ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC NỘI DỤNG HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT NHÂN ÁI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC MANG GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC NỘI DỤNG HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT NHÂN ÁI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC MANG GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT NHÂN ÁI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC MANG GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
Tp.HCM, 2024
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
P a g e 2 | 9
Trang 2Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đối với mỗi quốc gia trên thế giới, Đổi mới GD&ĐT luôn cấp thiết và xu thế của toàn cầu Trong
xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, giáo dục (GD) nước ta không ngừng phát triền về mọi mặt Do
đó GD&ĐT là một trong những lĩnh vực Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, xem là “quốc sách hàng đầu” Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đề cao vai trò của
GD như là tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”; “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học” Trên cơ sở
đó, chương trình GDPT tổng thể đã xây dựng nêu 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển ở học sinh
Môn Ngữ văn ở trường Trung học Phổ thông (THPT) có vai trò quan trọng góp phần phát triển các phẩm chất cần phải có ở học sinh, đặc biệt là các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực Phẩm chất nhân ái là một trong số những phẩm chất quan trọng, then chốt cần được hình thành và phát triển cho học sinh để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT Giáo dục phẩm chất nhân ái là giúp các em biết sống một cách chan hòa, biết sống vì mọi người, yêu thương mọi thứ xung quanh và có tấm lòng cảm thông trước những số phận bất hạnh,…Từ đó giúp các em trở thành một công dân tốt, năng động, hiện đại và có ích cho xã hội
Thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THPT vẫn còn tình trạng giáo viên (GV) chưa thực
sự quan tâm đến giáo dục về phẩm chất đạo đức, đặc biệt là lòng nhân ái cho học sinh Phần lớn giáo viên chỉ chú trọng tổ chức các hoạt động cung cấp kiến thức, phát triển về trí tuệ và thành tích ở học sinh Trước thực trạng đó, trường học xuất hiện ngày càng nhiều học sinh chỉ tranh đua nhau về điểm số, kết quả học tập, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và thiếu sự chia sẻ với bạn bè và cộng đồng
Giáo dục lòng nhân ái qua các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực không chỉ có ý nghĩa về mặt giáo dục đạo đức mà góp phần quan trọng trong việc nâng cao kết quả học tập Vì vậy, chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học, nhấn mạnh, chú trọng vào những giá trị
mà các tác phẩm văn học mang lại Việc đó không chỉ giúp các em hiểu bài văn sâu sắc hơn mà còn hình thành phẩm chất nhân ái bên trong tâm hồn
Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi chọn đề tài “ Hình thành phẩm chất nhân ái qua một số tác phẩm mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao ở trường Trung Học Phổ Thông” để nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao để xây dựng phương pháp giảng dạy nhằm hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh Trung học Phổ
Trang 3thông Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quá trình dạy học ở trường
THPT
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
- Nghiên cứu thực trạng việc vận dụng giảng dạy các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao để hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh ở trường THPT
- Nghiên cứu cấu trúc chương trình môn Ngữ văn THPT sau 2018 và các tác phẩm mang giá trị hiện thực của Nam Cao
- Xác định nguyên tắc, cách thức giảng dạy, chọn lọc các tác phẩm của tác giả Nam Cao,
từ đó hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh
- Đề xuất các biện pháp khi sử dụng các tác phẩm mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao để hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh THPT
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm định tính khả thi, hiệu quả khoa học giả thuyết của đề tài
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Ngữ văn thông qua các tác phẩm mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao ở trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Hình thành phẩm chất nhân ái qua một số tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao ở trường THPT
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Sử dụng các PP phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa và xây dựng hệ thống
cơ sở lí luận của đề tài
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- PP quan sát: quan sát họa động dạy học, kiểm tra, đánh giá của GV và HS, thu thập thông tin thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
- PP phỏng vấn: tiến hành phỏng vấn một số GV và HS để tìm hiểu nhận thức của họ đối với hoạt động dạy và học hiện nay
- PP chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia tư vấn và cách xử lí câu hỏi điều tra, quy trình đánh giá
5.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tin
- Sử dụng toán thống kê, phần mềm excel để xử lý kết quả nghiên cứu
6 Giả thuyết khoa học
Trang 4Nếu giáo viên truyền tải thông điệp về lòng nhân ái và tác động đến học sinh một cách khoa học trong dạy học các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao thì
sẽ hình thành vững chắc phẩm chất nhân ái cho học sinh ở trường THPT
7 Những đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu được cơ sở lý luận của đề tài
- Góp phần làm rõ tầm quan trọng trong việc hình thành phẩm chất nhân ái ở học sinh
- Tìm hiểu được thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao tại trường THPT
- Trình bày được nguyên tắc, cách thức giảng dạy các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao để hình thành phẩm chất yêu nước cho học sinh bậc THPT
- Nghiên cứu được cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn 2018 và các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) nhằm kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của giả thuyết khoa học của đề tài
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái qua một số tác phẩm mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao ở trường THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Trên thế giới.
1.1.2 Ở Việt Nam.
1.2 Phẩm chất và phẩm chất nhân ái
1.2.1 Khái niệm phẩm chất.
1.2.2 Khái niệm phẩm chất nhân ái.
1.2.3 Biểu hiện của phẩm chất nhân ái.
1.2.4 Điều kiện để hình thành phẩm chất nhân ái.
1.2.5 Một số lí thuyết nền tảng trong việc hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái ở học sinh.
1.3 Giá trị hiện thực
Trang 51.3.1 Khái niệm giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học.
1.3.2 Đặc điểm giá trị hiện thực trong tác phẩm văn học.
1.3.3 Biểu hiện giá trị hiện thực qua một số tác phẩm của nhà văn Nam Cao.
1.4 Một số phương pháp dạy học tích cực dựa trên các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao
1.4.1 Phương pháp thuyết trình.
1.4.2 Phương pháp đóng vai.
1.4.3 Phương pháp làm việc nhóm.
1.5 Thực trạng vấn đề sử dụng các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao trong việc hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái cho học sinh ở trường THPT
1.5.1 Mục đích điều tra.
1.5.2 Nội dung điều tra.
1.5.3 Đối tượng điều tra.
1.5.4 Địa bàn điều tra.
1.5.5 Phương pháp điều tra.
1.5.6 Phân tích và đánh giá kết quả điều tra.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2 HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT NHÂN ÁI QUA CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC MANG GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THPT 2.1 Phân tích chương trình ngữ văn phần văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao ở trường Trung học phổ thông.
2.1.1 Vị trí phần văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao trong chương trình ngữ văn sau 2018
2.1.2 Mục tiêu chương trình
2.1.3 Cấu trúc phần văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao trong chương trình
2.2 Xác định cấu trúc và bộ công cụ đánh giá phẩm chất nhân ái của học sinh ở trường trung học phổ thông.
2.2.1 Cấu trúc hình thành phẩm chất nhân ái
2.2.2 Mức độ biểu hiện các tiêu chí phẩm chất nhân ái của học sinh
2.2.3 Xây dựng bộ công cụ đánh giá phẩm chất nhân ái của học sinh
Trang 62.3 Tìm hiểu về nhà văn Nam Cao và phân tích một số tác phẩm tiêu biểu mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao
2.3.1 Nhà Văn Nam Cao
2.3.1.1 Cuộc đời
2.3.1.2 Sự nghiệp sáng tác
2.3.1.3 Phong cách sáng tác
2.3.2 Các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao
2.3.2.1 Tác phẩm “Chí Phèo”
2.3.2.1.1 Nội dung
2.3.2.1.1 Nghệ thuật
2.3.2.2 Tác phẩm “Lão Hạc”
2.3.2.2.1 Nội dung
2.3.2.2.2 Nghệ thuật
2.3.2.3 Tác phẩm “Một bữa no”
2.3.2.3.1 Nội dung
2.3.2.3.2 Nghệ thuật
2.3.2.4 Tác phẩm “Một đám cưới”
2.3.2.4.1 Nội dung
2.3.2.4.2 Nghệ thuật
2.3.2.5 Tác phẩm “Trăng sáng”
2.3.2.5.1 Nội dung
2.3.2.5.2 Nghệ thuật
2.3.2.6 Tác phẩm “Sống mòn”
2.3.2.6.1 Nội dung
2.3.2.6.2 Nghệ thuật
2.3.2.7 Tác phẩm “Đời thừa”
2.3.2.7.1 Nội dung
2.3.2.7.2 Nghệ thuật
2.3.2.8 Tác phẩm “Đôi mắt”
2.3.2.8.1 Nội dung
Trang 72.3.2.8.2 Nghệ thuật
2.3.2.9 Tác phẩm “Trẻ con không được ăn thịt chó”
2.3.2.9.1 Nội dung
2.3.2.9.2 Nghệ thuật
2.4 Một số biện pháp sử dụng các tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao để hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh.
2.4.1 Cơ sở đề xuất biện pháp hình thành phẩm chất nhân ái bằng tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao
2.4.2 Các biện pháp sử dụng tác phẩm văn học mang giá trị hiện thực của nhà văn Nam Cao
để hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh
2.4.2.1 Biện pháp 1: Sử dụng phối hợp giữa việc truyền tải tri thức với dạy học đóng vai để hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh
2.4.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng phối hợp giữa việc truyền tải tri thức với dạy học thuyết trình để hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh
2.4.2.3 Biện pháp 3: Sử dụng phối hợp giữa việc truyền tải tri thức với làm bài nhóm để hình thành phẩm chất nhân ái cho học sinh
2.4.3 Một số kế hoạch bài học minh họa
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm
3.2 Đối tượng thực nghiệm
3.3 Nội dung thực nghiệm
3.4 Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm
3.5 Tiến hành thực nghiệm
3.6 Kết quả thực nghiệm
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO