Nguyên… - Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ trên núi (khí hậu ôn đới trong lòng nhiệt đới): Tây Nguyên có một số cao nguyên, núi cao có khí hậu ôn hòa quanh năm, cảnh quan đẹp… thích hợp cho nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe Đây là một nét đặc trưng khác biệt về tài nguyên du lịch của Tây Nguyên so với các vùng khác Do vậy, có thể khai thác các lợi thế này để xây dựng các Resorts nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp (có thể tạo nên thương hiệu cho du lịch Tây Nguyên) nhằm phục vụ các đối tượng khách có thu nhập cao Tại các khu Resorts nghỉ dưỡng núi cao cấp này có thể xây dựng bổ sung các sản phẩm du lịch kết hợp như tắm khoáng, tắm thuốc, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, chơi golf, casino… Các khu vực có thể xây dựng các resorts nghỉ dưỡng núi, hồ cao cấp bao gồm Tuyền Lâm, Đan Kia Đà Lạt, Măng Đen Các sản phẩm Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ có thể đáp ứng cho các đối tượng khách có thu nhập cao, có thời gian lưu trú dài, sẵn sàng sử dụng các dịch vụ bổ trợ như chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng… (có thể đến từ mọi quốc gia, đặc biệt là người cao tuổi Nhật Bản, Hàn Quốc, các thị trường Tây Âu, ASEAN) - Du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề đặc biệt (vượt thác, thám hiểm rừng nguyên sinh, leo núi, khinh khí cầu, nhảy dù, tàu lượn…): Tây Nguyên có địa hình từ núi cao hiểm trở, nhiều đỉnh núi cao đến vùng cao nguyên rộng lớn, đã tạo nên nhiều thắng cảnh với những đỉnh núi cao, vực sâu, những thác nước hùng vĩ Đây là những giá trị tài nguyên đặc trưng của Tây Nguyên và là điều kiện cần thiết để phát triển các loại hình du lịch thể thao mạo hiểm Với những đặc điểm về địa hình đa dạng, có thể khai thác xây dựng các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm như sau: Du lịch leo núi chinh phục đỉnh cao (đỉnh Ngọc Linh); du lịch khinh khí cầu (lượn trên bầu trời các cao nguyên…); du lịch tàu lượn, nhảy dù (ở những vùng thung lũng, cao nguyên có cảnh quan đẹp như Lang Biang - Đà Lạt…); du lịch vượt thác, thám hiểm các vườn quốc gia… Các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm theo các chuyên đề đặc biệt có thể đáp ứng cho các đối tượng khách là thanh thiếu niên (có thể cho cả lứa tuổi trung niên), thích khám phá, ưa mạo hiểm… (có thể đến từ mọi quốc gia, đặc biệt là các nước Úc, New Zealand, Canada, Nhật Bản, ASEAN) Tổ chức không gian phát triển du lịch Không gian du lịch theo lãnh thổ: Căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, các giá trị văn hóa và sự phân bố tài nguyên du lịch, mạng lưới giao thông và các yếu tố kinh tế - xã hội khác…, không gian du lịch Vùng Tây Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được định hướng theo các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch như sau: 1 Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng Các giá trị tài nguyên đặc trưng - Thành phố Đà Lạt hơn 100 năm tuổi, với nhiều công trình kiến trúc cổ - Hệ thống hồ (hồ Tuyền Lâm, hồ Đan Kia - Suối Vàng, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Đại Ninh, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh) - Hệ thống thác nước (Cam Ly, Đambri, thác Voi, thác Pongour…) và cảnh quan các rừng thông - Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn với tính đa dạng sinh học cao như Bi Đúp - Núi Bà, Cát Lộc - Cát Tiên - Khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên… Hướng khai thác các sản phẩm du lịch: Địa bàn trọng điểm Thành phố Đà Lạt với đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên (khí hậu, cảnh quan, hồ, thác nước, các hệ sinh thái ), hướng khai thác chủ yếu về sản phẩm du lịch là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng Các sản phẩm du lịch chính bao gồm: - Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ (Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng) - Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái tự nhiên - Du lịch tham quan nghiên cứu văn hóa (di chỉ khảo cổ Cát Tiên, văn hóa Nhà Dài, các lễ hội ) - Du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao (tham quan nghiên cứu các loài hoa, rau quả, chè, tơ tằm ) - Du lịch vui chơi giải trí, chơi golf, du lịch thể thao mạo hiểm - Du lịch cuối tuần, nghỉ tuần “Trăng mật” - Du lịch MICE (festival Hoa, festival Trà , tổ chức các sự kiện văn hóa- thể thao - du lịch ) 2 Đắk Lắk, Đắk Nông gắn với vườn quốc gia Yokđôn và Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên Các giá trị tài nguyên đặc trưng: - Vườn quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn và huyện Ea Súp) - Cụm di tích ở TP.Buôn Ma Thuột (Bảo tàng các dân tộc Đắk Lắk, Chùa Khải Đoan, biệt điện Bảo Đại, nhà tù Buôn Ma Thuột, - Tháp Yang Prong (huyện Ea Súp) - Mộ vua săn bắt Voi (huyện Buôn Đôn) - Hang đá Dak Tuar và thác Dak Tuar (huyện Krông Bông) - Hồ Lắk (huyện Lắk) - Thác Thủy Tiên (huyện Krông Năng) - thác Krông Kmar (huyện Krông Bông) - Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (huyện Lắk và Krông Bông), - Đèo Phượng Hoàng - Khu bảo tồn Nam Nung, Tà Đùng - Thác Dray Sáp, thác Gia Long, thác Dray Nur trên sông Serepok, thác Diệu Thanh trên suối Đắk R’tih (huyện Đắk R'Lấp), thác Ba Tầng (huyện Đắk Glong), Thác Trinh Nữ (huyện Cư Jút); Cồng chiêng M’Nông - Cụm di tích lịch sử N’Trang Lơng, N’Trang Gưh, Ngục Đắk Mil… - Hướng khai thác các sản phẩm du lịch: Địa bàn trọng điểm Đắk Lắk, Đắk Nông với đặc điểm nổi trội về tài nguyên du lịch nhân văn, hướng khai thác chủ yếu là du lịch văn hóa gắn với “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”; và du lịch sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp nông thôn Các sản phẩm du lịch chính gồm: - Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa: các di tích lịch sử, các lễ hội, truyền thống, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, nghỉ dưỡng núi và hồ (các nông trường cà phê, cao su; nghỉ dưỡng Hồ Lắk, Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Buôn Đôn ) - Du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái vườn quốc gia, các khu bảo tồn (Yok Đôn, Chư Yang Sin, Nam Nung, Tà Đùng ) - Du lịch tham quan (hệ thống thác nước, cảnh quan ) - Du lịch thể thao mạo hiểm (vượt thác, nhảy dù, dù lượn, khinh khí cầu) - Du lịch MICE (hội nghị hội thảo, festival ) 3 Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, hồ Yaly Các giá trị tài nguyên đặc trưng: - Khu di tích danh thắng Măng Đen - Vườn quốc gia Kon Ka King và Chư Mom Ray - Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đắk Uy - Hệ thống các di tích văn hóa kịch sử, cách mạng ở Kon Tum (Ngục Kon Tum, nhà thờ Gỗ, làng văn hóa Kon Klor ) - Hồ Yaly và nhà máy thủy điện Yaly - Biển hồ và hệ thống di tích tại thành phố Pleiku - Khu danh thắng thác Phú Cường - Hướng khai thác các sản phẩm du lịch: Địa bàn trọng điểm Gia Lai - Kon Tum sở hữu nhiều tài nguyên du lịch nhân văn gắn với các dân tộc bản địa TâyNguyên, trong đó nổi bật là dân tộc Ba Na, Gia Rai…, gắn với hình ảnh Nhà Rông, Nhà Mồ…, hướng khai thác các sản phẩm du lịch gồm: - Du lịch tham quan, nghiên cứu văn hóa: các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống, không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi và hồ (Măng Đen, Yaly, Biển Hồ ) - Du lịch biên giới gắn với tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia - Du lịch vui chơi giải trí và thể thao mạo hiểm 6 Định hướng thị trường - Tập trung vào 2 loại khách nội địa và quốc tế ứng với các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu - Khách tới nghiên cứu tài nguyên, đất, địa hình, hệ sinh thái - Khách nội địa, ngoại địa tới tham gia vào loại hình du lịch công động tìm hiểu đời sống của các dân tộc thiểu số - Khách đi thăm quan, ngắm cảnh, hưởng thụ - Khách đi du lich mạo hiểm 7 Giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch Xác định chiến lược sản phẩm phải có tính cạnh tranh cao và chiến lược tăng trưởng vừa thể hiện khai thác tốt tài nguyên, đồng thời phải giữ vị trí chi phối cạnh tranh Vì vậy chiến lược sản phẩm phải xem sản phẩm du lịch trong một chuỗi liên hoàn, gắn kết, bổ sung cho nhau, do đó chất lượng sản phẩm phải gắn với các sản phẩm khác Sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng là quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên, là sản phẩm khung cho các sản phẩm khác Các hoạt động hội nghị hội thảo, nghiên cứu văn hóa chữa bệnh cũng phát triển từ loại hình du lịch nghỉ dưỡng, làm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo nên sản phẩm đa dạng hơn Cần chú trọng đầu tư trọng điểm cho du lịch nghỉ dưỡng, dây là sản phẩm được khách quan tâm nhất và lựa chọ nhất Đây cũng là sản phẩm có tính cạnh tranh cao nhất Cần phát triển thêm các loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm) và sự kiện tháng khuyến mại, giảm giá Phát triển thêm các loại hình du lịch chữa bệnh (như hệ thống bệnh viện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, các thẩm mỹ viện, ) Hình thành trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế, tại các khu trung tâm như Thành phố Đà Lạt, Thành phố Bảo Lộc, Thành phố Buôn Ma Thuột, Thành phố Pleiku Từng lãnh thổ du lịch phải có các loại hình sản phẩm mang tính đặc trưng riêng Phát triển loại hình và sản phẩm theo thị trường du lịch: đối vói kahsch quốc tế đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp và du lịch văn hóa bản địa; đối với khách du lịch nột địa có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú, hiện đại, vui chơi giải trí, tâm linh Kết hợp sả phẩm và thị trường: xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ hướng tới làm phòng phú và đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ có thể kích thích được yêu cầu tiêu dùng của du khách Ngoài ra, cần tập trung xây dựng các sản phẩm có chất lượng cao, quy mô lớn để có khả năng chi trả cao, nhằm tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách 8 Xây dựng thương hiệu cho vùng du lịch Thương hiệu sản phẩm du lịch vùng Tây Nguyên gắn với các giá trị đặc trưng về du lịch sinh thái núi và bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Hình ảnh và thương hiệu vùng: Hình ảnh chủ đạo của vùng: Người dân tộc Ê Đê trên lưng voi giữa núi rừng xanh ngàn, đất đỏ - sản phẩm du lịch sinh thái núi và bản sắc văn hóa dân tộc Giá trị cốt lõi thương hiệu: “nét văn đặc trưng đậm nét của dân tộc giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ bạt ngàn” Cấu trúc thương hiệu: Thương hiệu du lịch vùng Tây Nguyên được nhận diện tooat nhất bởi những giá trị và hình ảnh về sự phong phú của thiên nhiên trong những bản sắc văn hóa đậm nét của các dân tộc thiểu số Những giá trị đó cũng được củng cố bở nhiều giá trị của các thương hiệu về các sản phẩm du lịch tiêu biểu khác Ngoài thương hiệu chính của du lịch vùng, chính hình ảnh và các thương hiệu nhánh trong vùng cần được xây dựng để củng cố các giá trị thương hiệu chung của vùng Đó là: Du lịch sinh thái: hệ sinh thái phong phú tạo ra nhiều hoạt động và trải nghiệm quan trọng về du lịch sinh thái hấp dẫn và khác biệt với các vùng du lịch khác Du lịch tìm hiểu văn hóa, đời sống: các giá trị văn hóa bản địa, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, hoạt động sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Nghỉ dưỡng núi: là một thương hiệu quan trọng, đặc biệt với thị trường khách du lịch nội địa Sản phẩm đặc trưng này đã có quá trình phát triển và hình thành thương hiệu Cần có những biện pháp duy trì, thúc đẩy để quảng bá cho thương hiệu sản phẩm du lịch này nằm trong hệ thống thương hiệu vùng và đặc trưng trên cả nước Du lịch dựa vào thiên nhiên: đây là một nhánh thương hiệu du lịch sinh thái với hình ảnh hoạt động du lịch tham quan thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ Du lịch lễ hội: phát huy các giá trị và sức mạnh thương hiệu đã định hình là festival Cà phê, festival hoa Đà Lạt, Festival Cồng chiêng quốc tế Du lịch sinh thái nông nghiệp: với thiên nhiên trù phú và nhiều sản vật quý, hình ảnh của các sản vật, sản phẩm của địa phương giữa văn hóa, đời sống và thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ là những yếu tố hình ảnh hết sức phong phú và hấp dẫn để hình thành thương hiệu Mỗi địa điểm sinh thái nông nghiệp là một thương hiệu để hình thành thương hiệu sản phẩm sinh thái nông nghiệp Thương hiệu sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng sẽ là những thương hiệu nhánh hỗ trợ cho hình ảnh và thương hiệu chính của vùng Hình ảnh và thương hiệu du lịch cũng cần dựa vào các thương hiệu đã thành danh của địa phương: Cà phê Trung Nguyên, Cà phê Buôn Ma Thuột