Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA BÁO CHÍMơn:Cơ sở lý luận báo chíGiảng viên : Nguyễn Văn HàLớp:Báo chí K21 CLC – Lớp B Trang
lOMoARcPSD|38842354 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ Môn : Cơ sở lý luận báo chí Nguyễn Văn Hà Giảng viên : Báo chí K21 CLC – Lớp B Hồ Nhi Quỳnh Lớp : Tên : Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Trường đại học KHXH&NV Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoa Báo chí và Truyền thông Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1 MÔN NGHIỆP VỤ BIÊN TẬP VIÊN LỚP: BÁO CHÍ CLC K.21 B HỌ VÀ TÊN: Hồ Nhi Quỳnh MSSV: 2156031109 Câu 1: Việc quan trọng nhất trong công đoạn biên tập một bản thảo chính là đọc đi đọc lại văn bản thật nhiều lần Việc đọc kĩ bản thảo trước khi bắt tay vào chỉnh sửa giúp ta có được cái nhìn tổng quát nhất về tác phẩm Để từ đó, có thể dễ dàng tìm ra được các lỗi sai trong nội dung, cấu trúc, thành phần và cả ngôn ngữ của bản thảo Chỉ như vậy, ta mới có thể phân loại chúng một cách chính xác và tìm ra cách điều chỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả nhất Việc chỉ ra những điểm “bất ổn” của tít và đoạn trích dưới đây sẽ minh họa rõ hơn những công đoạn đầu tiên của việc biên tập: Đầu tiên, về tít Ta dễ dàng nhận ra đây là một tít gợi ý Tác giả đảo từ “đau xót” lên đứng đầu câu để gợi lên cảm giác của độc giả với hình ảnh nổi bật nhất của sự kiện - “cha mẹ cả đêm kê gạch để quan tài 2 con không ướt” Đầu đề này dễ gợi lên được cảm xúc và sự tò mò của độc giả Tuy nhiên, điều này vô tình khiến dung lượng tít không được đảm bảo: Tít có tổng cộng 15 chữ, dài hơn so với 12 chữ theo quy định về việc đặt tít Bên cạnh đó, cấu trúc giật chữ “Đau xót” lên đầu từ lâu đã trở thành lối mòn trong việc đặt tít báo Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Rất nhiều tờ báo cho rằng đây là một cách đặt đề hay, nhưng thực chất cấu trúc này là một dạng lệch chuẩn trong báo chí Tiêu chí hàng đầu của tít trong tác phẩm thông tấn là ngắn gọn, nêu ra được thông tin cơ bản về sự kiện nhưng vẫn phải đảm bảo được tính khách quan Nghĩa là tít không được bao hàm cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về sự kiện Như vậy, khi sử dụng cấu trúc này, tác giả đã không để tự thân sự kiện được nói lên tính chất của nó Mặt khác, tít của đoạn trích này là một động ngữ Trong một động ngữ, thành phần phụ sau không thể là một câu có đầy đủ chủ vị mà phải là một danh từ hoặc một cụm danh từ Việc để từ “Đau xót” bên cạnh “bố mẹ” dễ khiến độc giả cảm thấy mơ hồ, nhập nhằng: Đau xót cho bố mẹ hay bố mẹ đau xót? Mặt khác, có thể thấy tít hoàn toàn không bao quát được nội dung bài báo bên dưới Bài viết chủ yếu nói về nỗi đau của gia đình có hai con mất trong trận lũ, nhưng không có bất kì thông tin nào tập trung triển khai cụ thể hình ảnh “bố mẹ cả đêm kê gạch để quan tài hai con không bị ướt” Về phần đoạn trích, rõ ràng thông tin của nhân vật được xuất hiện trong bài thiếu tính nhất quán Ở lần đề cập thứ nhất, tác giả cho biết bà Ngô Thị Thơm 34 tuổi Nhưng ở đoạn thứ hai, tác giả lại nói bà là “người phụ nữ ngoài 40 tuổi” Điều này khiến độc giả bối rối không biết đâu mới là số tuổi thật của nhân vật Việc sử dụng từ ngữ trong văn bản này cũng cần phải được xem xét lại Thứ nhất, tác giả sử dụng cụm danh từ “làn hương trắng” là chưa chính xác Có thể tác đang muốn miêu tả khói trắng bốc ra từ những cây hương Nhưng từ “làn hương” thường được dùng để ám chỉ sự cảm nhận về mùi hương chứ không phải những làn khói, sử dụng cùng tính từ chỉ màu sắc “trắng” để miêu tả lại càng không hợp lý Chưa dừng lại ở đó, cụm từ “ngập trong nỗi đau” cũng khá trừu tượng và không phù hợp với tiêu chí dùng từ đơn giản, rõ nghĩa trong tác phẩm thông tấn Trong câu “Dòng nước lũ đục ngầu đã rút hết khỏi các căn nhà”, vốn dĩ động từ “rút khỏi” tự thân nó đã có nghĩa là hoàn toàn rút hết đi Việc sử dụng cụm động từ “rút khỏi hết” khiến câu văn trở nên dài dòng và khó hiểu Tác giả cũng sử dụng sai số từ “cũng” và “các” do có sự lẫn lộn về nghĩa Ở đây, cách sử dụng đúng phải là “các căn nhà ở thôn 3”, vì đây là những căn nhà ở địa điểm đã xác định Ngoài ra, văn bản này có sự lạm dụng chữ số: “2 con” Thông tin “hai con” đơn thuần chỉ là số lượng con trong gia đình được nhắc đến trong bài, không phải là thông tin dạng số liệu hay một con số quá lớn Chính vì vậy, việc trình bày thông tin này dưới dạng chữ số là sai quy định soạn thảo văn bản và không cần thiết Tên tác giả cũng không được đề ở cuối, làm giảm độ tin cậy đối với tin bài Về mặt nội dung, điểm “bất ổn” đễ thấy nhất chính là sự thiếu nhất quán trong lối diễn đạt Đoạn đầu tiên thuần thông tấn, chủ yếu được dùng để cung cấp thông tin về gia đình có hai con mất Đoạn thứ hai lại nói nhiều về nỗi đau của cha mẹ nhưng lại không có tính Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 chất của một bài thông tấn Bởi tác giả đã đưa vào đó cái nhìn cá nhân của mình đối với sự kiện (“mất mát quá lớn”,“cố tỏ ra mạnh mẽ”, “gục ngã hoàn toàn”) Đây là tính chất thường thấy ở các thể loại tác phẩm như phóng sự, bình luận chứ không phải một tin bài thông tấn Từ những thông tin mà tác giả cung cấp, ta có thể thấy được cả hai đoạn trong văn bản này đều không triển khai được sự kiện mà tít nêu lên Hướng biên tập đề xuất cho bản thảo này: Với bản thảo thứ nhất, ta cần đọc lại thật kỹ các vấn đề liên quan đến nội dung, thông tin của bài viết Tập trung vào việc xác định lại ý tưởng chủ đạo, những thông tin quan trọng và chính yếu của toàn bài, để từ đó có cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất về vấn đề mà bài viết đang nói đến Đồng thời, nắm bắt được nhân vật, sự kiện trung tâm cũng như hướng triển khai mong muốn Sau khi tìm ra được hướng đi rõ ràng, ta tiếp tục làm việc với bản thảo thứ hai Ở giai đoạn này, văn phong và nội dung của văn bản sẽ được đưa vào biên tập sao cho hoàn chỉnh nhất Cần cân nhắc xem thể loại nào sẽ phù hợp hơn với sự kiện được nêu lên trong bài Sau đó, đưa ra quyết định xem nên giữ lại nội dung và chỉnh sửa tít hay ngược lại sẽ hiệu quả hơn Việc chọn thể loại sẽ chi phối toàn bộ các bước tiếp theo Đối với văn bản này, nên giữ nguyên hướng thông tấn, dựng lại tít và điều chỉnh văn phong Khi đã chọn được thể loại, nội dung sẽ được chỉnh sửa sao cho tường minh và rõ ràng nhất Bổ sung các thông tin về sự kiện được nêu trong tít mà nội dung của bản thảo chưa thể triển khai được, đảm bảo hai thành phần này có tính liên kết với nhau Thông tin chưa nhất quán cũng sẽ được xác minh và chỉnh sửa lại cho đồng nhất Văn phong cũng sẽ được chỉnh sửa để làm rõ những đặc trưng của thể loại, tránh việc bày tỏ quan điểm và cảm xúc trong tác phẩm thông tấn Lược bỏ các từ ngữ khách quan như “cố tỏ ra”, “hoàn toàn”, “quá lớn” Dùng những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể thay cho các từ biểu cảm, trừu tượng: “ngập trong nỗi đau” thay bằng từ “đau đớn”, từ “đau xót” trên tít có thể bỏ hẳn đi… Những câu quá dài dòng lan man có thể tách ra, rút ngắn để tạo thành câu mới đơn giản hơn Về cấu trúc, tít nên được dựng lại ngắn gọn và cô đọng hơn Quan trọng nhất là tít được xây dựng dựa trên nội dung văn bản Cuối cùng là bổ sung tên tác giả để bài báo đảm bảo tính khách quan, xác thực, đúng với format chung của các bài báo chuẩn mực Đến với công đoạn cuối cùng là hiệu đính bản thảo, hoàn thành biên tập Lúc này, các lỗi chính tả, lỗi morasse, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng thừa, sai từ,… sẽ được kiểm tra và sửa lại sao cho chính xác nhất để bản thảo trở nên ngắn gọn, cô đọng Khi các lỗi này được “bắt hết”, các công đoạn liên quan đến hình thức của bản thảo sẽ được hoàn thiện: căn chỉnh bản thảo theo đúng stylebook của chuyên mục, tờ báo, xem xét lần cuối để hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót Câu 2: Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 - Bản thảo 1 (sử dụng kí hiệu biên tập và rút thành một tin ngắn 160 chữ): cùng Này 10-4-2018, Phòng lao động - thương binh và xã hội huyện Thạnh Phú phối hợp với = 233 = = các đơn vị tài trợ tổ chức phát thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo ở các xã: Mỹ Hưng, địa phương Quới Điền, Thới Thạnh, Tân Phong, Đại Điền, Phú Khánh và thị trấn Thạnh Phú Tổng xã số thẻ được phát lần này là 243 thẻ; trong đó, hộ cậnnghèo của Mỹ Hưng nhận 97 thẻ, Cụ thể Q_ uới Điền 20 thẻ, Thới Thạnh 16 thẻ, Tân Phong 36 thẻ, Đại Điền 3 thẻ, Phú Khánh 13 # thẻ và Thị trấn Thạnh Phú 48 thẻ.Tổng kinh phí gần bốn mươi triệu đồng do Chi hội bảo đã Anh Thông từ Hội từ thiện ABC và ϕ trợ Thiện Sứ, TP Hồ Chí Minh vận động Hội từ thiện ABC - Anh Thông, nhóm Cô gần 40 ϕ ϕ= triệu đồng Hương ở tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ.[ Đén dự và phát biểu tại buổi phát thẻ bảo hiểm y tế, Phó cho hoạt - ông = các động chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ngọc Tân cảm ơn những tình cảm nhà tài trợ dành cho vì đã của người dân Thạnh Phú Qua đây, tạo điều kiện cho 100% hộ cận nghèo trên địa bàn huyện , ông ϕ ϕ này ϕ sức khỏe có thẻ bảo hiểm y tế Đồng thời hy vọng, với những thẻ bảo hiểm y tế sẽ giúp người dân ϕ được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn để chăm lo cho cuộc sống TM - Văn bản sau khi đã biên tập: Ngày 10-4-2018, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạnh Phú cùng các đơn vị tài trợ tổ chức phát 233 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo ở địa phương Cụ thể: xã Mỹ Hưng nhận 97 thẻ, Quới Điền 20 thẻ, Thới Thạnh 16 thẻ, Tân Phong 36 thẻ, Đại Điền 3 thẻ, Phú Khánh 13 thẻ và thị trấn Thạnh Phú 48 thẻ Chi hội Bảo trợ Thiện Sứ TP.HCM đã vận động anh Thông từ Hội Từ thiện ABC và nhóm Cô Hương ở Vĩnh Long hỗ trợ gần 40 triệu đồng cho hoạt động Phát biểu tại buổi phát thẻ, ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện cảm ơn các nhà tài trợ đã tạo điều kiện cho 100% hộ cận nghèo có bảo hiểm Đồng thời, ông hy vọng những thẻ bảo hiểm này sẽ giúp sức khỏe của người dân được chăm sóc tốt hơn TM Câu 3: Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 1 Trong những ngày qua, những lời chia sẻ, tán dương tiếp tục dành cho “nhà yêu nước vĩ đại” của Đảng Cộng hòa Toàn bộ năm cựu tổng thống Mỹ còn sống, thuộc cả hai đảng, đều dành nhiều tình cảm để mô tả con người của McCain (“Ông McCain đi đầu trong hàn gắn vết thương chiến tranh”, Tuổi Trẻ, 28/8/2018) Sai về: + Sai chức danh + Sai thông tin: Số cựu Tổng thống Mỹ còn sống và số cựu Tổng thống dành cho McCain những tình cảm tốt đẹp + Sai cách dùng từ Cụ thể: + McCain được biết đến là một Thượng nghĩ sĩ có nhiều đóng góp và ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ chứ không phải nhà yêu nước + Bài viết được viết trong thời gian tang lễ của cố Thượng nghị sĩ McCain đang diễn ra Các cựu Tổng thống Mỹ có những lời phát biểu để bày tỏ tình cảm và sự thương tiếc của mình với McCain chỉ có 3 người trong số 5 người còn sống, là Barack Obama, George W Bush, và Bill Clinton Jimmy Carter, và George H W Bush là các cựu Tổng thống còn lại không có thêm động thái nào nên không thể nói là “toàn bộ” Ngữ cảnh trong bài là thời gian cả thế giới đang hướng về tang lễ của McCain Chính vì vậy từ chia sẻ ở đây được dùng không phù hợp Hơn nữa, chia sẻ là hoạt động trao đổi thông tin có từ 2 người trở lên, chính vì “lời chia sẻ” phải có nội dung cụ thể như lời chia sẻ về cái gì hay lười chia sẻ với ai Biên tập: Những ngày qua, nhiều lời tán dương tiếp tục dành cho cố Thượng nghị sĩ vĩ đại của Đảng Cộng hòa Ba trong số năm cựu Tổng thống Mỹ còn sống, thuộc cả hai đảng, đều dành nhiều tình cảm để mô tả con người McCain 2 Một hôm có một vị thầy tướng ở Quảng Đông Trung Quốc đi qua huyện đường nhìn thấy ông, thầy nói: “Bản quan bị ma nó hại rồi Bản quan nói thật đi, may ra tôi có thể giúp được” Ông huyện bèn kể ra hết (Nguyệt cầm, Văn hóa Đời sống, số 1/1992) Sai về: + Câu quá dài + Lỗi Morasse + Dùng từ sai do không hiểu rõ cách xưng hô thời phong kiến ở Trung Quốc + Lỗi đại từ không được xác định Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Cụ thể: + Không có dấu phẩy ngăn cách giữa các thành phần câu khiến câu dài dòng, rối rắm + Quảng Đông là một thành phố ở Trung Quốc, nên có thể để chữ Trung Quốc trong ngoặc đơn nhằm chú thích thêm + “Bản quan” là cách các quan tự xưng với dân thường khi nói chuyện Ngược lại, dân thường sẽ gọi các quan là “Đại nhân” Ở đây là thầy tướng nói chuyện với ông huyện, nên thầy tướng phải gọi ông huyện là “Đại nhân” + Lần nhắc đầu tiên, danh tính của ông huyện phải được nên lên trước, sau đó mới dùng đại từ nhân xưng ông để tránh lỗi lặp từ Biên tập: Một hôm, có một vị thầy tướng ở Quảng Đông (Trung Quốc) đi qua huyện đường Nhìn thấy ông huyện, thầy nói: “Đại nhân bị ma nó hại rồi Đại nhân nói thật đi, may ra tôi có thể giúp được” Ông bèn kể ra hết 3 Ngày 26-27/1, Chương trình Xuân tình nguyện 2019 của sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM đã khám chữa bệnh và phát thuốc cho 300 người dân ở xã biên giới Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (Sinh viên Khoa Y về biên giới phát thuốc, khám bệnh, Bản thảo 1/2019) Sai về: + Sai logic: Chủ ngữ không phù hợp Cụ thể: Chương trình tình nguyện của sinh viên Khoa Y không thể khám chữa bệnh và phát thuốc được, mà phải là sinh viên Khoa Y Biên tập: Ngày 26-27/1, sinh viên Khoa Y ĐHQG-HCM tổ chức chương trình Xuân tình nguyện 2019 ở xã biên giới Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An Tại đây, các bạn đã khám chữa bệnh và phát thuốc cho 300 người dân 4 Qua quan sát, nghiên cứu và kiểm chứng của các nhà nghiên cứu cho thấy chiếc sọ pha lê đã tác động tất cả ai đến gần nó (Sọ pha lê Max của các tu sĩ Tây Tạng, An ninh Thế giới Cuối tháng, số 9/2002) Sai về: + Cấu trúc câu: Câu thiếu chủ ngữ + Thiếu giới từ + Sai đại từ nhân xưng do thói quen: tất cả ai Cụ thể: Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 + Cụm “Qua quan sát,… nghiên cứu” chỉ mới là trạng ngữ, “cho thấy” là động từ chính Như vậy câu này thiếu chủ ngữ để cấu thành một câu hoàn chỉnh + Động từ “tác động” phải có một giới từ đằng sau vì nó gây hậu quả lên một chủ thề nào đó Chính vì vậy, phải bổ sung giới từ “lên” sau động từ “tác động” + Đại từ nhân xưng “tất cả ai” chưa được chính xác Có thể thay thế bằng tất cả những ai hoặc bất kì ai Biên tập: Quan sát, nghiên cứu và kiểm chứng của các nhà nghiên cứu cho thấy chiếc sọ pha lê tác động đến tất cả những ai đến gần nó 5 Một bài học đau xót về sự háo danh, vì đồng tiền và vì đi ngược lại những gì trái với tự nhiên của cuộc sống và con người (Bi kịch của người phụ nữ có bộ ngực to nhất châu Âu, Phụ nữ Việt Nam, 15/4/2002) Sai về: + Dùng sai từ + Dùng từ sai do thiếu tính logic trong câu + Sử dụng khẩu ngữ + Cấu trúc câu: Chưa đủ thành phần để cấu thành một câu, không đủ cụm C-V Cụ thể: + Xét theo ngữ cảnh của câu, thì cụm “đi ngược lại những gì trái với tự nhiên” là câu sai logic Bởi, “thói háo danh” có ý nghĩa tiêu cực, ý chỉ những người sẵn sàng vì danh lợi mà đi ngược lại với những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của xã hội Thế nhưng, “đi ngược lại” với “những gì trái” tức là đi đúng với cái phải Như vậy cụm này có nghĩa rằng “thói háo danh” là điều đúng + “Háo danh” là khẩu ngữ Tuy từ này được dùng nhiều và khá “quen mặt” với người dân Việt Nam, trong báo chí cần hạn chế sử dụng khẩu ngữ + Từ “đau xót” có nghĩa là xót xa về mặt tinh thần, nên tác giả sử dụng nó ở đây là chưa chính xác Nên thay bằng từ “đau đớn”, có nghĩa là đau nhiều và kéo dài, phải trả giá đắt Biên tập: Đó là một bài học đau đớn về thói hám danh, vì đồng tiền mà đi ngược lại với quy luật tự nhiên của cuộc sống và con người 6 Theo các bác sĩ, nếu đau lưng nặng không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến người bệnh bị các triệu chứng như giảm chất lượng cuộc sống, biến dạng cột sống, thậm chí là bị liệt (Bỗng dưng đau lưng, bệnh gì?, Tuổi Trẻ, 18/7/2022) Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Sai về: + Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ + Cặp quan hệ từ Cụ thể: + “Triệu chứng” là từ dùng để chỉ biểu hiện của bệnh Ví dụ: Người bị đau lưng nặng thì sẽ có các triệu chứng sau: đau dai dẳng, nằm nghỉ ngơi cũng không đỡ, viêm hay sưng trên lưng, đau xuống chân, Ở đây, biến dạng cột sống, thậm chí là bị liệt là các “biến chứng”- là một sự tiến triển không thuận lợi hoặc hậu quả của bệnh đau lưng + Cặp quan hệ từ nhân quả phải đi đủ một cụm là “nếu…thì” Trong câu trên, vế “thì” bị thiếu Biên tập: Theo các bác sĩ, đau lưng nặng không được điều trị kịp thời có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và dẫn đến các biến chứng như biến dạng cột sống, thậm chí là bị liệt 7 Thầy kể lại, có cậu học trò thầy từng công tác thực tập tại Nghệ An vỏn vẹn 2 tháng, chục năm sau khi đọc được tin bài về người thầy năm xưa đã nhiều lần liên lạc đến nơi thầy Lương đang công tác để xin số điện thoại của thầy Hai thầy trò đã có dịp gặp nhau và ôn lại chuyện xưa (Thầy giáo dạy Văn và hành trình 35 năm làm báo, Bản thảo, 31/5/2021) Sai về: + Diễn đạt dài dòng, lan man + Logic + Thiếu thành phần câu + Trật tự câu + Dùng từ Cụ thể: + Câu “có cậu học trò thầy từng công tác thực tập tại Nghệ An vỏn vẹn 2 tháng, chục năm sau khi đọc được tin bài về người thầy năm xưa đã nhiều lần liên lạc đến nơi thầy Lương đang công tác để xin số điện thoại của thầy” quá dài, diễn đạt lan man, gây khó hiểu và mơ hồ + Vế câu “chục năm sau…của thầy” thiếu chủ ngữ + Nên chuyển những vế trạng ngữ mang tính thời gian nơi chốn lên trước để câu rõ nghĩa hơn + Từ “công tác” không đi cùng với từ “thực tập” “Công tác” chỉ việc đi làm ăn xa của người đã đi làm, còn “thực tập” chỉ hoạt động của người đi trong quá trình học tập, chưa đi làm Dùng từ “thực tập” phù hợp hơn Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Biên tập: Thầy Lương kể lại, thầy từng dạy một cậu học trò trong vỏn vẹn 2 tháng thực tập tại Nghệ An Chục năm sau, cậu học trò ấy đọc được tin về người thầy năm xưa, đã nhiều lần liên lạc đến nơi thầy Lương đang công tác để xin số điện thoại của thầy Hai thầy trò đã có dịp gặp nhau và ôn lại chuyện xưa 8 Arsenal “gặp thời” đến mức đội hình của họ chỉ có Tomiyasu bị chấn thương Ở những mùa giải trước, Arsenal luôn sở hữu một danh sách thương binh dài dằng dặc trong mọi thời điểm (M.U vào “tâm bão”, Tuổi Trẻ, 6/3/2022) Sai về: Dùng từ không phù hợp Cụ thể: Thương binh là từ dùng để chỉ những người thuộc lực lượng vũ trang Do chiến đấu, hoặc phục vụ chiến đấu, mà họ bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên nên được gọi là thương binh Họ được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” Vì thế, bài báo trên gọi các cầu thủ bị chấn thương là thương binh là sai và thiếu chuẩn mực Biên tập: Arsenal “gặp thời” đến mức đội hình của họ chỉ có Tomiyasu bị chấn thương Ở những mùa giải trước, câu lạc bộ này luôn sở hữu một danh sách dài dằng dặc các cầu thủ dính chấn thương tại mọi thời điểm 9 Ông Phạm Ngọc Tạo, Chánh Văn phòng Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, không có mức giá cho lan đột biến vì tùy từng loại và tùy vào giao dịch giữa người mua, người bán Có giao dịch cả tỷ đồng nhưng rất ít và không đến mức lên tới hàng chục tỷ đồng như một số thông tin đang lan truyền (Thực hư lan đột biến giá 250 tỷ đồng, Người Lao Động, 23/3/2021) Sai về: + Logic + Thừa từ Cụ thể: + Chủ ngữ là Ông Phạm Ngọc Tạo Như vậy vế câu đầu thiếu một động từ để cấu thành một câu Vế “không có mức giá… người bán” chỉ mới là một cụm tường thuật phát biểu của ông, cần phải bổ sung động từ “cho biết” + Cách viết dễ gây ra hiểu nhầm: Ông Phạm Ngọc Tạo “không có mức giá” + “Đến mức” và “lên tới” có sự tương đồng về nghĩa Do đó, chỉ cần dùng một trong hai Biên tập: Ông Phạm Ngọc Tạo, Chánh Văn phòng Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, cho biết không có mức giá cho lan đột biến vì tùy từng loại và tùy vào giao dịch Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 giữa người mua và người bán Có giao dịch cả tỷ đồng nhưng rất ít và không lên tới hàng chục tỷ đồng như một số thông tin đang lan truyền 10 Từ thành công của đề án này cho thấy công tác tư vấn, xây dựng mô hình OCOP của Trường ĐH KHXH&NV đã đi đúng hướng và đạt được thành quả đáng khích lệ (Bản thảo, tháng 12/2020) Sai về: Cấu trúc câu: Câu thiếu chủ ngữ Cụ thể: Cụm “Từ thành công của đề án này” đóng vai trò như một trạng ngữ, động từ chính trong câu là cho thấy Như vậy, chủ thể của hành động cho thấy là cái gì? Biên tập: Thành công của đề án này cho thấy công tác tư vấn, xây dựng mô hình OCOP của Trường ĐH KHXH&NV đã đi đúng hướng và đạt được thành quả đáng khích lệ 11 Theo ông Sanh, trong 5 người con, Pa có tính khù khờ, ít nói, rất hiền lành, nhưng lại học rất kém Do đó, 14 tuổi Pa mới học lớp 4 (Đoàn tụ gia đình sau 16 năm mất tích, Thanh Niên, 27/8/2019) Sai về: + Sử dụng khẩu ngữ + Dùng sai quan hệ từ Cụ thể: + “Khù khờ” có nghĩa là ngờ nghệch, chậm chạm Đây là tính từ để mô tả năng lực hành vi, liên quan đến trí óc chứ không phải để nói về tính tình + Quan hệ từ “nhưng” biểu thị mối quan hệ tương phản, đối lập Nhưng ở đây không có ý đối lập trong câu Biên tập: Theo ông Sanh, trong 5 người con, Pa là đứa có tính ít nói, hiền lành và ngờ nghệch Vậy nên, Pa học rất kém, 14 tuổi mới học lớp 4 12 Nhưng công việc làm nhân viên giao hàng cho quán trà sữa cũng chẳng đủ kinh phí để anh vừa học vừa sinh hoạt (“Chú sinh viên” với niềm khát khao được làm báo, Bản thảo, 31/5/2021) Sai về: + Sai cấu trúc câu + Sai logic Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 + Sai cách dùng từ Cụ thể: + Chữ “nhưng” thường được dùng để nói hai vế câu có quan hệ tương phản và thường đứng sau dấu phẩy Thông thường, chữ nhưng không nên được tác ra để đứng ở đầu câu + Ý của tác giả là thu nhập từ công việc giao hàng không đủ để anh xoay sở cuộc sống Tuy nhiên, cách diễn đạt trên lại có nghĩa là công việc giao hàng cho quán trà sữa thiếu kinh phí chứ không phải “anh” + “Kinh phí” là từ chỉ số tiền được nhà nước cung cấp cho các hoạt động kinh tế, y tế, giáo dục Ở dây, ta cần sửa thành từ “chi phí”, là từ chỉ số tiền chi trả cho hoạt động nói chung, trong trường hợp này là dùng cho hoạt động sinh hoạt thường ngày Biên tập: Tuy vậy, công việc nhân viên giao hàng cho quán trà sữa cũng không thể giúp anh có đủ chi phí để vừa học, vừa sinh hoạt 13 Tưởng chừng có những ngày bình yên, ba mẹ Tú thông báo khó khăn trong việc chu cấp, buộc cậu bé tuổi 19 phải cần kiệm trong cuộc sống (Chàng trai thổi hồn văn chương cho báo chí, Bản thảo, 31/5/2021) Sai về: + Sai quy chiếu + Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ Cụ thể: + Chủ ngữ chính của câu là Tú Như vậy, cụm “tưởng chừng có những ngày bình yên” là Tú cảm nhận Cách viết như trên khiến người đọc dễ lầm tưởng ba mẹ tú mới là những người “tưởng chừng có những ngày bình yên” + Câu quá dài, có 2 cụm chủ vị nên có thể tách ra thành 2 câu + Từ “cần kiệm” trong trường hợp này được sử dụng không phù hợp, vì trong câu không nhắc đến yếu tố làm việc hay kiếm tiền để dùng chữ “cần” (cần cù) Ta nên dùng từ “tiết kiệm” Biên tập: Tưởng chừng có những ngày bình yên, Tú bỗng nhận được thông báo từ ba mẹ về khó khăn trong việc chu cấp Cậu bé 19 tuổi nay phải học cách tiết kiệm trong cuộc sống 14 Quá trình lão hóa của cơ thể là quy luật không thể tránh khỏi, bà Sáu sớm mắc bệnh thoái hóa cột sống do tảo tần mưu sinh lại thêm căn bệnh phụ nữ khó nói khiến bà không thể có con là lí do bà sống một mình từ trước đến giờ (Một mảnh đời bình yên giữa phồn hoa Sài Thành, Bản thảo, 8/2020) Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Sai về: + Dùng sai từ + Câu dài dòng + Lỗi trật tự câu nhân - quả Cụ thể: + “Quy luật” đã là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại, tuần hoàn Đã được công nhận là quy luật thì không có ngoại lệ, nghĩa là ai cũng nằm trong quy luật, chính vì vậy tự thân nó là điều không thể tránh khỏi Cụm “không thể tránh khỏi” trong câu bị thừa + Câu quá dài, lan man + Chuyển đổi cấu trúc “B do A” thành “do (bởi) A nên B” Biên tập: Quá trình lão hóa của cơ thể là quy luật tự nhiên Bởi tảo tần mưu sinh, bà Sáu sớm mắc bệnh thoái hóa cột sống, lại thêm căn bệnh phụ nữ khó nói khiến bà không thể có con Đó cũng là lý do bà sống một mình từ trước đến giờ 15 Chúng ta phải coi trọng sức khỏe của học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên… tham gia thi, rộng hơn là sức khỏe của cộng đồng Tuy nhiên, không vì không đủ thông tin hoặc vì một số khó khăn mà có những quyết định không được cân nhắc kỹ lưỡng (Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Đà Nẵng, Quang Nam kiến nghị dừng thi tốt nghiệp THPT, Tuổi Trẻ, 1/8/2020) Sai về: + Sai cách dùng từ + Câu phủ định rối rắm Cụ thể: + Hoạt động “tham gia thi” chỉ dành cho các thí sinh Ở đây, ta nên thay thành “trong kỳ thi” để bao gồm đầy đủ những người có sự tham gia trực tiếp và gián tiếp vào kỳ thi + Dùng từ phủ định nhiều lần trong câu khiến câu rối rắm, nên đơn giản hóa bằng việc chuyển sang một ngữ có ý nghĩa khẳng định Biên tập: Chúng ta phải coi trọng sức khỏe của học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên… trong kỳ thi, rộng hơn là của cộng đồng Tuy nhiên, dù thiếu thông tin hay còn một số khó khăn, vẫn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có những quyết định chính thức Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 16 TP.HCM tổ chức xét nghiệm nhanh COVID-19 cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, người phục vụ và thí sinh các điểm thi, vào ngày 3/7, tại 155 điểm xét nghiệm (TP.HCM tổ chức xét nghiệm nhanh COVID-19, Công An TP.HCM, 1/7/2021) Sai về: + Trật tự các thành phần trong câu tiếng Việt + Lặp từ Cụ thể: + Vế “vào ngày 3/7” là thành phần trạng ngữ nhưng được đặt giữa câu khiến câu văn thiếu mạch lạc + Từ “xét nghiệm” lặp lại 2 lần trong cùng một câu làm câu văn dài dòng Biên tập: Ngày 3/7, TP.HCM tổ chức 155 điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 cho toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên, người phục vụ và thí sinh tại các điểm thi 17 Tôi đọc nghẹn ngào, nhớ lại tất cả về anh Sáng Một tài tử giai nhân Nam bộ tài hoa, phóng khoáng (Phong lưu Nguyễn Quang Sáng, Thời báo Văn Hóa - Nghệ Thuật, 3/12/2020) Sai về: + Lỗi dùng từ không đúng nghĩa + Dấu câu + Ngắt câu chưa chính xác Cụ thể: + “Tài tử giai nhân” chỉ cặp thanh niên nam nữ, người có tài, người có sắc Do đó, ở đây chỉ có một người là Nguyễn Quang Sáng thì không thể dùng cụm từ “tài tử giai nhân” Hơn nữa, “Tài tử” thường chỉ những người “nghệ sĩ”, “người tài hoa”, thường dành cho người trong giới văn nghệ sĩ Do đó, dùng “tài tử” ở đây không phù hợp với ngữ cảnh + Dùng dấu gạch nối là thành phần phụ chú, dùng để tách thành phần chú thích trong câu Ở đây thành phần phụ chú là cụm danh từ chỉ người đằng sau tên Nguyễn Quang Sáng + Đọc và nghẹn ngào là các động từ, không thể gộp chung thành một cụm Biên tập: Tôi đọc, nghẹn ngào nhớ lại tất cả về anh Sáng - một nhà văn Nam bộ tài hoa, phóng khoáng 18 Hãy khích lệ những năng khiếu mà con có, nhẹ nhàng tìm hiểu, bổ sung, khắc phục những yếu điểm của con (Hãy nắm tay và cùng con bước đi, Thanh Niên, 2/11/2020) Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Sai về: + Lỗi dùng từ do viết sai trật tự của từ + Dùng sai từ Cụ thể: + “Yếu điểm” là danh từ gốc Hán: “Yếu” có nghĩa là quan trọng; “điểm” là chỗ hay vị trí Như vậy, “yếu điểm” là chỗ quan trọng Không thể nào khắc phục những chỗ quan trọng của con, như vậy là sai nghĩa và không đúng với nội dung của câu + “Khích lệ” có nghĩa là cổ vũ, ủng hộ về mặt tinh thần, nên không thể “khích lệ” những năng khiếu + Cụm “nhẹ nhàng tìm hiểu” chưa được chuẩn xác Từ nhẹ nhàng là tính từ chỉ mức độ nên không phù hợp đi với động từ tìm hiểu Biên tập: Hãy bồi dưỡng những năng khiếu mà con có, chầm chậm tìm hiểu, bổ sung, khắc phục những điểm yếu của con 19 Lượng mèo tăng nhanh, đồng nghĩa với việc công việc chăm sóc mèo hằng ngày của cô Chi sẽ vất vả hơn, mỗi ngày cô chỉ ngủ vỏn vẹn năm tiếng Những con mèo được đưa về chăm sóc, không phải con nào cũng khỏe mạnh và khôn lớn, chăm sóc rất vất vả và tốn thời gian nên hầu hết thời gian hàng ngày cô dành cho mèo Hằng ngày, 400 con mèo này phải ăn hết 5 kí gạo nấu thành cơm, chộn thêm với 1 kí cá Nếu được các mạnh thường quân, giúp đỡ thì những con mèo sẽ có thêm hạt thức ăn chuyên dành cho mèo và buổi trưa (Chuyện người đàn bà… 400 người con, Bản thảo, 8/2020) Sai về: + Lỗi lặp từ, thừa từ + Lỗi diễn đạt: câu quá dài, rối rắm, lan man + Chính tả + Cách viết đơn vị đo lường trong văn bản hành chính + Lỗi morasse + Ngắt câu sai + Dùng sai từ + Thiếu thành phần cặp quan hệ từ nhân quả “nếu… thì” + Dùng sai từ Cụ thể: + Trong cụm “việc công việc”, chữ việc lặp lại hai lần dù không cần thiết Vì từ “hằng ngày” hay “mỗi ngày” đều có ý chỉ công việc lặp đi lặp lại, nên chỉ cần dùng một trong hai mà không cần đề cập lại ở lần sau Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 + Diễn đạt lan man, dài dòng và không phân tách các câu có đủ cụm C-V làm các câu riêng khiến câu khó hiểu “Mỗi ngày cô chỉ ngủ vỏn vẹn năm tiếng” có thể được tách ra thành câu riêng + Sai chính tả động từ “trộn” + Trong văn bản hành chính, các đại lượng phải viết theo đơn vị đo quốc tế Như vậy, “kí” sẽ viết là kg + Lỗi morasse do đánh thiếu chữ: “những con mèo sẽ có thêm hạt thức ăn chuyên dành cho mèo và buổi trưa” sửa thành “vào buổi trưa” + Trong câu “Nếu được các mạnh thường quân, giúp đỡ thì những con mèo sẽ có thêm hạt thức ăn chuyên dành cho mèo và buổi trưa”, tác giả đặt dấu phẩy sai vị trí Dấu phẩy khiến câu văn không đủ ý vì ngắt giữa chủ ngữ và động từ, làm mất đi cấu trúc chủ-vị của một câu + “Khôn lớn” có nghĩa là trưởng thành và biết suy nghĩ Không thể dùng từ này cho mèo vì nó dành cho người + Trong câu “Hằng ngày, 400 con mèo này phải ăn hết 5 kí gạo nấu thành cơm, chộn thêm với 1 kí cá.”, từ “phải” mang tính chất bắt buộc, không phù hợp với nghĩa của câu văn + Từ “mạnh thường quân” tối nghĩa, vẫn còn gây nhiều tranh cãi nên không nên sử dụng + Cụm “chăm sóc rất vất vả và tốn thời gian nên hầu hết thời gian hàng ngày cô dành cho mèo” là một cụm có quan hệ nguyên nhân – kết quả Tuy nhiên, lại thiếu một chủ ngữ để cấu thành một câu rõ nghĩa và thiếu cả từ chỉ nguyên nhân (vì, do, bởi) Biên tập: Lượng mèo tăng nhanh, đồng nghĩa công việc chăm sóc mèo của cô Chi cũng sẽ vất vả hơn Mỗi ngày, cô chỉ ngủ vỏn vẹn 5 tiếng Chăm sóc chúng rất khó khăn, bởi không phải con mèo nào được đưa về chăm sóc cũng khỏe mạnh và dễ nuôi Chính vì vậy, hầu hết thời gian của cô đều chỉ dành cho mèo Hằng ngày, 400 con mèo này có thể ăn hết 5 kg gạo nấu thành cơm, trộn thêm 1 kg cá Nếu được các nhà hảo tâm giúp đỡ, thì chúng sẽ có thêm hạt để ăn vào buổi trưa 20 Tuy nhiên, một lúc sau Niệm cầm theo con dao quay trở lại đám giỗ đâm, khiến anh Hiếu tử vong trên đường đến bệnh viện (Án mạng sau khi cãi nhau trong đám giỗ, Công An TP.HCM, 29/5/2019) Sai về: + Lỗi diễn đạt: sắp xếp trật tự thông tin chưa hợp lý khiến câu mơ hồ + Ngắt câu thiếu chính xác Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 + Thừa từ Cụ thể: + Tuy câu “Niệm cầm theo con dao quay trở lại đám giỗ đâm” có đủ chủ ngữ, vị ngữ, nhưng người đọc vẫn cảm thấy mơ hồ vì cách sắp xếp trật tự thông tin của tác giả thiếu hợp lý (đâm ai?) + Nên có thêm một dấu phẩy sau cụm “một lúc sau” để phân tách thành phần trạng ngữ với các thành phần khác của câu + Từ “quay lại” và từ “trở lại” có nét tương đồng về nghĩa Chỉ cần dùng một trong hai Biên tập: Tuy nhiên, một lúc sau, Niệm cầm theo con dao quay lại đám giỗ và đâm anh Hiếu, khiến anh tử vong trên đường đến bệnh viện Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)