1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện ninh sơn, tỉnh ninh thuận

159 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Chất Lượng Cơ Sở Giáo Dục Tại Các Trường Tiểu Học Huyện Ninh Sơn, Tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Trịnh Thị Lài
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Hồng Thắm
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Trang 1 ỦYBAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRỊNH THỊ LÀI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NI

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRỊNH THỊ LÀI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG – 2023

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRỊNH THỊ LÀI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ

sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tình hình thực tế về quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đinh Thị Hồng Thắm Các tài liệu nghiên cứu và số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác, xuất phát từ thực tiễn công tác đang phụ trách và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học khác

Tác giả luận văn

Trịnh Thị Lài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Phòng Sau Đại học trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện để học viên hoàn thành chương trình học tập và thực hiện đề tài này

Để hoàn thành luận văn, tác giả gặp rất nhiều khó khăn về mặt lý luận đối với đề tài, cách phân tích đề tài, cách thiết kế bảng khảo sát phù hợp với mục đích nghiên cứu,… Tuy nhiên, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, tích cực và tâm huyết từ giảng viên hướng dẫn TS Đinh Thị Hồng Thắm, giảng viên trường Đại học Thủ Dầu Một, Giám đốc chương trình Quản lý giáo dục và từ các bạn học viên trong lớp nhờ đó đã hoàn thành luận văn đúng thời gian quy định

Bên cạnh đó, tác giả chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Sơn, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ninh Sơn đã giúp, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình khảo sát, phỏng vấn, thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin Đồng thời, tác giả cũng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ quý báu của những người thân, bạn bè và đồng nghiệp

Tuy bản thân đã rất nỗ lực và cố gắng song vẫn còn hạn chế về mặt nhận thức cũng như thời gian nghiên cứu do vậy luận văn chắc chắn chưa thể đào sâu vấn đề, chưa trình bày đầy đủ được hết những khía cạnh, góc nhìn đa chiều về nội dung quan tâm nhưng đây là những kiến thức và những kết quả đạt được của tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài: “Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận”

Cuối cùng, tác giả kính mong quý thầy giáo, cô giáo và Hội đồng chấm luận văn chỉ bảo, góp ý kiến quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn Kính mong được

sự chỉ dẫn và hỗ trợ tiếp tục của quý thầy giáo, cô giáo và đồng nghiệp

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

TRỊNH THỊ LÀI

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, MẪU x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Đóng góp của luận văn 7

9 Bố cục của luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 8

1.1 Tổng quan nghiên cứu của đề tài 8

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới……… 8

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam ……….……….11

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 13

1.2.1 Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường 13

1.2.2 Tự đánh giá 15

1.2.3 Chất lượng cơ sở giáo dục 16

1.2.4 Trường tiểu học 17

1.2.5 Hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trường tiểu học 18

1.2.6 Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trường tiểu học 19

1.3 Lý luận về hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 19

Trang 6

1.3.1 Mục đích của hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường

tiểu học 19

1.3.2 Nội dung tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 19

1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 22

1.3.4 Các điều kiện hỗ trợ tác động đến hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 26

1.4 Lý luận quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 27

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 27

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học theo tiếp cận chức năng quản lý 27

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 33

1.5.1 Yếu tố khách quan 33

1.5.2 Yếu tố chủ quan 33

Tiểu kết Chương 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN 36

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Ninh Sơn 36

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế-xã hội 36

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục tiểu học 37

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng về hoạt động tự đánh giá và quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 40

2.2.1 Mục đích khảo sát 40

2.2.2 Nội dung khảo sát 40

2.2.3 Phương pháp khảo sát 40

2.2.4 Mẫu khảo sát 42

2.2.5 Xây dựng thang đo 42

2.2.6 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 43

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng về hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 44

Trang 7

2.3.1 Thực trạng về mục đích của hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở

giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 44

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 46

2.3.3 Thực trạng phương pháp thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 48

2.3.4 Thực trạng thực hiện các điều kiện hỗ trợ tác động hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 50

2.4 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 52

2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về tầm quan trọng quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 52

2.4.2 Thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 54

2.4.3 Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 56

2.4.4 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận… … 58

2.4.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 62

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 63

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 66

2.6.1 Ưu điểm 66

2.6.2 Hạn chế 66

2.6.3 Nguyên nhân 67

Tiểu kết Chương 2 67

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN 69

3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 69

3.1.1 Cơ sở pháp lý 69

3.1.2 Cơ sở lý luận 69

3.1.3 Cơ sở thực tiễn 70

Trang 8

3.2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 70

3.2.1 Đảm bảo tính pháp lý 70

3.2.2 Đảm bảo tính lịch sử 70

3.2.3 Đảm bảo tính hệ thống-cấu trúc……….…… ……… 70

3.2.4 Đảm bảo tính thực tiễn 71

3.2.5 Đảm bảo tính khả thi 71

3.2.6 Đảm bảo tính đồng bộ 71

3.2.7 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 71

3.3 Các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 72

3.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 72

3.3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 75

3.3.3 Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 76

3.3.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 78

3.3.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 81

3.3.6 Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận 84 3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 87

3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 89

3.5.1 Mục đích khảo nghiệm 89

3.5.2 Nội dung khảo nghiệm 89

3.5.3 Phương pháp khảo nghiệm 89

3.5.4 Mẫu khảo nghiệm 90

3.5.5 Quy ước thang đo 90

3.5.6 Kết quả khảo nghiệm 90

Tiểu kết Chương 3 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Khuyến nghị 94

Trang 9

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 1

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chuỗi ký tự viết tắt Cụm từ, thuật ngữ được viết tắt

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Bảng thống kê số lượng khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý … … 41

Bảng 2.2 Đặc điểm cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát……….……41

Bảng 2.3 Quy ước mức đánh giá, phân tích số liệu……….…… 43

Bảng 2.4 Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo hoạt động………44

Bảng 2.5 Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo quản lý………44

Bảng 2.6 Ý kiến đánh giá của giáo viên về mục đích của hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 45

Bảng 2.7 Ý kiến đánh giá của giáo viên về thực trạng thực hiện nội dung tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 46

Bảng 2.8 Ý kiến đánh giá của giáo viên về thực trạng phương pháp thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 48

Bảng 2.9 Ý kiến đánh giá của giáo viên về thực trạng thực hiện các điều kiện hỗ trợ tác động hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 50

Bảng 2.10 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 52

Bảng 2.11 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 54

Bảng 2.12 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 56

Bảng 2.13 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về chỉ đạo thực hiện hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 58

Bảng 2.14 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về kiểm tra, đánh giá hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 62

Bảng 2.15 Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học 64

Bảng 3.1 Các mức độ khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất……… 90

Bảng 3.2 Kết quả đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 90

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ, MẪU

Sơ đồ 1.1 Quản lý trường tiểu học 18

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc tiêu chuẩn tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 21

Sơ đồ 1.3 Quy trình tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học 22

Trang 13

TÓM TẮT

Tự đánh giá chất lượng CSGD tại các trường TH có vai trò quan trọng trong quá trình KĐCLGD đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay Thông qua hoạt động TĐG chất lượng CSGD sẽ giúp các trường

TH có cách nhìn khách quan về điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân để đề xuất các biện pháp cải tiến chất lượng

Đề tài quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận tập trung nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận của hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH cũng như công tác quản lý hoạt động này Đề tài cũng tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và thực trạng quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận để đề xuất 06 biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận;

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận;

Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận;

Biện pháp 4: Chỉ đạo hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận;

Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động tự đánh giá chất lượng

cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận;

Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự đánh giá chất lượng

cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Các biện pháp trên đã được tiến hành khảo nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi Kết quả khảo nghiệm đã chứng minh cả 06 biện pháp trên đều có tính khoa học và thực tiễn, có thể được vận dụng vào để quản lý có hiệu quả hoạt động TĐG

chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chất lượng giáo dục đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong bối cảnh ngày nay khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra tại hầu hết các nước trên thế giới và toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và

xu thế mang tính toàn cầu

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Thực hiện kiểm định chất lượng ở tất cả các bậc học” Luật Giáo dục cũng nêu rõ: “Kiểm định chất lượng giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kì trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục”

Vì thế, một trong những yêu cầu đổi mới đó là phải thực hiện KĐCLGD với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

Thực tế, Hội nghị Sơ kết công tác KĐCLGD CSGD mầm non, phổ thông

và thường xuyên giai đoạn 2015-2020 của Bộ GD&ĐT, các CSGD đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực chẳng hạn như đã đánh giá được thực trạng chất lượng, qua đó đã xây dựng kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục Bên cạnh

đó, nhiều CSGD đã làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương nhờ

đó có sự đầu tư về cơ sở vật chất, các CSGD được tu sửa và xây dựng mới không những đáp ứng yêu cầu dạy-học mà còn góp phần đáp ứng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới Bước đầu tiên trong hoạt động KĐCLGD là hoạt động TĐG chất lượng của các CSGD Qua TĐG, các trường tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan đến nhà trường;

từ đó, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, tiếp tục duy trì, phát huy điểm mạnh và

xây dựng kế hoạch cải tiến sát thực tế để nâng cao chất lượng hoạt động Điều này

cho thấy ích lợi của việc thực hiện KĐCLGD, TĐG chất lượng CSGD Vì thế càng

Trang 15

đòi hỏi người Hiệu trưởng của mỗi CSGD phải quan tâm, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra thật sâu sát để hoạt động TĐG chất lượng CSGD đạt yêu cầu cao và đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh hiện nay (Trung tâm Truyền thông Giáo dục, 2020)

Cùng với cả nước, tỉnh Ninh Thuận đã và đang triển khai, đẩy mạnh công tác TĐG, KĐCLGD tại các CSGD Sở GD&ĐT Ninh Thuận đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các CSGD thực hiện TĐG, KĐCLGD như Công văn 289/SGDĐT-NVDH ngày 15 tháng 02 năm 2019 về thống nhất thực hiện tích hợp hoạt động KĐCLGD và công nhận đạt CQG đối với các CSGD mầm non và phổ thông đã thống nhất tất cả các nhà trường hằng năm đều phải thực hiện TĐG; Công văn 2036/SGDĐT-NVDH ngày 26 tháng 8 năm 2020 yêu cầu tất cả các nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các hoạt động và kết quả TĐG chất lượng giáo dục sẽ được cập nhật dưới dạng báo cáo TĐG bổ sung Phòng GD&ĐT Ninh Sơn ban hành Kế hoạch 29/KH-PGDĐT ngày 10 tháng 11 năm 2020 về phát triển ngành GD&ĐT huyện Ninh Sơn 5 năm 2021-2025 trong đó phấn đấu đến năm 2025 có 68% trường TH đạt CQG mức độ 1; 1-2 trường TH đạt CQG mức độ 2

Tính đến ngày 01 tháng 6 năm 2022, toàn huyện Ninh Sơn có 100% trường

TH đã thực hiện TĐG và có 13/21 (chiếm 61,9%) trường TH được công nhận đạt KĐCLGD và CQG (Phòng GD&ĐT huyện Ninh Sơn, 2023a) Đây cũng là kết quả đáng mừng và đang dần tiến đến mục tiêu đã đề ra Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng như quản lý hoạt động TĐG trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn như:

Về phía GV: còn chưa nắm, hiểu rõ nội hàm từng tiêu chí, kỹ thuật xử lý và phân tích thông tin, minh chứng; thiếu kinh nghiệm viết báo cáo tự đánh giá nên chất lượng báo cáo chưa phản ánh được chất lượng và thực tiễn của CSGD;

Về phía CBQL: chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền về TĐG, KĐCLGD; thiếu chủ động trong bồi dưỡng đội ngũ tham gia công tác TĐG, KĐCLGD; một số khâu trong kiểm tra, đánh giá còn chưa thường xuyên;

Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động và quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận trên nền tảng lý luận không chỉ là vấn đề mang tính lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển giáo dục nước ta Đến nay, trên địa bàn cũng chưa

Trang 16

có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác TĐG chất lượng CSGD nói riêng và công tác KĐCLGD nói chung tại các trường TH trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và Đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Về nội dung:

Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại các trường tiểu học huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

4.2 Về địa bàn nghiên cứu:

Khảo sát tại 21/21 trường TH trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận gồm: TH Lâm Sơn, TH Lâm Sơn A, TH Lâm Sơn B, TH Lập Lá, TH Lương Sơn

A, TH Lương Sơn B, TH Tân Sơn A, TH Tân Sơn B, TH Quảng Sơn A, TH Quảng Sơn B, TH Quảng Sơn C, TH Hòa Sơn, TH Ma Nới, TH Tà Nôi, TH Mỹ Sơn A,

TH Mỹ Sơn B, TH Mỹ Sơn C, TH Nha Hố, TH Nhơn Sơn, TH Nhơn Sơn A, TH Nhơn Sơn B

4.3 Về thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2023

Trang 17

Số liệu sử dụng trong đề tài luận văn được thu thập từ năm học 2020-2021 đến 2022-2023

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định về lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trong quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Nếu hệ thống hóa được cơ sở lý luận một cách khoa học, lôgic và đánh giá đúng thực trạng thì đề tài sẽ đưa ra những biện pháp có tính khoa học, khả thi và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại trường TH

Đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Đề ra các biện pháp quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường

TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TĐG chất lượng

CSGD tại trường TH

Nội dung và cách thực hiện: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh các nguồn tài liệu như sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong nước

và ngoài nước, các bài viết khoa học, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà Nước, Luật Giáo dục, các văn bản, quy chế, thông tư hướng dẫn có liên quan nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Từ đó, phân loại và hệ thống hoá những nội dung lý luận làm cơ sở lý luận về quản

lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại trường TH để lý giải kết quả nghiên cứu

về thực trạng quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện

Trang 18

Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mục đích: Thu thập số liệu, dữ liệu để làm rõ thực trạng hoạt động TĐG và

quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận Ngoài ra, phương pháp này được sử dụng để khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết của các biện pháp mà đề tài đề xuất thực hiện

Nội dung: Tập trung khảo sát thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động

TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận thông qua việc thiết lập bảng khảo sát dành cho CBQL và GV Chẳng hạn như: mục đích của hoạt động TĐG chất lượng CSGD, các vấn đề có liên quan đến hoạt động TĐG, về quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH; những thuận lợi và khó khăn; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Cách thức thực hiện:

Tính dung lượng mẫu tiến hành khảo sát các đối tượng là CBQL và GV trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận (áp dụng công thức tính số mẫu 𝑛 =𝑁

1+𝑁(𝑒) 2 trong đó: n là cỡ mẫu, e=0.05, N: tổng thể)

Xây dựng công cụ gồm phiếu khảo sát các đối tượng là CBQL và GV Thiết lập 02 mẫu phiếu khảo sát thực trạng và 01 phiếu khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất Đối tượng khảo sát được lựa chọn một cách ngẫu nhiên và khách quan

- 02 mẫu phiếu khảo sát thực trạng đối với 38/38 CBQL và 191/401 GV của

21 trường TH trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

- 01 phiếu khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất đối với CBQL và GV của 21 trường TH trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Trang 19

Mục đích: Phương pháp này để thu thập thêm thông tin, dữ liệu; đối chiếu

và so sánh với kết quả khảo sát thực trạng qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đồng thời làm rõ thêm thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn mà khảo sát qua phiếu hỏi chưa đáp ứng được Sử dụng ý kiến đóng góp của người được phỏng vấn đối với đề tài nghiên cứu; tập hợp được những ý tưởng mới, sáng tạo, những biện pháp hay đối với việc quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường

TH

Nội dung: Tham gia phỏng vấn trực tiếp dựa theo bảng hỏi phỏng vấn đã

soạn sẵn như: thuận lợi, khó khăn của hoạt động và quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH và đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Cách thức thực hiện: Dùng bảng câu hỏi để phỏng vấn CBQL của 21 trường

TH và GV của 14 trường TH

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Mục đích: Tìm hiểu thực tế hoạt động và quản lý hoạt động TĐG chất lượng

CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Nội dung: Tìm hiểu những nội dung đã được triển khai, cách thức tổ chức

thực hiện quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; những nội dung đã được triển khai và hiệu quả mang lại thông qua các hoạt động

Cách thức tiến hành: Tiến hành nghiên cứu, phân tích các hồ sơ quản lý

như: các kế hoạch; báo cáo TĐG; quyết định thành lập Hội đồng TĐG và các sản phẩm khác của CBQL và GV có liên quan đến quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

7.3 Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu

Mục đích: Đánh giá một cách chính xác từ những số liệu, dữ liệu khảo sát

thực tế để đưa ra những phân tích, nhận định phù hợp trên cơ sở kết quả thu thập

được

Nội dung: Tiến hành mã hóa các câu hỏi (định lượng) từ bảng khảo sát; thiết

lập thông tin và thực hiện các biện pháp tính toán phù hợp với nhu cầu cần phân

Trang 20

tích của đề tài nghiên cứu Xây dựng kết hợp các yếu tố khi phân tích, nhận định vấn đề cần quan tâm

Cách thức tiến hành:

Đối với dữ liệu định lượng: Sau khi thu thập các phiếu khảo sát, dựa vào kết quả trả lời thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS và phần mềm Microsoft Office Excel để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, tính trung bình, độ lệch chuẩn, thứ bậc, tính một số mối tương quan và kiểm định thống kê của các số liệu thu được

8 Đóng góp của luận văn

8.1 Về lý luận

Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH, làm cơ sở cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

8.2 Về thực tiễn

Đánh giá đúng thực trạng hoạt động TĐG và thực trạng quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

Các biện pháp quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH

do tác giả đề xuất có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho CBQL và GV tại các trường TH huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện

9 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT

LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu của đề tài

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nhiều quốc gia coi việc đổi mới GD&ĐT là yếu tố sống còn trong chiến lược phát triển chung của hệ thống giáo dục Vấn đề nâng cao chất lượng vừa là yêu cầu bắt buộc vừa là trách nhiệm của các CSGD Một trong những giải pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng giáo dục nhằm thích ứng những đòi hỏi hiện nay là thực hiện KĐCLGD

Phần lớn các nước phát triển ở Bắc Mỹ, Cộng đồng châu Âu hay các nước đang phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương và ngay cả các nước Ðông-Nam

Á hiện nay đều có hệ thống kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục Mỗi quốc gia

có hệ thống tổ chức đánh giá, kiểm định và bộ công cụ đo lường chất lượng giáo dục khác nhau và được xây dựng dựa trên trình độ phát triển kinh tế-xã hội, truyền thống văn hóa-giáo dục và các điều kiện khác của mỗi quốc gia Tuy nhiên, tất cả đều có điểm chung là nhằm xác định các lĩnh vực liên quan quy trình đào tạo có đạt tiêu chuẩn hay không và nếu các lĩnh vực này đạt chuẩn, nó sẽ tác động chất lượng của quy trình đào tạo Điều này cho thấy các nước phát triển, đang phát triển

và ngay cả các nước trong khu vực với Việt Nam đã và đang quan tâm đến việc KĐCLGD, công cụ để đo lường chất lượng, các tiêu chuẩn để đo lường; từ đó, xác định lĩnh vực liên quan quy trình đào tạo để đánh giá và xác nhận sự phù hợp của lĩnh vực đào tạo nhằm hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo

Bài viết: “Self-assessment as a quality management tool for educational and training organisations” (tạm dịch là: Tự đánh giá là công cụ quản lý chất

lượng của các tổ chức giáo dục và đào tạo), các tác giả đã chỉ ra (1) TĐG sẽ trở thành nền tảng cải tiến chất lượng liên tục trong GD&ĐT ở châu Âu; (2) TĐG chỉ

là công cụ giúp tổ chức cải tiến chất lượng; (3) Chất lượng phụ thuộc vào mức độ của việc triển khai hoạt động TĐG và mức độ cam kết đằng sau hệ thống quản lý chất lượng của CSGD Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định tầm quan

Trang 22

trọng của hoạt động TĐG chất lượng CSGD TĐG là chìa khóa để cải tiến chất lượng Hiệu trưởng nhà trường cần nhận thức đúng tầm quan trọng cũng như vị trí của hoạt động này, từ đó chú trọng, đầu tư trong xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, chỉ đạo, đánh giá hoạt động TĐG tại chính CSGD của mình Nếu triển khai hoạt động này tốt thì chất lượng CSGD sẽ được cải tiến Một trong những điều kiện để chất lượng được nâng lên đòi hỏi phải có sự cam kết của các thành viên trong CSGD và các thành viên có liên quan (A Dalluegel et al., 2009)

Trong bài viết: “Subject Operating an External Quality Agency- inqaahe.org” (tạm dịch là: Đối tượng điều hành cơ quan chất lượng bên ngoài)

chủ đề Self-Assessment in EQA (tạm dịch là: Tự đánh giá trong EQA) đã chỉ ra (1) TĐG là yếu tố trung tâm của hầu hết các quy trình đánh giá chất lượng bên ngoài (2) Một hoạt động TĐG tốt không chỉ cho phép tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan bên ngoài, mà còn có thể khuyến khích cải tiến ngay cả khi không có sự tham gia của bên ngoài (3) Có nhiều bằng chứng cho thấy quy trình EQA hiệu quả (4) Đối với các tổ chức thực sự sử dụng TĐG để phản ánh điểm mạnh và điểm yếu, TĐG một kinh nghiệm bổ ích Các tổ chức không nhìn thấy giá trị của việc TĐG hoặc ít nhất là có thái độ tự phân tích sẽ phàn nàn về gánh nặng khi họ làm việc Bài viết đã chỉ ra tầm quan trọng, ích lợi của hoạt động TĐG đối với chính CSGD Ngoài ra, bài viết chỉ ra vai trò của việc xác minh, báo cáo và nâng cao tính hiệu quả của quy trình EQA đem lại đối với CSGD đồng thời cũng chỉ ra tác hại của việc nhận thức chưa đúng về hoạt động TĐG hay lợi ích của việc biết sử dụng TĐG Đây là thực tế đang diễn ra tại các CSGD như hiện nay (INQAAHE, 2011)

Năm 2019, Proceedings of the 6th International Conference on Strategies, Models and Technologies of Economic Systems Management (SMTESM 2019)

(tạm dịch là: Kỷ yếu Hội nghị của Hội nghị quốc tế lần thứ 6 về chiến lược, mô hình và công nghệ quản lý hệ thống kinh tế (SMTESM 2019)), Published by

Atlantis Press (tạm dịch là: Xuất bản bởi Atlantis Press) có bài viết: “Model for Self-assessment of the Internal Quality Assurance System in Context of European Standards and Guidelines Requirements” (tạm dịch là: Mô hình tự đánh giá chất

Trang 23

lượng bên trong hệ thống đảm bảo trong bối cảnh tiêu chuẩn châu Âu và hướng dẫn yêu cầu), các tác giả đưa ra một số ví dụ về các chỉ số và chỉ số ban đầu có thể được sử dụng trong quy trình đánh giá để xác định mức độ đảm bảo chất lượng bên trong Kết quả đánh giá có thể được sử dụng để xác định các điểm yếu trong

hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ Điều này cho thấy trong quy trình đảm bảo chất lượng bên trong, CSGD có thể sử dụng một số chỉ số để đánh giá mức độ đạt được về chất lượng giáo dục, đồng thời các CSGD có thể xác định được một số điểm yếu khi thực hiện đảm bảo chất lượng Qua đó các CSGD có thể tham khảo một số nội dung cần làm cũng như một số nội dung cần khắc phục khi thực hiện đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường (Pavlo Hryhoruk et al., 2019)

Trên trang UNESCO Bangkok Asia and Pacific Regional Bureau for Education (tạm dịch là: UNESCO Bangkok Văn phòng Giáo dục khu vực Châu Á

và Thái Bình Dương) đăng ngày 22 tháng 7 năm 2019 có bài viết “Blended Learning for quality higher education: Introducing a new self-assessment tool for Asia-Pacific” (tạm dịch là: Học tập tổng hợp cho giáo dục đại học chất lượng: Giới

thiệu một công cụ TĐG mới) đề cập đến công cụ TĐG trực tuyến mới cho các tổ chức giáo dục đại học bởi vấn đề học tập trực tuyến với học tập trực tiếp đã mở ra những cơ hội giáo dục mới cho học sinh trên khắp Châu Á-Thái Bình Dương Có thể nói, hoạt động TĐG chất lượng CSGD ngày càng mở rộng dưới dạng trực tuyến phù hợp với hình thức học thức học tập trực tuyến hiện nay và trong bối cảnh khoa học công nghệ 4.0 phát triển, đồng thời có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện TĐG Ngoài ra, còn tạo sự liên kết, đồng bộ giữa các dữ liệu nhanh hơn Công cụ này giúp ích cho việc TĐG Rõ ràng, hoạt động TĐG ngày càng phát triển và được

sự quan tâm nhiều hơn từ các nhà đầu tư Như vậy, nghiên cứu đề cập đến công cụ TĐG mới trên trực tuyến nhằm đáp ứng với sự phát triển của khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay (UNESCO Bangkok, 2019)

Các nghiên cứu trên đã chỉ ra vị trí, vai trò, tác dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TĐG, xem nó là nền tảng, công cụ giúp tổ chức cải tiến chất lượng Các nghiên cứu trên đã đề cập đến chỉ số, tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và quy trình

để đánh giá chất lượng CSGD

Trang 24

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Cuốn sách: Giám sát, đánh giá trường học được biên soạn theo Dự án hỗ

trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) do Nguyễn Thị Thái chủ trì biên soạn (8/2010) các tác giả đã dành toàn bộ chương III trang 150-156 để bàn về hoạt động TĐG trong KĐCLGD trong trường học Trong đó viết rõ: “TĐG nhằm chỉ ra một định hướng về trách nhiệm giải trình và tự nâng cao hiệu quả hoạt động chứ không phải để đối phó” Đây chính là bản chất của hoạt động TĐG Ngoài ra, một số vấn

đề cũng được nêu trong cuốn sách đó là: Mục đích TĐG, các phương pháp TĐG, các vấn đề kỹ thuật TĐG (Nguyễn Thị Thái, 2010).(Nguyễn Thị Thái, 2010)

Bài viết “Thực trạng quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD giáo dục ở các trường tiểu học quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” đăng trên Tạp chí Giáo

dục, Số đặc biệt tháng 10 năm 2019, trang 34-41 Tác giả đã nêu lợi ích của TĐG, đánh giá ngoài trong các trường đó là thấy được hiện trạng chất lượng, điểm mạnh, điểm yếu, có kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực, hiệu quả hơn KĐCLGD từng bước làm thay đổi cách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường và quản lý dạy-học Điều này, cho thấy vai trò của công tác TĐG đối với công tác quản lý trong các trường (Trương Thị Hiền Hòa, 2019)

Năm 2021, hai tác giả đã nghiên cứu tổng hợp, phân tích các tài liệu, ra mắt

cuốn sách “Cẩm nang kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông” Cuốn sách nêu rõ: (1) Chất lượng giáo dục phổ thông cần dựa trên các tiêu

chuẩn, tiêu chí, chỉ báo do cơ quan quản lý giáo dục ban hành; (2) Việc lập các kế hoạch cải tiến, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các CSGD và sự đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục sẽ góp phần

hỗ trợ công tác KĐCLGD giáo dục phổ thông cho đội ngũ CBQL, GV,… Qua đó, cuốn sách cũng đã tóm lược những điều quan trọng, cần thiết về KĐCLGD giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay; giúp các nhà quản lý triển khai, chỉ đạo hàng loạt các hoạt động TĐG nói riêng và hoạt động KĐCLGD nói chung được đồng bộ, logic, dễ dàng hơn (Phạm Văn Thuần và Nguyễn Đặng An Long, 2021)

KĐCLGD không chỉ để được công nhận đơn thuần mà hoạt động này còn nhằm đảm bảo chất lượng nhà trường song việc ĐBCL này không có đích đến

Trang 25

cũng không xác định thời gian hoàn thành vì ở mỗi giai đoạn, ở mỗi thời kỳ ở mỗi

CSGD đều phải không ngừng phấn đấu để ngày càng tốt hơn (Bài báo: “Kiểm định không chỉ đơn thuần là để được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục đại học”) (Thùy Linh, 2022)

Hay một số công trình nghiên cứu, các tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề

lý luận, thực tiễn, đề ra biện pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng giáo dục như:

“Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long” trong luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo

dục của tác giả Nguyễn Thanh Văn đã đưa ra một số kiến nghị có liên quan đến công tác TĐG đó là:

1) Đối với Sở GD&ĐT nâng cao nhận thức của lãnh đạo về tầm quan trọng của TĐG; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện TĐG trong nhà trường

2) Đối với Phòng GDĐT, chỉ đạo các trường trong địa bàn quản lý xây dựng

kế hoạch TĐG trong nhà trường, thường xuyên cập nhật báo cáo TĐG;

3) Đối với CBQL, quản lý tốt và chặt chẽ lưu trữ hồ sơ minh chứng; phổ biến sâu rộng đến tập thể sư phạm mục đích, ý nghĩa và nội dung TĐG;

4) Đối với GV, chủ động cập nhật thông tin mới vào báo cáo TĐG; tích cực tham gia thực hiện TĐG Những kiến nghị cụ thể trên cho thấy, để quản lý hoạt động KĐCLGD, TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH đạt hiệu quả cần có sự chung tay, đồng lòng của các cấp và các cá nhân (Nguyễn Thanh Văn, 2018)

Luận văn Thạc sĩ ngành quản lý Giáo dục của tác giả Lý Văn Đúng, “Quản

lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” đã đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động TĐG

như: (1) Bố trí nhân sự thích hợp để triển khai hiệu quả hoạt động TĐG; (2) Chỉ đạo đảm bảo chất lượng công tác thu thập, xử lý, phân tích minh chứng, viết báo cáo TĐG; đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động TĐG Những biện pháp trên là một trong những gợi ý tham khảo cho thực hiện hoạt động TĐG tại các trường TH (Lý Văn Đúng, 2020)

Những nghiên cứu trên đây đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận và thực tiễn, sự cần thiết cũng như đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện

Trang 26

nay trong thực hiện hoạt động KĐCLGD nói chung, TĐG chất lượng CSGD nói riêng tại các trường TH

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Quản lý; quản lý giáo dục; quản lý nhà trường

Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về QL, song các tác giả thống nhất nội hàm của quản lý là:

(1) QL là quá trình tác động;

(2) trả lời cho câu hỏi: Ai QL? (Chủ thể QL); QL ai? QL cái gì? (Khách thể QL); QL như thế nào? (Phương thức QL); QL bằng cái gì? (Công cụ QL); QL để làm gì? (Mục tiêu QL)

Có QL theo nội dung và QL theo chức năng, trong đó QL theo chức năng bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra Các chức năng này có mối liên

hệ với nhau (Trần Kiểm, 2012)

Từ những điều trên, có thể hiểu một cách khái quát: QL là quá trình tác động của chủ thể QL đến khách thể QL thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức Đây là cách hiểu tác giả sẽ

sử dụng làm cơ sở phân tích thực trạng QL hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại các trường TH trên địa bàn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động của xã hội, QL giáo dục là một loại QL

Trang 27

xã hội Dựa vào khái niệm QL, một số tác giả đưa ra khái niệm cụ thể về QL giáo dục như sau:

“QL giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhằm làm cho sự vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa mà tiêu điểm hội tụ

là quá trình dạy học-giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” (Nguyễn Ngọc Quang, 1990)

Đối với chủ đề này, Trần Kiểm cho rằng QL giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế

hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục (Trần Kiểm, 1997)

Từ các khái niệm về QL giáo dục trên cho thấy chủ thể QL là các cấp khác nhau, các bộ phận của hệ thống giáo dục; đối tượng QL là hoạt động giáo dục; mục tiêu QL là đảm bảo về giáo dục

Có thể khái quát: QL giáo dục là quá trình tác động có chủ định của chủ thể

QL giáo dục đến đối tượng QL trong các đơn vị hành chính, nhà trường thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm khai thác và vận hành tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để đạt được mục tiêu giáo dục

1.2.1.3 Quản lý nhà trường

Nhà trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Đây chính là cấp cơ sở hay gọi là “cơ sở giáo dục” Nhà trường được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, địa phương nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục QL nhà trường chính là QL giáo dục nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng, đó là nhà trường Nội hàm về quản lý nhà trường được nhiều tác giả diễn

tả theo nhiều góc độ khác nhau Cụ thể:

Trong thực tiễn Việt Nam, tác giả Phạm Minh Hạc đã xác định: “QL nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức

là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” (Phạm

Trang 28

Minh Hạc, 1986)

Theo tác giả Trần Kiểm: “QL nhà trường là một hệ thống những tác động

sư phạm hợp lý và có ý định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ và mọi mặt của nhà trường hướng vào việc hoàn thành

có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến” (Trần Kiểm, 2002)

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu QL nhà trường là những tác động của chủ thể QL đó là những tác động của công tác tổ chức sư phạm đến đối tượng QL nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Đó là hệ thống tác động có phương hướng, có mục đích, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau

Ngoài ra, QL nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QL giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo QL nhà trường là phải QL toàn diện nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả

Như vậy, có thể khái quát: QL nhà trường là quá trình tác động sư phạm

hợp lý và hướng đích của chủ thể quản lý trường học đến các hoạt động của trường học do tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác thực hiện thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm thực hiện có chất lượng

và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường

1.2.2 Tự đánh giá

Hiện nay, có thể tiếp cận khái niệm TĐG bằng nhiều cách khác nhau Theo góc độ nhận thức thì TĐG được coi là một bộ phận cấu thành hay một giai đoạn phát triển cao của tự ý thức Đó là sự nhận xét, đánh giá của chủ thể về khả năng, các phẩm chất của chính bản thân mình

TĐG là một quá trình đưa ra những quy định, tiêu chuẩn về hiệu suất công việc đạt được, sau đó đưa ra các phán đoán, nhận xét về kết quả và chất lượng công việc dựa vào các tiêu chuẩn đưa ra (Boud, D, 1995)

TĐG của cá nhân, hay tổ chức là quá trình tìm ra điểm mạnh hay điểm yếu của cá nhân, hay tổ chức và do tự cá nhân, hay tổ chức đó tự tiến hành nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, hay tổ chức (Trần Thị Bích Liễu, 2007)

Trang 29

TĐG là quá trình CSGD dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ GD&ĐT ban hành, tự xem xét, đánh giá để xác định thực trạng chất lượng các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường, từ đó có kế hoạch cải tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn KĐCLGD (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

Tóm lại, tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm TĐG, song

có thể hiểu: Tự đánh giá là quá trình tự xem xét của cá nhân hay tổ chức dựa vào các tiêu chuẩn nhằm nâng cao chất lượng

1.2.3 Chất lượng cơ sở giáo dục

1.2.3.1 Chất lượng

Với khái niệm chất lượng, ở mỗi vị trí, góc độ khác nhau cho ra những nhìn nhận, quan điểm về chất lượng là khác nhau Tuy nhiên, các định nghĩa về khái niệm chất lượng đều thể hiện “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”

Chất lượng trong giáo dục được các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm đánh giá về chất lượng bằng “Đầu vào”, “Đầu ra”, “Giá trị gia tăng”, “Giá trị học thuật”, “Kiểm toán” hoặc được đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định hoặc đạt được mục tiêu đề ra, sự phù hợp với mục đích Điều này có thể hiểu chất lượng trong giáo dục được đánh giá theo hai góc độ: thứ nhất là sự phù hợp

và đáp ứng yêu cầu của CSGD và mục tiêu giáo dục đề ra (chất lượng bên trong); thứ hai là sự thỏa mãn và đáp ứng yêu cầu của xã hội về sản phẩm của giáo dục

(chất lượng bên ngoài)

Như vậy, chất lượng là sự đáp ứng và đảm bảo được các yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra

1.2.3.2 Cơ sở giáo dục

“Cơ sở là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, công tác… của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên” Còn “Giáo dục là hoạt động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” (Từ điển Tiếng Việt, 1992)

Theo cách hiểu này, CSGD là đơn vị ở cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực

Trang 30

hiện các hoạt động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra

Theo Luật Giáo dục 2019: “Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và các cơ sở giáo dục khác” (Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2019)

Tựu chung lại, CSGD là đơn vị ở cấp dưới cùng (nhà trường và các CSGD khác) trong hệ thống giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục

1.2.3.3 Chất lượng cơ sở giáo dục

Chất lượng cơ sở giáo dục là sự đáp ứng, đảm bảo được các yêu cầu và mục tiêu đã đặt ra của đơn vị ở cấp dưới cùng (nhà trường và các CSGD khác) trong hệ thống giáo dục quốc dân, nơi trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục

Về thành lập và quản lý: Trường TH do Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thành lập và quản

lý Phòng GD&ĐT giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý đó Hiệu trưởng trường TH là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng

Trang 31

giáo dục của nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020)

Dưới đây là sơ đồ quản lý trường TH:

Trường TH là nơi quản lý và chỉ đạo trực tiếp GV và học sinh theo đúng quy định tại Điều lệ trường TH trong đó có tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp TH; huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục; tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình

TH cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường; xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương; thực hiện KĐCLGD; quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết

bị và tài chính theo quy định của pháp luật; phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục; tổ chức cho CBQL, GV, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng; xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh góp phần thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục

Cơ cấu tổ chức trường TH gồm: Hội đồng trường; Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng kỉ luật; Hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn;

tổ văn phòng; lớp học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020)

1.2.5 Hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trường tiểu học

Hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trường tiểu học là quá trình

cá nhân hay tổ chức trong nhà trường dựa vào các tiêu chuẩn theo quy định tự xem xét cơ sở giáo dục-trường tiểu học mình có đáp ứng và đảm bảo được các yêu cầu

Ủy ban nhân dân cấp huyện Phòng Giáo dục và Đào tạo

Hiệu trưởng

Sơ đồ 1.1 Quản lý trường tiểu học

Trang 32

đề ra nhằm nâng cao chất lượng

1.2.6 Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục trường tiểu học

Quản lý hoạt động TĐG chất lượng CSGD trường TH là quá trình tác động

có mục đích của chủ thể quản lý đến hoạt động TĐG chất lượng CSGD tiểu học thông qua các hoạt động xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động tự xem xét thực trạng của cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm nâng cao chất lượng

1.3 Lý luận về hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

1.3.1 Mục đích của hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong quy trình KĐCLGD trường TH Hoạt động TĐG giúp nhà trường đánh giá được thực trạng một cách có hệ thống, phân tích làm rõ các mặt mạnh, mặt yếu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều chỉnh nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục

Tự đánh giá giúp nhà trường công khai trước xã hội về chất lượng giáo dục của trường mình, đồng thời thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu đã đề ra

Thông qua hoạt động TĐG chất lượng CSGD giúp CBQL, GV hiểu và thấy được tầm quan trọng của hoạt động TĐG trong giai đoạn hiện nay; nhận thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hoạt động TĐG; hiểu và nắm được quy trình TĐG; thấy được đây là hoạt động thường niên của nhà trường

Nhờ hoạt động TĐG chất lượng CSGD giúp nhà trường đưa ra những kiến

nghị với địa phương, với cấp trên có thẩm quyền các biện pháp hỗ trợ cho nhà trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra hay đạt các chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định

1.3.2 Nội dung tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

Nội dung TĐG chất lượng CSGD giáo dục trường TH bao gồm 5 nội dung với 4 mức đánh giá Cụ thể như sau:

Trang 33

Một là về nội dung:

(1) Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Nội dung gồm: cơ cấu tổ

chức bộ máy của nhà trường theo quy định của Điều lệ trường TH; lớp học, điểm trường; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội khác, các Hội đồng hoạt động theo quy định của Điều lệ trường TH và quy định của pháp luật; cơ cấu tổ chức và việc thực hiện nhiệm vụ của các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; xây dựng chiến lược phát triển nhà trường; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đảm bảo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường; quản lý hành chính, thực hiện các phong trào thi đua; quản lý các hoạt động giáo dục, quản lý cán bộ, GV, nhân viên, học sinh; quản

lý tài chính, tài sản của nhà trường; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho học sinh

và cho cán bộ, GV, nhân viên; phòng chống bạo lực học đường, phòng chống dịch

bệnh, phòng tránh các hiểm họa thiên tai, các tệ nạn xã hội trong trường

(2) Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh Tiêu

chuẩn này gồm: khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo

vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường TH; phòng học, bảng, bàn ghế cho GV, học sinh; công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục; thư viện đáp ứng

nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV, nhân viên và học sinh

(3) Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Tiêu chuẩn này

quy định: khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường TH; phòng học, bảng, bàn ghế cho

GV, học sinh; công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động giáo dục; thư viện đáp ứng nhu

cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV, nhân viên và học sinh

(4) Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Nội dung

gồm: tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh; nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức

Trang 34

đoàn thể ở địa phương; nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử,

văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục

(5) Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục Nội dung gồm:

thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ GD&ĐT, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương; đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh; thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương; thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kèm theo

kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục; thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể

và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh; học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường; kết quả xếp loại học lực của học sinh hằng năm

đáp ứng mục tiêu giáo dục; hiệu quả hoạt động giáo dục hằng năm của nhà trường

Trong mỗi tiêu chuẩn có các tiêu chí, mỗi tiêu chí có các chỉ báo Cấu trúc tiêu chuẩn TĐG chất lượng CSGD tại trường TH như sau:

Lưu ý: trong chỉ báo chứa đựng các nội hàm (yêu cầu)

Tiêu chí

Chỉ báo

Tiêu chí

Chỉ báo

Tiêu chí

Chỉ báo

Tiêu chí

Chỉ báo

Tiêu chí

Chỉ báo

Tiêu chí 1

Tiêu chí n

Chỉ báo a Chỉ báo b Chỉ báo c

Sơ đồ 1.2 Cấu trúc tiêu chuẩn tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại

trường tiểu học

Trang 35

(2) Đối với mức 4: Thêm 05 tiêu chí

Lưu ý: Mức 1 là mức thấp nhất, mức 4 là mức cao nhất Mức sau chỉ đạt được khi đảm bảo các yêu cầu của mức liền kề trước đó và tăng thêm các chỉ báo nhằm đảm bảo yêu cầu tại mức đó (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018a)

1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tự đánh giá chất lượng

cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

Để tiến hành thực hiện hoạt động TĐG, các CSGD cần nắm vững: quy trình,

kỹ thuật và hình thức tổ chức hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại trường TH

(1) Về phương pháp thực hiện: Thực hiện TĐG chất lượng CSGD tại trường

TH gồm có 7 bước, quy trình như sau:

Sơ đồ 1.3 Quy trình tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b)Dưới đây là cụ thể của từng bước:

Hiệu trưởng CSGD phổ thông ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG

Hội đồng có ít nhất 07 (bảy) thành viên

6

Công

bố báo cáo

TĐG

5

Viết báo cáo

TĐG

4

Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu

chí

3

Thu thập, phân tích và

7

Triển khai hoạt động sau báo

TĐG

Trang 36

Thành phần của Hội đồng TĐG: (1) Chủ tịch Hội đồng; (2) Phó chủ tịch

Hội đồng; (3) Thư ký Hội đồng; (4) Các ủy viên Hội đồng

Về nhiệm vụ của Hội đồng:

- Chủ tịch Hội đồng điều hành các hoạt động của Hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch TĐG; thành lập nhóm thư ký

và các nhóm công tác để triển khai TĐG; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo TĐG; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai TĐG;

- Phó chủ tịch Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch Hội đồng phân công, điều hành Hội đồng khi được chủ tịch Hội đồng ủy quyền;

- Thư ký Hội đồng, các ủy viên Hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch Hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao

Về quyền hạn của Hội đồng:

- Tổ chức triển khai hoạt động TĐG và tư vấn cho hiệu trưởng các biện

pháp duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;

- Lập kế hoạch TĐG; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo TĐG; bổ sung, hoàn thiện báo cáo TĐG khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo TĐG; lưu trữ cơ sở dữ liệu về TĐG của nhà trường;

- Được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp Hội đồng triển khai TĐG Chuyên gia tư vấn có hiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật TĐG (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018a)

Kế hoạch TĐG do Hội đồng TĐG xây dựng Chủ tịch Hội đồng phê duyệt

kế hoạch TĐG Hội đồng TĐG thực hiện các công việc như sau:

- Lập kế hoạch trong đó xác định rõ mục đích, phạm vi, công cụ, thành

phần TĐG; thời gian và nội dung triển khai thực hiện hoạt động TĐG;

- Lập nhóm thư ký; Lập nhóm công tác;

- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm;

- Dự kiến thời gian, thành phần, nội dung, chương trình tập huấn nghiệp

vụ TĐG;

Trang 37

- Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài chính,…) và thời điểm cần huy động để thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí;

- Dự kiến thuê chuyên gia tư vấn (nếu cần)

Chú ý: Trong quá trình thực hiện kế hoạch TĐG, nếu phát sinh những vấn

đề chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh và bổ sung (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018a)

Khái niệm minh chứng:

- Minh chứng được hiểu là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, băng, đĩa hình, hiện vật đã và đang có của nhà trường phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí

Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng:

Để thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng, cần thực hiện các công việc như sau:

- Xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng;

- Làm Phiếu xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng tiêu chí (Phụ lục 1.1);

- Thu thập minh chứng;

- Xử lý và phân tích các minh chứng;

- Lập Bảng danh mục mã minh chứng (Phụ lục 1.2);

- Lưu trữ, bảo quản các minh chứng

- Thực chất của bước này là viết và hoàn thiện Phiếu đánh giá tiêu chí (Phụ lục 1.3)

- Quy trình viết và hoàn thiện Phiếu đánh giá tiêu chí được thực hiện như sau:

+ Bước 1: Nhóm công tác hoặc cá nhân nghiên cứu, phân tích nội hàm của tiêu chí, chỉ báo và các minh chứng được sử dụng để viết các nội dung theo quy định trong Phiếu đánh giá tiêu chí;

+ Bước 2: Nhóm công tác thảo luận các nội dung của Phiếu đánh giá tiêu chí để chỉnh sửa, bổ sung;

+ Bước 3: Hội đồng TĐG thảo luận các nội dung của từng Phiếu đánh giá tiêu

Trang 38

chí Trong đó, đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất lượng từng tiêu chí để xác định rõ các biện pháp, giải pháp, điều kiện (nhân lực, tài chính), thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành và phải có tính khả thi;

+ Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng TĐG, nhóm công tác hoặc cá nhân hoàn thiện Phiếu đánh giá tiêu chí và gửi thư ký Hội đồng TĐG

Các mức đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông theo 4 mức Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào Bảng tổng hợp kết quả TĐG

Báo cáo TĐG là văn bản phản ánh thực trạng chất lượng của nhà trường, sự cam kết thực hiện các hoạt động cải tiến chất lượng của nhà trường Kết quả TĐG được trình bày dưới dạng một bản báo cáo có cấu trúc và hình thức theo quy định

Để viết báo cáo TĐG các nhóm công tác và Hội đồng TĐG thực hiện:

* Đối với các nhóm công tác:

- Tổng hợp báo cáo đánh giá tiêu chí;

- Xem xét, đánh giá lại mức đạt của các tiêu chuẩn;

- Tổng hợp các biện pháp duy trì, cải tiến chất lượng;

- Tổng hợp danh mục minh chứng liên quan

* Đối với Hội đồng TĐG:

- Tổng hợp báo cáo TĐG;

- Xem xét đánh giá lại tổng thể mức đạt được của CSGD;

- Tổng hợp danh mục minh chứng;

- Đề xuất kế hoạch hành động duy trì, nâng cao chất lượng của CSGD;

- Lấy ý kiến dự thảo báo cáo TĐG;

- Bổ sung, hoàn thiện lần cuối báo cáo TĐG

Báo cáo TĐG đã hoàn thiện sẽ được nhà trường công bố trong phạm vi nhà trường Khuyến khích công bố các kết quả TĐG của báo cáo TĐG (tệp pdf) lên trang thông tin điện tử của nhà trường Như vậy, báo cáo TĐG được:

- Công bố báo cáo TĐG;

- Lưu trữ cơ sở dữ liệu về công tác TĐG

Trang 39

Bảy là triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá:

Sau khi công bố báo cáo TĐG, nhà trường:

- Thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng CSGD được đề ra trong báo cáo TĐG;

- Thực hiện các kiến nghị trong báo cáo TĐG;

- Chuẩn bị cho đánh giá ngoài hoặc TĐG mức cao hơn (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018)

(2) Về kỹ thuật: Các thành viên hội đồng TĐG sử dụng một số kỹ thuật đặc

thù cụ thể như nghiên cứu văn bản, hồ sơ; quan sát; phỏng vấn; thảo luận nhóm; thiết lập các dữ liệu thống kê; xử lý và phân tích số liệu;… để thu thập minh chứng, đánh giá các hoạt động của nhà trường; để lấy ý kiến; để chứng minh độ tin cậy của kết quả thu thập

(3) Về hình thức tổ chức: Để tổ chức thực hiện hoạt động TĐG chất lượng

CSGD tại các trường TH, các nhà trường cần dựa vào các minh chứng có sẵn để thu thập, phân tích, xử lý… từ đó đưa mô tả thực trạng, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch hành động CSGD quản lý các minh chứng dưới dạng bản giấy và đang dần từng bước chuyển sang số hóa Do vậy, muốn tổ chức thực hiện TĐG chất lượng CSGD, ngoài việc tiến hành trực tiếp và kết quả hoạt động sẽ được lưu dưới dạng báo cáo bằng bản giấy, file và cập nhật trên phần mềm KĐCLGD

1.3.4 Các điều kiện hỗ trợ tác động đến hoạt động tự đánh giá chất lượng

cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

Để tổ chức hoạt động TĐG chất lượng CSGD, các trường TH cần:

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về hoạt động TĐG chất lượng CSGD tại nhà trường

- Tổ chức, bố trí phòng làm việc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động TĐG chất lượng CSGD

- Bố trí, sắp xếp thời gian làm việc cho các thành viên tham gia hoạt động TĐG chất lượng CSGD

- Tạo sự ủng hộ, nhất trí, đồng thuận cao từ cấp ủy, chính quyền, phụ huynh học sinh, các thành viên trong nhà trường nhằm huy động các nguồn lực bên trong

Trang 40

và bên ngoài nhà trường cùng tham gia thực hiện TĐG chất lượng CSGD

- Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động TĐG chất lượng CSGD cũng như chính sách hỗ trợ, khen thưởng, động viên, khích lệ đội ngũ tham gia thực hiện TĐG chất lượng CSGD

1.4 Lý luận quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học

Quản lý hoạt động giúp hoạt động TĐG chất lượng CSGD đi đúng hướng, đúng quy trình, đúng tiến độ, hiệu quả Bên cạnh đó, giúp các nhà quản lý (Hiệu trưởng) rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng các hoạt động trong nhà trường, từ đó điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch và hành động cho giai đoạn tiếp theo; giúp điều chỉnh trong việc sử dụng và phối hợp các nguồn lực trong và ngoài nhà trường một cách có hiệu quả hơn Đồng thời, giúp nhà trường làm cơ sở để đánh giá ngoài, tiến tới xây dựng đơn vị đạt chất lượng cao, thương hiệu và uy tín được xã hội biết đến, thừa nhận Thông qua quản lý giúp các thành viên nâng cao ý thức; nắm được thực chất các hoạt động cũng như biết được thực chất chất lượng giáo dục của nhà trường; hiểu rõ mục đích và hướng đi của mình; đồng thời đẩy mạnh tinh thần hợp tác của các thành viên trong nhà trường và các thành viên có liên quan

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục tại trường tiểu học theo tiếp cận chức năng quản lý

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường Với tư cách pháp nhân đó, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường trong đó có hoạt động TĐG chất lượng CSGD Với hoạt động này, Hiệu trưởng thực hiện các chức năng

cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động TĐG chất lượng CSGD;

- Tổ chức thực hiện hoạt động TĐG chất lượng CSGD;

- Chỉ đạo thực hiện hoạt động TĐG chất lượng CSGD;

- Kiểm tra đánh giá hoạt động TĐG chất lượng CSGD

1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục

Ngày đăng: 19/03/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w