1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN BÀI 33. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT PHÂN MÔN SINH HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TÁCH TIẾT

13 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm ứng ở động vật; Tập tính ở động vật
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên
Thể loại Giáo án
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

GIÁO ÁN BÀI 33. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT PHÂN MÔN SINH HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TÁCH TIẾT GIÁO ÁN BÀI 33. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT PHÂN MÔN SINH HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TÁCH TIẾT GIÁO ÁN BÀI 33. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT PHÂN MÔN SINH HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TÁCH TIẾT GIÁO ÁN BÀI 33. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT PHÂN MÔN SINH HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO TÁCH TIẾT

Trang 1

Chủ đề 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

TIẾT 38 Bài 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT (TIẾT 1)

Số tiết thực hiện: 2 Ngày soạn: 10/3/2024

I MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ

- Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

2 Năng lực:

2.1 Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, vai trò và ứng dụng

của tập tính ở động vật trong thực tiễn Chủ động quan sát video về các tập tính ở động vật trong tự nhiên

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết một cách khoa học để

diễn đạt về khái niệm tập tính, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm

giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành

2.2 Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật Lấy được ví dụ

minh họa Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Thực hành: Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức tập tính ở động vật vào

giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

3 Phẩm chất:

- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong thực hiện các yêu cầu của GV trong bài học

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về các dạng tập tính và ứng dụng tập tính trong học tập và thói quen sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Trang 2

- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)

- Thiết bị chiếu hình ảnh: TV (máy chiếu), laptop,

- Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

https://youtu.be/jYzyHOXGwT8?si=6QFvkJJyMod0D2Px

- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.1)

- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.1)

- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.1)

- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.1)

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Học bài, đọc trước nội dung bài học

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi Đố vui

b Tổ chức thực hiện:

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Quan sát hình và đọc nội dung

phần câu hỏi giới thiệu bài sgk tr 150 và trả lời câu hỏi

câu hỏi giới thiệu bài “Từ xa xưa đến nay, chuột luôn sợ mèo Mỗi lần

nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ

và bỏ chạy Có phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo?”

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận nhiệm vụ đọc sách,

quan sát hình và hoàn thành câu trả lời

 Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS

khác nhận xét, bổ sung

 Bước 4: GV nhận xét và kết luận: GV dẫn dắt kết nối nội dung bài

học: Hôm nay chúng ta cùng nhau thực hành tìm hiểu một số vấn đề đến

tập tính ở động vật

Chủ đề 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT TIẾT 38 Bài 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT (TIẾT 1)

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1.Tìm hiểu về tập tính và vai trò của tập tính ở động vật.

Trang 3

a Mục tiêu:

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật;

- Hiểu về vai trò của tập tính

b Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV

yc HS đọc thông tin, quan sát hình, thảo luận

nhóm và trả lời các câu hỏi ở mục 1, sgk tr

150,151

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thảo luận

với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết

các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ

học tập và thực hành

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc

sách, quan sát hình, thảo luận và hoàn thành câu

trả lời

 Bước 3: Báo cáo kết quả: GV mời HS trả lời

câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung

 Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện

nhiệm vụ và kết luận:

1

Khái quát về tập tính và vai trò của tập tính ở động vật

1.1 Khái niệm:

- Tập tính là một chuỗi các phản ứng của

cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể

- Tập tính bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được hình thành trong đời sống của cá thể động vật

1.2 Vai trò:

- Tập tính giúp động vật tồn tại và phát triển

- Ví dụ: tìm kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ thù, sinh sản, di cư, bảo vệ lãnh thổ,…

IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú

- Thu hút được sự

tham gia tích cực của

người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực

hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc

- Hệ thống câu hỏi

và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V PHỤ LỤC:

Trang 4

Chủ đề 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

TIẾT 39 Bài 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT (TT)

Số tiết thực hiện: 2 Ngày soạn: 10/3/2024

I MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng, liên hệ thực tế giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt)

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

2 Năng lực:

2.1 Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, vai trò và ứng dụng

của tập tính ở động vật trong thực tiễn Chủ động quan sát video về các tập tính ở động vật trong tự nhiên

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết một cách khoa học để

diễn đạt về khái niệm tập tính, vai trò và ứng dụng của tập tính ở động vật Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm

giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành

2.2 Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật Lấy được ví dụ

minh họa Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Thực hành: Ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức tập tính ở động vật vào

giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

3 Phẩm chất:

- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong thực hiện các yêu cầu của GV trong bài học

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về các dạng tập tính và ứng dụng tập tính trong học tập và thói quen sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học

Trang 5

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK Khoa học tự nhiên 7 (Chân trời sáng tạo)

- Thiết bị chiếu hình ảnh: TV (máy chiếu), laptop,

- Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học

https://youtu.be/jYzyHOXGwT8?si=6QFvkJJyMod0D2Px

- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.2)

- Phiếu học tập số 1: (nội dung hoạt động 2.3)

- Phiếu học tập số 2: (nội dung hoạt động 2.3)

- Phiếu học tập số 3: (nội dung hoạt động 2.3)

- Phiếu học tập số 4: (nội dung hoạt động 2.3)

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Học bài, đọc trước nội dung bài học

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a Mục tiêu: HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi Đố vui

b Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:

Quan sát hình, GV đọc thông tin gợi ý và câu hỏi Đố vui:

“Loài chim này được xem là biểu tượng của của sự thuỷ chung, lòng

chung thuỷ sâu sắc Bởi chung sống theo từng cặp đến trọn đời, chúng

ngủ chung, ăn chung và ít khi thấy có sự tách rời (trừ vào thời điểm

con mái ấp trứng” Em hãy cho biết tên của loài chim này?

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

HS tiếp nhận nhiệm vụ quan sát hình, liên hệ thực tế trả lời câu đố

 Bước 3: Báo cáo kết quả.

GV mời HS trả lời câu hỏi, mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

 Bước 4: GV nhận xét và kết luận.

GV đánh giá bằng nhận xét, bổ sung thông tin về loài vịt uyên ương

“Vịt uyên ương (鸳鸳) có ngoại hình đẹp, đặc biệt là con trống, song trên

tất cả, chúng là biểu tượng của hạnh phúc và sự chung thủy trong hôn

Đáp án của HS: Vịt Uyên ương

Trang 6

nhân Con trống được gọi là “uyên”, con mái là “ương”.

Loài vịt này có tên khoa học là Aix galericulata, phân bố chủ yếu ở

Đông Á Chúng dài 41- 49 cm, sải cánh 65-75 cm Khởi thủy vịt uyên

ương phân bố ở Nhật Bản, về sau sinh sản ở vùng Đông Bắc Trung

Quốc, vào mùa đông di trú đến những khu vực ấm áp Người ta có thể

tìm thấy vịt uyên ương ở bán đảo Triều Tiên và những nơi khác, ngoài

ra chúng còn được nhập khẩu vào Trung và Tây Âu.”

GV giới thiệu thông tin mục 1, đã học ở tiết trước: Khái niệm, vai trò,

phân loại, phân biệt các dạng tập tính ở động vật, ví dụ về các tập tính

động vật, dẫn dắt kết nối nội dung bài học: Hôm nay chúng ta cùng

nhau thực hành tìm hiểu một số vấn đề đến tập tính ở động vật

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1 Mục 2 Thực hành quan sát tập tính ở động vật

a Mục tiêu:

- Thực hành: Quan sát video, ghi chép và trình bày kết quả quan sát được về một số tập tính ở động vật vào phiếu định hướng

- Hiểu về vai trò của tập tính ở động vật

b Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:

GV chiếu video, nêu yêu cầu của hoạt động:

Quan sát video, ghi chép và trình bày kết quả quan sát được về một số

tập tính ở động vật vào phiếu định hướng (nhiệm vụ 1) sau:

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

HS hoạt động nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, theo dõi video, liên hệ thực tế

hoàn thành BT nhiệm vụ 1

- Dành cho HSKT trí tuệ hòa nhập: Thực hành: quan sát, ghi chép và

trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật

 Bước 3: Báo cáo kết quả

GV mời HS phân biệt Tập tính bẩm sinh và tập tính học được phương

pháp hỏi đáp trực tiếp cột 1,2, mời các HS khác nhận xét, bổ sung

GV mời HS nêu ý nghĩa cột 3, chiếu đáp án lên bảng

2 Thực hành quan sát tập tính

ở động vật Đáp án PHT nhiệm vụ 1 (phụ

lục)

Trang 7

 Bước 4: GV nhận xét và kết luận.

GV đánh giá bằng nhận xét, chuẩn đáp án PHT, giới thiệu bổ sung

thông tin về một số hình ảnh về các tập tính: Sinh sản, đẻ trứng chăm

sóc và bảo vệ con, dẫn dắt kết nối, chuyển tiếp hoạt động

Hoạt động 2 Mục 3 Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn

a Mục tiêu:

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt)

- Liên hệ về vai trò của tập tính ở động vật trong thực tiễn

b Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:

GV nêu yêu cầu của hoạt động: Nhiệm vụ 2+3

Nhiệm vụ 2: Quan sát Hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng

dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của

những ứng dụng đó?

Một số ứng dụng trong thực tiễn Giải thích

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

HS hoạt động nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, quán sát ảnh SGK, liên hệ

3 Ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn Đáp án PHT nhiệm vụ 2,3 (phụ

lục)

Trang 8

thực tế hoàn thành BT nhiệm vụ 2,3.

 Bước 3: Báo cáo kết quả

GV mời HS phân biệt Tập tính bẩm sinh và tập tính học được phương

pháp hỏi đáp trực tiếp cột 1,2, mời các HS khác nhận xét, bổ sung

 Bước 4: GV nhận xét và kết luận.

GV đánh giá bằng nhận xét, chuẩn đáp án PHT, giới thiệu bổ sung

thông tin dẫn dắt kết nối, chuyển tiếp hoạt động

C – VẬN DỤNG:

1 Mục tiêu:

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

- Hiểu về vai trò của tập tính ở động vật trong thực tiễn

2 Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:

GV nêu yêu cầu của hoạt động:

Nhiệm vụ 4: Trong nuôi gà công nghiệp, người ta thấy khi các con gà

tản ra khỏi trung tâm đàn là khi nhiệt độ chuồng gà quá cao, ngược lại

khi các con gà dồn vào trung tâm đàn thì nhiệt độ chuồng đang quá

thấp Dựa vào điều đó, người ta điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà cho

thích hợp Ứng dụng này có gì khác biệt so với ứng dụng trong H33.2

Nhiệm vụ 5: Phân biệt cảm ứng ở động vật và cảm ứng ở thực vật

bằng cách hoàn thành đoạn thông tin sau dựa vào các từ gợi ý: môi

trường, thực vật, cơ thể, tiếp nhận, động vật, phản ứng, thích nghi

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) kích thích và (2) lại các

kích thích từ (3) bên trong hoặc bên ngoài (4) , đảm bảo cho

sinh vật tồn tại và phát triển Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ

thể sống, giúp sinh vật (5) với điều kiện sống Cảm ứng ở (6)

thường xảy ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng;

cảm ứng ở (7) thường xảy ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa

dạng

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

HS hoạt động nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, quán sát ảnh SGK, liên hệ

thực tế hoàn thành BT nhiệm vụ 4,5

 Bước 3: Báo cáo kết quả

GV mời HS phân biệt Tập tính bẩm sinh và tập tính học được phương

pháp hỏi đáp trực tiếp, mời các HS khác nhận xét, bổ sung

 Bước 4: GV nhận xét và kết luận.

GV đánh giá bằng nhận xét, chuẩn đáp án PHT, giới thiệu, giải thích

bổ sung thông tin liên hệ thực tế cuộc sống, có thể kết hợp đánh giá

bằng điểm số nếu HS hoàn thành nhanh BT trọn vẹn

4 Vận dụng:

Đáp án PHT nhiệm

vụ 4, 5.

Nhiệm vụ 4:

- Ứng dụng dùng đèn bẫy côn trùng

có cơ sở dựa trên

tập tính của muỗi đối với tác nhân ánh sáng nhằm giúp

bẫy côn trùng phá hoại mùa màng

- Ứng dụng điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà có cơ sở

dựa trên tập tính của gà đối với tác nhân nhiệt độ nhằm

giúp điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi gà cho thích hợp

Nhiệm vụ 5:

1) - tiếp nhận; (2) - phản ứng; (3) - môi trường; (4) - thích nghi; (5) - thực vật;

Trang 9

(6) - động vật

D – TÌM TÒI – MỞ RỘNG:

1 Mục tiêu:

- Liên hệ kiến thức cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn, giải thích câu thành ngữ liên quan đến nội dung bài học

- Hiểu về vai trò của tập tính ở động vật trong thực tiễn

2 Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

 Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:

GV chiếu hình ảnh nêu yêu cầu của hoạt động:

Nhiệm vụ 6: Em có biết vì sao người nông dân đặt bù

nhìn trên ruộng không? Hãy giải thích?

Nhiệm vụ 7: Giải thích câu thành ngữ “Cá chuối đắm

đuối vì con”

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

HS hoạt động nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, quán sát ảnh

SGK, liên hệ thực tế hoàn thành BT nhiệm vụ 6,7

 Bước 3: Báo cáo kết quả

GV mời HS phân biệt Tập tính bẩm sinh và tập tính học

được phương pháp hỏi đáp trực tiếp, mời các HS khác

nhận xét, bổ sung

 Bước 4: GV nhận xét và kết luận.

GV đánh giá bằng nhận xét, chuẩn đáp án PHT, giới

thiệu, giải thích bổ sung thông tin liên hệ thực tế cuộc

sống, có thể kết hợp đánh giá bằng điểm số nếu HS hoàn

thành nhanh BT trọn vẹn

5 Tìm tòi – mở rộng:

Nhiệm vụ 6: - Người nông dân

đặt bù nhìn trên ruộng để xua đuổi quạ, chim chóc, đến phá hoại mùa màng Việc làm này dựa trên cơ sở tập tính chạy trốn

kẻ thù của các loài chim Các loài chim đều có tập tính chạy thoát khỏi kẻ thù nguy hiểm và con người là một trong số những

kẻ thù đó Bù nhìn rơm được làm giống với hình dáng một người đang đứng giữa ruộng để xua đuổi chim chóc, không cho chúng đến gần phá hoại mùa màng

Nhiệm vụ 7: “Cá chuối đắm

đuối vì con”, là câu thành ngữ thuần Việt, chỉ yình yêu, sự hy sinh vì con của cáс bậc làm cha làm mẹ

IV KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:

Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú

- Thu hút được sự

tham gia tích cực của

người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực

hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc

- Hệ thống câu hỏi

và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V PHỤ LỤC:

Ngày đăng: 19/03/2024, 11:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w