Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THƠNGTINCơng tác phát triển nguồn tin của cơ quan thôn
Trang 1Lớp: K65 Quản lý thông tin
Giảng viên: Trần Thị Thanh Vân
Hà Nội, Tháng 6 Năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I LỜI MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Kết cấu tiểu luận 4
II NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN 4
1.1 Khái niệm về Nguồn lực thông tin và Phát triển Nguồn lực thông tin 4
1.2 Đặc tính của Nguồn lực thông tin 5
1.2.1 Phản ánh thành tựu trí tuệ của nhân loại 5
1.2.2 Là bộ sử dụng tài liệu với một khối lượng nhất định 5
1.2.3 Nguồn lực thông tin là bộ sưu tập tài liệu có cơ cấu hợp lý 5
1.2.4 Tập trung những thông tin được tinh lọc qua thời gian 6
1.2.5 Phản ánh chức năng xã hội và diện bổ sung của thư viện 6
1.2.6 Nguồn lực thông tin luôn ở trạng thái động 6
1.2.7 Tính lỗi thời của nguồn lực thông tin 7
1.2.8 Nguồn lực thông tin phải có khả năng truy cập được 7
1.2.9 Nguồn lực thông tin có thể chia sẻ được 7
1.3 Vai trò của phát triển Nguồn lực thông tin 8
1 3.1 Đối với xã hội 8
1.3.2 Đối với hệ thống thư viện công cộng 9
1.3.3 Đối với người dùng tin 10
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRÊN THẾ GIỚI 11
2.1 Lịch sử hình thành thư viện trên thế giới 11
2.1.1 Định nghĩa về thư viện 11
2.1.2.Lịch sử hình thành thư viện trên thế giới 12
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện 12
2.2.1.Chức năng 12
2.2.2.Nhiệm vụ 12
2.3 Đặc điểm của người dùng tin và nhu cầu tin tại các thư viện trên thế giới.13 CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN TIN CỦA CƠ QUAN THÔNG TIN THƯ VIỆN TRÊN THẾ GIỚI 14
3.1 Công tác phát triển nguồn tin của các thư viện trên thế giới 14
3.2 Các xu hướng phát triển nguồn tin của các cơ quan thông tin thư viện trên thế giới 16
3.2.1 Các dịch vụ được triển khai trên nền tảng nguồn tin dạng số 16
3.2.2 Các dịch vụ đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, tích hợp với các hoạt động nghiên cứu, đào tạo 17
3.2.3 Chú trọng triển khai dịch vụ về quản lý dữ liệu tham khảo 17
3.2.4 Đẩy mạnh và đa dạng hóa các dịch vụ hỗ trợ, nâng cao kiến thức thông tin 18 CHƯƠNG 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CƠ QUAN THÔNG TIN THƯ VIỆN TẠI VIỆT NAM 18
Trang 34.1 Nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo người dùng tin 18
4.2 Xây dựng chính sách bổ sung nguồn thông tin hợp lý 19
4.3 Tăng cường kinh phí cho công tác bổ sung Nguồn lực thông tin 19
4.4 Phát triển nguồn lực thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ 20
4.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát triển Nguồn lực thông tin 20
4.6 Một số vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới để phát triển nguồn tin của thư viện Việt Nam 21
III KẾT LUẬN 22
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4I LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay cả nhân loại đang bước vào kỷ nguyên của thông tin và tri thức,trong đó thông tin đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của conngười Thông tin tạo nên nguồn lực chi phối mọi sự phát triển của xã hội, tiêu biểu
là lĩnh vực giáo dục và đào tạo Hoạt động thông tin – thư viện ngày nay càng trởthành nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo của các trườngđại học tại Việt Nam và trên thế giới Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ XXtrở lại đây, dưới tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, hoạtđộng thông tin-thư viện đã có những bước phát triển mạnh mẽ Các thành tựu đó,đứng từ phía người dùng tin, chính là sự xuất hiện liên tục của các loại hình sảnphẩm và dịch vụ thông tin-thư viện mới
Có thể nói, thư viện trên thế giới đang có những chuyển biến tích cực cùngvới sự đổi mới của giáo dục đại học và sự phát triển của công nghệ Thư viện thếgiới của thế kỷ XXI sẽ bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố quan trọng, đó là: sự phát triểncủa công nghệ, đổi mới giáo dục và sự thay đổi không ngừng của xã hội Hiện nay,cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, là sự bùng nổ thông tin,
kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, thông tin đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩaquyết định trong mọi mặt đời sống xã hội và đã đặt ra những thách thức trong hoạtđộng thư viện - thông tin Trước yêu cầu của một xã hội thông tin, nền kinh tế trithức, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, dưới tác động mạnh mẽ của côngnghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu của người dùng tin ngày càng cao, đadạng, đòi hỏi các Thư viện cần chuyển biến, đổi mới mạnh mẽ để thích ứng vớivai trò và nhiệm vụ mới Vì thế, các nghiên cứu về công tác phát triển nguồn lựcthông tin ở các thư viện thế giới đáp ứng với những thách thức, yêu cầu mà khoahọc và công nghệ, giáo dục và đào tạo đặt ra là hết sức cần thiết, mang ý nghĩa lýluận và thực tiễn sâu sắc
Với những lý do như trên, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu công tác phát triểnnguồn tin của thư viện và chọn đề tài: “Công tác phát triển nguồn tin của cơ quanthông tin Thư viện trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các cơ quan thông tinthư viện tại Việt Nam”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trang 5a. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát công tác phát triển nguồn lực thông tin tại các thư viện trên thế giới,đánh giá sự phát triển trong công tác này và rút ra các bài học kinh nghiệm cho các
cơ quan thông tin thư viện tại Việt Nam
b Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trên thếgiới
- Phân tích và đánh giá trong công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư việnthế giới
-Đưa ra bài học kinh nghiệm cho các cơ quan thông tin thư viện tại Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nguồn lực thông tin và công tác phát triển nguồn lựcthông tin tại Thư viện thế giới
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê số liệu
-Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
5 Phạm vi nghiên cứu
Các cơ quan thông tin thư viện trên thế giới trong giai đoạn hiện nay
6. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận bao gồm phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và nội dung.Trong đó nội dung gồm 4 phần là:
1. Lý luận chung về phát triển nguồn lực thông tin
2. Khái quát về Thư viện trên thế giới
3 Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại các cơ quan thông tinThư viện thế giới
4 Kinh nghiệm cho các cơ quan thông tin thư viện tại Việt Nam
II NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
1.1 Khái niệm về Nguồn lực thông tin và Phát triển Nguồn lực thông tin
Trang 6Trong lĩnh vực thông tin, thư viện (TTTV) "Nguồn lực thông tin" (“InformationResource”) Nguồn lực thông tin là yếu tố cấu thành nên hoạt động thư viện, đồngthời cũng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thỏa mãn nhu cầu tin củangười dùng tin, tạo nên chất lượng hiệu quả trong hoạt động thông tin thư viện.Phát triển tài nguyên thông tin chính là các hoạt động nhằm làm tăng thêm nguồnlực thông tin/tài liệu cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở nhu cầu người dùngtin Phát triển NLTT là một dạng hoạt động tất yếu, có ý nghĩa to lớn đến việc pháttriển thư viện một cách bền vững Quá trình phát triển NLTT đòi hỏi phải đầu tưlớn và liên tục Để làm tốt công việc này, các cơ quan TTTV cần có cách tiếp cậnhợp lý, khả thi và kinh tế.
1.2 Đặc tính của Nguồn lực thông tin
1.2.1 Phản ánh thành tựu trí tuệ của nhân loại
Các tài liệu trong thư viện ghi lại kinh nghiệm, hiểu được kiến thức của conngười đã được tích lũy trong quá trình lịch sử Đó là thông tin có sẵn giá trị, kếtquả lao động của con người trên mọi lĩnh vực Nó giúp việc nâng cao trình độ vănhóa, chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ nghiên cứu khoa học, hoàn cải tiến quá trìnhsản xuất cũng như sự hình thành nhân cách trong xã hội
Tài liệu trong thư viện ghi lại tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết mà con người đã tíchlũy được trong tiến trình lịch sử Đó là những thông tin có giá trị, những thành quảlao động trí tuệ của những người kiệt xuất trên các lĩnh vực khác nhau Việc khaithác thông tin có trong vốn tài liệu của các thư viện giúp người đọc có khả năngnâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thiệnquy trình sản xuất cũng như việc định hình thành nhân cách cho các thành viêntrong xã hội Với một khối lượng sách nhất định, nguồn lực thông tin hướng độcgiả vào kho tàng tri thức của nhân loại trên tất cả các mọi lĩnh vực ở những mức
1.2.3 Nguồn lực thông tin là bộ sưu tập tài liệu có cơ cấu hợp lý
Mặc dù được vào thư viện trong những thời điểm khác nhau, nhưng mọi tài liệutrong thư viện đều phản ánh mối liên hệ cũng như sự phát triển của các lĩnh vực tri
Trang 7thức Tùy vào từng loại hình thư viện mà trong thành phần của nguồn lực thông tin
sẽ hình thành mối tương quan hợp lý về nội dung, ngôn ngữ, loại hình tài liệu Do
đó, nguồn lực thông tin không chỉ là sự tâp trung tài liệu một cách ngẫu nhiên, mà
là quá trình thu thập tài liệu có suy nghĩ, tính toán của cán bộ thư viện
1.2.4 Tập trung những thông tin được tinh lọc qua thời gian
Thứ hai với thời gian kết cấu của nguồn lực thông tin sẽ hình thành nên hai bộphận Bộ phận hạt nhân: gồm khối lượng tối thiểu những tài liệu cần thiết phù hợpvới chức năng tính chất của thư viện Vùng môi trường: gồm những tài liệu có ýnghĩa, những chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian Đây chính là tiêu chuẩn chủyếu xác định tài liệu vùng môi trường Những tài liệu mà qua thời gian vẫn giữđược nhu cầu sẽ tăng cường cho bộ phận hạt nhân Còn những tài liệu bị lỗi thời,không đúng diện sẽ định kỳ giải phóng ra khỏi thư viện Vùng môi trường luôn ởtrạng thái động, không được ổn định như bộ phận hạt nhân
1.2.5 Phản ánh chức năng xã hội và diện bổ sung của thư viện
Đây là hai yếu tố xác định việc lựa chọn tài liệu, các đề tài loại hình tài liệucũng như mức độ tăng cường tài liệu Có thể coi chức năng xã hội cũng như diện
bổ sung của thư viện là cơ sở cho sự hình thành nguồn lực thông tin
Chức năng xã hội của thư viện là bộ nhớ của nhân loại, góp phần nâng cao nhậnthức, trình độ cho các thành viên trong xã hội, tạo điều kiện cho việc nghiên cứuphát triển các lĩnh vực khoa học, sản xuất, văn hóa, nghệ thuật Đây là chức năngchung đối với tất cả các thư viện, tuy nhiên đối với từng loại hình thư viện, sự thểhiện có sự khác nhau
Để phù hợp với chức năng, diện bổ sung của thư viện nguồn lực thông tin của thưviện được hình thành gồm hai bộ phận: phần chung bao gồm tài liệu có trong tất
cả các thư viện cùng một loại hình; phần riêng bao gồm những tài liệu gắn liền vớitừng địa phương, từng lĩnh vực Với cơ cấu như thế, nguồn lực thông tin giúp thưviện hoàn thành chức năng cũng như diện phục vụ của mình
1.2.6 Nguồn lực thông tin luôn ở trạng thái động
Mặc dù được bảo quản, tàng trữ trong các thư viện nhưng trạng thái tĩnh khôngphải là đặc tính của nguồn lực thông tin Sự chuyển động, biến đổi mới là tuyệt
Trang 8đối, còn đứng im chỉ là tương đối Sự chuyển động, biến đổi của nguồn lực thôngtin do các nguyên nhân:
- Thứ nhất: thư viện thường xuyên phải cập nhật những tài liệu có giá trị thông tin,đáp ứng nhu cầu sử dụng của độc giả, đồng thời giải phóng những tài liệu không
có nhu cầu
- Thứ hai: do hoạt động phục vụ của thư viện, nên thư viện thường xuyên đưa tàiliệu phục vụ độc giả và thu lợi nhuận sau thời gian sử dụng Sự luân chuyển là tiêuchí chủ yếu đánh giá hoạt động của thư viện
1.2.7 Tính lỗi thời của nguồn lực thông tin
Lỗi thời thông tin là một trong những quy luật phát triển của tài liệu trong xãhội Nguồn tài liệu nhập vào thư viện chỉ là một phần tách ra từ dòng tài liệuchung được sản sinh ra bởi con người nên nó chịu ảnh hưởng của quy luật này Vìvậy nguồn lực thông tin không được đổi mới sau một thời gian nhất định sẽ bị lỗithời và nhu cầu sử dụng chúng sẽ bị giảm Sự lỗi thời của tài liệu do nhiều nguyênnhân nhưng chủ yếu do sự phát triển của văn hóa, khoa học kỹ thuật làm xuất hiệnnhững tài liệu mới , chứa đựng thông tin mới, có khả năng thay thế những tài liệuxuất bản trước đây
1.2.8 Nguồn lực thông tin phải có khả năng truy cập được
Truy cập thông tin là sự tự do hoặc khả năng xác định, có được và sử dụng cơ
sở dữ liệu hoặc thông tin một cách hiệu quả.Có nhiều nỗ lực nghiên cứu khác nhautrong việc truy cập thông tin mà mục tiêu là đơn giản hóa và giúp người dùng cóthể truy cập hiệu quả hơn và xử lý hơn nữa lượng dữ liệu và thông tin lớn và khó
sử dụng
1.2.9 Nguồn lực thông tin có thể chia sẻ được
Ở nước ta, nhu cầu chia sẻ nguồn lực thông tin đã trở thành nhu cầu cấp thiếtcủa ngành thư viện Nhiều đề tài đã nghiên cứu về vấn đề này như: “Chia sẻ thôngtin giữa các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam”, Lê MinhPhương, 2010; “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các trường đại họckhối kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội”, Hoàng Ngọc Chi, 2011; “Hoạt động chia sẻnguồn lực thông tin giữa các thư viện thuộc hệ thống thư viện Quân đội nhân dânViệt Nam”, Nguyễn Thúy Cúc, 2005 Các công trình nghiên cứu này đã nêu lênthực trạng của hoạt động thư viện, sự cần thiết phải chia sẻ trong giai đoạn hiệnnay, cũng như nêu lên những lợi ích có được Trước nhu cầu chung đó nhiều cuộchội thảo về vấn đề này cũng được tổ chức, PGS.TS Trần Thị Quý trong báo cáotại hội thảo chia sẻ nguồn lực thông tin do Đại học Quốc gia tổ chức năm 2001 đãkhẳng định “chia sẻ nguồn lực thông tin – yếu tố đảm bảo cho các thư viện đại họcphát triển bền vững”
Trang 91.3 Vai trò của phát triển Nguồn lực thông tin
1 3.1 Đối với xã hội
Phát triển nguồn lực thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự pháttriển kinh tế-xã hội
1.3.1.1 Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của đảng và Nhà nước
Phát triển nguồn lực thông tin có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thông qua hệthống văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn thực hiện, giúp người dân cóđiều kiện tiếp cận và vận dụng đúng, nhanh chóng hiệu quả vào thực tiễn Đặc biệttrong giai đoạn này khi nước ta đã và đang thực hiện chiến lược phát triển hộinhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hộichủ nghĩa, thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcthì phát triển nguồn lực thông tin nói chung và nguồn lực thông tin của Hệ thốngTVCC Việt Nam nói riêng sẽ góp phần định hướng thúc đẩy nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng phát triển
1.3.1.2 Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn
Cách mạng khoa học và công nghệ đòi hỏi áp dụng các thành tựu khoa học vàođời sống thực tiễn nhưng quá trình này không xảy ra một cách tự động, nó đòi hỏi
sự chủ động và thường xuyên của toàn bộ hoạt động thông tin trong xã hội Trênthế giới có sự cách biệt rõ rệt giữa các khu vực và các nước về trình độ khoa họcgiáo dục và khả năng vươn tới thông tin tri thức Vì vậy nhiệm vụ đặt ra cho từngnước là phải có chiến lược thích hợp để củng cố tiềm lực khoa học và ứng dụngkhoa học công nghệ vào thực tiễn một cách phù hợp tạo lập hệ thống đổi mới đápứng yêu cầu phát triển và hội nhập Trong bối cảnh “xã hội thông tin toàn cầu”,việc hướng tới sự định hình một xã hội thông tin đòi hỏi phải coi việc khai thác, sửdụng thông tin như một nguồn lực cơ bản và quan trọng để phát triển quốc gia Đạihội lần thứ XI của Đảng ta đã đề ra định hướng “Thực hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức”, “Phát triển khoa học và công nghệnhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh
tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới” Cũng tại Đại hội XI, Đảng ta
đã khẳng định vị thế trọng tâm của phát triển kinh tế tri thức trong phát triển kinh
tế nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng cũng như vai trò, động lựccủa khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế tri thức
Với hơn 70% dân số là nông dân, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở hạtầng kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo còn cao, Nhiều địa phương ở nước ta nhất là
ở vùng sâu vùng xa vẫn canh tác theo tập quán lạc hậu, các quy trình áp dụng khoa
Trang 10học kỹ thuật vào sản xuất còn thiếu quy mô và không đồng nhất dẫn đến hiệu quảsản xuất kinh doanh không cao Bằng những biện pháp tuyên truyền và kiến thứcquý giá chứa đựng trong nguồn lực thông tin, các hệ thống thư viện đã và đanggiúp người dân nắm bắt kịp thời thường xuyên tri thức khoa học công nghệ ápdụng hiệu quả vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, vănhóa-xã hội của địa phương và đất nước.
1.3.1.3 Rút ngắn khoảng cách, mức độ hưởng thụ giá trị văn hóa giữa các vùng miền
Thực tế cho thấy, do điều kiện địa lý khác nhau, sự phát triển về kinh tế, vănhóa không đồng đều nên mức độ hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền ở nước tacũng rất khác nhau Nếu như ở thành phố và các vùng trung tâm có mức hưởng thụvăn hóa cao thì tại các vùng nông thôn, miền núi, hảo đảo lại ngược lại Việc rútngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền trong đó có văn hoá là mục tiêuphấn đấu thường xuyên, lâu dài, thể hiện tính nhân văn trong chính sách phát triểncủa Đảng và Nhà nước, Công tác phát triển nguồn lực thông tin đã góp phần quantrọng thực hiện mục tiêu này, từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh pháttriển các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh vàđấu tranh chống các biểu hiện phi văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, tác độngtiêu cực của các sản phẩm văn hóa thông tin đồi trụy, kích động bạo lực Đẩymạng phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, nâng cao chất lượng phong tràotoàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng xã, phường, khu phố,thôn, bản đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, văn minh, lành mạnh,
1.3.2 Đối với hệ thống thư viện công cộng
1.3.2.1 Tạo ra một nguồn lực quan trọng cho hệ thống thư viện công cộng
Thông qua năng lực phát triển nguồn lực thông tin đúng hướng, mang tính hệthống Hệ thống CCTV Việt Nam có được năng lực thông tin phong phú, có chấtlượng giúp thư viện thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình Phát triểnnăng lực thông tin còn giúp thư viện tăng cường khả năng hợp tác, phát triển, chia
sẻ năng lực thông tin với các thư viện và cơ quan thông tin trong và ngoài hệthống nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng tin
1.3.2.2 Đảm bảo tính hệ thống và tiết kiệm nguồn lực
Hệ thống CCTV Việt Nam sẽ huy động, chia sẻ được nguồn tài liệu trong toàn
hệ thống, bao gồm cả tài liệu điện tử và truyền thống Thư viện cũng sẽ có điềukiện phát huy triệt để năng lực thông tin, tăng vòng quay, nâng cao giá trị của tàiliệu, đổi mới thường xuyên và làm phong phú thêm năng lực thông tin, đáp ứngnhu cầu ngày càng đa dạng của người dùng tin
Trang 11Xét về góc độ kinh tế, ngoài việc tiết kiệm ngân sách, nhân lực, vật lực, nguồnlực thông tin sẽ thu hút người dùng tin khai thác sử dụng ngày càng nhiều hơn,hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo tính kinh tế trong hoạt động của hệ thống TVCCViệt Nam.
1.3.2.3 Duy trì tính thống nhất, chuẩn hóa hoạt động thư viện
Tính thống nhất, chuẩn hóa trong hoạt động của Hệ thống TVCC Việt Namđược thể hiện thông qua chỉ đạo nghiệp vụ và thống nhất trong hoạt động chuyênmôn, từ đó Hệ thống TVCC Việt Nam được vận hành theo những nguyên tắc, quychuẩn thống nhất mà hợp tác phát triển NLTT giữa các thư viện là một biểu hiện
cụ thể
Hợp tác phát triển NLTT đòi hỏi thư viện phải duy trì thống nhất, chuẩn hóanghiệp vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NDT truy cập, khai thác NLTT, cònthư viện sẽ dễ dàng quản lý, tổ chức, chia sẻ dữ liệu với các thư viện trong hệthống cũng như các thư viện và cơ quan thông tin ngoài hệ thống ở cả trong vàngoài nước
1.3.2.4 Nâng cao vị thế xã hội của thư viện
Phát triển NLTT là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giáchất lượng, hiệu quả phục vụ, vị thế xã hội của thư viện Bằng hình thức phát triểnNLTT, Hệ thống TVCC Việt Nam đã nâng cao vị thế xã hội thông qua việc bảo tồn
và phát huy di sản văn hóa thành văn của dân tộc, nâng cao dân trí, đáp ứng nhucầu của người dân ở những vùng miền khác nhau phù hợp với điều kiện sống, làmviệc, học tập, nghiên cứu của họ… góp phần xây dựng xã hội học tập
1.3.2.5 Tạo lập, mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm-dịch vụ thư viện.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và CNTT nói riêngđang góp phần biển thông tin trở thành nguồn lực quan trong trong nền kinh tế trithức và tạo ra những thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của xã hội trong đó có TT-
TV Thông qua NLTT phong phú, đa dạng, có chất lượng, Hệ thống TVCC ViệtNam sẽ dễ dàng tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin tương ứng Ngoài cácsản phẩm và dịch vụ truyền thống, thư viện có thể tạo lập các sản phẩm và dịch vụhiện đại từ NLTT của / ngoải thư viện đáp ứng kịp thời nhu cầu NDT, góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động thư viện, giảm kinh phí đầu tư
1.3.3 Đối với người dùng tin
1.3.3.1 Đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dân
Nhu cầu đọc là một dạng nhu cầu về tinh thần của con người xuất phát từ sựham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan Cũng giống như các nhu cầu
Trang 12khác, nhu cầu đọc/tin của người dân rất đa dạng và mang tính xã hội Hiện nước tađang tiếp cận với nền kinh tế tri thức, mà ở đó thông tin là nguồn lực chính yếu,đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, thúc đẩy sự phát triểncủa xã hội, nên nhu cầu đọc/tin của người dân càng đa dạng, phong phú, đòi hỏingành TT-TV phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.Trong bối cảnh hiện nay, phát triển nguồn lực thông tin góp vai trò quan trọngtrong việc sưu tầm, lưu giữ, truyền bá di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại cũngnhư tiếp tục tạo ra những thông tin mới có giá trị, nhằm đáp ứng nhu cầu củangười dân, trang bị cho họ những luận cứ, cơ sở khoa học, kinh nghiệm để ápdụng vào đời sống.
1.3.3.2 Tạo điều kiện tiếp cận tri thức bình đẳng cho mọi đối tượng người dùng tin
Thư viện là một thiết chế xã hội, có chức năng văn hóa, giáo dục, thông tin vàgiải trí Bằng các quy định, quy chế mở linh hoạt, giảm bớt các thủ tục hành chínhphiền hà, các hệ thống thư viện đã tạo điều kiện và bảo đảm quyền được thông tin
và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân loại, đặc biệt là người dân ở các vùng sâu,vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo Những hoạt động thiết thực,
có ý nghĩa này nhằm đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng trong khai thác, sử dụng thưviện và năng lực thông tin của mọi đối tượng người dùng tin, giúp họ có điều kiệnnghiên cứu, học tập, giải trí ngang nhau trong hoàn cảnh, điều kiện sống khácnhau
1.3.3.3 Xây dựng thói quen đọc sách báo
Đọc sách báo là hoạt động tinh thần của con người, là phương thức tiếp nhận vàtích lũy kiến thức về mọi mặt trong đời sống xã hội Trong bối cảnh có nhiều kênhthông tin, văn hóa nghe nhìn, internet, đang dần lấn lướt văn hóa đọc thì việc cóđược tài liệu sách báo ở cả dạng truyền thống lẫn điện tử với những thông tin đãđược kiểm chứng, mang tính định hướng có ý nghĩa quan trọng trong việc xâydựng thói quen đọc sách báo Phát triển nguồn lực thông tin đã góp phần cùng vớicác hoạt động khác của thư viện tiến hành xây dựng, mở rộng việc đọc sách báotrong cộng đồng dân cư, tạo cho người dân có thói quen đọc sách báo với nhữngphương pháp, kỹ năng và thái độ phù hợp
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN TRÊN THẾ GIỚI
2.1 Lịch sử hình thành thư viện trên thế giới
2.1.1 Định nghĩa về thư viện
Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lựa bởi cácchuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong mộtmôi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập Kho tàng của một thư viên có thể chứa