Bản chất du lịch là loại hình kinh tế mang tính liên ngành phụ thuộc các yếu tố bên ngoài cùng nhau tác động, phát triển du lịch chỉ có thể đạt được sự bền vững khi các bên liên quan cùn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH
Bài tiểu luận cuối kỳ Môn: PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ QUAN ĐIỂM ĐỒNG SÁNG TẠO TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG NGHIÊN CỨU
ĐIỂN HÌNH TẠI KHU VỰC CỒN CHIM – TRÀ VINH
Lớp: Cao học Du lịch K1
Giảng viên : PGS - TS Nguyễn Thị Vân Hạnh
Học viên thực hiện : Huỳnh Bích Vân - 22881010112
Thành phố Hồ Chí Minh , tháng 12 năm 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_
KHOA DU LỊCH
MÔN HỌC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ QUAN ĐIỂM ĐỒNG SÁNG TẠO TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG BỀN VỮNG NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI KHU
VỰC CỒN CHIM – TRÀ VINH
Lớp: Cao học Du lịch K1
Giảng viên : PGS - TS Nguyễn Thị Vân Hạnh
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Bích Vân – 22881010112
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi ra đời, phát triển du lịch bền vững không còn là vấn đề của cá thể riêng biệt mà định hướng toàn cầu Tuy nhiên các nghiên cứu thường tập trung vào khía cạnh ba trụ cột chính là kinh tế - xã hội – môi trường mà quên
đi sự liên kết phối hợp của cộng đồng địa phương và các bên tham gia Bản chất du lịch là loại hình kinh tế mang tính liên ngành phụ thuộc các yếu tố bên ngoài cùng nhau tác động, phát triển du lịch chỉ có thể đạt được sự bền vững khi các bên liên quan cùng nhau hoạch định chiến lược khai thác và phát triển du lịch phù hợp và đúng đắn
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình du lịch hướng đến phát triển du lịch bền vững với sự tham gia trực tiếp của người dân địa phương vào hoạt động
du lịch với mục tiêu giảm nghèo và phát triển cộng đồng (Hall 1996; WWF 201) Du lịch cộng đồng xuất hiện tại Việt Nam từ những năm cuối thập niên
90, trải qua hơn 20 năm du nhập và phát triển, đến nay loại hình này không ngừng mở rộng trải dài từ Bắc chí Nam và có những thành tựu đáng kể Nổi bật trong đó phải kể đến hai mô hình du lịch dựa vào cộng đồng Cồn Chim tại Trà Vinh Mặc dù chỉ mới ra mắt 3 năm trở lại đây, nhưng với tiềm năng hội tụ nền kinh tế nông nghiệp lâu đời cùng nét độc đáo trong văn hóa bản địa, Điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long Tiếp nối thành công hiện tại, nhằm mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững, Cồn Chim cần có chiến lược định hướng
cụ thể , thiết thực đặc biệt là sự quản lý và vận hành từ các bên liên quan Với bối cảnh hiện tại như đã đề cập, tác giả thông qua khảo sát và thực hiện
đề tài “Mức độ tham gia và quan điểm đồng sáng tạo trong phát triển du
lịch cộng đồng bền vững nghiên cứu điển hình tại khu vực Cồn Chim, Trà Vinh”
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài tập trung xác định mức độ tham gia của cộng đồng và thực trạng hoạt động du lịch tại Cồn Chim
Nghiên cứu này để trả lời các câu hỏi sau:
Trang 41 Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương tỏng hoạt động du lịch tại Cồn Chim?
2 Những hoạt động du lịch nào tại Cồn Chim được thực hiện nhằm thúc đẩy mô hình DLCĐ phát triển bền vững ?
3 Đâu là những khía cạnh thiếu bền vững trong các hoạt động phát triển DLCĐ tại Cồn Chim? Cần làm gì để cải thiện và nâng cao tính bền vững trong phát triển DLCĐ tại Cồn Chim?
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến phát triển du lịch bền vững
1980, thuật ngữ “các loại hình du lịch thay thế” ( alternative tourism) xuất hiện dùng để chỉ các loại hình du lịch quan tâm đến môi trường có thể biết đến như du lịch xanh, du lịch mềm và du lịch có trách nhiệm Krippendorf và Jungk là những nhà khoa học đầu tiên đặt nền móng cho khái niệm “du lịch rắn” ( hard tourism) chỉ hiện trạng du lịch ồ ạt, đại chúng và “du lịch mềm” ( soft tourism) tiền đề cho loại hình du lịch quan tâm môi trường Dựa trên khái niệm “du lịch mềm” của Krippedorf và Jungk, năm 1996, Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) chính thức đưa khái niệm “du lịch bền vững” ( sustainable tourism) : “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch của tương lai”
Du lịch rắn ( hard tourism) Du lịch mềm ( soft tourism)
- Phát triển không có quy
hoạch
- Trước hết quy hoạch sau
đó mới phát triển
Trang 5doanh du lịch bên ngoài
- Khai thác tối đa khả năng
của đối tượng du lịch bằng
- Khai thác phù hợp đối tượng du lịch
Nguồn: Becker (1995)
2.1.2 Phát triển du lịch bền vững
Nội hàm của phát triển bền vững đựa dựa trên ba trụ cột chính kinh tế - xã hội – môi trường ,cụ thể tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển ( UNCED) hay thường gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất Rio de Janeiro (1992) đã khẳng định “ Phát triển bền vững là quá trình có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là phát triển kinh
tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Còn tại Việt Nam định nghĩa
du lịch bền vững được đề cập tại khoản 14 điều 3 Luật Du lịch 2017
Đảm bảo sự cân đối của ba trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường là mục tiêu
và kết quả của phát triển du lịch bền vững thông qua
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững đóng góp vào sự phát triển kinh tế nhưng đảm bảo hướng tới nền kinh tế tuần hoàn
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững cải thiện các vấn đề về xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa đảm bảo thế hệ tương lai tiếp nối và kế thừa
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững đi đôi với việc sử dụng khai thác các tài nguyên môi trường hợp lý, có chính sách quy hoạch phù hợp duy trì sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên và môi trường con người
Trang 62.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch cộng đồng 2.2.1 D u lịch cộng đồng
Du lịch dựa vào cộng đồng (Community Based Tourism) hay còn thường được nhiều người biết đến qua tên gọi thông dụng là Du lịch cộng đồng, được cho là hình thành từ rất sớm trong khoảng thập niên 80 và 90 thế kỷ XX tại các làng bản khu vực Châu Phi, Mỹ La Tinh Du lịch cộng đồng xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1990 ở các tỉnh thành Quảng Nam, Hòa Bình, Lào Cai đến thời điểm hiện tại DLCĐ là loại hình du lịch đang được chính quyền
và giới nghiên cứu khoa học chú trọng và quan tâm, đánh giá tiềm năng to lớn như một chiến lược phát triển bền vững Điển hình theo báo cáo của tổ
chức APEC về du lịch cộng đồng đã nhận định: “Du lịch cộng đồng là một
loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương và việc vận hành và việc vận hành
và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên”
Trong phạm vi đề tài, Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển bền vững trên cơ sở giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương, và cũng chính cộng đồng địa phương phối hợp tổ chức khai thác, quản lý và hưởng lợi nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên song hành lưu giữ văn hóa bản địa
2.2.2 Nội hàm của du lịch cộng đồng
Cộng đồng địa phương (CDĐP) là yếu tố đóng vai trò chủ chốt và quan trọng nhất trong quá trình phát triển DLCĐ bền vững
Bình đẳng trong xã hội: Trao quyền làm chủ cho cộng đồng, bản thân cộng
đồng là người cung cấp sản phẩm du lịch và quyết định sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững Vậy nên cần đảm bảo cộng đồng địa phương được tham
gia thảo luận xuyên suốt các quá trình hình thành sản phẩm, dịch vụ du lịch Bảo tồn tài nguyên môi trường và văn hóa bản địa: Du lịch cộng đồng
Trang 7phát triển dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, đặc biệt nhấn
mạnh vai trò bảo tồn tài nguyên môi trường và văn hóa bản địa của cộng đồng
địa phương , bởi không một ai có thể lưu giữ những giá trị văn hóa bản địa
tốt hơn chính những người dân nơi đây
Cộng đồng địa phương được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch: Đảm
bảo sự vận hành loại hình du lịch cộng đồng lâu dài và ổn định cần phân chia
các lợi ích công bằng cho các bên liên quan trong đó có cộng đồng địa
phương, không chỉ là các lợi ích kinh tế mà cộng đồng địa phương cũng được
chia sẻ các lợi ích xã hội như: giáo dục đào tạo, sức khỏe y tế,
3.2.3 Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt
động du lịch cộng đồng
Dựa trên nội hàm của DLĐ thì việc đưa DLĐ hướng đến phát triển bền
vững thì mức độ tham gia của cộng đồng địa phương cần được chú trọng vì
chính lối sống, văn hóa bản địa của những người dân nơi đây là sản phẩm
du lịch, đồng thời họ cũng là người cung ứng dịch vụ du lịch đến cho du
khách Theo đó Pretty J.N đã đưa ra 7 mức độ tham gia của cộng đồng địa
phương
- Thụ động: Cộng đồng địa phương không được phân chia quyền về hoạt
động du lịch
- Thông tin: Cộng đồng chỉ có vai trò cung cấp thông tin, kết quả xử lý thông
tin không được chia sẻ công khai với cộng đồng
- Tư vấn: Ý kiến, quan điểm của cộng đồng được lắng nghe, tuy nhiên cộng
đồng không được tham dự và quá trình ra quyết định
- Khuyến khích: Cộng đồng được khuyến khích tham gia bằng vật chất, tinh
thần tuy nhiên nếu những khuyến khích không còn cộng đồng sẽ không tiếp
Chủ động Tương tác
Chức năng
Tư vấn Khuyến khích Thụ động Thông tin
Trang 8tục tham gia
- Chức năng: Cộng đồng tham gia vào hoạt động phát triển theo nhóm với
các định hướng cụ thể, tuy vậy vẫn có những quyết định mang tính chuyên quyền, áp đặt
- Tương tác: Cộng đồng được tham gia vào quá trình ra quyết định và được
phân tích thông tin đưa ra các hoạt động cụ thể
- Chủ động: Sự tham gia của cộng đồng độc lập với mọi can thiệp bên ngoài,
cộng đồng tự đưa ra các sáng kiến và hành động
Sự tham gia của cộng đồng địa phương là thang đo lường quy mô phát triển
du lịch tại địa phương đồng thời hình thành nhận thức trách nhiệm trong vai trò bảo tồn các tài nguyên du lịch nhằm phục vụ du lịch cộng đồng nói riêng
và sự phát triển bền vững nói chung
2.3 Các hoạt động nhằm phát triển du lịch cộng đồng bền vững 2.3.1 Đồng sáng tạo giá trị
Khái niệm đồng sáng tạo giá trị được Prahalad và Rammaswamy (2000) nêu
như sau: “Đồng sáng tạo là sự tham gia, hợp tác, đồng thời tạo nên các giá
trị mới, bao gồm các giá trị vật chất và giá trị mang ý nghĩa tượng trưng”
Trong phạm vi nghiên cứu, thuật ngữ đồng sáng tạo giá trị (co – creation of value) mang ý nghĩa sự tham gia hợp tác trong quá trình hình thành sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng từ cộng đồng địa phương và các bên liên quan
2.3.2 Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương
Trước hết, theo như Từ điển tiếng Việt “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi” còn “Phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” Từ định nghĩa nêu trên, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương dựa trên hai quan điểm : bảo tồn nguyên vẹn và bảo tồn trên cơ sở
kế thừa
Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn xuất hiện từ sớm giao đoạn những năm 50 thế kỷ XIX và được đông đảo các học giả ủng hộ, đặc biệt là giới khảo cổ, bảo tàng Theo Greogry J Ashworth “Bảo tồn nguyên vẹn cho rằng sản phẩm của quá khứ, nên được bảo vệ một cách nguyên vẹn như nó vốn có”
Trang 9Đối với quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa , theo triết học chủ nghĩa Mác – Lenin: “Qúa trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan là quá trình liên tục thực hiện những bước phủ định kế tiếp nhau Sự phủ định ấy không chỉ đơn thuần là thủ tiêu, phá hủy cái cũ, mà còn
là sự giữ lại và phát triển những nhân tố tích cực đã có, tức kế thừa”
Trong phạm vi nghiên cứu việc bảo tồn văn hóa và tập quán truyền thống thể hiện qua sự hiện diện các khía cạnh văn hóa độc đáo trong quá trình phát triển
du lịch và đời sống hàng ngày của người dân địa phương (Choi & Sirakaya,2005) và kế thừa phát huy nhằm phù hợp với thực tiễn xã hội
2.3.3 Chia sẻ giá trị
Giá trị, theo Kotler và Keller (2005) là những lợi ích hữu hình và vô hình đối với khách hàng Chia sẻ giá trị được xem như thước đo lường mối quan hệ giữa người cung ứng dịch và người trải nghiệm dịch vụ Đối với du lịch cộng đồng, việc chia sẻ giá trị xoay quanh sự tham gia của cộng đồng địa phưng
và các bên liên quan, đồng thời là sự phân chia lợi ích thu được trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động du lịch
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đạt được hiệu quả tối ưu trong việc khai thác giá trị thông tin từ cộng đồng địa phương
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk study): được sử dụng để
thực hiện tổng quan các dữ liệu thứ cấp từ việc kế thừa các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng, qua các kênh thông tin chính thống báo chí, internet, …
- Phương pháp khảo sát thực địa: tác giả tiến hành khảo sát và trải
nghiệm dịch vụ du lịch cộng đồng tại Cồn Chim – Trà Vinh
- Phương pháp phỏng vấn sâu (bán cấu trúc): phương pháp này được
thực hiện với đối tượng là cộng đồng địa phương và các bên liên quan nhằm khai thác các yếu tố đặc trưng ở người bản địa, tìm hiểu sâu sắc
Trang 10các vấn đề trong quá trình hoạt động DLCĐ
Khung phân tích các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững
Đề tài dựa trên quan điểm đồng sáng tạo giá trị với các hoạt động i) Đồng sáng tạo giá trị, ii) Bảo tồn và phát huy giá trị, iii) Chia sẻ giá trị nhằm phát triển mục tiêu bền vững 3 trụ cột kinh tế - xã hội – môi trường, bên cạnh đó dựa trên ba hoạt động trên tác giả đánh giá mức độ tham dự của cộng đồng nghiên cứu cụ thể trong mô hình DLCĐ Cồn Chim
3.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Cồn Chim là cù lao nổi trên sông Cổ Chiên thuộc xã Hòa Minh, huyện Châu Thành cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 15km Tên gọi Cồn Chim được dựa trên hình thù cù lao góc nhìn từ trên cao rất giống một chú chi Cồn Chim với diện tích 62 ha, chiều dài khoảng 3km, chiều ngang 350m, là nơi sinh sống của 54 hộ gia đình với 214 nhân khẩu (số liệu được cập nhật tại thời điểm 10/2020) Tọa gần cửa biển (đi từ cửa Cung Hầu và Cổ Chiên khoảng 30km) nên địa hình ở Cồn Chim cũng bị ảnh hưởng tình trạng nhiễm mặn Theo người dân nơi đây, 6 tháng nước mặn xâm lấn ruộng đồng ( tháng
3 đến tháng 9 hằng năm ) thay vì bỏ hoang các ruộng khô cằn nứt nẻ mà tận dụng đặc điểm đó trong việc nuôi tôm, cua – là những nguồn sinh vật sống được trong môi trường nước lợ, thời gian 6 tháng còn lại (tháng 10 đến tháng
3 năm sau) mùa nước ngọt người dân tiếp tục canh tác trồng lúa, từ việc
DLCĐ bền vững
Trang 11“thuận thiên” (thuận theo thiên thời địa lợi nhân hòa) mà người dân đã thích nghi tạo nên nét đặc trưng tại Cồn Chim – mô hình con tôm ôm lúa thông qua
sự thông qua sự tương trợ trong việc tận dụng phân tôm nuôi lúa mùa nước ngọt và sử dụng cám lúa nuôi tôm mùa nước lợ Nét độc đáo từ kế sinh nhai cũng như sự nghĩa tình bình dị nơi đây là giá trị cốt lõi của Cồn Chim được Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp hình thành nên điểm đến du lịch “Thuận Thiên” cũng như hình ảnh điểm đến về cuộc sống thôn quê có sự đồng điệu, thân thương giữa người với người “Về Cồn Chim, người quê chỉ có tấm lòng” với các hoạt động trải nghiệm tham quan đồng ruộng, thưởng thức món ăn thôn quê, quay lại tuổi thơ với các trò chơi dân gian lâu đời để hiểu thêm về nét đẹp cuộc sống của người dân nơi đây
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kết quả khảo sát
Ngày 11/5/2018 UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2018 – 2020, định hướng năm 2030 Đây được xem
là tiền đề cho hoạt động du lịch tại Cồn Chim hiện nay, ngoài chính quyền địa phương là hành lang kết nối cho các bên cùng tham gia hoạt động thì yếu
tố thứ hai phải kể đến là sự tham gia của cộng đồng địa phương, các cơ quan học thuật, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ (NGOs) đóng vai trò rất lớn trong chuỗi hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bền vững
4.1.1 Sáng tạo giá trị
Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch TPHCM cùng công ty TNHH Thương mại du lịch Đại Hưng đã khéo léo nhìn nhận và sáng tạo những điều kiện sẵn có tại Cồn hình thành nên sản phẩm du lịch hiện tại Khi khảo sát địa bàn Cồn Chim, sáng tạo giá trị nhóm tác giả hướng đến là các hoạt động tạo ra sản phẩm và dịch vụ DLCĐ Tại Cồn Chim sáng tạo giá trị trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể sau:
- Tận dụng cải tạo các tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên văn hóa) tạo ra sản sản phẩm du lịch
Trang 12- Định hướng thị trường khách du lịch thích hợp với mô hình du lịch hoạt động
Bảng : Tổng hợp hoạt động sáng tạo giá trị tại Cồn Chim Sản phẩm du lịch Trước khi hoạt
động du lịch
Sáng tạo giá trị
Hành động ra bến phà tiếp
và tiễn khách
Không có Tạo lại ấn tượng cho khách ,
tăng cảm giác được chào đón cho khách
Dịch vụ cho khách thuê xe
đạp
Không có Tạo trải nghiệm khách tự đạp
xe di chuyển trên Cồn Homestay Tư Pha, Cô Vân Nhà ở dân cư bản
địa
Được cải tạo sao cho vẫn giữ được nét bản địa nhưng sẵn sàng phục vụ du khách
Được hướng dẫn cách trình bày
và biến tấu sao cho đẹp mắt thu hút khách
Vườn dừa (Thưởng thức
nước dừa)
Loại cây mọc nhiều nhất trên Cồn
Sử dụng ống hút làm từ cỏ ống thân thiện với môi trường Dừa nước Năm Liên Loại cây mọc nhiều
trên Cồn
Từ món ăn dân dã được sáng
tạo thêm hương vị và bắt mắt
4.1.2 Bảo tồn và phát huy giá trị
Trong quá trình hình thành nên sản phẩm du lịch, ngoài việc sáng tạo các giá trị thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản địa cũng rất quan trọng, bảo tồn và phát huy giá trị trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững là hoạt động bảo tồn nguyên vẹn giá trị và phát huy các giá trị cốt lõi phù hợp với
Trang 13thực tiễn xã hội Tại Cồn Chim, công tác bảo tồn và phát huy giá trị được thể hiện qua 2 khía cạnh chính
- Bảo tồn tài nguyên du lịch (tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản
địa) :
Đối với tài nguyên thiên nhiên, cuối năm 2014 dự án PRC, đây là dự án tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh phối hợp với tổ chức Oxfam đã thực hiện mô hình sản xuất thuận theo tự nhiên, bảo vệ môi trường với vốn tài trợ hơn 600 triệu đồng Ngoài ra xuyên suất quá trình khảo sát, tác giả ghi nhận Cồn ưu tiên trong việc sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường nhưng vẫn mang nét đặc trưng của văn hóa bản địa, ví dụ việc cuộn bó đũa bằng lá chuối, sử dụng ống hút thiên nhiên từ cỏ ống, thùng rác từ giỏ cần xé Còn đối với văn hóa bản địa, trước hết thể hiện rõ qua câu nói được xem như slogan, dấu hiệu nhận biết của cồn “Về Cồn Chim, người quê chỉ có tấm lòng”, giá trị văn hóa bản địa được bản tồn và phát huy mạnh mẽ thông qua các hoạt động du lịch cộng đồng Trong đó phải kể đến câu chuyện của hộ cô Ba Sữa, quá trình khảo sát của các giới học thuật trong việc xây dựng sản phẩm du lịch cho cộng đồng địa phương , khi tìm đến hộ cô Ba Sữa ngoài địa hình đất vảy rồng đặc biệt thì các nhà khảo sát đã để ý đến cối đá xay bột của cô, sau khi được nghe cô kể về câu chuyện cối đá cùng loại bánh lá (bánh rau mơ) thì quyết định phát huy giá trị bản địa vừa gần gũi vừa mang đậm nét Cồn Chim Ngoài câu chuyện của cô Ba Sữa, các thầy cô trong đoàn khảo sát đã phát huy những giá trị lối sống rất đời thường giản dị trở nên sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo, tạo động lực để cộng đồng địa phương bảo tồn phát huy giá trị văn hóa bản địa truyền thống
- Phát triển nguồn nhân lực, vốn xã hội
Ngoài việc mang lại những lợi ích về kinh tế, cơ sở vật chất thì nguồn nhân lực cũng như vốn xã hội tại Cồn Chim có sự thay đổi rõ rệt Trước hết vị thế
và vai trò của người phụ nữ trong gia đình được nâng lên , đa số tại các hộ nhân lực chính là các chị, các cô là nhân lực chính tham gia và quản lý các hoạt động du lịch, cũng theo TS Tạ Duy Linh tỷ lệ phụ nữ tham gia du lịch