Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KÌHỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH Đề bài: Phân tích đặc điểm và các yếu tố hình thành, tác động đến thời vụ du
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH
Đề bài: Phân tích đặc điểm và các yếu tố hình thành, tác động đến thời vụ du lịch của
một địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) cụ thể và hướng khắc phục
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguy n Quang Vinh ễ
TS Tô Quang Long
TS Trần Yến Anh
Sinh viên thực hiện: Phan Quỳnh Hạnh Trang
Hà Nội, tháng 05, năm 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em gửi lời cảm ơn đến trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn vìđã
đưa học phần “Kinh tế du lịch” vào chương trình giảng dạy Sau 15 tuần học tập lý
thuyết cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu liên quan, em đã hoàn thành xong bài
tiểu luận cuối kì của học phần “Kinh tế du lịch”
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên TS Nguyễn Quang Vinh, TS Trần Thị Yến Anh Cảm ơn thầy cô vì những tiết học bổ ích với sự kết hợp giữa nội dung
lý thuyết và hoạt động làm bài tập nhóm tìm hiểu những vấn đề thực tế liên quan đến kiếnthức môn học Nhờ đó, em đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến ngành học như tính thời vụ trong hoạt động du lịch, hay cách thức để thành lập một dự án kinh doanh dịch vụ du lịch, và nhiều kiến thức thú vị khác Đó là những kiến thức nền tảng, cần thiết, giúp cho em thêm vững chắc về kiến thức cơ sở về ngành du lịch; đồng thời là những kiến thức cần thiết để em tiếp tục nghiên cứu sâu về chuyên ngành.Từ đó giúp em hoàn thiện bài tiểu luận cuối kỳ cũng như áp dụng điều được học vào những học phần liên quan và nâng cao hiểu biết cá nhân
Trong suốt thời gian 15 tuần của học phần “Kinh tế du lịch” em đã cố gắng trau dồi
kiến thức đồng thời đọc thêm tài liệu trong thời gian gia hạn, em đã hoàn thành xong bài tiểu luận này Tuy vậy, vì trải nghiệm thực tế còn ít và năng lực của bản thân chưa cao nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
Em rất mong nhận được những lời nhận xét, đánh giá từ thầy cô để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn và có thể rút ra được kinh nghiệm cho những bài viết sau
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2023
Sinh viên
Phan Quỳnh Hạnh Trang
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 2
1 Khái niệm mùa vụ du lịch 2
2 Đặc điểm của thời vụ du lịch 2
3 Các nhân tố gây nên tính thời vụ trong du lịch 3
4 Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch 5
PHẦN 2: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 6
1 Hoạt động du lịch của thành phố Hải Phòng 6
1.1 Khái quát về thành phố Hải Phòng 6
1.2 Thực Trạng về hoạt động du lịch của thành phố 8
2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động du lịch và tạo nên tính thời vụ của du lịch thành phố Hải Phòng 11
2.1 Nhân tố mang tính tự nhiên 11
2.2 Nhân tố mang tính kinh tế- xã hội: 12
2.3 Nhân tố mang tính tổ chức kỹ thuật 13
2.4 Các nhân tố khác 15
PHẦN 3: HƯỚNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 15
1 Nhóm giải pháp tác động đến cầu du lịch: 15
2 Nhóm giải pháp tác động tới cung du lịch: 16
PHẦN KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 19
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói được các quốc gia trên thế giới đẩy mạnh phát triển Đối với Việt Nam, du lịch đã có những đóng góp không hề nhỏ vào phát triển kinh tế đất nước; trong tương lai, với sự đầu tư phát triển đúng đắn, du lịch hứa hẹn sẽ phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Năm 2019, ngành du lịch đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng Tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 cao hơn mức trung bình toàn cầu 3,8% và khu vực Châu Á và Thái Bình Dương 4,6%1
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, phân
bổ khắp từ Bắc đến Nam; bên cạnh đó, nước ta còn có một nền văn hóa lâu đời, đa dạng
và hấp dẫn
Hải Phòng là một trong những tỉnh thành có tiềm năng phát triển du lịch toàn diện và bền vững ở Việt Nam Với tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú gắn liền với biển và tài nguyên sinh thái, là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời, các lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa
Nhưng ngoài những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch kể trên Hải Phòng cũng phải đối diện với những khó khăn, thách thức trong phát triển du lịch địa phương Và mộttrong những khó khăn lớn có thể kể đến là sự ảnh hưởng của tính mùa vụ trong du lịch Khiến cho hoạt động du lịch của tỉnh không thể hoạt động một cách liền mạch
Xuất phát từ đó, bài viết này nhằm phân tích đặc điểm và các yếu tố hình thành, tác động đến thời vụ du lịch của thành phố Hải Phòng Trên cơ sở đó, đưa ra hướng khắc phục nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tính thời vụ
1 Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2019, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, NXB Lao động,2020, trang 5
Trang 6PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH
1 Khái niệm mùa vụ du lịch
Du lịch là ngành kinh doanh chủ yếu là dịch vụ (hoạt động chính là dịch vụ chứ không phải sản xuất) Do đó, hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, gây nên tính thời vụ trong du lịch
Tính thời vụ là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, tại đó có sự tập trung cao nhất của cung
và cầu du lịch 2
2 Đặc điểm của thời vụ du lịch
2.1 Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các
vùng có hoạt động du lịch
2.2 Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du
lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó
Vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch như du lịch biển thì ở đó chỉ có một mùa
du lịch là mùa hè Ví dụ như Vũng Tàu, Sầm Sơn
Đối với những vùng có thể phát triển nhiều hơn một loại hình du lịch thì vùng đó
sẽ có hơn một mùa du lịch Ví dụ như Quảng Ninh: ngoài du lịch biển vào mùa hè, còn có du lịch văn hóa- tâm linh vào dịp đầu năm
2.3 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau
đối với các thể loại du lịch khác nhau.
2.4 Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu
kỳ kinh doanh
Ở khoảng thời gian cường độ du lịch đạt mức lớn nhất được quy định là thời vụ chính (mùa chính).Thời kì có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính được gọi là thời vụ trước mùa; còn ngay sau mùa chính được gọi là thời vụ sau mùa Khoảng thời gian còn lại được gọi là ngoài mùa (mùa chết)
2 Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động- Xã hội, 2006, trang 110
Trang 7Ví dụ: Ở các vùng du lịch biển miền Bắc thường mùa chính sẽ vào tháng 6,7,8 khi bãi biển đẹp nhất và vào kì nghỉ hè, nhiều người đi du lịch biển nhất Ngược lại vào các tháng 11,12,1,2,3 là thời kỳ mùa đông, không có khách tắm biển, là mùa chết.
2.5 Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào
mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia,
điểm du lịch và nhà kinh doanh du lịch.
Những vùng có các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển hơn, kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn, sẽ có thời vụ du lịch kéo dài hơn so với những vùng du lịch mới phát triển; xét trên cùng một loại hình du lịch và điều kiện tài nguyên tương đối giống nhau
Ví dụ: Dù có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có bờ biển đẹp như du lịch củaThanh Hóa lại chưa thể phát triển bằng Đà Nẵng, hay Quảng Ninh
2.6 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của
khách đến vùng du lịch.
Các khu du lịch với cơ cấu khách hàng chủ yếu lại đối tượng khách trẻ, thanh niên sẽ có mùa vụ ngắn hơn và cường độ mạnh hơn so với những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh dành cho đối tượng trung niên, người già
2.7 Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào số các cơ sở lưu
trú chính
3 Các nhân tố gây nên tính thời vụ trong du lịch
Tính thời vụ du lịch xuất hiện bởi sự tác động của tập hợp nhiều yếu tố, từ nhân tố mang tính tự nhiên, nhân tố liên quan đến kinh tế- xã hội đến các nhân tố liên quan đến tâm lý,
Các nhân tố này có thể tác động lên cung du lịch hoặc cầu du lịch, có những nhân
tố tác động lên cả cung và cầu du lịch; gây nên thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch
3.1 Nhân tố mang tính tự nhiên
Trong các nhân tố tự nhiên, nhân tố du lịch là nhân tố chủ yếu quyết định
tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Khí hậu có thể tác động đến cả cung du
lịch và cầu du lịch tùy vào từng vùng khí hậu khác nhau
Nhân tố khí hậu có những ảnh hưởng khác nhau đối với các loại hình du
lịch khác nhau:
Trang 8Đối với du lịch biển, du lịch núi, thể thao sẽ chịu ảnh hưởng lớn của nhân
tố khí hậu Ở những loại hình này, khí hậu là yếu tố quan trọng trong việc quyết định cầu du lịch (ví dụ: du lịch biển thường đạt cao điểm vào mùa hè, khi thời tiết nắng, nhiệt độ cao)
Khí hậu quyết định độ dài của thời vụ du lịch đối với các loại hình du lịchnhư: du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa, Khách du lịch ở những loại hình này thường sẽ chọn khoảng thời gian thuận lợi cho việc di chuyển, thời tiết dễchịu như mùa xuân hoặc mùa thu
3.2 Nhân tố mang tính kinh tế- xã hội
Nhân tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch qua sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư; phong tục, tập quán và điều kiện về tài nguyên du lịch:
Quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư không được phân bố đồng
đều, dẫn đến nhu cầu du lịch phânn bổ một cách không đồng đều
Quy thời gian nhàn rỗi được xét trên hai khía cạnh: Đầu tiên, là thời gian nghỉ phép năm tác động nên thời vụ du lịch bởi độ dài của thời gian nghỉ phép Nếu ngày nghỉ phép được kéo dài hơn, con người có thể đi du lịch nhiều lần trong năm; từ đó nhu cầu du lịch tập trung vào thời vụ chính sẽ giảm đi Có thể thấy, sự gia tăng thời gian nhần rỗi sẽ làm giảm cường độ củathời vụ du lịch, làm tăng cường độ du lịch ngoài thời vụ chính
Khía cạnh thứ hai là thời gian nghỉ của trường học Thời gian nghỉ này sẽtác động lên thời gian nhàn rỗi của học sinh, ảnh hưởng đến quyết định du lịch của phụ huynh
Phong tục tập quán: Yếu tố này tác động rất mạnh mẽ đến kinh doanh du
lịch ở Việt Nam Theo phong tục, những tháng đầu năm sẽ là tháng lễ hội, cúng bái Trong khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch, các địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh sẽ rất đông du khách ghé thăm
Điều kiện về tài nguyên du lịch:Nhân tố này tác động mạnh mẽ đến cả
cung và cầu du lịch Ở điểm du lịch chỉ có thể phát triển một loại hình du lịch
dựa trên tài nguyên của điểm, sẽ ảnh hưởng tới tính thời vụ của điểm đến (ví dụ: Ở tỉnh Phú Thị, chủ yếu phát triển du lịch văn hóa dựa vào tài nguyên du lịch là di tích lịch sử Đền Hùng do đó, chỉ vào thời điểm lễ giỗ Tổ, mới có một lượng du khách lớn đổ về tỉnh)
3.3 Nhân tố mang tính tổ chức kỹ thuật
Trang 9Sự sẵn sàng về chất lượng và cơ sở vật chất kỹ thuật để đón khách du lịch là một nhân tố quyết định đến độ dài của thời vụ du lịch Ví dụ; Khách sạn có bể bơi, phòng hội nghị có thể giúp thu hút khách ở lại lâu hơn, kéo dài kì nghỉ.
Các chính sách ưu đãi, giảm giá trong thời kì trước và sau mùa chính của các khách sạn, các loại hình lưu trú, tác động đến tâm lý của khách khi quyết định thời gian nghỉ dưỡng, lưu trú
3.4 Các nhân tố khác
Nhân tố liên quan đến tâm lý: Tâm lý “bắt trend”, đi theo đám đông có
ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc quyết định điểm đến du lịch, nhất là trong
đời sống hiện nay khi các phương tiện đại chúng phát triển, cho phép con
người chia sẻ đời sống cá nhân một cách dễ dàng; từ đó góp phần ảnh hưởng
đến tính thời vụ của điểm đến đó
4 Ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch
Tính thời vụ thường tác động đến ngành du lịch ở khía cạnh tiêu cực, và
ảnh hưởng đến cả sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, địa phương nơi
diễn ra hoạt động du lịch
4.1 Tác động bất lợi đến dân cư sở tại:
Cầu du lịch tập trung cao gây tình trạng mất cân đối của các phương tiện
giao thông, mất ổn định điện, nước, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh
hoạt của người dân cư trú tại địa điểm du lịch
Khi cầu du lịch giảm lại gây tác động đến hoạt động kinh tế, việc làm của
người dân địa phương lao động ở các cơ sở, địa điểm du lịch của địa phương
4.2 Các tác động bất lợi đến chính quyền địa phương:
Vấn đề bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội của chính quyền địa
phương gặp khó khăn trong mùa vụ du lịch chính Còn khi cầu du lịch giảm
(có thể bằng không) lại kéo theo khoản thu nhập từ thuế và lệ phí giảm
4.3 Tác động bất lợi đến khách du lịch:
Khi cầu du lịch tập trung cao tại một điểm sẽ làm hạn chế khả năng trong
tìm kiếm điểm đến thích hợp trong thời gian mong muốn của du khách
Bên cạnh đó, vào mùa du lịch chính, các phương tiện di chuyển, các cơ
sở lưu trú sẽ trở nên đông đúc, gây khó khăn trong di chuyển và không thoải
mái trong lưu trú cho khách du lịch Khi khách quá đông, chất lượng dịch vụ
cũng sẽ bị ảnh hưởng
4.4 Tác động bất lợi đến nhà kinh doanh du lịch:
Trang 10Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, đầu tư,
quy hoạch điểm du lịch và những dịch vụ đi kèm của nhà kinh doanh du lịch
Thời vụ du lịch ngắn khiến cho cơ sở vật chất kĩ thuật, đội ngũ lao động
chuyên ngành chỉ thực sự hoạt động có hiệu quả trong một khoảng thời gian
nhất định; dẫn đến việc tăng chi phí, giá thành của hàng hóa, dịch vụ Điều
này gây khó cho các nhà kinh doanh du lịch trong việc xây dựng chính sách
giá cả, áp dụng ưu đãi cho khách hàng; làm giảm tính cạnh tranh của doanh
nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch
PHẦN 2: TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH CỦA THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
1 Hoạt động du lịch của thành phố Hải Phòng
1.1 Khái quát về thành phố Hải Phòng
1.1.1 Vị trí địa lý:
Hải Phòng là thành phố duyên hải của đồng bằng sông Hồng, nằm trên hạ lưu sôngThái Bình Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp với biển Đông
Bản đồ TP Hải Phòng, nguồn: Địa ốc thông thái
Thành phố Hải Phòng nổi tiếng là cảng biển lớn nhất miền Bắc; đóng vai trò là đầumối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thủy, bộ, đường sắt, đường hàng không trong nước và quốc tế Là cửa ra biển chính cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc
bộ Nằm trên hai hành lang- một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam- Trung Quốc
Trang 111.1.2 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Hải Phòng có điều kiện tự nhiên phong phú, đang dạng mang nét cảnh quan nhiệt đới gió mùa Đây là vùng thuộc đồng Bằng sông Hồng với cảnh quan mang nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước
Hải Phòng còn mang vẻ đẹp của núi rừng với khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, di sản thiên nhiên thế giới vinh Lan Hạ
Phía Đông của thành phố giáp biển Đông với đường bờ biển dài
125km, có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình Vị trí này tạo điền kiện rất lớn cho Hải Phòng trong phát triển du lịch biển Du lịch biển đảo cũng được coi là thế mạnh của du lịch HảiPhòng Một số điểm du lịch nổi tiếng của thành phố:
Đồ Sơn: Là một bán đảo nhỏ, khu du lịch nổi tiếng thuộc thành phố Hải
Phòng Nơi đây được biết đến với những bãi biển đẹp trải dài, các di tích, danh lam thắng cảnh: đền Bà Đế, đền thờ Nam Hải thần vương, Nơi đây có những sản phẩm văn hóa truyền thống của người miền biển Hải Phòng như hát Đúm, ẩm thực: nộm sứa, bánh đa cua bể Đồ Sơn là điểm đến lý tưởng vào dịp nghỉ hè Nằm cách Đồ Sơn chỉ 1km là Hòn Dáu với vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh mịch và cổ kính
Khu dự trữ sinh quyển thế giới, vườn Quốc gia,Khu Bảo tồn biển quần đảo Cát Bà:
Nơi đây chứa đựng những giá trị nổi bật về đa dạng sinh học: rừng nguyên sinh, rừng kim giao, rừng ngập nước trên núi đá vôi, Được mệnh danh là đảo ngọc Vườn Quốc gia Cát Bà có hệ động vật rất đa dạng với 20 loài thú, 69 loài chim, 15 loài bò sát, 11 loài ếch nhái, 105 loài cá, 100 loài thân mềm, 60 loài giáp xác Đặc biệt, cá thể voọc đầu trắng Cát Bà là loài linh trưởng đặc hữu duy nhất trên thế giới chỉ có ở quần đảo này
Đảo Bạch Long Vĩ: Là đảo xa bờ nhất trong vịnh Bắc Bộ, nằm trên một
trong tám ngư trường lớn của vịnh, vị trí mang tính chiến lược phát triển kinh
tế, an ninh, quốc phòng biển Việt Nam Bạch Long Vĩ là huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi trong phát triển du lịch biển, du lịch thám hiểm, Ẩm thực độc đáo của đảo cũng là điểm thu hút khách du lịch với bào ngư, tu hài, cá song
Trang 12Khí hậu của Hải Phòng khá ôn hòa, dồi dào nhiệt ẩm quanh năm, ánh
nắng chan hòa; rất dễ chịu vào mùa thu và mùa xuân Nhiệt độ trung bình năm từ 23°C – 26oC
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Về tài nguyên du lịch nhân văn, phải kể đến các di chỉ khảo cổ học như
di chỉ Cái Bèo (Cát Bà), di chỉ Tràng Kênh (Thủy Nguyên) ; các di tích liên quan đến các triều đại phong kiến như di tích lịch sử Bạch Đằng Giang gắn với chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng; khu di tích vương triềuMạc
Bên cạnh đó, Hải Phòng còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa với nét kiến trúc độc đáo như: đền Nghè, đình Hàng Kênh, chùa Dư Hàng, tháp Tường Long, , các lễ hội truyền thống: Lễ hội Chọi Trâu, lễ hội Đền Nghè, Hội đua ngựa gỗ Hoàng Châu, Hội vật cầu Kim Sơn Đây là những di sản văn hóa đặc sắc, tạo nên nét đẹp riêng biệt của vùng đất Hải Phòng
Thành phố cảng có các làng nghề thủ công đặc sắc như nghề dệt chiếu cói Lật Dương, dệ vải Cổ Am, thủy tinh Kiến An, Và nhiều di sản văn hóa nghệ thuật trình diễn dân gian mang dấu ấn của văn hóa đồng bằng sông Hồng: Hội hát đúm, hát ca trùm thả đèn trời, hội bơi chải,
Ẩm thực là một phần không thể bỏ qua khi đến với Hải Phòng Nơi đây
có những món ăn đặc sản nổi tiếng như: bánh đa quam bún cá, bánh mì que, lẩu cua đồng, nước mắm Cát Hải, mực ống,
1.2 Thực Trạng về hoạt động du lịch của thành phố
a Sản phẩm du lịch:
Các sản phẩm du lịch trọng tâm được thành phố Hải Phòng xác định là:
du lịch sinh thái biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch
sự kiện (MICE); và du lịch văn hóa
3 loại hình du lịch thu hút khách, có tốc độ tăng trưởng tốt nhất của thành phố:
Du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng, thể thao: Với các điểm đến phổ
biến như đảo Cát Bà, bán đảo Đồ Sơn, sân golf sông Giá, Vũ Yên
Du lịch lễ hội, tâm linh: Loại hình du lịch này thu hút khách đến với
Hải Phòng với các lễ hội như lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, lễ hội Hoa Phượng Đỏ, , các khu di tích, đền thờ như khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm; khu di tích đền, chùa Tràng Kênh;